1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố sông công tỉnh thái nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​

161 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 314,22 KB

Nội dung

mâu thuẫn và xung đột, một bộ phận cán bộ, giáo viên ở một số trường THCS ởthành phố Sông Công chưa hiểu về ý nghĩa của xây dựng văn hóa tổ chức, chưa ýthức được đầy đủ trách nhiệm và ng

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN QUANG LUÂN

QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI

MỚI GIÁO DỤCNgành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN TẤT THẮNG

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Luân

Trang 3

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Tất Thắng,

người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trìnhhọc tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bảnthân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết.Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp

Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Luân

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 5

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 6

1.2 Các khái niêm công cụ 11

1.2.1 Xây dựng 11

1.2.2 Văn hóa 11

1.2.3 Tổ chức 11

1.2.4 Quản lý 12

1.2.5 Văn hóa nhà trường, văn hóa tổ chức nhà trường 12

1.2.6 Quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 14

Trang 5

1.3 Lý luận xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu

đổi mới giáo dục 14

1.3.1 Vai trò và mục tiêu của xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 14

1.3.2 Nội dung xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 17

1.3.3 Các con đường xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 22

1.4 Quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 24

1.4.1 Lập kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 24

1.4.2 Tổ chức xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 26

1.4.3 Chỉ đạo xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 28

1.4.4 Đánh giá xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 29

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 30

1.5.1 Các yếu tố chủ quan 30

1.5.2 Các yếu tố khách quan 32

Tiểu kết chương 1 34

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 36

2.1 Một vài nét về các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công 36

2.2 Mục tiêu, nội dung, phạm vi, phương pháp khảo sát 37

2.2.1 Mục tiêu khảo sát 37

Trang 6

2.2.2 Nội dung khảo sát 37

2.2.3 Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát 37

2.2.4 Phương pháp khảo sát và xử lý các kết quả 38

2.3 Thực trạng xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 38

2.3.1 Thực trạng nhận thức về văn hóa tổ chức và xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 38

2.3.2 Thực trạng mục tiêu xây dựng văn hóa tổ chức xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 42

2.3.2 Thực trạng nội dung xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 44

2.3.3 Thực trạng các con đường xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 57

2.4 Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 58

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 58

2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 61

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 63

2.4.4 Thực trạng đánh giá xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 65

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 67

2.5.1 Yếu tố chủ quan 67

2.5.1 Yếu tố khách quan 68

2.6 Đánh giá chung 69

2.6.1 Kết quả đạt được 69

Trang 7

v

Trang 8

2.6.2 Tồn tại, hạn chế 70

Tiểu kết chương 2 72

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 73

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 73

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 73

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 73

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 74

3.2 Các biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 74

3.2.1 Quản lý xây dựng tiêu chí đánh giá văn hóa tổ chức trong trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 74

3.2.2 Tổ chức nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về xây dựng văn hóa tổ chức và quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 80

3.2.3 Đổi mới lập kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 84

3.2.4 Chỉ đạo phát huy tính tích cực của các thành viên trong trường trung học cơ sở để xây dựng văn hóa tổ chức 87

3.2.5 Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 91

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 93

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 93

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 93

3.4.2 Đối tượng được khảo nghiệm 94

3.4.3 Nội dung khảo nghiệm 94

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 94

Tiểu kết chương 3 98

Trang 9

KẾT LUẬN 99

1 Kết luận 99

2 Khuyến nghị 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐHQGH Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên, phụ huynh về văn hóa tổ chức

ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục 39Bảng 2.2 Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên, phụ huynh về xây dựng

văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 40Bảng 2.3 Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên về mục tiêu xây dựng văn

hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng

yêu cầu đổi mới giáo dục 42Bảng 2.4 Thực trạng xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị ở các trường

THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 45Bảng 2.5 Thực trạng thực hiện nội dung xây dựng nề nếp hành chính, nề

nếp dạy học ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng

yêu cầu đổi mới giáo dục 47Bảng 2.6 Thực trạng xây dựng mối quan hệ và văn hóa ứng xử ở các

trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục 50Bảng 2.7 Thực trạng xây dựng văn hóa quản lý ở các trường THCS thành

phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 53Bảng 2.8 Thực trạng các xây dựng môi trường sư phạm, cơ sở vật chất ở

các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục 55Bảng 2.9 Thực trạng các con đường xây dựng văn hóa tổ chức ở các

trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục 57Bảng 2.10 Thực trạng lập kế hoạch xây dựng văn hóa quản lý ở các trường

THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 59

Trang 12

Bảng 2.11 Thực trạng tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa quản lý ở các

trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục 61Bảng 2.12 Thực trạng chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa quản lý ở các

trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục 63Bảng 2.13 Thực trạng đánh giá xây dựng văn hóa quản lý ở các trường

THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 65Bảng 2.14 Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đến xây dựng văn hóa tổ chức ở

các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục 67Bảng 2.15 Ảnh hưởng của yếu tố khách quan đến xây dựng văn hóa quản lý

ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi

mới giáo dục68Bảng 3.1 Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 94Bảng 3.2 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất 96

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hiện nay, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc, nhất

là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo thời cơ, thách thức về giáo dục

hiện nay “Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày

4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [2, tr.3].

Đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và yêu cầucủa đổi mới giáo dục, xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường có ý nghĩa quantrọng bởi khi xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường tốt sẽ tạo động lực chođội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên yên tâm cống hiến, làm việc Xây dựng văn hóa

tổ chức tốt góp phần hạn chế xung đột và những tiêu cực xảy ra, tạo niềm tin chomọi thành viên trong nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhàtrường Văn hóa tổ chức trong nhà trường chính là công cụ để chủ thể quản lý sửdụng để tổ chức, quản lý giáo dục trong nhà trường có hiệu quả Đối với đội ngũgiáo viên, văn hóa tổ chức trong nhà trường nếu được xây dựng hiệu quả sẽkhuyến khích họ sáng tạo, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và tạo động lực để nângcao chất lượng dạy học, nỗ lực tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn vàthêm tâm huyết với nghề Đối với học sinh, môi trường giáo dục thuận lợi giúphọc sinh vui vẻ, hòa đồng, tích cực học tập, trải nghiệm và thoải mái, vui vẻ vàham học, đồng thời nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong xây dựng trường họcthân thiện

Văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đã tạo ra mộtmôi trường làm việc lành mạnh, giúp hình thành các mối quan hệ tốt đẹp giữa cáccán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, trở thành động lực tinh thần cho sự sángtạo của mỗi cá nhân trong nhà trường trong thực hiện các hoạt động dạy học vàgiáo dục nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh Tuy nhiên, vẫn cònnhững biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực của một tổ chức, vẫn tồn tại

Trang 14

mâu thuẫn và xung đột, một bộ phận cán bộ, giáo viên ở một số trường THCS ởthành phố Sông Công chưa hiểu về ý nghĩa của xây dựng văn hóa tổ chức, chưa ýthức được đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với việc xây dựng vănhóa tổ chức.

Xây dựng văn hóa tổ chức của các trường trung học cơ sở hiện nay là mộtnhiệm vụ cấp thiết nhằm phát triển và củng cố về chất lượng đào tạo, môi trườnggiáo dục trong nhà trường đồng thời để phát huy thương hiệu của nhà trường

Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:

“Quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài khảo sát, đánh giá thực trạng quản lýxây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý để nâng caochất lượng hoạt động này

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học

cơ sở thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

4 Giả thuyết khoa học

Văn hóa tổ chức trong nhà trường có tác động lớn đến thương hiệu, uy tín

và chất lượng giáo dục của nhà trường Tuy nhiên, công tác xây dựng văn hóa tổchức ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công hiện nay chưa tạo rađộng lực cho các nhà trường phát triển bền vững và ổn định, vẫn còn những hạnchế nhất định về cơ sở vật chất, về môi trường văn hóa… để đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục Vì vậy, nếu đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng văn hóa tổ chức

Trang 15

ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công phù hợp thì sẽ khắc phục đượcnhững hạn chế đang tồn tại và nâng cao hơn nữa chất lượng văn hóa tổ chức ở cáctrường THCS thành phố Sông Công hiện nay.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở

trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các

trường trung học cơ sở thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các

trường trung học cơ sở thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công từ năm học 2018 - 2019 đến 2019 - 2020.

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các nhómphương pháp sau:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tài liệu quy định quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở cáctrường trung học cơ sở Từ đó phân tích và tổng hợp nguồn tài liệu, văn bản liênquan để xây dựng cơ sở lý luận về xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trunghọc cơ sở

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát xây dựng văn hóa tổ chức và quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ởcác trường THCS thành phố Sông Công để đánh giá thực trạng

7.2.2 Phương pháp điều tra bằng ankét

Chúng tôi sử dụng các bảng hỏi dành cho CBQL, GV, để tìm hiểu thựctrạng xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS và quản lý xây dựng văn hóa

tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công

Trang 16

7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu báo cáo đánh giá xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCSthành phố Sông Công, nghiên cứu các báo cáo đánh giá về xây dựng văn hóa nhàtrường, kết quả xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa hằng năm, việc tổ chức thựchiện văn hóa tổ chức trong trường học từ đó đưa ra những kết luận về quản lý xâydựng văn hóa tổ chức

7.2.4 Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên về xây dựng văn hóa tổ chức ở cáctrường THCS và thực trạng quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCSthành phố Sông Công

7.2.5 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở, cán bộ quản

lý Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục - Đào tạo để đánh giá tính khả thi của các biệnpháp đề tài đã đề xuất

7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Dùng để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạngbiện pháp xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Côngdưới dạng: Bảng số liệu, biểu đồ giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chínhxác và đảm bảo độ tin cậy

8 Cấu trúc của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ

sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường

THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường

THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI

GIÁO DỤC

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Theo Keup, Jennifer R.Walker, Arianne A Astin, Helen S.Lindholm,Jennifer A trong “Nghiên cứu văn hóa tổ chức trong việc tạo ra sự thay đổi chonhà trường” đã nhấn mạnh đến vai trò của văn hóa tổ chức về việc tạo ra sựchuyển biến và thay đổi của nhà trường với những thành tố cơ bản sau: “1) sự sẵnsàng cho thay đổi và đáp ứng với sự đổi mới của nhà trường, 2) sự phản kháng đốivới những thay đổi được đề ra theo kế hoạch, và 3) kết quả của quá trình tạo rathay đổi” [dẫn theo 14]

Theo Farmer nhấn mạnh rằng “văn hóa của một tổ chức có thể được hiểunhư tổng hòa các giả thiết được cho là đúng, các niềm tin và giá trị mà các thànhviên của tổ chức ấy cùng chia sẻ và được diễn đạt thông qua cách nói ngắn gọn “làm gì, làm như thế nào, và ai sẽ làm việc ấy” [14] Ông cho rằng, một thực tế chothấy các thành viên trong tổ chức “không thực sự biết đánh giá tác động của nóđến các quyết định, hành vi, sự truyền thông giao tiếp, hay xem xét những biêngiới có tính cấu trúc và biểu tượng của văn hóa tổ chức cho đến khi những lựclượng bên ngoài kiểm nghiệm nó” [dẫn theo 14]

Theo Barbara Fralinger (2007) đã dựa trên bộ công cụ đánh giá văn hóa tổchức để đánh giá thực trạng văn hóa tổ chức của trường đại học (OCAI) Tác giảđưa ra 3 yếu tố để xây dựng văn hóa tổ chức gồm các giá trị tán thành, những vậtđược tạo tác, những giả định ngầm ẩn Tác giả cho rằng để tạo ra một môi trườnghọc thuật tốt cần có sự phối hợp hành động của các thành viên trong tổ chức nhàtrường, từ đó xây dựng một môi trường học thuật tốt tạo môi trường để sinh viênhọc tập “Công cụ Đánh giá Văn hóa Tổ chức (The Organisational CultureAssessment Instrument - OCAI) được vận dụng để xác định xem văn hóa của khoa

Trang 18

trong nhà trường đã ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý sinh viên (nhận thức, suynghĩ và tình cảm), và chính sinh viên mong muốn văn hóa ấy sẽ là như thế nàotrong vòng năm năm sắp tới Phương pháp nghiên cứu sử dụng công cụ đánh giávăn hóa tổ chức (OCAI) là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến trongnghiên cứu văn hóa nhà trường Công cụ này có thể được dùng như một cách đểchẩn đoán và đề xướng những thay đổi bước đầu trong văn hóa tổ chức của trườngđại học”[4, tr.8].

Theo Bennis tìm hiểu về văn hóa tổ chức đã quan tâm đến lãnh đạo tổ chức,trong đó nhà lãnh đạo trao quyền cho nhân viên để học tích cực làm việc và tăngcường hiệu quả của tổ chức giúp các nhân viên nỗ lực nhằm xây dựng tổ chức ổnđịnh và phát triển [6, tr.9]

Wonycott-Kytle, Angel M.; Bogotch, Ira E (1997), đã tìm hiểu “nhữngcách thức nhằm thay đổi văn hóa tổ chức để thử hiện cải cách giáo dục hiệu quả”[6, tr.9, 10] Theo các tác giả những yếu tố như khen thưởng, động viên bằng vậtchất, khích lệ đã tác động đến tâm lý của các thành viên giúp cho họ có tâm tâmtrạng tốt và thái độ làm việc hiệu quả, tích cực hơn

Theo Cameron & Quinn (1999), cũng đã “sử dụng Bộ Công cụ đánh giá vănhóa tổ chức (OCAI) để tổ chức khảo sát văn hóa nhà trường Bộ công cụ này bao gồmsáu nội dung cơ bản: 1) Đặc điểm nổi bật nhất của nhà trường; 2) Sự lãnh đạo nhàtrường; 3) Hoạt động quản lý nhân viên trong nhà trường; 4) Các yếu tố kết dính các

cá nhân trong tổ chức; 5) Những điểm quan trọng nhất của chiến lược phát triển củanhà trường; 6) Tiêu chí thành công của nhà trường)” [dẫn theo 6, tr.10]

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Cuốn sách của tác giả Phạm Hồng Quang về “Môi trường giáo dục” đã đưa

ra nhiều quan điểm khác nhau về môi trường, môi trường xã hội và môi trường tựnhiên Tác giả nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của môi trường nói chung và môitrường giáo dục nói riêng đối với đời sống con người và sự hình thành phát triểnnhân cách Theo tác giả “Môi trường giáo dục là toàn bộ cơ sở vật chất, tinh thần

mà trong đó con người được giáo dục đang sống, lao động và học tập, được sử

Trang 19

dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của họ phù hợp với mục đíchgiáo dục đã định” Đồng thời, tác giả cho rằng ở khía cạnh khác: “Môi trường giáodục là tập hợp không gian với các hoạt động xã hội của cá nhân, các phương tiện

và giao lưu được phối hợp với nhau tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục đạt kết quảcao nhất” hoặc coi môi trường giáo dục là đời sống sinh động hàng ngày hàng giờtác động ảnh hưởng trực tiếp quyết định các giá trị đạo đức Tác giả đã đề cập khásâu đến môi trường văn hóa giáo dục (môi trường sư phạm) từ góc nhìn của xã hộihọc, văn hóa học, giáo dục học, coi môi trường văn hóa giáo dục bao hàm “cácđiều kiện vật chất và tinh thần chứa đựng hệ thống giá trị của hoạt động giáo dục,tạo niềm tin, giá trị về tháu độ của các thành viên tham gia hoạt động trong trườnghọc và ảnh hưởng đến quá trình giáo dục Tác giả cho rằng, những điều kiện vậtchất của môi trường văn hóa giáo dục gồm các điều kiện tự nhiên nơi trường đóng,

cơ sở vật chất cho mọi hoạt động của nhà trường, trong đó nổi bật là cơ sở vật chấtphục vụ cho hoạt động dạy và học Mặt khác, cũng phải quan tâm đến những yếu

tố tinh thần trong môi trường văn hóa giáo dục bao gồm bầu không khí tâm lítrong trường, những nét truyền thống, các giá trị cùng với các quan điểm chỉ đạocủa cán bộ quản lí,… là những yếu tố phi vật chất và có quan hệ chặt chẽ vớinhững yếu tố vật chất trong môi trường văn hóa giáo dục… Đây là những luậnđiểm góp phần làm sáng tỏ lí luận về môi trường giáo dục [15]

Tác giả Nguyễn Văn Hùng (2009), khi nghiên cứu văn hóa nhà trường chorằng “Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩnmực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhàtrường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thểhiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi

tổ chức sư phạm” Xây dựng văn hóa nhà trường cần chú ý đến các vai trò củangười lãnh đạo (Hiệu trưởng): “người lãnh đạo và yếu tố thời gian”: “những giá trịtrong văn hóa tổ chức của nhà trường không phải chỉ là phương tiện mà còn làmục đích của bản thân trường đại học”; Cũng theo tác giả thì văn hóa tổ chức củanhà trường còn được xây dựng theo lối tiếp cận giao tiếp đa chiều thông tin“từ

Trang 20

trên xuống“ hoặc “từ dưới lên” Những chính sách hay quy định có thể buộc người

ta hành động theo một cách nào đó, nhưng không thể buộc người ta phải chia sẻmột niềm tin, suy nghĩ và cảm xúc theo một cách nào đó Văn hóa tổ chức thực sựkhông thể hình thành nếu thiếu niềm tin bên trong của các thành viên Hành vi củatừng thành viên đều có tác động củng cố hay phá hoại văn hóa của tổ chức, nhưnghành vi của người lãnh đạo thì có một tác động đặc biệt lớn Cũng từ góc độ tổchức để nghiên cứu VHNT, tác giả bài viết “Văn hóa tổ chức trong nhà trường vàphương hướng xây dựng” khẳng định rằng: Xây dựng văn hóa tổ chức trong nhàtrường là vấn đề rất có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàndiện nhà trường hiện nay Trên cơ sở tìm hiểu những hình thái và cấp độ thể hiệncủa văn hoá tổ chức trong nhà trường, bài báo phân tích làm rõ tầm quan trọng củaxây dựng văn hoá tổ chức trong nhà trường với các biểu hiện: văn hoá là một thứtài sản lớn của bất kỳ một tổ chức nhà trường nào; văn hoá tạo động lực làm việccho mọi thành viên; văn hoá hỗ trợ việc điều phối và kiểm soát, hạn chế tiêu cực

và xung đột; văn hoá góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục củanhà trường Cuối cùng, bài báo đề xuất phương hướng và các bước tiến hành cụthể nhằm xây dựng, phát triển văn hóa tổ chức trong nhà trường [7]

Theo tác giả Phạm Quang Huân (2009), quan niệm nhà trường là một tổchức, và từ bản chất của văn hóa tổ chức, tác giả quan niệm: văn hoá nhà trường làvăn hoá của một tổ chức hành chính - sư phạm Văn hoá tổ chức của một nhàtrường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hìnhthành trong quá trình phát triển của nhà trường được các thành viên trong nhàtrường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinhthần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm [8]

Tác giả Lê Thị Oanh, đã nghiên cứu về Xây dựng môi trường giáo dục ở trường trung học phổ thông chuyên theo tiếp cận văn hoá tổ chức Luận án đã xây

dựng được cơ sở lí luận về xây dựng môi trường giáo dục ở trường trung học phổthông chuyên theo tiếp cận văn hoá tổ chức Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng,xây dựng môi trường giáo dục theo tiếp cận văn hoá tổ chức tại trường THPT

Trang 21

chuyên, cần chú trọng đến các nội dung chính đó là xây dựng môi trường vật chất

và xây dựng môi trường tinh thần Đồng thời, các chủ thể quản lý giáo dục cũngcần quan tâm tới hệ thống con đường xây dựng môi trường giáo dục theo tiếp cậnvăn hoá tổ chức ở các trường THPT chuyên bao gồm: thông qua thực hiện cáchoạt động dạy học; tổ chức các hoạt động giáo dục; xây dựng môi trường sưphạm; thiết lập mối quan hệ với gia đình, cộng đồng, xã hội Xây dựng được bộtiêu chí đánh giá môi trường giáo dục ở trường THPT chuyên Đề xuất được cácgiải pháp xây dựng môi trường giáo dục ở trường trung học phổ thông chuyêntheo tiếp cận văn hoá tổ chức trong bối cảnh hiện nay [14]

Theo Nguyễn Đức Thịnh trong công trình “Quản lý phát triển văn hóa tổ chức ở trường THCS Hồng Đức, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” đã đề cập

đến các biện pháp như nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về pháttriển văn hóa tổ chức, phát triển quy tắc văn hóa ứng xử của cán bộ, giáo viên, xâydựng môi trường cảnh quan văn hóa, khuôn viên trong nhà trường, nâng cao chấtlượng giảng dạy và học tập của giáo viên và HS…[13]

Theo Nguyễn Hoàng Dương trong công trình Xây dựng văn hóa tổ chức ở Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên trên cơ sở

nghiên cứu thực trạng văn hóa tổ chức và xây dựng văn hóa tổ chức ở Trung tâmhuấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên đã đề xuất các biệnpháp như: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của công tác xây dựng vănhóa; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý hành chính, tạo lập nề nếphành chính và văn hóa quản lý, thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ Công an nhân dân;Xây dựng môi trường dạy học và giáo dục tạo động lực cho GV và người học;Xây dựng các chuẩn mực trong văn hóa ứng xử; Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

và môi trường cảnh quan; Tạo sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ các lực lượnggiáo dục…[5]

Theo Lê Hồng Sinh trong công trình Xây dựng văn hóa tổ chức ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên và đào tạo cán bộ tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở nghiên

cứu thực trạng nề nếp dạy học, nề nếp hành chính và thực trạng về cơ sở vật chất,

Trang 22

thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử, văn hóa quản lý, từ đó xây dựng các biệnpháp như: Xây dựng các chuẩn mực trong văn hóa ứng xử, tạo dựng văn hóa họchỏi, văn hóa chia sẻ; Huy động các nguồn lực, phát huy tính tích cực, tự giác củacán bộ, giáo viên để xây dựng văn hóa ở trung tâm; Nêu gương các cán bộ, giáoviên, sinh viên xuất sắc tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phongtrào xây dựng văn hóa tổ chức… [11].

Tác giả Nguyễn Viết Lộc trong bài viết “Văn hóa tổ chức Đại học Quốc gia

Hà Nội trong bối cảnh đổi mới và hội nhập” (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh

tế và Kinh doanh 25 (2009); tr230-238) [10] đã phân tích các khái niệm và các yếu

tố cấu thành văn hóa tổ chức, văn hóa tổ chức của một trường đại học Tác giả đãkhái quát hóa các đặc trưng cơ bản của văn hóa tổ chức để đưa ra những vấn đềđặc biệt quan tâm và mô hình tham khảo cho quá trình xây dựng văn hóa tổ chứccủa Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới và hội nhập

Tác giả Phạm Hiệp với bài viết Văn hóa tổ chức trong cải cách giáo dục đại học (Tạp chí Tia Sáng, ngày 03/11/2008; tr50- 52) [9] Tác giả nhấn mạnh vai

trò của văn hóa tổ chức trong cải cách giáo dục Đó là biện pháp quan trọng nhấttrong cải cách giáo dục ở các trường đại học Văn hóa tổ chức bao gồm 6 thành tốnhư: Sự tương tác giữa cán bộ trong trường đại học; Sự tương tác giữa các nhàLãnh đạo, giáo viên và công nhân viên; sự tương tác giữa các sinh viên; sự tươngtác giữa cán bộ và sinh viên trong nhà trường; sự tương tác giữa cán bộ của trườngđại học với xã hội bên ngoài; sự tương tác giữa các sinh viên của trường đại họcvới xã hội bên ngoài Khi cải cách giáo dục diễn ra đồng thời phải cải cách 6 thành

tố đó trong văn hóa

Các công trình nghiên cứu của các tác trong nước và ngoài nước đã kháiquát được nội hàm của khái niệm văn hóa tổ chức; vai trò của văn hóa tổ chức đốivới việc thay đổi và phát triển tổ chức Đặc biệt xét ở phương diện nhà trường làmột tổ chức hành chính - sư phạm thì văn hóa nhà trường mang đầy đủ những đặctrưng của một văn hóa tổ chức đồng thời mang những nét đặc thù riêng Chính vănhóa là thước đo hai chiều đánh giá những hoạt động mà các thành viên trong tổ

Trang 23

chức nhà trường đạt được nhưng đồng thời văn hóa cũng phản ánh được nhu cầucủa các thành viên trong nhà trường Nhà trường phải có văn hóa đặc trưng để đápứng được sự thay đổi của chính tự thân nhà trường đó cũng như sự thay đổi của xãhội Kết quả của sự thay đổi sẽ đánh giá được hiệu quả của hoạt động xây dựngvăn hóa tổ chức nhà trường.

1.2 Các khái niêm công cụ

1.2.1 Xây dựng

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Xây dựng là làm cho hình thành một tổ chứchay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương hướngnhất định” [6, tr.38]

1.2.2 Văn hóa

Theo UNESCO (2002) cho rằng: Văn hóa là tổ hợp các đặc điểm tinh thần,vật chất, trí tuệ, tình cảm nổi bật của xã hội hay nhóm xã hội, bao hàm cả nghệthuật, văn học, lối sống, cùng với đường đời, hệ giá trị, truyền thống và niềm tin

UNESCO cũng đưa ra khái niệm rất khái quát về văn hóa: Văn hóa là toàn

bộ những giá trị vật chất và tinh thần [6, tr.24]

Theo tác giả Thái Duy Tuyên: Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thầncủa nhân loại, là kinh nghiệm của lịch sử xã hội loài người đã được hệ thống hóa,tích lũy lại qua nhiều thế kỷ và có thể truyền lại cho các thế hệ sau [12, tr17-32.]

Vậy, Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và được truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác chi phối đến suy nghĩ, thái độ và hành động của cá nhân trong cộng đồng.

1.2.3 Tổ chức

Theo quan điểm triết học “Tổ chức là cơ cấu tồn tại của sự vật, là thuộc tínhcủa bản thân sự vật, sự vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kếtnhất định các yếu tố thuộc nội dung Dưới góc độ xã hội học, tổ chức là nhữngthực thể xã hội, phối hợp với nhau có mục đích, là hệ thống xã hội được cơ cấutheo mục tiêu hay những hiệp hội để đạt mục tiêu liên kết xã hội

Trang 24

Trong cuốn “Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước”, tổ chức được định nghĩa như sau: “Tổ chức là một đơn vị xã hội, được điều phối một cách có

ý thức, có phạm vi tương đối rõ ràng, hoạt động nhằm đạt được một hoặc nhiềumục tiêu chung (của tổ chức)” Theo quan niệm này, mỗi tổ chức có phạm vi hoạtđộng khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu,nguồn lực của tổ chức đó Các yếu tố này là những điều kiện của tổ chức

1.2.4 Quản lý

Khái niệm quản lý được nghiên cứu trong nhiều công trình và nhiều lĩnhvực khác nhau, tuy nhiên có thể thống nhất khái niệm như sau: quản lý là sự tácđộng có tổ chức, có mục đích, của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằngcác quyết định, các cơ chế chính sách và phẩm chất uy tín của cơ quan quản lý haycủa người quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các điều kiện(nhân lực, vật lực, tài lực, ) và tận dụng các cơ hội nhằm đạt được các mục tiêucủa tổ chức trong một môi trường luôn biến động

1.2.5 Văn hóa nhà trường, văn hóa tổ chức nhà trường

Theo tác giả Kent D Peterson and Terrence E Deal, văn hoá nhà trườngđược hiểu như sau: Văn hoá nhà trường là một dòng chảy ngầm của những chuẩnmực, giá trị, niềm tin, truyền thống và nghi lễ được hình thành theo thời gian docon người làm việc cùng nhau, giải quyết các vấn đề và đối mặt với các tháchthức,… định hình suy nghĩ, cảm xúc và hành động của con người trong nhàtrường,… tạo cho nhà trường sự khác biệt” [6, tr.25]

Theo Hoàng Quốc Đạt, Văn hóa nhà trường là các giá trị vật chất và các giátrị tinh thần của nhà trường được các thế hệ xây dựng, tích lũy lại qua thời gian và

có thể truyền lại cho các thế hệ sau [6, tr.25]

Vậy, văn hóa nhà trường gồm các giá trị tinh thần và vật chất trong môi trường sư phạm do các thành viên trong tổ chức nhà trường xây dựng để phục vụ cho mục đích giáo dục, đào tạo trong nhà trường.

Trang 25

- Văn hóa tổ chức:

Deal và Peterser (1990) xem văn hóa tổ chức là mô hình hay khuôn mẫusâu sắc về giá trị, niềm tin và truyền thống được hình thành qua lịch sử phát triểncủa tổ chức [14, tr.20]

Tabeman (2004), văn hóa tổ chức phản ánh các ý tưởng được chia sẻ về cácnhất trí cơ bản, về các giá trị và niềm tin vào các hiện thực văn hóa tạo nên sựđồng nhất của tổ chức và là chuẩn mực cho các hành vi mong đợi [15, tr.21]

Vậy, văn hóa tổ chức là hệ thống giá trị, niềm tin, thói quen và truyền thống, chuẩn mực tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tổ chức, được các thế hệ duy trì nhằm phát triển tổ chức.

Trong nhà trường, VHTC thường được coi là điều hiển nhiên Về nhiềukhía cạnh, VHTC có thể vô hình, nhưng VHTC luôn đóng vai trò là chất keo kếtdính và giúp xây dựng ý thức gắn kết các thành viên trong nhà trường VHTCtrong nhà trường thường được thấy trong các mối quan hệ được chia sẻ, độngviên, hỗ trợ giữa các thành viên trong nhà trường; biểu hiện trong các chuẩn mực,quy tắc, trong mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên và sự chia sẻ kinh nghiệmtrong chuyên môn, hoạt động giáo dục, giảng dạy (Haberman, 2013) Do vậy,VHTC nhà trường quy định ý thức về bản sắc, thúc đẩy khả năng đạt mục tiêu,giúp định hình các chuẩn mực và tạo ra các mô hình về cách ứng xử, các phươngpháp làm việc hiệu quả, định hướng đúng đắn, VHTC tạo nên sự khác biệt giữalãnh đạo, giáo viên, nhân viên, học sinh của trường này với lãnh đạo, giáo viên,nhân viên, học sinh của trường khác, cũng như sự khác biệt giữa trường này vớitrường khác

- Xây dựng văn hóa tổ chức ở trường THCS:

Trên cơ sở những quan niệm và định nghĩa khác nhau về văn hóa, theo

chúng tôi, xây dựng văn hoá tổ chức ở trường THCS là quá trình tác động của chủ thể quản lý tới các thành viên trong nhà trường để xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị , xây dựng nề nếp hành chính, nề nếp dạy học, xây dựng mối quan hệ và văn hóa ứng xử, xây dựng văn hóa quản lý và xây dựng môi trường sư phạm, cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

Trang 26

1.2.6 Quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Quản lý xây dựng VHTC ở trường trung học cơ sở là sự tác động có địnhhướng, có mục đích, có hệ thống thông tin của chủ thể quản lý tới khách thể quản

lý nhằm xây dựng môi trường cơ sở vật chất, nề nếp hành chính, nề nếp dạy học

và xây dựng văn hóa quản lý để tạo ra hoặc gìn giữ, phát triển các giá trị vật chất,các giá trị tinh thần, truyền thống của nhà trường đảm bảo thực hiện tốt các mụctiêu giáo dục của cấp học, bậc học và các mục tiêu phát triển nhà trường cũng nhưđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

1.3 Lý luận xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Xây dựng VHTC trong trường THCS là một quá trình xuyên suốt hoạt độngcủa nhà trường Thực tế cho thấy, quá trình này không trơn tru, thuận lợi vì trongquá trình xây dựng sẽ vấp phải những ràng buộc, rào cản để đi đến sự thống nhất

về quan niệm, hành vi, niềm tin và thái độ,… mà khó nhất là sự thay đổi về nhậnthức và tư duy đã theo lối mòn, khó phá bỏ của mỗi thành viên trong nhà trường

Như vậy, xây dựng VHTC thực chất là xây dựng và đạt được sự đồng thuận

về một hệ thống các giá trị triết lí hành động và phương pháp ra quyết định đặctrưng cho phong cách của nhà trường và cần được tuân thủ nghiêm túc

Như vậy, nói đến xây dựng VHTC trong nhà trường là nói đến xây dựng sứmạng, tầm nhìn, mục tiêu và hệ thống các giá trị triết lí hành động và phươngpháp, cách thức ra quyết định phù hợp với nhiệm vụ của nhà trường, tạo sự đồngthuận cao của các thành viên trong nhà trường và được tuân thủ, thực hiện nghiêmtúc các nội dung hoạt động đã đề ra Làm tốt các nội dung này sẽ tạo ra và gópphần xây dựng hình ảnh, thương hiệu, phát triển văn hoá nhà trường

1.3.1 Vai trò và mục tiêu của xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ

sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đềlớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,

Trang 27

phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện, do vậy xây dựngVHTC ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là rất cần thiết tronggiai đoạn hiện nay.

Đối với giáo dục phổ thông, đổi mới giáo dục tập trung phát triển trí tuệ, thểchất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năngkhiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tinhọc, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Để pháthuy năng lực và phẩm chất của HS yêu cầu GV phải đổi mới mạnh mẽ phươngpháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

và vận dụng kiến thức, kỹ năng của HS; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,ghi nhớ máy móc GV tập trung dạy cho HS cách học, cách nghĩ, khuyến khích tựhọc, tạo cơ sở để HS tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực,chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý cáchoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, mặt khác, GV phải đẩy mạnhứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học Vì vậy, các nhàtrường muốn phát triển, khẳng định thương hiệu, cần phải xây dựng VHTC mà ở

đó mọi thành viên trong nhà trường nỗ lực để hoàn thành công việc, luôn nâng caotinh thần làm việc theo nhóm của GV, nhân viên, HS để kết hợp những ý tưởnghay, hợp lí hơn cho công việc chung Nhà trường, gia đình, xã hội luôn được coi là

“tam giác giáo dục” quan trọng đối với mỗi HS

Văn hóa tổ chức hỗ trợ điều phối và kiểm soát; hạn chế tiêu cực và xungđột: Văn hóa tổ chức được tập thể đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh xâydựng nên qua nhiều thế hệ, trở thành truyền thống tốt đẹp của mỗi nhà trường.Ngược lại, khi văn hóa tổ chức nhà trường được xây dựng lên bởi các chuẩn mực,thủ tục, quy trình, quy tắc, nguyên tắc, quy chế, truyền thống sẽ có tác động trởlại trong việc hỗ trợ điều phối và kiểm soát hoạt động, hành động của mỗi cá nhân

và tập thể trong nhà trường; giúp hạn chế tiêu cực và xung đột trong các mối quan

hệ làm việc Văn hóa tổ chức giúp mỗi cá nhân, tập thể thống nhất về nhận thức và

Trang 28

hành động trong thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường Nó góp phần xâydựng mối đoàn kết, niềm tin giữa cá nhân với tập thể, giữa giáo viên, nhân viên,học sinh với cán bộ quản lý nhà trường; tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh, trởthành công cụ vô hình điều phối, kiểm soát hành động của mỗi cá nhân, tập thểtrong hoạt động chung của nhà trường Đồng thời văn hóa tổ chức nhà trường sẽtạo ra những dư luận tích cực nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quytắc, chuẩn mực của một tổ chức Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xungđột; khi xung đột không thể tránh khỏi xảy ra thì văn hóa tổ chức tạo ra hành langpháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyêntắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.

Mục tiêu chung của việc xây dựng VHTC trường THCS là:

- Hướng tới xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, có tínhchuyên nghiệp trong từng hoạt động của CBQL, GV, NV và HS; tạo cơ hội, động lực,niềm tin, kích thích sự sáng tạo của mỗi thành viên trong nhà trường; giúp mỗi ngườixây dựng tinh thần, thái độ làm việc đúng đắn, nắm rõ nhiệm vụ, mục tiêu, và vai tròcủa cá nhân trong nhà trường VHTC tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh, trở thànhcông cụ vô hình điều phối, kiểm soát hành động của mỗi cá nhân, tập thể trong hoạtđộng chung của nhà trường

- Giúp hiệu trưởng, các thành viên trong trường xác định rõ sứ mạng, tầmnhìn, mục tiêu, những giá trị vật chất, tinh thần của nhà trường đang có, cũng nhưđảm bảo tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu về đổi mới giáo dục và đào tạo, các yêu cầucủa địa phương sở tại

- Giúp huy động và phát huy mặt mạnh của mọi thành viên trong nhà

trường, cũng như huy động được các nguồn lực (vật chất, tinh thần) của xã hộitham gia vào các hoạt động của nhà trường Hướng tới các thành viên, học sinhtrong nhà trường, cảm thấy tự hào, hãnh diện vì được làm việc, học tập tại trường

- Giúp hỗ trợ điều phối và kiểm soát các hoạt động, tạo ra những dư luậntích cực nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực của

nhà trường, hạn chế xung đột, rủi ro trong nhà trường

Trang 29

- Tạo được hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyếtxung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.

Do vậy, trong nhà trường, xây dựng VHTC chính là xây dựng nét đặctrưng, đặc thù cơ bản nhất của nhà trường, là cơ sở để nâng cao uy tín, hình ảnhtạo “thương hiệu” của nhà trường, thể hiện năng lực, uy tín của Hiệu trưởng vàcác thành viên trong nhà trường và duy trì sự ổn định và phát triển bền vững củanhà trường

1.3.2 Nội dung xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

1.3.2.1 Xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của trường THCS và chính sách phát triểnkinh tế xã hội của địa phương, Hiệu trưởng, CBQL, GV, NV trường THCS cótrách nhiệm xây dựng kế hoạch chiến lược nhà trường (đây chính là kế hoạch dàihạn phát triển nhà trường, thông thường có khung thời gian 5 năm và phải thể hiệntầm nhìn phát triển thêm 5 đến 15 năm) Kế hoạch chiến lược chú trọng tới mụctiêu tổng thể và sự phát triển tương lai của nhà trường

Hiệu trưởng có vai trò quyết định trong việc chỉ đạo xây dựng kế hoạchchiến lược của trường THCS

Sứ mạng (mision), tầm nhìn (vision) của trường THCS được phản ánh trongviệc xây dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường

Sứ mạng của trường THCS phải được tuyên bố sao cho thu hút được tâmtrí, tình cảm của mọi thành viên trong trường; của nhân dân cộng đồng mà nhàtrường gắn bó; của cha, mẹ HS Sứ mạng của trường THCS phải ngắn, gọn, dễnhớ; chỉ rõ việc của tổ chức nhà trường; đủ rộng để linh hoạt mềm dẻo khi thựchiện, có độ hẹp cần thiết để đi vào trọng tâm việc cần làm; là kim chỉ nam chohành động; phản ánh niềm tin và VHTC; tiếp lực cho trường THCS hoạt động;không bị hạn chế thời gian và khái quát được mục tiêu cần đạt của trường THCS

Trang 30

Tầm nhìn của trường THCS là trạng thái tương lai có thể xảy ra mà trườngTHCS phải nuôi dưỡng để đạt tới tầm nhìn chỉ rõ viễn cảnh hiện thực được nêu racác kì vọng tương lai mà hiện tại là các mốc đầu tiên để tiến tới Tầm nhìn củatrường THCS phải tạo ra viễn cảnh, hoài bão cho mọi thành viên trong nhà trườnghướng tới; hấp dẫn thuyết phục nên tạo niềm tin cho thành viên; thể hiện tôn trọngvới truyền thống quá khứ; thể hiện được cam kết, đồng thuận vượt qua thách thức.

Trường THCS phải xác định được hệ giá trị hành động, điều này phản ánhvăn hóa của nhà trường Đây là nguyên tắc hướng dẫn hành động, xác định phongcách làm việc của nhà trường Hệ giá trị hành động trong trường THCS được xâydựng thông qua: Hoạt hoạt động DẠY HỌC - hệ giá trị trong thực hiện công việccủa CBQL, GV, NV, HS trong trường; QUẢN LÍ - hệ giá trị trong phong cáchquản lý của người đứng đầu các bộ phận trong trường và ỨNG XỬ - hệ giá trịtrong ứng xử các mối quan hệ nội bộ và ứng xử với môi trường bên ngoài Các giátrị này được chia sẻ bới các thành viên của trường, đóng góp cho sự phát triển củatrường, làm nền tảng cho việc thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường

Đối với hệ giá trị thực hiện công việc cần đảm bảo các tiêu chí: Năng xuất,chất lượng, hiệu quả; Đối với hệ giá trị trong phong cách quản lí cần đảm bảo cáctiêu chí: Dân chủ lắng nghe, quyết đoán, bồi dưỡng nhân tài; Đối với hệ giá trịtrong các mối quan hệ nội bộ cần đảm bảo các tiêu chí: Kỷ cương, nhân ái (tìnhthương) và trách nhiệm (tính đồng đội); Đối với hệ giá trị trong ứng xử với môitrường bên ngoài cần đảm bảo các tiêu chí: Phòng vệ; tận dụng thời cơ; thi đua,hợp tác

1.3.2.2 Xây dựng nề nếp hành chính, nề nếp dạy học

Xây dựng nề nếp hành chính ở trường THCS là trạng thái vận động củatrường THCS đảm bảo tính kỷ luật, thể hiện khi mọi thành viên trong trường tuânthủ nội quy, giờ giấc làm việc, chế độ họp, thủ tục giải quyết các công việc hànhchính, mức độ hoàn thành các mệnh lệnh hành chính,… Các nội dung cơ bản của

nề nếp hành chính là: Tuân thủ nội quy, quy chế làm việc của trường THCS, thờigian làm việc của CBQL, GV, NV, HS; chế độ báo cáo, hội họp, mối liên kết giữa

Trang 31

các bộ phận trong nhà trường để thực hiện các quyết định hành chính, mức độhoàn thành các mệnh lệnh hành chính của cấp trên Phong cách thi hành nhiệm vụcủa CBQL, GV, NV, cách ứng xử với người đến làm việc tại nhà trường vv

Xây dựng nề nếp nề nếp dạy học là trạng thái vận động thực tiễn của hoạtđộng dạy học diễn ra có tổ chức, có trình tự, có kế hoạch và mang tính chất sưphạm, hành chính trong trường THCS, đảm bảo cho hoạt động dạy và học diễn rađúng kế hoạch

Xây dựng nề nếp dạy học là những tác động có mục đích, có kế hoạch củahiệu trưởng nhà trường nhằm chuyển hoá những yêu cầu khách quan mang tínhchất hành chính của quá trình dạy học thành ý thức tự giác, tự chủ và tự chịu tráchnhiệm, trở thành hành vi, thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật, tuân theo phápluật và các quy chế, quy định của nhà trường Xây dựng nề nếp dạy học là xâydựng tập thể nhà trường ổn định về mặt tổ chức hoạt động sư phạm,về tinh thần,đời sống, tạo sự đoàn kết gắn bó, cộng đồng trách nhiệm trong công việc, thựchiện hiệu quả nhiệm vụ dạy học Bên cạnh đó, xây dựng nề nếp dạy học là xâydựng môi trường làm việc mô phạm, xanh, sạch, đẹp; giúp xoá bỏ những nề nếplạc hậu, xây dựng những nề nếp mới, cần thiết góp phần thực hiện tốt nội quy, quychế dạy, học, quy chế kiểm tra, đánh giá trong công tác chuyên môn, nề nếp sinhhoạt chuyên môn…

1.3.2.3 Xây dựng mối quan hệ và văn hóa ứng xử

VHTC trong nhà trường đòi hỏi mọi thành viên trong trường đều có nhậnthức, hành vi và thái độ tích cực đối với nhà trường (nơi đang làm việc), đối với

cơ quan quản lý nhà nước (phường, xã, thành phố nơi trường đóng chân), đối với

cơ quan quản lý cấp trên (phòng giáo dục),… góp phần làm cho nhà trường pháttriển vì mục tiêu chung VHTC góp phần tạo môi trường thân thiện, lành mạnh,tạo động lực cho sự phát triển mỗi cá nhân và nhà trường

Bài toán đặt ra đổi với nhà trường, cần có lời giải thỏa đáng trong quá trìnhxây dựng mối quan hệ và văn hóa ứng xử là:

Trang 32

- Nhà trường có trách nhiệm như thế nào đối với xã hội, đối với môi

trường, đối với cộng đồng, đối với sự tiến bộ hằng ngày và phát triển toàn diện của học sinh?

- Quan hệ ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với học sinh(đối tượng phục vụ, khách hàng, lí do tồn tại nhà trường) như thế nào?

- Xây dựng mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường(Quan hệ giữa cán bộ quản lý với cán bộ, giáo viên; giữa giáo viên, nhân viên vớigiáo viên, nhân viên; giữa thày, cô, nhân viên với học sinh; giữa học sinh với nhautrong nhà trường) như thế nào để đạt mục tiêu chung, phát huy mặt mạnh, hạn chếxung đột, giảm thiểu rủi ro

- Quan hệ ứng xử của nhà trường với các thành phần, các bên liên quan:như: Phụ huynh học sinh, lãnh đạo địa phương, quản lý chuyên môn cấp trên, cácthành phần liên quan trong xã hội, các cơ quan chức năng ở địa phương,…

- Các quan niệm của nhà quản lý, giáo viên, nhân viên về chất lượng giáodục và đánh giá chất lượng giáo dục: Đảm bảo chất lượng giáo dục (bao gồm cả

chất lượng bên trong và chất lượng bên ngoài) Đánh giá chất lượng giáo dục (tựđánh giá và đánh giá ngoài)

- Các quan niệm về hợp tác và cạnh tranh trong giáo dục Chẳng hạn giữatrường này với trường kia trên cùng địa bàn, cùng cấp độ (sau khi được kiểm địnhchất lượng),…., giữa nhà trường với các tổ chức văn hoá, sản xuất, kinh doanh, cơquan tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước

Tóm lại, xây dựng mối quan hệ và văn hóa ứng xử đòi hỏi mọi thành viêntrong nhà trường ứng xử với nhau một cách thân thiện, dựa trên sơ sở chia sẻquyền lực và trách nhiệm cùng thực hiện sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu chungcủa nhà trường

1.3.2.4 Xây dựng văn hóa quản lý

Như đã nêu, xây dựng VHTC trong nhà trường là một quá trình, với vai trò

tiên phong, là "chim đầu đàn", của Hiệu trưởng, trước hết là tiên phong trong việc

thực hiện đổi mới giáo dục, tức là đổi mới tư duy quản lý, biết biết chia sẻ quyền

Trang 33

lực với nhân viên dưới quyền và huy động mọi người trong nhà trường cùng thamgia quản lý, điều hành Quá trình xây dựng văn hóa quản lý cần đáp ứng ba thành

tố cơ bản của quá trình thay đổi như sau: 1) sự sẵn sàng cho thay đổi và đáp ứngvới sự đổi mới của nhà trường, 2) sự phản kháng đối với những thay đổi được đề

ra theo kế họach, và 3) kết quả của quá trình tạo ra thay đổi

Xây dựng văn hóa quản lý trong nhà trường phải đảm bảo nguyên tắc toàndiện, cụ thể với các nội dung cụ thể sau:

1) Tạo được sự thống nhất các thành viên trong trường về quan điểm giáodục, về truyền thống nhà trường, về các giá trị nhân văn, các yếu tố văn hóa trong nhàtrường

2) Loại bỏ những biểu hiện về suy thoái đạo đức, hình thành phẩm chất đạođức, phong cách lãnh đạo chuẩn mực, mô phạm, kỷ cương

3) Xây dựng truyền thống tốt đẹp của nhà trường, xây dựng văn hóa quản

lý, văn hóa giảng dạy và văn hóa học tập vào trong nhà trường

4) Phát huy năng lực quản lý nhà trường hiệu quả

5) Xây dựng cách thức giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự

6) Đặt học sinh ở vị trí trung tâm, tạo điều kiện để học sinh trải nghiệm vàphát huy năng lực của học sinh

7) Chủ động thực hiện đổi mới giáo dục đào tạo, hình thành nề nếp chuyên môn, tác phong làm việc khoa học

8) Tạo không khí dân chủ, sử dụng quyền lực hiệu quả, hợp lí, công khai vềchất lượng giáo dục, công khai tài chính,…

1.3.3.5 Xây dựng môi trường sư phạm, cơ sở vật chất

- Xây dựng không gian nhà trường, lớp học thân thiện với môi trường, đadạng và phong phú, sử dụng được nhiều mục đích khác nhau Bàn, ghế đầy đủ, cơ động và linh hoạt, thuận lợi cho tổ chức học tập theo nhóm

- Các phương tiện nghe, nhìn, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập, thực hành,… đầy đủ, chất lượng

Trang 34

- Thư viện được đặt ở nơi thuận tiện trong nhà trường, đảm bảo đủ tài liệugiảng dạy, học tập, tổ chức sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, ngăn nắp, gọn gàng, dễ tra cứu.Công tác phục vụ tận tình, hiệu quả.

- Có sân vận động hoặc khu tập luyện thể thao cho học sinh

- Có phòng lớn hoặc hội trường là nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng, sinh hoạt câu lạc bộ và các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ

- Trang thiết bị tối thiểu cho các hoạt động thể dục, thể thao và văn hoá vănnghệ: hệ thống âm thanh, ánh sáng, phông màn, bàn ghế, các dụng cụ thể dục thể thao và các nhạc cụ phù hợp

- Đảm bảo yêu cầu về an toàn và kỹ thuật trong phòng chống cháy nổ

1.3.3 Các con đường xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

- Thông qua thực hiện hoạt động dạy học: Hoạt động dạy học với chủ thể là

GV và HS với nhiệm vụ cung cấp tri thức, hình thành và phát triển năng lực tư

duy thông qua các môn học cơ bản, định hướng phát triển nhân cách toàn diện cho

HS Trong hoạt động dạy học, GV và GV, GV và HS, HS và HS tương tác trêntinh thần tôn trọng, học hỏi, chủ động và sáng tạo nhằm giúp HS chiếm lĩnh trithức Vì vậy, thông qua hoạt động dạy học người GV xây dựng văn hóa tổ chứctrong nhà trường bằng việc tạo lập được môi trường dạy học chất lượng, hiểu rõmục tiêu dạy học, nội dung, chương trình dạy học tiên tiến, lí thuyết gắn với thựchành, ứng dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày, vận dụng sáng tạo, hiệu quảcác phương pháp, phương tiện dạy học theo hướng tích cực, linh hoạt trong cáchình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy vai trò tự giác, chủ động, sáng tạo củahọc sinh với mục đích hình thành và phát triển năng lực chung và năng lực đặc thùcủa HS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

- Thông qua hoạt động giáo dục:

Các hoạt động giáo dục gồm giáo dục ý thức công dân, giáo dục thẩm mỹ,giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục môitrường….Các nội dung giáo dục này được tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức

Trang 35

đa dạng như hội thi/cuộc thi, hoạt động ngoại khóa, hoạt động câu lạc bộ, hoạtđộng trải nghiệm; các tấm gương điển hình, tiêu biểu, làm gương của lãnh đạo,quản lý đối với các thành viên trong nhà trường; của thày, cô trước học sinh,…Thông qua các hoạt động giáo dục GV, NV giáo dục và tham gia giáo dục HS vănhóa ứng xử trong nhà trường, tuyên truyền tới HS nâng cao nhận thức về xây dựngvăn hóa tổ chức trong nhà trường như xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng nề nếpdạy học…

- Thông qua xây dựng môi trường sư phạm:

Môi trường sư phạm lành mạnh sẽ tác động tích cực tới các mối quan hệcủa các thành viên trong nhà trường, mọi người chủ động, gắn kết trong công việc,sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần loại bỏ những ảnh hưởng xấu, tiêucực, xâm nhập vào học đường Môi trường sư phạm lành mạnh góp phần xây dựngvăn hóa tổ chức ở các trường THCS

Môi trường sư phạm thân thiện và tiện ích đòi hỏi người quản lý cần tạo ramột không gian xanh, sạch, đẹp, đầy đủ các trang thiết bị hiện đại cần thiết phục

vụ cho hoạt động giảng dạy và giáo dục Môi trường làm việc thân thiện còn đòihỏi người lãnh đạo cần tổ chức và sắp xếp công việc thực sự khoa học, lôi cuốn,hấp dẫn, nhiều hoạt động đa dạng, phong phú và không để lãng phí thời gian cũngnhư thời gian chết gây vô vị, nhàm chán cho mọi người

Vì vậy, để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, tiện ích đòihỏi người lãnh đạo phải quan tâm đầu tư chăm sóc nhà trường thường xuyên vànhắc nhở mọi người cùng tích cực tham gia

Qua đó, người hiệu trưởng cần tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo vàcác lực lượng xã hội nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ nhàtrường ngày càng khang trang tươi đẹp, tạo tiền đề vững chắc cho việc nâng caochất lượng giáo dục toàn diện

- Thông qua xây dựng mối quan hệ với gia đình và xã hội:

Thông qua xây dựng mối quan hệ với gia đình và xã hội thể hiện trước hết

là huy động sự tham gia đóng góp trách nhiệm từ phía cha mẹ HS xây dựng vănhóa tổ chức trong nhà trường Sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình chặt chẽ sẽ

Trang 36

giúp CBQL, GV, nhân viên nắm bắt được tình hình HS từ đó có biện pháp phốihợp quản lý HS Trách nhiệm của gia đình góp phần quan trọng trong xây dựng nềnếp học tập của HS ở nhà cũng như ở trường

Mặt khác, huy động sự tham gia từ phía cộng đồng xã hội trong xây dựngvăn hóa tổ chức ở trường THCS còn thể hiện ở trách nhiệm của cộng đồng hỗ trợ

về giá trị vật chất, giá trị tinh thần để đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất, thiết

bị dạy học, thư viện…để giúp HS có môi trường thuận lợi phục vụ cho hoạt độnghọc tập

1.4 Quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

1.4.1 Lập kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Đây là chức năng mà Hiệu trưởng dựa trên những thông tin về thực trạng

bộ máy tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện khác nhau của nhàtrường để vạch ra mục tiêu, dự kiến nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực), phân

bố thời gian và đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu

Hiệu trưởng trường THCS có vai trò to lớn đối với hoạt động giáo dục củanhà trường, đối với sự phát triển của nhà trường Hiệu trưởng cũng là chủ thể và làngười có vai trò quyết định đối với hoạt động quản xây dựng VHTC nhà trường

Vì vậy, để xây dựng VHTC, việc đầu tiên phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền,nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS

Xây dựng văn hóa tổ chức ở nhà trường THCS thể hiện ở việc Hiệu trưởngtạo sự đồng thuận trong tập thể cán bộ, giáo viên về sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêuchiến lược của nhà trường trong từng giai đoạn phát triển, xác định xác định thuậnlợi, khó khăn, tồn tại cần khắc phục, biết khơi dậy tiềm năng và hoạch định chiếnlược phát triển nhà trường ở từng giai đoạn

Xác định được hệ giá trị trong quan hệ ứng xử, tạo sự đồng thuận trong tậpthể cán bộ, giáo viên về những chiến lược, mục tiêu của nhà trường trong từng giaiđoạn phát triển và quan tâm đến vấn đề chất lượng, thực hiện dân chủ hóa bằng

Trang 37

cách tổ chức cho các tổ, ban, đoàn thể trong nhà trường bàn bạc về các chỉ tiêu, cácbiện pháp thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường như xây dựng cơ sở vậtchất trong nhà trường, xây dựng nề nếp học tập, xây dựng văn hóa ứng xử …

Hiệu trưởng cần cụ thể hoá các chương trình hành động về xây dựng VHTCtrong nhà trường, yêu cầu cán bộ, giáo viên bổ sung và điều chỉnh kế hoạch cho phùhợp với đặc điểm của nhà trường và yêu cầu đổi mới giáo dục Mặt khác, phải nêugương trong học tập, tự học tập cho cán bộ, giáo viên noi theo Cán bộ, giáo viên phảixây dựng kế hoạch học tập của mình trong từng năm học: kế hoạch học tập phải xuấtphát từ nhu cầu và mục đích, phải có nội dung cụ thể, phải có phương pháp và những

dự định hoàn thành việc học một cái gì đó, ở mức độ nào đó

Kế hoạch là bản mô tả những mục tiêu cần đạt được và cách thức thực hiện

để hoàn thành mục tiêu Dựa trên mục tiêu xây dựng văn hóa tổ chức ở các trườngtrung học cơ sở bản kế hoạch cần triển khai những hoạt động để thực hiện mụctiêu đó Quản lý kế hoạch xây dựng những nội dung mới của văn hóa nhà trườngcần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

Kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở nhà trường phải được xây dựng đồng

bộ, gắn với kế hoạch chung của nhà trường

Trong kế hoạch, phải nêu rõ nội dung, mục tiêu đạt được, những thuận lợi,khó khăn, các thách thức cũng như các con đường triển khai thực hiện xây dựngVHTC ở các trường trung học cơ sở Để lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhàtrường, Hiệu trưởng phải tuyên truyền, vận động, thuyết phục và tập hợp được cán

bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia Điều này đóng vai trò quan trọng thúcđẩy công tác xây dựng VHTC nhà trường đi tới thành công

Kế hoạch chỉ rõ các mốc thời gian thực hiện và dự kiến nguồn nhân lực, cácđiều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, con người…

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch tuyên truyền về mục tiêu, nội dungthực hiện xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở

Xây dựng kế hoạch tập huấn cho giáo viên và cán bộ nhà trường về nhữngnội dung xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở

Trang 38

Xây dựng kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh, cộng đồng… trong việcxây dựng thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra về thực hiện xây dựng văn hóa tổchức ở các trường trung học cơ sở

Như vậy, kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở trường THCS phải đượcxây dựng dựa trên sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu dài hạn, ngắn hạn đã được thôngnhất trong cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường; căn cứ trạng thái xuất phátcủa nhà trường trước khi bước vào các năm học mới; những thuận lợi, khó khăn,thách thức của nhà trường trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung, các con đườngxây dựng văn hóa tổ chức để đạt đến trạng thái mong đợi vào cuối năm học; cácnguồn lực cần có và hệ thống các biện pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra Kếhoạch hoạt động phải mang tính pháp quy, tức là được Hội đồng Sư phạm nhàtrường thông qua và được Hiệu trưởng phê duyệt Kế hoạch phải nhằm chươngtrình hoá hành động của nhà trường trong suốt năm học, tức là đưa lịch thời gian

và bộ phận thực hiện vào nội dung kế hoạch

Bên cạnh đó, Hiệu trưởng phải quan tâm đến các nhân tố triển khai thựchiện kế hoạch, đó chính là đội ngũ GV, nhân viên trong nhà trường Chính vì thế,trước khi hoàn thiện, kế hoạch phải được thảo luận, đóng góp ý kiến và có sựthống nhất của đội ngũ GV, nhân viên qua sinh hoạt chuyên môn cũng như trongHội nghị Công nhân viên chức đầu năm học để việc triển khai xây dựng và thựchiện văn hóa tổ chức ở nhà trường tạo được sự đồng thuận, dễ đạt mục tiêu trongquá trình thực hiện

1.4.2 Tổ chức xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Đây là nội dung công việc Hiệu trưởng thiết lập cấu trúc bộ máy, bố trínhân lực và xây dựng cơ chế hoạt động, ấn định chức năng, nhiệm vụ cho các bộphận và cá nhân; huy động, sắp xếp và phân bố nguồn lực nhằm thực hiện kếhoạch đã có

Đây là khâu quan trọng bởi trong khâu này đã xác định con người cụ thể,các bộ phận cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ mà kế hoạch đã nêu ra Hiệu trưởng

Trang 39

phải thiết lập được một cấu trúc tổ chức tối ưu của hệ thống quản lý Cấu trúc nàyđược thiết lập trên cơ sở: bố trí sắp đặt các bộ phận, cá nhân và sự phân công phânnhiệm đến từng người về từng mặt hoạt động của nhà trường; sự phân bổ cácnguồn lực và việc xác định các cơ chế quản lý nhằm đảm bảo cho sự hoạt động cóhiệu quả của hệ thống quản lý theo mục tiêu đề ra Trong quá trình thực hiện cáchoạt động của nhà trường, HT cần phải xác lập mối quan hệ giữa các bộ phận bêntrong nhà trường để xây dựng văn hóa tổ chức.

Tổ chức xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở gồm cácnội dung sau:

- Thành lập các bộ phận của nhà trường chịu trách nhiệm chính trong thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở

- Huy động tất cả giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia vào xây dựngmục tiêu, nội dung, các con đường thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức ở các trườngtrung học cơ sở

- Huy động tối đa nỗ lực của các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụtrách trong xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng nề nếp hành chính, nề nếp dạy học, xâydựng cách thức giao tiếp, ứng xử phù hợp

- Chỉ đạo để nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong trườngtrong việc phát huy nề nếp hành chính, nề nếp dạy học, cách thức giao tiếp, ứng xửphù hợp

Tổ chức nhiều hoạt động, phong trào để phát huy tinh thần học tập và tựhọc, sáng tạo của giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ Có thể theo các hình thứcsau: Viết chuyên đề chuyên môn, về sử dụng phương tiện dạy học, chuyên đề vềgiáo dục như: hình thành thái độ và kĩ năng tự học cho học sinh, tổng kết kinhnghiệm về giáo dục học sinh, xây dựng nề nếp học tập cho HS… Khuyến khích vàtạo điều kiện cho giáo viên thử nghiệm những phát kiến của mình Khi giáo viên

có những sáng kiến tác động tích cực đến chất lượng nhà trường, hiệu trưởng phải

có chủ trương, ủng hộ và động viên, tạo điều kiện để giáo viên thử nghiệm, có thểchấp nhận những rủi ro xảy ra, phải coi sự rủi ro đó phải trở thành bài học để thựchiện các biện pháp tiếp theo

Trang 40

Hiệu trưởng xây dựng môi trường làm việc hợp tác và chia sẻ nhằm hướngtới xây dựng văn hóa tổ chức ở nhà trường.

Tổ chức tuyên truyền, lồng ghép các nội dung giáo dục nhận thức xây dựngVHTC vào trong các hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn của giáo viêntrong nhà trường Đây là con đường ngắn nhất nhưng hiệu quả nhất để mỗi giáoviên trong nhà trường có sự chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng của hoạtđộng xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường

Tổ chức các cuộc thi, các cuộc giao lưu kiến thức giữa giáo viên – giáoviên, học sinh- học sinh nhằm đánh giá mức độ nhận thức, tinh thần trách nhiệmcủa các thành viên

Tổ chức bồi dưỡng cho cha mẹ học sinh về ảnh hưởng tích cực của môitrường đến chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh Bằng cách: thông qua cáccuộc họp phụ huynh tại nhà trường, các hoạt động giáo dục, các cuộc trao đổi tiếpxúc với Ban đại diện cha mẹ học sinh giúp cho cha mẹ học sinh thấy được vai tròtrách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình trong việc giáo dục con cái, nhắc nhởcon cái thực hiện tốt các nội quy, quy chế, quy định của nhà trường

1.4.3 Chỉ đạo xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Chỉ đạo là công việc của nhà quản lý thể hiện ở việc đề ra yêu cầu, mệnhlệnh cho cấp dưới thực hiện, là quá trình Hiệu trưởng hướng dẫn công việc, liênkết, liên hệ, động viên, kích thích, giám sát các bộ phận và mọi cá nhân thực hiện

kế hoạch nhằm biến mục tiêu dự kiến thành kết quả, kế hoạch thành hiệnthực.Trong quá trình chỉ đạo, Hiệu trưởng nắm quyền chỉ huy, điều hành mọi bộphận thực hiện các công việc sao cho toàn bộ hệ thống quản lý vận hành một cáchtrơn tru và thuận lợi Để đạt được điều đó, Hiệu trưởng cần phải có các chế độđộng viên, khích khích kịp thời, đồng thời phải thường xuyên giám sát tiến trìnhthực hiện công việc để có thể điều chỉnh, uốn nắn, sửa đổi những lệch lạc màkhông làm thay đổi hướng vận hành của hệ thống

Do vậy, để chỉ đạo xây dựng VHTC ở trường trung học cơ sở, Hiệu trưởng chủ trì

và phối hợp với các thành viên trong nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:

Ngày đăng: 09/06/2021, 08:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w