1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận kết thúc môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

8 520 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Đầu tiên Người Chăm sử dụng nhiều loại nhạc cụ trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng và thường được xếp thành ba nhóm chính là bộ gõ, bộ hơi và bộ dây. Trong đó được sử dụng nhiều và phổ biến nhất là trống Gineng, trống Baranưng và kèn Saranai. Trống Gineng: Trống Gineng có hình dạng giống như trống cơm của người Việt nhưng kích thước lớn hơn, thân trống làm bằng gỗ lim hay trắc dài khoảng 0,7 m, được bào trơn nhẵn cả trong lẫn ngoài. Hai mặt trống được căng da, mặt nhỏ thường được căng da dê hay da nai và đánh bằng tay không, mặt lớn được căng da trâu và đánh bằng dùi. Trống Gineng bao giờ cũng dùng đôi, diễn tấu trong tư thế ngồi với trạng thái tĩnh, hai chiếc đặt chéo nghiêng áp sát nhau trên mặt đất, do nghệ nhân dân gian sử dụng.

Trang 1

Họ và tên : Lớp :

MSSV :

Chủ đề : Nhạc cụ truyền thống của người Chăm - Ninh Thuận

Năm học 2017-2018

BÀI THU HOẠCH

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thanh Nga

Trang 2

NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CHĂM

NINH THUẬN

 Qua chuyến tham quan viện bảo tàng Khánh Hòa ngày 02/05/2018 cùng với các bạn sinh viên khác , tôi đã có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống và văn hóa của người Chăm ở Ninh Thuận Tôi đã rất ngạc nhiên và cảm thấy thán phục bởi đời sống của họ thật đa dạng , phong phú ở cả mặt vật chất lẫn tinh thần Từ xa xưa họ đã biết chế tạo nhiều thiết bị dụng cụ , trang phục,… để phục vụ cho đời sống và họ cũng không quên tạo màu sắc cho đời sống tinh thần bằng cách làm ra các loại nhạc cụ Có lẽ lĩnh vực nhạc cụ truyền thống của người Chăm vẫn còn khá mới mẻ với các bạn , vì thế hôm nay tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nét đặc sắc trong đời sống tinh thần của người Chăm – Ninh Thuận

Đầu tiên Người Chăm sử dụng nhiều loại nhạc cụ trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng và thường được xếp thành ba nhóm chính là bộ gõ, bộ hơi và bộ dây Trong đó được sử dụng nhiều và phổ biến nhất là trống Gineng, trống Baranưng và kèn Saranai

Trống Gineng:

Trang 3

-Trống Gineng có hình dạng giống như trống cơm của người Việt nhưng kích thước lớn hơn, thân trống làm bằng gỗ lim hay trắc dài khoảng 0,7 m, được bào trơn nhẵn cả trong lẫn ngoài Hai mặt trống được căng da, mặt nhỏ thường được căng da dê hay da nai và đánh bằng tay không, mặt lớn được căng da trâu và đánh bằng dùi Trống Gineng bao giờ cũng dùng đôi, diễn tấu trong tư thế ngồi với trạng thái tĩnh, hai chiếc đặt chéo nghiêng áp sát nhau trên mặt đất, do nghệ nhân dân gian sử dụng

Bạn có tò mò trống này đánh như thế nào không ?

Đây là cách đánh trống gineng ở lễ hội KATÊ

-Với người Chăm, tiếng trống Gineng ngân lên, đó là âm hưởng linh thiêng, báo hiệu mùa lễ hội sắp đến và ai nấy cũng vui vẻ phấn khởi để hòa mình vào các lễ hội của cộng đồng Để đánh được loại nhạc cụ này, học viên cần bái một nghệ nhân làm thầy với lễ vật bái sư gồm trứng, rượu, cau trầu Sau khi bái sư, học viên sẽ được nghệ nhân dạy đánh từ âm cơ bản đến các điệu trống phức tạp Muốn trở thành một nghệ

Trang 4

nhân trống Gineng thành thục thì không hề dễ mà phải trải qua một quá trình tập luyện tích cực Theo quan niệm người Chăm, những người có tâm hồn thanh thản, trong sáng thì đánh trống mới nghe rộn ràng, hùng hồn, còn những người có bụng dạ hẹp hòi, ích kỷ thì tiếng trống khó đi vào lòng người được

Trống Baranưng:

-Trống Baranưng vừa là nhạc cụ vừa là vật tổ linh thiêng của ông Maduen (thầy vỗ) Thân trống làm bằng gỗ đục rỗng có đường kính khoảng 0,4 mét, một mặt trống được căng bằng da dê hay da nai và được căng bằng hệ thống dây mây với mười hai con nêm bằng gỗ Mười hai con nêm này là bộ phận tăng giảm âm theo tùy người sử dụng

-Tùy theo điệu nhạc mà nghệ nhân phối hợp các thủ pháp trên một cách thích hợp để tạo sắc thái âm điệu trầm bổng khác nhau Bananưng là loại nhạc cụ đơn giản nhưng

sử dụng khó nhất, để đánh thành thạo loại trống này, người đánh trống phải trải qua thời gian dài theo học ở thầy vỗ trống Maduen

Kèn Saranai:

Trang 5

-Kèn Saranai có ba phần gắn liền nhau gồm phần chuôi làm bằng đồng để gắn lưỡi

gà bằng lá buông, phần thân làm bằng gỗ đục rỗng có bảy lỗ chính phía trên và một

lỗ phụ phía dưới, và phần loa làm bằng gỗ quý, sừng trâu hay ngà voi đục rỗng ruột

để khuếch đại âm thanh

Ngoài ra còn có các loại nhạc cụ khác như :

Đàn KaNhi:

-Đàn Kanhi có hình dáng gần giống với Đàn Nhị của người Việt/Kinh, chỉ khác bầu cộng hưởng của nó làm bằng mai con rùa Vì vậy còn gọi là “Nhị Mai Rùa”.Cần bằng tre dài khoảng 84 cm, một đầu cắm xuyên qua bầu cộng hưởng, đầu trên lắp hai trục để lên dây

Trang 6

☺Kanhi dùng trong đám tang gọi là “Kanhi Đam” Người Việt/Chăm thường sử dụng 2 Đàn Kanhi cho đám tang 2 thầy Paseh và sử dụng 4 cái cho đám tang 4 thầy Paseh Kanhi trong nghi lễ này do nghệ nhân biểu diễn phục vụ cho công việc trần gian là nhằm để phụ họa với bài hát lễ tiễn đưa hồn người quá cố về thế giới bên kia

Tù và (asăng):

- Chế tác bằng vỏ ốc giác, cắt bỏ phần đuôi, dùng sáp gắn chuôi đồng để làm ống thổi Theo truyền thuyết, đây là vật linh mà đấng Pô Dêbitathuôr dùng để sáng tạo

vũ trụ và mọi sinh vật trên trần gian (Dunga) Trong tôn giáo Bàlamôn, asăng cũng

là vật linh của Pô Adhia được sử dụng trong đám tang của đẳng cấp quý tộc, tượng trưng, tái tạo sự sống ở cõi vĩnh hằng (Thuôrga) và lễ tẩy uế đất đai, tượng trưng sự tái tạo vũ trụ và mọi sinh vật trong 6 ngày

Chiêng (cheng):

- Chế tác bằng đồng, có 2 loại: chiêng bằng và chiêng có núm, sử dụng cùng với

trống cơm trong đám tang Chiêng núm sử dụng 1 cái cùng với bộ ba (saranai, baranưngm ginăng) trong các lễ múa (Rija Nưgar, Rija Prong…)

Trang 7

Ngoài ra, người Chăm còn có các loại nhạc cụ khác như: đàn sáo (rabăp), đàn cò , lục lạc ( grong ) để cho các nghệ nhân tiêu khiển, giải khuây và tâm tình qua tiếng nhạc

Qua đó ta có thể thấy nhạc cụ truyền thống là biểu hiện tập trung những thành tựu âm nhạc đã được kết tinh trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử cộng đồng người Chăm và được người Chăm coi là nhạc khí thiêng Nhạc cụ không chỉ đơn thuần phục vụ cho đời sống tinh thần của mỗi người của cộng đồng mà còn là tiếng nói của thần linh Là sợi dây kết nối giữa con người với thế giới thần linh và những người đã khuất Hầu hết các loại nhạc cụ như : kèn saranai , trống gineng , chiêng

… đều được sử dụng trong các lễ hội và các hoạt động văn hóa khác của đồng bào Chăm

Trang 8

Nhờ có chuyến tham quan viện bảo tàng Khánh Hòa lần này tôi đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức thú vị về đời sống và văn hóa của người Chăm ở Ninh Thuận Đó là những kiến thức đầy mới lạ mà trước đây tôi chưa từng gặp qua và cũng nhờ đó mà tôi và các bạn sinh viên khác có thể hiểu rằng còn có rất nhiều dân tộc anh em đang cùng chung sống trên đất nước ta Họ đã và đang cống hiến cả cuộc đời mình để tạo ra những giá trị văn hóa , những trang sử hào hùng, góp phần thúc đẩy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc phát triển , trường tồn và còn mãi

HẾT

Ngày đăng: 16/02/2019, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w