1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiểu luận môn Chính sách xã hội: Chính sách xã hội với phụ nữ

54 677 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 360,5 KB

Nội dung

Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ. Song song với những hoạt động góp phần sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần, phụ nữ còn tích cực tham gia đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại. Đó là vai trò của người phụ nữ nói chung trên toàn thế giới và ngay tại Việt Nam vai trò của người phụ nữ cũng rất quan trọng. Phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam tham gia tích cực vào việc giảm nghèo và phát triển gia đình, cộng đồng và đất nước. Tuy nhiên, họ vẫn là nạn nhân của phân biệt đối xử, bạo lực, bất bình đẳng giới và các rào cản xã hội khác trong việc tiếp cận dịch vụ công, cơ hội việc làm và kinh tế, thu nhập, kiểm soát chính cơ thể mình, đặc biệt là trong việc tham gia chính trị. Phần lớn thời gian, công việc của họ tại nhà và tại nơi làm việc không được trả công, không được thừa nhận cho thỏa đáng, và bị coi là những việc chỉ dành cho nữ.

Trang 1

Nhóm 7: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ

Mục lục

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG CHÍNH 5

Chương 1: Nhìn lại những chính sách quan trọng 5

1.1 Mục tiêu chung của những chính sách đối với phụ nữ 5

1.2 Những mục tiêu cụ thể của chính sách đối với phụ nữ 5

Chương 2: Những chính sách cụ thể đối với phụ nữ 8

2.1 Chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ: 8

2.1.2 Nội dung chính sách 9

2.1.3 Giải pháp thực hiện chính sách 11

2.1.4 Thực tế thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ 13

2.1.5: Nhận xét: 13

2 2 Chính sách đối với lao động nữ 14

2.2.1 Những văn bản quy định riêng đối với lao động nữ 14

2.2.2 Mục tiêu của chính sách 19

2.2.3 Nhận xét: 20

2.3 Chính sách thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo: 22

2.3.1 Một số văn bản quy định 22

2.3.2 Mục tiêu của chính sách 23

2.3.3 Nội dung của chính sách 24

2.3.4 Đánh giá chính sách thúc đẩy phụ nữ tham gia lãnh đạo 26

2.4 Chính sách bảo vệ phụ nữ chống bạo lực gia đình 31

2.4.1 Các văn bản quy định 31

Trang 2

2.4.2 Mục tiêu của chính sách 31

2.4.3 Nội dung của chính sách 32

2.4.4 Thực tế thực hiện chính sách 35

2.4.5 Hạn chế của chính sách bảo vệ phụ nữ chống bạo lực gia đình 36

2.4.6 Giải pháp để thực hiện chính sách bảo vệ phụ nữ chống bạo lực gia đình 39

2.4 Chính sách hỗ trợ việc làm cho phụ nữ 41

2.5.1 Mục tiêu 42

2.5.2 Đối tượng 43

2.5.3 Chính sách cụ thể 43

2.5.4 Giải pháp chủ yếu 44

2.5.6 Tổ chức thực hiện 48

2.5.7 Nhận xét: 50

KẾT LUẬN VÀ NỮNG GIẢI PHÁP CHUNG CHO NHỮNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI PHỤ NỮ 51

1 Kết luận 51

2 Giải pháp chung cho chính sách đối với phụ nữ 52

MỞ ĐẦU

Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người Phụ nữ luôn thể hiện vai trò không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội

Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội

Trang 3

Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoánhân loại Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự thamgia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ Song song với những hoạt độnggóp phần sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần, phụ nữ còn tích cực thamgia đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại Đó

là vai trò của người phụ nữ nói chung trên toàn thế giới và ngay tại Việt Nam vaitrò của người phụ nữ cũng rất quan trọng

Phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam tham gia tích cực vào việc giảm nghèo vàphát triển gia đình, cộng đồng và đất nước Tuy nhiên, họ vẫn là nạn nhân của phânbiệt đối xử, bạo lực, bất bình đẳng giới và các rào cản xã hội khác trong việc tiếpcận dịch vụ công, cơ hội việc làm và kinh tế, thu nhập, kiểm soát chính cơ thểmình, đặc biệt là trong việc tham gia chính trị Phần lớn thời gian, công việc của họtại nhà và tại nơi làm việc không được trả công, không được thừa nhận cho thỏađáng, và bị coi là những việc chỉ dành cho nữ

Trong buổi tiếp các trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lần thứ

11 (WLN) của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ravào tháng 9 – 2006 tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng định “Ðảng,Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai trò của phụ nữ trong pháttriển và hội nhập quốc tế” Chủ tịch nêu rõ: "Ở Việt Nam, vai trò của phụ nữ rấtquan trọng Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cựctrong nhiều hoạt động Trong thời kỳ hòa bình và xây dựng đất nước, phụ nữ giữcương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Vai trò củaphụ nữ hoàn toàn xứng đáng với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dândành tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” Như vậy người phụ nữ cómột vị trí rất quan trọng trong xã hội

Tuy nhiên năng lực của người phụ nữ vẫn không được đảm bảo và luôn bịxâm phạm về các quyền lợi

Ở Việt Nam vấn đề bất bình đẳng giới vẫn chưa được giải quyết triệt để màbiểu hiện cụ thể là phụ nữ vẫn chưa được hưởng các quyền bình đẳng như của namgiới

Ví dụ quy định về độ tuổi nghỉ hưu của nữ vẫn chưa được sửa đổi hoặc trongcác cơ quan nhà nước và trong các cơ quan chính trị phụ nữ vẫn còn chiếm tỷ lệ

Trang 4

thấp so với nam giới Trong khối Đảng nhiệm kỳ 2001-2005, trong các cơ quanthuộc cấp TW, nữ giới chỉ chiếm 8.6%, trong khi đó nam giới chiếm 91.4 % Trong các cơ quan thuooccj cấp tỉnh thành phố, phụ nữ chỉ chiếm 11.32%, namgiới chiếm 88.68% Trong cấp huyện, quận, tỷ lệ nữ là 12.89% còn lại là nam giới.

Tại Việt Nam, hiện có tới 27,31% đại biểu nữ trong Quốc hội (cao nhất ởchâu Á và là một trong những nước tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới

Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ 25,69%

Trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà báo ước tính gần 30%

Trong số các doanh nghiệp toàn quốc , số các doanh nghiệp có giám đốc là

nữ chiếm khoảng 25%, đặc biệt có những thành phố lớn như thành phố Hồ ChíMinh, tỷ lệ này lên đến 31% Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam là 73, caohơn tuổi thọ của nam khoảng 3 tuổi

Theo báo cáo của TW Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tại đại hội Đại biểutoàn quốc lần thứ 10 năm 2007, những khó khăn mà phụ nữ còn gặp phải là rình độhọc vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của phụ nữ còn thấp ,cơ hội việc làm, thu nhậpcòn hạn chế, phụ nữ nông thôn di cư tự phát ra thành phố ngày càng tăng Đời sốngcủa một bộ phận phụ nữ còn khó khăn, nhất là phụ nữ vùng sâu vùng xa, tỷ lệ phụ

nữ nghèo còn cao, tỷ lệ phụ nữ mù chữ vẫn còn cao hơn so với nam giới

PGS – TS LêThịQuý: “Công nghiệp vẫn được coi là lĩnh vực đặc quyền củanam giới nhưng ngày nay, tỷ lệ lao động nữ đã chiếm 36,69% trong công nghiệp,xâydựng Phụ nữ cũng là người “giữ tay hòm chìa khóa” kinh tế của 60% hộ giađình trên toàn quốc Hàng vạn phụ nữ đã phải xa gia đình, quê hương để di cư laođộng tới những vùng kinh tế phát triển trong nước hoặc ở nước ngoài Họ lao độngchăm chỉ, tiết kiệm sinh hoạt để hy vọng có thể mang lại những cải thiện về thunhập, nâng cao mức sống cho gia đình.”

Trong gia đình, bên cạnh các công việc ở cơ quan giống như nam giới, phụ

nữ vẫn phải đảm nhận các vai trò khác trong gia đình như chăm sóc con cái, nộitrợ, dọn dẹp nhà cửa

Hiện nay đã có một số chính sách được đưa ra nhằm đảm bảo sự bình đẳng

và quyền lợi của phụ nữ Ví dụ như chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho

Trang 5

phụ nữ, chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho phụ nữ, chính sách thú đẩyphụ nữ tham gia lãnh đạo,quản lý, chính sách bảo vệ phụ nữ….Mặc dù đã cónhững kết quả khả quan Tuy nhiên những chính sách này còn bộc lộ nhiều hạn chế

và tồn tại nhiều bất cập

NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1: Nhìn lại những chính sách quan trọng.

Có rất nhiều chính sách xã hội của Đảng và nhà nước đã được ban hànhnhưng nhóm chúng tôi chỉ tập trung phân tích một số chính sách quan trọng sau:Chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, chính sách thúc đẩy phụ nữtham gia lãnh đạo, chính sách bảo vệ phụ nữ chống bạo lực gia đình ,chính sách hỗtrợ việc làm cho phụ nữ, chính sách đối với lao động nữ

1.1 Mục tiêu chung của những chính sách đối với phụ nữ

Chiến lược có mục tiêu tổng quát là : "Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảmbình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên cáclĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanhvàbền vững của đất nước."

1.2 Những mục tiêu cụ thể của chính sách đối với phụ nữ

Chiến lược có 7 mục tiêu cụ thể, mỗi mục tiêu lại có những chỉ tiêu đo đếmđược Các mục tiêu và các chỉ tiêu được nêu trong chiến lược là

Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnhđạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị

Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng nhiệm kỳ

2016-2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cáccấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35%

Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên95%Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp cólãnh đạo chủ chốt là nữ

Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơquan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu

Trang 6

ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người laođộng.

* Mục tiêu 2: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việclàm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộcthiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động

Chỉ tiêu 1: Hằng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm

ít nhất 40% cho mỗi giới (nam và nữ)

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm 2015 và từ 35%trở lên vào năm 2020

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề vàchuyên môn kỹ thuật đạt 25% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020

Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhucầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn

tín dụng chính thức đạt 80% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.

* Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảmsựtham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùngsâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 90% vào năm 2015

và 95% vào năm 2020

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020 Tỷ

lệ nữ tiến sỹ đạt 20% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020

* Mục tiêu 4: Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch

Trang 7

Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và

dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con lên 40% vào năm 2015 và lên 50% vàonăm 2020 so với năm 2010

Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ lệ phá thai xuống 27/100 trẻ đẻ sống vào năm 2015 vàxuống dưới 25/100 vào năm 2020

* Mục tiêu 5: Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin Chỉ tiêu 1: Đến năm 2015 giảm 60% và đến năm 2020 giảm 80% sản phẩmvăn hoá, thông tin mang định kiến giới Tăng thời lượng phát sóng các chươngtrình, chuyên mục và số lượng các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục về bình đẳnggiới

Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 có 90% và đến năm 2020 có 100% đài phát thanh

và đài truyền hình ở trung ương và địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng caonhận thức về bình đẳng giới

* Mục tiêu 6: Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bướcxóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới

Chỉ tiêu 1: Rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đìnhcủa nữ so với nam xuống 2 lần vào năm 2015 và xuống 1,5 lần vào năm 2020

Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 đạt 40% và đến năm 2020 đạt 50% số nạn nhân củabạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ vàchăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình Đến năm 2015 đạt 70% vàđến năm 2020 đạt 85% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấntại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình

Chỉ tiêu 3: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% số nạn nhân bịbuôn bán trở về thông qua trao trả, được giải cứu, số nạn nhân bị buôn bán tự trở

về được phát hiện được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng

* Mục tiêu 7: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới

Chỉ tiêu 1: Đến năm 2015 có 80% và đến năm 2020 có 100% dự thảo vănbản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới

Trang 8

hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được lồng ghép vấn đềbình đẳng giới.

Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% thành viên cácBan soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xácđịnh có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới,phân biệt đối xử về giới được tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồngghép giới

Chỉ tiêu 3: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới; hình thành đội ngũcộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ củaphụ nữ

Chỉ tiêu 4: Đến vào năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% cán bộ,công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ở cáccấp, các ngành được tập huấn nghiệp vụ ít nhất một lần

Chương 2: Những chính sách cụ thể đối với phụ nữ

2.1 Chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ:

Quyết định số 136/2000/QĐ-TTg của Chính phủ : Về việc phê duyệt "Chiếnlược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010"

2.1.1 Các mục tiêu về chăm sóc sức khoẻ sinh sản:

2.1.1.1 Mục tiêu chung:

Bảo đảm đến năm 2010 tình trạng sức khoẻ sinh sản được cải thiện rõrệt và giảm được sự chênh lệch giữa các vùng và các đối tượng bằng cách đáp ứngtốt hơn những nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS) phù hợpvới điều kiện của các cộng đồng ở từng địa phương, đặc biệt chú ý đến các vùng vàđối tượng có khó khăn

Trang 9

2.1.1.2 Mục tiêu cụ thể:

Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, cũng như sự ủng hộ và cam kếtthực hiện các mục tiêu và các nội dung của CSSKSS trong mọi tầng lớp nhân dân,trước hết trong cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu trong các tổ chức, đoànthể

Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh Bảo đảm quyền sinh con và lựa chọncác biện pháp tránh thai có chất lượng của phụ nữ và các cặp vợ chồng Giảm cóthai ngoài ý muốn và các tai biến do nạo hút thai

Nâng cao tình trạng sức khoẻ của phụ nữ và các bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnhtật, tử vong mẹ, tử vong chu sinh và tử vong trẻ em một cách đồng đều hơn giữacác vùng và các đối tượng, đặc biệt chú ý các vùng khó khăn và các đối tượngchính sách

Dự phòng có hiệu quả để làm giảm số mắc mới và điều trị tốt các bệnhnhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS

và tình trạng vô sinh

CSSKSS tốt hơn cho người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi, phát hiện

và điều trị sớm các trường hợp ung thư vú và các ung thư khác của đường sinh sảnnam và nữ

Cải thiện tình hình sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục của vị thànhniên, thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ CSSKSS phù hợpvới lứa tuổi

Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và tình dục đểthực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng quan hệ tình dục antoàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao sức khoẻ sinhsản và chất lượng cuộc sống

Trang 10

Sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ, các tài liệu đào tạo, các văn bảnquy định và hướng dẫn việc cung cấp các dịch vụ; thực hiện chiến lược phát triểnnhân lực, kiện toàn hệ thống quản lý, giám sát về chuyên môn nghiệp vụ cũng như

về quản lý tài chính và nguồn lực

Từng bước lồng ghép một số thành tố mới của SKSS vào gói dịch vụhiện hành

Xây dựng cơ chế phối hợp với các đối tác tham gia lĩnh vực SKSS trongviệc thực hiện những hoạt động CSSKSS ở các cấp

Xây dựng hệ thống thông tin dựa trên các chỉ số về giới và SKSS đã đượcchọn lựa để thực hiện các hoạt động giám sát và đánh giá

Lựa chọn các nghiên cứu thực địa về một số ưu tiên trong CSSKSS, xâydựng thành công các mô hình để nhân rộng trong cả nước

Đẩy mạnh các hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu CSSKSS của vịthành niên và động viên sự tham gia của nam giới trong lĩnh vực SKSS

Tăng cường thông tin và cung cấp dịch vụ cho vùng sâu, vùng xa và vùngđồng bào dân tộc

Giai đoạn 2 (2006 - 2010):

Tiếp tục các hoạt động đã bắt đầu trong giai đoạn 1

Tập trung xây dựng các chỉ số tác động toàn diện hơn cùng với các chỉ sốgiám sát nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc

Phát triển việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ CSSKSS theo quan niệmrộng ở mọi cấp

Thể chế hoá việc lập kế hoạch, kiểm tra và đánh giá của các nhà quản lýtrên cơ sở sử dụng tốt các số liệu có độ tin cậy cao hơn

Tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá

và thông tin - giáo dục - truyền thông có chất lượng để không ngừng cập nhật kỹnăng và trình độ cho cán bộ

Trong quá trình thực hiện Chiến lược, cần luôn luôn chú trọng đến việcphát triển năng lực đi đôi với việc xác định phương hướng đầu tư các nguồn lựcmột cách có hiệu quả nhất để bảo đảm sự phát triển bền vững của Chiến lược

Điều 2 Bộ Y tế là cơ quan chủ quản thực hiện Chiến lược, phối hợp với các

Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn kiểm tra, giám sát

và tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược hàng năm để báo cáo Thủ tướng Chính

Trang 11

phủ; tổ chức sơ kết thực hiện Chiến lược vào giữa năm 2005 và tổng kết việc thựchiện Chiến lược vào năm 2010.

Điều 3 Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký Điều 4 Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan

thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này

2.1.3 Giải pháp thực hiện chính sách

Tăng cường thông tin - giáo dục - truyền thông:

Sử dụng đa dạng và có hiệu quả các kênh truyền thông và các hình thứcthông tin, giáo dục truyền thông khác, tiếp cận đến mọi đối tượng để nâng caonhận thức, tri thức, hiểu biết và cam kết thực hiện các mục tiêu và nội dung củaCSSKSS

Kiện toàn hệ thống tổ chức và phát triển nhân lực để cung cấp dịch

vụ CSSKSS:

Củng cố, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ phối hợp công táctrong các cơ sở y tế, các cơ sở bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá giađình kể cả khu vực nhà nước và tư nhân; lồng ghép với các chương trình khác nhưDân số - kế hoạch hoá gia đình, Dinh dưỡng, Phòng chống HIV/AIDS; kiện toàn

hệ thống tổ chức và đào tạo bồi dưỡng cán bộ về CSSKSS, bảo đảm cung cấp đầy

đủ các trang thiết bị, kể cả các thiết bị thông tin liên lạc, vận chuyển cấp cứu,phương tiện giáo dục truyền thông, thuốc để thực hiện một cách tốt nhất các kỹthuật chẩn đoán, dự phòng, cấp cứu, điều trị

Hoàn thiện các chính sách và pháp luật hỗ trợ cho Chiến lược:

Nghiên cứu các chính sách và trình các cấp có thẩm quyền ban hành cácvăn bản quy phạm pháp luật về xây dựng gia đình quy mô nhỏ, bình đẳng giới,khuyến khích áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, khuyến khích cán bộ y tếhọc tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, thu hút cán bộ y tế phục vụ ở cơ sở, ở nhữngvùng khó khăn, xa xôi, hẻo lánh

Nghiên cứu và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thụ thai trongống nghiệm, mang thai hộ, chuyển giới tính

Xã hội hoá, hợp tác liên ngành và hợp tác quốc tế:

Trang 12

Đẩy mạnh sự hợp tác giữa các Bộ, ngành, tổ chức xã hội, huy động sựtham gia của nhân dân, của toàn xã hội, kể cả sự tham gia của khu vực y tế tư nhânvào việc thực hiện các hoạt động CSSKSS, đa dạng hoá các hình thức cung cấpdịch vụ tư vấn về SKSS cho các đối tượng; mở rộng và nâng cao hiệu quả của việchợp tác quốc tế song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổchức phi Chính phủ trong lĩnh vực CSSKSS.

Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên môn y tế về CSSKSS, đặc biệt là cán bộ

y tế tuyến cơ sở Chú trọng đào tạo thực hành, rèn luyện tay nghề vững chắc, bồidưỡng kỹ năng truyền đạt, giao tiếp với các loại đối tượng và với cộng đồng Tậptrung nghiên cứu vấn đề vô sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, các bệnh của hệ thốngsinh dục đặc biệt là ung thư ở các cơ quan sinh sản, sức khoẻ tình dục và hành vitình dục, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, sức khoẻ sinh sản nam giới và kiến thức,thái độ và thực hành liên quan đến SKSS và một số vấn đề khác có liên quan đểnâng cao chất lượng CSSKSS

Nguồn kinh phí phục vụ cho CSSKSS:

Nguồn kinh phí phục vụ cho CSSKSS bao gồm ngân sách nhà nước, bảohiểm y tế, viện phí và dịch vụ phí, các nguồn hợp tác song phương và đa phươngcủa các tổ chức phi chính phủ và sự đóng góp của cộng đồng; trong đó nguồn ngânsách nhà nước là chủ yếu và được bố trí thành một khoản riêng trong mục lục ngânsách của các cấp để sử dụng chủ yếu cho việc tăng cường nhân lực, đào tạo bổ túccán bộ, thông tin giáo dục truyền thông, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - kỹthuật, bổ sung một phần cơ sở vật chất - kỹ thuật, tăng cường công tác quản lý,điều phối và hỗ trợ các ban, ngành trong các hoạt động về SKSS Nguồn ngân sáchnhà nước bố trí theo kế hoạch Bộ Tài chính cân đối các khoản này, bố trí mộtkhoản riêng và ghi trong kế hoạch nhà nước hàng năm

Về lãnh đạo và quản lý:

Tăng cường công tác quản lý và điều phối các hoạt động CSSKSS, trong

đó có việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý y tế, thông tin vềCSSKSS

Trang 13

2.1.4 Thực tế thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ.

Phần lớn các địa phương trong cả nước đều tổ chức thực hiện các hoạt độngnhằm chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ Có thể kể đến các hoạt đông như:

Tổ chức khám thai định kỳ hàng tháng cho phụ nữ có thai

Tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về chăm sóc sức khỏesinh sản, kế hoạch hóa gia đình

Phát bao cao su, thuốc tránh thai miễn phí

Khám phụ khoa định kỳ cho phụ nữ

2.1.5: Nhận xét:

Việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ đã đạtđược những kết quả khả quan

Nâng cao trình độ nhận thức, cung cấp nhiều kiến thức về sức khỏe sinh sản

và chăm sóc thai nhi cho phụ nữ

Phòng tránh được tình trạng nạo phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi….Thông qua hoạt động khám, chữa định kỳ, nhiều chị em phụ nữ đã phát hiệnsớm và điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản

Thông qua hoạt động tuyên truyền, góp phần thay đổi nhận thức và hành củanam giới trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ

Tuy nhiên, trong việc thực hiện chính sách này vẫn còn nhiều hạn chế Điểnhình như:

Phụ nữ ở nhiều vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn còn chưa được tiếpcận và hưởng những quyền lợi mà chính sách này đem lại

Tình trạng nạo phá thai và lựa chọn giới tính thai nhi có xu hướng ngày càngtăng Nhất là đối với lứa tuổi vj thành niên Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đếnsức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ

Tình trạng sinh con thứ 3 ở nhiều địa phương vẫn còn nhiều

Nhiều nơi còn chưa tổ chức được các buổi tuyên truyền, tập huấn, phổ biếnkiến thức chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữnói riêng

Trang 14

Nhận thức của nhiều phụ nữ về vấn đề sức khỏe sinh sản ở nhiều nơi vẫncòn thấp Nhiều phụ nữ còn có thái độ ngại ngùng, tâm lý e ngại.

Đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên về chăm sóc sức khỏe sinh sản cònthiếu và yếu về năng lực, trình độ

Cơ sở vật chất, kỹ thuât và đội ngũ cán bộ của các cơ sở y tế ở nhiều địaphương vẫn còn nhiều hạn chế

2 2 Chính sách đối với lao động nữ

2.2.1 Những văn bản quy định riêng đối với lao động nữ

Điều 109

1 Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của người phụ nữ bình đẳng về mọimặt với nam giới, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điềukiện để người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làmviệc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, giaoviệc làm tại nhà

2 Nhà nước có chính sách và biện pháp từng bước mở mang việc làm, cảithiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăngcường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữphát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động vàcuộc sống gia đình

Điều 110

1 Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm mở rộng nhiều loại hình đào tạothuận lợi cho lao động nữ để ngoài nghề đang làm người lao động nữ còn có thêmnghề dự phòng và để việc sử dụng lao động nữ được dễ dàng, phù hợp với đặcđiểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ

2 Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thuế đối với những doanhnghiệp sử dụng nhiều lao động nữ

Điều 111

1 Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ

nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ

Trang 15

Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ vềtuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.

2 Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người

đó đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanhnghiệp đang cần

3 Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứthợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản,nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động

Điều 112

1 Người lao động nữ có thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng laođộng mà không phải bồi thường theo quy định tại Điều 41 của Bộ Luật này, nếu cógiấy của thầy thuốc chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.Trong trường hợp này, thời hạn mà người lao động nữ phải báo trước cho người sửdụng lao động tùy thuộc vào thời hạn do thầy thuốc chỉ định

Điều 113

1 Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ làmnhững công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnhhưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con, theo danh mục do Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành

2 Doanh nghiệp nào đang sử dụng lao động nữ làm các công việc nói trênphải có kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần người lao động nữ sang công việc khácphù hợp, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện lao độnghoặc giảm bớt thời giờ làm việc

3 Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ bất kỳ độtuổi nào làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước

Điều 114

1 Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốnđến sáu tháng do Chính phủ quy định, tùy theo điều kiện lao động, tính chất côngviệc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con

Trang 16

thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày Quyền lợi của ngườilao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản được quy định tại Điều 141 và Điều 144của Bộ luật này.

2 Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu,người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏathuận với người sử dụng lao động Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khihết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và cógiấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sứckhỏe và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước Trong trường hợp này,người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương củanhững ngày làm việc

Điều 115

1 Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từtháng thứ bảy hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và

đi công tác xa

2 Người lao động nữ làm công việc nặng nhọc, khi có thai đến tháng thứbảy được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt một giờ làm việc hàngngày mà vẫn hưởng đủ lương

3 Người phụ nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút;trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thờigian làm việc, mà vẫn hưởng đủ lương

Điều 117

Trang 17

1 Trong thời gian nghỉ việc để đi khám thai, để thực hiện biện pháp kếhoạch hóa gia đình hoặc do sảy thai; nghỉ để chăm sóc con dưới bảy tuổi ốm đau,nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi, người lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xãhội hoặc được người sử dụng lao động trả một khoản tiền bằng mức trợ cấp bảohiểm xã hội Thời gian nghỉ việc và chế độ trợ cấp nói tại khoản này do Chính phủquy định Trường hợp người khác thay người mẹ chăm sóc con ốm đau, thì người

mẹ vẫn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội

2 Hết thời gian nghỉ thai sản theo chế độ và cả trong trường hợp được phépnghỉ thêm không hưởng lương, khi trở lại làm việc, người lao động nữ vẫn đượcbảo đảm chỗ làm việc

Điều 118

1 Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ phải phân công người trong

bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp làm nhiệm vụ theo dõi vấn đề lao độngnữ; khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền lợi và lợi ích của phụ nữ vàtrẻ em, phải tham khảo ý kiến của đại diện những người lao động nữ

2 Trong số Thanh tra viên lao động phải có tỷ lệ thích đáng nữ Thanh traviên

Chế độ thai sản:

1 Điều kiện hưởng:

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trườnghợp sau:

Lao động nữ mang thai;

Lao động nữ sinh con;

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi;

Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản

Đối với lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4tháng tuổi phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thờigian 12 tháng trước

Trang 18

khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

2 Quyền lợi được hưởng:

2.1 Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản: Người lao động được nghỉviệc hưởng trợ cấp thai sản do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho thời gian nghỉ (kể

cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần) như sau:

Sinh con được nghỉ 4 tháng nếu làm việc ở điều kiện bình thường; 5 thángnếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả lao động làmnghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc theo chế độ

3 ca, làm việc từ đủ 6 tháng trở lên ở nơi có phụ cấp khu vực 0,7 trở lên trong thờigian 12 hai tháng trước khi sinh con; 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật.Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ nêu trên thì tính từ con thứ haitrở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày;

Sau khi sinh, nếu con dưới 60 ngày tuổi chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày

kể từ ngày sinh con; nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên chết thì mẹ được nghỉ 30 ngày

kể từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượtquá thời gian được nghỉ khi sinh con theo quy định;

với trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết:

Nếu cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chỉ có cha tham giabảo hiểm xã hội, thì cha nghỉ việc chăm sóc con được hưởng chế độ thai sản chođến khi con đủ 4 tháng tuổi;

Nếu chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội, thì cha hoặc người trực tiếp nuôidưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi;

Nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi được nghỉ hưởng chế độ thai sản chođến khi con đủ 4 tháng tuổi;

Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉhưởng chế độ thai sản 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng; 20 ngày nếu thai từ 1 thángđến dưới 3 tháng; 40 ngày nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng; 50 ngày nếu thai

từ 6 tháng trở lên;

Trang 19

Khi đặt vòng tránh thai được nghỉ 7 ngày và khi thực hiện biện pháp triệtsản được nghỉ 15 ngày;

Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lýhoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai; thời giannghỉ khám thai không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần

Mức hưởng: Bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm căn

cứ đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

Quyền lợi khác:

Trợ cấp một lần: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi connuôi dưới 4 tháng tuổi, thì được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chungcho mỗi con; trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinhcon thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con

Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: Lao động nữ sau thời gian nghỉ hưởngchế độ do sinh con, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà sức khỏe còn yếu thìđược nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày một năm tùy thuộc vàotình trạng sức khỏe; mức hưởng cho một ngày bằng 25% mức lương tối thiểuchung nếu nghỉ tại gia đình và bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại

cơ sở tập trung

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảohiểm xã hội, thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phảiđóng bảo hiểm xã hội

2.2.2 Mục tiêu của chính sách.

Tạo cơ hội việc làm, thu nhập, tiền lương và các tiêu chuẩn lao động, quan

hệ lao động có lợi cho phụ nữ nhằm phát huy vai trò sáng tạo của lao động nữ, bảo

vệ sức khỏe cho cả mẹ và con để duy trì phát triển nguồn nhân lực trong tương lai,

Bộ luật Lao động năm 2012 đã quy định cụ thể thêm nghĩa vụ của người sử dụnglao động đối với lao động nữ trong việc bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới khôngchỉ trong tuyển dụng, sử dụng mà còn cả trong đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác

Trang 20

Việc tăng thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con lên

06 tháng, lao động nữ có thể nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng là sự cần thiếtnhằm bảo đảm sức khỏe của lao động nữ và trẻ sơ sinh Hiện tại, Việt Nam đangnằm trong số những quốc gia có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng caonhất nhì thế giới, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi (hiện tại toàn quốc còntrên 31,8%) Một trong số các nguyên nhân là do trẻ em không được bú sữa mẹhoàn toàn trong 6 tháng đầu Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2010, chỉ có hơn18% trẻ em Việt Nam được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời Do vậy,

Bộ luật Lao động quy định về thời gian nghỉ thai sản 6 tháng nhằm đáp ứngkhuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Nhi đồng của Liên HiệpQuốc (UNICEF) về việc “nuôi con từ 0- 6 tháng tuổi hoàn toàn bằng sữa mẹ”.Ngoài ra, Bộ luật Lao động còn quy định quyền đi làm việc sớm sau khi đã nghỉthai sản ít nhất là 04 tháng Có thể nói đây là những chính sách mới đã được cânnhắc một cách kỹ lưỡng trên nhiều khía cạnh khác nhau, không chỉ nhằm bảo đảmmục tiêu bình đẳng thực chất mà còn nhằm thúc đẩy, phát huy vai trò của phụ nữtrong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác nữ công, nhiều nơi còn khoán trắng cho Ban nữcông đại diện Đội ngũ cán bộ nữ làm công tác nữ công mặc dù có sự phát triển,song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của tình hình mới

Ở nhiều các doanh nghệp và các công ty vẫn chưa thực hiện tốt theo quyđịnh của chính sách Ví dụ như thời gian nghỉ ngơi quá ít, chê độ dinh dưỡngkhông đảm bảo cho sức khỏe

Trang 21

Chính sách bảo hiểm đối với lao động nữ: chưa có sự quan tâm của cấp trên,Chính sách nghỉ ngày lễ đối với công nhân lao động không đúng với quy định củanhà nước.

Chế độ nghỉ hưu đối với lao động nữ: Chưa được sửa đổi

Có sự bất bình đẳng trong chế độ tiền lương: lương của phụ nữ chỉ bằngkhoảng 50-80% so với nam giới

Chính sách bảo hộ lao động nữ, lao động phụ sản có nhiều tiến bộ tuy nhiên

an toàn vệ sinh lao động ( Vệ sinh lao động nữ ) chưa thuwcjj hiện tốt ở các cơ sởkinh tế ( cơ sở nhỏ ngoài quốc doanh), yếu tố gây ô nhiễm môi trường sản xuất đãvượt quá tiêu chuẩn cho phép

Lao động nặng độc hại nữ chiếm 76%, có 8.66% cơ sở sản xuất có lao động

nữ làm các nghề cấm sử dụng lao động nữ( Hóa chất, vật liệu xây dựng )

Lao động nữ vẫn còn nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản,

về cơ hội được đào tạo, đào tạo lại, cơ hội thăng tiến; vẫn còn định kiến giới, phânbiệt đối xử với lao động nữ trong tuyển dụng, khi bố trí sắp xếp nhân sự; trong lĩnhvực lao động, việc làm, lao động nữ hiện vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so vớinam giới, thường có xu hướng bị thất nghiệp cao hơn, đặc biệt trong bối cảnhkhủng hoảng kinh tế, tỷ lệ lao động nữ bị thất nghiệp đã tăng từ 6% năm 2007 lên7% năm 2009 Nhiều doanh nghiệp việc làm của lao động nữ không ổn định, điềukiện lao động, thu nhập tiền lương không đảm bảo, nhất là chị em làm việc ởngành nghề nặng nhọc, độc hại, vùng sâu, vùng xa (Tại hội thảo về bình đẳng giới năm 2010 cho biết lương bình quân của lao động nữ chỉ bằng 85% nam giới, cùngmột công việc như nhau, thu nhập trung bình của nữ giới bao giờ cũng ít hơn namgiới Một nửa tiềm năng của lao động nữ vẫn chưa được khai thác, hiện vẫn cònnhiều phụ nữ chưa được tham gia vào lĩnh vực kinh tế Đây là một lãng phí rất lớn) Các chế độ chính sách, mục tiêu quốc gia của Nhà nước đã ban hành vì sự tiến bộcủa phụ nữ có lúc, có nơi chưa triển khai đồng bộ; một số cấp uỷ đảng, chínhquyền, đoàn thể chưa thực sự quan tâm đến cán bộ nữ

Công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ chưa thực sự được quan tâm đúng mức,việc đề bạt cán bộ nữ ở các cấp còn nhiều bất cập, tỷ lệ nữ tham gia vào cấp uỷ,

Trang 22

chính quyền, cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành còn thấp so với tỷ lệlao động nữ và so với nam giới ở các cương vị lãnh đạo

Trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, trình độ quản lý, trình

độ chính trị của phụ nữ nhìn chung còn thấp so với nam giới, vẫn còn bộ phậnchị em thiếu ý thức vươn lên, còn biểu hiện tư tưởng hẹp hòi, định kiến, níu kéonhau Tư tưởng trọng nam hơn nữ còn khá phổ biến, tình trạng bạo lực gia đìnhngày một gia tăng, gánh nặng gia đình cũng làm cản trở sự tiến bộ của phụ nữ

2.3 Chính sách thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo:

cơ sở phù hợp với nhu cầu sử dụng của cơ quan, đơn vị

Trong công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng cán bộ cần quy định tỷ lệ nữhợp lý và có những giải pháp thật cụ thể, khả thi

Các cấp Ủy Đảng cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các cấp Hội hoạtđộng có hiệu quả; Cần quy định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của Ban Vì sự tiến

bộ của Phụ nữ, Đảng đoàn, Ban Thường vụ, tổ chức Nữ công các cấp được thamgia ở khâu nào trong quy trình công tác cán bộ để phát huy vai trò thực chất củacác tổ chức này

Có chế độ chính sách phù hợp cho cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ ở cơ sở, đểthu hút được nguồn cán bộ đã qua đào tạo về công tác tại địa phương, bảo vệ hợppháp quyền và lợi ích chính đáng của chị em phụ nữ

Khi chuẩn bị nhân sự tham gia Quốc hội, tham gia cấp ủy và Hội đồng nhândân các cấp không nên để phụ nữ đảm nhiệm nhiều cơ cấu (tuổi trẻ, dân tộc, quầnchúng…) để đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ Nữ và đảm bảo tính lâu dài và đạidiện

Trang 23

Chính sách, pháp luật về công tác cán bộ nữ ngày càng được hoàn thiện (quyđịnh kéo dài tuổi hưu, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng chỉ tiêu bổ nhiệmlãnh đạo nữ cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, QĐ 215 về tỷ

lệ nữ trong HĐND…)

Luật bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý: "Nam, nữ bình đẳng về tiêuchuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnhđạo" (điều 11, khoản 4)

2.3.2 Mục tiêu của chính sách

2.3.2.1 Mục tiêu chung

Đảng ta quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ nữ Đảng xác định, công táccán bộ nữ là một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng Quan điểmnày được thể hiện nhất quán trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, được đưa vàocác văn bản luật và dưới luật như Chỉ thị 37-CT/TW về “Một số vấn đề công táccán bộ nữ trong tình hình mới” Các kỳ ĐH Đảng (IX, X, XI), Bộ Chính trị đềuban hành Chỉ thị về công tác chuẩn bị nhân sự, trong đó khẳng định “bảo đảm tỷ lệcấp ủy viên là nữ không dưới 15%”, Chỉ thị 37 năm 2009 còn xác định “cần có cán

bộ nữ trong ban thường vụ cấp ủy” Năm 2007, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết

số 11-NQ/TW về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách liên quan đến công tác cán

bộ nữ đảm bảo mục tiêu bình đẳng giới, tăng cường công tác quy hoạch dài hạncán bộ quản lý, lãnh đạo nữ, tạo tiền đề cho giai đoạn 2016-2020; thí điểm một số

mô hình thúc đẩy, tăng quyền năng cho phụ nữ ở cấp cơ sở; nâng cao năng lực vàtăng cường sự phối hợp của các cơ quant ham mưu, hoạch định về công tác cán bộ

nữ (trong đó có cơ quan thường trực ban vì sự tiến bộ của phụ nữ) Đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ nữ cán bộ quản lý, lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nữ trong diệnquy hoạch, tạo nguồn cho giai đoạn 2016-2020

2.2.2.2 Mục tiêu cụ thể

Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằmtừng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị trong xu thế pháttriển của thời đại ngày nay

Trang 24

Cần trao dồi kiến thức tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia học tập và nângcao trình độ hiểu biết, có vị thế trong xã hội nhằm góp phần tham gia vào công tácquản lý lãnh đạo ở địa phương.

Nhà nước cần có chính sách thu hút cán bộ là nữ tham gia vào các cơ quanhành chính, các tổ chức lãnh đạo của nhà nước

Đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong các hoạt động chính trị- xã hội, xóa bỏtình trạng bất bình đẳng giới trong quản lý lãnh đạo

Tăng cường sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong việc ưu tiên cán bộ nữkhi tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội, các vị trí lãnh đạo trong các cơquan đoàn thể của nhà nước

Cần phải có sự quan tâm của các cơ quan chính quyền tại địa phương để phụ

nữ vừa tham gia hoạt động xã hội và vẫn đảm đương tốt vai trò của người phụ nữtrong gia đình

Tạo điều kiện cho phụ nữ được học tập và làm việc bình đẳng như nam giới

Xây dựng cơ chế đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ nữ, thườngxuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện các chủ trương về công tác cán bộ nữ, xemđây là một trong những chỉ tiêu đánh giá tổ chức chi bộ Đảng trong sạch vữngmạnh hàng năm Xây dựng đề án thu hút nữ sinh tốt nghiệp đại học ra trường vềcông tác tại địa phương để tạo nguồn cán bộ nữ cho Đảng

Thường xuyên quan tâm đến việc phát triển, giới thiệu những cán bộ nữ xuấtsắc vào đảng, vào những vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị để tỷ lệ cán bộ

nữ tăng về số lượng và chất lượng Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ nữ không ngừng phấn đấu, rèn luyện, phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụđáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác hiện nay

Thúc đẩy quyền và sự tham gia của phụ nữ vào đời sống chính trị -xã hội

2.3.3 Nội dung của chính sách

Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ nữ.Đảng xác định, công tác cán bộ nữ là một nội dung quan trọng trong công tác cán

Trang 25

bộ của Đảng Quan điểm này được thể hiện nhất quán trong các chỉ thị, nghị quyếtcủa Đảng, được đưa vào các văn bản luật và dưới luật như Chỉ thị 37-CT/TW về

“Một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới” Các kỳ ĐH Đảng (IX, X,XI), Bộ Chính trị đều ban hành Chỉ thị về công tác chuẩn bị nhân sự, trong đókhẳng định “bảo đảm tỷ lệ cấp ủy viên là nữ không dưới 15%”, Chỉ thị 37 năm

2009 còn xác định “cần có cán bộ nữ trong ban thường vụ cấp ủy” Năm 2007, BộChính trị ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩymạnh CNH, HĐH đất nước”

Nhằm góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn2011-2020, với sự hỗ trợ của tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV), ngày 26-3-

2013, tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phốihợp với Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao năng lực của phụ nữ (CEPEW) tổchức Hội thảo đối thoại chính sách về thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lãnhđạo Dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Trung ương Hội LHPN Việt Nam, các ban,đơn vị Trung ương Hội, đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diệnmột số tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ hoạt động về lĩnh vực bình đẳnggiới, một số nhà nghiên cứu giới

Một là, xây dựng quy hoạch cán bộ nữ toàn diện và đồng bộ hơn hiện nay đểphát huy được khả năng đa dạng và sức mạnh tổng hợp của nữ giới, bên cạnh quyhoạch loại cán bộ: lãnh đạo quản lý cần thực hiện các loại cán bộ cơ bản kháctrong đội ngũ cán bộ nữ nước ta hiện nay là: cán bộ giáo dục, khoa học, công nghệ;cán bộ quản lý kinh doanh – doanh nhân; cán bộ văn hóa, nghệ thuật; cán bộ thammưu chiến lược, chuyên gia

Hai là, tăng cường yếu tố nhân tài, chất lượng cao trong công tác quy hoạch

và đào tạocán bộ trong hệ thống chính trị nước ta Mục tiêu thu hút, sử dụng, pháthuy được nhân tài cần được quán triệt sâu sắc hơn và thực hiện có tính chiến lược,xuyên suốt trong công tác cán bộ nói chung, công tác cán bộ nữ nói riêng

Ba là, đưa các chỉ tiêu về bình đẳng giới đã được Nghị quyết 11 của BộChính trị khóa X xác định vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách củaĐảng và Nhà nước một cách nghiêm túc và quyết liệt hơn Có chế tài mạnh hơnđối với các tập thể, cá nhân có thẩm quyền không thực hiện các nhiệm vụ chính trịnày và không chấp hành luật bình đẳng giới

Bốn là, Hội LHPN Việt Nám cần tiếp tục thuyết phục, phối hợp với các cấp,

bộ, ngành có lien quan thực hiện sửa đổi Điều 145 Luật Lao động cho phù hợp với

Trang 26

nguyên tắc bình đẳng giới, trước hết là đối với công việc, ngành nghề phù hợp.Trước khi Quốc hội sửa Luật, Hội có thể kiến nghị với Trung ương kéo dài tuổiquy hoạch, bổ nhiệm, công tác của nữ bằng nam đối với một số đối tượng đặc thù,trong đó có nhóm đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cấp ủy tỉnh, thành phố

và tương đương trở lên

Năm là, Hội LHPN Việt Nam cần gây ảnh hưởng, tác động tích cực hơntrong quá trình xây dựng, thực hiện đề án quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán

bộ của các cấp ủy địa phương, bộ, ngành… Hội cần thực hiện chức năng, nhiệm

vụ phản biện và giám sát đối với quá trình hoạch định và thực thi chính sách vủacác cơ quan Đảng, Nhà nước có liên quan tới vấn đề bình đẳng giới và đội ngũcán bộ nữ

Sáu là, quyết tâm hoàn thiện chính sách và thực hiện nghiêm túc nguyên tắckhông bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt là người địa phương

Bảy là, cấp ủy, cơ quan tham mưu, lãnh đạo công tác tổ chức - cán bộ cầncoi trọng hơn nữa phương pháp thi tuyển, thu hút và sử dụng nhân tài trong việc

bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý

2.3.4 Đánh giá chính sách thúc đẩy phụ nữ tham gia lãnh đạo

2.3.4.1.Ưu điểm của chính sách

Tỷ lệ nữ tham gia vào quản lý lãnh đạo không ngừng gia tăng, đảm nhiệmnhiều vai trò khác nhau trong quá trình quản lý lãnh đạo, trình độ học vấn của phụ

nữ ngày càng gia tăng Thực tiễn đã cho thấy, hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiềunhững nữ lãnh đạo, quản lý trong vai trò chính khách, nhà ngoại giao, nhà quản lý,chủ doanh nghiệp, anh hùng lao động Cụ thể, phụ nữ chiếm 51,48% dân số, 48%lực lượng lao động xã hội Họ được coi là một nửa thế giới cả về nghĩa đen vànghĩa bóng Tất cả những điều đó đang dần tạo nên diện mạo, bản sắc riêng củagiới lãnh đạo nữ Cùng với đó, hàng loạt văn bản pháp luật được ban hành như Bộluật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng chống bạolực gia đình, Luật Bình đẳng giới Đặc biệt, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội… Đâychính là điều kiện để phụ nữ phát triển và trưởng thành

Các cấp ủy Đảng và chính quyền luôn quan tâm và có những ưu tiên chophụ nữ trong công tác tham gia quản lý lãnh đạo

Phụ nữ ngày càng được xã hội coi trọng và có nhiều đóng góp vào sự pháttriển của đất nước

Trang 27

Nhờ có các chính sách đó mà phụ nữ ngày càng có cơ hội học tập nhiều hơn,trình độ học vấn ngày càng cao.

Thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước về quyền lợi của phụ nữ

Đề cao vai trò của phụ nữ đã đạt được nhiều thành quả

Số lượng phụ nữ đóng vai trò lãnh đạo quản lý tăng cả về chất lượng và sốlượng

Đào tạo trình độ cho phụ nữ ,hiểu biết và đóng góp cho xã hội tăng lên

bên cạnh đó còn rất nhiều bất cập

2.4.3.2 Hạn chế của chính sách

Đội ngũ cán bộ trẻ còn ít, khó khăn trong tạo nguồn; điều kiện thể hiện nănglực và phát huy vai trò còn hạn chế; vị thế lãnh đạo và quản lý chưa tương xứngvới tiềm năng to lớn của nguồn lực; chưa kịp thời khắc phục những tồn tại để cónhững chính sách phù hợp trong xây dựng nguồn cán bộ nữ; cán bộ nữ thườngđược bố trí đảm nhận các công việc liên quan đến lĩnh vực văn hóa - xã hội; việcthực hiện chính sách đối với cán bộ nữ hiện nay tùy thuộc vào sự quan tâm củalãnh đạo từng đơn vị…

Bên cạnh đó, do sự phân biệt về tuổi nghỉ hưu dẫn đến sự phân biệt độ tuổitrong quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt giữa nam giới và phụ nữ; nhiều cấp ủy và chínhquyền các cấp, các ngành còn chưa nhận thức đầy đủ quan điểm công tác cán bộnữ; gánh nặng công việc gia đình và những định kiến về năng lực quản lý của phụ

nữ gây trở ngại đối với phụ nữ tham gia vào lĩnh vực chính trị; sự bất bình đẳngtrong vấn đề tham chính của phụ nữ, có những trở lực khiến phụ nữ khi bước chân

ra xã hội khó tiến thân như cơ quan thẩm quyền thiếu quy hoạch, kế hoạch đào tạo,sắp xếp; về phía chị em, hạn chế xuất phất từ bản tính thiếu ý chí phấn đấu, thiếu

tự tin hay đố kỵ…

Nhận thức định kiến giới là tư tưởng trọng nam, khinh nữ, ảnh hưởng củanền văn hóa nho giáo vẫn còn tồn tại Đây cũng là một vấn đề thực sự quan tâm,đây không chỉ là định kiến giới của xã hội, của gia đình, của giới nam đối với giới

nữ mà còn là định kiến, sự mặc cảm, tự ty của bản thân chị em phụ nữ về năng lựclãnh đạo, quản lý của chính mình hoặc sự tin tưởng của chính chị em vào năng lựclãnh đạo của lãnh đạo cùng giới Điều này dẫn đến tâm lý an phận, triệt tiêu ý thức

Ngày đăng: 21/06/2017, 17:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w