Chủ nhiệm đề tài:

Một phần của tài liệu Xây dựng quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến tại cục hải quan tỉnh thanh hóa (Trang 32)

Đề tài phải tổ chức nghiệm thu lần 2 trong các trường hợp sau:

1. Đề tài không đạt, nhưng có 2/3 các thành viên trong Hội đồng Khoa học có kiến nghị tổ chức nghiệm thu lần 2.

2. Chủ nhiệm đề tài có khiếu nại về kết luận đánh giá của Hội đồng nghiệm thu. nghiệm thu.

3. Trình tự tổ chức nghiệm thu lần 2 được quy định như đối với trường hợp nghiệm thu chính thức. Kết quả đánh giá của Hội đồng nghiệm thu lại là cơ sở để Cục trưởng ra quyết định cuối cùng đối với đề tài đó.

Điều 19. Khen thưởng

1. Hàng năm trước kỳ xét thi đua của Cục, Hội đồng Khoa học gửi danh sách kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, thành tích đóng góp cao của các tập thể và cá nhân trong công tác nghiên cứu khoa học về Phòng Tổ chức cán bộ làm cơ sở để Hội đồng Thi đua khen thưởng của Cục xét các danh hiệu thi đua của các tập thể và cá nhân.

2. Hàng năm, Hội đồng Khoa học căn cứ vào mức thành tích đóng góp cao của các cá nhân, tập thể trong hoạt động công tác nghiên cứu khoa học sẽ được đề xuất khen thưởng. Mức khen thưởng thực hiện theo các quy định hiện hành,

3. Nguồn chi thưởng được trích từ nguồn kinh phí quản lý khoa học của Cục hàng năm.

Điều 20. Xử lý vi phạm

- Chủ nhiệm đề tài không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo bản Thuyết minh đề tài và bản Hợp đồng triển khai thực hiện mà không có lý do chính đáng thì phải bồi hoàn kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước (nếu có) và sẽ không được đăng ký làm chủ nhiệm đề tài cấp ngành trong thời gian 02 năm và không được tham gia bình xét thành tích thi đua cuối năm.

- Đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định này, tuỳ tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.

Điều 21. Công bố và sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài khoa học.

1. Các cấp quản lý đề tài nghiên cứu khoa học và những người liên quan chỉ được phép công bố kết quả nghiên cứu sau khi Cục trưởng công nhận đề tài nghiên cứu đã hoàn thành.

2. Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn tại cơ sở chỉ được tiến hành chính thức sau khi đề tài đã được nghiệm thu và Cục trưởng quyết định cho phép triển khai ứng dụng.

3. Căn cứ kết quả nghiệm thu, Hội đồng Khoa học lựa chọn, tổng hợp các đóng góp mới của các đề tài để giới thiệu trên trang Website của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá, hoặc công bố trong kỷ yếu khoa học hàng năm của Cục.

4. Những đề tài có chất lượng nghiên cứu tốt, nếu được Hội đồng nghiệm thu đề nghị sẽ được xuất bản dưới dạng sách chuyên khảo hoặc tài liệu tham khảo. Chủ nhiệm các đề tài được chọn xuất bản có trách nhiệm sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Hội đồng và hoàn chỉnh thủ tục để xuất bản.

5. Kinh phí dành cho xuất bản, biên tập các đề tài nghiên cứu được xuất bản trích từ nguồn kinh phí quản lý khoa học của Cục hàng năm.

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Điều 22. Cơ sở hình thành sáng kiến

Các tập thể, cá nhân công tác tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục đề nghị công nhận các sáng kiến về công tác hải quan mà được hình thành từ hoạt động thực tiễn trong công việc chuyên môn kết hợp với những giải pháp mới, ứng dụng mới hoặc những giải pháp sửa đổi những giải pháp đã có để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và đem lại kết quả cao cho Cục và cho các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục.

Điều 23. Điều kiện công nhận sáng kiến

Sáng kiến được công nhận phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Có tính mới, giải pháp mới, ứng dụng mới trong công tác hải quan đem lại hiệu quả hoạt động, công tác thực tiễn của ngành hải quan khi chưa có sáng kiến.

2. Không trùng với nội dung của giải pháp đã đăng ký sáng kiến trước. 3. Đã được áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực trong công việc. Thời gian áp dụng ít nhất là 3 tháng.

4. Sáng kiến đạt điểm trung bình từ 20 điểm trở lên mới được công nhận sáng kiến.

1. Các sáng kiến đã được áp dụng đem lại hiệu quả tốt trong công tác thì các tác giả làm thủ tục gửi Hội đồng sáng kiến Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là Hội đồng sáng kiến) đề nghị công nhận sáng kiến.

2. Sáng kiến mới xây dựng trên lý thuyết, chưa triển khai áp dụng vào thực tế thì các tác giả phải làm thủ tục đề nghị áp dụng thí điểm sáng kiến như sau:

- Tập thể, cá nhân có sáng kiến nộp đơn đề nghị áp dụng thí điểm sáng kiến cho Hội đồng sáng kiến (Mẫu kèm theo). Trong thời hạn một tháng tính từ ngày nhận đơn, Hội đồng sáng kiến phải xét và ra quyết định cho phép triển khai thực hiện thí điểm hoặc không chấp nhận.

- Với sáng kiến được chấp nhận triển khai: Hội đồng sáng kiến quy định thời hạn và phạm vi ứng dụng của sáng kiến. Sau thời gian triển khai nếu sáng kiến thực sự có hiệu quả tốt, Hội đồng sáng kiến mới ra quyết định và cấp giấy công nhận, đồng thời có kế hoạch triển khai nhân rộng trong toàn đơn vị. Trường hợp sáng kiến triển khai không đạt hiệu quả như dự kiến, Hội đồng sáng kiến ra quyết định huỷ sáng kiến.

- Với những sáng kiến làm thay đổi quy trình đã được quy định thì phải báo cáo Hội đồng Khoa học. Nếu sáng kiến được Hội đồng sáng kiến chấp nhận triển khai thì Hội đồng sáng kiến phải xin ý kiến của Cục trưởng trước khi cho triển khai thí điểm sáng kiến.

- Với sáng kiến có thể bảo hộ như một sáng chế, Hội đồng sáng kiến sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để đăng ký sáng chế theo quy định của pháp luật.

- Trong trường hợp đặc biệt, Cục trưởng phải xin ý kiến của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

3. Hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến

a. Hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến về thuế bao gồm: - Công văn đề nghị công nhận sáng kiến (Theo Mẫu); - Danh sách sáng kiến đề nghị công nhận (Theo Mẫu);

- Báo cáo sáng kiến thực hiện theo quy định tại điểm 1b, Điều 3 Quy chế này.

b. Hồ sơ công nhận sáng kiến sau khi đã triển khai thử nghiệm có hiệu quả, người chủ trì thực hiện sáng kiến phải hoàn tất hồ sơ và nộp cho Hội đồng sáng kiến, gồm:

- Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến và có xác nhận của cá nhân hoặc đơn vị thụ hưởng (Theo Mẫu);

- Các tài liệu bằng chứng về kết quả và lợi ích mang lại (nếu có).

4. Trong trường hợp sáng kiến có cùng nội dung do nhiều người nộp đơn đăng ký sáng kiến độc lập với nhau thì người nào nộp đơn trước sẽ được công nhận là tác giả sáng kiến.

5. Đối với sáng kiến của một tập thể tác giả (sau đây gọi là các đồng tác giả sáng kiến) thì Giấy chứng nhận sáng kiến được cấp cho từng người, trong đó ghi họ tên các đồng tác giả. Số lượng đồng tác giả đối với một sáng kiến được quy định như sau:

- Sáng kiến được ứng dụng trong phạm vi nội bộ thuộc các Phòng, Chi cục, cấp Đội thuộc Chi cục: số lượng đồng tác giả tối đa không quá hai (02) người.

- Sáng kiến được ứng dụng trong phạm vi Cục Hải quan tỉnh: số lượng đồng tác giả tối đa không quá ba (03) người.

Điều 25. Tổ chức thẩm định và xét duyệt sáng kiến cải tiến

1. Sáng kiến được ứng dụng trong phạm vi Chi cục, Đội Kiểm soát: Hội đồng sáng kiến cấp Chi cục, Đội Kiểm soát tổ chức tổ chức chấm, xếp loại sáng kiến; đồng thời lựa chọn sáng kiến loại Khá trở lên gửi lên Hội đồng sáng kiến Cục chấm; Cục trưởng ra quyết định công nhận sáng kiến.

2. Sáng kiến được ứng trong phạm vi Cục: Hội đồng sáng kiến Cục tổ chức chấm sáng kiến, xếp loại sáng kiến và Cục trưởng ra quyết định công nhận sáng kiến.

3. Hội đồng sáng kiến lựa chọn những sáng kiến tiêu biểu xếp loại Khá cấp Cục trở lên đăng ký sáng kiến cấp toàn ngành Hải quan.

4. Thời gian công nhận sáng kiến

Hội đồng sáng kiến Cục tổ chức xem xét công nhận sáng kiến kết thúc năm công tác (tháng 10 hàng năm). Các đơn vị thuộc và trực thuộc gửi hồ sơ đề nghị theo điểm 3 Điều 24 của Quy chế này về Thường trực Hội đồng Khoa học Cục (Phòng Tổ chức cán bộ), thời gian chậm nhất trước ngày 30/9 hàng năm.

Điều 26. Hội đồng công nhận sáng kiến

1. Thành lập Hội đồng sáng kiến cấp Chi cục, Đội Kiểm soát: số lượng thành viên gồm có từ 03 đến 05 người. Thành viên Hội đồng sáng kiến bao gồm: Lãnh đạo đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng, và các thành viên là công chức thuộc Chi cục, Đội Kiểm soát giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tế.

Điều 27. Tổ chức thẩm định và xét duyệt đối với sáng kiến

1. Các bước chuẩn bị trước khi họp Hội đồng sáng kiến:

- Thường trực Hội đồng rà soát sáng kiến đủ điều kiện công nhận; tổng hợp danh sách về số lượng sáng kiến, tên sáng kiến, số lượng tác giả, đồng tác giả; báo cáo Chủ tịch Hội đồng danh sách đề nghị xét công nhận sáng kiến và dự kiến thời gian họp Hội đồng.

- Thường trực Hội đồng gửi báo cáo sáng kiến, Giấy mời họp, Phiếu chấm điểm sáng kiến đến từng thành viên của Hội đồng.

- Trường hợp Hội đồng không có điều kiện tổ chức họp, Thường trực Hội đồng xin ý kiến trực tiếp từng thành viên Hội đồng, sau đó tổng hợp, trình Chủ tịch Hội đồng ra quyết định công nhận, xếp loại sáng kiến; thông báo kết quả cho các thành viên Hội đồng và tác giả sáng kiến.

2. Trình tự họp Hội đồng:

- Bước 1: Thường trực Hội đồng sáng kiến báo cáo tổng hợp sáng kiến các đơn vị đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận; đồng thời gửi báo cáo sáng kiến đến các thành viên Hội đồng nghiên cứu trước.

- Bước 2: Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp hội đồng sáng kiến để lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng.

- Bước 3: Các thành viên Hội đồng chấm điểm sáng kiến theo các tiêu chí và gửi phiếu chấm điểm về Thường trực Hội đồng sáng kiến để tổng hợp.

- Bước 4: Thường trực Hội đồng sáng kiến tổng hợp kết quả chấm điểm, xếp loại sáng kiến, báo cáo kết quả đến các thành viên của Hội đồng; Chủ tịch Hội đồng kết luận và công bố điểm, xếp loại sáng kiến theo Điều 28 của Quy chế này.

- Bước 5: Thường trực Hội đồng trình Cục trưởng ra Quyết định công nhận và khen thưởng theo quy định tại Điều 29 của quy chế này.

3. Tiêu chí công nhận sáng kiến:

- Tiêu chí 1. Mức độ đáp ứng mục tiêu đặt ra (05 điểm): Giải quyết được những khó khăn, vướng mắc hiện tại, lâu dài về một hay nhiều lĩnh vực quản lý và điều hành của ngành, đơn vị.

- Tiêu chí 2. Tiến trình thực hiện sáng kiến (03 điểm):

+ Thời gian, tiến độ thực hiện sáng kiến: Hợp lý, đảm bảo tiến độ hoặc nhanh hơn kế hoạch đã định (01 điểm).

+ Phạm vi triển khai áp dụng, bố trí lực lượng áp dụng: Đúng kế hoạch (01 điểm).

+ Xây dựng các văn bản triển khai sáng kiến: Kịp thời, hợp lý và hiệu quả (01điểm ).

- Tiêu chí 3. Hiệu quả mang lại từ sáng kiến (30 điểm):

+ Có tính thời sự (5 điểm): Đáp ứng được yêu cầu cấp thiết hoặc yêu cầu đổi mới, yêu cầu quản lý và điều hành của ngành, đơn vị.

+ Có giá trị khoa học và có tính sáng tạo (10 điểm): Tạo ra được một quy trình nghiệp vụ mới; biện pháp quản lý, điều hành mới ưu việt hơn hẳn quy trình (biện pháp) trước khi ứng dụng hoặc đang thực hiện trong ngành; phù hợp với nghiệp vụ và tổ chức hiện tại của đơn vị. Có thể là giải pháp học tập đơn vị bạn nhưng không rập khuôn máy móc; nội dung logic, dễ hiểu; áp dụng thành công.

+ Có khả năng phát triển, có tính khả thi và tính bền vững (09 điểm): áp dụng thành công trên địa bàn thí điểm và có thể đưa vào áp dụng rộng rãi trong ngành, dễ triển khai và là cơ sở cho các sáng kiến mới phát sinh.

+ Chi phí triển khai sáng kiến (02 điểm): Hợp lý trong khả năng tài chính của ngành, không tốn kém, không thất thoát lãng phí, tiết kiệm, giảm được số người tham gia...

+ Người tham gia sáng kiến (02 điểm): Phù hợp với trình độ, năng lực hiện có và khả năng đào tạo trong thời gian tới.

+ Số liệu minh hoạ (02 điểm): Đảm bảo tính trung thực, không tô vẽ chạy theo thành tích.

- Tiêu chí 4. Chất lượng báo cáo (02 điểm) + Hình thức trình bày: Hài hoà, đẹp (0,5 điểm).

+ Cấu trúc văn bản: Khoa học, đúng quy định của ngành (0,5 điểm). + Tài liệu kèm theo phong phú (01 điểm).

Điều 28. Xếp loại sáng kiến Sáng kiến được xếp thành 4 loại

1. Sáng kiến đạt loại Xuất sắc: Có tổng số điểm từ 36 điểm đến 40 điểm, có cơ sở khoa học, có phạm vi ảnh hưởng lớn (có thể triển khai áp dụng tại các đơn vị trong Cục), được xem xét chuyển đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học.

2. Sáng kiến đạt loại Giỏi: Có tổng số điểm từ 31 điểm đến dưới 36 điểm.

4. Sáng kiến đạt loại Trung bình có tổng số điểm từ 20 điểm đến dưới 26 điểm.

Điều 29. Khen thưởng sáng kiến cải tiến

Hội đồng sáng kiến công bố số điểm đạt được của từng sáng kiến cải tiến. Tiền thưởng sáng kiến cải tiến được lập dự toán cùng với lập dự toán kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học hàng năm và được trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học.

Tiền thưởng sáng kiến thực hiện theo các quy định hiện hành.

Điều 30. Giải quyết khiếu nại, tranh chấp và xử lý vi phạm

1. Người nộp đơn đăng ký sáng kiến có quyền khiếu nại với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong những trường hợp sau đây:

+ Đơn đăng ký sáng kiến không được xem xét trong thời hạn quy định. + Không đồng ý với lý do mà Hội đồng sáng kiến cơ quan, đơn vị nêu ra để không chấp nhận sáng kiến.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Hội đồng sáng kiến cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu giải quyết. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định của Hội đồng sáng kiến cơ quan, đơn vị có thể khiếu nại lên cơ quan quản lý cấp trên; thời hạn giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý cấp trên không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.

3. Tác giả sáng kiến có quyền khiếu nại với thủ trưởng cơ quan, đơn vị về những vấn đề có liên quan đến công tác xét duyệt và công nhận sáng kiến. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho tác giả. Nếu sau thời hạn trên, thủ trưởng cơ quan, đơn vị không giải quyết hoặc tác giả không đồng ý với kết quả giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, có quyền khiếu nại lên thủ trưởng cơ quan cấp trên. Thời hạn giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý cấp trên không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến tại cục hải quan tỉnh thanh hóa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w