1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến tại cục hải quan tỉnh thanh hóa

80 590 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 903,5 KB

Nội dung

Trong những năm vừa qua, hoạt động NCKH của ngành Hải quan nóichung và của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã thực hiện theo các quyđịnh tại Quyết định số 688/TCHQ/QĐ/NCKH ngày 02/

Trang 1

MỤC LỤC Trang

Mở đầu 2

Phần 1 Sự cần thiết phải ban hành Quy chế tổ chức nghiên cứu 4

khoa học và sáng kiến cải tiến tại Cục 1.1 Khái quát về nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến 4

1.2 Định hướng của ngành Hải quan về nghiên cứu khoa học 10

1.3 Sự cần thiết phải ban hành Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học 13

và sáng kiến cải tiến tại Cục Phần 2 Thực trạng công tác nghiên cứu khoa học và sáng kiến 14

cải tiến tại Cục

2.1 Về cơ sở pháp lý 14

2.2 Tổ chức triển khai, thực thi công tác nghiên cứu khoa học và 15

sáng kiến cải tiến của ngành và của Cục Phần 3 Một số biện pháp để tổ chức nghiên cứu khoa học và 20

sáng kiến cải tiến công tác tại Cục

3.1 Xây dựng Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học và sáng kiến 20

cải tiến tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa 3.2 Tổ chức thực hiện Quy chế 75

Kết luận 76

Tài liệu tham khảo 78

Trang 2

MỞ ĐẦU

Từ trước đến nay, khái niệm “nghiên cứu khoa học” (NCKH), (tiếngAnh là: scientific research) vẫn được quen dùng để chỉ các hoạt động nhằmnghiên cứu, tìm tòi bản chất, đặc điểm, diễn biến, quy luật, tác động của cácđối tượng, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội và tư duy Những thời kỳđầu, NCKH được nhấn mạnh nhiều hơn về các yêu cầu nghiên cứu cơ bản.Theo quá trình phát triển của xã hội, đòi hỏi thực tế đối với khoa học khôngngừng tăng lên, do đó yêu cầu nghiên cứu ứng dụng trong NCKH ngày càngđược tăng cường Thời gian gần đây, với hàm ý nhấn mạnh vai trò của sáng tạocông nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), một khái niệm khácđược dùng là “nghiên cứu và triển khai”, (tiếng Anh là: research anddevelopment, viết tắt là (R&D), để chỉ chung cho các hoạt động nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ, bao gồm các yêu cầu cả về nghiên cứu cơbản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai trong một lĩnh vực khoahọc Hoạt động NCKH bao gồm nhiều loại hình khác nhau, thích hợp với yêucầu và mục đích nghiên cứu cụ thể Về nguyên lý, có thể phân chia hoạt độngNCKH theo các hình thức cơ bản sau đây: đề tài NCKH, dự án sản xuất thửnghiệm và các hình thức hoạt động NCKH khác (như: điều tra khảo sát, tổngkết thực tiễn, hội thảo khoa học, lấy ý kiến chuyên gia ) Còn sáng kiến là giảipháp kỹ thuật, giải pháp quản lý hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọichung là giải pháp), được cơ sở công nhận

Trong phạm đề tài này, chúng ta chỉ đề cập đến đề tài khoa học xã hội vànhân văn (KHXH&NV) và sáng kiến cải tiến

Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI và bước vào thiên niên kỷ mới, mộtthời đại mới trong lịch sử phát triển nhân loại Trong thời đại đó và trò củakhoa học và công nghệ (KH&CN) càng được đề cao và khoa học trở thànhnguồn lực to lớn cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế Trong lĩnh vực khoahọc thì (KHXH-NV) đang được đề cao và từng bước đúng vào vị trí hàng đầu

Trang 3

Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị cũng đã khẳng định vị trí hàng đầu củaKHXH&NV với tư cách là công cụ xây dựng các luận cứ khoa học cho việc đề

ra các chính sách của Đảng và Nhà nước Mặc dù đã có sự quan tâm rất lớn đónhưng KHXN&NV ở nước ta vẫn còn nhiều mặt tồn tại, chưa đáp ứng yêu cầuthực tiễn đặt ra Các công trình KHXH&NV tuy được triển khai trên nhiều lĩnhvực song kết quả còn rất khiêm tốn và còn nhiều hạn chế cả về chất lượng vàhiệu quả Một trong những lý do dẫn đến tình trạng trên là một số tác giả củacác đề tài NCKH chưa tìm ra được những hệ phương pháp luận nghiên cứu hợp

lý, thậm chí nhiều người khi tham gia vào hoạt động NCKH nhưng không hiểucách tiếp cận một đề tài khoa học Vì lẽ việc nghiên cứu cách thức hay phươngthức tiếp cận các công trình khoa học xã hội là một trong những nhân tố cơ bản

để nâng cao chất lượng hoạt động NCKH xã hội hiện nay ở nước ta

Trong những năm vừa qua, hoạt động NCKH của ngành Hải quan nóichung và của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã thực hiện theo các quyđịnh tại Quyết định số 688/TCHQ/QĐ/NCKH ngày 02/6/2003 của Tổng cụcHải quan ban hành “ Quy chế đăng ký và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoahọc Tổng cục Hải quan ” và Quyết định số 689/TCHQ/QĐ/NCKH ngày02/6/2003 của Tổng cục Hải quan ban hành “ Quy chế về tổ chức và hoạtđộng của Hội đồng Khoa học Tổng cục Hải quan”; theo đó, các đề tài NCKH

và sáng kiến cải tiến (SKCT) là một trong những điều kiện để bình xét danhhiệu chiến sỹ thi đua hàng năm theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng

Tuy nhiên, việc NCKH và SKCT tại Cục cũng còn những hạn chế vềchất lượng, chưa đưa ứng dụng kết quả nghiên cứu và SKCT vào thực tiễn

Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “ Xây dựng Quy chế tổ chức

nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa ” làm đề tài NCKH, hy vọng góp phần tháo gỡ những vấn đề cấp thiết

trên đây

Trang 4

Phần 1

SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN TẠI CỤC

1.1. Khái quát về nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến

1.1.1 Khái niệm về nghiên cứu khoa học

- NCKH là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là

phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự

vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người

NCKH là loại hoạt động đặc biệt Nó đặc biệt ở chỗ dó là công việc tìmkiếm những điều chưa biết và người nghiên cứu hoàn toàn không thể hìnhdung được, hoặc không thể hình dung được, hoặc không thể hình dung thậtchính xác kết quả dự kiến Có thể nói NCKH là sự tìm tòi, khám phá trongmột thế giới hoàn toàn chưa được biết đến, và kết quả tìm kiếm ra sao cũngkhông thể dự kiến trước một cách chi tiết

- Tính chất cơ bản của hoạt động NCKH: Nhìn chung, hoạt động

NCKH có các tính chất cơ bản sau đây:

+ Tính khoa học: vận dụng tổng hợp các kiến thức khoa học đã đượctích lũy và vận dụng các phương pháp khoa học thích hợp để nghiên cứu;

+ Tính sáng tạo: phát huy tư duy sáng tạo trong nghiên cứu phân tích;+ Tính mới: không lập lại hoàn toàn những nội dung đã biết trước đó;+ Tính hữu ích: thể hiện rõ trong mục đích của hoạt động NCKH nhằmdáp ứng những yêu cầu cần thiết của con người trong tìm tòi các giải pháp đểnâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện điều kiện sinh hoạt của con người,

Trang 5

Đối với các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai,ngoài các tính chất cơ bản ở trên còn có một số tính chất khác cũng rất quantrọng, đó là:

+ Tính hiện thực, thông qua mục tiêu chủ yếu của NCKH phải nhằmgiải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra

+ Tính phổ cập, với kết quả NCKH được ứng dụng có hiệu quả phảinhanh chóng được chuyển giao ứng dụng rộng rãi

Riêng với nghiên cứu cơ bản, còn có tính không chắc chắn, hay gọi làtính mạo hiểm

- Các hình thức cơ bản của NCKH: Hoạt động NCKH bao gồm nhiều

loại hình khác nhau, thích hợp với yêu cầu và mục đích nghiên cứu cụ thể Vềnguyên lý, có thể phân chia hoạt động NCKH theo các hình thức cơ bản sauđây:

+ Đề tài NCKH:

Đề tài khoa học là một phạm vi của hiện thực khách quan được đặt ra

để khám phá, tìm hiểu các mặt, các thuộc tính và bản chất của nó để có nhữnggiải pháp hiệu quả nhất phục vụ lợi ích của con người Một đề tài khoa học làmột vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn hoạt động của chúng ta cần phải tìmnhững câu trả lời thỏa đáng nhất cho thực tiễn đó

Đây là hình thức hoạt động NCKH đặc trưng nhất, phổ biến nhất Đặcđiểm cơ bản của đề tài NCKH là có yêu cầu nghiên cúu rõ ràng nhằm mộtmục tiêu xác định, có tính sáng tạo rõ rệt Tùy theo từng tính chất và quy môphạm vi của mục tiêu, nội dung nghiên cứu, có thể được tổ chức theo mộttrong các hình thức thích hợp là:

Đề tài nghiên cứu chuyên đề, với một mục tiêu cụ thể, thường được

thực hiện trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên vàmột số vấn đề trong các lĩnh vực khoa học khác

Trang 6

Đề tài nghiên cứu tổng hợp, với một một số mục tiêu cụ thể có thể liên

kết chặt chẽ với nhau, được thực hiện phổ biến trong NCKH thuộc hầu khắpcác lĩnh vực khoa học, nhất là trong khoa học xã hội và nhân văn

Đề tài triển khai thực nghiệm, với mục tiêu nhằm ứng dụng thử nghiệm

vào thực tế những kết luận có tính chất lý thuyết hoặc những kết quả nghiêncứu cơ bản trong phòng thí nghiệm, được đem áp dụng trong những điều kiệnthực tế cụ thể nhằm thu được kết quả rõ rệt

Chương trình NCKH, với một số mục tiêu nghiên cứu lớn có liên quan

hệ thống với nhau, được lập thành nhiều Đề tài trong Chương trình Trong đó,hình thức Chương trình mục tiêu là dạng hoạt động NCKH có tính tổng hợpcao nhất, hệ thống đề tài trong toàn Chương trình đều hướng vào nhằm đạt tớimột mục tiêu tổng quát có thể định tính và định lượng cụ thể được

Trong thực tế, việc tổ chức các hoạt động NCKH theo hình thức Đề tài

NCKH thường xây dựng nên các Đề tài NCKH độc lập, và các Chương trình

NCKH bao gồm nhiều Đề tài có liên quan hệ thống với nhau.

+ Dự án nghiên cứu thử nghiệm: Đây là hình thức hoạt động NCKHnhằm ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tế, mở rộng ứngdụng thành quả của NC cơ bản trong phòng thí nghiệm vào trong các điềukiện của thực tế, đem lại kết quả với quy mô lớn có hiệu quả KT-XH cụ thể

+ Các hình thức hoạt động NCKH khác còn có:

Điểu tra khảo sát, nhằm thu thập những dữ liệu về các hiện tượng trong

thực tế để hiểu rõ và nắm chắc đối tượng, phục vụ cho mục tiêu NCKH hoặcphục vụ cho NC khai thác đối tượng theo yêu cầu của phát triển KT-XH

Tổng kết thực tiễn, nhằm thu thập tình hình và phân tích đúc kết các

vấn đề có tính chất mới từ thực tiễn, có thể phát hiện ra những mô hình mới,những phương thức hoạt động mới có giá trị phổ biến rộng rãi, có ý nghĩa đúckết bổ sung phát triển về mặt lý luận

Trang 7

Hội thảo khoa học, nhằm trao đổi ý kiến khoa học về một hoặc một số

vấn đề cụ thể

Lấy ý kiến chuyên gia, nhằm thăm dò ý kiến của những chuyên gia am

hiểu về vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu

- Đặc thù của NCKH trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn(KHXH&NV):

+ Ngoài tính khoa học, còn rất rõ tính chính trị Nghiên cứuKHXH&NV được tiến hành là để phục vụ cho yêu cầu chính trị và tư tưởng,phục vụ cho các nhiệm vụ lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước

+ Nghiên cứu KHXH&NV, nhất là các vấn đề KT-XH thường có tínhchu kỳ

+ Lực lượng nghiên cứu KHXH&NV rất đông đảo và được phân bố ởrất nhiều nơi

+ Hoạt động nghiên cứu KHXH&NV chủ yếu dựa trên tư duy sáng tạo.+ Hoạt động nghiên cứu KHXH&NV trong xã hội hiện đại ngày naycũng cần được trang bị những thiết bị khoa học theo yêu cầu của hoạt độngchuyên môn

+ Nhu cầu NC cơ bản của các lĩnh vực KHXH&NV rất lớn Đây chính

là cơ sở cho phát triển các nội dung khoa học của bản thân mỗi chuyên mônkhoa học

+ Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu KHXH&NV vào thực tiễn cónhiều khó khăn, nên tìm cách để thực hiện yêu cầu này để nâng cao giá trịứng dụng của các kết quả NCKH

1.1.2 Sáng kiến cải tiến

- Khái niệm về sáng kiến: Theo Điều 3 Chương I Nghị định số 13/2012/

NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến thì: “1.Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc

Trang 8

giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp), được cơ sở côngnhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó;

b) Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lạilợi ích thiết thực;

c) Không thuộc đối tượng bị loại trừ quy định tại khoản 2 Điều này

2 Các đối tượng sau đây không được công nhận là sáng kiến:

a) Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộnghoặc đạo đức xã hội;

b) Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theoquy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến

Điều 4 Tính mới và khả năng mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến

1 Một giải pháp được coi là có tính mới trong phạm vi một cơ sở nếutính đến trước ngày nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, hoặc ngày bắt đầu

áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu (tính theo ngày nào sớm hơn), trong phạm

vi cơ sở đó, giải pháp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiếnnộp trước;

b) Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹthuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;

c) Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc ápdụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điềukiện để áp dụng, phổ biến;

Trang 9

d) Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộcphải thực hiện.

2 Một giải pháp được coi là có khả năng mang lại lợi ích thiết thực nếuviệc áp dụng giải pháp đó có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế (ví dụ nângcao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ, nâng cao hiệu quả kỹ thuật), hoặc lợi ích xã hội (ví dụ nâng cao điềukiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường,sức khỏe con người)”

- Giải thích từ ngữ: theo Điều 2 Chương I của Nghị định

13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ: “ Trong Điều lệ này, các từ ngữ dưới đâyđược hiểu như sau:

1 “Hoạt động sáng kiến” bao gồm các hoạt động tạo ra, áp dụng sáng

kiến, công nhận sáng kiến, thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến sángkiến

2 “Chuyển giao sáng kiến” là việc truyền đạt toàn bộ kiến thức, thông

tin về sáng kiến để người được chuyển giao có thể áp dụng sáng kiến

3 “Áp dụng sáng kiến lần đầu” là việc áp dụng sáng kiến lần đầu tiên,

kể cả áp dụng thử

4 “Cơ sở” là cơ quan, tổ chức được thành lập theo pháp luật, có thể

nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập

5 “Tác giả sáng kiến” là người trực tiếp tạo ra sáng kiến bằng chính

lao động sáng tạo của mình Đồng tác giả sáng kiến là những tác giả cùngnhau tạo ra sáng kiến

6 “Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến” là cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu tư

kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật dưới hình thức giao việc, thuê việchoặc các hình thức khác cho tác giả để tạo ra sáng kiến

Trang 10

Tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến nếu không có

cơ quan, tổ chức, cá nhân nào giao việc, thuê việc hoặc đầu tư kinh phí,phương tiện vật chất - kỹ thuật cho tác giả để tạo ra sáng kiến đó”

1.2 Định hướng của ngành Hải quan về nghiên cứu khoa học

1.2.1- Nhiệm vụ KH&CN”: là những vấn đề KH&CN cần được giải

quyết được tổ chức thực hiện dưới hành thức đề tài, dự án, chương trìnhKH&CN

1.2.2- Phân cấp và cơ quan đăng ký để tài: Đề tài NCKH bao gồm đề

tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ / ngành và đề tài cấp cơ sở:

+ Để tài cấp Nhà nước và cấp Bộ của ngành Hải quan do Lãnh đạo

TCHQ phê duyệt đề cương chính thức, đăng ký tham dự tuyển chọn theo quyđịnh của Nhà nước và của Bộ Tài chính

+ Đề tài cấp ngành do Lãnh đạo TCHQ giao nhiệm vụ trực tiếp hoặc

giao theo phương thức tuyển chọn cho các đưon vị và cá nhân trong ngành,đăng ký tại Viện NCHQ

+ Đề tài cấp cơ sở của các đơn vị có chức năng nghiên cứu thường

xuyên thực hiện tất cả thủ tục tại cơ sở của mình Các đơn vị có chức năngnghiên cứu thường xuyên có thể vận dụng “ Quy chế đăng ký và nghiệm thu

đề tài nghiên cứu khoa học Tổng cục Hải quan ” ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 688/TCHQ/QĐ/NCKH ngày 02/6/2003 của Tổng cục Hải quan đểnghiên cứu, xây dựng và ban hành Quy chế đăng ký và nghiệm thu đề tài cấp

cơ sở trong phạm vi quản lý của mình

1.2.3- Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

+ Dự thảo Danh mục dự kiến đề tài NCKH cấp ngành;

Trang 11

+ Tổng cục trưởng TCHQ ra Quyết định thành lập các Hội đồngKHCN để tư vấn xác định các đề tài NCKH từ danh mục dự kiến nhiệm vụKHCN cấp ngành.

1.2.4- Những vấn đề cần nghiên cứu và định hướng NCKH ngành Hải quan:

Căn cứ nhiệm vụ và định hướng phát triển ngành Hải quan để nghiêncứu các vấn đề sau:

a) Về hiện đại hóa hải quan:

- Nghiên cứu xây dựng và áp dụng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tinnghiệp vụ hải quan, hệ thống quản lý rủi ro trong các lãnh vực nghiệp vụ hảiquan trên nền tảng công nghệ thông tin

- Nghiên cứu phương pháp, cách thức, nội dung tiến hành KTSTQ đốivới hàng hóa XNK được thông quan bằng phương thức điện tử Nghiên cứuxây dựng sổ tay công tác hải quan trong lĩnh vực KTSTQ, GSQL…

- Nghiên cứu ứng dụng chứng từ điện tử và cơ chế thực hiện, biện phápquản lý trong thực tế theo phương pháp quản lý hiện đại và phù hợp với thông

lệ quốc tế

- Giám sát hải quan bằng các phương pháp kỹ thuật tại cửa khẩu cảngbiển, sân bay, ICD, cửa khẩu đường bộ, hàng chuyển cửa khẩu, hàng chuyểncảng, hàng quá cảnh đáp ứng hội nhập và yêu cầu quản lý hải quan hiện đại.Đánh giá chỉ số hoạt động của CQHQ và chỉ số thời gian giải phóng hàng

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan

b) Về công tác thực hiện nhiệm vụ thu:

- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu thuế, cưỡngchế nợ thuế, ấn định thuế, thu nộp thuế qua ngân hàng, quản lý nợ thuế tronggiai đoạn hiện nay

Trang 12

- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu định mức tham khảo phục vụ côngtác quản lý hàng GC, SXXK.

- Nghiên cứu nâng cấp các phần mềm hiện có của ngành đáp ứng yêucầu hải quan điện tử, đặc biệt tập trung vào việc viết phần mềm chung chocông tác quản lý thuế

- Nghiên cứu cách thức thu thập, xử lý và trao đổi thông tin giữa cơquan hải quan và các đối tác liên quan (ngân hàng, cơ quan thuế…)

- Cơ sở khoa học để xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước

- Nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác thống kê hải quan

c) Xây dựng lực lượng hải quan:

- Nghiên cứu xây dựng tổ chức bộ máy hải quan hiện đại, phù hợp vớiyêu cầu thực thi nhiệm vụ của hải quan

- Nghiên cứu vấn dề luân chuyển, điều động đảm bảo yêu cầu chuyênsâu trong hoạt động hải quan

- Xây dựng Trường Hải quan Việt Nam thành cơ sở đào tạo Hải quanhiện đại trong Khu vực Đông Nam Á, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Hải quanViệt Nam

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình cửa khẩu điện tử, mô hình hải quantập trung

1.3 Sự cần thiết phải ban hành Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến tại Cục

- Trong những năm qua, hoạt động NCKH của Cục Hải quan tỉnhThanh Hóa đã bước đầu đi vào hoạt động Tuy nhiên, việc NCKH chưa đượctiến hành thực hiện đúng theo các quy định tại Quyết định số 688/TCHQ/QĐ/NCKH ngày 02/6/2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành “

Trang 13

Quy chế đăng ký và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học Tổng cục Hảiquan ” và Quyết định số 689/TCHQ/QĐ/NCKH ngày 02/6/2003 của Tổngcục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành “ Quy chế về tổ chức và hoạt độngcủa Hội đồng Khoa học Tổng cục Hải quan”; mặc dù đã có đăng ký đề tàikhoa học cấp ngành nhưng chưa được chấp nhận do thủ tục đăng ký đề tàichưa thực hiện đúng như: Phiếu đăng ký đề tài; thuyết minh đề tài NCKH vàphát triển công nghệ theo mẫu quy định của Bộ KH &CN.

- Các đề tài cấp cơ sở do CBCC trong Cục đăng ký nhưng chưa đượcthực hiện theo Quy chế Để phục vụ cho công tác bình xét danh hiệu Chiến sỹthi đua các cấp hàng năm, CBCC trong Cục đăng ký danh hiệu Chiến sỹ thiđua từ đầu năm thì đăng ký luôn đề tài, nhưng thực chất các đề tài đăng ký chỉ

là các sáng kiến, cải tiến công tác, đổi mới và nâng cao hiệu quả công táchoặc đăng ký sáng kiến (giải pháp hữu ích, hành động mưu trí, sáng tạo, cảitiến, ứng dụng CNTT…) Tuy nhiên, việc thực hiện trình tự và thủ tục côngnhận, áp dụng sáng kiến trong thực tiễn chưa được thực hiện theo đúng quyđịnh của Điều lệ về sáng kiến, cải tiến kỹ thuật - hợp lý hóa sản xuất và sángchế ban hành kèm theo Nghị định số 31- CP ngày 23/01/1981, được sửa đổi,

bổ sung theo Nghị định số 84-HĐBT ngày 20/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) Vừa qua, ngày 02/3/2012 Chính phủ ban hành Nghị định

số 13/2012/NĐ-CP ban hành Điều lệ Sáng kiến để thay thế các quy định vềsáng kiến của các văn bản nêu trên và Nghị định số 13/2012/NĐ-CP02/3/2012 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/4/2012

Như vậy, để công tác NCKH ở cấp cơ sở và hoạt động sáng kiến cảitiến tại Cục đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật về NCKH và Điều lệsáng kiến của Chính phủ, nhằm góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trịđược giao thì việc ban hành Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học và sángkiến cải tiến tại Cục là việc làm cần thiết trong tình hình hiện nay, trong bốicảnh ngành Hải quan đang tiến hành cải cách, phát triển và hiện đại hóa

Trang 14

Phần 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VÀ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN TẠI CỤC

2.1 Về cơ sở pháp lý:

2.1.1- Hoạt động NCKH được các văn bản pháp luật, văn bản QPPL vàvăn bàn hướng dẫn của Bộ, Ngành dưới đây điều chỉnh:

- Luật Khoa học và Công nghệ số 21/2000/QH 10 ngày 09/6/2000;

- Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

- Quyết định số 688/TCHQ/QĐ/NCKH ngày 02/6/2003 của Tổng cụcHải quan ban hành “ Quy chế đăng ký và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoahọc Tổng cục Hải quan ” và Quyết định số 689/TCHQ/QĐ/NCKH ngày02/6/2003 của Tổng cục Hải quan ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt độngcủa Hội đồng Khoa học Tổng cục Hải quan”;

- Công văn số 6590/TCHQ-NCHQ ngày 27/12/2011 của Tổng cục Hảiquan về việc định hướng và đăng ký đề tài NCKH năm 2012

2.1.2- Hoạt động sáng kiến liên quan đến công tác thi đua khen thưởng(là tiêu chuẩn để xét danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở) được các văn bản phápluật, văn bản QPPL và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cụcHải quan dưới đây điều chỉnh:

- Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;

- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

- Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ hướngdẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ

Trang 15

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng và Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

- Nghị định 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hànhĐiều lệ sáng kiến;

- Công văn số 15525/BTC-TĐKT ngày 08/12/2006 của Bộ Tài chính

và công văn số 7199/TCHQ-VP ngày 15/12/2006 của Tổng cục Hải quan vềviệc thành lập Hội đồng xét công nhận sáng kiến cải tiến cấp cơ sở;

- Công văn số 15258/BTC-TĐKT ngày 10/11/2011 của Bộ Tài chính

về việc tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2011

2.2 Tổ chức triển khai, thực thi công tác nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến của Ngành và của Cục liên quan đến công tác TĐ-KT

2.2.1- Công tác nghiên cứu khoa học:

- Trong thời gian vừa qua công tác nghiên cứu khoa học của Ngành Hảiquan đã được Lãnh đạo Tổng cục Hải quan quan tâm đúng mức và thực hiệntheo đúng Quy chế đã ban hành:

+ Nhiều đề tài NCKH (chủ yếu là đề tài cấp ngành) đã được nghiệmthu và đưa vào ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn và đượcLãnh đạo Tổng cục công nhận đề tài, cho phép triển khai ứng dụng và đã pháthuy tác dụng, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao củangành Hải quan

+ Hội đồng Khoa học TCHQ đã được thành lập, ban hành Quy chế về

tổ chức và hoạt động Hội đồng Khoa học TCHQ là tổ chức tư vấn của Tổngcục trưởng về công tác nghiên cứu và thúc đẩy áp dụng tiến bộ KH-CN tronghoạt động của ngành Hải quan

- Hoạt động NCKH Cục trong thời gian vừa qua cũng đã từng bướcđược Lãnh đạo Hải quan các cấp quan tâm, chỉ đạo Tuy nhiên, các đề tàiđăng ký NCKH (thực chất là các sáng kiến) chưa được thực hiện theo đúngcác quy định về đăng ký, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở nên việc ứng

Trang 16

dụng vào thực tiễn công tác còn hạn chế Cục chưa xây dựng và ban hànhQuy chế NCKH theo hướng dẫn của TCHQ tại Quyết định 688 nêu trên.

2.2.2- Hoạt động sáng kiến:

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính: để thuận lợi cho việc vận dụng, xemxét công nhận sáng kiến cải tiến trong tiêu chuẩn đề nghị Chiến sỹ thi đua cơ

sở Một số nội dung sáng kiến được làm rõ hơn như sau:

a) Sáng kiến: được hiểu là những ý kiến, ý tưởng, đề xuất, kiến nghị

mới có tác dụng làm cho công việc được tiến hành tốt hơn, có hiệu quả hơn

b) Cải tiến: được hiểu là việc sửa đổi 1 phần hay toàn bộ quy trình

nghiệp vụ, phương pháp quản lý, giải pháp công tác, công nghệ làm cho việcthực hiện nhiệm vụ được thuận lợi hơn, tiến bộ hơn

c) Giải pháp (giải pháp công tác): được hiểu là việc lựa chọn đưa ra

phương pháp, cách thức gải quyết một vấn đề cụ thể đem lại hiệu quả

d) Đề tài nghiên cứu: Được hiểu là việc xem xét, nghiên cứu làm rõ

một vấn đề, hoặc một đối tượng nghiên cứu để tìm cách giải quyết hoặc rút rakết luận, đưa ra các dự báo hoặc cách giải quyết tốt nhất

e) Áp dụng (khoa học) công nghệ mới: Được hiểu là khi áp dụng đã làm

thay đổi, chuyển biến về chất so với trước đây, tiết kiệm được thời gian, giảmchi phí, tạo ra các “sản phẩm” hoàn chỉnh, có chất lượng; đồng thời thôngquan việc áp dụng khoa học công nghệ mới cũng tạo điều kiện nâng cao trình

độ tay nghề Đối với cán bộ quản lý là việc áp dụng công nghệ tin học (trình

độ, kỹ năng khai thác, sử dụng) vào công việc, đem lại hiệu quả, tiến bộ rõ rệt

f) Cấp độ sáng kiến, cải tiến:

- Phạm vi, ảnh hưởng, tác động của sáng kiến, cải tiến khi đem ápdụng:

+ Cán bộ, công chức là người trực tiếp tham gia một trong các nội dung(như quy định tại tiết a, b, c, d hoặc phần e nêu trên) hoặc phối hợp, được giaotham gia cũng được tính và làm báo cáo sáng kiến cải tiến gửi Hội đồng sáng

Trang 17

kiến của đơn vị xem xét Sáng kiến chỉ được công nhận khi được Hội đồngthông qua.

+ Hội đồng sáng kiến cải tiến đơn vị thông qua việc đánh giá về tiến độ(thời gian), số lượng, chất lượng (so với lúc chưa có sáng kiến, cải tiến ) đểxem xét, công nhận sáng kiến, cải tiến đó đem lại hiệu quả công tác, nâng caonăng suất lao động Ngoài ra Hội đồng cũng lưu ý xem xét đối với hành động,hành vi dũng cảm coi thường khó khăn, nguy hiểm để cứu người, cứu tài sản,bảo vệ của công, thực hành tiết kiệm, hoặc có những thành tích đặc biệt, độtxuất, mưu trí, sáng tạo trong đấu tranh phòng chống các hành vi tiêu cực trêncác lĩnh vực tài chính - ngân sách, buôn lậu, gian lận thương mại ; hoặc cácsáng kiến, cải tiến trong phạm vi hẹp, đối với cán bộ, công chức (không giữchức vụ), có tinh thần trách nhiệm cao, hiện đang làm các công việc trực tiếp,

cụ thể

- Cấp độ sáng kiến trong bình xét danh hiệu thi đua: Các cá nhân đạttiêu chuẩn Lao động tiên tiến và có sáng kiến cải tiến mới được Hội đồngsáng kiến các cấp đánh giá, công nhận đưa vào diện bình xét các danh hiệu thiđua Có 3 danh hiệu thi đua của cá nhân phải có “Báo cáo sáng kiến” (kèmtheo Mẫu báo cáo sáng kiến số 01/BC/TĐKT/2011), bao gồm:

+ Sáng kiến cấp cơ sở: do Hội đồng sáng kiến đơn vị cơ sở công nhận

để bình xét danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” (do đơn vị có thẩm quyền tặngdanh hiệu CSTĐ cơ sở công nhận)

+ Sáng kiến cấp ngành: do Hội đồng sáng kiến cấp ngành công nhận để

bình xét danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành” Đối với các Tổng cục và tươngđương; trên cơ sở “Báo cáo sáng kiến” của các cá nhân công tác tại các đơn vịthuộc Tổng cục, Hội đồng sáng kiến cấp Tổng cục xét công nhận, Hội đồngthi đua khen thưởng cấp Tổng cục tổng hợp trình và hoàn chỉnh thủ tục trình

Bộ Tài chính xét tặng

Trang 18

Thường trực Hội đồng TĐKT cấp Bộ thẩm định và xét công nhận sángkiến cho cá nhân các đơn vị thuộc Bộ và các cá nhân công tác ở các đơn vịcòn lại, trên cơ sở các “Báo cáo sáng kiến” của từng cá nhân đã được Hộiđồng sáng kiến cấp đơn vị và Hội đồng TĐKT đơn vị bình xét, đề nghị.

+ Sáng kiến cấp toàn quốc: do Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp Bộ

xem xét công nhận; Hội đồng TĐKT cấp Bộ tổng hợp trình lãnh đạo Bộ, trìnhNhà nước đề nghị phong tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” Báocáo sáng kiến cấp toàn quốc cũng là một trong các tiêu chí đánh giá, xem xéttrong hồ sơ đề nghị phong tặng “Anh hùng Lao động” đối với cá nhân

Sáng kiến, cải tiến, giải pháp, đề tài có thể do nhóm hoặc nhiều cánhân cùng tham gia thì được xem xét, công nhận sáng kiến cho nhóm hoặcnhiều cá nhân nhưng không quá 5 người Nếu áp dụng công nghệ mới thì xemxét cho những cá nhân tham gia trực tiếp (gồm cả người chỉ đạo, tổ chức vàngười thực hiện) nhưng phải có kế hoạch triển khai và đánh giá được hiệu quả

áp dụng

- Trong những năm qua hoạt động sáng kiến trong ngành Hải quan đãđược ngành Hải quan quan tâm, đã triển khai thực hiện công văn số15525/BTC-TĐKT ngày 08/12/2006 của Bộ Tài chính: ban hành công văn số7199/TCHQ-VP ngày 15/12/2006 về việc thành lập Hội đồng sáng kiến cấp

cơ sở và ban hành Quyết định số 2692, 2693/QĐ-TCHQ ngày 11/10/2010 vềviệc kiện toàn Hội đồng sáng kiến ngành Hải quan; kiện toàn Hội đồng sángkiến cơ quan TCHQ Theo đó, hàng năm Hội đồng sáng kiến cơ quan TCHQcông nhận các sáng kiến, cải tiến, giải pháp công tác cho hàng trăm cá nhâncủa các đơn vị thuộc cơ quan TCHQ (năm 201: công nhận 280 cá nhân)

- Ngày 19/12/2006, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyếtđịnh số 691/QĐ-HQTH về việc thành lập Hội đồng sáng kiến của Cục vàđược kiện toàn lại theo Quyết định số 344/QĐ-HQTH ngày 31/8/2011 Hộiđồng sáng kiến có nhiệm vụ xét duyệt và công nhận sáng kiến của các cá

Trang 19

nhân được các đơn vị đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.Hội đồng sáng kiến được sử dụng CBCC có trình độ chuyên môn cao của Cụcgiúp việc Hội đồng.

Trong những năm qua, hoạt động sáng kiến của Cục đã được CBCCtrong Cục tích cực tham gia, mục đích của các sáng kiến là phục vụ cho côngtác thi đua khen thưởng, là tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu CSTĐCS Nhiềusáng kiến đã bám sát vào thực tiễn công tác và đã được Hội đồng sáng kiếncủa Cục công nhận:

+ Năm 1999: có 40 đề tài, sáng kiến, giải pháp công tác

+ Năm 2010: có 57 đề tài, sáng kiến, giải pháp công tác

+ Năm 2011: có 64 đề tài, sáng kiến được công nhận đủ tiêu chuẩnbình xét danh hiệu CSTĐCS / 77 đề tài đăng ký; trong đó: có 04 đề tài đạtloại A (đạt xuất sắc, yêu cầu áp dụng được ngay vào thực tế công tác), 54 đềtài đạt loại B (đạt yêu cầu, có thể áp dụng vào thực tế), 06 đề tài đạt loại C(đạt yêu cầu) và có 01 đề tài không đủ điều kiện để công nhận (viết lại quytrình đã có)

Tuy nhiên, chất lượng các sáng kiến, cải tiến, giải pháp công tác, đề tàinghiên cứu và áp dụng (khoa học) công nghệ mới (gọi tắt là đề tài) của CBCCcòn hạn chế về chất lượng, cả về hình thức (trình bày) và nội dung Nhiều đềtài còn mang tính chất hình thức, không áp dụng được vào thực tiễn công tác.Thủ tục đăng ký, nghiệm thu, công nhận, áp dụng vào thực tiễn theo quy địnhcủa Bộ, Ngành còn chưa được thực hiện đúng các quy định hiện hành

Để đưa hoạt động NCKH và hoạt động sáng kiến của CBCC trong Cục

đi vào nề nếp, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nghiên cứu khoahọc và sáng kiến nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại trong thời gian quathì việc xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học và sángkiến cải tiến tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa là việc làm cần thiết trong điềukiện hiện nay, góp phần vào công cuộc cải cách, phát triển, hiện đại hóa HQ

Trang 20

Phần 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VÀ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CÔNG TÁC TẠI CỤC

3.1 Xây dựng Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học và sáng kiến

cải tiến tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa:

a) Dự thảo ban hành Quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh

Thanh Hóa ban hành Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải

tiến tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa:

Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa

CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000;

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 10/12/2003;

Căn cứ Nghị định 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban

hành Điều lệ sáng kiến;

Căn cứ Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11/05/2010 của Bộ Tài

chính quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục

Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 688/TCHQ/QĐ/NCKH ngày 02/6/2003 của Tổng

cục Hải quan ban hành “ Quy chế đăng ký và nghiệm thu đề tài nghiên cứu

khoa học Tổng cục Hải quan ” và Quyết định số 689/TCHQ/QĐ/NCKH ngày

02/6/2003 của Tổng cục Hải quan ban hành “ Quy chế về tổ chức và hoạt

động của Hội đồng Khoa học Tổng cục Hải quan”;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Trang 21

Điều 1 Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức nghiên

cứu khoa học, sáng kiến cải tiến tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá

Điều 2 Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký

Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục và các thành viên Hộiđồng Khoa học Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá chịu trách nhiệm thi hành quyếtđịnh này./

Trang 22

b) Dự thảo Quy chế Tổ chức nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến

tạ Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định của Cục

trưởng Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa:

TỔNG CỤC HẢI QUAN

CỤC HẢI QUAN TỈNH THANH HOÁ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thanh Hoá, ngày tháng năm 2012

QUY CHẾ

Tổ chức nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến

tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-HQTH ngày / /2012

của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá)

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi và đối tượng áp dụng

1 Phạm vi bao gồm:

- Xác định danh mục, đăng ký, giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học,

kiểm tra, nghiệm thu, khen thưởng, xử phạt và thanh lý đối với đề tài, đề án,

dự án, chương trình, chuyên đề nghiên cứu khoa học tại Cục Hải quan tỉnh

Thanh Hoá (gọi chung là đề tài nghiên cứu khoa học)

- Trình tự, thủ tục công nhận, khen thưởng các sáng kiến, cải tiến về

công tác hải quan (gọi chung là sáng kiến) tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá

- Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Cục Hải quan tỉnh

Thanh Hoá (gọi tắt là Hội đồng Khoa học)

2 Quy chế này áp dụng cho các đơn vị, tập thể, cá nhân là công chức

thuộc Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa

3 Quy chế này không áp dụng đối với các đề tài nghiên cứu khoa học

cấp ngành; các đề án, dự án và chương trình để thực hiện nghiệp vụ cải cách

công tác quản lý nhà nước về hải quan do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh

Thanh Hóa (gọi tắt là Cục trưởng) phê duyệt thực hiện từ nguồn kinh phí

không thuộc kinh phí sự nghiệp khoa học

Điều 2 Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Trang 23

1 Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Hải quan là một nghiên cứu cụ thể

có mục tiêu, nội dung, phương pháp rõ ràng về lĩnh vực hải quan nhằm tạo racác kết quả mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn của ngành hoặc làm căn cứ xâydựng chính sách hay cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo, được thực hiện dướicác hình thức đề tài nghiên cứu khoa học; hoặc các sáng kiến, cải tiến

2 Đề án về công tác Hải quan là loại văn bản được xây dựng để trìnhcấp quản lý cao hơn hoặc gửi cho một cơ quan tài trợ đề nghị được thực hiệnmột công việc nào đó như thành lập một tổ chức, tài trợ cho một hoạt động vềquản lý hải quan Sau khi đề án được phê chuẩn sẽ hình thành những dự án,chương trình, đề tài tuỳ theo yêu cầu của đề án

3 Đề tài nghiên cứu khoa học về công tác Hải quan là một hình thức tổchức nghiên cứu khoa học về chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàquản lý nhà nước về hải quan, được đặc trưng bởi một nhiệm vụ nghiên cứu

và do một người hoặc một nhóm người thực hiện Đề tài được thực hiện để trảlời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể sử dụng để ứng dụng trong hoạtđộng thực tế xây dựng văn bản chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu

và quản lý nhà nước về hải quan Đề tài nghiên cứu khoa học bao gồm đề tàicấp nhà nước, đề tài cấp Bộ/ngành và đề tài cơ sở

4 Dự án nghiên cứu khoa học về công tác Hải quan là một loại đề tàinghiên cứu khoa học về công tác Hải quan được thực hiện nhằm vào mụcđích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về chính sách quản lý hoạt độngxuất nhập khẩu và quản lý nhà nước về hải quan: Dự án có tính ứng dụng cao,

có ràng buộc thời gian và nguồn lực

5 Chương trình nghiên cứu khoa học về công tác hải quan là một nhóm

đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định về chính sáchquản lý hoạt động xuất nhập khẩu và quản lý nhà nước về hải quan mà giữachúng có tính độc lập tương đối cao Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trongchương trình không nhất thiết phải giống nhau nhưng nội dung của chươngtrình phải đồng bộ

6 Chuyên đề về công tác Hải quan là một loại hình tổ chức nghiên cứu

về một lĩnh vực, vấn đề cụ thể về chính sách quản lý hoạt động xuất nhậpkhẩu và quản lý nhà nước về hải quan

7 Sáng kiến về công tác Hải quan là một giải pháp mới, ứng dụng mớinhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan hoặc là giải phápsửa đổi những giải pháp đã có phù hợp và hiệu quả hơn và được công nhận để

áp dụng trong hoạt động thực tiễn của cơ quan Hải quan

Điều 3 Yêu cầu và tiêu chuẩn đối với các đề tài nghiên cứu khoa học; sáng kiến về công tác hải quan.

Trang 24

1 Yêu cầu

a Đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực hải quan

- Mục tiêu, nội dung rõ ràng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn không trùnglắp với bất cứ đề tài nào đã và đang thực hiện (nếu là đề tài kế thừa, cần nêu

rõ kết quả đã thực hiện, những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết tiếp)

- Phương pháp nghiên cứu phải phù hợp và tiên tiến

- Kết quả nghiên cứu phải rõ ràng, có địa chỉ ứng dụng cụ thể Kết quả

có thể là: (i) luận cứ khoa học, (ii) sáng chế, phát minh, (iii) giải pháp hữuích, (iv) cơ sở để xây dựng chính sách, pháp luật v.v

- Kinh phí tính đúng, tính đủ và hợp lý, khuyến khích những đề tàinghiên cứu khoa học thực hiện thông qua hình thức phối hợp, huy độngnguồn kinh phí ngoài ngân sách

- Giải pháp tổ chức thực hiện phải khả thi, tiết kiệm và đạt hiệu quả: + Về bố cục: Số chương của đề tài tuỳ thuộc vào nội dung nghiên cứuđược giao và có thể bao gồm những phần sau:

- Mở đầu: trình bày lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vinghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, kết cấu của

đề tài nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu lý thuyết: Trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận giả thuyếtkhoa học và phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Nghiên cứu thực tiễn: Mô tả các số liệu nghiên cứu khoa học, đánh giá

và bàn luận về hoạt động thực tiễn

- Khuyến nghị: Trình bày các đề xuất khuyến nghị có cơ sở khoa học vàthực tiễn

- Kết luận: trình bày những kết quả mới của đề tài nghiên cứu khoa họcmột cách ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm

- Danh mục tài liệu tham khảo: chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn,

sử dụng và đề cập tới để bàn luận trong đề tài nghiên cứu khoa học

Trang 25

độ 1,5 lines; lề trên 2,5 cm; lề dưới 2,5 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm Sốtrang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy Trang phụ bìa trình bàytheo đúng quy định (xem Phụ lục 1,2)

- Quy định về trích dẫn: Chú thích theo từng trang

- Quy định về sắp xếp tài liệu tham khảo (theo Phụ lục 3)

b Sáng kiến về công tác hải quan

Trình bày các sáng kiến về công tác hải quan cũng cần mang những yêucầu cơ bản của một đề tài nghiên cứu khoa học về hải quan "Báo cáo sángkiến" cần đầy đủ nội dung, ngắn gọn, súc tích; độ dài tối thiểu 02 trang

+ Về bố cục

Kết cấu các sáng kiến về công tác hải quan gồm 3 phần:

- Mở đầu: Trình bày khái quát đặc điểm, tình hình trước khi có sángkiến Nêu được lý do, ý nghĩa, tính cấp thiết phải có sáng kiến, điểm mới củacác sáng kiến, khả năng ứng dụng của các sáng kiến trong đơn vị

- Nội dung: Trình bày tiến trình nghiên cứu và kết quả đạt được Mô tảnêu bật được những điểm mới của các sáng kiến so với trước khi có sángkiến

- Kết luận: Nêu thời gian đã áp dụng, hiệu quả và phạm vi ảnh hưởngcủa các sáng kiến; nêu lên những kiến nghị, đề xuất nếu có và hướng pháttriển các sáng kiến

- Quy định về trích dẫn: Chú thích theo từng trang

- Quy định về sắp xếp tài liệu tham khảo (theo Phụ lục 3)

2 Tiêu chuẩn

- Đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đăng ký

- Có đóng góp và đề xuất mới có tác dụng bổ sung, hoàn chỉnh hoặc làmphong phú thêm cơ sở lý luận, thực tiễn của một lĩnh vực khoa học

- Những ứng dụng sáng tạo và phát triển có cơ sở khoa học nhằm giảiquyết các yêu cầu thiết thực của công tác quản lý của ngành

- Bố cục các sáng kiến gọn, rõ, lôgic, văn phong trong sáng, dễ hiểu

Trang 26

tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011-2015; lộ trình cải cách hành chính về hảiquan.

- Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước của từng đơn vịthuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa,

- Định hướng công tác nghiên cứu khoa học của ngành Hải quan

- Yêu cầu quản lý nhà nước của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan và CụcHải quan tỉnh Thanh Hóa

Điều 5 Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học.

1 Căn cứ định hướng công tác nghiên cứu khoa học của ngành Hải quan

và định hướng quản lý nhà nước của Cục Hải quan tỉnh, Hội đồng Khoa họcxây dựng định hướng nghiên cứu khoa học riêng của Cục Hải quan tỉnhThanh Hóa

2 Các tập thể và cá nhân căn cứ vào định hướng nghiên cứu khoa họccủa Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa và nhu cầu cấp thiết của các mảng công tácnghiệp vụ phục vụ công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và quản lý nhànước về hải quan đề xuất đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cầp Cục hàngnăm Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học không quá 12 tháng tính

từ ngày được giao nhiệm vụ nghiên cứu

3 Hội đồng Khoa học lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học tiêu biểu củaCục để đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành Hải quan

Điều 6 Hồ sơ đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học

1 Căn cứ vào định hướng nghiên cứu khoa học Cục Hải quan tỉnhThanh Hóa, Thường trực Hội đồng Khoa học gửi công văn cho các đơn vị, tậpthể và cá nhân để đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học và dự kiến một số đề tàinghiên cứu khoa học để giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trực tiếp

2 Hồ sơ đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học

- Phiếu đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học (theo Mẫu)

- Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học (theo Mẫu)

Điều 7 Tiêu chí để xác định Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học

1 Trên cơ sở phiếu đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học của tập thể và cánhân, Hội đồng Khoa học sẽ lựa chọn các đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học

để lên Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa,trình Cục trưởng phê duyệt

2 Các tiêu chí đánh giá lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học

- Chủ đề nghiên cứu phải đúng yêu cầu, định hướng nghiên cứu

Trang 27

- Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu, dựkiến kết quả đề tài, kinh phí của đề tài, thời gian thực hiện

- Đảm bảo đề tài không trùng lặp với các đề tài đã và đang triển khaitrong 3 năm trước

- Chủ nhiệm đề tài/Đơn vị quản lý không có đề tài tồn đọng, chưa thựchiện xong

- Chủ nhiệm đề tài có tham gia tích cực trong các hoạt động khoa học

Điều 8 Giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

1 Căn cứ vào Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học được phép thực

hiện, Thường trực Hội đồng Khoa học lựa chọn một số các đề tài nghiên cứukhoa học trình Cục trưởng để giao trực tiếp cho các tập thể và cá nhân triểnkhai thực hiện

2 Tập thể và cá nhân được giao kế hoạch và nhiệm vụ nghiên cứu khoahọc phải thực hiện đúng trình tự các bước theo Quy chế này

3 Quyết định phê duyệt thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Cụctrưởng là căn cứ pháp lý cho việc cấp kinh phí (nếu có) và triển khai thực hiệncủa đề tài

Điều 9 Điều chỉnh nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học đang triển khai

1 Khi cần điều chỉnh, bổ sung nội dung đề tài đã được phê duyệt triểnkhai nghiên cứu thì chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài phải báo cáobằng văn bản cho Hội đồng Khoa học và chỉ được thực hiện sau khi đã đượcCục trưởng (hoặc Chủ tịch Hội đồng khoa học) phê duyệt

2 Việc điều chỉnh, bổ sung nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học chỉđược xem xét phê duyệt khi:

a) Thời gian triển khai thực hiện đề tài chưa quá ½ tổng thời gian thựchiện

b) Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học không thể tiếp tục thực hiện đềtài được (bị ốm nặng, đi công tác nước ngoài dài hạn, chuyển công tác )c) Cần thay đổi nội dung, tiến độ, sản phẩm, kinh phí để đạt được mụctiêu nghiên cứu đã đề ra

Điều 10 Chế độ báo cáo

Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài có trách nhiệm báo cáo tiến

độ thực hiện triển khai đề tài nghiên cứu khoa học về Thường trực Hội đồng

Trang 28

Khoa học định kỳ 03 tháng một lần Trường hợp đột xuất, đơn vị, cá nhân chủtrì có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

Điều 11 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

1 Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm theo dõi thường xuyên việc

thực hiện đề tài và lập kế hoạch định kỳ 06 tháng kể từ ngày có quyết địnhphê duyệt thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học để Hội đồng Khoa học phốihợp với một số đơn vị liên quan kiểm tra tiến độ nghiên cứu, sử dụng kinh phí(nếu có), triển khai áp dụng đề tài nghiên cứu khoa học

2 Nội dung kiểm tra gồm tiến độ thực hiện, nội dung nghiên cứu, kếtquả, khả năng hoàn thành nhiệm vụ và việc sử dụng kinh phí của đề tài so với

thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học.

3 Trên cơ sở kết quả kiểm tra: Nếu có vấn đề phát sinh hoặc nhận thấy

cơ quan chủ trì, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học không có khả nănghoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, Hội đồng Khoa học phải báo cáo Cụctrưởng và đề xuất cách giải quyết các vấn đề phát sinh

Điều 12 Quy định về việc gia hạn đề tài nghiên cứu khoa học

1 Thời gian gia hạn đề tài (01 tháng hoặc 03 tháng) được thực hiện khiđược Cục trưởng (hoặc Hội đồng khoa học) chấp thuận bằng văn bản trongtrường hợp Chủ nhiệm đề tài đi công tác đột xuất hoặc trong thời gian triểnkhai đề tài cơ quan chủ trì và Chủ nhiệm đề tài phải ưu tiên thực hiện nhiệm

vụ khác do Cục Hải quan tỉnh giao

2 Đơn xin gia hạn gửi về Thường trực Hội đồng Khoa học (Phòng Tổchức cán bộ) trước khi hết hạn 01 tháng; hồ sơ phải báo cáo rõ nguyên nhânxin gia hạn, kết quả đã hoàn thành và dự kiến thời hạn hoàn thành đề tài

Điều 13 Xử lý đề tài nghiên cứu khoa học bị đình chỉ

1 Các đề tài nghiên cứu khoa học bị đình chỉ trong các trường hợp sau:

- Đề tài vi phạm về quản lý tài chính hoặc tự ý sửa đổi các nội dung sovới thuyết minh đề tài đã được phê duyệt

- Đề tài trùng lắp nội dung nghiên cứu với các đề tài đã và đang nghiên

Trang 29

cáo bằng văn bản nêu rõ những phần việc đã làm, nguyên nhân ngừng nghiêncứu, số kinh phí đã sử dụng và chấp hành quyết định xử lý của Cục trưởng.

Điều 14 Thanh lý đề tài nghiên cứu khoa học

1 Các đề tài nghiên cứu khoa học sau thuộc diện phải xem xét thanh lý:

- Đề tài đã hết thời hạn thực hiện nhưng chưa có sản phẩm hoàn thành

và không thuộc diện được gia hạn

- Đề tài đang trong thời gian thực hiện nhưng không còn ý nghĩa khoahọc và thực tiễn (Hội đồng Khoa học xác định và báo cáo đề nghị Cục trưởng

ký quyết định thanh lý)

- Đề tài khi được tổ chức nghiệm thu được Hội đồng nghiệm thu CụcHải quan tỉnh đánh giá là không đạt yêu cầu nhưng không thể tổ chức nghiêncứu bổ sung hoặc hoàn thiện lại

- Đề tài không thể thực hiện được vì các lý do từ phía Chủ nhiệm đề tài.

2 Thủ tục và hồ sơ thanh lý gồm:

- Đơn đề nghị thanh lý của Chủ nhiệm đề tài nêu rõ lý do, nguyên nhân.

- Các tài liệu đã thu thập, kết quả nghiên cứu đã thực hiện

- Bản đề nghị quyết toán kinh phí đã được thanh toán của Chủ nhiệm(nếu có)

- Quyết định thanh lý của Cục trưởng

3 Chủ nhiệm các đề tài bị thanh lý có trách nhiệm:

+ Hoàn tất các thủ tục đề nghị thanh lý và thực hiện các chế độ tài chính(chứng từ, hoá đơn, thuế ) đối với phần kinh phí đã được thanh toán theo quyđịnh hiện hành

+ Chấp hành quyết định thanh lý của Cục trưởng

+ Tuỳ từng trường hợp đề tài bị thanh lý, chủ nhiệm đề tài không đượcgiao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ít nhất 01 năm kể từ năm đề tài bị thanh

lý và không được tham gia bình xét thành tích thi đua cuối năm

Điều 15 Hồ sơ nghiệm thu đối với đề tài nghiên cứu khoa học

1 Hồ sơ phải nộp để nghiệm thu gồm:

- Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học

- Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học và các sản phẩm, tài liệutheo thuyết minh đề tài

- Báo cáo quyết toán sử dụng kinh phí nghiên cứu của đề tài nghiên cứukhoa học(nếu có)

Trang 30

- Phần mềm ứng dụng tin học (đối với những đề tài ứng dụng tin học).

- Biên bản nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu cấp đơn vị trực thuộc

Cục: Chi cục, Đội Kiểm soát (Đối với đề tài nghiên cứu khoa học mà Chủ nhiệm đề tài là công chức thuộc Chi cục, Đội Kiểm soát thực hiện)

2 Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học: Phải đầy

đủ, xúc tích, logíc về mặt hình thức và nội dung; kết quả chính xác và trungthực; có số liệu, biểu mẫu

3 Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu: Nêu được những nội dung cơ bảnnhất của đề tài, nêu bật được kết quả nghiên cứu chủ yếu, khuyến nghị và kếtluận; dung lượng khoảng từ 10 đến 20 trang

Điều 16 Các bước nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học

1 Đối với đề tài nghiên cứu khoa học mà Chủ nhiệm đề tài là công chức

thuộc Chi cục, Đội Kiểm soát thực hiện:

- Sau khi hoàn thành nội dung nghiên cứu, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứukhoa học báo cáo Thủ trưởng đơn vị về kết quả nghiên cứu, các sản phẩm, tàiliệu theo thuyết minh để tổ chức nghiệm thu kết quả đề tài nghiên cứu khoahọc

- Thủ trưởng đơn vị thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp Chi cục, ĐộiKiểm soát Thành phần Hội đồng là lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo cấp Đội (nếucó) Số thành viên Hội đồng nghiệm thu, hình thức tổ chức và chương trìnhhọp do Thủ trưởng đơn vị quyết định

- Hội đồng nghiệm thu cấp Chi cục, Đội Kiểm soát có trách nhiệm đánhgiá và tư vấn cho Thủ trưởng đơn vị về kết quả nghiên cứu đã đạt được của đềtài nghiên cứu khoa học so với thuyết minh đề tài

- Chủ nhiệm đề tài phải hoàn chỉnh lại kết quả đề tài nghiên cứu khoahọc theo kết luận của Hội đồng nghiệm thu Chi cục, Đội kiểm soát trước khinộp cho Hội đồng nghiệm thu Cục Hải quan tỉnhn Thanh Hóa để tổ chứcnghiệm thu chính thức

2 Đối với đề tài nghiên cứu khoa học mà Chủ nhiệm đề tài là công chứcthuộc các đơn vị thuộc Cục (cấp Phòng và tương đương) thực hiện, sau khihoàn thành nội dung nghiên cứu, Chủ nhiệm đề tài nộp hồ sơ cho Hội đồngKhoa học để tổ chức nghiệm thu chính thức

Điều 17 Tổ chức nghiệm thu kết quả đề tài nghiên cứu khoa học

1 Hội đồng nghiệm thu cấp Cục do Cục trưởng quyết định thành lậptrên cơ sở đề xuất của Thường trực Hội đồng Khoa học Hội đồng nghiệm thu

có từ 5 - 7 thành viên, gồm Chủ tịch, Thư ký, 2 phản biện và 1 - 3 uỷ viênHội đồng, trong đó ít nhất 01 phản biện ngoài đơn vị chủ trì đề tài Thành

Trang 31

viên Hội đồng là lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng và tương đương, có trình

độ chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu sâu về lĩnh vực của đề tài

Chủ nhiệm đề tài và những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài khôngtham gia Hội đồng

2 Không tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu đối với một trong các trườnghợp sau đây:

- Số thành viên Hội đồng có mặt ít hơn 2/3 tổng số thành viên Hội đồng

- Vắng mặt Chủ tịch, hoặc Thư ký, hoặc hai người phản biện

3 Trình tự buổi nghiệm thu đánh giá đề tài:

- Thư ký Hội đồng đọc quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu đánhgiá đề tài và đề nghị Chủ tịch Hội đồng điều khiển buổi họp

- Chủ tịch Hội đồng công bố chương trình làm việc và điều khiển buổihọp

- Chủ nhiệm đề tài trình bày tóm tắt nội dung đề tài trong thời giankhông quá 30 phút

- Các phản biện đọc nhận xét

- Các thành viên Hội đồng và người tham dự đặt câu hỏi

- Chủ nhiệm đề tài trả lời các câu hỏi

- Hội đồng họp riêng để bỏ phiếu kín

- Thư ký Hội đồng công bố điểm đánh giá đề tài theo kết quả bỏ phiếu

Đề tài được nghiệm thu nếu đạt điểm trung bình cộng từ 55 điểm trở lên Đềtài được đánh giá theo các mức: Trung bình, khá, giỏi và xuất sắc Đề tài đạtTrung bình nếu điểm trung bình cộng dưới 55 điểm Từ 55 điểm đến dưới 71điểm đạt yêu cầu Từ 71 điểm đến dưới 81 điểm là đạt Khá Từ 81 điểm đếndưới 91 điểm đạt Giỏi Từ 91 điểm đến 100 điểm đạt Xuất sắc

- Chủ tịch Hội đồng đọc kết luận của Hội đồng và tuyên bố kết thúc buổibảo vệ

4 Phiếu đánh giá thang điểm từ 1 đến 100 quy định cụ thể như sau:+ Mức độ đáp ứng với mục tiêu, nội dung, phương pháp tiếp cận vànghiên cứu so với thuyết minh đề tài (tối đa 15 điểm)

+ Đóng góp thực tiễn (tối đa 30 điểm)

+ Đóng góp lý luận (tối đa 25 điểm)

+ Bố cục đề tài (tối đa 5 điểm)

+ Trình bày bảo vệ và trả lời câu hỏi (tối đa 15 điểm)

Trang 32

(Giải trình ý kiến phản biện, thảo luận)

+ Chuẩn bị báo cáo tóm tắt (tối đa 10 điểm)

Điều 18 Tổ chức nghiệm thu lần 2 đề tài nghiên cứu khoa học

Đề tài phải tổ chức nghiệm thu lần 2 trong các trường hợp sau:

1 Đề tài không đạt, nhưng có 2/3 các thành viên trong Hội đồng Khoahọc có kiến nghị tổ chức nghiệm thu lần 2

2 Chủ nhiệm đề tài có khiếu nại về kết luận đánh giá của Hội đồngnghiệm thu

3 Trình tự tổ chức nghiệm thu lần 2 được quy định như đối với trườnghợp nghiệm thu chính thức Kết quả đánh giá của Hội đồng nghiệm thu lại là

cơ sở để Cục trưởng ra quyết định cuối cùng đối với đề tài đó

Điều 19 Khen thưởng

1 Hàng năm trước kỳ xét thi đua của Cục, Hội đồng Khoa học gửi danhsách kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, thành tích đóng góp caocủa các tập thể và cá nhân trong công tác nghiên cứu khoa học về Phòng Tổchức cán bộ làm cơ sở để Hội đồng Thi đua khen thưởng của Cục xét cácdanh hiệu thi đua của các tập thể và cá nhân

2 Hàng năm, Hội đồng Khoa học căn cứ vào mức thành tích đóng gópcao của các cá nhân, tập thể trong hoạt động công tác nghiên cứu khoa học sẽđược đề xuất khen thưởng Mức khen thưởng thực hiện theo các quy địnhhiện hành,

3 Nguồn chi thưởng được trích từ nguồn kinh phí quản lý khoa học củaCục hàng năm

Điều 20 Xử lý vi phạm

- Chủ nhiệm đề tài không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo bảnThuyết minh đề tài và bản Hợp đồng triển khai thực hiện mà không có lý dochính đáng thì phải bồi hoàn kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước (nếucó) và sẽ không được đăng ký làm chủ nhiệm đề tài cấp ngành trong thời gian

02 năm và không được tham gia bình xét thành tích thi đua cuối năm

- Đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định này, tuỳ tính chất và mức độ viphạm, sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành

Điều 21 Công bố và sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài khoa học.

1 Các cấp quản lý đề tài nghiên cứu khoa học và những người liên quanchỉ được phép công bố kết quả nghiên cứu sau khi Cục trưởng công nhận đềtài nghiên cứu đã hoàn thành

Trang 33

2 Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn tại cơ sởchỉ được tiến hành chính thức sau khi đề tài đã được nghiệm thu và Cụctrưởng quyết định cho phép triển khai ứng dụng

3 Căn cứ kết quả nghiệm thu, Hội đồng Khoa học lựa chọn, tổng hợpcác đóng góp mới của các đề tài để giới thiệu trên trang Website của Cục Hảiquan tỉnh Thanh Hoá, hoặc công bố trong kỷ yếu khoa học hàng năm củaCục

4 Những đề tài có chất lượng nghiên cứu tốt, nếu được Hội đồngnghiệm thu đề nghị sẽ được xuất bản dưới dạng sách chuyên khảo hoặc tàiliệu tham khảo Chủ nhiệm các đề tài được chọn xuất bản có trách nhiệm sửachữa, bổ sung theo yêu cầu của Hội đồng và hoàn chỉnh thủ tục để xuất bản

5 Kinh phí dành cho xuất bản, biên tập các đề tài nghiên cứu được xuấtbản trích từ nguồn kinh phí quản lý khoa học của Cục hàng năm

Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Điều 22 Cơ sở hình thành sáng kiến

Các tập thể, cá nhân công tác tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục đềnghị công nhận các sáng kiến về công tác hải quan mà được hình thành từhoạt động thực tiễn trong công việc chuyên môn kết hợp với những giải phápmới, ứng dụng mới hoặc những giải pháp sửa đổi những giải pháp đã có đểnâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong quá trình thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ và đem lại kết quả cao cho Cục và cho các đơn vị thuộc vàtrực thuộc Cục

Điều 23 Điều kiện công nhận sáng kiến

Sáng kiến được công nhận phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1 Có tính mới, giải pháp mới, ứng dụng mới trong công tác hải quanđem lại hiệu quả hoạt động, công tác thực tiễn của ngành hải quan khi chưa

có sáng kiến

2 Không trùng với nội dung của giải pháp đã đăng ký sáng kiến trước

3 Đã được áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực trong công việc Thờigian áp dụng ít nhất là 3 tháng

4 Sáng kiến đạt điểm trung bình từ 20 điểm trở lên mới được công nhậnsáng kiến

Điều 24 Thủ tục đề nghị công nhận sáng kiến cải tiến

Trang 34

1 Các sáng kiến đã được áp dụng đem lại hiệu quả tốt trong công tác thìcác tác giả làm thủ tục gửi Hội đồng sáng kiến Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa(gọi tắt là Hội đồng sáng kiến) đề nghị công nhận sáng kiến.

2 Sáng kiến mới xây dựng trên lý thuyết, chưa triển khai áp dụng vàothực tế thì các tác giả phải làm thủ tục đề nghị áp dụng thí điểm sáng kiến nhưsau:

- Tập thể, cá nhân có sáng kiến nộp đơn đề nghị áp dụng thí điểm sángkiến cho Hội đồng sáng kiến (Mẫu kèm theo) Trong thời hạn một tháng tính

từ ngày nhận đơn, Hội đồng sáng kiến phải xét và ra quyết định cho phéptriển khai thực hiện thí điểm hoặc không chấp nhận

- Với sáng kiến được chấp nhận triển khai: Hội đồng sáng kiến quy địnhthời hạn và phạm vi ứng dụng của sáng kiến Sau thời gian triển khai nếu sángkiến thực sự có hiệu quả tốt, Hội đồng sáng kiến mới ra quyết định và cấpgiấy công nhận, đồng thời có kế hoạch triển khai nhân rộng trong toàn đơn vị.Trường hợp sáng kiến triển khai không đạt hiệu quả như dự kiến, Hội đồngsáng kiến ra quyết định huỷ sáng kiến

- Với những sáng kiến làm thay đổi quy trình đã được quy định thì phảibáo cáo Hội đồng Khoa học Nếu sáng kiến được Hội đồng sáng kiến chấpnhận triển khai thì Hội đồng sáng kiến phải xin ý kiến của Cục trưởng trướckhi cho triển khai thí điểm sáng kiến

- Với sáng kiến có thể bảo hộ như một sáng chế, Hội đồng sáng kiến sẽtiến hành các biện pháp cần thiết để đăng ký sáng chế theo quy định của phápluật

- Trong trường hợp đặc biệt, Cục trưởng phải xin ý kiến của Tổng cụctrưởng Tổng cục Hải quan

3 Hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến

a Hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến về thuế bao gồm:

- Công văn đề nghị công nhận sáng kiến (Theo Mẫu);

- Danh sách sáng kiến đề nghị công nhận (Theo Mẫu);

- Báo cáo sáng kiến thực hiện theo quy định tại điểm 1b, Điều 3 Quy chếnày

b Hồ sơ công nhận sáng kiến sau khi đã triển khai thử nghiệm có hiệuquả, người chủ trì thực hiện sáng kiến phải hoàn tất hồ sơ và nộp cho Hộiđồng sáng kiến, gồm:

- Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến và có xác nhận của cá nhân hoặcđơn vị thụ hưởng (Theo Mẫu);

Trang 35

- Các tài liệu bằng chứng về kết quả và lợi ích mang lại (nếu có).

4 Trong trường hợp sáng kiến có cùng nội dung do nhiều người nộp đơnđăng ký sáng kiến độc lập với nhau thì người nào nộp đơn trước sẽ được côngnhận là tác giả sáng kiến

5 Đối với sáng kiến của một tập thể tác giả (sau đây gọi là các đồng tácgiả sáng kiến) thì Giấy chứng nhận sáng kiến được cấp cho từng người, trong

đó ghi họ tên các đồng tác giả Số lượng đồng tác giả đối với một sáng kiếnđược quy định như sau:

- Sáng kiến được ứng dụng trong phạm vi nội bộ thuộc các Phòng, Chicục, cấp Đội thuộc Chi cục: số lượng đồng tác giả tối đa không quá hai (02)người

- Sáng kiến được ứng dụng trong phạm vi Cục Hải quan tỉnh: số lượngđồng tác giả tối đa không quá ba (03) người

Điều 25 Tổ chức thẩm định và xét duyệt sáng kiến cải tiến

1 Sáng kiến được ứng dụng trong phạm vi Chi cục, Đội Kiểm soát: Hộiđồng sáng kiến cấp Chi cục, Đội Kiểm soát tổ chức tổ chức chấm, xếp loạisáng kiến; đồng thời lựa chọn sáng kiến loại Khá trở lên gửi lên Hội đồngsáng kiến Cục chấm; Cục trưởng ra quyết định công nhận sáng kiến

2 Sáng kiến được ứng trong phạm vi Cục: Hội đồng sáng kiến Cục tổchức chấm sáng kiến, xếp loại sáng kiến và Cục trưởng ra quyết định côngnhận sáng kiến

3 Hội đồng sáng kiến lựa chọn những sáng kiến tiêu biểu xếp loại Khácấp Cục trở lên đăng ký sáng kiến cấp toàn ngành Hải quan

4 Thời gian công nhận sáng kiến

Hội đồng sáng kiến Cục tổ chức xem xét công nhận sáng kiến kết thúcnăm công tác (tháng 10 hàng năm) Các đơn vị thuộc và trực thuộc gửi hồ sơ

đề nghị theo điểm 3 Điều 24 của Quy chế này về Thường trực Hội đồng Khoahọc Cục (Phòng Tổ chức cán bộ), thời gian chậm nhất trước ngày 30/9 hàngnăm

Điều 26 Hội đồng công nhận sáng kiến

1 Thành lập Hội đồng sáng kiến cấp Chi cục, Đội Kiểm soát: số lượngthành viên gồm có từ 03 đến 05 người Thành viên Hội đồng sáng kiến baogồm: Lãnh đạo đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng, và các thành viên là công chứcthuộc Chi cục, Đội Kiểm soát giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệmthực tế

2 Hội đồng Khoa học đồng thời làm nhiệm vụ Hội đồng sáng kiến

Trang 36

Điều 27 Tổ chức thẩm định và xét duyệt đối với sáng kiến

1 Các bước chuẩn bị trước khi họp Hội đồng sáng kiến:

- Thường trực Hội đồng rà soát sáng kiến đủ điều kiện công nhận; tổnghợp danh sách về số lượng sáng kiến, tên sáng kiến, số lượng tác giả, đồng tácgiả; báo cáo Chủ tịch Hội đồng danh sách đề nghị xét công nhận sáng kiến và

dự kiến thời gian họp Hội đồng

- Thường trực Hội đồng gửi báo cáo sáng kiến, Giấy mời họp, Phiếuchấm điểm sáng kiến đến từng thành viên của Hội đồng

- Trường hợp Hội đồng không có điều kiện tổ chức họp, Thường trựcHội đồng xin ý kiến trực tiếp từng thành viên Hội đồng, sau đó tổng hợp,trình Chủ tịch Hội đồng ra quyết định công nhận, xếp loại sáng kiến; thôngbáo kết quả cho các thành viên Hội đồng và tác giả sáng kiến

2 Trình tự họp Hội đồng:

- Bước 1: Thường trực Hội đồng sáng kiến báo cáo tổng hợp sáng kiếncác đơn vị đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận; đồng thời gửi báo cáosáng kiến đến các thành viên Hội đồng nghiên cứu trước

- Bước 2: Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp hội đồng sáng kiến để lấy ýkiến của các thành viên Hội đồng

- Bước 3: Các thành viên Hội đồng chấm điểm sáng kiến theo các tiêuchí và gửi phiếu chấm điểm về Thường trực Hội đồng sáng kiến để tổng hợp

- Bước 4: Thường trực Hội đồng sáng kiến tổng hợp kết quả chấm điểm,xếp loại sáng kiến, báo cáo kết quả đến các thành viên của Hội đồng; Chủtịch Hội đồng kết luận và công bố điểm, xếp loại sáng kiến theo Điều 28 củaQuy chế này

- Bước 5: Thường trực Hội đồng trình Cục trưởng ra Quyết định côngnhận và khen thưởng theo quy định tại Điều 29 của quy chế này

3 Tiêu chí công nhận sáng kiến:

- Tiêu chí 1 Mức độ đáp ứng mục tiêu đặt ra (05 điểm): Giải quyếtđược những khó khăn, vướng mắc hiện tại, lâu dài về một hay nhiều lĩnh vựcquản lý và điều hành của ngành, đơn vị

- Tiêu chí 2 Tiến trình thực hiện sáng kiến (03 điểm):

+ Thời gian, tiến độ thực hiện sáng kiến: Hợp lý, đảm bảo tiến độ hoặcnhanh hơn kế hoạch đã định (01 điểm)

+ Phạm vi triển khai áp dụng, bố trí lực lượng áp dụng: Đúng kế hoạch(01 điểm)

Trang 37

+ Xây dựng các văn bản triển khai sáng kiến: Kịp thời, hợp lý và hiệuquả (01điểm )

- Tiêu chí 3 Hiệu quả mang lại từ sáng kiến (30 điểm):

+ Có tính thời sự (5 điểm): Đáp ứng được yêu cầu cấp thiết hoặc yêu cầuđổi mới, yêu cầu quản lý và điều hành của ngành, đơn vị

+ Có giá trị khoa học và có tính sáng tạo (10 điểm): Tạo ra được mộtquy trình nghiệp vụ mới; biện pháp quản lý, điều hành mới ưu việt hơn hẳnquy trình (biện pháp) trước khi ứng dụng hoặc đang thực hiện trong ngành;phù hợp với nghiệp vụ và tổ chức hiện tại của đơn vị Có thể là giải pháp họctập đơn vị bạn nhưng không rập khuôn máy móc; nội dung logic, dễ hiểu; ápdụng thành công

+ Có khả năng phát triển, có tính khả thi và tính bền vững (09 điểm): ápdụng thành công trên địa bàn thí điểm và có thể đưa vào áp dụng rộng rãitrong ngành, dễ triển khai và là cơ sở cho các sáng kiến mới phát sinh

+ Chi phí triển khai sáng kiến (02 điểm): Hợp lý trong khả năng tàichính của ngành, không tốn kém, không thất thoát lãng phí, tiết kiệm, giảmđược số người tham gia

+ Người tham gia sáng kiến (02 điểm): Phù hợp với trình độ, năng lựchiện có và khả năng đào tạo trong thời gian tới

+ Số liệu minh hoạ (02 điểm): Đảm bảo tính trung thực, không tô vẽchạy theo thành tích

- Tiêu chí 4 Chất lượng báo cáo (02 điểm)

+ Hình thức trình bày: Hài hoà, đẹp (0,5 điểm)

+ Cấu trúc văn bản: Khoa học, đúng quy định của ngành (0,5 điểm) + Tài liệu kèm theo phong phú (01 điểm)

Điều 28 Xếp loại sáng kiến

Sáng kiến được xếp thành 4 loại

1 Sáng kiến đạt loại Xuất sắc: Có tổng số điểm từ 36 điểm đến 40điểm, có cơ sở khoa học, có phạm vi ảnh hưởng lớn (có thể triển khai áp dụngtại các đơn vị trong Cục), được xem xét chuyển đăng ký đề tài nghiên cứukhoa học

2 Sáng kiến đạt loại Giỏi: Có tổng số điểm từ 31 điểm đến dưới 36điểm

3 Sáng kiến đạt loại Khá có tổng số điểm từ 26 điểm đến dưới 31điểm

Trang 38

4 Sáng kiến đạt loại Trung bình có tổng số điểm từ 20 điểm đến dưới 26điểm.

Điều 29 Khen thưởng sáng kiến cải tiến

Hội đồng sáng kiến công bố số điểm đạt được của từng sáng kiến cảitiến Tiền thưởng sáng kiến cải tiến được lập dự toán cùng với lập dự toánkinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học hàng năm và được trích từ nguồnkinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học

Tiền thưởng sáng kiến thực hiện theo các quy định hiện hành

Điều 30 Giải quyết khiếu nại, tranh chấp và xử lý vi phạm

1 Người nộp đơn đăng ký sáng kiến có quyền khiếu nại với Thủ trưởng

cơ quan, đơn vị trong những trường hợp sau đây:

+ Đơn đăng ký sáng kiến không được xem xét trong thời hạn quy định.+ Không đồng ý với lý do mà Hội đồng sáng kiến cơ quan, đơn vị nêu ra

để không chấp nhận sáng kiến

2 Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Hộiđồng sáng kiến cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu giải quyết Nếungười khiếu nại không đồng ý với quyết định của Hội đồng sáng kiến cơquan, đơn vị có thể khiếu nại lên cơ quan quản lý cấp trên; thời hạn giải quyếtkhiếu nại của cơ quan quản lý cấp trên không được quá 30 ngày kể từ ngàynhận được đơn khiếu nại

3 Tác giả sáng kiến có quyền khiếu nại với thủ trưởng cơ quan, đơn vị

về những vấn đề có liên quan đến công tác xét duyệt và công nhận sáng kiến.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, thủ trưởng các cơquan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho tác giả Nếu sau thờihạn trên, thủ trưởng cơ quan, đơn vị không giải quyết hoặc tác giả khôngđồng ý với kết quả giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, có quyền khiếunại lên thủ trưởng cơ quan cấp trên Thời hạn giải quyết khiếu nại của cơ quanquản lý cấp trên không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại

4 Nếu có sự tranh chấp sáng kiến giữa các tổ chức hoặc cá nhân vềquyền tác giả và sử dụng sáng kiến thì tác giả có quyền đề nghị Thủ trưởngđơn vị trực tiếp xem xét xử lý theo Luật Cán bộ công chức

Chương IV

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Điều 31 Cơ cấu của Hội đồng Khoa học

Trang 39

1 Hội đồng Khoa học là tổ chức tư vấn khoa học cho Cục trưởng trongviệc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến của Cục Hộiđồng Khoa học do Cục trưởng quyết định thành lập.

2 Thành phần Hội đồng Khoa học Cục Thuế gồm: Lãnh đạo Cục là Chủtịch Hội đồng và thành viên là Lãnh đạo các Phòng và tương đương

3 Cơ cấu của Hội đồng khoa học gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷviên khác Số lượng uỷ viên có thể thay đổi theo từng nhiệm kỳ do Cụctrưởng quyết định Số lượng thành viên của Hội đồng Khoa học có ít nhất 7thành viên

4 Phòng Tổ chức cán bộ làm nhiệm vụ Thường trực Hội đồng Khoa học

và được sử dụng con dấu của Cục để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ củaHội đồng Khoa học

5 Hội đồng Khoa học có Tổ Thư ký giúp việc

Điều 32 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Khoa học

- Tư vấn cho Cục trưởng định hướng công tác nghiên cứu khoa học của

- Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc triển khai nghiên cứu các

đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cục đã được phê duyệt, tạo điều kiện cho đề tàinghiên cứu khoa học được thực hiện theo đúng quy định

- Thành lập Hội đồng nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện các đề tàinghiên cứu khoa học của các đơn vị, tập thể và cá nhân thuộc phạm vi Cục Lựachọn những sáng kiến đủ điều kiện để gửi lên Hội đồng Khoa học Tổng cục hảiquan công nhận sáng kiến cấp Ngành

- Định kỳ tổng hợp, báo cáo đánh giá về hoạt động công tác nghiên cứukhoa học gửi Hội đồng Khoa học Tổng cục Hải quan

Điều 33 Nguyên tắc làm việc của Hội đồng Khoa học

- Hội đồng Khoa học hoạt động theo nguyên tắc tập thể, giải quyết nhữngvấn đề theo nguyên tắc lấy biểu quyết theo đa số, những ý kiến là thiểu số đượcghi nhận kèm theo số phiếu đa số tán thành để báo cáo Cục trưởng

- Hội nghị của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồngkhoa học tham dự thì Quyết định của Hội đồng mới có giá trị kiến nghị chínhthức với Cục trưởng và có hiệu lực trong nội bộ Hội đồng

Trang 40

- Hội đồng xem xét, phê chuẩn nội dung, chương trình hoạt động hàngnăm, cả nhiệm kỳ và phân công tổ chức triển khai cho các thành viên trong Hộiđồng khoa học.

Điều 34 Phương thức làm việc của Hội đồng Khoa học

- Hội đồng Khoa học họp định kỳ 06 tháng một lần, khi cần thiết họp bấtthường do Chủ tịch quyết định triệu tập

- Hội đồng Khoa học được sử dụng thời gian chính quyền để tổ chức cáccuộc họp và các hoạt động của Hội đồng

- Chương trình, nội dung họp do Thường trực Hội đồng Khoa học, Tổ Thư

ký chuẩn bị và phải được gửi trước tối thiểu 01 ngày cho các thành viên củaHội đồng để nghiên cứu và chuẩn bị các ý kiến đóng góp

Điều 35 Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng Khoa học

- Lãnh đạo Hội đồng hoạt động phù hợp với quy chế này;

- Hoạch định các chủ trương, chiến lược phát triển công tác nghiên cứukhoa học của Cục;

- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học côngnghệ; thẩm định, xét thưởng các công trình khoa học;

- Quyết định triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng;

- Kết luận các vấn đề sau mỗi cuộc họp của Hội đồng

Điều 36 Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học

- Giúp Chủ tịch Hội đồng trong các hoạt động thuộc phần công việcđược phân công

- Thay mặt Chủ tịch điều hành các cuộc họp của Hội đồng Khoa họctheo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng; kết luận những vấn đề đã thảo luận tạicuộc họp và báo cáo lại với Chủ tịch Hội đồng

- Chịu trách nhiệm về những công việc được phân công và những vấn đềthuộc phạm vi quyền hạn của mình được uỷ quyền hoặc được giao

Điều 37 Nhiệm vụ của các Uỷ viên Hội đồng Khoa học

- Tham gia đều đặn các kỳ họp của Hội đồng và hoàn thành các nhiệm

vụ được Hội đồng phân công Trong trường hợp không tham gia cần báo cáocho Chủ tịch Hội đồng hoặc Thường trực Hội đồng và gửi ý kiến đóng gópbằng văn bản cho Tổ Thư ký Hội đồng

- Đề xuất, đóng góp ý kiến theo các lĩnh vực hoạt động của Hội đồng

- Nghiên cứu tài liệu, đóng góp ý kiến cho nội dung cuộc họp

Ngày đăng: 21/11/2015, 12:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w