Tình hình gian lận thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh thanh hóa (Trang 57)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3.2. Tình hình gian lận thương mại

khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá

Hiện nay Cục HQTH đang quản lý 166 Doanh nghiệp có hoạt động gia công xuất khẩu, đây là một hoạt động rất phức tạp do số lượng, chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú với nhiều định mức nguyên liệu, vật tư khác nhau lại được sản xuất trên các dây truyền máy móc với các trình độ công nghệ khác nhau. Do tính chất phức tạp của hoạt động gia công xuất khẩu nên nhiều doanh nghiệp làm ăn không chân chính đã lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật nhằm thu lợi bất chính. Trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động gia công xuất khẩu, Cục HQTH đã phát hiện nhiều thủ đoạn gian lận trong hoạt động gia công xuất khẩu gồm [13]:

- Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá theo hình thức mua đứt bán đoạn nhưng núp dưới danh nghĩa là nhập nguyên liệu vật tư về để gia công nhằm trốn thuế nhập khẩu.

- Doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị bằng hình thức mua bán thương mại nhưng núp dưới hình thức thuê máy móc, thiết bị của nước ngoài về phục vụ gia công để được miễn thuế nhập khẩu. Sau khi nhập về Việt Nam doanh nghiệp bán ra thị trường để kiếm lời.

- Khai tăng trị giá thanh toán và đã thanh toán đối với 01 tờ khai xuất. - Khai nhiều- xuất ít nhằm hợp thức hóa nguyên liệu vật tư đã tiêu thụ nội địa. - Khai ít- xuất nhiều chủ yếu vào các thị trường có hạn ngạch nhằm trốn tránh sự kiểm soát bằng hạn ngạch xuất khẩu.

- Khai tăng định mức tiêu hao nguyên vật liệu (định mức thực tế để sản xuất ra sản phẩm thấp hơn khai báo) nhằm tạo ra nhiều sản phẩm dư thừa để tiêu thụ nội địa.

- Doanh nghiệp nhập khẩu một số lượng lớn nguyên vật liệu để gia công tiêu thụ nội địa hết. Sau đó doanh nghiệp bỏ trốn hoặc mất tích không tìm thấy địa chỉ.

- Doanh nghiệp còn hoạt động nhưng chây ỳ không đến thanh khoản hợp đồng gia công.

- Nhập sản phẩm hoàn chỉnh từ nước ngoài vào nhưng gắn nhãn mác Việt Nam để xuất sang một số thị trường quản lý bằng hạn ngạch như Mỹ, EU.

2.2.4. Kết quả đạt được của công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu sắc với nền kinh tế thế giới thì vai trò của hoạt động xuất khẩu nói chung và gia công xuất khẩu nói riêng ngày càng trở nên quan trọng nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia.

Cùng với ngành hải quan, Cục HQTH luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doang nghiệp có hoạt động XNK, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động du lịch, thương mại và đầu tư…, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để giảm thời gian thông quan cho các doanh nghiệp. Vì vậy, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp có hoạt động gia công hàng xuất khẩu do Cục HQTH quản lý đã có sự phát triển khá mạnh mẽ về quy mô và số lượng. Số liệu bảng 2.7 cho ta thấy số lượng doanh nghiệp có hoạt động gia công

xuất khẩu tăng lên theo từng năm và chiếm tỷ lệ tương đối cao so với tổng số các doanh nghiệp có loại hình XNK khác (nhập, xuất kinh doanh; nhập, xuất SXXK…). Cụ thể năm 2011 so với năm 2007 tăng 54 doanh nghiệp có hoạt động gia công xuất khẩu (trong đó tỉnh Thanh Hoá tăng 05 doanh nghiệp, tỉnh Ninh Bình tăng 8 doanh nghiệp, tỉnh Hà Nam tăng 31 doanh nghiệp, tỉnh Nam Định tăng 10 doanh nghiệp) và chiếm tỷ lệ 25,5% so với tổng số các doanh nghiệp có hoạt động XNK.

Với phương châm của ngành “Chuyên nghiệp- Minh bạch- Hiệu quả” và tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 448/QĐ-TTg ngày 22/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020”; Quyết định số 1514/QĐ-BTC ngày 22/6/2011 của Bộ Tài chính phê duyệt Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá Hải quan giai đoạn 2011 - 2015. Cục HQTH đã tổ chức triển khai và đạt được những kết quả như sau:

- Công tác cải cách thủ tục Hải quan

+ Niêm yết công khai quy định của nhà nước về chế độ chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, các quy định của Nhà nước về thủ tục Hải quan; phát tờ rơi tại các địa điểm làm thủ tục Hải quan… thông qua việc làm thủ tục Hải quan để tuyên truyền giúp cho doanh nghiệp, doanh nhân hiểu đúng và thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật Nhà nước về Hải quan.

+ Thực hiện hỗ trợ trực tiếp tại trụ sở Hải quan thông qua tổ giải quyết vướng mắc, phòng giao dịch một cửa từ đó đã giảm khiếu nại của các doanh nghiệp. Tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nam, thông qua đó giới thiệu đến doanh nghiệp các quy định mới về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan, thuế XNK, quản lý thuế… đồng thời tiếp thu ý kiến phản hồi của doanh nghiệp về việc thi hành công vụ, thái độ phục vụ của công chức Hải quan, giải đáp những vướng mắc của doanh nghiệp và tuyên truyền pháp luật Hải quan.

- Công tác cải cách lề lối làm việc:

+ Sử dụng tin học hoá trong quản lý và điều hành công việc tại khối Văn phòng Cục và các Chi cục, từ đó đã giảm đáng kể giấy tờ; các văn bản được tra cứu một cách thuận tiện, nhanh chóng và công khai.

Bảng 2.7. Tình hình doanh nghiệp trên các tỉnh có hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục HQTH thời kỳ 2007-2011. Năm So sánh (+/-) --- Tổng cộng 2007 2008 2009 2010 2011 11/07 DN Tổng Tỷ lệ DN Tổng Tỷ lệ DN Tổng Tỷ lệ DN Tổng Tỷ lệ DN Tổng Tỷ lệ DN sx GC số DN (%) sx GC số DN (%) sx GC số DN (%) sx GC số DN (%) sx GC số DN (%) sx GC --- - Thanh Hoá 20 155 12,9 22 156 14,1 21 157 13,4 24 161 14,9 25 163 15,3 5 - Ninh Bình 26 98 26,5 26 101 25,7 28 105 26,7 33 114 28,9 34 116 29,3 8 - Hà Nam 15 102 14,7 31 147 21,1 37 185 20,0 43 201 21,4 46 205 22,4 31 - Nam Định 51 130 39,2 56 135 41,5 57 141 40,4 59 162 36,4 61 166 36,7 10 + Cục HQTH 112 485 23,1 135 539 25,1 143 588 24,3 159 638 24,9 166 650 25,5 54

+ Tiến hành rà soát, thống kê thủ tục hành chính và các biểu mẫu thuộc Đề án 30 về cải cách hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Tiếp tục áp dụng có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2000 tại Cục và các đơn vị trực thuộc

- Công tác hiện đại hóa Hải quan:

+ Thực hiện hoàn tất việc triển khai khai Hải quan từ xa trên phạm vi toàn Cục và thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan Nam Định, Chi cục Hải quan QLCKCN tỉnh Hà Nam.

+ Thực hiện đồng bộ dữ liệu tức thời từ các Chi cục về Cục và Tổng cục; ứng dụng các chương trình quản lý mới do Tổng cục Hải quan cài đặt phục vụ kịp thời cho công tác quản lý nhà nước về Hải quan và với các Ngành liên quan như Ngân hàng, Kho bạc...

Bên cạnh đó Cục HQTH cũng nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hàng hoá XNK, và triển khai kịp thời các chủ trương của Trung ương, của Ngành và của địa phương trong công tác kiểm soát chống buôn lậu và gian lận thương mại. Cụ thể:

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, tăng cường công tác xác minh hoạt động thanh toán của doanh nghiệp.

- Phối hợp tốt giữa các đơn vị trong Ngành, với Chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng trên địa bàn quản lý trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, GLTM, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

- Xây dựng hệ thống trao đổi thông tin, triển khai công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình, sưu tra và xây dựng cơ sở bí mật tại các địa bàn trọng điểm phục vụ cho hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu.

Trong điều kiện có những biến động không ít phức tạp, thuận lợi, khó khăn đan xen, tác động từ nhiều phía nhưng với truyền thống của mình và thường xuyên nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo kịp thời của Tổng cục hải quan những năm qua Cục hải quan Thanh Hoá đã giành được nhiều thành tích. Đó là:

- Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hải quan trên các địa bàn hoạt động, với mức độ năm sau nhiều hơn, tốt hơn năm trước; thực sự tạo thuận lợi thương mại và thu hút đầu tư trên phạm vi 04 tỉnh (Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định); từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn thu cho ngân sách của các tỉnh.

- Từng bước hiện đại hoá công tác hải quan thông qua việc thực hiện kiên quyết, mãnh mẽ cải cách hành chính trong thủ tục hải quan, tích cực đổi mới phương pháp công tác, hợp lý hoá quy trình, trang bị phương tiện kỹ thuật.

- Công tác xây dựng, cũng cố, phát triển nguồn nhân lực ngày càng vững mạnh theo hướng chính quy, hiện đại, hoạt động minh bạch có hiệu quả, giúp cho Cục hải quan Thanh Hoá luôn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương Thanh Hoá- Ninh Bình- Hà Nam- Nam Định.

2.3. Đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về côngtác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoátác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá

2.3.1. Đặc điểm mẫu điều tra

Tiến hành điều tra 268 đối tượng, gồm: 166 cán bộ doanh nghiệp và 102 CBCC hải quan thuộc Cục HQTH, số liệu thống kê về đối tượng điều tra theo phụ lục 03.

Để thu thập thông tin từ doanh nghiệp và CBCC hải quan, tác giả dùng thang đo Likert (1932) giới thiệu, gồm 5 mức độ để người khai hải quan và CBCC hải quan được điều tra lựa chọn. Với thang đo Likert đo mức độ hài lòng từ thấp đến cao để lượng hoá nhận định của người được điều tra:

1 2 3 4 5

Rất không Không đồng ý Không có Đồng ý Rất đồng ý đồng ý ý kiến

Trong phiếu điều tra, để đánh giá mức độ hài lòng về những nhận định thì người khai hải quan và CBCC hải quan sẽ đánh dấu “X” cho phương án trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của mình.

2.3.2. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quanvề thời gian thông quan hàng hoá về thời gian thông quan hàng hoá

Theo số liệu bảng 2.9 cho thấy, thời gian thông quan đối với 1 lô hàng hoá xuất khẩu: Dưới 20 phút doanh nghiệp có 76,5% ý kiến đồng ý, CBCC hải quan có 81,4% ý kiến đồng ý; từ 20 phút đến dưới 30 phút doanh nghiệp có 13,9% ý kiến đồng ý, CBCC hải quan có 14,7% ý kiến đồng ý; từ 30 đến dưới 40 phút doanh nghiệp có 6,0% ý kiến đồng ý, CBCC hải quan có 3,9% ý kiến đồng ý; từ 40 đến dưới 50 phút doanh nghiệp có 3,6% ý kiến đồng ý.

Thời gian thông quan đối với 1 lô hàng hoá nhập khẩu: Dưới 20 phút doanh nghiệp có 6,6% ý kiến đồng ý, CBCC hải quan có 7,8% ý kiến đồng ý; từ 20 đến dưới 30 phút doanh nghiệp có 28,3% ý kiến đồng ý, CBCC hải quan có 34,3% ý kiến đồng ý; từ 30 đến dưới 40 phút doanh nghiệp có 41% ý kiến đồng ý, CBCC hải quan có 52% ý kiến đồng ý; từ 40 đến dưới 50 phút doanh nghiệp có 21,1% ý kiến đồng ý, CBCC hải quan có 5,9% ý kiến đồng ý; trên 50 phút doanh nghiệp có 3% ý kiến đồng ý.

Mục tiêu đơn giản hoá thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá XNK là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Cục HQTH. Cục HQTH là một trong những đơn vị của ngành hải quan sớm tiếp cận và áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại dựa trên kỷ thuật quản lý rủi ro. Đến nay, về cơ bản đã tin học hoá các bước thuộc quy trình thủ tục hải quan dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT. Không ngừng lại ở đây, đơn vị đã hoàn tất việc triển khai Hải quan từ xa trên phạm vi toàn Cục và triển khai thành công thủ tục hải quan điện tử cho 02 Chi cục: Chi cục hải quan Nam Định và Chi cục hải quan quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam tạo nên tự động hoá toàn bộ thủ tục hải quan.

Trong những năm qua, Ngành hải quan đặt mục tiêu giảm thời gian thông quan trung bình khoảng 10 phút/lô hàng hoá xuất khẩu, 60 phút/lô hàng hoá nhập khẩu. Qua kết quả thống kê ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan thì thời gian thông quan chủ yếu dưới 20 phút/lô hàng hoá xuất khẩu và từ 30 đến dưới 40 phút/lô hàng hoá nhập khẩu, kết quả đó phù hợp với mục tiêu chung của toàn ngành, riêng thời gian thông quan hàng hoá nhập khẩu đã đạt được kết quả tốt

hơn kỳ vọng. Để đạt được kết quả này, trong những năm qua Cục HQTH đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hoá hải quan theo hướng đơn giản hoá thủ tục hải quan nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân với phương châm “Chuyên nghiệp- Minh bạch- Hiệu quả”. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được hiện đại hoá như trụ sở, kết nối mạng LAN, WAN giữa các Chi cục, phòng tham mưu trong toàn Cục, giữa Cục với Tổng cục hải quan, công tác hành chính được điều hành qua mạng Net.office, ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, quản lý giá, tra cứu thông tin doanh nghiệp, chuyển đổi căn bản phương pháp quản lý hải quan dựa trên kỷ thuật quản lý rủi ro, nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá đồng thời tạo cân bằng giữa yêu cầu tạo thuận lợi và đảm bảo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh thanh hóa (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w