1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học những nội dung kinh tế trong chương trình lịch sử việt nam từ 1919 đến nay

27 316 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 801,15 KB

Nội dung

Nghiên cứu việc dạy học những nội dung kinh tế của chương trình lịch sử Việt Nam ở trường PTTH có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bổi dưỡng cho học sinh truyển thống, giáo dục tỉnh th

Trang 1

4/1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM HÀ NỘI

ow <a

TILẦN VĂN CƯỜNG

DAY HOC NHUNG NOI DUNG KINH TE TRONG CHUGNG TRINH LICH SU VIET NAM

TU 1919 DEN NAY

6 LOP 12 PHO THONG TRUNG HOC

CHUYÊN NGÀNH: Phương pháp giảng dạy lịch sử

MÃ SỐ : 50702 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2000

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

BỘ MÔN PHƯƠNG PHAP GIANG DAY LICH SU, KHOA LICH SU,

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI

Người hướng dan: GS.TS Phan Ngoc Lién

PGS.TS Trịnh Đình Tùng

Phản biện 1: PGS.TS Trần Đức Cường, Viện Sử học- Trung tâm

Khoa học Xã hội & Nhân văn Quốc gia

Phản biện 2: PGS Lê Mậu Hãn, Trường Đại học Khoa học Xã hội

& Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

Phần biện 3: TS Nguyễn Hữu Chí - Viện Khoa học Giáo dục

Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp nhà nước hop tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hỗi giờ ngày

tháng năm 2000 ‘

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Hà Nội

- Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trang 3

MO DAU

1 Lý đo chọn đề tài

1.1 Một trong những yêu cầu quan trọng trong dạy học

lịch sử ở trường phổ thông trung học (PTTH) là bảo đảm tính toàn diện để trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về các sự kiện kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, tư tưởng của lịch sử xã hội loài người Các nội dung và phương pháp dạy học đề xuất

trong luận án không chỉ được sử dụng cho đạy học lịch sử lớp 12 PTTH mà còn phần nào được sử dụng cho dạy học lịch sử ở trường PTTH hiện nay

1.9 Nghiên cứu việc dạy học những nội dung kinh tế của

chương trình lịch sử Việt Nam ở trường PTTH có ý nghĩa rất quan

trọng trong việc bổi dưỡng cho học sinh truyển thống, giáo dục tỉnh thần và thái độ đúng đắn đối với lao động sản xuất

1.3 Chương trình, nội dung SGK lịch sử Việt Nam từ 1919

đến nay ở lớp 19 PTTH vẫn còn những điều cần tiếp tục sửa đổi hoàn chỉnh, trong đó cần khắc phục tình trạng chưa cung cấp đầy

đủ những tri thức toàn điện, nhất là hiểu biết cần thiết về kinh

tế Giáo viên phổ thông còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi

giảng dạy các nội dung kinh tế, phương pháp giảng dạy chưa được

đổi mới, chưa gây hứng thú học tập cho học sinh

9 Lịch sử vấn dé

2.1.6 ngoài nước

Từ cuối thế kỷ XIX, việc dạy học những nội dung kinh tế trong lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới đã được các nhà giáo dục lịch sử

nhiều nước quan tâm Năm 1951, tại Xevrơ (Pháp), 70 nhà sử học

và giáo dục lịch sử của 32 nước tư bản đã xác định rõ một trong 6

mục đích và nguyên tắc dạy học lịch sử ở trường phổ thông: "Lách

sử phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các yếu tố trong xã hội và kinh tế"

"Trên cơ sở nguyên tắc đó, các nước Anh, Pháp, Đức đã cải tiến

1

Trang 4

2, theo hướng tăng cường các sự kiện kinh tế Việc dạy học lịch sử ở các nước này đã có sự cải tiến theo hướng giảm khốt lượng tri thức

về lịch sử chính trị, quân sự để tăng thêm những tri thức cần thiết về kinh tế, văn hoá

Các nước XHƠN và Liên Xô trước đây cũng rất chú ý đến việc

giảng dạy những nội dung kinh tế trong chương trình lich su 6

trường phổ thông Tại các Hội nghị quốc tế của các nhà giáo dục

từ năm 1965 đến 1988 đã xác định tầm quan trọng của các sự

kiện kinh tế trong chương trình lịch sử ở trường phổ thông

Trong quyển "Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào", Tiến sĩ N.G Đairi đã để cập đến tính đa dạng của các nội dung kiến thức

và khẳng định việc nghiên cứu, giảng dạy những nội dung kinh

tế, khoa học kỹ thuật là cần thiết

Năm 1972, cuốn "Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ

thông" cha A A.Vagin, được xuất bản ở Liên Xô, đã dành Chương

V để trình bày "Những uấn đề hinh tế trong chương trùnh lịch sử phổ thông", nêu rõ nội dung và phương pháp giảng dạy loại kiến thức này cho học sinh

Những năm gần đây, ở các nước Mỹ, Ue, Cong hoa Lién bang Đức, các nhà giáo dục đã nhấn mạnh mệt số nguyên tac vé dav

học lịch sử theo tính toàn diện và nêu rõ yêu cầu cung cấp các

kiến thức về kinh tế trong lúc sự giao lưu quốc tế được đây mạnh 2.2.0 Viet Nam

Luận án Phó tiến sĩ khoa học "Việc nghiên cứu tài liệu lịch sử - kinh tế ô trường phổ thông cốp 1II Việt Nam" của Phan Ngọc Liên

(ảo vệ tại Liên Xô năm 1965) đã trình bày cơ sở phương pháp

luận của việc xác định nội dung và phương pháp nâng cao chất

"Tượng dạy học các nội dụng kinh tế trong môn Lich sử Bài "Máy

uấn đê uê uiệc nghiên cứu cải cách chương trình bộ môn lịch sử"

Trang 5

của Lương Ninh, đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 4-

1978, đã nhấn mạnh đến bảo đảm tính toàn điện, khách quan của

lịch sử, sự cần thiết phải chú ý đến tiến triển của các hình thái kinh tế - xã hội

Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90, nhiều bài viết liên

quan đến vấn để này được đăng tải trên các tạp chí "Nghiên cứu _ lịch sử", "Nghiên cứu giáo duc", "Thông tin khoa học giáo dục"

Tiêu biểu phải kể đến các bài: "Đổi mới uiệc dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay" của Phan Ngọc Liên, "Vấn đề đổi mới chương trùnh giảng dạy lịch sử hiện nay" của Nghiêm Đình Vỳ ,

"Về sách giáo khoa lịch sử phổ thông trung học" của Nguyễn Thị

Côi đăng ở Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 3-1993, đều khẳng

định việc dạy học những nội dung kinh tế trong chương trình

lịch sử ở trường phổ thông là yêu cầu cân thiết để phản ánh một cách toàn điện lịch sử

Trong tài liệu bổi dưỡng giáo viên: "Một số nội dung bình tế

- xã hội trong cóc đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc" của Trịnh

Tùng, trong quyển "Tài liệu bôi dưỡng giáo uiên năm 1991";

quyển "7 liệu giảng dạy lịch sử kinh tế, uăn hoá ở trường PTTH" in năm 1993, đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải dạy học những nội dung kinh tế và cung cấp nhiều tài liệu quan trọng về kinh tế để dùng trong dạy học lịch sử ở trường PTTH Ngoài ra, các luận văn Cao học, Thạc sĩ của Trần Viết Thụ "§ứ dung tài liệu uê nghệ thủ công truyện thống địa phương trong

dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam uào uiệc góp phần

giáo dục hướng nghiệp cho học sinh (qua uí dụ ở Nghệ Tĩnh)",

của Trần Văn Cường "Giảng dạy những nội dung kinh tế trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 trường PTTH", cũng đã

sơ bộ trình bày những biện pháp dạy học các sự kiện kinh tế

Những kết quả nêu trên là một cơ sở quan trọng giúp chúng

Trang 6

tôi thực hiện đề tài luận án

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định mục đích, ý nghĩa của việc dạy học các sự kiện kinh

tế trong môn lịch sử ở trường PTTH nói chung, trong chương trình lịch sử lớp 12 nói riêng để giúp học sinh hiểu lịch sử một

cách toàn điện

- Điều tra, tìm hiểu, đánh giá tình hình dạy học những sự kiện

kinh tế trong chương trình lịch sử đân tộc từ 1919 đến nay ở

trường PTTH

- Xác địch kiến thức cơ bản, phương pháp và hình thức dạy

học những nội dung kinh tế trong chương trình lịch sử Việt Nam

từ 1819 đến nay ở lớp 12 PTTH qua các hoạt động trên lớp và ngoại khoá (thông qua thực nghiệm sư phạm)

- Kết luận và đề xuất các kiến nghị phù hợp

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu /

4.1 Đối tượng nghiên cứu: chủ yếu là các khâu trong nội khóa

và các hoạt động ngoại khoá về những sự kiện kinh tế trong chương trình lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay ở lớp 12 PTTH

(CCGD)

4.2 Phạm vi nghiên cứu: Luận án giới hạn trong việc nghiên

cứu ở các sự kiện kinh tế, thể hiện ở các chủ trương chính sách các

hoạt động trong lao động sẵn xuất, xây dựng và phát triển kinh tế

và kết quả của các hoạt động đó Ngoài ra, ở mức độ nhất định còn nghiên cứu đến đời sống của nhân dân lao động và các lĩnh vực

khoa học kỹ thuật được đề cập trong chương trình

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

ð.1 Cơ sở phương pháp luận:

Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, về nhận thức lịch sử tư

tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng

Trang 7

và Nhà nước ta về công cuộc cải cách, đổi mới giáo dục và sự nghiệp đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ và những vấn đề về kinh tế có liên quan đến luận án

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Chủ yếu vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học

giáo dục (nghiên cứu lý luận, điều tra cơ bản, thực nghiệm sư phạm, sử dụng phương pháp thống kê toán học) kết hợp với một

số phương pháp nghiên cứu lịch sử phù hợp với nội dung, yêu cầu của luận án

6 Đóng góp của luận án

- Góp phần khẳng định ý nghĩa, vị trí của việc giảng day

những nội dung kinh tế trong môn lịch sử nói chung, chương trình

lịch sử Việt Nam nói riêng ở trường PTTH

- Để xuất biện pháp sư phạm có hiệu quả trong việc dạy học

nội dung những sự kiện kinh tế trong chương trình lịch sử lớp 12

PTTH

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục va Tòi liệu tham

hhẻo, luận ân có ba chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiền về việc giảng dạy những

nội dung kinh tế trong môn lịch sử ở lớp 12 PTTH

Chương 2: Xác định những kiến thức cơ bản về kinh tế trong chương trình lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay ở lớp 12 PTTH

Chương 3: Các biện pháp sư phạm nâng cao chất lượng dạy học những nội dung kinh tế trong chương trình lịch sử Việt Nam

Trang 8

CHUONG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA VIỆC DẠY HỌC

NHỮNG, NOI DUNG KINH TE TRONG CHUONG TRINH

LICH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN NAY Ở LỚP 12 PTTH 1.1 Việc đạy học những nội dung kính tế trong chương

trình lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông trung hoc ,

1.1.1 Nội dung các sự hiện kunh tế trong chương trùnh lịch sử ở trường phổ thông

Việc nghiên cứu vấn để này nhằm mục đích đặt cơ sở khoa học

cho việc xác định khái niệm "nội dung kinh tế" trong dạy học lịch

sử ở trường phổ thông để thấy rằng, lịch sử của xã hội loài người

trước hết là lịch sử của sản xuất, của các phương thức sản xuất kế

tiếp nhau một cách hợp quy luật, mà nhân tố quyết định trong lịch sử xét đến cùng là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống

loài người Các sự kiện này không chỉ góp phần khôi phục lại bức

tranh của quá khứ xã hội loài người và dân tộc mà còn nêu ý tghĩa, vai trò của lao động sản xuất, của các nhân tố kinh tế và

sự tác động của nó đối với các hoạt động xã hội và các cuộc cách mạng xã hội rừ khi loài người thoát khỏi giới động vật đến nay"

Từ nội dung khái niệm, tác giả xác định những đặc trưng và

dấu hiệu cơ bản của nội dung kinh tế trong môn lịch sử trường

Trang 9

thế giới) một cách toàn diện

~ Góp phần vào giáo dục học sinh có ý thức phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, có thái độ đúng đấn với lao động sản xuất

1.2 Tinh hinh day học những nội dung kinh tế trong

môn lịch sử ở trường phổ thông trung học

Nghiên cứu chương trình, SGK lịch sử lớp 12 PTTH, các tài

liệu tham khảo và tiến hành điều tra, khảo sát 53 giáo viên ở 27 trường PTTH thuộc các tỉnh, thành phố: Hưng Yên, Hải Dương,

Hà Nột, Đà Năng, Quảng Nam với 1.200 học sinh lớp 12 của 4

trường PTTH ở Hà Nội, Hưng Yên, Đà Nẵng, tác giả trình bày các

vấn để sau:

1.2.1 Nội dung binh tế trong chương trình, sách giáo khoa lich

sử ở Việt Nam từ 1945 đến nay /

- Trong nhiing nam dau Cách mạng tháng Tám 1945, trên cơ

sở sử dụng có chọn lọc chương trình Hoàng Xuân Hãn, chương

trình lịch sử đã tăng thêm nội dung những sự kiện kinh tế để tạo cho học sinh biểu tượng đẩy đủ, toàn diện về lịch sử dân tộc và lịch sử xã hội loài người

- Từ năm 1950, với cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất,

chương trình lịch sử không những chú trọng các sự kiện chính trị,

mà còn đề cập đến tình hình đời sống, lao động sản xuất của nhân

dan qua các thời đại lịch sử, những thủ đoạn vơ vét, bóc lột của

giai cấp thống trị, về tình hình tăng gia sản xuất, giảm tô, giảm

tức, đời sống của nhân dân lao động Trong khi đó, ở vùng tạm

chiếm, nguy quyền vẫn sử dụng chương trình nặng về để cao vai

trò của các đòng họ, vua chúa, ít nhắc đến lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc

- Từ năm 1956, cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai được tiến hành Nhiều sự kiện kinh tế quan trọng được lựa chọn đưa vào

Trang 10

chương trình Ví như, chương trình lịch sử cổ đại thế giới nêu

những sự kiện cụ thể về đời sống và sản xuất của con người thời cộng sản nguyên thuỷ, gidi thiệu các sự kiện về phát kiến địa lý ở hậu kỳ trung đại, chính sách đô hộ của thực dân Pháp sau Chiến

tranh thế giới thứ nhất Tuy nhiên, trong thời kỳ này, có phân

mới bổ sung đã bị cất bỏ, những nội dung kinh tế chiếm tỷ lệ quá

nhỏ, dung lượng chỉ chiếm 10% trong chương trình và sách giáo

khoa

- Ở miền Nam, thời kỳ 1954-1975 bên cạnh vùng Mỹ - nguy

kiểm soát, đã dân dần hình thành ,vùng giải phóng Do đó đã xuất

hiện 2 nền giáo dục khác nhau 6 vùng giải phóng, mặc dù còn

những hạn chế, chương trình đã giành một số tiết trình bày công

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bác, ở Liên Xô, Trung Quốc giúp học sinh củng cế những nhận thức mácxít về lịch sử nói chung về vai trò kinh tế trong lịch sử nói riêng, khắc phục

những quan điểm mơ hồ về bản chất của hai hệ thống xã hội tổn

tại trên thế giới - xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa Trong khi

đó, ở vùng Mỹ - nguy kiểm soát, chương trình môn lịch sử không

có thay đổi gì nhiều so với chương trình thời Pháp thuộc, mặc dù

đã qua nhiều lần cải tiến (1958, 1961, 1970), các sự kiện kinh tế

còn ít Các sự kiện về kinh tế chỉ chiếm 9% trong chương trình láp 7; 7% đối với lớp §

- Từ sau năm 1975 khi đất nước thống nhất, chương trình

mén lich st ở trường PTTH dược thực hiện thống nhất trong cả

nước (từ 1978) Chương trình có tăng thêm những sự kiện kinh tế,

văn hoá nhưng vẫn chưa cân đối, hợp lý so với các sự kiện chính trị, quân sự (tý lệ các nội dung kinh tế so với các nội dung khác ở

lớp 10 là 16,6%; lóp 11 là 35,8%; lớp 12 tập I là 18%; lớp 12 tập II

và 20,86%

- Từ năm 1991, chương trình PTTH chuyên ban (Ban Khoa

Trang 11

học xã hội) cũng được tiến hành thí điểm ở một số trường trung

học phổ thông Ngoài những ưu điểm về tính cụ thể, tính hệ

thống, tính lý luận, chương trình đã cung cấp nhiều kiến thức trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có nhiều số liệu, tư liệu về kinh tế Việc nghiên cứu những ưu điểm, tiến bộ của chương trình lịch sử ở trường PTTH từ 1945 đến nay góp phần

vào việc xác định vị trí, yêu cầu dạy học các sự kiện kinh tế - xã hội

1.2.2 Tình hình giảng day cua gido vién

Qua kết quả điều tra xã hội học và tổng hợp, phần tích các số liệu về tình hình giảng dạy những nội dung kinh tế trong môn lịch sử nói chung, chúng tôi kết luận:

- Thú nhất, hầu hết giáo viên (93,4%) ý thức được ý nghĩa,

tầm quan trọng của việc dạy học những nội dung kinh tế trong dạy học lịch sử nói chung, trong khoá trình lịch sử dân tộc nói riêng

- Thứ hơi, phần lớn giáo viên (86%) chưa đổi mới phương pháp

dạy học lịch sử mà vẫn theo kinh nghiệm cũ, việc giảng dạy còn

đơn điệu, chưa sử dụng các biện pháp sư phạm hợp lý, chưa kết

hợp các phương pháp dạy học một cách nhuần nhuyễn, có hiệu

- Thứ ba, chỉ có 24,52% giáo viên su dụng tai liév tham khao

để bổ sung cho nội dung bài giảng và SGK Tình trạng “day chay"

do thiếu tài liệu tham khảo, thiếu đồ dùng và phương tiện dạy học điễn ra còn khá phổ biến ở nhiều trường PTTH hiện nay

1.2.3 Tình hình học tập của học sinh

Đánh giá thái độ hứng thú và chất lượng học tập của học sinh

bằng phiếu trắc nghiệm, chúng tôi thấy:

- Sự hứng thú học tập nói chung những nội dung kinh tế nói

riêng tuy có tăng lên nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ thấp (chỉ có

9

Trang 12

33,3% học sinh hứng thú học tập những nội dung kinh tế)

- Chất lượng học tập những nội dung kinh tế trong môn lịch

sử còn thấp Tỷ lệ học sinh thuộc loại trung bình và yếu kém còn

cao Tỷ lệ học sinh khá giỏi không nhiều lại phân bổ không đều

giữa các vùng (học sinh khá giỏi đạt 17,5%, trung bình 59,7%,

yếu kém 23,75%, 67% học sinh không phân biệt được các thuật

ngữ, khái niệm kinh tế quan trọng

XÁC ĐỊNH KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KINH TẾ TRONG

CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN NAY

Ở LỚP 12 PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

2.1 Kiến thức cơ bản về những nội dung kinh tế trong chương trình lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay ở lớp 12 phể

Trên cơ sở nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa,

chúng tôi xác định những kiến thức cơ bản về kinh tế sau đây cần cung cấp cho học sinh:

2.1.1 Những nội dung kinh tế trong chương trình lịch sử Việt

Nam từ sau Chiến tranh thế giới tuú nhất đến Cách mạng thắng

Tam nam 1945

Những kiến thức giáo viên cần khai thác gồm những thủ đoạn

và chính sách bóc lột về kinh tế của thực dân đế quốc; những

chuyển biến về kinh tế - xã hội của Việt Nam từ 1919 đến 1930; tình hình kinh tế, đời sống của nhân dân Việt Nam dưới chế độ áp

bức bóc lột của thực đân Pháp và quân phiệt Nhật 1930-1945

2.1.2 Những nội dung bình tế trong chương trình lịch sử Việt Nam từ sơu Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1954

Những kiến thức cơ bản sau đây cần cung cấp cho học sinh:

10

Trang 13

phong trào điệt "giặc đói" và bước đầu xây dựng nền kinh tế mới trong những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945;

những thành tựu về lao động sản xuất; xây dựng đất nước

2.1.8 Những nội dung kinh tế trong chương trình lịch sử Việt

Nam từ 1954 - 1975 -

Ñiến thức cd bản cần khai thác là: Miền Bắc hoàn thành cải cách

ruộng đất và khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và thực hiện

kế hoạch ð năm lần thứ nhất (1954-1965), giữ vững và phát triển sản

xuất trong tình hình miền Bắc vừa có hoà bình vừa có chiến tranh

(1965-1975) la một đặc điểm nổi bật của đất nước ta ở thời kỳ này

2.1.4 Những nột dụng kinh tế trong chương trình lịch sử Việt Nam từ 1976 đến nay

Nội dung cơ bản cần khai thác trong giai đoạn lịch sử này là

các vấn đề: giai đoạn đất nước ởi lên chủ nghĩa xã hội đầy khó

khăn, thử thách (1976-1986), xây dựng và phát triển kinh tế

trong điều kiện đất nước trên con dường đổi mới từ 1986 đến nay 2.2 Một số nội dung về kinh tế có thể bổ sung khi đạy học chương trình lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay ở lớp 12

tế Việt Nam được khôi phục trở lại

2.2.2 Nan doi nam 1945

Cần phân tích cho học sinh hiểu rõ hen nguyên nhân sâu xa,

11

Ngày đăng: 28/04/2016, 01:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w