Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh thanh hóa (Trang 95)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Mục tiêu phát triển

a. Mục tiêu tổng quát

- Thực thi có hiệu quả chế độ quản lý nhà nước về hải quan góp phần đảm bảo thực hiện chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của nhà nước, quyền và ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

- Xây dựng Hải quan Việt Nam thành một tổ chức hiện đại, chính quy, chuyên nghiệp, chuyên sâu, được trang bị và làm chủ kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.

b. Mục tiêu quan trọng và chủ yếu

- Về thể chế: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, đồng bộ điều chỉnh về chính sách và thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với thực tiễn kinh tế- xã hội của Việt Nam. Áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại. Quy định đầy đủ các chế độ quản lý và thủ tục hải quan theo hướng đơn giản hoá và hài hoà hoá.

- Về thủ tục và chế độ quản lý hải quan: Đến năm 2020, về cơ bản các thủ tục và chế độ quản lý về hải quan được đơn giản hoá, hài hoà hoá, tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Thực hiện đầy đủ cơ chế một cửa quốc gia và tham gia cơ chế một cửa ASEAN; thời gian thông quan hàng hoá đạt mức các nước tiên tiến trong khu vực. Thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử.

- Về quản lý thuế: Nâng cao trình độ, năng lực ưủan lý thuế của Hải quan Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực; đảm bảo quản lý thuế công bằng, minh bạch, khả thi, hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế; nâng cao ý thức

tự giác tuân htủ pháp luật của người nộp thuế; đảm bảo quyền lợi, tận dụng tối đa lợi thế, hạn chế bất lợi trong hội nhập; tăng cường thanh tra, giám sát của cơ quan hải quan; đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Về kiểm soát hải quan: Áp dụng sâu rộng quản lý rủi ro đối với các hoạt động nghiệp vụ hải quan; hình thành hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan tập trung, hiện đại, chất lượng cao. Tổ chức thực hiện có chiều sâu công tác nghiệp vụ cơ bản và đấu tranh có trọng điểm đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới. Triển khai có hiệu quả các biện pháp cần thiết, thực hiện các cam kết quốc tế trong công tác phòng, chống khủng bố, rửa tiền, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…. Thực hiện các biện pháp hàng rào kỹ thuật bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước phát triển bền vững.

- Về kiểm tra sau thông quan: Đến năm 2020, hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sau, hiệu quả đảm bảo nguyên tắc kiểm tra hải quan từ tiền kiểm chuyển sang hậu kiểm; quy trình kiểm tra sau thông quan được chuẩn hoá trên cơ sở ứng dụng CNTT; phân loại được các doanh nghiệp XNK; kiểm soát được các doanh nghiệp, loại hình, mặt hàng XNK có độ rủi ro cao.

- Về xây dựng lực lượng: Xây dựng lực lượng hải quan Việt Nam trở thành lực lượng chính quy, chuyên nghiệp, chuyên sâu, làm chủ các trang thiết bị, kỹ thuận hiện đại, có khả năng ngoại ngữ, tin học, hoạt động minh bạch, liêm chính, có hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế.

- Về tổ chức bộ máy: Xây dựng tổ chức bộ máy hải quan Việt Nam hiện đại, phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của hải quan và định hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất.

- Về hạ tầng truyền thông và ứng dụng CNTT: Duy trì và từng bước phát triển, nâng cấp hạ tầng truyền thông cùng với các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin. Sẵn sàng thích hợp cơ chế một cửa quốc gia.

3.3. Định hướng công tác quản lý động gia công xuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá

3.3.1. Đồng bộ với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật chung

Đặc điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại chịu sự điều chỉnh của rất nhiều Luật khác nhau bao gồm Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Hải quan, Luật Hàng hải, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thuế xuất khẩu- thuế nhập khẩu, Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Quản lý thuế... mỗi lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đều phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chế định pháp luật khác nhau thuộc nhiều ngành Luật. Ngoài ra các lô hàng xuất nhập khẩu đều chịu sự điều chỉnh của Luật quốc tế và tập quán thương mại quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc phê chuẩn. Như vậy quá trình hoàn thiện pháp luật về gia công xuất khẩu phải đặt trong bối cảnh phải hoàn thiện tất cả các văn bản pháp luật có liên quan để tránh những điều chồng chéo mâu thuẫn gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện trên thực tế.

Muốn xóa bỏ tuyệt đối đi đến loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với hàng gia công xuất khẩu thì cần thiết phải hoàn thiện tất cả các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm các quy định về đăng ký kinh doanh, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, quy trình thủ tục hải quan... từ đó tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động gia công xuất khẩu ngày càng phát triển.

3.3.2. Bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu

Thực tế trong công tác quản lý hàng hoá gia công xấu khẩu, nhập khẩu thì đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan cũng là hàng hoá, vật tư, nguyên liệu xuất, nhập khẩu giống như các loại hàng hoá kinh doanh khác cho nên cũng phải tuân thủ mọi quy trình nghiệp vụ thủ tục hải quan đề ra. Nhưng do đặc thù của loại hình này nên chế dộ quản lý hải quan cũng đặt ra những yêu cầu khác về nội dung quản lý mà đòi hỏi cao nhất là phải vừa đồng thời quản lý chặt chẽ đối tượng hàng hoá xuất nhập khẩu gia công vừa tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu ngày một phát triển.

Vì thế cần thiết phải coi trọng việc xây dựng và kiện toàn mọt đội ngũ cán bộ nhân viên hải quan vừa giỏi kiến thức về kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ vừa tận tuỵ với công việc được giao đồng thời phải là những người có phẩm chất trong sáng. Vì thế Cục HQTH đã có định hướng trước mắt cần phải trú trọng, đó là:

- Thứ nhất, cần rà soát phân loại và tiêu chuẩn hoá lực lượng CBCC, chú trọng ngay từ khâu tuyển chọn đội ngũ cán bộ theo hướng lựa chọn những người có phẩm chất, đạo đức tốt, đã được đào tạo chính quy và cơ bản trong các trường Đại học; chú trọng tăng cường các khâu công tác nghiệp vụ bằng các cán bộ có chuyên môn và năng lực thích hợp.

- Thứ hai, coi trọng việc bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ ở các khâu công tác nhất là lĩnh vực quản lý hàng hoá gia công xuất khẩu. Đối với việcquản lý hoạt động gia công xuất khẩu rất cần bố trí những CBCC có kinh nghiệm, kiến thức sâu về thương phẩm học, ngoại thương, luật, có tính kiên trì, chịu khó và ý thức trách nhiệm cao với công việc đồng thời cũng là những người có phẩm chất, đạo đức tốt không dễ bị lôi kéo vào những việc làm tiêu cực, vi phạm pháp luật chế độ quản lý hải quan.

- Thứ ba, Thường xuyên tổ chức học tập, sinh hoạt và có chương trình hành động thiết thực nhằm rèn luyện, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và danh dự của ngành hải quan cho mỗi CBCC trong thực thi nhiệm vụ được giao như: Quy tắc ứng xử theo Quyết định số 33/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quyết định số 2489/QĐ-TCHQ ngày 24/12/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan; triển khai và có nhiều giải pháp thực hiện “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” theo quyết định số 225/QĐ-TCHQ ngày 09/02/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan.

3.3.3. Đảm bảo phương châm của ngành “Chuyên nghiệp- Minh bạch-Hiệu quả” Hiệu quả”

Tính minh bạch và thuận lợi hoá thương mại ở đây được thể hiện trong các quy định của pháp luật có liên quan. Đối với công tác quản lý hải quan nó thể hiện ở các quy trình thủ tục, việc công khai, minh bạch các quy trình thủ tục cho các doanh nghiệp được biết. Tạo các điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được tiếp cận với

thông tin được nhanh chóng. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn chế độ chính sách mới cho cộng đồng doanh nghiệp để hiểu rõ và tự giác chấp hành.

Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật chính là nhà nước đã tạo môi trường và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của chính bản thân doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển trên cơ sở tôn trọng pháp luật trong nước cũng như luật pháp quốc tế. Một doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật là một đảm bảo quan trọng về giá trị doanh nghiệp trong mắt các đối tác nước ngoài [21].

Trong hoạt động kinh doanh của mình các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất nhập khẩu, trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công tác quản lý Hải quan phải tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, áp dụng phương pháp quản lý hiện đại, rút ngắn thời gian thông quan cũng như giảm bớt các giấy tờ không cần thiết, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp, bên cạnh những quy định nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thì đồng thời cũng phải có chế tài xử phạt nghiêm minh, để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, làm mất lòng tin đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Chính vì vậy hoạt động quản lý nhà nước phải theo xu hướng tạo thuận lợi tối đa cho thương mại phát triển đang là vấn đề quan trọng hiện nay nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế hiện nay.

3.3.4. Đưa máy móc, thiết bị và khoa học kỹ thuật đáp ứng điều kiệnthực tế tại Cục hải quan Thanh Hoá thực tế tại Cục hải quan Thanh Hoá

Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng lớn, nền kinh tế ngày một phát triển, công tác quản lý của Hải quan các nước trên thế giới và khu vực ngày càng phát triển, do vậy mà quản lý hải quan ngày càng phải được hiện đại hoá, áp dụng công nghệ hiện đại đặc biệt là công nghệ thông tin vào các khâu nghiệp vụ theo hướng hiện đại để phù hợp xu thế phát triển của thế giới.

Hiện nay khi làm thủ tục xuất khẩu và thanh khoản hợp đồng gia công cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan đều rất vất vả do các quy định về thủ tục hành chính còn quá rườm rà. Rất nhiều doanh nghiệp phàn nàn về thủ tục hải quan phải nộp quá nhiều giấy tờ, để thanh khoản một hợp đồng gia công có trường hợp doanh nghiệp phải chuẩn bị bộ hồ sơ nặng hàng chục kg. Chỉ riêng công in ấn sao chụp tài liệu cũng khiến doanh nghiệp mất quá nhiều thời gian điều này làm cho chi phí quản lý tăng cao và gián tiếp cộng vào giá thành sản phẩm. Do vậy cần thiết phải nghiên cứu thay đổi mạnh mẽ về thủ tục hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu theo hướng hiện đại và đơn giản về thủ tục giấy tờ phải nộp.

Tuy nhiên công tác quản lý hải quan phải phù hợp với điều kiện thực tế ở Cục HQTH, bên cạnh việc quản lý theo hướng hiện đại hóa, chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế cần chú ý đến điều kiện thực tế ở Việt Nam nói chung và Cục HQTH nói riêng để đề ra cách quản lý sao cho phù hợp, các chính sách ban hành có tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn.

Phương pháp quản lý và cách thức triển khai thực hiện luôn phải gắn với điều kiện thực tế của Cục HQTH. Không thể áp dụng cứng nhắc mà cần có sự vận dụng hết sức năng động dựa vào trình độ phát triển chung của xã hội và của cộng đồng doanh nghiệp. Các chế độ chính sách đưa ra phải có tính khả thi cao và đi vào thực tiễn cuộc sống chứ không chỉ nằm trên bàn của các nhà làm chính sách.

Cần triển khai hải quan điện tử trong toàn Cục HQTH (các Chi cục đóng tại các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định) có hoạt động XNK nói chung và hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng để hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp và giảm chi phí đối với các lô hàng gia công xuất khẩu.

Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan được thực hiện bằng các thông điệp dữ liệu điện tử khác biệt với thủ tục hải quan truyền thống là thực hiện bằng hồ sơ giấy. Theo quy trình thủ tục hải quan điện tử thì người khai hải quan được truyền nhận dữ liệu điện tử đến hệ thống máy tính của cơ quan hải quan mà không phải đến cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai.

Cơ quan hải quan phân luồng và quyết định hình thức mức độ kiểm tra trên cơ sở phân tích thông tin của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động. Người khai hải quan tự khai, tự tính, tự nộp các loại thuế và các khoản thu khác và chịu trách nhiệm về việc tự khai, tự tính và tự nộp thuế của mình.

Thủ tục hải quan điện tử được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về tờ khai hải quan, chứng từ hải quan và các nguyên tắc trao đổi dữ liệu điện tử. Nếu các doanh nghiệp không chấp hành đúng các quy định về khai báo điện tử thì hệ thống xử lý dữ liệu của hải quan sẽ tự động từ chối tiếp nhận khai báo điện tử của doanh nghiệp.

Thủ tục hải quan điện tử là công cụ chủ yếu của phương thức quản lý hải quan hiện đại đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và giao lưu thương mại. Đối với Cục HQTH thực hiện thành công thủ tục hải quan điện tử là một tiền đề quan trọng để cải cách hành chính và chuyển đổi phương pháp quản lý từ thủ công sang phương pháp quản lý hải quan hiện đại.

3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động gia côngxuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá xuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá

Căn cứ váo kết quả phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá đã phân tích ở chương 2, xuất phát từ bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam và định hướng công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu, luận văn đề xuất nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục hải quan Thanh Hoá từ nay đến năm 2015.

3.4.1. Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độngquản lý của hải quan quản lý của hải quan

Trong những năm qua, Cục HQTH tiếp tục đầu tư trang thiết bị CNTT, tổ chức đào tạo cơ bản, chuyên sâu cho CBCC hải quan nói chung và CBCC làm công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng, mở rộng ứng dụng CNTT trong

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh thanh hóa (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w