1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận cao học vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong quá trình đổi mới kinh tế ở thanh hóa hiện nay

29 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 141,5 KB

Nội dung

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, là cẩm nang giúp chúng ta tránh được những đánh giá phiến diện, sai lệch, giản đơn về sự vật, hiện tượng. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến còn là một trong những nội dung quan trọng của phép biện chứng duy vật mácxít. Nguyên lý này chỉ rõ tất cả các sự vật, hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ. Vì vậy nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật có vai trò to lớn trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người Phải quán triệt nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cũng như quán triệt quan điểm toàn diện để giúp chúng ta tránh đánh giá phiến diện, siêu hình, một chiều, nếu không sẽ dẫn đến cái nhìn chủ quan trong nhận thức. Vì tính cấp thiết đó mà nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến. Ngày nay khi đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, trong bối cảnh có nhiều cơ hội và thách thức lớn. Thực tiễn đó đặt ra nhiều vấn đề mới đối với sự lãnh đạo của Đảng, trong đó vấn đề trọng tâm là đổi mới kinh tế, đây là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Trong đại hội IX Đảng đề ra mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001 2010) là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế được nâng cao”. Tiếp thu quan điểm của Đại hội IX, Đảng ủy Thanh Hóa đã không ngừng cố gắng để đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển nhằm đưa Thanh Hóa trở thành một trung tâm kinh tế văn hóa xã hội phía Bắc; phấn đấu lên đô thị loại II. Để thực hiện được điều này trong những năm tới thì một trong những vấn đề cần quan tâm giải quyết đó là phải có những phương hướng đúng trong quá trình đổi mới nền kinh tế của tỉnh để đề ra những chính sách, quan điểm, biện pháp phát triển kinh tế toàn diện. Thực tế sau những năm đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo, đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đạt được những thành tựa to lớn và có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế đồng đều và bền vững của tỉnh Thanh Hóa đã mang lại nhiều thành quả quan trọng. Điều này cho thấy sự đúng đắn, kịp thời, hợp lý của Đảng bộ và năng lực thực tiễn của tỉnh Thanh Hóa. Tỉnh đang dần từng bước khẳng định vị thế của mình trong sự phát triển chung của toàn quốc, trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Sở dĩ đạt được những thành tựu như ngày nay là do sự nổ lực rất lớn của Đảng ủy và nhân dân Thanh Hóa, trong đó vấn đề nhìn nhận thực tế những khó khăn và thuận lợi của tỉnh trong sự đổi mới kinh tế đã tạo ra cơ sở lý luận vững chắc áp dụng vào thực tế. Việc vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin, để thấy được những thành tựu đạt được sau những năm đổi mới cũng như việc nghiên cứu nhằm định hướng những bước phát triển đi lên của tỉnh nhằm làm rõ tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin và chỉ ra sự vận dụng quan điểm toàn diện vào sự đổi mới kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa là đúng đắn, hợp với sự vận động đi lên trong phát triển kinh tế xã hội của cả nước và thế giới. Những vấn đề nêu trên cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong quá trình đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa hiện nay” làm khóa luận triết học của mình. Về mặt lý luận việc nghiên cứu đề tài phần nào giúp ta hiểu sâu sắc hơn lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin nói chung, nguyên lý mối liên hệ phổ biến của chủ nghĩa Mác Lênin nói riêng. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đổi mới kinh tế theo nguyên lý mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế, góp phần phát triển đất nước cũng như việc hoạch định những chính sách đối với các thành phần kinh tế ở tỉnh nhà

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan điểm toàndiện, là cẩm nang giúp chúng ta tránh được những đánh giá phiến diện, sailệch, giản đơn về sự vật, hiện tượng Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến còn

là một trong những nội dung quan trọng của phép biện chứng duy vậtmácxít Nguyên lý này chỉ rõ tất cả các sự vật, hiện tượng đều nằm trongmối liên hệ Vì vậy nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứngduy vật có vai trò to lớn trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn và nhận thức củacon người

Phải quán triệt nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cũng như quán triệtquan điểm toàn diện để giúp chúng ta tránh đánh giá phiến diện, siêu hình,một chiều, nếu không sẽ dẫn đến cái nhìn chủ quan trong nhận thức Vì tínhcấp thiết đó mà nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến

Ngày nay khi đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện,phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hộinhập quốc tế, trong bối cảnh có nhiều cơ hội và thách thức lớn Thực tiễn đóđặt ra nhiều vấn đề mới đối với sự lãnh đạo của Đảng, trong đó vấn đề trọngtâm là đổi mới kinh tế, đây là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo đưa nước tasánh vai với các cường quốc trên thế giới

Trong đại hội IX Đảng đề ra mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội 10 năm (2001- 2010) là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém pháttriển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tạo nền tảng

để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theohướng hiện đại Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hìnhthành về cơ bản, vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế được nâng cao”.Tiếp thu quan điểm của Đại hội IX, Đảng ủy Thanh Hóa đã không ngừng cố

Trang 2

gắng để đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển nhằm đưa Thanh Hóatrở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội phía Bắc; phấn đấu lên đôthị loại II Để thực hiện được điều này trong những năm tới thì một trongnhững vấn đề cần quan tâm giải quyết đó là phải có những phương hướngđúng trong quá trình đổi mới nền kinh tế của tỉnh.

Những vấn đề nêu trên cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong quá trình đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa hiện nay” làm khóa luận triết học của mình Về mặt lý luận

việc nghiên cứu đề tài phần nào giúp ta hiểu sâu sắc hơn lý luận của chủnghĩa Mác - Lênin nói chung, nguyên lý mối liên hệ phổ biến của chủ nghĩaMác - Lênin nói riêng Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đổi mới kinh tế theonguyên lý mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng caohiệu quả hoạt động của kinh tế, góp phần phát triển đất nước cũng như việchoạch định những chính sách đối với các thành phần kinh tế ở tỉnh nhà

2.Tình hình nghiên cứu của đề tài

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là vấn đề đã được nhiều nhà triết

học từ trước đến nay quan tâm, nghiên cứu, chẳng hạn: “Lịch sử phép biện chứng” (6 tập) của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; “Giáo trình Mác – Lênin”(2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Giáo trình trung cấp lý luận chính trị “Những nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin”, Nxb, lý luận chính trị, học viện chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, (2004) Đối với việc vận dụng nguyên lý về mối liên hệphổ biến vào trong sự đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa thì đây là vấn đề hoàntoàn mới, đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề vận dụng nhưng dưới

góc độ khác nhau như: Tạp chí Triết Học, số 7 (2010): “mấy vấn đề về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay”của Lương Đình Hải; Tạp chí Triết Học, số 3(2010) “công cuộc đổi mới ở Việt Nam, đặc trưng và

Trang 3

triển vọng” Nguyễn Hữu Đễ Tạp chí triết học, Số 7(2008) “Vấn đề phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay”, Nguyển Đức Luận

Nhìn chung, qua tham khảo những tài liệu trên thì thấy rằng nhữngcông trình nghiên cứu lý luận đó đã đề cập nhiều vấn đề, trên nhiều phạm vitiếp vận khác nhau Những tài liệu này đề cập tới Nguyên lý về mối liên hệphổ biến, và sự đổi mới trong kinh tế ở nước ta trong những năm qua Tuynhiên việc vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến với tính cách là phươngpháp luận khoa học trong đổi mới kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa thì chưa có những gì

mà tỉnh Thanh Hóa đã vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vào trong đổimới kinh tế hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục đích của đề tài

Đề tài làm rõ những yêu cầu về sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luậncủa nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật mácxítvào trong quá trình đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa hiện nay đồng thời chỉ ranhững nguyên nhân thành công, xu thế phát triển kinh tế trong giai đoạn mới

và đưa ra những kiến nghị, giải pháp trên quan điểm phát triển toàn diện

3.2 Nhiệm vụ của đề tài

Để thực hiện được mục đích trên, khóa luận thực hiện những nhiệm

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 4

- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệphổ biến trong đổi mới kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay-Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sự vận dụng nguyên lý vềmối liên hệ phổ biến trong sự đổi mới kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trên cơ sởnhững số liệu từ năm 2005 – 2010 trên địa bàn huyện, thị xã và thành phố

5 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là lý luận về nguyên lý mốiliên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật của các nhà kinh điển của chủnghĩa Mác – Lênin, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của chủtịch Hồ Chí Minh để vận dụng vào vấn đề đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa

- Đề tài đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp nghiêncứu khoa học như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic,thống kê, so sánh

6 Đóng góp của đề tài

Đề tài đã đề xuất giải pháp để phát triển kinh tế ở Thanh Hóa trongnhững năm tới, đồng thời đề là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tácnghiên cứu, giảng dạy, học tập cho độc giả nhất là sinh viên chuyên nghànhtriết học

7 Kết cấu đề tài

Đề tài nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệutham khảo, đề tài được kết cấu với 2 chương, 4 tiết:

NỘI DUNG CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

Trang 5

1.1 Khái niệm “mối liên hệ”

Theo từ điểm Tiếng Việt, thì “mối” là “đoạn đầu của sợi dây, sợi chỉdùng để buộc thắt lại với nhau; chỗ nối, chỗ thắt, chỗ từ đó có thể quan hệvới một tổ chức, cơ sở liên lạc” [14, tr640] Còn “liên hệ” là “chỉ sự vật, sựviệc có quan hệ làm cho ít nhiều tác động đến nhau, dựa trên những mốiquan hệ nhất định” [14, tr567] Như vậy, mối liên hệ có thể được hiểu theocách là sự quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng,quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy theo một cách thức, con đường củanó

Theo quan điểm biện chứng, khái niệm “liên hệ” phản ánh sự phụthuộc, ràng buộc lẫn nhau, làm điều kiện, tiền đề cho nhau và quy định lẫnnhau của mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới “Liên hệ” còn phản ánh sự tácđộng qua lại lẫn nhau giữa chúng

Mối liên hệ trước hết là mối liên hệ giữa các đối tượng và hiện tượngcủa hiện thực nhưng không phải bất kỳ quan hệ nào cũng đều có mối liên hệ.Trong thế giới tất cả hiện tượng đều ở trong tình trạng liên hệ lẫn nhau vàbiệt lập (tách biệt) với nhau Chúng liên hệ với nhau trong mối liên hệ này,nhưng lại không liên hệ với nhau trong mối liên hệ khác

Chẳng hạn: Nhân nguyên tử có liên hệ hữu cơ với vỏ bọc điện tử, đồng thờivẫn biệt lập với nó Trong hạt nhân có những thay đổi đòi hỏi phải có thayđổi vỏ bọc

Sự lý giải triết học đầu tiên về liên hệ và biệt lập giữa các đối tượngcủa thế giới bên ngoài cũng như việc coi chúng là những đặc trưng phổ biếncủa vật chất thì chúng ta thấy đã có trong các nhà triết học cổ đại

Theo các nhà triết gia Hy lạp cổ đại, các hiện tượng quan sát đượctrong thế giới tuy là riêng lẽ, tách biệt, biệt lập về chất lượng nhưng cũng cónhững liên hệ với nhau, bởi vì tất cả đều bắt nguồn từ một bản nguyên hay

Trang 6

cơ sở đầu tiên, đó là “nước” (Talét), “khí” (Anaximen), “Apâyrôn”(Anaximăngđrơ), “lửa” (Hêraclít) Các nhà Hy Lạp cổ đại có công lao đó lànhững người đưa ra thuật ngữ “quan hệ” nó phản ánh sự “liên hệ” mang tínhtất yếu và phổ biến.

Đến nhà triết học cổ điểm Đức Cantơ cho rằng phạm trù “quan hệ”hợp nhất cả một nhóm phạm trù khác, đặc biệt là các phạm trù thực thể, hiệntượng, nguyên nhân, tác động qua lại Trong đó Cantơ chú ý nhiều đến việcphân tích phạm trù quan hệ trong học thuyết phán đoán của ông Theo ôngbất kỳ một phán đoán nào thì các khái niệm đồng thời vừa liên hệ, vừa biệtlập với nhau

Chẳng hạn: Trong phán đoán “sói là một động vật” thì theo ông vừanói lên rằng sói thuộc giới động vật có liên hệ với các động vật, vừa nói lênsói tách rời, biệt lập với các động vật khác như chó, linh cẩu

Nhà triết học cổ điển Đức Hêghen đã bác bỏ quan niệm của Cantơ khiông cho rằng mối liên hệ mang tính quy luật, tính thống nhất do chủ thể tưduy vào thế giới các hiện tượng Hêghen cho rằng mối liên hệ qua lại đó,tính thống nhất đó theo bản tính của chúng về căn bản là thuộc tính của thếgiới hiện tượng, chúng tồn tại một cách khách quan bên ngoài ý thức củacon người và là những hình thức tồn tại phổ biến của các sự vật (Hêghenđứng trên quan điểm duy tâm để phê phán chủ nghĩa chủ quan của Cantơtrong việc giải thích mối liên hệ và quan hệ phổ biến)

Chỉ đến các nhà triết học Mác – Lênin thì mới có quan niệm đúngđắn, khoa học và đầy đủ nhất về mối liên hệ phổ biến Phê phán các quanđiểm siêu hình khi cho rằng, các sự vật, hiện tượng tồn tại một cách biệt lập,tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc,không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau, nếu giữa chúng có sự quy địnhlẫn nhau thì có chăng cũng chỉ là những liên hệ hời hợt bề ngoài, mang tính

Trang 7

ngẫu nhiên, là sự quy định lẫn nhau một cách giản đơn Đồng thời cũng phêphán quan điểm khi cho rằng thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó,nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, cơ sở của mối liên hệ là ởtính thống nhất vật chất của thế giới Theo quan điểm này, các sự vật, cáchiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, khác nhau như thế nào chăng nữa thìchúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất làthế giới vật chất Nhờ tính thống nhất đó chúng không thể tồn tại biệt lập,tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau.Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định, mối liên hệ làphạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyểnhóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật,của một hiện tượng trong thế giới

1.2 Một số tính chất của mối liên hệ phổ biến

- Tính khách quan của mối liên hệ

Sự liên hệ được hiểu như trên là mang tính chất biện chứng chungnhất bao trùm toàn bộ thế giới vật chất Không những các sự vật, hiện tượngliên hệ với nhau mà các yếu tố, các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượngcũng liên hệ với nhau Không những các giai đoạn trong một quá trình màcác quá trình trước và sau sự vận động, phát triển của thế giới nói chung vàcủa từng sự vật, hiện tượng nói riêng cũng luôn luôn liên hệ với nhau – cáiquá khứ, hiện tại và tương lai, kế thừa, chuyển tiếp lẫn nhau tạo thành dòngchảy bất tận của lịch sử Sự liên hệ của mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới(tự nhiên, xã hội và tư duy) là khách quan, phổ biến Chiến tranh ở TrungĐông ảnh hưởng tới toàn cầu khiến cho giá cả của mọi hàng đều tăng lêntrong đó có giá dầu tăng lên một cách chóng mặt, thị trường dầu cũng cónhiều thay đổi điều này ảnh hưởng tới giá dầu của Việt Nam Hay động đất,

Trang 8

sóng thần ở Nhật Bản khiến cho thị trường chứng khoán của Nhật có nhữngthay đổi nghiêm trọng ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán của Việt Nam

Do đó, không thể tìm thấy ở bất cứ phạm vi nào, ở bất cứ lĩnh vựcnào, ở bất cứ không gian nào và thời gian nào có những sự vật, hiện tượngtồn tại một cách hoàn toàn riêng rẽ, cô lập Như vậy, theo quan điểm biệnchứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là cótính khách quan

- Tính phổ biến của các mối liên hệ

Ăngghen nhấn mạnh rằng hình thức của tính phổ biến là hình thức củacái hoàn thành bên trong, là sự kết hợp nhiều cái hữu hạn thành cái vô hạn.Trong khoa học tự nhiên, hình thức biểu hiện của tính phổ biến là quy luật,quy luật này cho phép dự kiến trước sự diễn biến của các quá trình và cáchiện tượng khác nhau trong điều kiện nhất định, tức là cho phép kế hoạchhóa một cách hợp lý hoạt động sản xuất Chẳng hạn, cái phổ biến nằm trongcác quy luật của cơ học ngày nay cho phép điều khiển hết sức chính xác cáccon tàu vũ trụ bay hàng trăm triệu km đến các hành tinh xa xôi, mặc dù khithiết lập các quy luật này, những dữ liệu về các chuyến bay vũ trụ vẫn chưađược đưa vào quy luật này theo cách quy nạp

Để thấy rõ sự biểu hiện của mối liên hệ có tính phổ biến trong các sựvật, hiện tượng và quá trình, chúng ta xem xét nó thông qua mối liên hệ giữacác cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Bởi vì, phạm trù lànhững khái niệm rộng nhất phản ánh những đặc điểm, những thuộc tính haynhững mối liên hệ chung nhất của các sự vật, hiện tượng trong thế giớikhách quan

Thứ nhất, mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng

Đây là mối liên hệ phổ biến nhất, liên quan tới toàn bộ quá trình nhậnthức của con người Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, cái riêng

Trang 9

và cái chung không thể tách rời nhau Không có cái chung tồn tại độc lậpđứng ngoài cái riêng mà ngược lại: “cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng,thông qua cái riêng” [16, tr.381] Tuy nhiên, cái chung căn bản bao giờ cũngsâu sắc hơn cái riêng, vì nó là cái bản chất, cái mang tính quy luật Cũng vìvậy, Lênin khẳng định: “cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cáichung” [16, tr 381]

Cái riêng không bao giờ nhập hết vào cái chung Mỗi cái riêng, bêncạnh cái chung, cái phổ biến bao giờ cũng tồn tại cái cá biệt, cái đơn nhất.Cái đơn nhất và cái chung như hai mặt đối lập tạo nên cái riêng Trong cáiriêng, cái đơn nhất và cái chung luôn chuyển hóa lẫn nhau Cái đơn nhấtchuyển thành cái phổ biến và cái phổ biến trở thành cái đơn nhất, nhưngkhông bao giờ có sự chuyển hóa đồng loạt, toàn bộ Vì vậy, trong đời sốnghiện thực, không ở đâu và không bao giờ có sự tác động giống nhau tuyệtđối

Thứ hai, mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả

Mọi kết quả đều do nguyên nhân gây ra Không có nhân thì không cóquả Vì vậy, nguyên nhân phải có trước, kết quả có sau Tất nhiên, mọi cái

có trước kết quả chưa hẳn đã là nguyên nhân, nhưng đã là nguyên nhân thìphải có trước kết quả Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng không phải cứmột nguyên nhân thì cho một kết quả Trong thực tế có nguyên nhân sinh ranhiều kết quả và ngược lại một kết quả lại cho nhiều nguyên nhân Điều này

có thể xảy ra trong mọi lĩnh vực, nhưng phức tạp nhất là trong lĩnh vực xãhội Xã hội vốn là sự tổng hợp của nhiều mối quan hệ đa dạng, đan chéo nênthường quan hệ nhân quả cũng không đơn giản Vì vậy, trong nhiều trườnghợp nếu không tính toán đầy đủ có thể rơi vào quan điểm phiến diện, giảnđơn

Thứ ba, mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

Trang 10

Mối quan hệ này được chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định đềutồn tại một cách khách quan Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quantrọng trong sự phát triển của tự nhiên cũng như của xã hội Tất nhiên bao giờcũng được thể hiện qua cái ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là sự thể hiện của cáitất nhiên trong một điều kiện, một hoàn cảnh cụ thể Ăngghen viết: “ cái

mà người ta quả quyết cho là tất yếu lại hoàn toàn do những ngẫu nhiênthuần túy cấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên, lại là hình thức, dưới đó

ẩn nấp cái tất yếu” [19, tr431]

Thứ tư, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

Đây là mối quan hệ có tính biện chứng Sự gắn bó này thể hiện trướchết ở sự thống nhất giữa chúng Bất kỳ sự vật nào cũng có cả nội dung vàhình thức Tuy nhiên, vai trò của chúng không ngang nhau Nội dung baogiờ cũng quyết định hình thức Nó quyết định cả phương thức thể hiện lẫncách thức sắp xếp Nội dung luôn vận động, biến đổi, hình thức có tính ổnđịnh tương đối Sự biến đổi của nội dung là cơ sở cho sự biến đổi của hìnhthức Chẳng hạn nội dung của đời sống xã hội đã thay đổi thì các hình thứcthể hiện nó cũng biến đổi theo

Thứ năm, mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng

Bản chất bao giờ cũng được thể hiện qua hiện tượng, hiện tượng baogiờ cũng phản ánh một mặt, một khía cạnh nào đó của bản chất Mỗi bảnchất không phải chỉ được thể hiện qua một hiện tượng, mà thường được bộc

lộ qua nhiều hiện tượng khác nhau

Bản chất mang tính ổn định tương đối, còn hiện tượng biến đổithường xuyên Hiện tượng là sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, nhưngđiều kiện, hoàn cảnh bên ngoài không đồng nhất, vì vậy ở những môi trườngkhác nhau thì hiện tượng cũng khác nhau Theo Lênin: “không phải chỉ riêng

Trang 11

hiện tượng là tạm thời, chuyển động, lưu động, bị tách rời bởi những giớihạn có tính chất ước lệ, mà bản chất của sự vật cũng như thế” [16, tr.268].

Thứ sáu, mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực

Khả năng đều nằm trong hiện thực, đều có cơ sở là hiện thực Vì vậy,hiện thực nào cũng chứa đựng các khả năng Trong đó, có cả khả năng tấtnhiên và khả năng ngẫu nhiên, khả năng gần và khả năng xa, có khả năng tốtlẫn khả năng xấu Không hiện thực nào không chứa đựng khả năng Khảnăng nằm trong hiện thực nhưng hiện thực luôn vận động, biến đổi nên khảnăng cũng biến đổi theo

- Tính đa dạng và phong phú của liên hệ

Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên

hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và pháttriển của nó Mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưngtrong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trongquá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có tính chất và vai trò khácnhau Do đó, không thể đồng nhất tính chất, vị trí vai trò cụ thể của các mốiliên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật nhất định, trong những điều kiện xácđịnh Căn cứ vào tính chất, đặc trưng của từng mối liên hệ, có thể phân loạithành các mối liên hệ sau:

Có mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ bên trong, Có những mốiliên hệ chung của toàn thế giới, lại có những mối liên hệ riêng biệt trongtừng lĩnh vực, từng sự vật Có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hoặc nhiều sựvật, hiện tượng; lại có những mối liên hệ gián tiếp Có mối liên hệ chủ yếu,

có mối liên hệ thứ yếu

Cái loại liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động,phát triển của sự vật, hiện tượng Chẳng hạn: sự vật, hiện tượng nào cũng cómối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, nhưng vai trò của chúng đối

Trang 12

với sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng là khác nhau Mối liên

hệ bên trong bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, còn mối liên hệ bên ngoàikhông có ý nghĩa quyết định, vả lại nó cũng thông qua mối liên hệ bên trong

mà phát huy tác dụng đối với sự vận động và phát triển của sự vật, hiệntượng

Như vậy, sự liên hệ tác động qua lại của sự vật, hiện tượng trên thếgiới không những là vô cùng, vô tận mà còn rất phong phú, đa dạng và phứctạp

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong những nội dung quantrọng của phép biện chứng duy vật Đồng thời nó cũng là cơ sở lý luận củaquan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể là những quan điểm mangtính phương pháp luận khoa học trong nhận thức và thực tiễn Từ việcnghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng, nguyên lý vềmối liên hệ phổ biến có ý nghĩa phương pháp luận sau:

Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mốiliên hệ với sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do

đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàndiện, để đánh giá đúng về sự vật, hiện tượng, tránh quan điểm phiến diện chỉxét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chấthay về tính quy luật của chúng

- Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thứccác sự vật, hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sựvật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặtcủa chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa các sự vật đó với các sựvật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp Chỉ trên cơ sở

đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật

Trang 13

Quan điểm toàn diện đòi hỏi phải chống lại cách xem xét phiến diện,siêu hình, chỉ thấy một mặt, không thấy toàn bộ Quan điểm toàn diện cũnghoàn toàn xa lại với chủ nghĩa chiết trung.

Quan điểm toàn diện xuất phát từ nguyên lý mối liên hệ phổ biến củaphép biện chứng duy vật dựa trên các cơ sở sau:

Thứ nhất, sự vật, hiện tượng nào cũng chỉ tồn tại trong liên hệ và

thông qua liên hệ

Thứ hai, thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó tất cả những liên

hệ cụ thể cũng chỉ là những mắt khâu mà sự thống nhất của chúng tạo lậpnên liên hệ phổ biến nhờ đó thế giới là một chỉnh thể

Thứ ba, mỗi sự vật cụ thể có vô số mối liên hệ, các mối liên hệ ấy

mang tính lịch sử cụ thể

Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các

sự vật và hiện tượng, quan điểm toàn diện thể hiện một số yêu cầu cơ bảnsau đây :

Một là, phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến,

mối liên hệ vốn có của nó Muốn nắm bắt được một cách tương đối đầy đủbản chất và quy luật của sự vật chủ thể cần bao quát sự vật trong tất cả cácmặt của nó, các khâu trung gian của nó, trong tổng thể các quan hệ phongphú của nó

Chẳng hạn, kinh tế và chính trị tồn tại trong mối quan hệ biện chứngvới nhau Xem xét vấn đề chính trị mà không tính đến các vấn đề kinh tế,hoặc ngược lại, sẽ dẫn tới những sai lầm cực đoan Dĩ nhiên, như nguyên lý

về mối liên hệ phổ biến chỉ ra sự vật, hiên tượng tồn tại trong vô vàn mốiliên hệ, do đó trong mỗi điều kiện lịch sử nhất định con người không thểnhận thức được tất cả các mối liên hệ Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vậtcũng chỉ là tương đối, không đầy đủ, không trọn vẹn

Trang 14

Hai là: Xem xét toàn diện các mối liên hệ của sự vật phải đánh giá

đúng vị trí, vai trò của chúng, tránh xem xét một cách dàn trải, “ bình quân”

” Sự vật tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, nhưng vị trí, vai trò của các mốiliên hệ không “ ngang bằng” nhau Vì vậy, có xác định được vị trí, vai tròcủa các mối liên hệ, mới nhận thức được bản chất của sự vật, mới thấy đượckhuynh hướng vận động, phát triển của nó

Chẳng hạn, xã hội học trước khi triết học Mác xuất hiện, mới chỉ dừnglại ở sự mô tả các mối liên hệ đa dạng và phong phú mà chưa xác định được

vị trí, vai trò của chúng, hoặc đánh giá sai vị trí, vai trò của chúng, nên chưathể được coi là một khoa học

Ba là: phải nhận thức sự vật trong tính chỉnh thể của nó, trong tính

nhiều mặt và sự tác động qua lại quy định lẫn nhau, chi phối lẫn nhau củachúng

- Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thựctiễn, quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằnghoạt động thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vậtcũng như những mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác.Muốn vậy, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khácnhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng

- Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú – sự vật, hiện tượngkhác nhau, không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khácnhau nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phảitôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể

Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật vàtác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môitrường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển Thực tế cho thấyrằng, một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này

Ngày đăng: 17/08/2017, 16:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w