Giải pháp về văn hóa – xã hộ

Một phần của tài liệu tiểu luận cao học vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong quá trình đổi mới kinh tế ở thanh hóa hiện nay (Trang 26 - 29)

+ Tăng cường xã hội hoá các hoạt động văn hoá - xã hội

Nhằm phát huy cao nhất tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể

thao; tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao ở mức độ ngày càng cao.

+ Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành; tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng

Tăng cường công tác quán triệt, triển khai và hướng dẫn thực hiện các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chế độ chính sách, các văn bản pháp luật mới ban hành, nhằm đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện, tạo động lực mới cho sự phát triển.

+ Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh trong tỉnh

Tập trung rà soát, bổ sung hoàn chỉnh lại một số cơ chế, chính sách

đã ban hành, đồng thời nghiên cứu xây dựng một số chính sách mới theo hướng ổn định, thông thoáng, công khai, lâu dài, dễ thực hiện và dễ kiểm tra để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Trong hệ thống lý luận của triết học Mác – Lênin nói chung và phép biện chứng duy vật mác xít nói riêng, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong những nội dung quan trọng giúp chúng ta có quan điểm sâu sắc khi nhìn nhận, đánh giá một sự vật, hiện tượng một cách toàn diện, bản chất trong mối liên hệ mang tính phổ biến, tính khách quan và tính đa dạng của nó. Từ sự nhìn nhận, đánh giá đó dẫn đến khi cải tạo sự vật phải tính đến mối liên hệ phổ biến của nó, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau, đồng thời xác định được trọng tâm, trọng điểm trong hoạt động nhằm thay đổi những mối liên hệ tương ứng.

Đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một xuất phát điểm thấp, là một nước nông nghiệp lạc hậu. Tuy nhiên những thành tựa to lớn trong quá trình đổi mới đã chứng minh được khả năng lãnh đạo tài tình của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong suốt quá trình lãnh đạo, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Tính hợp lý đúng đắn của các quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin đã được thể hiện trong quá trình vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, từng địa phương, cụ thể là tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn đổi mới kinh tế 2005-2010 và định hướng cho sự phát triển tương lai. Việc vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khi xem xét quá trình đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa là một yêu cầu quan trọng nhằm đem lại cái nhìn khách quan, chính xác về thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh.

Từ việc vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến để nghiên cứu tình hình đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa có thể thấy được những bước phát triển đi lên của địa phương qua từng giai đoạn cụ thể. Với sự nỗ lực cố gắng của toàn dân, toàn tỉnh mà Thanh Hóa đã được những thành tựa đáng khích lệ trong việc phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định và dần nâng cao đời sống cho người dân.

Với những vấn đề như đã phân tích cho thấy, đổi mới kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc thường xuyên tiến hành xây dựng, thực thi, kiểm tra, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương trong những giai đoạn khác nhau là yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước nói chung và kinh tế ở Thanh hóa nói riêng. Trong những năm tới, tỉnh ủy Thanh Hóa phấn đấu đưa nền kinh tế phát triển nâng cao sức cạnh tranh, nhanh chóng hội nhập kinh tế

quốc tế để phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Tích cực huy động nội lực, tranh thủ ngoại lực nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2010 tỉnh Thanh Hóa thoát khỏi tỉnh nghèo và đến năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh Công nghiệp.

Một phần của tài liệu tiểu luận cao học vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong quá trình đổi mới kinh tế ở thanh hóa hiện nay (Trang 26 - 29)