0
Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Giải pháp về kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CAO HỌC VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở THANH HÓA HIỆN NAY (Trang 25 -26 )

+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, khai thác và phát huy vai trò của

các thành phần kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thực chất của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Muốn vậy, trước hết phải giải phóng sức sản xuất của xã hội mà trong đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tác dụng tích cực của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông ngiệp độc canh sang đa canh, từ kinh tế thuần nông sang kinh tế tổng hợp công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ… Các chính sách kinh tế - xã hội này phải vừa khuyến khích kinh tế của tỉnh phát triển vừa tạo điều kiện cho gia đình phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng.

+ Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng

điểm về phát triển kinh tế, đồng thời chú trọng việc tổng kết và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến

Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, các ngành, các huyện, thị xã, thành phố cần quan tâm phát hiện, xây dựng và phát triển các mô hình, điển hình tiên tiến gắn với tổng kết, nhân rộng các mô hình.

+ Tạo và giải quyết việc làm ổn định, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, nâng quỹ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn

Phải có nhiều giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động. Trước hết, Đảng ủy tỉnh Thanh Hóa phải chủ động tích lũy vốn, huy động vốn trong dân, hợp tác trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất – kinh doanh, phát triển kinh tế. Ở thành thị, phát triển mạnh các ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản, các loại hình dịch vụ… thu hút người lao động làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh, tư nhân, tập thể. Ở nông thôn, tỉnh phải có chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế như thâm canh, tăng vụ, đồng thời khai hoang, mở rộng đất trồng trọt hoặc chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang hướng chuyên canh, giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình...

+ Xúc tiến nhanh việc thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo.

Đây là chính sánh có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện công bằng xã hội, cải thiện điều kiện sinh sống của tầng lớp nhân dân và những hộ gia đình nghèo. Do vậy, Tỉnh phải tích cực tạo điều kiện để các gia đình nghèo ổn định đời sống thông qua những biện pháp như cứu trợ, quỹ xóa đói giảm nghèo… giúp người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội, giải quyết khó khăn trước mắt.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CAO HỌC VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở THANH HÓA HIỆN NAY (Trang 25 -26 )

×