5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Bối cảnh trong nước
Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển mãnh mẽ từ khi gia nhập WTO. Kinh tế liên tục tăng trưởng, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Cán cân thương mại, giao lưu quốc tế không ngừng gia tăng. Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động XNK tiếp tục đóng vai trò quan trọng tạo động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội, đóng góp tỷ trọng lớn trong GDP cũng như góp phần tạo việc làm cho xã hội.
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam dần trở thành mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, giao thương quốc tế; hình thành ngày càng nhiều các khu ưu đãi thuế quan, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Việt Nam cũng như các nước chậm và đang phát triển, do trình độ lao động thấp, công nghệ kém phát triển, đang phải đảm nhận những khâu lao động ở trình độ thấp trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhu cầu việc làm cho người lao động, tận dụng ưu thế cạnh tranh của nhân công giá rẻ nên nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao… đã hình thành, cạnh tranh với các thị trường tương tự trong khu vực và trên thế giới. Phát triển giao thương với các nước lân cận trong khu vực, trước nhu cầu thương mại song phương gia tăng đã hình thành nhiều khu vực ưu đãi về thuế quan như khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại tự do, kho bảo thuế…
Quá trình hội nhập khu vực, quốc tế đặt gia các yêu cầu cho công tác quản lý; từ việc xây dựng thể chế tạo hành lang pháp lý, đến hình thành cơ cấu tổ chức, bộ máy, nguồn nhân lực, đổi mới cơ chế diều hành… thực hiện các cam kết, ràng buộc theo lộ trình đề ra. Việc tham gia các cam kết quốc tế cùng các ràng buộc về quản lý, thực thi đối với Việt Nam đặt ra nhiều yêu cầu mới về quản lý cũng như đòi hỏi về tổ chức bộ máy, cơ chế pháp lý tạo hành lang cho các hoạt động cũng nhữ cơ chế điều hành của cơ quan quản lý của nhà nước. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều mối quan hệ trong thương mại quốc tế, giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội là xuất hiện nhiều mối quan hệ kinh tế mới, dẫn tới sự phức tạp và thách thức cho công tác quản lý.
Trong quá trình phát triển, nhiều cơ sở hạ tầng đang dần được sắp xếp, bố trí lại khắc phục tình trạng manh mún, tạo thuận lợi trong quản lý và hoạt động thương
mại. Nhiều công trình đang được đầu tư xây dựng mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và phục vụ hoạt động giao thương quốc tế như hệ thống sân bay, cảng biển, cửa khẩu, khu công nghiệp… nhiều hành lang kinh tế mới đã và đang hình thành đặt ra những yêu cầu bức bách trong giao thông vận tải như hành lang kinh tế Đông- Tây, hành lang kinh tế phía Nam, trục kinh tế Bắc- Nam, hai hành lang một vành đai với kinh tế Trung Quốc, tuyến vận tải hành khách trên biển.
Hàng hoá nhập khẩu có chất lượng thấp ngày một nhiều và đa dạng, gây khó khăn cho công tác quản lý. Nhiều sản phẩm trong quá trình sản xuất và sử dụng gây ảnh hưởng xấu đến mội trường; việc khai thác, buôn bán trái phép các nguồn tài nguyên thiên nhiến trong nước đang cạn kiệt dần, khó có khả năng phục hồi.
An ninh quốc gia được quan tâm hơn cùng với nguy cơ khủng bố ngày càng lớn mạnh, đe doạ đến sự ổn định về môi trường chính trị, kinh tế trong nước.