1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG môn cơ sở văn hóa VIỆT NAM

18 830 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 50,18 KB

Nội dung

Trả lời : Có 3 đặc điểm cơ bản của môi trường tự nhiên Việt Nam đã tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nền văn hoá dân tộc: - Việt Nam nằm ở vị trí địa lý là t

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm và những cái hay, cái dở của hai loại hình văn

hóa gốc du mục và văn hóa gốc nông nghiệp?

Trả lời

- Phương Đông cư trú trong môi trường là những vùng châu thổ nằm trong

lưu vực các con sông lớn với khí hậu nóng ẩm Phương Tây là xứ sở của

những thảo nguyên mênh mông với khí hậu lạnh khô

- Hai loại địa hình châu thổ và đồng cỏ dẫn đến việc cơ dân của hai khu

vực sinh sống bằng nghề khác nhau: trồng trọt và chăn nuôi

- Kinh tế được quy định bởi môi trường sống Văn hóa được quy định bởi

môi trường sống và kinh tế

 Hình thành hai loại hình văn hóa: nông nghiệp và du mục

a Văn hóa du mục

- Du cư: Nếu thấy sống nơi này không thuận

tiện, họ có thể dễ dàng bỏ di nơi khác

- Coi thường thiên nhiên thì khuyến khích

con người dũng cảm đối mặt với thiên nhiên,

khuyến khích khoa học phát triển

- Sống không phụ thuộc vào thiên nhiên

- Tư duy khoa học phân tích kéo theo siêu

hình, chú trọng các yếu tố, trừu tượng hóa

chúng khỏi các mối liên hệ Đây là cơ sở sự

hình thành và phát triển khoa học

- Lối tư duy tổng hợp là hệ thống tri thức thu

được bằng con đường kinh nghiện, chủ quan,

cảm tính Diễn đạt ngắn gọn, súc tích và đẻ ra

thâm túy

- Trọng lý, tính tổ chức và kỷ luật cao, coi

trọng sức mạnh, trọng võ, trọng nam giới,

quyền lực tuyệt đối nằm trong tay người cai

trị ( pháp trị tuyệt đối nguyên tắc)

- Tư duy phân tích, cách tổ chức cộng đồng

theo nguyên tắc => Tâm lý trọng cá nhân

- Coi thường thiên nhiên

- Hủy hoại môi trường

-Cái đúng của khoa học chỉ là đúng trong những giới hạn Nên nó luôn chứa khiếm khuyết, sai lầm, tư tưởng trước sai sẽ có tư tưởng sau thay thế

- Sức thuyết phục thấp vì không được biện chứng, chứng minh

-Tâm lý hiếu thắng

-Lối sống: Lối ứng xử độc tôn, chiếm đoạt trong tiếp nhận và cứng rắn trong đối phó

 Ưu điểm: Lo tổ chức làm sao để có thể thường xuyên di chuyển một cách

gọn gàng, nhanh chóng, thuận tiện, mang tính chất trọng động mang

trong mình tham vọng chinh phục và chế ngự thiên nhiên

 Nhược điểm: Máy móc, rập khuôn, thiếu bình đẳng do bị áp đặt

Trang 2

b Văn hóa nông nghiệp

-Sống hòa hợp với thiên nhiên

-Luôn coi trời là chỗ dựa, là “người cứu tinh”

- Tôn trọng thiên nhiên thì giữ gìn được môi

trường sống tự nhiên

=> Coi con người với thiên nhiên là một Vấn

đề không phải chiến thắng thiên nhiên mà sống

trong một sự hòa hợp có ý thức và tế nhị với

thiên nhiên

- Tư duy tổng hợp : không phải là tập hợp của

các yếu tố riêng rẽ mà là những quan hệ qua lại

giữa chúng => Tích lũy một kho kinh nghiệm

hết sức phong phú

- Trọng tình làng xóm : cuộc sống hòa thuận,

lấy tình nghĩa làm đầu => trọng đức, trọng

văn, trọng phụ nữ

- Nguyên tắc trọng tình cảm cơ sở tâm lí hiếu

hòa, tôn trọng và cư xử bình đẳng

- Thái độ dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo

trong đối phó

- Sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên (Đã cố định một chỗ với cái nhà, cái cây của mình thì phải có ý thức tôn trọng không ganh đua với thiên nhiên)

- Con người trở nên rụt rè, e ngại, thậm chí tôn sùng thiên nhiên

-Mang tính siêu hình, chú trọng các yếu tố, trừu tượng hóa chúng khỏi các mối liên hệ

Kết luận : Tuy nhiên không có nền văn hóa nào là nông nghiệp hoàn

toàn hay du mục hoàn toàn Vấn đề chỉ là mức độ ít nhiều của văn hóa

- Văn hóa nông nghiệp: Sống cộng đồng, con trâu đi trước cái cày đi sau Sống

luôn lo lắng đến ngày hôm sau Nhà cửa là nơi gắn bó với cuộc sống con người,

làng quê là nơi chôn rau cắt rốn

- Văn hóa du mục: cũng sống cộng đồng nhưng không ở một chỗ cố định (dĩ

nhiên) và việc của họ là di chuyển đến những nơi màu mỡ, có thể sống được

(sau vài năm sau khi đất bạc màu, hết lớp mỡ đất thì lại tiếp tục di chuyển),

cuộc sống của họ không ổn định, sống lều trại

Để nói cái gì tốt hơn cái nào thì khó, vì vào thời điểm hiện nay thì cả 2 đều đã

bị tác động điều chỉnh nhiều Tuy nhiên, vào giai đọan trước đây thì lại

khác-với quan điêm ở 1 chỗ thì cuộc sống ổn định hơn, nhưng khác-với thời điểm trước

đây thì cái nào cũng có cái tốt: văn hóa nông nghiệp phát triển mạnh mẽ và có

bảo tồn (cụ thể là các nhóm dân khu vưc Đông nam á hoặc Đông Bắc Á) Riêng

với văn hóa du mục do va chạm rất nhiều nên họ tự điều chỉnh để thích hợp với

môi trường sống (thấy dễ nhất qua việc dân Do Thái được coi là một nhóm dân

Trang 3

du mục khá thành công và thông minh, hoặc như bạn cũng đã nghe đến dân du

mục Digan hoặc dân Mông Cổ - Thành cát tư hãn).

Loại hình Văn Hoá

Văn Hoá gốc nông nghiệp

Văn Hoá gốc du mục Đặc trưng gốc

Địa lý Khí hậu

Đồng bằng

Ẩm, thấp

Đồng cỏ Khô, cao

Nhận thức Tổng hợp và biện chứng(trọng quan hệ) Phân tích và siêu hình(trọng yếu tố)

Tư duy Chủ quan, cảm tính, kinhnghiệm Khách quan, lý tính, thựcnghiệm

Tổ chức

Nguyên tắc Trọng: Tình, Đức, Văn,Nữ Trọng: Lý,Tài, Võ, Nam Cách thức

Linh hoạt Dân chủ Trọng tập thể

Nguyên tắc Quân chủ Trọng cá nhân

Ứng xử

Môi trường tự nhiên Tôn trọng và sống hoàhợp với thiên nhiên Coi thường và tham vọngchế ngự thiên nhiên Môi trường xã hội

Dung hợp, dân chủ trong tiếp nhận

Mềm dẻo, hiếu hoà trong đối phó

Chiếm đoạt và độc đoán trong tiếp nhận

Cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó

Câu 2 Tác động của môi trường tự nhiên đối với văn hóa Việt Nam.

Trả lời :

Có 3 đặc điểm cơ bản của môi trường tự nhiên Việt Nam đã tác động và ảnh

hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nền văn hoá dân tộc:

- Việt Nam nằm ở vị trí địa lý là trung tâm đến của các trục đường giao lưu

quốc tế Các nước đều phải đi qua Việt Nam hoặc lấy Việt Nam làm một

vị trí trung chuyển thuận lợi Việt Nam trở thành nước có vị trí chiến lược trên bản đồ thế giới

 Tạo thuận lợi cho nước ta giao lưu văn hóa, thương mại, du lịch… Nhưng

nó cũng là nguyên nhân mà Việt Nam chịu nhiều thiên tai hàng năm

- Nước ta có hệ sinh thái đa dạng phong phú, nghiêng về phía thực vật,

thực vật ưu trội hơn động vật Chính vì thế ngành kinh tế trồng trọt, nông nghiệp mạnh hơn chăn nuôi Điều này ảnh hưởng sự phát triển của văn hóa Việt Nam rất đậm biểu hiện :

+ Việt Nam có nền văn minh lúa nước Từ đây nó quy định bữa ăn điển hình

của người Việt là cơm – rau – cá Hai trong ba thức ăn đó là thực vật Cây

lúa liên quan mật thiết đến văn hóa ẩm thực ( các sản phẩm làm từ gạo :

Trang 4

bánh gạo, rượu,…) Cây lúa, hạt gạo trở thành biểu tượng tinh thần trong tâm thức người Việt

+ Chúng ta có tín ngưỡng thờ cây Có hai thứ cây quan trọng nhất người Việt Nam biến thành cây thiêng liêng : cây lúa và cây cau Xôi, bánh chưng, bánh dầy để thờ cúng, cau dùng để thờ cúng, dẫn cưới Tết nguyên đán người Việt

có tục hái lộc Đặc biệt ngày mùng 5/5 được coi là ngày kết tinh tín ngưỡng thờ cây của người Việt Vào ngày này người dân ăn các thứ quả để ‘ giết sâu bọ’, hái là mùng năm

+ Cảm quan con người với thiên nhiên đặc biệt gắn bó với cây cối, hoa cỏ, người Việt hay ví von người với hoa cỏ, lấy hoa cỏ làm thước đo vẻ đẹp con người

- Nước ta có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt Đặc điểm sông ngòi

để lại dấu ấn rất đậm lên diện mạo văn hóa Việt Nam Biểu hiện :

+ Thành phần thứ ba trong cơ cấu bữa ăn điển hình của người Việt là cá, các loại thủy hải sản khác

+ Hình thức cộng cư của người Việt hoặc vị trí gần sông nhất theo kiểu ‘ nhất cận thị, thị cận giang’ Người Nam Bộ có nghề ‘thương hồ’- người buôn bán trên sông nước, chợ nổi

+ Cư dân Bắc và Trung thường xuyên chịu lũ lụt Chính vì thế chưa bao giờ người Việt coi nhẹ việc đắp đê chống lũ

+ Tín ngưỡng thờ sông nước : thần sông, thần suối ‘đất có thổ công, sông có

hà bá’

- Ngoài ra nước ta có địa hình đa dạng Đặc điểm này cảm thụ về thiên

nhiên của người Việt khá phong phú Trong các địa hình đó không thể không nhắc đến hang động vùng rừng núi và cảng vịnh dưới biển Hệ thống hang động Việt Nam kỳ vĩ, phong phú trải dài từ Bắc vào Nam, trong đó Phong Nha (Quảng Bình) đã trở thành Di sản thiên nhiên thế giới Người Việt đến với hang động không chỉ để thưởng thức mà con thiêng liêng hoá chúng, biến thành nơi cầu nguyện, đáp ứng nhu cầu tâm linh

Câu 3 : Phân tích khái niệm : tiếp xúc văn hóa, giao lưu văn hóa, tiếp biến văn hóa Phân tích ý nghĩa của vấn đề.

Trả lời :

 Khái niệm

- Giao lưu văn hóa là sự tiếp xúc trao đổi qua lại những giá trị giữa các

cộng đồng người khác nhau Qua đó nền văn hóa bổ sung thêm nhiều yếu

tố mới làm biến đổi mô thức ban đầu

- Giao lưu và tiếp biến văn hoá là sự gặp gỡ, thâm nhập và học hỏi lẫn

nhau giữa các nền văn hóa Trong quá trình này, các nền văn hoá bổ sung, tiếp nhận và làm giàu cho nhau, dẫn đến sự biến đổi, phát triển và tiến bộ văn hoá

Trang 5

- Giao lưu văn hoá thực chất là sự gặp gỡ, đối thoại giữa các nền văn hoá.

Quá trình này đòi hỏi mỗi nền văn hoá phải biết dựa trên cái nội sinh để lựa chọn tiếp nhận cái ngoại sinh, từng bước bản địa hoá nó để làm giàu, phát triển văn hoá dân tộc

 Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá thường diễn ra theo hai hình thức:

- Hình thức tự nguyện: Thông qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi,

du lịch, hôn nhân, quà tặng…mà văn hoá được trao đổi trên tinh thần tự nguyện

- Hình thức cưỡng bức: thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược

thôn tính đất đai và đồng hoá văn hoá của một quốc gia này đối với một quốc gia khác Tuy nhiên, trên thực tế, các hình thức này lắm khi không thuần nhất Có khi trong cái vẻ tự nguyện, có những yếu tố mang tính cưỡng bức Hoặc trong quá trình bị cưỡng bức văn hoá, vẫn có những yếu

tố tiếp nhận mang tính tự nguyện

 Ý nghĩa

- Nền văn hoá đa dạng phong phú

- Bước phát triển đáng kể trên tất cả các mặt, kinh tế, chính trị, khoa học,

giáo dục, công nghệ

- Trình độ học vấn, nhận thức về văn hoá và vai trò của văn hoá của tất cả

các cấp lãnh đạo cũng như người dân được nâng cao, ý thức về quốc gia, lòng tự hào dân tộc được khơi dậy mạnh mẽ, người dân được thoả sức sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất, tinh thần ở mọi khía cạnh

- Vị thế của đất nước được nâng cao, bình đẳng với tất cả các quốc gia trên

thế giới

- Văn hoá vừa là nền tảng, vừa là động lực phát triển xã hội.

- Học hỏi những tinh hoa văn hoá thế giới dưới mọi hình thức, vừa kiên

quyết chống văn hoá độc hại Đồng thời ra sức gìn gữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc

 Hạn chế

- Tiếp thu khoa học công nghệ cũng đồng nghĩa với việc tiếp thu lối sống,

tác phong công nghiệp => nếp nghĩ, lối sống, đến cả không gian thôn dã của một nền văn hoá nông nghiệp lúa nước đang bị mất dần

- Một hệ tư tưởng đạo đức không phù hợp với thuần phong mỹ tục, với các

giá trị đạo đức nhân văn truyền thống đang từng ngày thâm nhập vào đời sống văn hoá của nhân dân ta

- Môt bộ phận dân chúng, nhất là thanh thiếu niên đang chạy theo lối sống

hưởng thụ, trong quan hệ ứng xử phai nhạt nghĩa tình, tất cả đều nhuốm màu thương mại, tiếp thu văn hoá ngoại lai một cách thái quá, phủ nhận các giá trị truyền thống

- Một số cấp lãnh đạo quản lý cũng còn chưa nhận thức được đầy đủ vai trò

của văn hoá đối với đời sống xã hội

Trang 6

- Hoàn cảnh lịch sử => giao lưu tiếp biến VH thay đổi trên nhiều phương

diện

- Các thế lực thù địch, phản động quốc tế không ngừng tìm cách chống

phá chúng ta về mọi mặt thông qua con đường giao lưu tiếp biến văn hoá, nhằm từng bước chuyển hoá về tư tưởng ý thức hệ, đạo đức lối sống của nhân dân ta

Câu 4 : Tại sao nói: Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển ?

- Khái niệm : Phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện

tượng theo khuynh hướng đi lên; từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn

 Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển vì :

- Khi nói đến văn hóa là nói tới con người, văn hoá chính là sự phát triển

những năng lực bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội Văn hoá là động lực, mục tiêu, hệ chuẩn của sự phát triển và

nó luôn biến đổi không ngừng Văn hóa luôn có hai mặt, thẩm thấu trong tất cả hoạt động của con người, đó là hoạt động sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần nhằm giáo dục con người khát vọng hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ

- Đặc trưng của sự phát triển là văn hoá ngày càng trở thành yếu tố nội

sinh, trở thành động lực và hệ chuẩn của sự phát triển Vì lẽ đó sự phát triển văn hoá không chỉ là sự cố gắng đẩy mạnh sự phát triển kinh tế mà còn làm cho bản chất của nó lan toả và bao trùm tất cả sự phát triển trên các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là tới một hệ giá trị phi vật chất

- Văn hóa phải thật sự đứng ở vị trí trung tâm của sự phát triển Lĩnh vực

nào của đời sống xã hội cũng cần sự trợ giúp của văn hóa như một nguồn lực nội sinh trực tiếp cho sự phát triển

- Văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội:

+ Vì xã hội là một thể thống nhất giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội cho nên

xã hội không chỉ duy nhất có nền tảng vật chất mà còn là nền tảng tinh thần + Văn hóa là tổng thể các dạng hoạt động sáng tạo của con người tất cả giá trị con người tạo ra tạo thành sức mạnh tinh thần quyết định mọi thành bại của cách mạng

+ Ở Việt Nam bí quyết của sức mạnh đó chính là ở các nhân tố văn hóa, ở những giá trị tinh thần và nó đã được thể hiện rất rõ trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc

 Vì vậy yếu tố văn hóa và phát triển không thể tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không thể tách rời mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân ta vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

- Văn hóa - Mục tiêu sự phát triển

+ Văn hóa hướng đích cuộc sống, hoàn thiện nhân cách con người bằng quá trình phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, điều chỉnh những hiện

Trang 7

tượng lệch chuẩn, phản tiến bộ, phản nhân văn bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội được hài hòa, cân đối và bền vững

Ví dụ : Cá nhân : sống có ước mơ hoài bão

Tổ chức : xây dựng mục tiêu cho tổ chức mình để tổ chức luôn phát triển và vững mạnh

Đất nước : mục tiêu độc lập dân tộc – chủ nghĩa xã hội

+ Mặt tiêu cực của kinh tế thị trường dễ làm nảy sinh và phát triển tâm lý sùng bái hàng hóa, chạy theo đồng tiền, chạy theo những lợi ích vật chất phục vụ thái độ vụ lợi, ích kỷ cá nhân, xem thường các giá trị nhân văn…

=> Chính vì thế lấy văn hóa làm thước đo chuẩn mực cho mọi lĩnh vực xã hội

- Văn hóa – động lực của sự phát triển

+ Văn hóa là động lực thúc đẩy của sự phát triển kinh tế, là nhân tố trực tiếp hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức trong tương lai

+ Động lực của văn hóa không chỉ tác động trực tiếp trong kinh tế mà còn tiềm tàng chi phối đời sống chính trị - góp phần giữ vững ổn định chính trị, đánh thức tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu nước

+ Văn hóa còn là yếu tố quan trọng để phát triển dân chủ và tạo lập công bằng xã hội

+ Khát vọng động lập dân tộc

+ Tinh thần tự lực tự cường dân tộc

+ Lòng yêu nước nồng nàn

Câu 5: Phân tích khái niệm văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh và UNESCO.

Trả lời :

 Định nghĩa văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh :

- “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người đã sáng tạo

và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn, ở, mặc và các phương thức sử dụng khác Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”

- Định nghĩa văn hoá của Hồ Chí Minh vừa mang tính khoa học vừa mang

tính sáng tạo bởi định nghĩa của Người dựa trên các quan điểm:

+ Quan điểm hệ thống: Văn hoá là một hệ thống những phát minh do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động Văn hoá được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 nhân tố chủ yếu của đời sống xã hội + Nó mang tính khoa học vì nội hàm văn hoá mà Người đưa ra không quá hẹp, không quá rộng, nó phù hợp với mọi điều kiện đời sống xã hội trong quá trình phát triển của con người Bản chất văn hoá trong quan niệm của Hồ Chí Minh là hướng đến chủ nghĩa nhân văn cao cả Văn hoá được hiểu đồng

Trang 8

nghĩa với những giá trị Chân- Thiện- Mỹ Đây cũng chính là những nét tương đồng mà UNESCO mãi đến năm 1982 mới thống nhất được Đó chính

là vì con người, vì sự phát triển toàn diện của con người

+ Quan điểm phát triển: Văn hoá là tổng hoà các phương thức sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người, cùng với quá trình xây dựng và phát triển văn hoá, con người ngày càng hoàn thiện hơn Văn hoá theo Hồ Chí Minh là nét riêng biệt chỉ có ở loài người, được hình thành từ “lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống” Trong quá trình lao động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần, văn hoá là thể hiện trình độ Người trong mỗi một con người

Do đó, phát triển văn hoá cũng chính là phát triển con người

+ Quan điểm toàn diện: theo Hồ Chí Minh, văn hoá là một kiến trúc thượng tầng mà trong đó bao gồm cả ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo…( văn hoá phi vật thể) và các công trình kiến trúc được tạo ra do hoạt động thực tiễn của con người( văn hoá vật thể) Điểm đặc biệt trong định nghĩa văn hoá của Hồ Chí Minh đó chính là đã đưa tôn giáo cũng là một thành tố cấu thành nên văn hoá

 Định nghĩa văn hóa của UNESCO

- Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và

vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyeeth định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng : Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân

= > Văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển

Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và

phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững

và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình

độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu

và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra

Câu 6 : Trình bày đặc điểm loại hình tiếng việt.

Trả lời :

Trang 9

Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi một tiếng (âm tiết) được phát âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết Đặc điểm này thể hiện rõ rệt

ở tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp

- Đặc điểm ngữ âm: Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là "tiếng"

Về mặt ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết Hệ thống âm vị tiếng Việt phong phú

và có tính cân đối, tạo ra tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt trong việc thể hiện các đơn vị có nghĩa Nhiều từ tượng hình, tượng thanh có giá trị gợi tả đặc sắc Khi tạo câu, tạo lời, người Việt rất chú ý đến sự hài hoà về ngữ âm, đến nhạc

- Đặc điểm từ vựng: Mỗi tiếng, nói chung, là một yếu tố có nghĩa Tiếng là đơn

vị cơ sở của hệ thống các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt Từ tiếng, người ta tạo

ra các đơn vị từ vựng khác để định danh sự vật, hiện tượng , chủ yếu nhờ

Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức ghép luôn chịu sự chi phối của quy luật kết hợp ngữ nghĩa, ví dụ: đất nước, máy bay, nhà lầu xe hơi, nhà tan cửa nát Hiện nay, đây là phương thức chủ yếu để sản sinh ra các đơn vị từ vựng Theo phương thức này, tiếng Việt triệt để sử dụng các yếu tố cấu tạo từ thuần Việt hay vay mượn từ các ngôn ngữ khác để tạo ra các từ, ngữ mới, ví dụ: tiếp thị, karaoke, thư điện tử (e-mail), thư thoại (voice mail), phiên bản (version), xa lộ thông tin, siêu liên kết văn bản, truy cập ngẫu nhiên, v.v Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức láy thì quy luật phối hợp ngữ âm chi phối chủ yếu việc tạo ra các đơn vị từ vựng, chẳng hạn: chôm chỉa, chỏng chơ, đỏng đa đỏng đảnh, thơ thẩn, lúng lá lúng liếng, v.v Vốn từ vựng tối thiểu của tiếng Việt phần lớn là các từ đơn tiết (một âm tiết, một tiếng) Sự linh hoạt trong sử dụng, việc tạo ra các từ ngữ mới một cách dễ dàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vốn từ, vừa phong phú về số lượng, vừa đa dạng trong hoạt động Cùng một sự vật, hiện tượng, một hoạt động hay một đặc trưng, có thể có nhiều từ ngữ khác nhau biểu thị Tiềm năng của vốn từ ngữ tiếng Việt được phát huy cao độ trong các phong cách chức năng ngôn ngữ, đặc biệt là trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Hiện nay, do

sự phát triển vượt bậc của khoa học-kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, thì tiềm năng đó còn được phát huy mạnh mẽ hơn

- Đặc điểm ngữ pháp: Từ của tiếng Việt không biến đổi hình thái Đặc điểm này

sẽ chi phối các đặc điểm ngữ pháp khác Khi từ kết hợp từ thành các kết cấu như ngữ, câu, tiếng Việt rất coi trọng phương thức trật tự từ và hư từ Việc sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định là cách chủ yếu để biểu thị các quan hệ cú pháp Trong tiếng Việt khi nói "Anh ta lại đến" là khác với "Lại đến anh ta" Khi các từ cùng loại kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ thì từ đứng trước giữ vai trò chính, từ đứng sau giữ vai trò phụ Nhờ trật tự kết hợp của từ mà "củ cải" khác với "cải củ", "tình cảm" khác với "cảm tình" Trật tự chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau là trật tự phổ biến của kết cấu câu tiếng Việt

Phương thức hư từ cũng là phương thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt Nhờ

Trang 10

hư từ mà tổ hợp "anh của em" khác với ttổ hợp "anh và em", "anh vì em" Hư từ cùng với trật tự từ cho phép tiếng Việt tạo ra nhiều câu cùng có nội dung thông báo cơ bản như nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm Ví dụ, so sánh các

Ngoài trật tự từ và hư từ, tiếng Việt còn sử dụng phương thức ngữ điệu Ngữ điệu giữ vai trò trong việc biểu hiện quan hệ cú pháp của các yếu tố trong câu, nhờ đó nhằm đưa ra nội dung muốn thông báo Trên văn bản, ngữ điệu thường được biểu hiện bằng dấu câu Chúng ta thử so sánh 2 câu sau để thấy sự khác

Câu 7 : Vì sao Đảng ta cho rằng : “Văn hóa là mục tiêu, động lực thúc đầy

sự phát triển bền vững đất nước” ?

Trả lời :

Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió và thác ghềnh để tồn tại và không ngừng phát triển Vì vậy, chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nến tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội

- Khái niệm : Phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện

tượng theo khuynh hướng đi lên; từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn

- Mục tiêu đất nước ta : độc lập dân tộc – chủ nghĩa xã hội.

- Nghị quyết 05 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI

khẳng định: “Văn hoá là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại, là lĩnh vực sản xuất tinh thần, tạo ra những giá trị văn hoá, những công trình nghệ thuật, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm giàu đẹp thêm cuộc sống con người”

- Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn tạo lập được CNXH phải biến

một đất nước nghèo nàn lạc hậu trở thành một đất nước có nền văn hóa cao, khoa học phát triển; Văn hóa là động lực thúc đẩy của sự phát triển kinh tế, là nhân tố trực tiếp hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức trong tương lai

- Giáo dục-đào tạo là chìa khóa của sự phát triển, là vấn đề cốt lõi của cách

mạng con người Hiện nay chúng ta tiến hành CNH, HĐH để tạo ra bước nhảy vọt cho sự phát triển mà không bắt đầu từ giáo dục - đào tạo, không

Ngày đăng: 10/05/2017, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w