1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KIỂM SOÁT SUY THOÁI tài NGUYÊN đất THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

144 1,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 831 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau: Một là, làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất và pháp luật về kiểm soát suy

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, do

tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của cá nhân,

tổ chức khác Các số liệu, thông tin được trình bày trong luận văn có nguồn gốc

rõ ràng và tuân thủ nguyên tắc trích dẫn Kết quả trình bày trong Luận văn làtrung thực Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bảncủa Luận văn

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Với tấm lòng chân thành và sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn

tới PGS.TS Vũ Thu Hạnh - người thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rấttận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thiện luận văn

Tôi xin gửi lời tri ân tới các thầy cô Khoa Pháp luật Kinh tế và các thầy cô bộmôn Luật Môi trường đã trang bị cho tôi kiến thức nền trong suốt hai năm đào tạo.Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Luật Hà

Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện Luận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè

đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên

Trang 2

cứu và hoàn thành bài luận văn của mình.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

*****

BTN&MT Bộ tài nguyên và Môi trường

BVMT Bảo vệ môi trường

Số Tên biểu đồ Trang

01 Thống kê hoạt động của Cục Cảnh sát Môi trường (C49) từ năm

2006 – 2013

58

Trang 3

02 Mô hình tổ chức giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của

của Ủy ban giải quyết môi trường cấp Quốc gia

76

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Số Tên Phụ lục

01 Giới hạn tối đa hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong tầng đấtmặt

02 Phương pháp lấy mẫu và xác định giá trị các thông số kim loại nặng

trong đất

03 Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đấtMỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT

SUY THOÁI TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM

SOÁT SUY THOÁI TÀI NGUYÊN ĐẤT

6

1.1 Những vấn đề chung về suy thoái tài nguyên đất 6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tài nguyên đất 6

1.1.2 Khái niệm, nguyên nhân và ảnh hưởng của suy thoái tài

nguyên đất

9

1.2 Những vấn đề chung về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất 13

Trang 4

1.2.1 Chủ thể kiểm soát suy thoái tài nguyên đất 13

1.2.2 Đối tượng của kiểm soát suy thoái tài nguyên đất 15

1.2.3 Nguyên tắc của hoạt động kiểm soát suy thoái tài nguyênđất

15

1.2.4 Các biện pháp kiểm soát suy thoái tài nguyên đất 17

1.3 Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất theo pháp luật 19

1.3.1 Nhận thức chung về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất theopháp luật

Trang 5

suy thoái tài nguyên đất

30

Kết luận chương I 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN

THI HÀNH PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT SUY THOÁI TÀI 33

NGUYÊN ĐẤT Ở VIỆT NAM

2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về kiểm soát suy thoái tài nguyênđất

33

2.1.1 Thực trạng quy định pháp luật về phòng ngừa suy thoái tàinguyên đất

34

2.1.2 Thực trạng quy định pháp luật về khắc phục hậu quả của

suy thoái tài nguyên đất

39

2.1.3 Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lí đốivới các hành vi vi phạm pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyênđất

43

2.1.4 Thực trạng quy định pháp luật về hệ thống các cơ quan

Nhà nước kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

47

Trang 6

2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyênđất ở Việt Nam

50

2.2.1 Những kết quả đạt được 50

2.2.2 Những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân 59

Kết luận chương II 63

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT SUY THOÁI TÀI NGUYÊN ĐẤT ỞVIỆT NAM 64

3.1 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

ở Việt Nam và định hướng hoàn thiện

64

3.1.1 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kiểm soát suy thoái tài

nguyên đất ở Việt Nam hiện nay

Trang 7

3.2.1 Giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kiểm soát

suy thoái tài nguyên đất

67

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về kiểm

soát suy thoái tài nguyên đất

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tổng diện tích đất tự nhiên trên thế giới là 14,8× 10 9 (148 triệu km 2 ), trong

đó đất tốt thích hợp cho sản xuất nông nghiệp (đất phù sa, đất rừng nâu, đất đen)chiếm 12,6%, còn lại là đất xấu (như tuyết, băng hà, đất hoang mạc, đất núi, đấtđài nguyên) chiếm đến 40,5% Toàn bộ đất đai có thể khai khẩn dễ dàng chonhiều mục đích khác nhau hầu như đã được sử dụng hết và chiếm hơn 50% diệntích đất nổi Hiện tại, tài nguyên đất hiện bị suy giảm do áp lực tăng dân số

(200.000 người/ngày), giảm diện tích đất trồng để xây nhà (đô thị hóa), làm đườngcao tốc và nhà máy công nghiệp (tại Mỹ khoảng 2 triệu acre đất trồng được dùng

để phát triển đô thị, 1 triệu acre bị ngập nước), đất bị xói mòn do gió và nước.Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm

Trang 8

trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hóa, chua hóa, mặn hóa, ônhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất Mỗi năm, trên thế giới xói mònchiếm 15% nguyên nhân thoái hóa đất, trong đó nước chiếm 55,7% vai trò, gióchiếm 28% vai trò, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò Trung bình đất đaitrên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôixói mòn hằng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn Bên cạnh đó, quá trình hoang mạc hóacũng diễn ra ngày càng trầm trọng Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trongvùng khô hạn và hằng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc, mất khả năngcanh tác do những hoạt động của con người.

Nguy cơ xảy ra suy thoái tài nguyên đất đã và đang diễn biến nghiêm trọng.Môi trường đất phải đối mặt với sự ô nhiễm và thoái hóa trầm trọng Mặc dù cónhiều giải pháp được tiến hành nhưng hiệu quả thực sự không cao, pháp luậtViệt Nam quy định các vấn đề liên quan đến kiểm soát suy thoái tài nguyên đấtcòn nhiều hạn chế và thiếu sót

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu vấn đề kiểm soát suy thoái tài nguyên

đất theo pháp luật Việt Nam nhằm làm sáng tỏ cơ sở lí luận, đánh giá thực trạngpháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật Việt Nam về kiểm soát suy thoái tàinguyên đất, chỉ ra những bất cập, hạn chế để từ đó đề xuất những giải pháp hoànNguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

89

thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về kiểm soát suy thoái tài

Trang 9

nguyên đất là một đòi hỏi cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Kiểm soát suy thoái tài nguyên đẩt đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm,

đặc biệt khi dân số ngày càng tăng cao thì nhu cầu về đất cũng tăng lên Vì vậy, cómột số đề tài và công trình nghiên cứu được công bố liên quan đến lĩnh vực này

Một số đề tài nghiên cứu nổi bật như: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn

của việc đánh giá tiềm năng đất đai nhằm góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ

nguồn tài nguyên đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”

của Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, do TS Bùi Văn Sỹ làm Chủ nhiệm;

"Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng quy định kỹ thuật về điều tra,đánh giá chất lượng đất phục vụ quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên đất" củaViện Nghiên cứu Quản lý đất đai, do KS Phạm Đức Minh làm Chủ nhiệm,…

Nhìn chung, những đề tài trong nước nêu trên đã nghiên cứu về các hoạt

động liên quan đến tài nguyên đất, tuy không đề cập trực tiếp đến kiểm soát suy

thoái tài nguyên đất nhưng ít nhiều có liên quan và làm cơ sở cho kiểm soát suy

thoái tài nguyên đất

Tóm lại, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện

ở cấp độ thạc sĩ về những vấn đề lí luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi

hành pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất để đưa ra những giải pháp

hoàn thiện và nâng cao vấn đề này Đề tài: “Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

theo pháp luật Việt Nam” về cơ bản là đề tài mới trong lĩnh vực khoa học pháp

Trang 10

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những khái niệm về suy thoái tài

nguyên đất, kiểm soát suy thoái tài nguyên đất; những vấn đề lí luận về kiểmsoát suy thoái tài nguyên đất bằng pháp luật; các quy định của pháp luật ViệtNam về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất và thực tiễn thi hành những quyđịnh này hiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

89

Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất thuộc phạm vi nghiên cứu của nhiều

ngành khoa học khác nhau như khoa học quản lí môi trường, kinh tế môi trườngđất, xã hội học môi trường đất,… Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất thuộc đốitượng điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như pháp luật quốc tế,các điều ước quốc tế có liên quan và hệ thống pháp luật quốc gia Dưới góc độpháp lí, kiểm soát suy thoái tài nguyên đất thuộc phạm vi nghiên cứu của nhiềungành luật như: Dân sự, Kinh tế, Hành chính,… Mỗi ngành luật lại nghiên cứuvấn đề dưới các nội dung khác nhau

Trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề kiểm soát suythoái tài nguyên đất theo các quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời cótham khảo một số quy định pháp luật của các quốc gia khác về vấn đề này Tuy

Trang 11

nhiên, luận văn nghiên cứu xem xét các vấn đề nêu trên dưới góc độ pháp luậtkinh tế Điều này có nghĩa là trên cơ sở tiếp cận toàn diện các nội dung liên quanđến kiểm soát suy thoái tài nguyên đất dưới các góc độ khác nhau, luận văn nhấnmạnh đến cách tiếp cận của pháp luật kinh tế được thể hiện qua các chế địnhpháp lí, các công cụ, phương tiện, các cách tiếp cận việc kiểm soát suy thoái tàinguyên đất mang nội dung kinh tế, phản ánh các yêu cầu, quy luật kinh tế.

Trong khoa học pháp lí hiện đại, Luật môi trường là lĩnh vực tương đối

phức tạp xét từ đối tượng điều chỉnh của chúng Theo đó, luận văn “Kiểm soátsuy thoái tài nguyên đất theo pháp luật Việt Nam” được thực hiện trong phạm vichuyên ngành Luật kinh tế, lấy khía cạnh pháp luật kinh tế làm trung tâm Đâycũng là cách tiếp cận phù hợp với hướng nghiên cứu của các ngành khoa họcliên quan đến môi trường nói chung như khoa học quản lí môi trường, kinh tếhọc môi trường, xã hội học môi trường…

4 Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

Một là, làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về kiểm soát suy thoái tài nguyên

đất và pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất;

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn

thi hành pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam;

Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

89

Trang 12

Ba là, chỉ ra những thiếu sót hoặc hạn chế trong kiểm soát suy thoái tài

nguyên đất, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hànhkiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện các mục tiêu trên, luận văn đề ra nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:Làm rõ sự cần thiết của kiểm soát suy thoái tài nguyên đất, nghiên cứu lí

luận về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất và pháp luật về kiểm soát suy thoái tàinguyên đất;

Tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống các quy định của pháp luật Việt

Nam về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất;

Nhận thức được tình hình thực tiễn thi hành pháp luật kiểm soát suy thoái

tài nguyên đất ở Việt Nam và chỉ ra những hạn chế, bất cập còn tồn tại;

Luận giải về phương hướng và đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm nâng

cao hiệu quả kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam

5 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đặt ra một số câu hỏi khi nghiên cứu

Luận văn, bao gồm:

Một là, kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là gì? Tại sao cần phải có sự điềuchỉnh của pháp luật về vấn đề này?

Hai là, pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất được xây dựng trên

cơ sở và có những nội dung cơ bản nào? Thực trạng quy định của pháp luật Việt

Trang 13

Nam có phù hợp với những cơ sở và nội dung đó hay không?

Ba là, việc thi hành pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở ViệtNam như thế nào? Còn tồn tại những vướng mắc, khó khăn nào?

Bốn là, các quốc gia khác thực hiện kiểm soát suy thoái tài nguyên đất nhưthế nào? Những kinh nghiệm đó có thể áp dụng ở Việt Nam để nâng cao hiệuquả kiểm soát suy thoái tài nguyên đất hay không?

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sửcủa chủ nghĩa Mác– Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền.Các phương pháp nghiên cứu: phân tích, thống kê, đối chiếu, lịch sử, chứngminh, tổng hợp, quy nạp Trong đó, phân tích, thống kê, so sánh và chứng minhNguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

Trang 14

đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Namtại chương III của luận văn.

- Phương pháp tổng hợp, quy nạp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ranhững kết luận của từng chương và kết luận chung của luận văn

7 Bố cục của luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham

khảo và các phụ lục Nội dung được bố cục thành ba chương Tên của cácchương cụ thể như sau:

Chương I: Những vấn đề lí luận về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất,

pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

Chương II: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm

soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam

Chương III: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát suy

thoái tài nguyên đất ở Việt Nam

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ

KIỂM SOÁT SUY THOÁI TÀI NGUYÊN ĐẤT, PHÁP LUẬT

VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI TÀI NGUYÊN ĐẤT

1.1 Những vấn đề chung về suy thoái tài nguyên đất

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tài nguyên đất

 Khái niệm tài nguyên đất

Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

Trang 15

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình

thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhucầu trong cuộc sống Con người khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuấthàng hóa phục vụ nhu cầu của cuộc sống Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, trữlượng, chất lượng mà phân ra làm nhiều loại tài nguyên Trong đó, phải kể đếnmột tài nguyên rất quan trọng trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động sảnxuất của con người - đó là tài nguyên đất

Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về đất, trong đó định nghĩa về đất

được thừa nhận rộng rãi nhất là định nghĩa của nhà thổ nhưỡng học người NgaĐacutraep (1879): “Đất là vật thể thiên nhiên được hình thành qua một thời giandài do kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu,địa hình và thời gian” Đây là định nghĩa đầu tiên và cũng là định nghĩa phảnánh xác thực nguồn gốc hình thành đất1 Theo Đại từ điển Tiếng Việt, đất là

phần chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt trái đất, gồm các hạt rời, ít gắnkết với nhau và có thể trồng trọt được Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãivới loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sảnxuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp” Bởi vậy, nếu không cóđất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hànhsản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay.Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từmột sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia Luật Đất

Trang 16

đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi:“Đất đai là

tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần

quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,

xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng Trải qua nhiều

thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn

đất đai như ngày nay!”

 Đặc điểm của tài nguyên đất

Ðất là vật thể tự nhiên được hình thành lâu đời từ khi có sự sống xuất hiện

trên Trái đất, là kết quả của một quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố gồm:

1 TS Đỗ Thị Lan, TS Đỗ Anh Tài (đồng tác giả, 2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất,Trường Đại học

Nông Lâm- Đại học Thái Nguyên, Nxb Nông nghiệp, tr.5

Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

89

mẫu thạch, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian Sau này nhiều nhà nghiên

cứu cho rằng, cần bổ sung thêm vào một yếu tố khác nữa đó là con người; chính

con người khi tác động vào đất làm thay đổi khá nhiều tính chất vật lý, hóa học

và sinh học của đất tự nhiên và từ đó đã hình thành nên những loại đất mới

không thể tìm thấy được trong tự nhiên

Thứ nhất, đất đai có tính cố định vị trí, không thể di chuyển được, tính cố

định vị trí quyết định tính giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chi

phối của các yếu tố môi trường nơi có đất2 Mặt khác, đất đai không giống các

Trang 17

hàng hóa khác có thể sản sinh qua quá trình sản xuất Do đó, đất đai là có hạn.Tuy nhiên, giá trị của đất đai ở các vị trí khác nhau lại không giống nhau Đấtđai là một tài sản không hao mòn theo thời gian và giá trị đất đai luôn có xuhướng tăng lên theo thời gian Tuy nhiên trên thực tế, với tác động của conngười cùng với một số yếu tố tự nhiên, đất đai đang dần bị hao mòn về cả mặtchất lượng và số lượng3.

Thứ hai, đất đai có tính đa dạng phong phú tuỳ thuộc vào mục đích sử dụngđất đai và phù hợp với từng vùng địa lý, đối với đất đai sử dụng vào mục đíchnông nghiệp thì tính đa dạng phong phú của đất đai do khả năng thích nghi cuảcác loại cây, con quyết định và đất tốt hay xấu xét trong từng loại đất để làm gì,đất tốt cho mục đích này nhưng lại không tốt cho mục đích khác Từ những cáchphân loại khác nhau, đất đai cũng được phân chia thành nhiều loại riêng biệt.Thứ ba, đất đai là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con

người Con người tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ chocác nhu cầu của cuộc sống Tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và làmthay đổi tính chất của đất đai; có thể chuyển đất hoang thành đất sử dụng đượchoặc là chuyển mục đích sử dụng đất Tất cả những tác động đó của con ngườibiến đất đai từ một sản phẩm của tự nhiên thành sản phẩm của lao động Trongnền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất nhiều, quyền sửdụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trườngđất đai Lúc này, đất đai được coi như là một hàng hoá và là hàng hoá đặc biệt

Trang 18

2 TS Lương Văn Hinh, TS Nguyễn Ngọc Nông, ThS Nguyễn Đình Thi; Chủ biên: TS.Lương Văn Hinh

(2002), Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất đai, Trường Đại học Nông Lâm- Đại học TháiNguyên, Nxb

Nông nghiệp Hà Nội

3 Theo Thư viện Học liệu mở Việt Nam truy cập ngày 15/07/2016, tro- va-dac-

https://voer.edu.vn/m/vai-diem-cua- dat-dai/8af8e894

Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

89

Thị trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến động

của thị trường này có ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư

 Vai trò của tài nguyên đất

Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và tài nguyên đất

ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau Đất trở thành nguồn của cải vô tận của con

người, con người dựa vào đó để tạo nên sản phẩm nuôi sống mình Đất đai là

một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giàu có của một quốc gia

Đồng thời, đất đai còn là sự bảo hiểm của cuộc sống, bảo hiểm về tài chính, như

là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các

mục đích tiêu dùng4

Như vậy, tài nguyên đất có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người

cũng như tự nhiên, cụ thể:

Thứ nhất, đất là một bộ phận quan trọng của môi trường Đất đai là cơ sở

Trang 19

của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môitrường sống cho sinh vật và đến di truyền để bảo tồn cho thực vật, động vật vàcác cơ thể sống cả trên đất và dưới mặt nước.

Thứ hai, đất là nền tảng không gian để phân bố dân cư và các hoạt động kinh tế

- xã hội Vai trò của đất đai càng lớn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu về nơi cưtrú cũng như sản xuất ngày càng tăng

Thứ ba, đất là đối tượng sản xuất, tư liệu sản xuất không thể thay thế trong

nông nghiệp, lâm nghiệp Con người sử dụng tài nguyên đất để khai thác và sửdụng tạo nên của cải vật chất Đặc biệt ở các quốc gia nông nghiệp, vai trò củađất càng trở nên quan trọng

Thứ tư, là chỗ dựa cho tất cả các hệ sinh thái Đất giữ vai trò tích cực trong

việc phát tán nòi giống của các sinh vật, đất còn là môi trường sống của nhiềuloài sinh vật Bên cạnh đó, đất giữ mối quan hệ mật thiết với các hệ sinh tháikhác như rừng, nước,… Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm

xanh, hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất – sự phản xạ, hấp thụ vàchuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và của tuần hoàn khí quyển địa cầu

4 TS Đỗ Thị Lan, TS Đỗ Anh Tài (đồng tác giả, 2007), tlđd chú thích 1, tr.6.Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

89

Thứ năm, tài nguyên đất có vai trò đảm bảo an ninh lương thực Môi trường

sống của thực phẩm hầu hết là đất đai, cho nên việc khai thác tài nguyên đất

cũng đồng nghĩa với việc tạo ra lương thực cho dân cư

Trang 20

1.1.2 Khái niệm, nguyên nhân và ảnh hưởng của suy thoái tài nguyên đất

 Khái niệm suy thoái tài nguyên đất

Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 quy định: “Suy thoái môi

trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường,gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.”5

Từ khái niệm trên có thể định nghĩa, suy thoái tài nguyên đất là tình trạng đấtmất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu do những nguyên nhân tác độngnhất định theo thời gian Suy thoái tài nguyên đất bao gồm hai dạng là ô nhiễmmôi trường đất và thoái hóa đất Trong đó, ô nhiễm môi trường đất là tất cả cáchiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất (nồng độ các chất độc hại tăng lên quámức an toàn) bởi các chất gây ô nhiễm Còn thoái hóa đất là các hiện tượng làmsuy giảm cả về số lượng và chất lượng của tài nguyên đất Các loại hình thoái hóađất bao gồm xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì thấp và mất cân bằng dinh dưỡng,chua hóa, mặn hóa, khô hạn và sa mạc hóa, ngập úng, thoái hóa hữu cơ,…

Có thể thấy, suy thoái tài nguyên đất được nhận diện ở hai trạng thái: ô

nhiễm đất và thoái hóa đất, khác với một số yếu tố môi trường khác Ví dụ nhưkhông khí, suy thoái không khí thường được hiểu là ô nhiễm không khí Ô

nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ trong không khí hay là sự biến

đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

con người, sinh vật và các hệ sinh thái khác6 Chất gây ô nhiễm môi trường

không khí là những chất mà sự có mặt của nó trong không khí gây ra những

Trang 21

ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sự sinh trưởng và phát triển của động

thực vật,… Còn với tài nguyên rừng, suy thoái rừng được hiểu là việc suy

giảm, thoái hóa về chất lượng cũng như số lượng rừng, trong đó bao gồm: suy

giảm diện tích che phủ của rừng; suy giảm sinh khối và chất lượng của rừng;

5 Khoản 9 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014

6 Văn Hữu Tập (2016), Tình hình ô nhiễm không khí, o-nhiem- khong-

http://moitruongviet.edu.vn/tinh-hinh-khi/, Môi trường Việt Nam, truy cập ngày 16/07/2016

Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

89

suy giảm các chức năng của rừng; suy giảm nguồn gen, thành phần loài, số

lượng và chất lượng các hệ sinh thái

 Nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất

Dựa theo cách phân loại, nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên đất bao

gồm nhiều yếu tố khác nhau Trong phạm vi bài luận văn này, nguyên nhân suy

thoái tài nguyên đất được phân loại dựa trên tác động của con người Như vậy,

nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất sẽ bao gồm: Nguyên nhân từ tự nhiên và

nguyên nhân do con người

Thứ nhất, nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất từ tự nhiên

Sự phân bố về đồi núi, sông ngòi ở từng quốc gia có ảnh hưởng lớn đến tài

nguyên đất Ở vùng nhiệt đới và xích đạo, sự thành lập tầng đất mặt mới ước

lượng khoảng 2,5 cm trong 500 năm, trong khi đó sự xói mòn trên đất canh tác

Trang 22

có tỉ lệ gấp 18-100 lần sự thành lập tầng đất mặt mới trong tự nhiên Sự xói mòncủa đất cũng xảy ra ở đất rừng nhưng ít nghiêm trọng hơn như ở đất canh tác

nông nghiệp, mặc dù vậy nhưng việc quản lý, bảo vệ để chống lại sự xói mòn đấtrừng cũng là điều hết sức được quan tâm vì tỉ lệ tái tạo lại đất rừng thấp hơn 2-3lần đất canh tác Hiện trạng thế giới ngày nay, sự xói mòn đất mặt của đất canhtác có tốc độ lớn hơn sự đổi mới thành lập tầng đất mặt, phần lớn tầng đất mặt bịrửa trôi được đưa vào sông hồ, đại dương; người ta ước tính trên thế giới có

khoảng 7% lớp đất mặt của đất canh tác bị rửa trôi trong một chu kỳ là 10 năm.Bên cạnh đó, khí hậu, độ ẩm, lượng mưa cũng tác động tới chất lượng của

tài nguyên đất Mặt khác do một số nguyên nhân khác như hàm lượng chất hữu

cơ trong đất thấp do khoáng hóa mạnh và xói mòn, hàm lượng chất dinh dưỡngkém do bị rửa trôi, tầng đất mỏng do bị xói mòn hoặc cấu trúc đất bị phá vỡ…Ngoài ra, tác động từ các nguồn tài nguyên khác cũng gây ra suy thoái tài

nguyên đất Sự vận động không tốt của tài nguyên nước gây lũ lụt, ngập úng, sựphân bố không đều của dòng chảy trên đất làm cho đất bị rửa trôi, bào mòn, thoáihóa biến chất hay bạc màu,… Mất rừng gây ra lũ lụt, hạn hán tài nguyên nước ngầmsuy giảm, mương xói, khe rãnh phát triển mạnh, cân bằng sinh thái bị phá hoại dẫnđến xói mòn đất, đe dọa nghiêm trọng vùng đất dốc khi canh tác nông nghiệp.Thứ hai, nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất từ con người

Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

89

Có thể nói, suy thoái tài nguyên đất có nguyên nhân chủ yếu từ con người

Trang 23

bởi con người là chủ thể trực tiếp khai thác, sử dụng nguồn lợi thiên nhiên này.

Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều

và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp

Con người tăng cường sử dụng hóa chất như bón phân vô cơ, thuốc diệt cỏ,

thuốc trừ sâu Trên thực tế, con người đã phải sử dụng lượng phân bón tăng gấp

9 lần, thủy lợi tăng gấp 3 lần trong các thập niên từ 1950 - 1987, điều này tạmthời đã che dấu được sự suy thoái đất Tuy nhiên, trên thực tế phân bón không đủchất để làm phục hồi lại độ phì nhiêu của đất như đất tự nhiên được vì có nhữngchất không thể tổng hợp được bằng phương pháp hóa học, điều này chứng tỏnguồn tài nguyên này càng cạn kiệt hơn

Con người sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo

nguồn lợi cho thu hoạch Trong hoạt động nông nghiệp, không có biện pháp bồidưỡng, bảo vệ đất như bón phân hữu cơ, trồng xen hoặc luân canh các loài câyphân xanh, cây họ đậu, trồng độc canh Vì vậy, cho dù đất phù sa phì nhiêu màu

mỡ, sau một thời gian canh tác độc canh sẽ dẫn đến đất bị thoái hóa theo conđường bạc màu hóa hoặc bạc điền hóa (đất chua, mất phần tử cơ giới limon vàsét trên tầng mặt, mất chất hữu cơ, mất kết cấu đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng),làm giảm khả năng sản xuất, năng suất cây trồng thấp và bấp bênh

Đồng thời, việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao

thông làm cho đất bị ô nhiễm Tài nguyên đất không chỉ phải chịu lượng nước thảisinh hoạt, mà còn phải gánh chịu chất thải công nghiệp từ nhiều nhà máy, công ty

Trang 24

Trong nhiều trường hợp, tài nguyên đất vượt ngưỡng nhiễm chất độc kim loại.

 Ảnh hưởng của suy thoái tài nguyên đất

Với những nguyên nhân trên, suy thoái tài nguyên đất đã và đang diễn ra

ngày càng nhanh và phức tạp Suy thoái tài nguyên đất đã gây ra nhiều ảnhhưởng đến những vấn đề khác

Thứ nhất, suy thoái tài nguyên đất ảnh hưởng tới các thành phần môi trường.Đối với tài nguyên nước, sự ô nhiễm tài nguyên đất ảnh hưởng trực tiếp tớichất lượng tài nguyên nước Đặc biệt là vấn đề nước ngầm, nguồn nước chủ yếucung cấp nước sạch cho con người

Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

89

Đối với tài nguyên rừng, có thể nói sự suy thoái tài nguyên rừng là một

trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới suy thoái tài nguyên đất nhưng mốiquan hệ này là quan hệ hai chiều, qua lại lẫn nhau Bởi lẽ, khi tài nguyên đất bịsuy thoái thì thảm thực vật bị ảnh hưởng xấu, dẫn đến sự phát triển của rừngcũng gặp rất nhiều khó khăn

Đối với tài nguyên sinh vật, diện tích đất suy giảm làm suy giảm tính đa

dạng sinh học; số lượng loài động, thực vật bị tuyệt chủng ngày càng tăng Đồngthời, thực phẩm, lương thực cũng bị ảnh hưởng

Thứ hai, suy thoái tài nguyên đất ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội

Suy thoái tài nguyên đất đồng nghĩa với việc mất đất, mất đi diện tích hoặc giảmsút chất lượng của lượng đất đó Như vậy, giá trị kinh tế của tài nguyên đất bị

Trang 25

giảm sút và hạn chế các hoạt động sử dụng, khai thác tài nguyên này Việc thoáihóa đất, hoang mạc hóa đất sẽ dẫn đến các thiên tai như hạn hán, lũ lụt ảnh

hưởng đến đời sống xã hội Suy thoái tài nguyên đất gây ra đói kém, dịch bệnh.Đối với nhiều quốc gia đang phát triển, sản phẩm nông nghiệp là nguồn thu

chính, thì việc tài nguyên đất bị suy thoái ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Đồngthời, khi tài nguyên đất bị suy giảm, an ninh lương thực không được đảm bảo,dẫn tới nạn đói ở nhiều quốc gia

Thứ ba, suy thoái tài nguyên đất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Đất bị ô nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua việc tiếpxúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễmđất Từ đó, gây ra những tổn thương cho gan, thận và hệ thống thần kinh trungương Ảnh hưởng đến sức khỏe như nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, kích ứng mắt

và phát ban da Ngoài ra, thực vật trồng trên đất ô nhiễm sẽ bị nhiễm bệnh, conngười ăn vào cũng sẽ nhiễm bệnh

1.2 Những vấn đề chung về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, kiểm soát là kiểm tra, xem xét nhằm ngăn ngừanhững sai phạm của các quy định Hiểu một cách chung nhất, đây là thuật ngữdùng để chỉ hoạt động của các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ, quyền hạn dểxem xét, đánh giá, xử lí đối với hành vi trong quá trình thực hiện các quy định củapháp luật Kiểm soát nhằm giám sát và đánh giá quá trình thực hiện công việcđược giao để hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra Đây là cách để các cá nhân,

Trang 26

Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

89

cơ quan thực hiện chức năng quản lí biết được mục tiêu đặt ra có được hay khôngcũng như lí do tại sao không đạt được mục tiêu đó để có phương án phù hợp nhằmcải tiến phương thức làm việc, hoàn thành mục tiêu ban đầu đề ra

Từ sự phân tích phía trên có thể thấy suy thoái tài nguyên đất có những

tác động xấu tới môi trường, kinh tế- xã hội và con người Điều này dẫn tới

việc con người phải kiểm soát suy thoái tài nguyên đất Trên phương diện pháp

lý, có thể hiểu kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là toàn bộ các hoạt động của

cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân trong quản lý, khai thác, sửdụng, cải tạo đất nhằm duy trì và cải thiện tình trạng suy giảm cả về số lượng

và chất lượng đất trên phạm vi cả nước Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

được đặt ra với các nội dung sau:

1.2.1 Chủ thể kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

Chủ thể của hoạt động kiểm soát suy thoái tài nguyên đất bao gồm: Nhà

nước, các chủ thể tiến hành các hoạt động trên đất và các tổ chức đoàn thể quầnchúng, cộng đồng dân cư

Nhà nước thực hiện việc kiểm soát thông qua hoạt động của các cơ quan

quản lí nhà nước về kiểm soát suy thoái môi trường Nhà nước có nhiều thế

mạnh để tiến hành hoạt động kiểm soát của mình như ban hành pháp luật và đảmbảo bằng sức mạnh cưỡng chế, thiết lập hệ thống các cơ quan quản lí, trong đó

có kiểm soát suy thoái tài nguyên đất Đây là hệ thống cơ quan được tổ chức từ

Trang 27

Trung ương đến địa phương, từ các cơ quan có thẩm quyền chung cho đến các

cơ quan có thẩm quyền chuyên môn Hệ thống các cơ quan này chịu trách nhiệmhướng dẫn, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các hoạt động kiểm soát suythoái tài nguyên đất của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, nhằm đạt được nhữngmục tiêu đã được Nhà nước xác định Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhànước không thực hiện việc kiểm soát suy thoái theo hình thức đơn lẻ mà cònphối hợp với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất Không chỉ các cơ quan quản lýnhà nước trong lĩnh vực đất đai tiến hành việc kiểm soát suy thoái tài nguyênđất, mà cũng cần sự thực hiện của các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực môitrường khác Bởi lẽ, các yếu tố môi trường luôn có mối quan hệ gần gũi, chặt chẽvới nhau Dưới góc độ tiếp cận này, việc kiểm soát có thể được thực hiện giữamột hoặc nhiều chủ thể này với một hoặc nhiều chủ thể khác

Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

89

Cùng với Nhà nước, kiểm soát suy thoái tài nguyên đất còn được thực hiện

bởi chính các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động trên đất Đó là các cá nhân,

hộ kinh doanh nông nghiệp, doanh nghiệp,… tác động lên đất để sản xuất, sinhlợi Đây là nhóm chủ thể tác động trực tiếp lên tài nguyên đất, hưởng những lợiích từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất; cho nên vai trò kiểm soát của họ cầnđược chú trọng nhiều nhất Nhóm chủ thể này thực hiện kiểm soát suy thoái tàinguyên đất thông qua việc áp dụng các biện pháp để giảm thiểu mức thấp nhất các

Trang 28

tác động tiêu cực vào đất, cũng như khắc phục các sự cố trên đất,… Hiệu quảkiểm soát suy thoái tài nguyên đất cũng phụ thuộc không nhỏ vào mức độ và khảnăng thực hiện các hoạt động kiểm soát của nhóm chủ thể này.

Chủ thể của hoạt động kiểm soát suy thoái tài nguyên đất còn có thể bao

gồm các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể quần chúng và cộng đồng dân cư.Nhóm chủ thể này thực hiện nghĩa vụ giám sát việc tuân thủ pháp luật, khả năngthực hiện việc duy trì và cải thiện tài nguyên đất của các chủ thể sử dụng tàinguyên đất Trên thực tế, sự đấu tranh, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật

về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất từ nhóm chủ thể này sẽ khiến cho các chủthể tiến hành hoạt động sử dụng tài nguyên đất nhận thấy cần phải chấp hành tốthơn việc kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

1.2.2 Đối tượng của kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

Đối tượng cần được kiểm soát chính là tài nguyên đất và các hoạt động khaithác, sử dụng tài nguyên đất

Do tài nguyên đất được phân chia thành nhiều loại nên kiểm soát suy thoái

tài nguyên đất cũng có những sự khác biệt và phù hợp với tính chất của từngloại Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát suy thoái tài nguyên đất còn chú trọng tớinhững khu vực đất đặc biệt như: khu vực đất bị ô nhiễm hóa chất sử dụng trongchiến tranh, hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các chất độc hại khác

Về thời điểm kiểm soát, quá trình kiểm soát suy thoái tài nguyên đất cần

được tiến hành như sau:

Thứ nhất, tài nguyên đất được kiểm soát ngay từ khi bắt đầu được khai

Trang 29

thác Đặt ra mục tiêu kiểm soát và có kế hoạch kiểm soát đối với tài nguyên đấtngay từ bước đầu sẽ ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra và tạo tiền đềNguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

89

về sau Các chủ thể phải chủ động trong công tác phòng ngừa với việc trang bịkiến thức, máy móc,…

Thứ hai, tài nguyên đất phải được kiểm soát trong suốt quá trình sử dụng

Không phải mọi tác động lên tài nguyên đất đều theo chiều hướng tích cực chonên kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở mọi giai đoạn nhằm loại trừ các nguyênnhân gây suy thoái tài nguyên đất

Với tất cả những đặc thù nêu trên, kiểm soát suy thoái tài nguyên đất có thểđược định nghĩa như sau: Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là toàn bộ hoạtđộng của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân nhằm kiểm tra, xem xét để ngănngừa những sai phạm từ đó loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với tàinguyên đất, phòng ngừa suy thoái tài nguyên đất, đồng thời khắc phục, xử lí hậuquả do các tác động tự nhiên gây ra

1.2.3 Nguyên tắc của hoạt động kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

Để kiểm soát suy thoái tài nguyên đất đạt được hiệu quả cao nhất, khi tiến

hành thực hiện phải luôn đảm bảo những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, luôn chủ động phòng ngừa trong kiểm soát suy thoái tài nguyên

đất Mọi hoạt động kiểm soát suy thoái tài nguyên phải bắt đầu từ công tác

Trang 30

phòng ngừa Việc chủ động phòng ngừa từ trang thiết bị, kiến thức, kế hoạch,…

sẽ giúp cho các chủ thể linh hoạt trong kiểm soát suy thoái tài nguyên đất vàngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra cho tài nguyên đất Thông qua côngtác phòng ngừa, không chỉ nhằm mục đích ngăn chặn, góp phần chủ động loạitrừ, hạn chế những điều kiện và nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên đất, màcòn tạo thuận lợi cho việc khắc phục hậu quả được nhanh chóng, thuận lợi.Thứ hai, kịp thời khắc phục hậu quả suy thoái tài nguyên đất Trong trườnghợp suy thoái tài nguyên đất đã xảy ra và gây ra hậu quả thì các chủ thể kiểmsoát phải nhanh chóng tiến hành các hoạt động nhằm khắc phục hậu quả Việclàm này phải tiến hành nhanh chóng nhằm phục hồi tài nguyên đất hoặc thay đổitình trạng tài nguyên đất theo chiều hướng tích cực hơn

Thứ ba, xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật kiểm soát suythoái tài nguyên đất Người thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật về kiểmsoát suy thoái tài nguyên đất phải chịu mọi chi phí để khắc phục hậu quả suythoái tài nguyên đất (do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định) để đảmNguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

89

bảo cho môi trường trở lại trạng thái có thể chấp nhận được, đồng thời phải khắcphục mọi hậu quả về tài nguyên đất do mình gây ra Ngoài ra, nếu hành vi của

họ không chỉ gây hại cho tài nguyên đất mà còn gây thiệt hại cho các tổ chức và

cá nhân khác thì họ còn phải bồi thường cho người bị thiệt hại Việc làm nàykhông chỉ mang tính giáo dục mà còn răn đe cho những chủ thể đang sử dụng,

Trang 31

khai thác tài nguyên đất.

Thứ tư, kiểm soát suy thoái tài nguyên đất phải gắn với phát triển bền vững

Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấnphẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và

Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát

triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải

tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh

thái học"7 Đất là nguồn tài nguyên quý giá, có nhiều vai trò quan trọng tới môitrường cũng như con người và là nguồn tài nguyên không thể thay thế Việc con

người khai thác và sử dụng tài nguyên đất làm cho đất bị ô nhiễm và thoái hóa

Điều này dẫn tới việc tài nguyên đất bị thu hẹp cũng như giảm sút về chất lượng

Do đó, hoạt động kiểm soát suy thoái tài nguyên đất không chỉ dừng lại ở việc

ngăn chặn sự suy giảm tài nguyên đất mà còn phải phục hồi tài nguyên đất, tái

sinh đất để có thể tiếp tục sử dụng Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất phải

đảm bảo cho sự phát triển bền vững, không những đáp ứng nhu cầu hiện tại mà

còn phải đảm bảo để đủ nhu cầu cho các thế hệ tương lai

Thứ năm, kiểm soát suy thoái tài nguyên đất phải được thực hiện đồng bộ

và thống nhất Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất trong các bước quản lý, bảo

vệ, phát triển, sử dụng, tái tạo, đều phải tiến hành nhất quán với nhau Đồng

thời, hoạt động kiểm soát suy thoái tài nguyên đất cũng phải thực hiện thống

nhất từ trung ương tới địa phương, có sự phân cấp rõ ràng giữa các cơ quan quản

Trang 32

lý nhà nước Có như vậy, hoạt động kiểm soát suy thoái tài nguyên đất mới phát

huy được hiệu quả cao nhất, ngăn chặn sự suy giảm về số lượng cũng như chất

lượng đất một cách triệt để, toàn diện

1.2.4 Các biện pháp kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

7 Phát triển bền vững, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,

Thứ nhất, biện pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức kiểm soát suy

thoái tài nguyên nói chung và tài nguyên đất nói riêng Kiểm soát suy thoái tài

nguyên đất được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau, cho nên nếu như các

chủ thể đó không nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này thì việc

kiểm soát không thể mang lại hiệu quả cao Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý

thức về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất được tiến hành với nhiều hình thức

khác nhau, phong phú đa dạng như: thông qua các phương tiện thông tin đại

chúng, các hoạt động văn hóa nghệ thuật về bảo vệ tài nguyên, xây dựng chương

trình giáo dục,…

Mục đích của biện pháp này là để các chủ thể hiểu rõ nguyên nhân và tác hại

Trang 33

của việc suy thoái tài nguyên đất đối với sức khỏe con người, phát triển kinh tế Đồngthời giúp họ nhận thức được những lợi ích của việc tự kiểm soát tài nguyên đất.Thứ hai, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong kiểm soát suy thoái

tài nguyên đất Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất cần áp dụng một số các

phương tiện khoa học kỹ thuật như các máy móc để xác định nồng độ các chất

có nguy cơ gây ô nhiễm đất, các trang thiết bị, phương tiện để làm giảm độ ô

nhiễm,… Các biện pháp kỹ thuật hay máy móc trong biện pháp này có thể từ

kinh nghiệm hay sự hỗ trợ của các quốc gia với nhau

Mục đích của biện pháp này là để các chủ thể nhận biết mức độ suy thoái

tài nguyên đất của mình thông qua kết quả của các thí nghiệm, máy móc, từ đó

các chủ thể có thể điều chỉnh tự kiểm soát các hoạt động của mình

Thứ ba, áp dụng các biện pháp kinh tế trong kiểm soát suy thoái tài nguyên

đất Đó là việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế đối với kiểm soát suy thoái tài

nguyên đất như công cụ thuế, phí, lệ phí về kiểm soát suy thoái tài nguyên,

Như vậy, biện pháp kinh tế này có thể được áp dụng theo hai cách, một là, áp

dụng nghĩa vụ tài chính đối với các chủ thể tiến hành hoạt động với đất có nguy cơgây suy thoái Trong trường hợp này, biện pháp kinh tế được hiểu là “đánh” trựctiếp vào túi tiền của các chủ thể Hai là, áp dụng các ưu đãi về tài chính đối với cácchủ thể tạo ra các hiệu ứng tốt cho đất Đây là biện pháp được sử dụng rất phổ

biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong hoạt động bảo vệ môi trường nói chungNguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

89

Trang 34

và kiểm soát suy thoái tài nguyên đất nói riêng Các công cụ kinh tế được cácquốc gia phát triển sử dụng rất nhiều, nhằm mục đích làm cho các biện pháp kiểmsoát trở nên mềm dẻo hơn, hiệu quả hơn và với mức chi phí thấp hơn.

Thứ tư, biện pháp pháp lý trong kiểm soát suy thoái tài nguyên đất Biện

pháp này được thể hiện qua việc Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quiđịnh về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan trong hoạt động sử dụngtài nguyên đất Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành

vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc kiểm soát suy thoái tàinguyên Pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể liên quan vàtính cưỡng chế Vì vậy, các chủ thể khi tiến hành hoạt động sử dụng đất đều bắtbuộc phải tuân thủ những quy định của pháp luật liên quan đến kiểm soát suythoái tài nguyên đất Nếu không tuân thủ, các chủ thể sẽ bị cưỡng chế thông quacác loại trách nhiệm pháp lí khác nhau

Một trong những biểu hiện cụ thể của biện pháp pháp lí là áp dụng các biện

pháp hành chính trong kiểm soát suy thoái tài nguyên đất Theo nghĩa hẹp, biệnpháp hành chính được hiểu là các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền để tổ chức việc thi hành pháp luật Thông qua việc ban hành hoặc racác quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành chính có liên quan đếnviệc kiểm soát suy thoái tài nguyên đất Sự can thiệp trực tiếp của các cơ quanhành chính nhà nước có thể ngăn chặn ngay lập tức sự hủy hoại tài nguyên đất.Các cơ quan quản lí hành chính này chỉ thực hiện những hành vi mà pháp luật

Trang 35

cho phép, theo quy định của pháp luật.

1.3 Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất theo pháp luật

1.3.1 Nhận thức chung về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất theo pháp luậtNhư đã phân tích ở trên, một trong những công cụ hiệu quả nhất để kiểm

soát suy thoái tài nguyên đất chính là pháp luật Các quốc gia thông qua các quyđịnh pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểmsoát suy thoái tài nguyên Và hệ thống các quy định đó được gọi là pháp luật vềkiểm soát suy thoái tài nguyên đất

So với các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật môi trường là một lĩnh vực

pháp luật tương đối mới Hệ thống pháp luật môi trường được chia thành hai(02) mảng lớn Mảng thứ nhất bao gồm tất cả các quy định về bảo tồn và sửNguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

89

dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, còn mảng thứ hai gồm các quyđịnh về kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường Các quyđịnh pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất nằm trong mảng thứ hai của

hệ thống pháp luật môi trường

Pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất được thực hiện dựa trên haiyêu cầu cơ bản sau đây:

Trước hết, pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất không làm cản trở

các hoạt động trên đất, đồng thời không gây khó khăn khi áp dụng các biện phápnhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nói chung

Trang 36

Thứ hai, pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là một bộ phận của

pháp luật môi trường, tuân theo những nguyên tắc của pháp luật môi trường,đồng thời tuân thủ và góp phần thực thi nghĩa vụ của Việt Nam được quy địnhtrong các điều ước quốc tế có liên quan đến kiểm soát suy thoái tài nguyên đất.Như vậy, pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất được hiểu như sau:

Pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là tổng hợp các qui phạm phápluật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh và tồn tại trong lĩnh vực môi trườnggiữa các chủ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại xảy ra cho tàinguyên đất, khắc phục và xử lí hậu quả nhằm đảm bảo phát triển bền vững, gópphần duy trì sự ổn định của tài nguyên đất

1.3.2 Vai trò của pháp luật đối với kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

Pháp luật giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Pháp luật vừa là

công cụ để Nhà nước quản lý đời sống đồng thời là phương tiện để người dânthực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Với tư cách là nhân tố điều chỉnh các mốiquan hệ xã hội, pháp luật đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường nóichung cũng như kiểm soát suy thoái tài nguyên đất nói riêng Cụ thể, vai trò ấyđược thể hiện qua những khía cạnh sau:

Thứ nhất, pháp luật quy định những quy tắc xử sự mà con người phải thực

hiện khi khai thác, sử dụng tài nguyên đất Tài nguyên đất không những là yếu tốquyết định đến sự sống con người và nền kinh tế mà còn là đối tượng tác độngcủa các hoạt động của con người Trong tác động ấy có thể theo chiều hướng

Trang 37

tích cực, cũng có thể theo chiều hướng xấu đối với tài nguyên đất Cụ thể nhưcác hoạt động xả nước thải, dùng phân bón,… con người đã làm cho đất bị ôNguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

Thứ hai, pháp luật quy định các chế tài hành chính, dân sự, hình sự để ràngbuộc con người thực hiện những đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác cũngnhư sử dụng tài nguyên đất Trong thực tế, các chủ thể tham gia quan hệ phápluật môi trường không tự giác thực hiện các hành vi nhằm bảo vệ và phát triểnbền vững tài nguyên đất như pháp luật quy định Bởi lẽ, mục tiêu hướng đến của

họ luôn là lợi ích của mình, lợi ích trước mắt chứ không phải lợi ích lâu dài haylợi ích của xã hội Họ có thể bỏ qua những nghĩa vụ đối với môi trường mà lẽ ra

họ phải thực hiện chỉ vì không muốn bỏ ra các chi phí gây sụt giảm lợi nhuận.Chính vì thế, các chủ thể luôn tìm cách lẩn tránh các nghĩa vụ pháp lí với môitrường Lúc đó, các chế tài hành chính dân sự, hình sự của pháp luật môi trường

có ý nghĩa vô cùng quan trọng Các chế tài đó nhằm bảo vệ lợi ích của những tổchức, cá nhân khác và lợi ích chung của toàn xã hội Với những chế tài này, phápluật ngoài mục đích trừng phạt chủ thể vi phạm mà còn nhằm ngăn ngừa, cải tạo

Trang 38

và giáo dục họ Bên cạnh đó, các chế tài này còn răn đe các chủ thể khác khiến

họ phải tự giác tuân theo các quy tắc xử sự đã được xác định trong các quy phạmpháp luật môi trường

Thứ ba, pháp luật bên cạnh việc định hướng xử sự cho các tổ chức, cá nhântrong xã hội khi tác động vào tài nguyên đất, còn có tác dụng rất lớn trong việctạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức bảo vệ môi trường.Thông qua pháp luật, Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

cơ quan quản lý Nhà nước trong việc kiểm soát suy thoái tài nguyên đất như: lậpquy hoạch, thanh tra, thẩm định,…

Bảo vệ môi trường nói chung và kiểm soát suy thoái tài nguyên đất nói

riêng được thực hiện theo nhiều cách khác nhau Và để công tác này đạt hiệuquả cao nhất, phải có sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nướcchuyên môn về tài nguyên đất với các cơ quan chuyên môn quản lý các thànhNguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

Trang 39

kiểm soát suy thoái tài nguyên đất Thông qua nhiều điều ước cũng như các quan

hệ hợp tác, việc kiểm soát suy thoái tài nguyên sẽ nhận được sự hỗ trợ về tàichính hoặc công nghệ Việc tiếp thu kinh nghiệm quý báu từ nhiều nước trên thếgiới sẽ giúp các quốc gia giải quyết tốt hơn vấn đề môi trường của nước mình.1.3.3 Nội dung của pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

Như đã phân tích ở trên, pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là

tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh và tồn tạitrong lĩnh vực môi trường giữa các chủ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhấtnhững tác hại xảy ra cho tài nguyên đất, khắc phục và xử lí hậu quả nhằm đảmbảo phát triển bền vững, góp phần duy trì sự ổn định của tài nguyên đất Phápluật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất được xây dựng và thực hiện nhằm để trảlời các câu hỏi: một là, những hoạt động nào chịu sự điều chỉnh của pháp luậtkiểm soát suy thoái tài nguyên đất; hai là, những cơ quan Nhà nước nào đượcgiao thẩm quyền quản lí về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất; ba là, những loạitrách nhiệm pháp lí nào được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật về kiểmsoát suy thoái tài nguyên đất Để có thể giải quyết những câu hỏi trên, cần lưu ýmột số đặc điểm trong pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất như sau:Trước hết, pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là một chế định củapháp luật môi trường cho nên pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất cóđầy đủ những nguyên tắc và nội dung không đi ngược lại pháp luật môi trường.Thứ hai, pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất quy định cụ thể quyềnhạn và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ

Trang 40

của các tổ chức và cá nhân liên quan tới kiểm soát suy thoái tài nguyên đất.Thứ ba, pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất quy định cụ thể các

biện pháp đảm bảo cho việc kiểm soát suy thoái tài nguyên đất thông qua cácNguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ

89

trách nhiệm pháp lý có chứa đựng các chế tài cụ thể tương ứng với hành vi làmsuy thoái tài nguyên đất

Từ những đặc điểm đó, những câu hỏi trên được xác định cụ thể như sau:

Một là, những hoạt động chịu sự điều chỉnh của pháp luật kiểm soát suy

thoái tài nguyên đất là phòng ngừa suy thoái tài nguyên đất; khắc phục nhữnghậu quả của suy thoái tài nguyên đất và kiểm soát đối với khu vực đất đặc biệt.Hai là, hệ thống các cơ quan nhà nước về kiểm soát suy thoái tài nguyên

đất bao gồm hệ thống các cơ quan có thẩm quyền chung và hệ thống các cơ quan

có thẩm quyền chuyên môn

Ba là, các loại trách nhiệm pháp lí thường được áp dụng đối với các hành vi

vi phạm pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là trách nhiệm hành chính,trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

Theo đó, pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất bao gồm những

nội dung cơ bản sau đây:

 Phòng ngừa suy thoái tài nguyên đất

Quá trình kiểm soát suy thoái tài nguyên đất phải được tiến hành từ công

Ngày đăng: 11/08/2017, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w