con công nhận và ghi vào sổ khai sinh”.So với Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định tại Điều 31 phạm vi chủ thể có quyền yêu cầu xác định
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ ……
Xác định cha, mẹ, con và thực tiễn giải quyết tại Tòa án
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyờn ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và phỏp luật
Mó số : 60380101 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ………
HÀ NỘI – NĂM 2017
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ cha, mẹ, con là quan hệ thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con
người Sau khi xác lập quan hệ hôn nhân, việc sinh con không chỉ thỏa mãn
lợi ích của vợ chồng mà còn thỏa mãn lợi ích của gia đình, của dòng họ Mỗi
người được sinh ra, lớn lên đều luôn hướng về cội nguồn, đó là bản năng gốc
rất tự nhiên của mỗi người Thông qua việc xác định con chung của vợ chồng
sẽ chỉ ra được ai là chủ thể mang quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ cha,
mẹ, con Đặc biệt, thông qua việc xác định con thì sẽ chỉ ra được ai sẽ là
người có trách nhiệm nuôi dưỡng đứa trẻ Đồng thời việc xác định con chung
của vợ chồng tạo nên những mối quan hệ thiêng liêng trong gia đình, từ đó
xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể
Mặt khác, việc xác định con chung không chỉ liên quan tới mối quan hệ
giữa hai thế hệ mà còn liên quan đến các mối quan hệ với các thành viên khác
trong gia đình Do vậy, xác định quan hệ cha, mẹ, con còn là cơ sở để thực
hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khác trong gia đình Đồng thời,
xác định cha, mẹ, con là căn cứ pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp phát sinh như: chia tài sản thừa kế, thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng…
Ngày nay, cùng với sự hội nhập quốc tế sâu rộng, đời sống xã hội có
nhiều thay đổi, quan hệ xã hội cũng trở nên phức tạp hơn Quan niệm về tình
yêu, hôn nhân và các mối quan hệ gia đình như quan hệ cha, mẹ, con có nhiều
thay đổi Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và pháp luật trong nước
Trang 3cũng ngày càng mở rộng theo hướng học tập những kinh nghiệm của các
nước trên thế giới, dẫn tới xuất hiện việc xác định cha, mẹ, con bằng phương
pháp giám định ADN, việc sinh con theo phương pháp khoa học, việc mang
thai hộ… theo đó việc xác định cha, mẹ, con cũng có nhiều thay đổi so với
truyền thống trước đây
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời với những bước phát triển
hoàn thiện hơn so với các Luật trước đó Theo đó, Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 đã quy định khá đầy đủ về xác định cha, mẹ, con trong các trường
hợp sinh con thông thường (có hoặc không tồn tại quan hệ hôn nhân giữa cha
và mẹ đứa trẻ), và xác định cha, mẹ, con trong các trường hợp sinh con bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định
cha, mẹ, con còn có những vướng mắc, bất cập Việc xác định cha, mẹ, con
tại Tòa án nhân dân cũng xuất hiện mâu thuẫn trong cách hiểu, cách áp dụng
pháp luật Đồng thời, sự ra đời của Luật hộ tịch năm 2014, Bộ luật dân sự
năm 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã tác động đến việc xác định
cha, mẹ, con
Những thay đổi trong quy định của pháp luật đã đem lại những thay đổi
trong nhận thức về xác định cha, mẹ, con so với trước đây Bên cạnh đó,
những quy định pháp luật về vấn đề này đã chặt chẽ hơn, tránh thay đổi quan
hệ cha, mẹ, con một cách tùy tiện và phù hợp với thực tế, song vẫn còn tồn tại
một số khiếm khuyết Những quy định pháp luật về thẩm quyền xác định cha,
mẹ, con cũng vẫn là điều còn cần bàn đến, khi mà việc phân định thẩm quyền
để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong xác định cha, mẹ, con nhưng
thực tế lại mang lại sự phiền hà khi cách hiểu, cách áp dụng và việc xử lý hậu
Trang 4quả những sai lầm về thẩm quyền trước đó đem lại nhiều khó khăn cho người
dân
Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Xác định cha, mẹ, con và
thực tiễn giải quyết tại Tòa án” để làm luận văn tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề xác định cha, mẹ, con đã nhận được nhiều sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu khoa học Năm 2002, tác giả Nguyễn Thị Lan đã nghiên cứu
đề tài Xác định cha, mẹ, con – một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong Luận
văn thạc sĩ Luật học và năm 2008 tiếp tục nghiên cứu đề tài Xác định cha,
mẹ, con trong pháp luật Việt Nam trong Luận án tiến sĩ Luật học Năm 2012,
tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hân cũng đã chọn đề tài Xác định cha, mẹ, con theo
pháp luật Việt Nam nghiên cứu cho Khóa luận tốt nghiệp của mình Năm
2014, tác giả Trần Thị Xuân chọn đề tài Xác định cha, mẹ, con với việc đảm
bảo quyền trẻ em để nghiên cứu Luận văn thạc sĩ Bên cạnh đó, vấn đề liên
quan tới xác định cha, mẹ, con còn được các tác giả nghiên cứu trong các bài
viết ngắn đăng trên tạp chí như Tiến sĩ Lê Thu Hà với bài viết Bàn về thẩm
quyền xác định cha, mẹ cho con năm 2006, …
Các công trình nghiên cứu của các tác giả trước đây đã làm rõ vấn đề lý
luận về xác định cha, mẹ, con theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nhìn
nhận được những hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn và đưa ra những kiến
nghị hoàn thiện pháp luật Tuy nhiên, lý luận về xác định cha, mẹ, con cùng
thực tiễn giải quyết việc xác định cha, mẹ, con tại Tòa án trong giai đoạn hội
nhập quốc tế và đón chào sự ra đời với những thay đổi mới trong quy định
Trang 5của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các Luật khác có liên quan như
Luật hộ tịch năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015… thì vẫn chưa được các tác giả nghiên cứu
3 Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là xác định cha, mẹ, con theo thủ tục sơ
thẩm (thủ tục chung) tại Tòa án nhân dân và thực tiễn xác định cha, mẹ, con
tại các Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn không đi
sâu nghiên cứu về xác định cha, mẹ, con tại Ủy ban nhân dân
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là để làm sáng tỏ những lý luận cơ bản,
các quy định pháp luật về xác định cha, mẹ, con tại Tòa án Thông qua phân
tích những Bản án, Quyết định giải quyết những vụ việc cụ thể về xác định
cha, mẹ, con của các Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội để thấy
được những khiếm khuyết của pháp luật, những bất cập, mâu thuẫn trong
cách hiểu, cách áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
qua đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị hợp lý để hoàn thiện pháp luật về
xác định cha, mẹ, con
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương
pháp so sánh trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của học thuyết Mác-Lênin
5 Kết cấu của bài luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 2 chương được kết cấu như sau:
Trang 6Chương 1: Khái quát chung về pháp luật xác định cha, mẹ, con.
Chương 2: Thực tiễn xác định cha, mẹ, con tại các Tòa án nhân dân trên
địa bàn thành phố Hà Nội
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON
1.1 Khái quát pháp luật Việt Nam về xác định cha, mẹ, con
1.1.1 Pháp luật trước Cách mạng tháng Tám
- Thời kỳ phong kiến:
Việt Nam đã trải qua nhiều triều đại, và Bộ luật Hồng Đức (hay còn gọi
là Quốc Triều hình luật) và Luật Gia Long là hai bộ luật có giá trị nổi bật,
được đánh giá là đỉnh cao trong kỹ thuật lập pháp thời phong kiến
Tuy nhiên, pháp luật phong kiến chưa có quy định nào đề cập đến vấn
đề xác định cha, mẹ, con
Pháp luật thời kỳ này thấm nhuần tư tưởng Nho giáo Trong mối quan
hệ cha, mẹ, con được xác định dựa trên phong tục tập quán và đạo đức truyền
thống Những đứa con sinh ra từ cuộc hôn nhân phong kiến đương nhiên là
con chung của hai vợ chồng, không liên quan tới việc đứa con đó là con của
vợ cả hay vợ lẽ
Do khuôn giáo khắt khe, người phụ nữ phải đoan chính, nếu không là
phạm vào tội ngoại tình (một trong bảy tội lớn), bị xã hội khinh rẻ, có thể bị
cạo đầu bôi vôi và người chồng có thể bỏ vợ hoặc “hành xử” vợ Người đàn
ông nếu thông gian với vợ người khác thì sẽ bị xử tội rất nặng, ví dụ như theo
Trang 7Điều 401 Bộ luật Hồng Đức thì gian dâm với vợ người khác sẽ bị xử tội lưu
đầy hoặc tội chết Chính do tư tưởng khuôn giáo và việc xử phạt nghiêm khắc
như vậy mà đứa trẻ do vợ sinh ra đương nhiên được thừa nhận là con chung
của vợ chồng (1) Tuy nhiên, người chồng có thể không thừa nhận đứa trẻ đó
nếu phát hiện vợ mình thông gian với người khác Theo phong tục tập quán
thì để chứng minh, trước các chức sắc trong làng sẽ tiến hành nhỏ máu của
người chồng và đứa trẻ vào bát nước lã, nếu hai giọt máu không hòa vào nhau
thì đứa trẻ không phải con của người chồng
Hoặc khi giữa hai bố mẹ không có tổ chức kết hôn theo phong tục
phong kiến, nhưng đứa con sinh ra được người cha nhìn nhận thì đứa trẻ vẫn
được xác định là con chung của hai người, ngay cả trường hợp đứa trẻ là con
sinh ra bởi người đàn bà thông gian
Tuy nhiên, nếu không tồn tại hôn nhân phong kiến và đứa trẻ sinh ra
không được người đàn ông nào nhìn nhận thì đó là con riêng của người phụ
nữ đó
- Thời kỳ Pháp thuộc:
Để phục vụ cho việc cai trị, thực dân Pháp đã chia đất nước ta thành ba
miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống
pháp luật riêng Pháp luật thời kỳ này đều thừa nhận chế độ đa thê, người
chồng được lấy nhiều vợ Tại Bắc Kỳ áp dụng Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931 Tại
Trung Kỳ áp dụng Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật (1939) Tại Nam Kỳ áp
dụng quy định của Bộ Dân luật giản yếu 1883
Theo đó Điều 79 Bộ Dân luật Bắc Kỳ quy định có hai cách tính giá thú
hợp pháp: “giá thú về chính thất và giá thú về thứ nhất” Theo đó, con sinh ra
Trang 8có giá thú được coi là con chính thức, còn con sinh ra không có giá thú là con
hoang
Bộ Dân luật Bắc Kỳ đã quy định về suy đoán pháp lý khi xác định con
trong giá thú tại Điều 151: con được thụ thai trong thời kỳ giá thú thì cha đứa
con chính là người chồng Thụ thai trong thời kỳ giá thú tức là kể từ sau khi
làm lễ cưới 180 ngày sinh con hoặc sinh con sau khi tiêu hôn hoặc người
chồng qua đời trong thời hạn khoảng 300 ngày Đối với đứa con sinh ra khi
chưa đủ 180 ngày sau khi vợ chồng làm lễ cưới thì theo Điều 153 Luật này,
có thể bị người chồng không thừa nhận là con, và chỉ được xác định là con
chính thức khi người cha thừa nhận (theo quy định tại Điều 152)
Đối với con ngoài giá thú theo quy định tại Điều 168 Bộ Dân luật Bắc
Kỳ thì không cho phép xác nhận một người là cha của đứa trẻ đó, và đứa trẻ
bị coi là con hoang Tuy nhiên, dù là con hoang nhưng nếu sau này giữa mẹ
đứa trẻ và người đàn ông thừa nhận đứa trẻ là con có giá thú hợp pháp thì có
thể công nhận đứa trẻ là con chính thức (2)
Bộ luật dân sự Trung Kỳ cũng quy định cởi mở là người đàn bà sau khi
thành hôn chưa đủ 180 ngày mà đã sinh con thì đứa con đó là con của người
chồng, trừ khi người chồng khởi kiện không nhận đứa con đó… (3) Bộ luật dân
sự Trung Kỳ cũng quy định rõ các trường hợp thừa nhận con sinh ra mà cha
mẹ chưa lập giá thú làm con chính thức khi: cha mẹ chưa lập giá thú nhưng
đã khai nhận đứa con; hoặc khi cha mẹ sinh con chưa thừa nhận thì khi lập
giá thú phải đồng thời khai giá thú và khai nhận con; hoặc sau khi khai giá
thú mới làm giấy khai nhận con thì vẫn được chấp nhận làm con chính thức
Trang 91.1.2 Pháp luật từ Cách mạng tháng Tám đến nay
Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta có một thời gian chia hai miền
Nam-Bắc
Miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975 dưới sự cai trị của đế quốc Mỹ
và chính phủ Ngụy quyền Sài Gòn đã thi hành các văn bản pháp luật về hôn
nhân và gia đình gồm: Luật gia đình ngày 02/01/1959 dưới chế độ Ngô Đình
Diệm; Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú và tài sản cộng đồng; Bộ
dân luật ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu Các sắc luật này
cũng quy định về suy đoán pháp lý quan hệ cha, mẹ, con trong giá thú tương
tự như Bộ Dân luật Bắc Kỳ đó là con chính thức là con sinh ra từ đủ 180 ngày
lập hôn và không quá 300 ngày sau khi tiêu hôn, còn đối với con sinh ra chưa
đủ 180 ngày sau khi lập hôn thì cũng được coi là con chính thức, trừ khi bị
người cha khước từ nhận có căn cứ luật định
Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này có sự tiến bộ hơn trước khi thừa nhận
con ngoài giá thú và việc thừa nhận này chỉ phụ thuộc ý chí người cha nhận
(Điều 99 Luật gia đình năm 1959), trừ trường hợp con loạn luân hay con
ngoại tình thì không được phép khai nhận (4)
Miền Bắc dưới sự lãnh đạo của chính quyền nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa Từ năm 1945 đến năm 1954, Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa mới ra đời, xã hội còn nhiều khó khăn và chưa đáp ứng được đòi
hỏi của xã hội trong các lĩnh vực Nguyên tắc xác định cha, mẹ, con cũng
chưa được đề cập một cách rõ ràng, cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở việc ban
hành Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 tạm thời áp dụng quy định pháp luật
Trang 10cũ nhưng có chọn lọc Ngày 22/5/1950 Sắc lệnh số 97/SL ra đời thay đổi một
số quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình, và điểm tiến bộ nhất đó là quy
định người con hoang không ai thừa nhận được phép yêu cầu Tòa án xác định
cha hoặc mẹ cho mình (Điều 9)
- Luật hôn nhân và gia đình năm 1959:
Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền non trẻ sau thời gian
đầu thành lập đã bắt tay vào xây dựng các bộ luật của đất nước sau khi ban
hành Hiến pháp 1946 Năm 1959 Luật hôn nhân và gia đình ra đời
Pháp luật mới chỉ quy định quyền được xin nhận cha, mẹ cho con ngoài
giá thú, hoặc cha, mẹ xin nhận con ngoài giá thú tại Điều 21, Điều 22 Luật
này Cụ thể:
Điều 22: Người con ngoài giá thú được xin nhận cha hoặc mẹ trước
Toà án nhân dân Người mẹ cũng có quyền xin nhận cha thay cho đứa trẻ
chưa thành niên Người thay mặt cũng có quyền xin nhận cha hoặc mẹ thay
cho đưa trẻ chưa thành niên.”
Trong các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 chưa dự
liệu về nội dung nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con trong giá
thú Chưa có các quy định về xác định không phải quan hệ cha, mẹ, con hay
vấn đề xác định cha, mẹ, con khi người bị yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đãchết
Có thể thấy rằng, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 mới chỉ quy định
một phần nhỏ trong vấn đề xác định cha, mẹ, con mà chưa bao quát được
những vấn đề có thể phát sinh trên thực tế
- Luật hôn nhân và gia đình năm 1986:
Trang 11đoán pháp lý xác định quan hệ cha, mẹ, con, đồng thời vấn đề xem xét lại
quan hệ cha, mẹ, con cũng đã được đề cập đến tại Điều 28 Luật hôn nhân và
gia đình năm 1986:
“Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong
thời kì đó là con chung của vợ chồng Trong trường hợp có yêu cầu xác định
lại vấn đề này thì phải có chứng cứ khác”
Theo đó thì căn cứ để suy đoán quan hệ cha, mẹ, con đối với cha mẹ tồn
tại quan hệ hôn nhân là thời kỳ hôn nhân Tuy nhiên, quy định này chưa đề
cập tới vấn đề suy đoán pháp lý và tự nhận quan hệ cha, mẹ, con nếu con
được sinh ra trước khi bố mẹ đăng ký kết hôn
So với Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì Luật hôn nhân và gia
đình 1986 đã quy định về việc được yêu cầu xác định lại quan hệ cha, mẹ,
con nếu có chứng cứ khác Nhưng, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 chưa
quy định rõ những chứng cứ để yêu cầu xác định lại vấn đề này có thể là
những chứng cứ gì, dẫn tới việc không thống nhất trong cách hiểu của người
dân cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 cũng quy định đối với việc xác
định cha, mẹ cho con ngoài giá thú và xác định con ngoài giá thú của cha, mẹ,
Điều 29, 30:
“Người được khai là cha, là mẹ một đứa trẻ có thể xin xác định đứa trẻ
đó không phải là con mình Người không được khai là cha, là mẹ một đứa trẻ
có thể xin xác định đứa trẻ đó là con của mình Việc cha mẹ nhận con ngoài
giá thú do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người
Trang 12con công nhận và ghi vào sổ khai sinh”.
So với Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì Luật hôn nhân và gia
đình năm 1986 đã quy định tại Điều 31 phạm vi chủ thể có quyền yêu cầu xác
định mối quan hệ cha, mẹ, con gồm có:
“Con ngoài giá thú có quyền xin nhận cha, mẹ kể cả trong trường hợp
cha, mẹ đã chết; Người mẹ, người cha hoặc người đỡ đầu có quyền yêu cầu
xác định cha, mẹ cho người con ngoài giá thú chưa thành niên; Viện kiểm sát
nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho người con
ngoài giá thú chưa thành niên”
Trong điều luật này cũng đã đề cập đến trường hợp cha, mẹ đã chết thì
con ngoài giá thú cũng có quyền xin nhận lại Tuy nhiên, Luật lại chưa quy
định về trường hợp xin nhận lại con ngoài giá thú đã chết
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định khá chi tiết và cụ thể
hơn so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 về vấn đề xác định quan hệ
cha, mẹ, con
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tiếp tục ghi nhận phương thức suy
đoán pháp lý, xác định con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc người vợ có
thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng Khoản 1 Điều 63
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định thêm:
“Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận
cũng là con chung của vợ chồng”
Trang 13Như vậy thì dù sinh trước thời kỳ hôn nhân của cha mẹ nhưng được cha mẹ
thừa nhận thì đứa trẻ vẫn được suy đoán là con chung của vợ chồng Việc
xem xét lại quan hệ cha, mẹ, con vẫn được ghi nhận nhưng cũng chưa có quy
định cụ thể về các tài liệu, chứng cứ chứng minh để yêu cầu xem xét lại quanhệ này
Tại Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định thêm về vấn
đề ai là người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con cho người đã thành
niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự thay vì chỉ quy định những người có
quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho con vị thành niên như Luật hôn nhân và
gia đình năm 1986
Đồng thời, để phù hợp với thực tế đất nước khi khoa học kỹ thuật phát
triển và hội nhập quốc tế, Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã
bước đầu quy định việc xác định cha, mẹ, con cho con sinh ra bằng phương
pháp khoa học thì không xác định theo cách thức thông thường mà xác định
theo như Chính phủ hướng dẫn
Tuy nhiên thì Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng chưa quy định
về việc xác định quan hệ cha, mẹ, con đối với trường hợp con đã chết
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
Mới đây nhất, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời đã quy định
cụ thể hơn về xác định cha, mẹ, con
Nếu như Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ quy định về nguyên
tắc suy đoán pháp lý con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ
chồng, còn cụ thể trường hợp con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày
kết thúc thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng lại được hướng dẫn
Trang 14trong Nghị định; thì Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rõ vấn
đề này ngay tại khoản 1 Điều 88 Luật này, cụ thể:
“Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong
thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn
nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là
con chung của vợ chồng.”
Khoản 1 Điều 91 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định
thêm so với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về vấn đề xác định cha, mẹ,
con trong trường hợp người con đó đã chết Trường hợp người yêu cầu xác
định quan hệ cha, mẹ, con đã chết thì Luật này cũng quy định cho người thân
thích của người yêu cầu đã chết đó có quyền yêu cầu xác định quan hệ này
Bên cạnh đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể hơn
về phương thức xác định quan hệ cha, mẹ, con đối với việc sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản; và việc mang thai hộ cũng như cách xác định quan hệ
cha, mẹ, con trong trường hợp này cũng đã được đề cập tới tại các Điều 93,
96, 98, 99 Luật này
Như vậy ở đây ta thấy rõ được những quy định pháp luật về xác định
cha, mẹ, con đã trở nên cụ thể, chi tiết hơn và bổ sung khá đầy đủ các trường
hợp có thể xảy ra trên thực tế, đáp ứng được yêu cầu phát sinh của xã hội
Có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, các
quy định về nuôi con nuôi, xác định quan hệ cha, mẹ, con đẻ ngày càng được
Trang 151.2 Khái niệm xác định cha, mẹ, con và ý nghĩa của việc xác định
cha, mẹ, con
1.2.1 Khái niệm xác định cha, mẹ, con
Xác định cha, mẹ, con nhằm định rõ cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ trong quan
hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con Xác định cha, mẹ, con dựa trên sự kiện sinh
đẻ và quan hệ huyết thống
Dưới góc độ sinh học, với các trường hợp sinh con tự nhiên (không áp
dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản) thì con sinh ra phải mang huyết thống,
mã gen của cha mẹ và cha mẹ phải là người trực tiếp sinh ra người con
Tuy nhiên trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì
có những ngoại lệ Trong trường hợp có người cho tinh trùng, cho trứng, cho
phôi thì người con sinh ra trong trường hợp này được người mẹ trực tiếp sinh
ra nhưng có thể chỉ mang mã gen của cha hoặc của mẹ hoặc không mang mã
gen của cả cha và mẹ Trường hợp cặp vợ chồng vô sinh không phải người
tạo nên phôi thai nhưng lại là người thể hiện ý chí muốn có đứa con đó ngay
từ khi người vợ được mang thai bằng việc cấy phôi Như vậy chính họ là
người mang đến sự sống cho đứa trẻ và là cha, mẹ của đứa trẻ Cho dù người
con được người mẹ sinh ra từ việc nhận phôi của người khác thì người mẹ
cũng phải trải qua một quá trình từ việc nhận phôi, mang thai và sinh con
Mối quan hệ cha, mẹ và con thực tế hình thành và gắn kết từ khi quá trình đó
bắt đầu Người mẹ vẫn là người trực tiếp sinh ra đứa trẻ và đương nhiên là mẹ
của đứa trẻ đó, chồng của người mẹ đó đương nhiên là cha của đứa trẻ Như
vậy, đứa trẻ được coi là con của cặp vợ chồng đó
Trang 16Đối với trường hợp con được sinh ra từ việc mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo, theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 26/01/2015 của Chính phủ
quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì cặp vợ chồng vô sinh do người vợ
không thể mang thai có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Bên
mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ phải có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật
Theo quy định tại Điều 94 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc
xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì:
“Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con
chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra” Về
mặt sinh học, đứa con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ không có mã
gen của người mang thai hộ mà mang mã gen của vợ chồng nhờ mang thai
hộ Như vậy, trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì người
trực tiếp sinh ra đứa con không xác định là mẹ của đứa con đó, mà cha mẹ
của đứa trẻ là cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ
Có thể thấy rằng, quan hệ cha, mẹ, con luôn gắn liền với những sự kiện
pháp lý nhất định Quan hệ giữa cha mẹ và con về mặt pháp lý chưa phát sinh
khi chưa được sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tức là về
mặt sinh học-xã hội có thể đã tồn tại quan hệ cha, mẹ và con, nhưng dưới góc
độ pháp lý thì tư cách cha, mẹ, con đẻ chỉ được thừa nhận thông qua những
thủ tục pháp lý nhất định và được ghi nhận bằng các quy định của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền bằng các văn bản, giấy tờ do cơ quan có thẩm
Trang 17là xác định cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính Đối với trường hợp định rõ
cha, mẹ, con tại Tòa án gọi là xác định cha, mẹ, con theo thủ tục tư pháp
Xác định cha, mẹ, con là một quyền nhân thân được quy định trong Bộ
luật dân sự 2005 và nay là Bộ luật dân sự 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2017) Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về xác định cha,
mẹ, con tại Điều 88, Điều 89, Điều 92 và Điều 94 Theo đó, việc xác định
cha, mẹ, con là nhằm xây dựng mối quan hệ huyết thống giữa những người
có mối quan hệ cha-con, mẹ-con
Huyết thống là mối quan hệ thiêng liêng luôn được chú ý tới từ trước
cho tới nay và là cơ sở truyền thống để xác định mối quan hệ cha, mẹ, con
Tuy nhiên, trong tình hình xã hội thay đổi, khoa học kĩ thuật phát triển, pháp
luật cũng thay đổi cho phù hợp điều kiện thực tế, khiến cho việc xác định mối
quan hệ cha, mẹ, con cũng có những thay đổi so với truyền thống
Nếu như trước đây, mối quan hệ huyết thống là cơ sở vững chắc nhất để
xác định cha, mẹ, con, thì tới nay, nhận thức về mối quan hệ cha, mẹ, con đã
có sự thay đổi khiến cho huyết thống không còn là cơ sở để xác định cha, mẹ,
con trong mọi trường hợp
Có trường hợp, qua giám định quan hệ huyết thống xác định rõ ràng có
mối quan hệ huyết thống nhưng mối quan hệ cha, mẹ, con đẻ không phát sinh
(trường hợp cho trứng, cho tinh trùng, cho phôi thì giữa con và người cho
trứng, cho tinh trùng, cho phôi không phát sinh quan hệ cha, mẹ, con), có
trường hợp không có quan hệ huyết thống nhưng mối quan hệ cha, mẹ, con
đẻ lại phát sinh (trường hợp sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản để sinh con)…
Trang 18Như vậy, cơ sở huyết thống vẫn được sử dụng để xác định quan hệ cha,
mẹ, con, nhưng trong một số trường hợp pháp luật quy định thì mối quan hệ
cha, mẹ, con được xác định theo quy định pháp luật (ta sẽ nói rõ hơn ở phần
sau)
Tóm lại, ta có thể đưa ra khái niệm: xác định cha, mẹ, con là việc
nghiên cứu, tìm kiếm, nhận diện mối quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế
tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ, dựa trên quan hệ huyết thống hoặc dựa
trên các căn cứ do pháp luật quy định (5)
1.2.2 Ý nghĩa của việc xác định cha, mẹ, con
Việc xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa rất thiêng liêng trong việc xác
định, hình thành mối quan hệ trong gia đình Quyết định của Tòa án về xác
định cha, mẹ, con có ý nghĩa quan trọng đối với việc thay đổi, bổ sung, cải
chính hộ tịch của các thành viên trong gia đình, trong đó thay đổi nhiều nhất
là đối với hộ tịch người được xác định là con Cụ thể:
Hộ tịch là những sự kiện, thông tin cơ bản xác định tình trạng nhân
thân của cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi chết đi như giới tính, dân tộc, cha,
mẹ, con,…
Bản án, Quyết định của Tòa án về việc xác định cha, mẹ, con là sự thừa
nhận, sự nhìn nhận của chính quyền về mối quan hệ cha, mẹ, con của những
người được xác định và chấm dứt tranh chấp liên quan đến xác định cha, mẹ,
con Bản án, Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con là cơ sở pháp lý
để bổ sung, thay đổi, cải chính hộ tịch của những người được xác định là cha,
mẹ, con hoặc không phải là cha, mẹ, con và người thân của họ, qua đó xác
Trang 19thành viên trong gia đình như cấp dưỡng, chăm sóc, nuôi dưỡng,… và là một
trong những cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp khác (tranh chấp về
thừa kế, về cấp dưỡng,…)
1.3 Căn cứ xác định cha, mẹ, con
1.3.1 Xác định cha, mẹ, con khi người vợ sinh con hoặc có thai trong
thời kỳ hôn nhân (trừ trường hợp mang thai hộ)
Căn cứ pháp lý xác định cha, mẹ, con đó là thời kỳ hôn nhân, quy định
tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“1 Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong
thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn
nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là
con chung của vợ chồng
2 Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ
và phải được Tòa án xác định.”
Thời kỳ hôn nhân được coi là một căn cứ quan trọng nhất để xác định
tính đương nhiên hoặc không đương nhiên trong việc xác định cha, mẹ, con
Khi hai bên nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân thì việc xác định cha, mẹ, con
được căn cứ trước hết trên cơ sở pháp lý, tức căn cứ thời kỳ hôn nhân Trong
trường hợp này thì huyết thống không còn mang ý nghĩa quyết định trong
việc xác định cha, mẹ, con nữa (6)
Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại của quan hệ vợ chồng, tính
Trang 20từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.
Theo thủ tục đăng ký kết hôn, ngày đăng ký kết hôn sẽ được tính từ
ngày hai bên nam nữ ký vào giấy chứng nhận kết hôn, cán bộ Tư pháp hộ tịch
ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn
Tuy nhiên, trong trường hợp có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
thì thời kỳ hôn nhân được xác định theo Thông tư liên tịch số
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn thi hành
một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 như sau:
“Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều
kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật thì
Tòa án xử lý như sau: Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận
quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể
từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn”
Như vậy, thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày đăng ký
kết hôn hoặc được tính từ thời điểm các bên kết hôn trái pháp luật nhưng
được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân Thời điểm chấm dứt hôn nhân khi
vợ, chồng chết được xác định theo ngày thực tế vợ hoặc chồng chết ghi trong
giấy chứng tử Trường hợp chấm dứt hôn nhân khi có quyết định của Tòa án
tuyên bố vợ hoặc hoặc chồng chết thì ngày chết xác định theo Quyết định của
Tòa án và đó cũng là ngày chấm dứt hôn nhân Trường hợp chấm dứt hôn
nhân do ly hôn thì ngày chấm dứt là ngày bản án hoặc quyết định của tòa án
có hiệu lực pháp luật
Pháp luật quy định biện pháp suy đoán pháp lý để xác định cha, mẹ, con
Trang 21chung sống, xây dựng gia đình nên việc sinh con được suy đoán là đương
nhiên
Do vậy, khi giữa nam nữ có mối quan hệ hôn nhân thì con sinh ra kể từ
ngày hai bên nam nữ đăng ký kết hôn cho đến 300 ngày sau ngày Bản án,
Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì
được xác định suy đoán là con chung của hai vợ chồng
Ngoài ra, pháp luật còn quy định: “Con sinh ra trước ngày đăng ký kết
hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”
Khi hôn nhân của hai bên nam nữ được hình thành sau khi đứa con sinh
ra nhưng được vợ chồng thừa nhận thì để bảo vệ lợi ích của trẻ nhỏ, pháp luật
quy định đứa trẻ là con chung của vợ chồng
Mặt khác, pháp luật cũng đặt ra nhiều cơ chế để đảm bảo cho việc xác
định cha, mẹ, con được chính xác Pháp luật hôn nhân và gia đình đã quy
định nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, quy định những chế tài đối với
việc kết hôn vi phạm nguyên tắc này, chế tài trong pháp luật hôn nhân và gia
đình, chế tài trong pháp luật hành chính, pháp luật hình sự… điều đó làm tăng
thêm ý thức trách nhiệm của vợ chồng đối với nhau và đối với gia đình
Nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ con được đặt ra nhằm ổn
định mối quan hệ cha mẹ con cũng như quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình Do vậy, mỗi khi người vợ mang thai hoặc sinh con, người vợ không cần
phải chứng minh chồng mình là cha của đứa trẻ mà pháp luật mặc nhiên thừa
nhận đứa trẻ đó là con chung của hai vợ chồng
Tuy nhiên, việc xác định thời điểm thụ thai và mang thai chỉ mang tính
Trang 22tương đối.
Trong đời sống hiện đại ngày nay, với sự đa dạng và phức tạp của các
mối quan hệ xã hội nên thực tế có nhiều trường hợp người vợ có thai hoặc
sinh con trong thời kỳ hôn nhân chưa chắc đã là con có cùng huyết thống với
chồng Đó là lý do việc xác định cha, mẹ, con chỉ được coi là một nguyên tắc
suy đoán pháp lý và tư cách cha, mẹ, con có thể bị xem xét lại Khi tư cách
cha, mẹ, con bị xem xét lại, tức là các chủ thể trong quan hệ này muốn hướng
tới việc xác định cha, mẹ, con dựa trên căn cứ về mặt huyết thống
1.3.2 Xác định cha, mẹ, con khi người mẹ không tồn tại hôn nhân
mà có thai hoặc sinh con
Về vấn đề xác định cha, mẹ, con khi người mẹ không tồn tại hôn nhân
mà có thai hoặc sinh con rất phức tạp, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi có
yêu cầu Vì giữa cha, mẹ của người con không có hôn nhân hợp pháp, tức là
không có thời kỳ hôn nhân thì không thể suy đoán để xác định quan hệ cha,
mẹ, con
Trường hợp người mẹ sinh con mà người đàn ông có quan hệ sinh lý
hoặc sống chung với người mẹ đó không nhận con, khi có yêu cầu thì Toà án
nhân dân phải căn cứ vào những chứng cứ là người mẹ đó đã có thai với ai,
đứa con mang huyết thống của người đàn ông nào để xác định cha cho con
Có thể căn cứ vào thời gian người phụ nữ có thể thụ thai, người phụ nữ
đó có quan hệ với người đàn ông bị nghi vấn là cha của đứa trẻ hay không
Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp y học cần thiết, điều này sẽ làm tăng độ
chính xác trong việc xác định quan hệ cha, mẹ và con nói chung, đặc biệt là
Trang 23xác định quan hệ cha con đối với con ngoài giá thú, một trong những phương
pháp đó là phương pháp giám định gen (ADN)… Ngoài giám định ADN, Tòa
án còn có thể căn cứ vào chứng cứ khác như người mẹ đã chung sống như vợ
chồng với người đàn ông nào trong thời gian có thể thụ thai để sinh ra đứa
trẻ…
Trường hợp người mẹ sau khi sinh con, vì lý do nào đó đã bỏ con, và
người khác nhận nuôi đứa trẻ đó, sau này người mẹ đó mới xin nhận lại con
thì có nghĩa vụ phải chứng minh chính mình đã sinh ra đứa trẻ đó Trường
hợp người con đã thành niên có yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ của mình
hoặc theo Luật định, một người có yêu cầu Toà án xác định một người đã
chết là cha, mẹ, con của mình thì cũng cần phải có căn cứ chứng minh
1.3.3 Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp áp dụng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản
- Trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm: người vợ trong cặp vợ
chồng vô sinh mang thai sinh con và người phụ nữ độc thân sinh con
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại Điều 93 như sau:
“1 Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật
này
2 Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra
3 Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan
hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người
con được sinh ra.”
Trang 24Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì
việc xác định cha, mẹ được suy đoán theo thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng
tương tự như đã nêu ở trường hợp 1 Theo đó, đứa con sinh ra trong thời kỳ
hôn nhân hoặc sau khi thời kỳ hôn nhân kết thúc tối đa 300 ngày bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản dù không mang huyết thống của bố mẹ thì vẫn được xác
định là con đẻ của hai vợ chồng
Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra ngay cả khi
đứa con đó không mang huyết thống của người phụ nữ này
Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan
hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người
con được sinh ra
Như vậy thì người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con
được sinh ra không có quan hệ cha, mẹ, con mặc dù có cùng mã gen
Pháp luật hiện hành quy định người phụ nữ độc thân cũng được áp dụng
biện pháp hỗ trợ sinh sản Đây là một quy định hợp lý bởi có những người
phụ nữ không muốn hoặc không có cơ hội kết hôn, nhưng quy định pháp luật
giúp họ vẫn có thể thực hiện được thiên chức làm mẹ của mình mà không ảnh
hưởng đến quyền lợi của người khác Tuy nhiên, trong trường hợp này chỉ có
quan hệ mẹ con phát sinh và người phụ nữ phải sinh con, nuôi con một
mình-đó thực sự là một khó khăn, thách thức đối với họ và quyền lợi của đứa trẻ
phần nào cũng bị ảnh hưởng
Hoặc cặp vợ chồng vô sinh sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản để sinh
Trang 25con cũng tương tự như vậy Dù đứa trẻ sinh ra không mang gen của cả hai vợ
chồng thì vẫn được xác định là con của hai người Điều đặc biệt trong trường
hợp này đó là không đặt ra vấn đề xác định lại quan hệ cha, mẹ, con Quan hệ
cha, mẹ, con được pháp luật quy định và không thể phủ nhận được Cặp vợ
chồng vô sinh phải đồng ý bằng văn bản về việc nhận tinh trùng, nhận trứng
của người khác để người vợ sinh con thì sau này hai người đương nhiên là
cha, mẹ của đứa trẻ mà không được quyền yêu cầu xác định đứa trẻ đó không
phải con mình Trong trường hợp này, pháp luật quan tâm đến quan hệ cha,
mẹ, con về mặt pháp lý hơn là về mặt sinh học
Căn cứ về mặt huyết thống hay việc trực tiếp sinh ra đứa con không
được dùng là căn cứ để xem xét lại quan hệ cha mẹ và con đã được xác lập
trước đó giữa cặp vợ chồng vô sinh đối với đứa con được sinh ra theo phương
pháp khoa học, hoặc trong trường hợp nhờ người mang thai hộ
Đối người phụ nữ độc thân bắt đầu được áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh
sản bắt buộc phải có sự tham gia của người cho tinh trùng Trong trường hợp
này, căn cứ về mặt huyết thống không được coi là căn cứ để xác định cha,
mẹ, con Thậm chí, căn cứ về mặt huyết thống hay việc trực tiếp sinh ra đứa
con không được dùng là căn cứ để xem xét lại quan hệ cha mẹ và con đã
được xác lập trước đó giữa người phụ nữ độc thân đối với đứa con được sinh
ra theo phương pháp khoa học
- Trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
Điều 94 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là
con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”
Trang 26Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện khi người vợ trong
cặp vợ chồng vô sinh không thể mang thai ngay cả khi áp dụng các kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm Noãn của người vợ và tinh
trùng của người chồng sẽ được tạo thành phôi trong ống nghiệm rồi đặt vào
tử cung của người mang thai hộ Đứa trẻ mặc dù do người mang thai hộ trực
tiếp sinh ra nhưng mang mã gen của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và theo
quy định pháp luật thì đứa trẻ là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ
1.4 Thẩm quyền và thủ tục giải quyết vụ việc xác định cha, mẹ, con
của Tòa án nhân dân
1.4.1 Thẩm quyền giải quyết các vụ việc xác định cha, mẹ, con của
Tòa án nhân dân
- Các trường hợp xác định cha, mẹ, con tại Tòa án :
Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo
quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp
Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong
trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con
đã chết và trường hợp người yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết mà người
thân thích của người đó có yêu cầu”
Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con đối với các
trường hợp sau:
* Trường hợp thứ nhất: xác định cha, mẹ, con khi có tranh chấp
Các trường hợp xác định cha, mẹ, con được coi là có tranh chấp khi:
Trang 27+ Người được khai là cha, mẹ cho rằng mình không phải là cha, mẹ của
đứa con
+ Người không được khai là cha, mẹ cho rằng mình là cha, mẹ trong khi
đứa trẻ đã được khai sinh và đã có người khác được khai là cha, mẹ
+ Người không được khai là cha, mẹ cho rằng mình là cha, mẹ nhưng
người đã được khai cha hoặc mẹ của đứa trẻ không đồng ý Ví dụ: anh A
nhận làm cha của cháu C (C đã được khai sinh không có tên cha) nhưng chị B
là mẹ cháu C không đồng ý anh A là cha của cháu C
+ Người cha không tự nguyện nhận con (con ngoài giá thú) và người
mẹ hoặc người pháp luật quy định có quyền yêu cầu yêu cầu xác định cha
con
Theo quy định tại khoản 4 Điều 27 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2004: “Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án…4 Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định
con cho cha, mẹ” Quy định này vẫn được giữ nguyên tại khoản 4 Điều 28
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Như vậy, trường hợp có tranh chấp về việc xác
định cha, mẹ, con thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân
Theo quy định tại khoản 2 Điều 88, khoản 1, 2 Điều 89 Luật hôn nhân
và gia đình 2014 thì: Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải
có chứng cứ và phải được Tòa án xác định; Người không được nhận là cha,
mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình;
Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định
người đó không phải là con mình Đây là trường hợp “tranh chấp khác về hôn
nhân và gia đình mà pháp luật có quy định” theo khoản 6 Điều 27 Bộ luật tố
Trang 28tụng dân sự 2004, và tương tự như vậy thì các trường hợp này vẫn thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 8 Điều 28 Bộ luật tố
tụng dân sự 2015
Bên cạnh đó, trong trường hợp xác định không phải quan hệ cha, mẹ,
con hoặc người không được nhận là cha, mẹ yêu cầu xác định là cha, mẹ của
một người thì thẩm quyền thuộc về Tòa án theo quy định của Luật hôn nhân
và gia đình năm 2014 và khoản 11 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
* Trường hợp thứ hai: người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã
chết hoặc người yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết mà người thân thích của
họ có yêu cầu
Khoản 7 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định Tòa án có
thẩm quyền giải quyết các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật
có quy định Như vậy thì trong trường hợp người được yêu cầu xác định là
cha, mẹ, con đã chết và trường hợp người yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết
mà người thân thích của người đó có yêu cầu thì thẩm quyền giải quyết thuộc
về Tòa án nhân dân
Từ ngày 01/7/2016, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực pháp
luật để thi hành, theo đó tại khoản 10 Điều 29 Bộ luật này quy định Tòa án có
thẩm quyền giải quyết các “Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho
cha, mẹ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình” Theo đó thì trong
trường hợp người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường
hợp người yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết mà người thân thích của người
đó có yêu cầu thì vẫn thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân giống
Trang 29như quy định cũ của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
Tuy nhiên, nếu như Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 không quy định cụ
thể về thẩm quyền xác định cha, mẹ, con trong trường hợp không có tranh
chấp nhưng pháp luật hôn nhân và gia đình quy định Tòa án nhân dân là cơ
quan có thẩm quyền giải quyết thành một điều khoản rõ ràng, cụ thể mà mới
chỉ dừng ở quy định mở tại khoản 7 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
để thích hợp với các quy định mới có thể phát sinh, thì Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015 đã quy định thẩm quyền giải quyết trường hợp này tại điều khoản
cụ thể như đã nêu
- Thẩm quyền giải quyết sơ thẩm việc xác định cha, mẹ, con:
Thẩm quyền giải quyết sơ thẩm việc xác định cha, mẹ, con thuộc về
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung
là Tòa án nhân dân cấp huyện), cụ thể:
Theo điểm a khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm:
“a Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và
Điều 27 của Bộ luật này…”
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định phù hợp hơn so với quy định
tại khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 với các quy định mới về
xác định cha, mẹ, con của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Luật tổ
chức Tòa án nhân dân năm 2014 Cụ thể: điểm a khoản 1, điểm b khoản 2
26
Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định Tòa án nhân dân cấp
huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình quy
Trang 30định tại Điều 28 và yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 29 Bộ
luật này
Khoản 1 Điều 45 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định Tòa
án nhân dân cấp huyện có thể có các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp
huyện như Tòa gia đình và người chưa thành niên Để phù hợp quy định này,
Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định những vụ việc về hôn
nhân gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện thì do Tòa
gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết
Theo quy định tại khoản 3 Điều 33, điểm a khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2004 quy định những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và
gia đình mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư
pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước
ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện,
ngoài ra, những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện thì Tòa án nhân dân
cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết Những quy định này vẫn tiếp tục được ghi
nhận tại khoản 3 Điều 35, điểm 1 khoản 1, khoản 2 Điều 37 Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015
Theo đó thì đối với những vụ việc hôn nhân và gia đình về xác định
phải hay không phải quan hệ cha, mẹ, con mà có đương sự là người nước
ngoài, tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh
sự của Việt Nam ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh
Trang 31Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân
27
cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Toà án nhân dân cấp tỉnh
tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa
án nhân dân cấp huyện”
Vụ việc dân sự ở đây là vụ việc dân sự nói chung gồm có vụ việc dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động hay chỉ đơn thuần
chỉ riêng vụ việc dân sự không thôi thì chưa có quy định pháp luật hướng dẫn
cụ thể
Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định rõ trường
hợp Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa
án nhân dân cấp huyện lên giải quyết sơ thẩm nếu xét thấy cần thiết hoặc theo
đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện, thay vì quy định chung chung là Tòa
án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án
nhân dân cấp huyện lên giải quyết sơ thẩm như quy định tại Điều 35 Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2004 trước đây
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ
tục sơ thẩm tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho
cha, mẹ và các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy
định như đã nêu trên, trừ các vụ việc có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài
hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước
ngoài, cho Toà án nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp
Trang 32tỉnh Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng có thể lấy những vụ việc dân sự nói
chung thuộc thẩm quyền giải quyết sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện
lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm nếu xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị
của Tòa án nhân dân cấp huyện
-Xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đối với việc xác định
cha, mẹ, con:
28
Điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định
về Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ như sau:
“a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi
bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ
luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu
Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc
nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết
những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Khi xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như quy định pháp
luật thì ta cần xác định được tư cách của những người tham gia tố tụng đối
với việc yêu cầu xác định cha, mẹ, con Tuy nhiên, thực tế xác định tư cách
tham gia tố tụng đối với việc xác định cha, mẹ, con đang là một vấn đề còn
Trang 33chưa có hướng dẫn cụ thể.
Việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ theo quy định tại Điều 39 Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015 đối với các loại vụ việc hôn nhân và gia đình về
xác định cha, mẹ, con như sau:
+ Các trường hợp các bên thống nhất cùng yêu cầu Tòa án xác định
quan hệ cha, mẹ, con hoặc bên bị yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết:
Trường hợp 1: Yêu cầu xác định một người đã chết là cha, mẹ đẻ hoặc
là con đẻ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 chưa quy định cụ thể về thẩm
quyền theo lãnh thổ của Tòa án trong trường hợp này
Trường hợp 2: Người yêu cầu chết và người thân thích của người có
yêu cầu đã chết và người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con của người đã
chết thống nhất nộp đơn yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con với người đã
29
chết Bộ luật tố tụng dân sự 2004 cũng chưa quy định cụ thể xác định thẩm
quyền theo lãnh thổ đối với trường hợp này
Khắc phục được những thiếu sót về quy định thẩm quyền theo lãnh thổ
giải quyết các việc xác định cha, mẹ, con trong 2 trường hợp trên, tại điểm t
khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định: “Tòa án nơi
cư trú, làm việc của người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết yêu cầu… xác
định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định về pháp luật hôn
nhân và gia đình Tuy nhiên, nếu cả hai bên cùng yêu cầu xác định cha, mẹ,
con thì tại Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 lại chưa quy định về việc
hai bên có quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi một trong hai bên cư trú,
làm việc có thẩm quyền giải quyết
Trang 34Trường hợp 3: Yêu cầu xác định không phải là cha, mẹ, con khi cả hai
bên cùng thống nhất yêu cầu xác định rằng họ không phải cha, mẹ, con Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng chưa quy định cụ thể xác định thẩm quyền
theo lãnh thổ đối với trường hợp này
Các trường hợp chỉ có một bên yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con:
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì
thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về Tòa án nơi bị đơn cư trú, cụ thể là nơi
người bị yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đẻ cư trú (trường hợp những người
này đã thành niên và không có nhược điểm về năng lực hành vi) hoặc là nơi
người giám hộ của người bị yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đẻ cư trú
(trường hợp những người này chưa thành niên hoặc có nhược điểm về năng
lực hành vi)
Trường hợp yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ thì Tòa án nơi
người mang thai hộ cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết (điểm q khoản
2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) Đây là quy định mới được bổ sung
thêm cho đầy đủ hơn so với các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004
1.4.2 Quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con tại Tòa án
30
Khoản 2, khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy
định phạm vi những người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con tại Tòa án
gồm có:
Đối với trường hợp cha, mẹ, hoặc con đã thành niên và không có khiếm
huyết về tinh thần (không mất năng lực hành vi dân sự) thì bản thân họ có
Trang 35quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con cho mình.
Đối với con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi
dân sự, cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì người
có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con tại Tòa án gồm có: Cha, mẹ, con,
người giám hộ của người đó, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan
quản lý nhà nước về trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ
1.4.3 Thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ, việc xác định cha, mẹ, con tại
Tòa án nhân dân
- Đối với vụ án xác định cha, mẹ, con (các trường hợp có tranh chấp):
Thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án xác định cha, mẹ, con tại Tòa án nhân
dân được áp dụng theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự
Trước hết, những người được pháp luật quy định có quyền yêu cầu xác
định cha, mẹ, con tại Tòa án cần chuẩn bị đơn theo có nội dung đầy đủ theo
quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, kèm theo
đơn là Bản sao Chứng minh nhân dân của người khởi kiện, Giấy tờ xác nhận
nơi cư trú của người khởi kiện và người bị kiện, các giấy tờ, tài liệu, chứng
cứ khác để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện
Người khởi kiện có thể nộp đơn và các chứng cứ kèm theo đến Tòa án
thông qua phương thức: một là nộp trực tiếp tại Tòa án, hai là gửi đến Tòa án
theo đường dịch vụ bưu chính, ba là gửi trực tuyến bằng hình thức qua thư
điện tử (tuy nhiên, hình thức qua thư điện tử hiện nay chưa có hướng dẫn cụ
thể và chưa được áp dụng trên thực tế do còn chưa có đầy đủ cơ sở vật chất
cũng như hướng dẫn nghiệp vụ cho hình thức nhận đơn mới này)
31
Trang 36Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện,
Chánh án Tòa án sẽ phân công một Thẩm phán nghiên cứu đơn Trong thời
hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ xem xét đơn,
nếu đủ điều kiện thì sẽ tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông
thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo
thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015
Khi đơn khởi kiện và hồ sơ kèm theo đủ điều kiện để thụ lý, Thẩm phán
dự tính số tiền tạm ứng án phí và Thông báo cho người khởi kiện để họ nộp
tạm ứng án phí và nộp lại Biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án trong
thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo của Tòa án Trường hợp
người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí thì Thẩm
phán phải thụ lý ngay khi nhận được đơn khởi kiện theo quy định và tài liệu
đầy đủ kèm theo Như vậy, nếu so với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã rút ngắn thời gian nộp tiền tạm ứng án
phí và Biên lai cho Tòa án từ 15 ngày xuống còn 07 ngày, kể từ ngày người
khởi kiện nhận được Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông
báo cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ
án Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán, Chánh án Tòa án sẽ phân
công Thẩm phán giải quyết vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày
thụ lý vụ án
Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn
Trang 37chuẩn bị xét xử đối với vụ án xác định cha, mẹ, con là 04 tháng kể từ ngày
thụ lý vụ án Đối với những vụ án có tính chất phức tạp thì có thể gia hạn thời
hạn chuẩn bị xét xử là 02 tháng
Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công giải quyết
vụ án phải tiến hành các buổi hòa giải, yêu cầu các tổ chức, cá nhân lưu giữ
32
chứng cứ cung cấp chứng cứ, tiến hành lấy lời khai, xác minh, thu thập chứng
cứ để có căn cứ giải quyết vụ án, tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp,
tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải trước khi đưa vụ án ra xét xử Như
vậy, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã có quy định mới về việc phải tổ
chức Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa
giải, nhằm tạo điều kiện cho các đương sự đều được tiếp cận với các tài liệu,
chứng cứ do các đương sự khác cung cấp, do Tòa án thu thập được để có cơ
sở bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của họ
Nếu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, các đương sự thỏa thuận với nhau
về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì lập Biên bản về việc hòa giải thành theo
quy định tại khoản 5 Điều 211 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, và sau thời
hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự
nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán ra Quyết định công
nhận thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điề 212 Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015 Tuy nhiên, quy định này chưa thực sự hợp lý khi áp dụng
cho cả xác định cha, mẹ, con Bởi quan hệ cha, mẹ, con là quan hệ giữa hai
thế hệ trong gia đình, không thể dễ dàng thay đổi vì thỏa thuận của các bên
mà phải dựa trên những căn cứ xác thực chứng minh mối quan hệ của cha,
Trang 38mẹ, con, do đó, việc hòa giải cũng như ghi nhận thỏa thuận trong trường hợp
này là thủ tục không cần thiết Việc xác định cha, mẹ, con phải đựa trên
những căn cứ vững chắc chứng minh được mối quan hệ này, ví dụ như kết
quả giám định gen…
Nếu sau khi thụ lý vụ án, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử mà người khởi
kiện rút đơn khởi kiện (và các đương sự khác không có yêu cầu phản tố, yêu
cầu độc lập) thì Thẩm phán ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án Nếu sau
khi thụ lý, qua xác minh cho thấy thẩm quyền giải quyết không thuộc về Tòa
án này thì Thẩm phán ra Quyết định chuyển vụ án và chuyển toàn bộ hồ sơ
vụ án sang Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết để thụ lý giải
quyết
33
Sau khi thực hiện các thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và thu
thập được đầy đủ tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án (và các đương sự
không thỏa thuận được, người khởi kiện không rút đơn, thẩm quyền giải
quyết đúng là thuộc về Tòa án nơi thụ lý) thì Thẩm phán ra Quyết định đưa
vụ án ra xét xử
Trước khi phiên tòa sơ thẩm diễn ra, Thư ký phiên tòa phải phổ biến nội
quy phiên tòa, kiểm tra sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên
tòa theo giấy triệu tập của Tòa, ổn định trật tự phòng xử án và yêu cầu mọi
người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án
Khai mạc phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa đọc Quyết định đưa vụ án ra xét xử,
Thư ký phiên tòa báo cáo sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu
Trang 39tập đến phiên tòa.
Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án
triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có
người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp
người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai,
đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét
xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau: Nguyên đơn vắng mặt mà không
có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa
án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của
người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Nguyên
đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật; Bị đơn không có yêu
cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập
vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành
xét xử vắng mặt họ; Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người
34
đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết
định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có
đơn đề nghị xét xử vắng mặt Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu
phản tố đó theo quy định của pháp luật; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên
Trang 40tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết
đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị
xét xử vắng mặt Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp
luật; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa
án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ
Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người được triệu tập
đến phiên tòa, kiểm tra căn cước, phổ biến quyền và nghĩa vụ của các đương
sự và những người tham gia tố tụng khác, giới thiệu thành phần những người
tiến hành tố tụng Tại phiên tòa, nếu đương sự rút yêu cầu khởi kiện thì Hội
đồng xét xử ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, nếu các đương sự thỏa
thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì ra Quyết định công nhận sự
thỏa thuận Nếu các đương sự không rút yêu cầu, không thỏa thuận được với
nhau thì tiến hành theo thủ tục chung Đầu tiên là phần hỏi, sau đó là phần
tranh luận, nghị án và tuyên án Nếu không đồng ý với Quyết định của Bản án
sơ thẩm, các đương sự có mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày diễn ra phiên tòa, các đương sự vắng mặt có quyền kháng
cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Bản án, trừ trường hợp có
lý do thì Tòa án sẽ xem xét kháng cáo quá hạn xem lý do có được chấp nhận
hay không
- Đối với các việc xác định cha, mẹ, con thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án nhân dân:
35