Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
180 KB
Nội dung
Tuần: 25 Ngày soạn: 05/03/2008 Tiết: 74 Ngày giảng: 07/03/2008 Tiếng việt: NHỮNG YÊU CẦU SỬ DỤNG TIẾNGVIỆT A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm những yêu cầu về sử dụng Tiếngviệt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ. - Vận dụng được những yêu cầu đó vào việc sử dụng Tiếng việt, phân tích được sự đúng – sai, sửa chữa được những lỗi khi Tiếng việt. - Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói, viết và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. B. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Thiết kế bài học, bảng phụ. - Sách tham khảo: + TiếngViệt thực hành + Từ điển TiếngViệt 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, sách bài tập. - Vở ghi chép, vở bài tập. C. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt - Mời HS đọc bài tập 1- SGK/ tr 65. - Hãy phát hiện và sửa lỗi về phát âm và chữ viết (chính tả) trong bài tập 1a. HS phát hiện và sửa lỗi nhanh. GV nhận xét, chốt lại. - Yêu câu HS chỉ ra sự khác biệt giữa cách phát âm của người bác và người cháu trong đoạn hội thoại. I. Sử dụng đúng các chuẩn mực của tiếngViệt 1. Về ngữ âm và chữ viết: * Bài tập 1 (SGK/ tr 65) a. Bài tập a: Phát hiện và sửa lỗi - Sai âm cuối + Giặc => giặt - Sai âm đầu + Dáo => ráo - Sai thanh điệu (dấu) + Lẽ => lẻ Đỗi => đổi b. Bài tập b: sự khác biệt trong cách phát âm Giáo án tập sự - Trần Thị Tỉnh - Trường THPT Lương Thế Vinh - Vì sao lại có sự khác biệt như vậy? HS: vì “ăn nước ở đâu nói giọng ở đó” (thói quen sử dụng ngôn ngữ của từng địa phương). + Thành phố: Vùng trung tâm phát âm chuẩn. + Nông thôn: Giọng địa phương biến âm. GV yêu cầu HS về nhà lấy ví dụ về từ địa phương nơi HS ở. - Qua bài tập a và b, hãy cho biết chúng ta thường mắc các lỗi này khi nào? HS: Khi nói và viếttiếng Việt. - Vậy khi nói và viếttiếngViệt không đúng chuẩn sẽ mắc phải những trở ngại gì? HS: Nói và viết sai hoặc sử dụng quá nhiều từ địa phương sẽ làm người nghe (đọc) hiểu sai nội dung giao tiếp. - Vậy để nói và viếttiếngViệt đúng chuẩn ta cần phải đảm bảo những yêu cầu gì về mặt ngữ âm và chữ viết? GV yêu cầu HS đọc thầm mục I2-SGK - Hãy phát hiện và sửa lỗi về từ ngữ trong các câu đã cho ở bài tập 2a. HS chỉ ra lỗi và sửa lại: + C1: dùng sai nghĩa của từ. Chót: cuối. Chót lọt: suôn sẻ. + C2: nhầm lẫn giữa các từ Hán Việt gần âm. Truyền tụng: truyền miệng cho nhau rộng rãi với ý ca ngợi. Truyền thụ: truyền lại tri thức, kinh nghiệm để người khác nắm được. * Yêu cầu: -Khi phát âm, cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt. -Khi viết, cần viết đúng quy tắc chính tả và chữ viết hiện hành. 2. Về từ ngữ: * Bài tập 2: a. Bài tập a: (SGK/tr65) - C1: Dùng sai nghĩa của từ. + Chót lọt => Chót - C2: Nhầm lẫn giữa các từ Hán Việt gần âm. + Truyền tụng =>Truyền thụ (truyền đạt) Giáo án tập sự - Trần Thị Tỉnh - Trường THPT Lương Thế Vinh Người bác Người cháu Dưng mờ Nhưng mà Bẩu Bảo Giời Trời + C3: sai về kết hợp từ. mắc các bệnh truyền nhiễm (Đ) chết các bệnh truyền nhiễm (S) + C4: sai về kết hợp từ. Bệnh nhân được điều trị (Đ). Bệnh nhân được pha chế (S). GV yêu cầu HS đọc thầm bài tập 2b - SGK - Chỉ ra những câu dùng từ đúng, những câu dùng từ sai? Sửa lại những câu dùng từ sai. C1: Yếu điểm: điểm quan trọng, điểm chủ yếu. Điểm yếu: chỗ yếu nhất. C5: Linh động: có tính chất động, có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế, không cứng nhắc. Sinh động: nhiều dạng, nhiều vẻ khác nhau, … - Qua bài tập vừa phân tích, hãy cho biết cần sử dụng tiếngViệt như thế nào để tránh các lỗi về từ ngữ như trên? HS đọc thầm bài tập I3a – SGK - Hãy phát hiện và sửa lỗi về ngữ pháp trong các câu đã cho. GV hướng dẫn: đọc kĩ toàn bộ câu, phân tích cấu trúc cú pháp xác định các thành phần nòng cốt của câu, tìm ra thành phần câu còn thiếu để bổ sung. HS C1: TN, VN thiếu CN (do nhầm lẫn TN là CN). Sửa lại: + bỏ “qua”, biến TN thành CN. - C3: Sai về kết hợp từ. + “…mắc và chết các bệnh truyền nhiễm…” => “số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết vì nó đã giảm”. - C4: Sai về kết hợp từ. + “…khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng…” => “Những bệnh không cần phải mổ mắt được điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược đã tích cực pha chế.” b. Bài tập b: (SGK/ tr 66) - câu đúng: 2, 3, 4 - câu sai: 1, 5 - Sửa lại: + Câu 1: Yếu điểm => điểm yếu + Câu 5: Linh động => sinh động * Yêu cầu: Cần dùng từ ngữ đúng với hình thức cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp… của chúng trong Tiếng Việt. 3. Về ngữ pháp: * Bài tập 3: a. Bài tập a: (SGK/ tr 66) - Câu 1: Thiếu chủ ngữ Sửa lại: Giáo án tập sự - Trần Thị Tỉnh - Trường THPT Lương Thế Vinh + biến một phần của TN thành CN. + thêm vào một CN mới. HS C2: là cụm danh từ phát triển dài, không xác định rõ các thành phần câu. Sửa lại: + thêm CN. hoàn thành ở nhà. + thêm VN. HS đọc thầm bài tập I3b, chỉ ra câu đúng, câu sai. Sửa lại câu sai. GV mời 1 HS đọc to bài tập I3c – SGK - Các câu trong đoạn văn đều đúng nhưng trật tự sắp xếp chưa thống nhất, chặt chẽ vẫn còn lủng củng. hãy phân tích và sửa lại. HS làm nhóm, trình bày trước lớp. GV nhận xét bài làm của các nhóm, treo đoạn văn mẫu, mời HS đọc. - Qua bài tập I3 vừa làm hãy cho biết: Để tránh các lỗi trên và sử dụng tiếngViệt đúng chuẩn ta phải đảm bảo yêu cầu nào về mặt ngữ pháp? Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy… Qua tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã cho ta thấy… Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, ông đã cho ta thấy… - Câu 2: không xác định được nòng cốt câu. b. Bài tập b: (SGK/ tr 66) - Câu đúng: 2, 3, 4 - Câu sai: 1 - Sửa lại: Câu 1 => câu 2, 3, 4 c. Bài tập c: (SGK/ tr 66) Sửa lại: Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống yên ấm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Cả hai nàng đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân lại có nét đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài kiều hơn hẳn Vân. Thế nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc. * Yêu cầu: - Cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. - Các câu trong đoạn văn và văn bản cần liên kết chặt chẽ để văn bản mạch lạc, thống nhất. Giáo án tập sự - Trần Thị Tỉnh - Trường THPT Lương Thế Vinh HS theo dõi bài tập I4a – SGK. - Hãy phân tích và sửa lại những từ dùng không đúng với phong cách ngôn ngữ? GV hướng dẫn C1: Biên bản là văn bản thuộc loại phong cách ngôn ngữ nào?Trong bài tập 4a, có từ nào dùng chưa đúng với phong cách ngôn ngữ ấy?Sửa lại? HS biên bản là văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, do vậy ở bài tập 4a dùng từ “hoàng hôn” (phong cách ngôn ngữ nghệ thuật) là chưa phù hợp. Sửa lại: Thay từ “hoàng hôn” ”chiều” Bỏ từ “hoàng hôn” -Ở C2, bài văn nghị luận thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Từ nào trong câu dùng chưa phù hợp? vì sao? HS Văn nghị luận thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận, do vậy dùng “hết sức là” (phong cách ngôn ngữ sinh hoạt) sẽ không phù hợp. - Để phù hợp cần thay “hết sức là” bằng từ nào? - Ở bài tập 4b, Đoạn văn sử dụng rất nhiều từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Hãy chỉ ra (từ hô gọi, thành ngữ, từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ) ? - Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn văn trên? - Vậy ta có thể dùng những từ ngữ và cách nói trên trong một lá đơn đề nghị không? Vì sao? HS: không thể. Vì Đơn đề nghị là văn bản 4. Về phong cách ngôn ngữ: * Bài tập 4 a. Bài tập a (SGK/ tr66) - Câu 1: Từ dùng không đúng: hoàng hôn Sửa lại: hoàng hôn => buổi chiều - Câu 2: Từ dùng chưa phù hợp: hết sức là Sửa lại: hết sức là => rất, vô cùng b. Bài tập b (SGK/ tr 67) - Từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Từ hô gọi: bẩm, con, cụ Thành ngữ: trời tru đất diệt, một thước cắm dùi không có Từ mang sắc thái khẩu ngữ: sinh ra, có thế, quả sướng quá, chả làm gì nên ăn, kêu cụ… - Tác dụng: Làm nổi bật sự tha hóa về nhân cách và ý đồ muốn ăn vạ Bá Kiến của Chí Phèo. Giáo án tập sự - Trần Thị Tỉnh - Trường THPT Lương Thế Vinh thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính không thể dùng ngôn ngữ nói như trên. - Vậy thế nào là sử dụng tiếngViệt đúng phong cách? - Qua các bài tập vừa làm em hãy cho biết khi sử dụng tiếngViệt cần phải đảm bảo những yêu cầu nào để tiếngViệt trong sáng? HS: đọc phần ghi nhớ- SGK/ tr 67. * Yêu cầu: Cần sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ. 5. Ghi nhớ: SGK/ tr 67 4. Củng cố: Để sử dụng TiếngViệt đúng chuẩn chúng ta cần phải: - Phát âm đúng âm thanh chuẩn, viết đúng quy tắc chính tả hiện hành của Tiếng Việt, dùng từ ngữ đúng với hình thức cấu tạo, ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp… của chúng trong Tiếng Việt. - Cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt, các câu trong đoạn văn và văn bản cần liên kết chặt chẽ. Đồng thời, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ. 5. Hướng dẫn tự học: - Nắm lại các quy tắc sử dụng Tiếng Việt, xem lại và hoàn thành các bài tập đã làm trên lớp. - Chuẩn bị: Những yêu cầu về sử dụng TiếngViệt (tiết 2) + Cần sử dụng TiếngViệt như thế nào để hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao? + Làm các bài tập phần luyện tập – SGK/ tr 68 Giáo viên hướng dẫn Giáo viên tập sự Nguyễn ngọc Sinh Trần Thị Tỉnh Giáo án tập sự - Trần Thị Tỉnh - Trường THPT Lương Thế Vinh Tuần: 27 Ngày soạn: 19/03/2008 Tiết: 81 Ngày giảng: 21/03/2008 Làm văn: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn nghị luận đã học ở THCS. - Hiểu đựơc tác dụng của việc lập dàn ý. - Biết cách lập dàn ý cho một bài văn nghị luận. B. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Thiết kế bài học. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, sách bài tập. - Vở ghi chép, vở bài tập. C. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - Yêu cầu HS nhắc lại: Thế nào là văn nghị luận? Thế nào là lập dàn ý cho bài văn nghị luận? HS: nhắc lại - GV cho HS quan sát sơ đồ miêu tả quá trình viết một bài văn. Qua sơ đồ cho biết tác dụng của việc lập dàn ý? Yêu cầu HS đọc bài tập SGK - Đề bài yêu cầu ta những gì? HS: Giải thích và bình luận câu nói của nhà văn M. Go-rơ-ki. - Để lập dàn ý cho đề bài trên cần tiến hành những bước nào? HS: Tìm ý và lập dàn ý. - Thế nào là tìm ý cho bài văn nghị luận? HS: là tìm luận đề, hệ thống luận điểm và luận cứ. I. Tác dụng của việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận * Sơ đồ Đề bài => Dàn ý => Bài văn * Tác dụng - Bao quát được những nội dung chủ yếu sẽ triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận. - Tránh xa đề, lạc đề, thừa ý, thiếu ý, lặp ý, … Và phân bố được thời gian làm bài hợp lí. II. Cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận Bài tập (SGK/tr 89) 1. Tìm ý cho bài văn Giáo án tập sự - Trần Thị Tỉnh - Trường THPT Lương Thế Vinh - Với đề bài này, bài văn cần phải làm sáng tỏ vấn đề gì? Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó như thế nào? - Để làm sáng tỏ cho luận đề, tiếp theo cần phải làm gì? - Với luận đề trên ta cần tìm những luận điểm nào? HS: lần lượt trả lời các câu hỏi SGK + Sách là gì? + Sách có tác dụng như thế nào? + Thái độ của chúng ta đối với sách và việc đọc sách? - Để làm rõ cho các luận điểm đã tìm được, ta cần làm gì? - Hãy tìm những lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm 1? HS: trả lời các câu hỏi SGK, lấy dẫn chứng + Sách là sản phẩm thuộc lĩnh vực nào của con người? + Sách phản ánh, lưu giữ những thành tựu gì của nhân loại? + Sách có chịu ảnh hưởng của không gian và thời gian không? - Với luận điểm 2 ta cần xác định những luận cứ nào? HS: trả lời câu hỏi SGK, nêu dẫn chứng + Sách đem lại cho con người những hiểu biết gì? + Sách có tác dụng như thế nào đối với cuộc sống riêng tư và quá trình tự hoàn thiện mình? a. Xác định luận đề - Vai trò và tác dụng của sách trong đời sống tinh thần của con người - Đánh giá đúng vai trò, tác dụng và giá trị của sách, có cách đọc sách tốt nhất. b. Xác định luận điểm - Luận điểm1: Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người. - Luận điểm 2: Sách mở rộng những chân trời mới. - Luận điểm 3: Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách. c. Xác định luận cứ - LĐ1: Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người. + Sách là sản phẩm thuộc lĩnh vực tinh thần của con người. + Sách phản ánh và lưu giữ kho tàng tri thức của nhân loại. + Sách là phương tiện giúp chúng ta vượt không gian và thời gian. - LĐ2: Sách mở rộng những chân trời mới + Sách giúp chúng ta hiểu biết về mọi lĩnh vực. + Sách là người bạn tâm tình gần gũi giúp chúng ta tự hoàn thiện về mọi mặt. Giáo án tập sự - Trần Thị Tỉnh - Trường THPT Lương Thế Vinh - Hãy xác định những luận cứ làm rõ cho luận điểm 3? HS: trả lời câu hỏi SGK + Thái độ của chúng ta đối với việc đọc sách? + Đọc sách như thế nào là tốt nhất? GV yêu cầu HS sắp xếp các luận điểm, luận cứ đã tìm vào bố cục ba phần của bài văn. - Nhiệm vụ của phần mở bài trong bài văn nghị luận? HS: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề - Vậy, ở đề bài này cần định hướng và triển khai vấn đề như thế nào? - Phần thân bài có nhiệm vụ gì? HS: triển khai luận điểm, luận cứ - Ở đề bài này, cần phải triển khai các luận điểm, luận cứ như thế nào cho hợp lí? * GV lưu ý HS: Trình tự triển khai: đi từ giải thích đến bình luận. Triển khai phải có trọng tâm. Cách đặt kí hiệu phải khoa học, hợp lí. - Kết bài có nhiệm vụ như thế nào trong văn nghị luận? - LĐ3: Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách. + Đọc, học tập và làm theo những loại sách tốt; bài trừ, phê phán những loại sách độc hại. + Biết lựa chọn sách để đọc khi đọc phải nghiêm túc, tập trung đồng thời cần ghi chép, đối chiếu… để vận dụng. 2. Lập dàn ý a. Mở bài - Giới thiệu câu nói của nhà văn M. Go-rơ- ki (gián tiếp hoặc trực tiếp) - Khẳng định: vai trò và tác dụng của sách là vô cùng to lớn b. Thân bài - Luận điểm 1: + Luận cứ a. + Luận cứ b. + Luận cứ c. - Luận điểm 2: + Luận cứ a. + Luận cứ b - Luận điểm 3: + Luận cứ a. + Luận cứ b. + Luận cứ c. c. Kết bài Giáo án tập sự - Trần Thị Tỉnh - Trường THPT Lương Thế Vinh HS: Nhấn mạnh và mở rộng vấn đề. - Ở đề bài này cần nhấn mạnh điều gì và có thể mở rộng thêm điều gì? HS: * Ví dụ: tác dụng của: + Các loại sách dành cho lứa tuổi học đường hiện nay. + Các loại sách về tâm sinh lí bạn trẻ. + Các loại sách tham khảo cho học sinh khối 10…. GV hướng dẫn HS nắm nội dung ghi nhớ. - Các bước để tiến hành lập dàn ý cho bài văn nghị luận? - Yêu cầu của việc triển khai dàn ý? - Dàn ý một bài văn phải có những phần nào? - GV củng cố bài học + Tác dụng của việc lập dàn ý. + Cách lập dàn ý. - Luyện tập tại lớp: Yêu cầu HS đọc bài tập, Xác định yêu cầu của dề bài. HS: Viết bài nghị luận nêu cách hiểu, cách vận dụng của bản thân về lời dạy của Bác. - dựa trên các ý đã có, ta cần phải bổ sung những ý nào nữa để làm rõ câu nói của Bác Hồ? - GV chia lớp làm 3 nhóm với 3 nhiệm vụ: Nhóm 1: lập dàn ý mở bài. Nhóm 2: lập dàn ý thân bài. Nhóm 3: lập dàn ý kết bài. HS: làm việc theo nhóm, cử người trình bày. -GV nhận xét, bổ sung. - Khẳng định lại vai trò và tác dụng của sách. - Nêu ra các nội dung khác để gợi suy nghĩ cho người đọc. 3. Ghi nhớ SGK/tr 90 III. Luyện tập 1. Củng cố 2. Bài tập Bài tập 1 (SGK/tr91) -Bổ sung ý thiếu: d. Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi người. e. Cần phải thường xuyên rèn luyện và phấn đấu để có cả tài lẫn đức. - Lập dàn ý: * Mở bài: + Giới thiệu lời dạy của Bác. + Khẳng định đây là bài học quý giá và có ý nghĩa sâu sắc với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân. + Chúng ta cần tiếp thu học hỏi lời dạy của Bác. Giáo án tập sự - Trần Thị Tỉnh - Trường THPT Lương Thế Vinh [...]... mắc các lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt trong khi viết bài văn - Tham khảo các bài văn hay để rút kinh nghiệm cho các bài viết sau 5 Ra đề bài viết số 2 Cảm nghĩ của anh (chị) về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa qua hai bài thơ Tự tình (Hồ Xuân Hương) và Thương vợ (Trần Tế Xương) 6 Hướng dẫn tự học: - Yêu cầu học sinh về xem lại bài viết số 1, tự phát hiện và sửa lỗi, lập lại dàn ý Đồng thời làm bài . giảng: 07/03/2008 Tiếng việt: NHỮNG YÊU CẦU SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm những yêu cầu về sử dụng Tiếng việt ở các phương. sử dụng tiếng Việt đúng phong cách? - Qua các bài tập vừa làm em hãy cho biết khi sử dụng tiếng Việt cần phải đảm bảo những yêu cầu nào để tiếng Việt trong