Để góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược đó một cách tốtnhất thì một trong những vấn đề mà nhà trường cần phải quan tâmhàng đầu là xây dựng văn hóa tổ chức.. Nhận thức được tầm quantrọn
Trang 1MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong đời sống xã hội, con người bị ảnh hưởng bởi nền vănhóa trong đó họ sống, nó bao gồm những giá trị, niềm tin và nhữnghành vi mong đợi Cũng như xã hội, một tổ chức cũng có một nềnvăn hóa riêng gọi là văn hóa tổ chức, đó là một yếu tố rất quan trọng
mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì để đưa đơn vị của họ pháttriển nhanh và bền vững Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm,tiền thân là trường Trung học Nông nghiệp và Công nghiệp Thựcphẩm, thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Mục tiêuchiến lược của trường là: Xây dựng nhà trường trở thành cơ sở đàotạo và nghiên cứu khoa học có chất lượng và hiệu quả cao, có môitrường thuận lợi cho cán bộ, giáo viên phát huy trí tuệ, cống hiến cho
sự nghiệp phát triển của ngành và của đất nước, cho học sinh sinhviên hình thành và phát triển năng lực học tập, tiếp thu kiến thức và
kỹ năng tiên tiến, hiện đại và những phẩm chất cần thiết để đáp ứngyêu cầu của thị trường lao động và để lập thân, lập nghiệp Phấn đấuđến năm 2015, trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm sẽ trởthành trường Đại học Nông Nghiệp
Để góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược đó một cách tốtnhất thì một trong những vấn đề mà nhà trường cần phải quan tâmhàng đầu là xây dựng văn hóa tổ chức Nhận thức được tầm quantrọng của việc xây dựng và phát huy văn hóa tổ chức, tôi đã quyết
định chọn đề tài “Xây dựng văn hóa tổ chức trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm” để nghiên cứu.
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Hệ thống lý thuyết về xây dựng văn hóa tổ chức
Trang 2- Nghiên cứu, phân tích thực trạng về xây dựng văn hóa tổchức tại trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục và hoàn thiện vănhóa tổ chức tại trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Vấn đề xây dựng văn hóa
tổ chức của trường Cao Đẳng Lương thực – Thực phẩm
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đếnvăn hóa tổ chức tại trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm
- Thời gian nghiên cứu: đề tài tiến hành nghiên cứu và phântích số liệu qua 3 năm 2009 - 2011
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử củatriết học Mác Lê – nin
- Sử dụng phương pháp bảng hỏi, phỏng vấn và khảo sát thực
tế cùng với phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu
để nghiên cứu và trình bày các vấn đề của bản luận văn
5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng văn hóa tổ chức
Chương 2: Thực trạng văn hóa tổ chức tại trường Cao đẳngLương thực – Thực phẩm
Chương 3: Xây dựng văn hóa tổ chức trường Cao đẳng Lươngthực – Thực phẩm
Trang 3Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA
TỔ CHỨC 1.1 VĂN HÓA
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là hệ thống những giá trị, niềm tin chủ đạo, nhữnghiểu biết và cách suy nghĩ được chia sẻ bởi các thành viên trong một
tổ chức, và được truyền đạt lại cho những thành viên mới vào tổchức
1.1.2 Các đặc trưng và chức năng của văn hóa
1.2 VĂN HÓA TỔ CHỨC
1.2.1 Khái niệm
Văn hóa tổ chức là toàn bộ các yếu tố văn hóa được chủ thể (tổchức) chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong quá trình hoạt động
từ đó tạo nên bản sắc riêng có của một tổ chức
1.2.2 Những đặc tính cơ bản của văn hóa tổ chức
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa tổ chức
1.2.3.1 Môi trường hoạt động của tổ chức
Là bối cảnh về kinh tế, xã hội mà tổ chức đang phải hoạt độngtrong nó, cùng tồn tại với nó Môi trường của tổ chức có môi trườngbên ngoài và môi trường bên trong của tổ chức
1.2.3.2 Quan niệm giá trị
Trang 4Quan niệm giá trị tạo ra ý thức hành động của cá nhân trong tổchức Nếu quan niệm giá trị của tổ chức chỉ là tiền thì tất yếu sự hợptác sẽ không bền vững
1.2.3.3 Uy tín, đạo đức của cá nhân
Uy tín, đạo đức của một cá nhân có tác động lớn tới sự hìnhthành văn hóa tổ chức Thông thường, cá nhân có tác động tới sựhình thành văn hóa tổ chức là lãnh đạo của tổ chức Song, cá nhâncũng có thể không phải là lãnh đạo tổ chức nhưng phải là người đượctất cả nhân viên trong tổ chức kính trọng
1.2.3.4 Nghi thức văn hoá trong tổ chức
Nghi thức, nghi lễ mang tính văn hóa có vai trò tác động đếntinh thần làm việc của các thành viên trong tổ chức, làm cho họ luônhứng khởi, tự hào, nhiệt tình, thúc đẩy tính sáng tạo, lòng trungthành, nâng cao tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức,
… trong quá trình làm việc
1.2.3.5 Mạng lưới văn hoá
Mạng lưới văn hóa là hình thức truyền bá thông tin khôngchính thức trong nội bộ tổ chức Mạng lưới này thuộc loại tổ chức phichính thức và tồn tại trong tất cả các tổ chức
1.2.4 Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức
Có một số cách để phân nhóm các yếu tố cấu thành văn hóa tổchức của tổ chức nói chung và của một trường đại học nói riêng như:yếu tố vật thể, phi vật thể Sau đây là cách phân chia của Edgar H.Schein với việc chia văn hóa nhà trường bao gồm: những quá trình vàcấu trúc hữu hình (Behavior & Artifacts), hệ thống giá trị được tuyên
bố (Espoused values); những quan niệm chung (Basic underlyingassumption)
Trang 51.2.5.1 Lớp thứ nhất: Những quan niệm chung (niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên và ngầm định)
Đây là lớp giá trị sâu nhất của văn hóa tổ chức Các ngầm địnhnền tảng thường là những suy nghĩ và trạng thái xúc cảm đã ăn sâuvào tiềm thức mỗi cá nhân cũng như tạo thành nét chung trong tậpthể nhà trường
1.2.5.2 Lớp thứ hai: Hệ thống giá trị được tuyên bố
Hệ thống giá trị tuyên bố bao gồm: viễn cảnh, sứ mệnh, cácchiến lược, mục tiêu, triết lý, giá trị cốt lõi, các bộ quy tắc ứng xửthành văn, các cam kết, quy định, Hệ thống giá trị tuyên bố là nềntảng, kim chỉ nam cho hoạt động của một nhà trường; được công bốrộng rãi Những giá trị này cũng có tính hữu hình vì người ta có thể
1.3 XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC
1.3.1 Sự cần thiết phải xây dựng văn hóa tổ chức
Một khi tổ chức có được một văn hóa phù hợp thì tổ chức đó
sẽ có những giá trị phát triển bền vững mà mọi người phải thán phục,ngưỡng mộ
Trong công tác quản lý, đổi mới, phát triển và bảo tồn có mốiquan hệ biện chứng với nhau Một tổ chức không có khả năng tự đổimới và phát triển lâu dài thì sớm muộn sẽ bị tước mất thẻ căn cước(bị sáp nhập, giải thể, phá sản…) Trái lại, tổ chức sẽ có khả năng bảo
Trang 6tồn và duy trì bản sắc nếu có năng lực phát triển bền vững
1.3.2 Tiến trình xây dựng văn hóa tổ chức
Tiến trình xây dựng văn hóa tổ chức được thực hiện theo trình
tự sau:
Giai đoạn 1- Làm rõ sứ mệnh và các giá trị
Đây là quá trình làm rõ các giá trị văn hóa cốt lõi của tổ chức
và xây dựng sứ mệnh của tổ chức Xây dựng văn hoá tổ chức là mộtquá trình tổng thể chứ không phải chỉ là việc đưa một giá trị một cáchđơn lẻ rời rạc Lựa chọn giá trị văn hóa cốt lõi của tổ chức phải đảmbảo không trái với các giá trị văn hóa của quốc gia, vùng, miền trongbối cảnh hội nhập quốc tế Các giá trị này được toàn thể thành viên tổchức thừa nhận, chia sẻ, tôn vinh và các thành viên trong tổ chứccùng ứng xử theo nhằm theo đuổi sứ mệnh và đạt được mục tiêu của
tổ chức Hệ thống giá trị cốt lõi này trở thành động lực chủ yếu thúcđẩy mọi người làm việc, là hạt nhân liên kết mọi người trong tổ chứcvới nhau, liên kết tổ chức với khách hàng và đối tác của tổ chức, liênkết tổ chức với xã hội nói chung
Giai đoạn 2 - Truyền đạt sứ mệnh và các giá trị
Sau khi đã xác định được giá trị cốt lõi và sứ mệnh của tổchức, nhiệm vụ của các nhà quản trị cấp cao là truyền luồng sinh khínày đến từng thành viên trong tổ chức Làm sao cho mọi người nhận
ra và ý thức được các giá trị đó là của tất cả mọi người trong tổ chức,không phải của riêng ai Đó là những giá trị cốt lõi của tổ chức đangnắm giữ, cùng với sứ mệnh đã được thừa nhận Tại đó, các giá trị vănhoá, trật tự đạo đức, … được tất cả các thành viên thừa nhận và bìnhđẳng
Giai đoạn 3 - Đồng nhất hành động với các giá trị và sứ mệnh
Cần xác định những hành động và hành vi sẽ được thực hiện
Trang 7như một phần của sự thay đổi văn hóa Sự tập trung, hành động, hành
vi tổ chức để đảm bảo nhất quán giữa ý định và thực tiễn nhằm đạtđược sứ mệnh đưa ra trước đó Nó được ví như kế hoạch cùng nhữngcam kết trên giấy tờ được hiện thực hoá trong điều kiện thực tế của tổchức
1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA TỔ CHỨC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM 2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM
2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của Trường CĐ LT-TP
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường
2.1.3 Tình hình hoạt động của nhà trường
2.1.3.1 Đội ngũ giáo viên
2.1.3.2 Nguồn tài chính và hoạt động tài chính
2.1.3.3 Kết quả đào tạo
2.1.3.4 Đặc điểm chung về các nguồn lực của trường
2.1.4 Nhận xét điểm mạnh, điểm yếu của trường
Điểm mạnh: có truyền thống hơn 30 năm xây dựng và pháttriển, có uy tín về chất lượng đào tạo; quá trình thực hiện các dự ánđầu tư mở rộng đang diễn ra, đội ngũ cán bộ giáo viên tâm huyết vớinghề nghiệp, CBVC có trình độ sau đại học ngày càng tăng
Điểm yếu: cơ cấu đào tạo thiếu đa dạng, chương trình đào tạomột số ngành còn nặng về lý thuyết; phương pháp dạy học chậm đổimới, mức độ tham gia của người học vào quá trình đào tạo còn hạnchế Hoạt động marketing trong đào tạo chưa được chú trọng, hoạtđộng khoa học và công nghệ có kết quả thấp, hoạt động hợp tác quốc
Trang 8tế mới trong giai đoạn phôi thai, việc tăng nhanh đội ngũ có trình độcao đòi hỏi phải có thời gian, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứngyêu cầu, nhà trường thiếu chính sách thu hút người giỏi.
2.2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA TỔ CHỨC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
2.2.1 Quá trình hình thành và xây dựng văn hóa tổ chức nhà
trường
Bằng quan sát và trải nghiệm thực tế tại trường, luận văn nhậnthấy văn hóa tổ chức nhà trường đang phát triển một cách tự phát,thiếu định hướng và chưa thể hiện rõ nét các đặc trưng của nhàtrường Nhà trường chưa thực sự chú trọng đến việc xây dựng vănhóa tổ chức
Xác định giá trị cốt lõi và viễn cảnh, sứ mệnh là yếu tố tiền đềcho việc xây dựng văn hóa tổ chức Thực trạng về việc xác định cácgiá trị cốt lõi, viễn cảnh, sứ mệnh của nhà trường và truyền thông cácgiá trị này diễn ra như sau:
Bước 1: Trên cơ sở phân tích môi trường bên ngoài và bêntrong, ban lãnh đạo nhà trường cùng những người quản lý các phòngkhoa cùng nhau thảo luận để xác định các giá trị cốt lõi và đưa ratuyên bố viễn cảnh, sứ mệnh của nhà trường
Bước 2: Sau khi đã xây dựng viễn cảnh, sứ mệnh và các giá trịcốt lõi Ban lãnh đạo nhà trường thực hiện truyền thông trong nhàtrường bằng cách cho đăng tải trên website nhà trường, ban bố trongchiến lược phát triển của nhà trường
Bước 3: Lãnh đạo nhà trường tiến hành truyền đạt cho toàn bộCBVC để các giá trị này đi vào thực tiễn bằng cách ban hành các quyđịnh của nhà trường về thời gian làm việc, nội quy cơ quan, các chínhsách, trang phục khi lên lớp
Trang 9Như vậy, việc xác định giá trị cốt lõi của nhà trường không có
sự tham gia của tất cả các CBVC nhà trường mà chỉ dựa trên cơ sởlấy ý kiến của lãnh đạo nhà trường và các trường phòng, khoa Do
đó, việc tuyên truyền và dẫn dắt, phổ biến các giá trị cốt lõi gặp nhiềukhó khăn
2.2.2 Thực trạng văn hóa tổ chức nhà trường
2.2.2.1 Thực trạng văn hóa tổ chức nhà trường tiếp cận theo lớp
thứ nhất: Những quan niệm chung
Để đánh giá thực trạng văn hóa tổ chức của trường CĐ LT-TPmột cách khách quan và khoa học, luận văn chủ yếu sử dụng phươngpháp nghiên cứu định lượng thông qua kết quả điều tra bằng bảngcâu hỏi khảo sát tại đơn vị nghiên cứu Đây là cơ sở để phân tích, lýgiải những vấn đề có liên quan đến văn hóa tổ chức nghiên cứu dựatrên nền tảng lý thuyết được trình bày ở chương 1
a Niềm tin
CBVC trong nhà trường bị lôi cuốn bởi viễn cảnh, có niềm tin
về sự phát triển của nhà trường Đây chính là động cơ thúc đẩy làmviệc, vừa là chỗ dựa tinh thần cho các thành viên, đồng thời gắn liềnvới kết quả làm việc của toàn đơn vị thông qua việc hoàn thành tốtcác công việc được giao, nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy
và học tập
b Lý tưởng
Qua khảo sát tại nhà trường về nhận định của 102 CBVC với
sứ mệnh của nhà trường thu được kết quả như sau: 91/102 (89,3 %)người trả lời đồng ý và rất đồng ý, 8/102 người (7,8 %) chọn câu trảlời bình thường và 3/102 CBVC (2,9 %) không tham gia ý kiến Từkết quả trên có thể thấy rằng hầu hết CBVC nhà trường đều thể hiệnquyết tâm và cam kết với sứ mệnh đã tuyên bố
Trang 10c Các giá trị văn hóa ngầm định khác
Kết quả khảo sát CBVC tại trường, khi được hỏi về điều gìkhiến mỗi CBVC không thể rời bỏ nhà trường, hay điều gì khiến chomọi người yêu nghề, yêu công việc, điều gì tạo nên sự cố kết ở nhàtrường và điều gì được mỗi thành viên coi trọng nhất, thì các giá trị:môi trường làm việc nghiêm túc – nề nếp, chú trọng việc nâng caotrình độ của CBVC, đề cao sự sáng tạo trong công tác NCKH, coingười học là trung tâm trong quá trình đào tạo, có cơ hội được đàotạo ở nước ngoài, lòng yêu nghề, tâm huyết với công , các nguyên tắc
và chính sách rõ ràng được ghi nhận như là điều hiển nhiên, bất thànhvăn và trở thành giá trị ngầm định của nhà trường
d Thái độ ứng xử với HSSV
Đội ngũ CBVC đã hình thành một thói quen làm việc và thái
độ ứng xử có kỷ luật, nề nếp, những thiếu sót trong quá trình làmviệc dần được cải thiện
e Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường
Kết quả nghiên cứu cho thấy: CBVC nhà trường cho rằng cácthành viên nhà trường đều thân thiện với nhau, vui vẻ, hòa đồng(87,8 % CBVC chọn câu trả lời đồng ý và rất đồng ý); 63,5 % CBVCkhi được hỏi đã chọn câu trả lời đồng ý cho câu hỏi các thành viênluôn có sự hợp tác, hỗ trợ nhau trong công việc, 36,5 % trả lời khôngđồng ý Đây là một tỷ lệ khá cao thể hiện sự hạn chế trong hợp tác,
hỗ trợ và sự chia sẻ của những người cùng làm việc Trong tương lainhà trường cần chú trọng hơn nữa việc ban hành các chuẩn mực vềmối quan hệ giữa các thành viên nhà trường
f Mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên, môi trường làm việc của nhà trường
Trang 11Khi khảo sát đánh giá về các yếu tố môi trường làm việc chothấy một thực trạng: tiêu chí môi trường làm việc năng động, sángtạo và phong cách làm việc tạo ra tính chủ động, sáng tạo cho CBVCđược đánh giá ở mức bình thường Điều này cho thấy vấn đề “traoquyền” cho nhân viên để họ có trách nhiệm và đưa ra các quyết địnhđược tốt hơn vẫn còn hạn chế
2.2.2.2 Thực trạng văn hóa tổ chức nhà trường tiếp cận theo lớp
thứ hai: Hệ thống giá trị được tuyên bố
a Bản tuyên bố viễn cảnh và sứ mệnh, mục tiêu của nhà trường đến năm 2020
- Trong 102 cán bộ viên chức được hỏi thì 92 (91,1%) ngườitrả lời có biết tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của trường, kênh thông tingiúp cán bộ công nhân viên nhận biết nhiều nhất là qua tài liệu nội bộtrong nhà trường (65/92), website (64/92), qua thông báo là 18/92,qua cán bộ công nhân viên khác (16/92) và những kênh khác nhưcuộc họp
b Thực trạng về các giá trị cốt lõi của nhà trường
Cùng với việc đưa ra tuyên bố về viễn cảnh, sứ mệnh, nhàtrường cũng đã xây dựng các giá trị cốt lõi Tuy nhiên, đây là các giátrị cốt lõi được ban lãnh đạo nhà trường xây dựng và tuyên bố, đồngthời các giá trị này mới được xây dựng từ năm 2004 và sau khi xâydựng thì việc truyền thông các giá trị này đến các bộ viên chức chưathực sự được chú trọng Luận văn đã tiến hành khảo sát về nhận địnhcác giá trị cốt lõi của nhà trường trên 102 CBVC, kết quả khảo sátcho thấy, có đến 41,6 % CBVC cho rằng nhận định (1) không phải làgiá trị mà họ theo đuổi tại nhà trường, 12 % CBVC không tham gia ýkiến; 36,7 % CBVC cho rằng nhận định (2) không phải là giá trị cốtlõi, 26 % CBVC không ý kiến; nhận định (3) có 36,4 % CBVC trả lời
Trang 12sai, 28,6 % CBVC không ý kiến Điều này chứng tỏ trong quá trình
đi tìm các giá trị cốt lõi, vai trò của các nhân viên cấp dưới chưađược đề cao Như vậy, trong quá trình xây dựng văn hóa tổ chức cầnphải đi tìm và xác lập tập các giá trị cốt lõi của nhà trường một cách
rõ ràng, khách quan, chính xác và đầy đủ hơn
c Sự quan tâm, chính sách đối với CBVC trong nhà trường
Hiện nay các CBVC nhà trường được tạo điều kiện tối đa choviệc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình
độ ngoại ngữ ở cả trong và ngoài nước Ban lãnh đạo cũng thườngxuyên quan tâm, chia sẻ đến các CBVC trong việc ốm đau, thai sản,cưới hỏi, ma chay,
d Việc thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường
Kết quả khảo sát về việc thực hiện các quy định của nhàtrường một cách nghiêm túc và thường xuyên cho thấy: có 98/102(96,1 %) CBVC có câu trả lời rất đồng ý và đồng ý, 4/102 ( 3,9 %)CBVC không tham gia ý kiến Như vậy, các quy định của nhà trườngđược các CBVC quan tâm và nghiêm túc thực hiện
e Hệ thống đánh giá thành tích của nhà trường
Nhà trường tiến hành đánh giá thành tích thông qua việc đánhgiá, xếp loại lao động được thực hiện cuối mỗi học kỳ Kết quả đánhgiá chủ yếu được sử dụng làm căn cứ chi trả thu nhập tăng thêm hàngtháng, bình xét lao động tiên tiến, lao động xuất sắc theo học kỳ,chiến sĩ thi đua hàng năm và các đợt thi đua trong năm
2.2.2.3 Thực trạng văn hóa tổ chức nhà trường tiếp cận theo lớp thứ ba: Những quá trình và cấu trúc hữu hình
a Cơ sở vật chất, kiến trúc, cách bày trí, cảnh quan nhà trường
Về cơ bản cơ sở vật chất, kiến trúc, cách bày trí, cảnh quan củanhà trường đã được quan tâm đầu tư Tuy nhiên, qua khảo sát phần