Một năm bắt đầu bằng mùa xuân. Mùa xuân là mùa tái tạo của muôn loài trong vũ trụ. Ngày xuân cũng là dịp để mọi người cầu mong vươn tới sự hưng thịnh trong cuộc sống cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước. Trong đó, các tập tục cùng đạo đức cổ truyền đậm giá trị nhân văn và thẩm mỹ dân tộc thông qua những lễ hội truyền thống đã được các thế hệ bao đời nay không ngừng gìn giữ và phát triển. Qua hàng ngàn lễ hội truyền thống, bóng dáng của lịch sử cũng như đời sống tinh thần văn hóa và cốt cách của người Việt Nam hiện lên thật rõ nét. Ở Việt Nam lễ hội là một hình thức sinh hoạt dân gian mang đậm nét văn hóa. Từ ngàn xưa cho đến nay, do đặc thù nền kinh tế là nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước nên tính thời vụ rất cao, trong năm có những khoảng thời gian con người hết sức bận rộn với công việc đồng áng. Vòng quay của thiên nhiên và mùa vụ tạo ra trong họ những nhu cầu tâm linh. Khoảng thời gian nghỉ ngơi này là dịp để người dân vừa cảm ơn thần linh đã phù hộ cho họ một mùa màng đã qua, vừa cầu xin thần linh phù hộ cho một mùa màng sắp tới. Dần dà, biến thiên thời gian đã lắng đọng nhiều phù sa văn hóa trong lễ hội. Một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam là lễ hội chùa Hương.
Trang 1LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG
1 GIỚI THIỆU CHUNG
Một năm bắt đầu bằng mùa xuân Mùa xuân là mùa tái tạo của muôn loài trong vũ trụ Ngày xuân cũng là dịp để mọi người cầu mong vươn tới sự hưng thịnh trong cuộc sống cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước Trong đó, các tập tục cùng đạo đức cổ truyền đậm giá trị nhân văn và thẩm mỹ dân tộc thông qua những lễ hội truyền thống đã được các thế hệ bao đời nay không ngừng gìn giữ và phát triển Qua hàng ngàn lễ hội truyền thống, bóng dáng của lịch sử cũng như đời sống tinh thần văn hóa và cốt cách của người Việt Nam hiện lên thật rõ nét
Ở Việt Nam lễ hội là một hình thức sinh hoạt dân gian mang đậm nét văn hóa Từ ngàn xưa cho đến nay, do đặc thù nền kinh tế là nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước nên tính thời vụ rất cao, trong năm có những khoảng thời gian con người hết sức bận rộn với công việc đồng áng Vòng quay của thiên nhiên và mùa vụ tạo ra trong họ những nhu cầu tâm linh Khoảng thời gian nghỉ ngơi này là dịp để người dân vừa cảm ơn thần linh đã phù hộ cho họ một mùa màng đã qua, vừa cầu xin thần linh phù hộ cho một mùa màng sắp tới Dần dà, biến thiên thời gian đã lắng đọng nhiều phù sa văn hóa trong lễ hội Một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam là lễ hội chùa Hương
2 NHỮNG NÉT CHÍNH CỦA LỄ HỘI
Lễ hội chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba: Theo truyền thuyết thì ở vùng “Linh sơn phúc địa này” vào thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quan Thế Âm đã vaò đây tu hành 9 năm, đắc đạo thành Phật đi cứu độ chúng sinh (ngày Phật đản là ngày 19 tháng hai hàng năm theo âm lịch) Đây cũng là giữa mùa xuân, mùa của trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi khí trời mát mẻ Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với cả quan quân dưới trướng Nhà Chúa đã vào động Hương Tích và đề lên vách đá cử động năm chữ “Nam thiên đệ nhất động” Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam thiên đệ nhất động” thì lại càng đắc địa với lòng người,
vì lẽ động Hương Tích thờ Phật bà Quan Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành Có thể nói, Chúa Trịnh Sâm là người đặt nền móng đầu tiên cho lễ hội chùa Hương,
và cũng từ đó hàng năm khi mùa xuân đến, dần dần du khách đến với lễ hội ngày một đông vui Nhưng phải mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành thái năm thứ 8 mới chính thức mở hội lớn
Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu Phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật Hội
Trang 2Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức (Hà Tây cũ) Xã gồm
6 thôn: Tiên Mai, Phú Yên, Hội Xá, Đục Khê, Yến Vĩ và Hạ Đoàn
Ngày mồng 6 tháng Giêng là khai hội Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng 2 âm lịch Lễ hội Chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn Mở đầu đội múa Lân sẽ múa một màn chào mừng du khách và các Phật tử từ khắp nơi
Phần Lễ của chùa Hương thực hiện rất đơn giản, có phần nghiêng về thiền Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng
ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền Còn hương khói thì không bao giờ dứt Nhưng ở chùa Ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với
đủ màu sắc của đạo giáo Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần
Như vậy, phần Lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi Trẩy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái Trong lễ hội có rước lễ và rước văn Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng
Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng mơ là những đoàn người trẩy hội Kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ Họ gặp nhau, quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a di đà Phật" nhẹ nhàng, đằm thắm và ấm áp Du khách đến Chùa Hương sẽ có dịp được chứng kiến và may mắn tham dự vào không khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội Cảm nhận tinh thần thiên nhiên của ngày hội lịch sử ấy để từ đó hồi âm về quá khứ của tổ tiên ở một làng quê ven chân núi
Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật Chính vì vậy, nói đến
Trang 3Chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa
Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội
“Bến Đục qua rồi suối Yến trong Long lanh núi gấm, nước mây lồng Mái chèo đưa khách lên tiên giới Lặng lẽ thuyền trôi giữa sắc, không ”
Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi Leo núi chơi hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng Vì vậy mà leo núi Hương Sơn dẫu có mệt nhưng có cảnh có người
và có không khí của ngày hội nên ai cũng cảm thấy thích thú với cuộ c chơi sông núi của mình Cuộc leo núi ấy tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn
3 ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN
3.1 Các giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội
Trước hết, lễ hội chùa Hương mang đến giá trị hướng về cội nguồn lớn lao Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, tin học hoá, toàn cầu hóa, con người bừng tỉnh về tình trạng tách rời giữa bản thân mình với tự nhiên, môi trường; với lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hoá độc đáo đang bị mai một Chính trong môi trường tự nhiên và xã hội như vậy, hơn bao giờ hết con người càng có nhu cầu hướng về, tìm lại cái nguồn cội tự nhiên của mình, hoà mình vào với môi trường thiên nhiên; trở về, tìm lại và khẳng định cái nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hoá của mình trong cái chung của văn hoá nhân loại Những lễ hội truyền thống, trong đó có lễ hội chùa Hương nói riêng là một biểu tượng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy Đó cũng chính là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng nhu cầu của con người ở mọi thời đại
Bên cạnh đó, trong lễ hội chùa Hương, con người dường như được tắm mình trong dòng nước mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, ngưỡng vọng những biểu tượng siêu việt cao cả - chân thiện mỹ, được sống những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách.Trẩy hội chùa Hương là hành
Trang 4động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền
3.2 Một số mặt trái của lễ hội
Từ xa xưa lễ hội đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Còn ngày nay, khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của mỗi người dân ngày càng được nâng lên thì nhu cầu về đời sống tâm linh của mỗi người vì thế cũng càng cao Tuy nhiên, cùng với xu hướng phục hồi và phát triển lễ hội hiện nay, thì không ít các hoạt động mang tính “thương mại hoá”, lợi dụng lễ hội để thu lợi bất chính, ép buộc, bắt chẹt người đi trẩy hội, đặc biệt là lợi dụng tín ngưỡng trong lễ hội để buôn thần bán thánh theo kiểu “đặt lễ thuê”, “khấn vái thuê”, bói toán, mê tín
dị đoan, cùng với việc đặt các hòm công đức tràn lan đã khiến cho lễ hội chùa Hương đi ngược lại tính linh thiêng, văn hoá vốn có của nó
Bên cạnh đó, do số người trẩy hội ngày càng tăng, lại dồn vào ba tháng hội, cũng đồng nghĩa với việc lượng rác thải càng lớn Mỗi ngày lượng rác ở lễ hội Chùa Hương thải ra lên tới vài tấn và phần lớn được xả bừa bãi ra môi trường Trên dòng suối Yến có thể thấy nhiều loại rác bị vứt xuống
vô tội vạ, dọc các đường vào động Hương Tích đâu đâu cũng thấy rác Trong khi đó, công tác thu gom gặp nhiều khó khăn, việc nhắc nhở và xử lý người vi phạm không nghiêm, nên rác thải vương vãi khắp nơi và được đổ thành đống, lưu cữu Bên cạnh đó, ở lễ hội vẫn tồn tại tình trạng bày bán tràn lan các loại thịt thú rừng mà du khách có thể mua con vật còn sống đang nhốt trong lồng hay mua hàng đã mổ và thui sẵn treo lủng lẳng trước cửa quán hoặc ăn ngay thịt thú rừng tại chỗ Các sản phẩm này dù được khai thác từ nguồn nào thì cũng đều vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nhà nước về bảo vệ động vật hoang dã
Để lễ hội thực sự ấn tượng cho du khách, chính quyền địa phương và Ban tổ chức lễ hội cần quan tâm hơn nữa đến các khâu, vấn đề phát sinh trong lễ hội Xử lý kịp thời, triệt để những vi phạm tại lễ hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi vãng cảnh, trẩy hội Đặc biệt chú trọng hình thức tuyên truyền tại lễ hội, tạo ý thức cho du khách giữ gìn cảnh quan môi trường tại chốn lễ hội linh thiêng, để mỗi mùa lễ hội là một mùa vui Trên mọi nẻo đường đất nước, những bước chân nối nhịp
để tận hưởng không khí trong lành của đất trời, hòa quyện trong dòng chảy của mùa lễ hội ấy mỗi người có thêm một ý thức giữ gìn một môi trường trong lành sẽ thực sự có ý nghĩa biết bao về những
ấn tượng và kỷ niệm của một lần vui chơi, trảy hội
4 KẾT LUẬN
Tại Hà Nội, không vì cuộc sống hối hả nơi đô thị mà người dân thành phố quên đi những nét truyền thống của cha ông Những lễ hội truyền thống nói chung và lễ hội chùa Hương nói riêng là
Trang 5hình thức để nhắc nhở mọi người ý thức về cội nguồn, về đồng loại, về cái đẹp đã hình thành nếp sống, nếp nghĩ, một truyền thống nhân văn của dân tộc
Tết cùng những đặc điểm của lễ hội đón mừng xuân mới là tài sản văn hóa dân tộc, là quốc hồn quốc túy, là nét đẹp của văn hóa Việt Nam mà cho đến nay, dù đã trải qua biết bao biến cố thăng trầm, biến cố lịch sử, vận nước có lúc chông chênh – dân tộc Việt Nam vẫn giữ vững được truyền thống để các thế hệ người Việt hôm nay kế thừa và gìn giữ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011
2 Hà Nội – những nẻo đường du lịch, Nguyễn Vinh Phúc, Nxb Trẻ, 2009
3 http://lehoi.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=282&articleid=803 – Lễ
hội chùa Hương – Bộ văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam
6%A1ng – Lễ hội chùa Hương – Wikipedia
5 http://www.vietnamplus.vn/xahoi/Doisong/200901165427509936 - Giữ một lễ hội chùa
Hương chân – thiện – mỹ - Vietnamplus