5. Kết cấu của luận văn
1.4.3. Năng lực của cơ quan quản lý
Trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa GC xuất khẩu, cơ quan hải quan có thể ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để thông quan hàng hóa một cách nhanh chóng, giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt các chi phí về thời gian, chi phí về lưu kho, lưu bãi hàng hóa...thúc đẩy hoạt động GC phát triển. Điều đó đòi hỏi cơ quan hải quan phải nâng cao năng lực làm việc, trau dồi kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, khoa học kỹ thuật, có như vậy mới giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động GC xuất khẩu được nhanh chóng, giúp cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí về thời gian, chi phí về lưu kho, lưu bãi hàng hóa.
1.5. Tính tất yếu khách quan của việc thúc đẩy quản lý của hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu hiện nay
1.5.1. Xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế
Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam hội nhập với thị trường quốc tế đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức về điều chỉnh cơ cấu kinh tế và pháp luật. Kinh tế đối ngoại thể hiện sự giao thoa của mỗi quốc gia với nền kinh tế quốc tế. Pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và gia công xuất khẩu nói riêng đang chịu sự tác động trực tiếp hết sức to lớn của quá trình này.
Với việc gia nhập WTO (tháng 11/2006), Việt Nam đã chính thức hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, mở rộng các quan hệ quốc tế song phương và đa phương, các hoạt động giao lưu thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá tăng lên nhanh chóng. Sản xuất trong nước phát triển ở mức độ cao vẫn tiếp tục cần nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, hàng hoá xuất khẩu tiếp tục gia tăng. Theo các báo cáo tổng hợp, đánh giá số liệu thống kê hàng năm của Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan – Tổng cục Hải quan cho thấy cụ thể như sau [21]:
- Xuất khẩu hàng hoá tăng bình quân trong thời kỳ 2001-2010 là 22,74%/năm; năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 57,1 tỷ USD; năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 72,2 tỷ USD và năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đạt 96,9 tỷ USD.
- Nhập khẩu hàng hoá tăng bình quân trong thời kỳ 2001-2010 là 21,66%/năm; năm 2009 kim ngạch nhập khẩu là 69,9 tỷ USD; năm 2010 kim ngạch nhập khẩu 84,8 tỷ USD và năm 2011 kim ngạch nhập khẩu 106,7 tỷ USD.
Trong lĩnh vực gia công xuất khẩu thời gian tới vẫn tiếp tục phát triển hết sức mạnh mẽ. Việt Nam tiếp tục là một địa chỉ đáng tin cậy trong lĩnh vực gia công đặc biệt là 3 lĩnh vực truyền thống là dệt may, da giày, thuỷ sản tiếp tục đạt kim ngạch lớn trong thời gian tới.
Bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động tích cực, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật sẽ phát sinh các doanh nghiệp lợi dụng các ưu đãi đối với hoạt động gia công để buôn lậu và gian lận thương mại. Ngoài ra các tổ chức tội phạm quốc tế cũng sẽ tận dụng các cơ hội về những hạn chế trong công tác quản lý ở các nước chậm phát triển như Việt Nam để thực hiện các hành vi phạm pháp.
Sự phát triển của thương mại quốc tế ngày một tăng mạnh mẽ, giữa các quốc gia luôn có sự hợp tác với nhau xuất phát từ ưu thế cạnh tranh riêng biệt của từng nước. Xu thế toàn cầu hoá và các hiệp định tự do thương mại làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của các quốc gia tăng lên nhanh chóng bao gồm cả xuất nhập khẩu thương mại và gia công quốc tế. Bên cạnh đó là sự xuất hiện thương mại điện tử phát triển nhanh chóng và trở nên phổ biến. Trong tiến trình này pháp luật về gia công xuất khẩu phải tạo cơ sở pháp lý để đưa hoạt động gia công đi đúng quỹ đạo và đóng góp quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
1.5.2. Xuất phát từ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuấtkhẩu của Đảng và Nhà nước khẩu của Đảng và Nhà nước
Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 05 năm (2011-2015) đã chỉ rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam là ‘‘Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”[12].
Khẳng định hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời chỉ ra con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế đối với nước ta có các thuận lợi và khó khăn đan xen với nhau nhưng về cơ bản thuận lợi vẫn là chủ yếu, như:
- Thứ nhất, Quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội.
- Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế.
- Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục- đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến.
- Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế.
- Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.
- Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước và không bị lề hóa.
Vị thế của nước ta hiện nay đã được nâng cao trong cộng đồng quốc tế điều đó đã củng cố niềm tin của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp vào công cuộc đổi mới và tiền đồ tươi sáng của dân tộc. Trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay đang đặt ra nhiều khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp và đối với chính các cơ quan quản lý. Vì vậy đối với các cơ quan quản lý phải có nhận thức đúng đắn để có các chương trình và bước đi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhưng vẫn đảm bảo tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.
Trong thời gian tới do mức độ phát triển khác nhau của các nền kinh tế nên hoạt động gia công xuất khẩu nhằm tận dụng các ưu thế cạnh tranh của các quốc gia vẫn còn tiếp tục xu hướng phát triển mạnh mẽ. Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ là một địa chỉ ký kết các hợp đồng gia công của các tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
Xuất phát từ thực tiễn đó công tác hoàn thiện pháp luật trong quản lý hoạt động gia công xuất khẩu đang đặt ra như một nhu cầu hết sức cấp bách hiện nay.
1.5.3. Xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý của hải quan đốivới hoạt động gia công xuất khẩu với hoạt động gia công xuất khẩu
Hoạt động gia công xuất khẩu trong nhiều năm qua đã có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu nhằm tạo ra những ưu thế cạnh tranh quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế. Nhiều mặt hàng gia công xuất khẩu của Việt Nam đã tạo được uy tín cao với các đối tác nước ngoài đặc biệt là mặt hàng giày da, may mặc và thủy sản. Thông qua các hợp đồng gia công xuất khẩu các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước tiếp cận được với trình độ quản lý tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó kỹ năng lao động của người lao động cũng từng bước được nâng cao. Cũng chính nhờ hoạt động gia công xuất khẩu đã giải quyết được một số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên trong thực tế cũng còn nhiều doanh nghiệp lợi dụng gia công để gian lận thương mại, thậm chí lợi dụng danh nghĩa gia công để nhập khẩu nguyên liệu được miễn thuế nhưng lại bán ra thị trường nội địa để kiếm lời sau đó bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Những hành vi lợi dụng gia công để gian lận thương mại nhằm thu lợi bất chính không những đã gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước mà còn tạo nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Những hành vi vi phạm đó làm xấu đi hình ảnh về doanh nghiệp Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Chính vì vậy cần phải tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động gia công xuất khẩu nhằm hạn chế tình trạng gian lận thương mại trong lĩnh vực gia công từng bước tiến đến loại bỏ hoàn toàn các hành vi gian lận thương mại trong gia công xuất khẩu [4, 5, 6].
1.5.4. Xuất phát từ những bất cập hạn chế của pháp luật quản lý nhànước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu hiện nay nước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu hiện nay
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được pháp luật về gia công xuât khẩu hiện hành cũng bộc lộ rất nhiều tồn tại hạn chế cần phải nghiên cứu để khắc phục kịp thời. Tình trạng gian lận trong lĩnh vực gia công xuất khẩu vẫn đang thường xuyên diễn ra như một thách thức đối với các cơ quan quản lý nói chung và cơ quan hải quan nói riêng chứng tỏ các quy định của pháp luật đang có vấn đề cần phải nghiên cứu để bổ sung và sửa đổi cho phù hợp.
Hiện nay trên cả nước còn tồn tại một số lượng khá lớn các hợp đồng gia công quá hạn nhưng doanh nghiệp không đến thanh khoản. Nhiều trường hợp khi các cơ quan quản lý đến kiểm tra thì doanh nghiệp đã giải thể hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Về phía các doanh nghiệp gia công xuất khẩu, thực trạng cho thấy về các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu tuy đã được đổi mới rất nhiều nhưng vẫn còn rườm rà, nhiều quy định về các thủ tục giấy tờ phải nộp khi đăng ký hợp đồng gia công, khi thanh khoản hợp đồng vẫn chưa phù hợp với tình hình gia công trên thị trường quốc tế. Đặc biệt là các giấy tờ phải nộp quá nhiều khi thanh khoản hợp đồng gia công, có trường hợp bộ hồ sơ thanh khoản nặng đến hàng chục kg. Về thời gian thanh khoản còn mất rất nhiều thời gian công sức của doanh nghiệp cũng như cơ quan hải quan.
Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng cũng còn bộ lộ nhiều hạn chế thiếu sót. Thông tin về doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích các cơ quan quản lý trên địa bàn có thể nắm được nhưng chưa có quy chế phối hợp để thông báo cho cơ quan hải quan biết. Vì vậy tình trạng này đã xảy ra nhiều năm nhưng chưa có một giải pháp khắc phục thật sự hiệu quả [7, 15, 16, 17].
1.5.5. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp quản lý của cơ quanhải quan hải quan
Hải quan các nước đã và đang phải thay đổi để thích ứng với tình hình, nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế thông qua việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hải quan, bảo đảm việc chấp hành và tuân thủ các quy định pháp luật nhằm bảo đảm an ninh, lợi ích kinh tế quốc gia, đồng thời bảo đảm an toàn cho dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế.
Hiện nay ngành Hải quan đang áp dụng phương pháp quản lý mới phù hợp với các chuẩn mực quản lý hải quan hiện đại đó là phương pháp quản lý rủi ro. Phương pháp quản lý này dựa trên quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi vi
phạm pháp luật của các đối tượng chịu sự quản lý của cơ quan hải quan. Phương pháp quản lý rủi ro dựa trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin để ra quyết định hình thức mức độ kiểm tra đối với từng lô hàng cụ thể. Theo đó đối với các doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt pháp luật và tại thời điểm làm thủ tục hải quan cho lô hàng của doanh nghiệp đó cơ quan hải quan không phát hiện được thông tin gì khác thì lô hàng của doanh nghiệp đó sẽ được miễn kiểm tra [3].
Phương pháp quản lý rủi ro đã tạo cơ hội giải phóng nhanh chóng hàng hóa tại khu vực cửa khẩu và góp phần rất lớn để rút ngắn thời gian thông quan, giảm thiểu chi phí của doanh nghiệp. Áp dụng phương pháp quản lý mới đòi hỏi cần rà soát lại toàn bộ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu trong đó bao gồm cả hàng hóa gia công xuất khẩu [3, 9, 18].
1.6. Kinh nghiệm của hải quan Trung Quốc đối với việc quản lý hoạtđộng gia công xuất khẩu động gia công xuất khẩu
Hải quan nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là cơ quan giám sát, quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu của quốc gia. Hải quan tiến hành giám sát quản lý đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hàng hoá, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện và các vật phẩm khác xuất nhập khẩu, thu thuế xuất nhập khẩu và các thuế khác, thu phí, chống buôn lậu, thống kê hải quan và làm các thủ tục nghiệp vụ hải quan khác.
Việc quản lý hàng hoá của Hải quan Trung Quốc rất chặt chẽ, Luật Hải quan Trung Quốc quy định: Hàng hoá nhập khẩu kể từ khi vào cửa khẩu đến khi kết thúc thủ tục hải quan, hàng xuất khẩu kể từ khi khai báo hải quan đến khi ra khỏi biên giới, quá cảnh, mượn đường, nhập cảnh cho đến khi xuất cảnh, đều phải chịu sự giám sát, quản lý của Hải quan.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hải quan Trung Quốc rất lớn bao gồm: kiểm tra phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, kiểm tra hàng hoá, vật phẩm xuất nhập khẩu và tiến hành bắt giữ những hành vi vi phạm Luật Hải quan.
Việc quản lý đối với hàng gia công cho nước ngoài: Nội dung của hợp đồng phải phù hợp với yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan Hải quan và phải làm thủ tục hải quan theo quy định. Các chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan đối với hàng gia công 100% thực hiện bằng máy tính từ khâu tiếp nhận, đến khâu thanh khoản