1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh thanh hóa

131 518 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Phiếu điều tra được thực hiện dựa trên số lượng các bộ công chức hảiquan và các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hàng gia công qua các Chi cụcthuộc Cục Hải quan Thanh Hoá nhằm khảo

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin đã được trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõnguồn gốc

Thanh Hoá, tháng 10 năm 2012

Người cam đoan

Hoàng Ngọc Duyên

Trang 2

Xin chân thành cám ơn đến Lãnh đạo, cán bộ công chức Cục hải quan ThanhHoá, Chi cục hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hoá, Chi cục hải quan cửa khẩu Quốc

tế Na Mèo, Chi cục hải quan Ninh Bình, Chi cục hải quan quản lý các khu côngnghiệp tỉnh Hà Nam, Chi cục hải quan Nam Định, Chi cục kiểm tra sau thông quan,các phòng tham mưu và các doanh nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho Tôi hoànthành luận văn này

Mặc dù với sự nổ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi nhữngthiếu sót Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy, quý Cô, đồngnghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cám ơn!

Thanh Hoá, ngày tháng 10 năm 2012

Hoàng Ngọc Duyên

Trang 3

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: HOÀNG NGỌC DUYÊN

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05

Niên khoá 2010-2012

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN VĂN HÒA

Tên đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THANH HÓA.

1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động gia côngxuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá và đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục hảiquan Thanh Hoá

- Đối tượng nghiên cứu là thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục Hảiquan Thanh Hóa, các văn bản pháp luật quy định về gia công xuất khẩu ở Việt Nam hiệnnay và công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu của Cục hải quan Thanh Hoá

2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp tổng hợp và phân tích

- Phương pháp chuyên gia

3 Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận

- Tiến hành điều tra ý kiến đánh giá của doanh nghiệp thường xuyên có hoạtđộng XNK qua các Chi cục và CBCC thuộc Cục hải quan Thanh Hoá trên các mặttác động đến công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu

- Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu ởCục HQTH, tác giả đã nêu lên một số hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giacông xuất khẩu

- Luận văn đã đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tácquản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Diễn giải nội dung

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(Association of Southeast Áia Nations)CBCC Cán bộ công chức

CEPT Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)CNTT Công nghệ thông tin

FOB Điều kiện giao hàng lên tầu (Free On Board)

GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

(General Agreement on Tariffs and Trade)GDP Tổng sản phẩm quốc nội

PTVT Phương tiện vận tải

WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

XNK Xuất nhập khẩu

XNC Xuất nhập cảnh

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số liệu bảng Tên bảng Trang

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng tài sản của Cục HQTH thời kỳ 2007-2011 35Bảng 2.3: Tình hình thực hiện giám sát quản lý hải quan …… …… 38Bảng 2.4: Tình hình thực hiện dự toán thu nộp NSNN …… …….…41Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kim ngạch xuất khẩu ……… … 44Bảng 2.6: Tình hình thực hiện số lượng tờ khai XNK …….….46Bảng 2.7: Tình hình doanh nghiệp trên các tỉnh có hoạt động gia công

Bảng 2.11: Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hảiquan về kỷ năng, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức hải quan 63

Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hảiquan về công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông tin cho người khai hảiquan, người làm thủ tục thanh khoản hàng hoá gia công xuất khẩu 67

Bảng 2.13: Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hảiquan về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về hải quannói chung và hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng……… … 72

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cam đoan ……….……… …… i

Lời cảm ơn……… ………….ii

Tóm lược luận văn……… ……… …iii

Danh mục các chữ viết tắt……… ……….iv

Danh mục các bảng biểu……….…… ……….….v

Mục lục……… ……… ……… vi

PHẦN MỞ ĐẦU……… ……… ……….1

1 Tính cấp thiết của đề tài……… …………1

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn……… ……… …2

3 Phương pháp nghiên cứu……… 2

3.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử……… 2

3.2 Phương pháp thu thập số liệu 2

3.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích 2

3.4 Phương pháp chuyên gia 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3

5 Kết cấu của luận văn 3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU 4

1.1 Khái niệm gia công 4

1.2 Vai trò của hoạt động gia công đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay 6

Trang 7

1.3 Nội dung và quy trình nghiệp vụ quản lý của hải quan đối với 9

1.3.1 Nội dung quản lý của hải quan đối với hoạt động gia công 9

1.3.2 Quy trình nghiệp vụ quản lý của Hải quan đối với 13

1.3.2.1 Thông báo hợp đồng gia công xuất khẩu, phụ lục hợp đồng 15

1.3.2.2 Thông báo định mức sản phẩm xuất khẩu, điều chỉnh định mức 16

1.3.2.3 Thanh khoản hợp đồng gia công xuất khẩu 16

1.3.2.4 Nhận xét quy trình quản lý hoạt động gia công xuất khẩu 19

1.4 Các nhân tố tác động đến quản lý của hải quan đối với 20

1.4.1 Môi trường pháp lý 20

1.4.2 Môi trường kinh doanh quốc tế 22

1.4.3 Năng lực của cơ quan quản lý 22

1.5 Tính tất yếu khách quan của việc thúc đẩy quản lý hải quan 23

1.5.1 Xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế 23

1.5.2 Xuất phát từ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế 24

1.5.3 Xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý của hải quan 25

1.5.4 Xuất phát từ những bất cập hạn chế của pháp luật 26

1.5.5 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp quản lý 27

1.6 Kinh nghiệm của Hải quan Trung Quốc 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THANH HOÁ 33

2.1 Đặc điểm của Cục hải quan Thanh Hoá 33

2.2 Thực trạng công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá 36

2.2.1 Tình hình thực hiện giám sát quản lý về hải quan 36

Trang 8

2.2.2 Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước 39

2.2.3 Tình hình quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục 42

2.2.3.1 Kết quả quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục 42

2.2.3.2 Tình hình gian lận thương mại 47

2.2.4 Kết quả đạt được từ công tác quản lý 48

2.3 Đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá 52

2.3.1 Đặc điểm mẫu điều tra 52

2.3.2 Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về thời gian thông quan hàng hoá 52

2.3.3 Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về thủ tục hải quan nói chung và quản lý hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng 56

2.3.4 Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về kỷ năng, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức hải quan 61

2.3.5 Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người làm thủ tục thanh khoản hàng hoá gia công xuất khẩu 65

2.3.6 Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về hải quan nói chung và hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng 70

2.4 Một số hạn chế trong công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá 73

2.4.1 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông tin 73

2.4.2 Công tác ứng dụng công nghệ thông tin 73

2.4.3 Công tác tổ chức cán bộ 74

Trang 9

2.4.4 Công tác cải cách hành chính và hiện đại hoá hải quan 74

2.4.5 Công tác quản lý gian lận thương mại 75

CHƯƠNG III: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THANH HOÁ 81

3.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước 81

3.1.1 Bối cảnh quốc tế 81

3.1.2 Bối cảnh trong nước 83

3.2 Quan điểm và mục tiêu phát triển của ngành hải quan 84

3.2.1 Quan điểm phát triển 84

3.2.2 Mục tiêu phát triển 85

3.3 Định hướng công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu 86

3.3.1 Đồng bộ với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật 86

3.3.2 Bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý 87

3.3.3 Đảm bảo phương châm của ngành 88

3.3.4 Đưa máy móc, thiết bị và khoa học kỹ thuật 89

3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá 91

3.4.1 Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin 91

3.4.2 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hải quan 92

3.4.3 Nâng cao năng lực, trình độ và tăng cường công tác đào tạo 93

3.4.4 Hệ thống hoá pháp luật để phát hiện những chồng chéo mâu thuẫn, bổ sung những sơ hở trong các quy định pháp luật 96

3.4.5 Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền 98

3.4.6 Nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro 100

Trang 10

3.4.7 Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan 101

3.4.8 Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc tổ chức kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động gian lận thương mại 102

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103

1 KẾT LUẬN 103

2 KIẾN NGHỊ 104

DANG MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

PHỤ LỤC 110 BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ

1 PHẢN BIỆN 1

2 PHẢN BIỆN 2

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Gia công quốc tế là một hình thức phân công lao động quốc tế đồng thời làmột phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu được sử dụng rộng rãi trong thươngmại quốc tế Ở Việt Nam, hoạt động gia công hàng hoá cho nước ngoài và hiện nayđang phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ Việt Nam đang từng bước mởrộng thị trường xuất khẩu nhằm phát huy những lợi thế về nguồn nhân lực với sựchăm chỉ và khéo léo của người Việt Nam góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhậpcủa nền kinh tế nước ta với mức độ ngày càng sâu sắc hơn

Song do cơ chế chính sách quản lý của nhà nước đối với hoạt động gia côngxuất khẩu chưa thống nhất và đồng bộ đã dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữacác doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu, gây thiệt hại chung cho nền kinh tế

Đồng thời, những tồn tại, vướng mắc trong khi thực hiện chế độ quản lý Nhànước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu đã ít nhiều gây cản trở cho

sự phát triển của phương thức kinh doanh này ở Việt Nam, tạo sự sơ hở cho một sốdoanh nghiệp lợi dụng để gian lận thương mại, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước

và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế

Cục hải quan tỉnh Thanh Hoá thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hảiquan trên địa bàn 04 tỉnh: Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam cùng trongbối cảnh chung đó Quản lý hoạt động gia công xuất khẩu là một trong những chứcnăng, nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác quản lýhoạt động gia công xuất khẩu cũng là một yêu cầu tất yếu khách quan

Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả công tác

quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục Hải quan Thanh Hóa” làm luận

văn thạc sỹ

2 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hoá và góp phần bổ sung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận,khái quát về quản lý hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu;

Trang 12

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động gia công xuấtkhẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá giai đoạn 2007-2011;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạtđộng gia công xuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để trình bàycác vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến gia công và quản lý hoạt động gia côngxuất khẩu Xem xét đối tượng và nội dung nghiên cứu theo quan điểm toàn diện,phát triển và hệ thống

3.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp cần thiết phục vụ cho đề tài được thu thập từ các nguồn:Cục hải quan Thanh Hoá, các Chi cục thuộc Cục hải quan Thanh Hoá, Cục thống kê

và báo cáo kinh tế- xã hội hàng năm của các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định

và Hà Nam… Ngoài ra, luận văn còn sử dụng số liệu của các công trình nghiên cứukhoa học của nhiều tác giả về lĩnh vực mà đề tài quan tâm

- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra, khảo sát theo mẫuchuẩn bị sẵn Phiếu điều tra được thực hiện dựa trên số lượng các bộ công chức hảiquan và các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hàng gia công qua các Chi cụcthuộc Cục Hải quan Thanh Hoá nhằm khảo sát sự hài lòng của người khai hải quan

về chính sách pháp luật và công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu Cụ thể:

166 doanh nghiệp và 102 cán bộ công chức hải quan được phát phiếu điều tra

Trang 13

3.4 Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá mức độ hài lòng

về công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá tácgiả còn sử dụng phương pháp chuyên gia

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu là thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại CụcHải quan Thanh Hóa, các văn bản pháp luật quy định về gia công xuất khẩu ở ViệtNam hiện nay và công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu của Cục hải quanThanh Hoá

- Phạm vi của luận văn: Chỉ nghiên cứu chủ yếu hoạt động gia công xuấtkhẩu trên địa bàn 04 tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam do Cục Hảiquan Thanh Hóa quản lý và các văn bản pháp luật về gia công của các doanh nghiệpViệt Nam cho thương nhân nước ngoài được gọi tắt là ‘‘gia công xuất khẩu’’, luậnvăn không nghiên cứu các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thuê thương nhânnước ngoài gia công hàng hoá cho các doanh nghiệp Việt Nam

- Thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2007-2011 và kiến nghịmột số giải pháp có ý nghĩa đến năm 2015

5 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu thamkhảo, luận văn được bố cục thành 3 chương như sau:

- Chương 1: Khái quát về quản lý hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu

- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tạiCục hải quan Thanh Hoá

- Chương 3: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động gia công xuấtkhẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá

Trang 14

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU

1.1 Khái niệm gia công

Hoạt động gia công đã xuất hiện từ rất lâu đời và trong suốt một thời gian dài

nó đã trở thành một phương thức phổ biến ở nhiều nước Cũng như các quốc giakhác trên thế giới, hoạt động gia công đã sớm xuất hiện ở Việt Nam, nhưng mãi chotới khi Luật Thương mại Việt Nam ra đời (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ

11 khoá IX ngày 10/05/1997) thì hoạt động này mới thực sự được coi là một hoạtđộng kinh tế trong tổng thể nền kinh tế quốc dân

Đến năm 2005, Luật Thương mại Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 07 thông qua ngày 14/06/2005 thay thế cho Luật

Thương mại (1997), tại điều 178 luật này quy định: “Gia công thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao” Từ

quy định trên ta có thể hiểu gia công (GC) là việc bỏ công sức để làm ra một sảnphẩm mới hay thực hiện một số công đoạn trong quá trình sản xuất để chế tạo ramột sản phẩm nào đó [18]

Khác với các phương thức kinh doanh khác, trong phương thức nhận giacông sản phẩm xuất khẩu, quyền sở hữu nguyên vật liệu và sản phẩm xuất khẩukhông thuộc về nhà nhập khẩu (bên nhận gia công) mà thuộc đối tác giao gia công.Nói cách khác, nhà nhập khẩu nhập nguyên vật liệu từ đối tác nước ngoài và giaosản phẩm được sản xuất ra từ nguyên vật liệu đó cho đối tác nước ngoài

Trong phương thức kinh doanh này bên đặt gia công cung cấp nguyên vậtliệu hoặc bán thành phẩm có khi cả máy móc thiết bị và chuyên gia cho bên nhậngia công để sản xuất, chế biến ra một sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công.Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao cho bên đặt gia công để nhậnmột khoản thù lao gọi là phí gia công

Trang 15

Cơ sở pháp lý của phương thức này là hợp đồng gia công quy định rõ bên nhậpkhẩu nguyên vật liệu và giao sản phẩm gia công được sản xuất từ những nguyên vật liệunhập khẩu đó theo mẫu mã đã được quy định trong hợp đồng gia công.

* Phân biệt nhập gia công xuất khẩu và nhập sản xuất xuất khẩu (NSXXK)

NSXXK là một phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu trong đó nhà nhậpkhẩu nhập nguyên vật liệu về để sản xuất chế biến ra sản phẩm xuất khẩu, một cáchkhái quát hơn NSXXK là nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.Đây là hình thức mua đứt bán đoạn, Thương nhân (doanh nghiệp) nhập khẩunguyên vật liệu và xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu đó

Khác với nhập gia công xuất khẩu trong phương thức kinh doanh nhập khẩunguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu có hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng nhậpkhẩu nguyên vật liệu và hợp đồng xuất khẩu sản phẩm

Trong phương thức kinh doanh NSXXK, người mua với người bán hoàntoàn độc lập, nhà nhập khẩu có quyền nhập khẩu nguyên vật liệu của những doanhnghiệp ở những nước khác nhau và xuất khẩu bán sản phẩm của mình cho một haynhiều doanh nghiệp khác nhau ở những nước khác nhau Phương thức kinh doanhNSXXK là hệ quả của sự chênh lệch về trình độ công nghệ, kỹ thuật, về lợi thế cácnguồn lực về tài nguyên, nhân công, giữa các cá nhân, giữa các khu vực và giữa cácnước tạo ra

Giữa NSXXK và gia công xuất khẩu giống nhau trước hết ở bản chất và quytrình hoạt động :

- Về bản chất cả hai đều là xuất khẩu lao động tại chỗ

- Về quy trình hoạt động đều trải qua các công đoạn : nhập khẩu nguyên vậtliệu - sản xuất chế biến sản phẩm - xuất khẩu

Nhưng giữa NSXXK và gia công xuất khẩu khác nhau ở những điểm cơ bản sau:

- Về tính độc lập tự chủ của chủ thể kinh doanh: trong phương thức gia côngxuất khẩu, bên nhận gia công phụ thuộc vào bên đặt gia công về mẫu mã hàng hóa,nguyên vật liệu, số lượng, thị trường xuất khẩu… Còn trong phương thức NSXXK,

Trang 16

người mua với người bán hoàn toàn độc lập, nhà nhập khẩu có quyền nhập khẩunguyên vật liệu của những doanh nghiệp ở những nước khác nhau và xuất khẩubán sản phẩm của mình cho một hay nhiều doanh nghiệp khác nhau ở nhữngnước khác nhau.

- Về chính sách tài chính, chính sách thuế quan: Việt Nam và nhiều nướctrên thế giới cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu để giacông hàng xuất khẩu, còn đối với tất cả các hình thức mua bán nguyên vật liệu, sảnphẩm hàng hóa có thanh toán quốc tế đều phải chịu thuế xuất nhập khẩu Tại ViệtNam, NSXXK được hoàn thuế nguyên vật liệu nhập khẩu sau khi xuất khẩu sảnphẩm và không phải thu thuế sản phẩm xuất khẩu

1.2 Vai trò của hoạt động gia công đối với sự phát triển về kinh tế của nước ta hiện nay

Hoạt động GC xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ cảquy mô và tốc độ đã đem lại những lợi ích nhiều mặt về kinh tế, xã hội Trong điềukiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò của hoạt động GC xuất khẩu thể hiện ởcác khía cạnh sau đây:

- Khai thác được lợi thế về nguồn nhân lực, giải quyết công ăn việc làm, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống xã hội.

Nước ta là nước có lợi thế về nguồn nhân lực: lực lượng lao động dồi dào, trẻ

về độ tuổi, trình độ học vấn phổ thông tương đối khá, có khả năng tiếp thu nhanhnhững ứng dụng công nghệ mới… Hoạt động GC xuất khẩu phát triển cần thiết phảituyển dụng nhân công vào làm việc trong các công ty, nhà máy do đó đã góp phầngiải quyết nhiều công ăn việc làm, tạo cho người lao động có thu nhập ổn định, vìvậy đã dần từng bước góp phần nâng cao đời sống xã hội

- Giải quyết được khó khăn về vốn đầu tư, khoa học công nghệ, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chiến lược hướng về xuất khẩu.

Chính sách ưu đãi thuế đã khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư sảnxuất xuất khẩu Hàng hóa xuất khẩu, hơn nữa là từ nguyên vật liệu nhập khẩu, đãmang tính chất công nghệ cao, phù hợp với thị trường thế giới, do đó yêu cầu doanh

Trang 17

nghiệp phải đầu tư máy móc thiết bị với công nghệ thích hợp bằng nhiều hình thứcvay vốn, liên doanh, sử dụng vốn trong nước, tiếp nhận đầu tư nước ngoài… và dovậy đã tranh thủ được vốn, khoa học công nghệ của nước ngoài, góp phần đẩy mạnhquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chiến lược hướng về xuất khẩu.

- Đẩy nhanh các hoạt động điều tiết vĩ mô của Nhà nước làm nền tảng cơ bản cho việc phát triển kinh tế một cách năng động.

Có thể nói, mặc dù nền kinh tế thị trường phát triển và bị điều tiết bởi cácquy luật nội tại của nó nhưng vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước là rất quantrọng, bảo đảm cho sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế Nhà nước ta

đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020: “Phấn đấu đến năm

2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị- xãhội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhândân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đượcgiữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đềvững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” [12]

Với sự khẳng định vai trò quản lý điều tiết của Nhà nước, mọi hoạt độngxuất nhập khẩu hàng hoá phải chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ quan quản lý Nhànước và nằm trong cơ chế điều hành chung của Nhà nước đối với hoạt động củatoàn bộ nền kinh tế Hoạt động gia công xuất khẩu là một trong những hành vithương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương mại của Việt Nam và các quy địnhpháp luật khác của Nhà nước Việt Nam đồng chời chịu sự quản lý trực tiếp của các

cơ quan Nhà nước chuyên ngành như Bộ Thương mại, Tổng cục hải quan, Bộ Tàichính… trong đó sự điều hành chung của Chính phủ thông qua các văn bản phápluật là cơ sở để các ngành chức năng triển khai nhiệm vụ quản lý trực tiếp

- Giúp tích lũy được kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, trong tiếp cận thị trường quốc tế.

Trong hoạt động GC xuất khẩu, doanh nghiệp nhận gia công được đối táccung cấp nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ cần thiết để gia công sảnphẩm xuất khẩu, bên cạnh đó doanh nghiệp nhận gia công còn tiếp cận được các

Trang 18

phương pháp quản lý do đối tác nước ngoài cung cấp để đáp ứng nhu cầu sản xuất

ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế về chất lượng, sốlượng sản phẩm… do bên giao gia công yêu cầu, từ đó giúp doanh nghiệp tích lũyđược kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và trong tiếp cận thị trường quốc tế

- Thông qua GC xuất khẩu có thể kết hợp xuất khẩu được nguồn tài nguyên, vật tư nguyên liệu sẵn có trong nước, khai thác và phát triển thêm nguồn hàng cho xuất khẩu.

Nguyên liệu nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu thường là nguyênliệu chính có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, nhưng chưa phải là toàn bộ đầu vào cho sảnxuất xuất khẩu, phần nguyên liệu còn lại thị trường trong nước có thể cung cấp, đây

là cơ hội khai thác, phát huy nguồn tài nguyên, nguyên liệu có sẵn trong nước.Ngoài ra, sau thời gian đầu nhập nguyên liệu, các doanh nghiệp đầu tư sản xuấtnguyên liệu thay thế nguyên liệu nhập khẩu hoặc sản xuất những nguyên liệu khác,hoặc sản xuất ra những sản phẩm khác làm cho nguồn hàng xuất khẩu mạnh hơn, đadạng phong phú hơn

- Góp phần tăng thu ngoại tệ cho đất nước, giảm bớt sự mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu.

Hoạt động xuất khẩu tạo ra giá trị gia tăng cao, từ máy móc thiết bị với côngnghệ hiện đại, nguyên liệu nhập khẩu có chất lượng cao, thị trường lớn ổn định,đồng thời kéo theo việc xuất khẩu gián tiếp tài nguyên, nguyên phụ liệu, sản phẩmphụ để tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần giảm bớt thâm hụt cán cân thanh toánquốc tế Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, hướng dẫn hoạt độngnhập khẩu hiệu quả để xuất khẩu thu ngoại tệ cao đồng thời cũng góp phần địnhhướng các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu khác cũng đạt hiệu quả cao về số lượng,chất lượng, sản phẩm, thị trường, …

- Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.

Thông qua hoạt động GC xuất khẩu, doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vàoquá trình phân công lao động quốc tế theo từng cấp độ khác nhau, theo từng ngành,từng lĩnh vực khác nhau; khi hoạt động GC xuất khẩu đủ mạnh đồng nghĩa với việc

Trang 19

khẳng định vị trí, thương hiệu hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới Như vậy hoạtđộng GC xuất khẩu góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, hiệu quảhội nhập kinh tế quốc tế.

1.3 Nội dung và quy trình nghiệp vụ quản lý của hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu

Quản lý hải quan đối với hoạt động GC xuất khẩu là việc cơ quan hải quan tổchức quản lý đối với nguyên vật liệu GC từ khi nhập khẩu cho đến khi sản phẩmsản xuất thực xuất khẩu nhằm giám sát việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối vớinguyên vật liệu GC sản phẩm để xuất khẩu Trong phần này, luận văn trình bày nộidung quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động GC xuất khẩu trong giai đoạn

từ sau khi Luật hải quan được ban hành ở Việt Nam đến giai đoạn hiện nay

1.3.1 Nội dung quản lý của hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu

Theo quy định hiện hành, nội dung quản lý nhà nước về hải quan đối vớihoạt động GC xuất khẩu bao gồm các vấn đề chính sau [1, 2, 7, 8, 9, 16, 19, 20]:

- Chủ thể quản lý: Tổng Cục Hải quan mà trực tiếp quản lý là các đơn vị Hảiquan địa phương gồm Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan trực thuộc

- Đối tượng quản lý: Tất cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc hợp đồng

GC xuất khẩu

- Công cụ quản lý: Sử dụng công cụ thuế thông qua hợp đồng gia công xuất khẩu

- Phương pháp quản lý: Sử dụng phương pháp quản lý hành chính đối vớihoạt động GC xuất khẩu

- Hình thức hợp đồng gia công: Hợp đồng gia công được lập thành văn bảnhoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax,thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

+ Về chữ ký và con dấu trên hợp đồng: Đối với thương nhân nước ngoài phải

có chữ ký; đối với thương nhân Việt Nam ký, đóng dấu theo quy định của pháp luậtViệt Nam; đối với thương nhân là hộ kinh doanh cá thể thì ký, ghi rõ họ tên; số,ngày chứng minh nhân dân, nơi cấp

Trang 20

+ Các chứng từ kèm theo hợp đồng do bên đặt gia công là thương nhân nướcngoài phát hành bằng hình thức điện tử thì bên nhận gia công là thương nhân ViệtNam ký, đóng dấu xác nhận.

- Nội dung hợp đồng gia công: Phải thể hiện đầy đủ 10 điều khoản cơ bản sau: Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp;

Tên, số lượng sản phẩm gia công;

Giá gia công;

Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán;

Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu vànguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sửdụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyênliệu trong gia công;

Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho đểphục vụ gia công (nếu có);

Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bịthuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công;

Địa điểm và thời gian giao hàng;

Nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá;

Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

Trường hợp bên đặt gia công và bên nhận gia công phát sinh giao dịch quabên thứ ba thì phải thể hiện trên hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng hoặc văn bản, tàiliệu có liên quan để chứng minh

- Phụ lục hợp đồng gia công là một bộ phận không tách rời của hợp đồng giacông Mọi sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng gia công(kể cả gia hạn hợp đồng) được thể hiện bằng phụ lục hợp đồng trước thời điểm hợpđồng gia công hết hiệu lực và thông báo phụ lục này với cơ quan hải quan trướchoặc cùng thời điểm thương nhân Việt Nam làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lôhàng đầu tiên theo phụ lục hợp đồng đó Phụ lục hợp đồng gia công có đầy đủ chữ

ký, con dấu như hợp đồng gia công theo quy định

Trang 21

Riêng trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công có thay đổi, bổ sungthì chấp nhận trị giá ghi trên hoá đơn thương mại của hồ sơ nhập khẩu, không bắtbuộc phải mở phụ lục điều chỉnh Nếu một hợp đồng gia công có thời hạn hiệu lựctrên một năm thì có thể tách hợp đồng thành nhiều phụ lục để thực hiện Thời gianthực hiện của mỗi phụ lục không quá một năm Trường hợp đặc biệt thời gian giacông một sản phẩm vượt quá một năm thì hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng giacông thực hiện theo từng sản phẩm (như: gia công đóng tàu, sữa chữa tàu biển,…).

+ Hàng GC không thuộc danh mục hàng cấm, danh mục hàng tạm dừng xuấtnhập khẩu (nếu thuộc các danh mục này phải được phép của Bộ Công thương).Hàng hoá GC phải nằm trong lĩnh vực ngành nghề đăng ký kinh doanh, phạm vigiấy phép của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

+ Phương pháp quản lý: Sử dụng phương pháp quản lý hành chính đối vớihoạt động GC xuất khẩu Cụ thể như: Tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu của hợp đồnggia công đều phải làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hảiquan Trừ một số trường hợp đặc biệt (như gia công kim cương, vàng bạc…) cáctrường hợp khác khi kiểm tra nguyên vật liệu nhập khẩu, cơ quan hải quan phải lấymẫu niêm phong giao cho doanh nghiệp bảo quản làm cơ sở đối chiếu khi xuất khẩusản phẩm

+ Toàn bộ sản phẩm GC phải được xuất trả cho chủ hàng nước ngoài hoặckhách hàng nước ngoài do bên thuê GC chỉ định, trừ một số sản phẩm do bên thuê

GC thanh toán tiền thuê GC (sản phẩm này sẽ phải chịu thuế nhập khẩu và các loạithuế liên quan như hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài)

+ Việc thực hiện thủ tục hải quan đối với một hợp đồng gia công (gồm tiếpnhận hợp đồng, tiếp nhận định mức, làm thủ tục hải quan cho từng lô hàng xuấtkhẩu, nhập khẩu của hợp đồng, thanh khoản hợp đồng) được thực hiện tại một Chicục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố do thương nhân lựa chọn; cụ thể:

Tại Chi cục Hải quan nơi thương nhân có cơ sở sản xuất thực hiện hợpđồng gia công (kể cả cơ sở gia công lại), hoặc tại Chi cục Hải quan nơi có trụ sở củathương nhân (trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh của thương nhân được thành lậptheo quy định của pháp luật)

Trang 22

Trường hợp tại nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có trụ sở chính, trụ sở chinhánh của thương nhân không có tổ chức hải quan thì thương nhân được lựa chọnmột Chi cục hải quan thuận tiện để đăng ký làm thủ tục hải quan.

+ Chậm nhất 45 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng gia công (hoặc phụ lụchợp đồng gia công) kết thúc hoặc hết hiệu lực, doanh nghiệp phải nộp đủ hồ sơthanh khoản hợp đồng gia công (bao gồm cả phương án giải quyết nguyên liệu dư,máy móc, thiết bị tạm nhập, phế liệu, phế phẩm, phế thải) cho Chi cục Hải quanquản lý hợp đồng gia công Đối với những hợp đồng gia công tách ra thành nhiềuphụ lục để thực hiện thì thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản đối với từng phụ lục hợpđồng gia công thực hiện như thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công.Các trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ thanh khoản:

Thương nhân đồng thời thực hiện nhiều hợp đồng gia công và các hợp đồngnày đều hết hiệu lực thực hiện tại một thời điểm nên không kịp chuẩn bị hồ sơ;

Đang có tranh chấp giữa các bên đặt gia công và bên nhận gia công liênquan đến hợp đồng gia công;

Các trường hợp vì lý do bất khả kháng khác thương nhân không thực hiệnđúng thời hạn thanh khoản

Căn cứ các văn bản giải trình của thương nhân, Chi cục trưởng Chi cục hảiquan quản lý hợp đồng gia công xem xét, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản.Thời hạn gia hạn chỉ được 01 lần và không quá 30 ngày

+ Đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công trực tiếp mua từ nướcngoài để cung ứng cho hợp đồng gia công:

Phải được thoả thuận trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng vềtên gọi, định mức, tỷ lệ hao hụt, số lượng, đơn giá, phương thức thanh toán, thờihạn thanh toán

Phải xin phép cơ quan có thẩm quyền trước khi ký hợp đồng gia công nếunguyên liệu, vật tư cung ứng thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu phải có giấyphép; không được cung ứng nguyên liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hoá cấmnhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu

Trang 23

Thủ tục nhập khẩu, chính sách thuế, thủ tục hoàn thuế nhập khẩu thựchiện theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu Cụ thể số thuếnhập khẩu được hoàn đối với nguyên liệu nhập khẩu tự cung ứng được xác địnhbằng phương pháp phân bổ theo công thức sau :

X

Tổng số thuế nhập khẩu của nguyênliệu, vật tư tự cung ứng

Tổng trị giá sảnphẩm thu được từcác nguyên phụ liệu

tự cung ứngTrị giá sản phẩm xuất khẩu từ nguyên phụ liệu tự cung ứng được xác định

là số lượng sản phẩm thực xuất khẩu nhân với giá tính thuế đối với hàng hóaxuất khẩu (FOB), tổng trị giá của các sản phẩm thu được được xác định là tổng trịgiá sản phẩm xuất khẩu và doanh số bán của các sản phẩm để tiêu thụ nội địađược sản xuất từ nguyên phụ liệu nhập khẩu tự cung ứng cho hợp đồng GC

1.3.2 Quy trình nghiệp vụ quản lý của Hải quan đối với hoạt động GC xuất khẩu

Để thống nhất quản lý hoạt động GC xuất khẩu với thương nhân nước ngoàitrong toàn ngành, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 117/2011/TT-BTC ngày15/08/2011 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhânnước ngoài, ngày 25/10/2011 Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan ra Quyết định số2344/QĐ-TCHQ quyết định về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ quản lý hải quanđối với hàng hóa GC với thương nhân nước ngoài Quản lý nhà nước về hải quanđối với hoạt động GC với thương nhân nước ngoài được khái quát qua sơ đồ sau:

Trang 24

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu

DOANH NGH IỆ P NHẬP KHẨU SẢN XUẤT XUẤT KHẨU THANH KHOẢN

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

- Điều chỉnh định mức (nếu cần).

- Đăng ký làm thủ tục XK sản phẩm.

- Đăng ký tái xuất máy móc thiết bị.

- Lập bộ hồ sơ thanh khoản hợp đồng GC xuất khẩu gồm biểu mẫu và chứng từ theo quy định.

- Gửi hồsơ thanh khoản đến cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu.

- Tổ chức kiểm tra định mức nguyên vật liệu (nếu cần).

- Kiểm tra sản phẩm xuất khẩu, đối chiếu với mẫu nguyên vật liệu đã lưu khi nhập khẩu và bảng đăng ký định mức sản phẩm GC xuất khẩu.

- Thông quan lô hàng xuất khẩu

- Tiếp nhận hồ

sơ thanh khoản.

- Kiểm tra hồ sơ thanh khoản.

- Xác nhận hồ sơ thanh khoản hợp đồng GC xuất khẩu

niêm phong, giao

doanh nghiệp bảo

Trang 25

Theo quy định của Luật Hải quan và các văn bản pháp lý liên quan, vềnguyên tắc thủ tục hải quan và nội dung quản lý của hải quan đối với hoạt động

GC xuất khẩu sản phẩm được áp dụng như đối với hàng hóa kinh doanh xuấtnhập khẩu thông thường Tuy nhiên, do yêu cầu quản lý thuế (thuộc diện miễnthuế khi sản phẩm GC được xuất khẩu) nên thủ tục hải quan đối với loại hình này

có thêm một số đặc điểm riêng

Để thực hiện một hợp đồng GC xuất khẩu sản phẩm, thủ tục hải quan thựchiện theo trình tự sau:

- Thông báo hợp đồng gia công nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết

bị thuê mượn của GC xuất khẩu, phụ lục hợp đồng GC xuất khẩu;

- Nhập khẩu nguyên vật liệu, đăng ký định mức sản phẩm xuất khẩu;

- Xuất khẩu sản phẩm;

- Tái xuất máy móc thiết bị;

- Thanh khoản hợp đồng GC xuất khẩu

1.3.2.1 Thông báo hợp đồng gia công xuất khẩu, phụ lục hợp đồng gia công xuất khẩu

Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng GC xuấtkhẩu, doanh nghiệp phải thông báo hợp đồng GC xuất khẩu, danh mục nguyên vậtliệu, máy móc thiết bị thuộc hợp đồng GC xuất khẩu phải có đầy đủ các tiêu chí:tên gọi, mã số thuế nguyên vật liệu, máy móc thiết bị; đơn vị tính theo danh mụcthống kê Việt Nam; nguyên vật liệu chính (là những nguyên liệu cơ bản để sảnxuất ra sản phẩm hoặc nguyên liệu để sản xuất ra những bộ phận, chi tiết cơ bảncủa sản phẩm); các tiêu chí trên phải được thống nhất trong suốt quá trình từ khinhập khẩu đến khi thanh khoản

Lấy mẫu nguyên vật liệu chính: trừ những nguyên vật liệu chính làvàng, đá quý và những hàng hóa không thể bảo quản mẫu lâu dài được, cơ quanhải quan phải lấy mẫu niêm phong giao cho doanh nghiệp bảo quản để làm cơ sởđối chiếu với sản phẩm xuất khẩu sau này [2 , 8, 9, 20]

Trang 26

1.3.2.2 Thông báo định mức sản phẩm xuất khẩu, điều chỉnh định mức

- Thời điểm thông báo định mức:

Đối với mã hàng xuất khẩu 01 lần hết lượng hàng của mã hàng đótrong hợp đồng/phụ lục hợp đồng: Chậm nhất 10 ngày trước ngày đăng ký tờkhai làm thủ tục xuất khẩu mã hàng đó

Đối với mã hàng xuất khẩu nhiều lần hết lượng hàng của mã hàng đótrong hợp đồng/ phụ lục hợp đồng: Trước hoặc cùng thời điểm đăng ký tờ khailàm thủ tục xuất khẩu lần đầu tiên của mã hàng đó

- Thời điểm điều chỉnh định mức:

Đối với mã hàng xuất khẩu 01 lần hết lượng hàng của mã hàng đótrong hợp đồng/ phụ lục hợp đồng: Chậm nhất 05 ngày trước khi làm thủ tụcđăng ký tờ khai xuấ khẩu

Đối với mã hàng xuất khẩu nhiều lần hết lượng hàng của mã hàng đótrong hợp đồng/phụ lục hợp đồng: chậm nhất 05 ngày trước khi lamg thủ tụcđăng ký tờ khai xuất khẩu lần cuối cùng của mã hàng (nếu điều chỉnh địnhmức do nhầm lẫn trong tính toán) hoặc chậm nhất 05 ngày trước khi làm thủtục đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm có điều chỉnh định mức (nếu điềuchỉnh với lý do: trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công nếu do thay đổitính chất nguyên liệu, điều kiện gia công, yêu cầu của từng đơn hàng xuấtkhẩu dẫn đến thay đổi định mức thực tế (được thỏa thuận trong phụ lục hợpđồng gia công) thì thương nhân nộp bảng điều chỉnh định mức mới của mãhàng kèm văn bản nêu rõ lý do gửi Chi cục hải quan nơi quản lý hợp đồng giacông xem xét, quyết định cụ thể cho từng trường hợp

1.3.2.3 Thanh khoản hợp đồng gia công xuất khẩu

Thương nhân tiến hành thanh khoản hợp đồng GC xuất khẩu tại đơn vị hảiquan nơi doanh nghiệp đăng ký hợp đồng GC xuất khẩu sản phẩm

Việc thanh khoản hợp đồng GC xuất khẩu được thực hiện thông qua cácnguyên tắc sau:

Trang 27

- Tất cả tờ khai xuất khẩu sản phẩm, nhập khẩu nguyên vật liệu đưa vào thanh khoản phải theo thứ tự thời gian, tờ khai xuất nhập khẩu trước thanh khoản trước.

Thực hiện nguyên tắc này giúp cơ quan hải quan kiểm soát được một sốtrường hợp gian lận qua cân đối thanh khoản như: nguyên vật liệu xuất khẩu nhiềuhơn nhập khẩu, định mức khai báo không hợp lý hoặc nguyên vật liệu muatrong nước nhưng không khai báo…

- Tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu phải có trước tờ khai xuất khẩu sản phẩm.

Về nguyên tắc này phải có nhập nguyên liệu mới đưa vào sản xuất được,qua đó khi cân đối thanh khoản sẽ giúp phát hiện các trường hợp xuất khẩu âm dochưa có nguyên liệu nhập khẩu hoặc do định mức xây dựng cao

- Một tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu có thể thanh khoản nhiều lần (cho nhiều phụ lục hợp đồng của hợp đồng GC xuất khẩu đó ).

Nguyên tắc này xuất phát từ việc do tờ khai nhập khẩu gồm nhiều nguyênliệu khác nhau, cấu thành trong nhiều sản phẩm, được xuất khẩu ở nhiều tờ khaikhác nhau cho nhiều phụ lục hợp đồng khác nhau trong một thời gian dài Trongkhi đó chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc từng phụ lục của hợp đồng GCdoanh nghiệp phải nộp hồ sơ thanh khoản Do vậy một tờ khai nhập khẩunguyên vật liệu có thể thanh khoản nhiều lần cho nhiều phụ lục hợp đồng GCkhác nhau

- Một tờ khai xuất khẩu sản phẩm chỉ được sử dụng để thanh khoản một lần.

Theo nguyên tắc này, khi đã có sản phẩm xuất khẩu, thì nhữngnguyên liệu nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu đã có và khi thanhkhoản sẽ cấu trừ hết; đồng thời không theo dõi tờ khai xuất khẩu này nữa, chỉphải theo dõi số lượng còn tồn của những tờ khai nhập khẩu Trường hợpmột tờ khai xuất khẩu được sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nhiều nguồnkhác nhau (như nhập sản xuất xuất khẩu, nhập kinh doanh), thì khi đưa tờ khai xuấtkhẩu vào thanh khoản, doanh nghiệp cũng phải đưa toàn bộ tờ khai nhập khẩu

Để thực hiện thanh khoản hợp đồng GC xuất khẩu thì hồ sơ thanh khoản

Trang 28

gồm các bảng, biểu và các loại chứng từ theo quy định Cụ thể như:

* Các bảng biểu thanh khoản [2, 20]

- Bảng thống kê tờ khai nhập khẩu: mẫu 01/HQ-GC/2011;

- Bảng thống kê tờ khai xuất khẩu: mẫu 02/HQ-GC/2011;

- Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất: mẫu 03/BBKTCSSX-GC/2011;

- Kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất: mẫu 04/KLKTCSSX-GC/2011;

- Biên bản kiểm tra định mức: mẫu 05/BBKTĐM-GC/2011;

- Kết luận kiểm tra định mức: mẫu 06/KLKTĐM-GC/2011;

- Phiếu giao nhận hồ sơ thanh khoản: mẫu 07/PGNHSTK-GC/2011;

- Phiếu phân loại hồ sơ thanh khoản: mẫu 08/PLHSTK-GC/2011;

- Bảng thống kê số lượng hợp đồng gia công tồn đọng chưa thanh khoản: mẫu 09/TKTĐTK-GC/2011

- Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu;

- Tờ khai nhập khẩu máy móc, thiết bị (nếu có);

- Hợp đồng GC xuất khẩu;

- Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu sản phẩm có xác nhận thực xuất;

- Tờ khai hải quan xuất khẩu máy móc, thiết bị (nếu có);

Sau khi tiếp nhận hồ sơ thanh khoản do t h ư ơ n g n h â n nộp, cơ quan hảiquan sẽ kiểm tra :

- Tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của hồ sơ thanh khoản;

- Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu, định mứcvới hồ sơ thanh khoản của thương nhân;

- Kiểm tra kết quả tính toán trên bảng thanh khoản;

Sau khi kiểm tra hồ sơ thanh khoản đầy đủ, hợp lệ… cơ quan hải quan

Trang 29

sẽ tiến hành bước tiếp theo: Xác nhận hồ sơ thanh khoản hợp đồng GC xuất khẩu.

Trên cơ sở các phương án xử lý đối với nguyên phụ liệu dư, máy móc thiết

bị tạm nhập, phế liệu, phế phẩm, phế thải, đã được cơ quan hải quan xác nhận;Chậm nhất 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan hoàn thành việc kiểmtra, đối chiếu hồ sơ thanh khoản, thương nhân làm thủ tục hải quan để giải quyết

số nguyên liệu dư; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếucó) [2, 8, 9, 20]

1.3.2.4 Nhận xét quy trình quản lý hoạt động gia công xuất khẩu

Qua quy trình quản lý hoạt động GC xuất khẩu, ta nhận thấy các khâu thựchiện trong quy trình quản lý hải quan đối với hoạt động GC xuất khẩu được sắpxếp một cách hợp lý theo trình tự thời gian, từ khi thương nhân thông báo hợpđồng GC xuất khẩu, nhập khẩu nguyên phụ liện sản xuất, xuất khẩu sản phẩmcho đến khi thương nhân thanh khoản hợp đồng GC xuất khẩu

Trong các khâu của quy trình quản lý hải quan đối với hoạt động GCxuất khẩu thì khâu đăng ký định mức và xuất khẩu sản phẩm là đặc biệt quantrọng, trong đó định mức nguyên phụ liệu trên đơn vị sản phẩm là quan trọngnhất Bởi vì đây là những khâu mà thương nhân dễ lợi dụng để gian lận, gây thấtthu thuế cho ngân sách nhà nước [13]

Đối với khâu xuất khẩu, thương nhân dễ lợi dụng chính sách ưu đãi, miễnkiểm tra đối với hàng hóa thực tế để xuất khẩu hàng hóa ít hơn so với khai báonhằm tiêu thụ trong nước phần chênh lệch, gian lận thuế thì đối với khâu t h ô n g

b á o định mức tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm cao hơn thực tế để gian lậnthuế phần chênh lệch Nếu như đối với sản phẩm xuất khẩu, cơ quan hải quan cóthể dùng các biện pháp nghiệp vụ khác để phòng ngừa việc xuất khẩu hàng hóakhống như xác định trọng lượng trên vận đơn (bill of lading), kiểm tra chứng từthanh toán thì đối với gian lận định mức, việc kiểm tra định mức thực tếcủa doanh nghiệp đối với một số mặt hàng đôi khi không thể phát hiện được, vìthực tế có những nguyên phụ liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất, không cấuthành nên sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp có thể lợi dụng điểm này để kêkhai không chính x ác nhằm gian lận thuế [13]

Trang 30

1.4 Các nhân tố tác động đến quản lý của hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu

Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất nhậpkhẩu, sự gia tăng của hoạt động GC xuất khẩu đòi hỏi cơ quan quản lý phải nângcao năng lực quản lý, bên cạnh đó sự sửa đổi bổ sung Luật hải quan đã tạo cơ

sở pháp lý cho việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, hoạt động GCxuất khẩu nói riêng được thông thoáng và chặt chẽ

1.4.1 Môi trường pháp lý

Luật Hải quan được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua ngày 29/06/2001 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2002, sau 04 nămthực hiện đã phát huy hiệu quả tương đối toàn diện, đã được Chính phủ, cộng đồngdoanh nghiệp đánh giá là đã tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phầntích cực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, giữ gìn an ninh, thu hút đầu tư và hộinhập kinh tế quốc tế

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện Luật Hải quan cũng bộc lộ một số hạn chếchưa phù hợp với điều kiện thực tiễn: Chưa quy định những nguyên tắc đảm bảocho thực hiện tối thiểu kiểm tra thực tế hàng hóa, chưa đảm bảo đủ cơ sở pháp lýcho việc triển khai thủ tục hải quan điện tử, chưa đáp ứng được yêu cầu tiến hànhhiện đại hóa quản lý hải quan và hội nhập quốc tế Trong điều kiện Việt Nam đã làthành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), theo những cam kết trong cáchiệp định song phương và các nghĩa vụ của một thành viên WTO, Việt Nam phảithực hiện Hiệp định thuế quan và thương mại (Hiệp định trị giá GATT), Hiệp định

về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs), Côngước Kyoto về đơn giản và thống nhất hóa thủ tục hải quan (Công ước Kyotosửa đổi 1999), Công ước hệ thống mô tả hài hòa và mã hóa hàng hóa (Công ướcHS), điều này đòi hỏi các quy định về hải quan phải được công khai, minh bạch,đơn giản hóa hơn nữa, đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế; hài hòa với nhữngquy định của các đối tác thương mại với Việt Nam, tạo hành lang pháp lý để thựchiện cải cách hành chính và hiện đại hóa hoạt động hải quan

Trang 31

Để đáp ứng các yêu cầu trên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hảiquan sửa đổi bổ sung đã được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14/6/2005 và cóhiệu lực từ ngày 01/01/2006 Một trong những nội dung cơ bản được sửa đổi bổsung trong Luật là [17]:

- Luật sửa đổi đã bổ sung quy định về nguyên tắc kiểm tra hải quan theophương pháp quản lý rủi ro, chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giámức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan, nguyên tắc này làm cơ sở cho việcquy định kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra sau thông quan(KTSTQ), đây là vấn đề mấu chốt của quản lý hải quan hiện đại Với nguyên tắcnày mục tiêu đặt ra là : việc kiểm tra hải quan được tiến hành có trọng điểm dựatrên việc phân tích và xử lý thông tin để công chức hải quan có thẩm quyền quyếtđịnh mức độ kiểm tra, vừa tạo thuận lợi cho thương mại vừa đảm bảo quản lý nhànước

- Quy định về KTSTQ: Luật sửa đổi đã mở rộng phạm vi KTSTQ đối vớicác trường hợp không chỉ có dấu hiệu vi phạm mà còn được thực hiện dựa trên

cơ sở phân tích thông tin để cơ quan hải quan quyết định kiểm tra Luật hải quantrước đây quy định KTSTQ chỉ được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm phápluật hải quan, quy định này tránh được việc cơ quan hải quan tùy tiện, kiểm tra trànlan song lại đồng nghĩa với việc KTSTQ tức là doanh nghiệp có vi phạm phápluật, do vậy một doanh nghiệp bị KTSTQ sẽ bị ảnh hưởng đến uy tín KTSTQthực chất là khâu nghiệp vụ tiếp theo của kiểm tra hải quan, qua kiểm tra cơ quanhải quan có thêm thông tin để quyết định hình thức kiểm tra, giám sát thích hợp,cùng với việc mở rộng diện hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế khi làm thủ tụchải quan thì cần thiết phải có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm.Trong hoạt động GC xuất khẩu, quy định nới rộng này giúp cơ quan hải quan cóthể xây dựng kế hoạch KTSTQ định kỳ đối với những doanh nghiệp có địnhmức cao, nguyên vật liệu thuộc diện có thuế suất cao, sản phẩm GC thườngxuyên tiêu thụ nội địa, thực hiện cùng lúc nhiều loại hình kinh doanh khác nhau(như vừa GC vừa NSXXK )

Trang 32

1.4.2 Môi trường kinh doanh quốc tế

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 được thông qua tại Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đặt ra mục tiêu to lớn " tạo nền tảng để đếnnăm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vớiTổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010 tăng trưởng gấp đôi năm 2000, nângcao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, nhịp

độ tăng xuất khẩu gấp 2 lần nhịp độ tăng GDP, tổng thu ngân sách nhà nướctăng bình quân hàng năm 8,7%, trong đó thu từ thuế và phí chiếm94,2% ” Việc đẩy mạnh kinh tế đối ngoại dẫn tới lưu lượng hàng hóa xuất nhậpkhẩu trên cả nước ngày càng tăng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2005 đạt32,2 tỷ USD, đến hết năm 2010 đạt 72,2 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu năm

2005 đạt 36,9 tỷ USD, đến hết năm 2010 đạt 84,8 tỷ USD; năm 2005 số lượngthương nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu đạt 24.250, năm 2010 đạt khoảng98.000 (các thương nhân được cấp mã số thuế) [21]

Với kim ngạch xuất nhập khẩu và lượng thương nhân tham gia hoạt độngxuất nhập khẩu gia tăng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng sẽ tăng nhanh vềtốc độ, đa dạng về chủng loại Điều này cũng có nghĩa hoạt động GC xuất khẩu

sẽ gia tăng tương ứng, nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa cũng sẽ đa dạnghơn, định mức sẽ thường xuyên thay đổi… đòi hỏi cơ quan hải quan phải nângcao năng lực, đổi mới quy trình quản lý theo hướng đơn giản hóa, hiện đại hóa…mới có thể đáp ứng được yêu cầu thực tế

1.4.3 Năng lực của cơ quan quản lý

Trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa GC xuất khẩu, cơ quan hải quan

có thể ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để thông quan hàng hóa mộtcách nhanh chóng, giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt các chi phí về thời gian,chi phí về lưu kho, lưu bãi hàng hóa thúc đẩy hoạt động GC phát triển Điều đóđòi hỏi cơ quan hải quan phải nâng cao năng lực làm việc, trau dồi kiến thức vềchuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, khoa học kỹ thuật, có như vậy mới giúp chohoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động GC xuất khẩu được nhanhchóng, giúp cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí về thời gian, chi phí về lưu kho,lưu bãi hàng hóa

Trang 33

1.5 Tính tất yếu khách quan của việc thúc đẩy quản lý của hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu hiện nay

1.5.1 Xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế

Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO Đây là cơ hội lớn để Việt Nam hộinhập với thị trường quốc tế đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức về điều chỉnh cơ cấukinh tế và pháp luật Kinh tế đối ngoại thể hiện sự giao thoa của mỗi quốc gia với nềnkinh tế quốc tế Pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và gia công xuất khẩu nóiriêng đang chịu sự tác động trực tiếp hết sức to lớn của quá trình này

Với việc gia nhập WTO (tháng 11/2006), Việt Nam đã chính thức hội nhậpsâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, mở rộng các quan hệ quốc tế songphương và đa phương, các hoạt động giao lưu thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoátăng lên nhanh chóng Sản xuất trong nước phát triển ở mức độ cao vẫn tiếp tục cầnnhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, hàng hoá xuất khẩu tiếp tục gia tăng.Theo các báo cáo tổng hợp, đánh giá số liệu thống kê hàng năm của Cục Công nghệthông tin và Thống kê Hải quan – Tổng cục Hải quan cho thấy cụ thể như sau [21]:

- Xuất khẩu hàng hoá tăng bình quân trong thời kỳ 2001-2010 là 22,74%/năm;

năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 57,1 tỷ USD; năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt72,2 tỷ USD và năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đạt 96,9 tỷ USD

- Nhập khẩu hàng hoá tăng bình quân trong thời kỳ 2001-2010 là

21,66%/năm; năm 2009 kim ngạch nhập khẩu là 69,9 tỷ USD; năm 2010 kim ngạchnhập khẩu 84,8 tỷ USD và năm 2011 kim ngạch nhập khẩu 106,7 tỷ USD

Trong lĩnh vực gia công xuất khẩu thời gian tới vẫn tiếp tục phát triển hết sứcmạnh mẽ Việt Nam tiếp tục là một địa chỉ đáng tin cậy trong lĩnh vực gia công đặcbiệt là 3 lĩnh vực truyền thống là dệt may, da giày, thuỷ sản tiếp tục đạt kim ngạchlớn trong thời gian tới

Bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động tích cực, tuân thủ đúng các quy địnhcủa pháp luật sẽ phát sinh các doanh nghiệp lợi dụng các ưu đãi đối với hoạt độnggia công để buôn lậu và gian lận thương mại Ngoài ra các tổ chức tội phạm quốc tếcũng sẽ tận dụng các cơ hội về những hạn chế trong công tác quản lý ở các nướcchậm phát triển như Việt Nam để thực hiện các hành vi phạm pháp

Trang 34

Sự phát triển của thương mại quốc tế ngày một tăng mạnh mẽ, giữa các quốcgia luôn có sự hợp tác với nhau xuất phát từ ưu thế cạnh tranh riêng biệt của từngnước Xu thế toàn cầu hoá và các hiệp định tự do thương mại làm cho kim ngạchxuất nhập khẩu hàng hoá của các quốc gia tăng lên nhanh chóng bao gồm cả xuấtnhập khẩu thương mại và gia công quốc tế Bên cạnh đó là sự xuất hiện thương mạiđiện tử phát triển nhanh chóng và trở nên phổ biến Trong tiến trình này pháp luật

về gia công xuất khẩu phải tạo cơ sở pháp lý để đưa hoạt động gia công đi đúngquỹ đạo và đóng góp quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế của nước ta

1.5.2 Xuất phát từ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu của Đảng và Nhà nước

Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá X tại Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triểnđất nước 05 năm (2011-2015) đã chỉ rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam là

‘‘Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và pháttriển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;

là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợiích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”[12]

Khẳng định hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời chỉ ra con đường phát triển không thể nào khác đối với các nướctrong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hội nhập kinh tế quốc tế Mở rộng hợp táckinh tế quốc tế đối với nước ta có các thuận lợi và khó khăn đan xen với nhaunhưng về cơ bản thuận lợi vẫn là chủ yếu, như:

- Thứ nhất, Quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương

mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triểnkinh tế- xã hội

- Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnhtranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khảnăng thu hút đầu tư vào nền kinh tế

Trang 35

- Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa

học công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục- đào tạo và nghiên cứu khoa học vớicác nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vàchuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến

- Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận

thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế

- Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm

hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh;được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội pháttriển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước

- Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt

tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách pháttriển phù hợp cho đất nước và không bị lề hóa

Vị thế của nước ta hiện nay đã được nâng cao trong cộng đồng quốc tếđiều đó đã củng cố niềm tin của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp vào côngcuộc đổi mới và tiền đồ tươi sáng của dân tộc Trong quan hệ kinh tế quốc tếhiện nay đang đặt ra nhiều khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp và đốivới chính các cơ quan quản lý Vì vậy đối với các cơ quan quản lý phải có nhậnthức đúng đắn để có các chương trình và bước đi phù hợp nhằm nâng cao hiệuquả công tác quản lý nhưng vẫn đảm bảo tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế đốingoại phát triển

Trong thời gian tới do mức độ phát triển khác nhau của các nền kinh tế nênhoạt động gia công xuất khẩu nhằm tận dụng các ưu thế cạnh tranh của các quốc giavẫn còn tiếp tục xu hướng phát triển mạnh mẽ Châu Á nói chung và Việt Nam nóiriêng sẽ là một địa chỉ ký kết các hợp đồng gia công của các tập đoàn kinh tế lớncủa Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản

Xuất phát từ thực tiễn đó công tác hoàn thiện pháp luật trong quản lý hoạtđộng gia công xuất khẩu đang đặt ra như một nhu cầu hết sức cấp bách hiện nay

Trang 36

1.5.3 Xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý của hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu

Hoạt động gia công xuất khẩu trong nhiều năm qua đã có những đóng gópquan trọng trong việc thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu nhằm tạo ra những

ưu thế cạnh tranh quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế Nhiều mặt hàng giacông xuất khẩu của Việt Nam đã tạo được uy tín cao với các đối tác nước ngoài đặcbiệt là mặt hàng giày da, may mặc và thủy sản Thông qua các hợp đồng gia côngxuất khẩu các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước tiếp cận được với trình độ quản

lý tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới Bên cạnh đó kỹ năng laođộng của người lao động cũng từng bước được nâng cao Cũng chính nhờ hoạt độnggia công xuất khẩu đã giải quyết được một số lượng lớn công ăn việc làm cho ngườilao động

Tuy nhiên trong thực tế cũng còn nhiều doanh nghiệp lợi dụng gia công đểgian lận thương mại, thậm chí lợi dụng danh nghĩa gia công để nhập khẩu nguyênliệu được miễn thuế nhưng lại bán ra thị trường nội địa để kiếm lời sau đó bỏ trốnkhỏi nơi cư trú Những hành vi lợi dụng gia công để gian lận thương mại nhằm thulợi bất chính không những đã gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước mà còn tạonên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp Những hành vi vi phạm

đó làm xấu đi hình ảnh về doanh nghiệp Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Chính vì vậy cần phải tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động giacông xuất khẩu nhằm hạn chế tình trạng gian lận thương mại trong lĩnh vực giacông từng bước tiến đến loại bỏ hoàn toàn các hành vi gian lận thương mại tronggia công xuất khẩu [4, 5, 6]

1.5.4 Xuất phát từ những bất cập hạn chế của pháp luật quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu hiện nay

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được pháp luật về gia công xuât khẩuhiện hành cũng bộc lộ rất nhiều tồn tại hạn chế cần phải nghiên cứu để khắc phụckịp thời Tình trạng gian lận trong lĩnh vực gia công xuất khẩu vẫn đang thườngxuyên diễn ra như một thách thức đối với các cơ quan quản lý nói chung và cơ quanhải quan nói riêng chứng tỏ các quy định của pháp luật đang có vấn đề cần phảinghiên cứu để bổ sung và sửa đổi cho phù hợp

Trang 37

Hiện nay trên cả nước còn tồn tại một số lượng khá lớn các hợp đồng giacông quá hạn nhưng doanh nghiệp không đến thanh khoản Nhiều trường hợp khicác cơ quan quản lý đến kiểm tra thì doanh nghiệp đã giải thể hoặc bỏ trốn khỏi địachỉ đăng ký kinh doanh.

Về phía các doanh nghiệp gia công xuất khẩu, thực trạng cho thấy về các quyđịnh của pháp luật về thủ tục hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu tuy đã đượcđổi mới rất nhiều nhưng vẫn còn rườm rà, nhiều quy định về các thủ tục giấy tờ phảinộp khi đăng ký hợp đồng gia công, khi thanh khoản hợp đồng vẫn chưa phù hợpvới tình hình gia công trên thị trường quốc tế Đặc biệt là các giấy tờ phải nộp quánhiều khi thanh khoản hợp đồng gia công, có trường hợp bộ hồ sơ thanh khoản nặngđến hàng chục kg Về thời gian thanh khoản còn mất rất nhiều thời gian công sứccủa doanh nghiệp cũng như cơ quan hải quan

Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng cũng còn bộ lộ nhiều hạnchế thiếu sót Thông tin về doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích các cơ quan quản lý trênđịa bàn có thể nắm được nhưng chưa có quy chế phối hợp để thông báo cho cơ quanhải quan biết Vì vậy tình trạng này đã xảy ra nhiều năm nhưng chưa có một giảipháp khắc phục thật sự hiệu quả [7, 15, 16, 17]

1.5.5 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp quản lý của cơ quan hải quan

Hải quan các nước đã và đang phải thay đổi để thích ứng với tình hình,nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế thông quaviệc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng côngnghệ thông tin trong quản lý hải quan, bảo đảm việc chấp hành và tuân thủ các quyđịnh pháp luật nhằm bảo đảm an ninh, lợi ích kinh tế quốc gia, đồng thời bảo đảm

an toàn cho dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế

Hiện nay ngành Hải quan đang áp dụng phương pháp quản lý mới phù hợpvới các chuẩn mực quản lý hải quan hiện đại đó là phương pháp quản lý rủi ro.Phương pháp quản lý này dựa trên quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có

hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi vi

Trang 38

phạm pháp luật của các đối tượng chịu sự quản lý của cơ quan hải quan Phươngpháp quản lý rủi ro dựa trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin để ra quyết địnhhình thức mức độ kiểm tra đối với từng lô hàng cụ thể Theo đó đối với các doanhnghiệp có quá trình chấp hành tốt pháp luật và tại thời điểm làm thủ tục hải quancho lô hàng của doanh nghiệp đó cơ quan hải quan không phát hiện được thông tin

gì khác thì lô hàng của doanh nghiệp đó sẽ được miễn kiểm tra [3]

Phương pháp quản lý rủi ro đã tạo cơ hội giải phóng nhanh chóng hàng hóatại khu vực cửa khẩu và góp phần rất lớn để rút ngắn thời gian thông quan, giảmthiểu chi phí của doanh nghiệp Áp dụng phương pháp quản lý mới đòi hỏi cần ràsoát lại toàn bộ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động củacác doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu trong đóbao gồm cả hàng hóa gia công xuất khẩu [3, 9, 18]

1.6 Kinh nghiệm của hải quan Trung Quốc đối với việc quản lý hoạt động gia công xuất khẩu

Hải quan nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là cơ quan giám sát, quản lýhoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu của quốc gia Hải quan tiếnhành giám sát quản lý đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hàng hoá, hành

lý, bưu phẩm, bưu kiện và các vật phẩm khác xuất nhập khẩu, thu thuế xuất nhậpkhẩu và các thuế khác, thu phí, chống buôn lậu, thống kê hải quan và làm các thủtục nghiệp vụ hải quan khác

Việc quản lý hàng hoá của Hải quan Trung Quốc rất chặt chẽ, Luật Hải quanTrung Quốc quy định: Hàng hoá nhập khẩu kể từ khi vào cửa khẩu đến khi kết thúcthủ tục hải quan, hàng xuất khẩu kể từ khi khai báo hải quan đến khi ra khỏi biêngiới, quá cảnh, mượn đường, nhập cảnh cho đến khi xuất cảnh, đều phải chịu sựgiám sát, quản lý của Hải quan

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hải quan Trung Quốc rất lớn bao gồm: kiểm traphương tiện vận tải xuất nhập cảnh, kiểm tra hàng hoá, vật phẩm xuất nhập khẩu vàtiến hành bắt giữ những hành vi vi phạm Luật Hải quan

Trang 39

Việc quản lý đối với hàng gia công cho nước ngoài: Nội dung của hợp đồngphải phù hợp với yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan Hải quan và phải làm thủtục hải quan theo quy định Các chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan đối với hànggia công 100% thực hiện bằng máy tính từ khâu tiếp nhận, đến khâu thanh khoảntheo một chương trình kết nối giữa doanh nghiệp và Hải quan Những xí nghiệp giacông xuất khẩu phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ giấy phép, giấy tờ liên quan đãđược phê chuẩn và hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan, định mức tiêu hao để

gia công thành một đơn vị sản phẩm do Hải quan thẩm định Hải quan Trung Quốc

có một cơ quan chuyên trách thẩm định định mức hàng gia công, cơ quan này độc

lập với các đơn vị Hải quan làm thủ tục trực tiếp, đối với những nguyên liệu nhậpkhẩu đã được sử dụng vào sản xuất hàng gia công, thuộc danh mục quy định của

Nhà nước được bảo thuế thì phải tiến hành làm thủ tục khấu trừ thuế với cơ quan

Hải quan [21]

Những nguyên liệu nhập khẩu đã thu thuế thì tiến hành làm thủ tục thoáithuế với cơ quan Hải quan Trong các trường hợp đặc biệt được cơ quan có thẩmquyền cho phép những nguyên liệu nhập khẩu hoặc những thành phẩm gia côngphải tiêu thụ nội địa, cơ quan Hải quan căn cứ vào giấy phép được tiêu thụ trong nộiđịa để tiến hành thu thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu bảo thuế, nếu thuộc vàonhững mặt hàng nhập khẩu hạn chế của Nhà nước thì phải nộp giấy phép nhập khẩucho cơ quan Hải quan

Như vậy, pháp luật về gia công xuất khẩu của Trung Quốc gần giống với Hải

quan Việt Nam nhưng có phần chặt chẽ hơn do Hải quan quản lý việc thẩm định định mức hàng gia công rất chặt chẽ và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm

Một số kinh nghiệm có thể học tập từ Hải quan Trung quốc [21]:

Thứ nhất, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động gia công xuất khẩu trên cơ sở quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên.

Đối với các nước phát triển việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệptham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu chính là việc nâng cao khả năng cạnh tranhcủa quốc gia đó vào quá trình toàn cầu hóa Một trong những vấn đề được quan tâm

Trang 40

là thủ tục hải quan Việc giải quyết thủ tục hải quan nhanh chóng và thuận lợi làmgiảm chi phí cho các doanh nghiệp và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trênthị trường quốc tế Đối với các nước chậm phát triển thông thường hoạt động giacông diễn ra dưới hình thức nhận gia công cho doanh nghiệp nước ngoài Đối vớicác nước phát triển chi phí nhân công cao thì hoạt động gia công diễn ra theo chiềungược lại là đặt nước ngoài gia công sản phẩm sau đó nhập khẩu tiêu thụ trơngnước hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba Cả hai chiều hướng này đều cần phải tạo cácđiều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong quá trình tham gia vào phân cônglao động quốc tế đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức sâu sắc nhưhiện nay.

Để hoạt động gia công xuất khẩu tuân thủ đúng các quy định của pháp luậtthì cần phải quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công và bênnhận gia công Các hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo đúng quy địnhcủa pháp luật

Thứ hai, cần có sự phân loại doanh nghiệp để có biện pháp quản lý có trọng điểm.

Số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu là rất lớn, tuy nhiênmức độ chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau Vì vậy

cơ quan hải quan phải phân loại doanh nghiệp theo từng nhóm: Nhóm có nguy cơrủi ro cao, nhóm có nguy cơ rủi ro trung bình và nhóm có nguy cơ rủi ro thấp [3]

Đối với hàng hóa cũng cần phân ra từng nhóm mặt hàng có nguy cơ rủi rocao, nguy cơ rủi ro trung bình và nguy cơ rủi ro thấp, cơ quan hải quan tập trungnắm bắt tình hình từ nhóm có nguy cơ rủi ro cao và trung bình, ở nhóm có nguy cơthấp dùng phương pháp chấm theo phân luồng ngẫu nhiên để đánh giá quá trìnhchấp hành pháp luật của doanh nghiệp Tỷ lệ thông thường áp dụng là từ 1 đến 5 %.Đối với các lô hàng có rủi ro thấp vẫn phải được kiểm tra ngẫu nhiên

Nếu phát hiện nhóm nguy cơ rủi ro thấp có vi phạm pháp luật thì ngay lậptức được chuyển sang nhóm có nguy cơ cao đồng thời trừ điểm dựa trên mã số cuảdoanh nghiệp đó Những lô hàng đã được thông quan sẽ bị cơ quan hải quan tiến hànhkiểm tra sau thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hàng hoá được thông quan

Ngày đăng: 21/11/2015, 12:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w