Một số bài viết chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề tranh chấp về thừa kế như chủ thể hưởng di sảnthừa kế, xác nhận hoặc không xác nhận một người được thừa kế, thừa kế thếvị,…Những bà
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
……….… ……
SO SÁNH CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT LA MÃ VÀ PHÁP
LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số : 60380101 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ………
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu trongluận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứunào khác Những nội dung trong luận văn có sử dụng tài liệu tham khảo đều trích dẫnnguồn đầy đủ
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Luận văn 1
2 Tình hình nghiên cứu Luận văn 2
3 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận văn 4
5.1 Nguồn tư liệu 4
5.2 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5
7 Bố cục của luận văn 5
NỘI DUNG 7
Chương 1 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ 7
1.1 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế 7
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế trên thế giới 7
1.1.2 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế tại Việt Nam 14
Trang 41.2.1 Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế 16
1.2.2 Bản chất của quyền thừa kế 18
1.2.2.1 Quyền thừa kế mang bản chất giai cấp 19
1.2.2.2 Quyền thừa kế có tính khả biến 20
1.3 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế trong pháp luật La mã 21
1.3.1 Thừa kế trong Luật 12 bảng 26
1.3.2 Thừa kế trong Luật La Mã (Corpus Iuris Civilis) của Hoàng để Justinian 28
Chương 2 32
SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU TRONG QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT LA MÃ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 32
2.1 Quy định chung về thừa kế 32
2.1.1 Một số nguyên tắc trong quyền thừa kế 32
2.1.2 Thời điểm mở thừa kế 40
2.1.3 Di sản thừa kế 42
2.2 Thừa kế theo di chúc 46
2.2.1 Khái niệm di chúc 47
2.2.2 Người thừa kế theo di chúc 48
2.2.3 Điều kiện có hiệu lực của di chúc 51
Trang 53.1.1 Nguyên tắc thừa kế 75
3.1.2 Người thừa kế thành thai trước khi người để lại di sản chết 76
3.2 Về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với di sản của người thừa kế 78
3.3 Từ chối nhận di sản 80
3.4 Suất thừa kế đối với người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc 83
3.5 Người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc 84
3.6 Di chúc chung của vợ chồng 87
KẾT LUẬN 89
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Luận văn
Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản từ người chết sang người sống Thừa kế xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người, và cho đến hiện tại, thừa kế vẫn là một vấn đề được các quốc gia quan tâm, chú trọng
Ở nước ta, pháp luật về thừa kế có quá trình phát triển khá sớm trongtiến trình lịch sử mà thể hiện rõ nhất từ Bộ luật Hồng Đức ban hành năm1483 Có thể thấy quan hệ thừa kế không những chịu ảnh hưởng bởi chế độchính trị xã hội, chế độ sở hữu mà còn chịu ảnh hưởng bởi chế độ hôn nhângia đình, phong tục tập quán ở mỗi thời kỳ lịch sử trong một mức độ nhấtđịnh
Mục tiêu trước mắt và lâu dài của tiến trình cải cách tư pháp là xâydựng một Nhà nước pháp quyền – của dân, do dân và vì dân Trong chế độpháp quyền đó, tất cả công dân đều
có các quyền bình đẳng như nhau trongmọi lĩnh vực đời sống, và quyền thừa kế là một quyền được Nhà nước côngnhận và bảo hộ Khi khối lượng tài sản của công dân ngày càng
đa dạng vềchủng loại và ngày càng lớn về mặt giá trị, thì quyền thừa kế di sản của
ngườichết để lại càng được quan tâm nhiều hơn
Từ thực tiễn, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang trong đà pháttriển mạnh, đời sống nhân dân được nâng cao, trình độ văn hóa ngày càng cảithiện và dần sánh ngang với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thếgiới Hơn nữa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng ra toàn thế giới, người
Việt Nam đi khắp năm châu, bốn bể để sinh sống, làm việc, do đó, tài sản củamỗi cá nhân ngày càng nhiều lên, tính phức tạp về thừa kế cũng ngày càngtăng lên đòi hỏi sự thay đổi của pháp luật về thừa kế để phù hợp với thực tiễnhiện nay
Luật La Mã là hệ thống luật cổ được xây dựng cách đây khoảng hơn2000 năm (449 TCN),
áp dụng cho thành Roma sau đó là cả đế chế La Mãrộng lớn Các nguồn của Luật La Mã thời Cổ đại được sưu tập trong CorpusIuris Civilis được tái khám phá trong thời kì Trung Cổ và mãi cho đến thế kỷ19 vẫn được xem là nguồn luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của phầnlớn các quốc gia châu Âu trong đó có cả Pháp, Đức Pháp luật La Mã
cũngđược xem là hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhất của nhà nước chiếm hữu nôlệ Cho đến nay mặc dù đã có sự thay đổi rất lớn của nền kinh tế – chính trị -xã hội nhưng không phủ nhận được những ưu điểm mà chúng mang lại Ngaycả Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nhật – những quốc gia có nền pháp luật phát triểnbậc nhất thế giới cũng phải thừa nhận chịu ảnh hưởng nhiều từ nó Pháp luậtvề thừa kế của Việt Nam vẫn cần học hỏi nhiều từ pháp luật
La Mã
Nhận thức được tầm quan trọng, phức tạp của pháp luật thừa kế trongquá trình phát triển xãhội, kinh tế, văn hóa, hơn hết, nhận thức được nhữngưu điểm của pháp luật La Mã về thừa
Trang 7kế, tôi xin lựa chọn đề tài nghiên cứu:SO SÁNH CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG PHÁP
LUẬT LA MÃ VÀ PHÁPLUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH Tôi hi vọng thông qua kết
quả bài nghiên cứu này sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật thừa kế trong Bộ luật dân
sự(BLDS) nước ta
2 Tình hình nghiên cứu Luận văn
Thừa kế là một vấn đề tất yếu khách quan của xã hội, chế định thừa kếlà một chế định phổ biến, không thể thiếu, và ở Việt Nam, chế định thừa kế đãđược quy định từ rất sớm và được thể hiện cụ thể bằng văn bản trong thời kìphong kiến
Các công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung ở nước ta còn dàn trảivà mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh cụ thể như: thời hiệu thừa kế, dichúc chung vợ chồng, người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vàonội dung di chúc, thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế Một số bài viết chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề tranh chấp về thừa kế như chủ thể hưởng di sảnthừa kế, xác nhận hoặc không xác nhận một người được thừa kế, thừa kế thếvị,…Những bài viết nghiên cứu này đã được xuất bản thành sách hoặc đượcđăng tải trong các tạp chí chuyên ngành về pháp luật như: Tạp chí Luật học –Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí Tòa án nhân dân – Tòa án nhân dân tối cao,Tạp chí dân chủ và pháp luật – Bộ Tư pháp…
Ngoài ra, trong thời gian qua cũng có nhiều công trình nghiên cứu ởbậc sau đại học gồm luật văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của một số tác giả Nhữngcông trình nghiên cứu về thừa kế của các tác giả nói trên chỉ dừng lại trongphạm vi giải quyết các vấn đề, nội dung chính mà
Bộ luật nước ta quy định
Không thấy hoặc rất ít những công trình nghiên cứu ở cấp bậc Luật so sánhtrong quy định
về pháp luật thừa kế của Việt Nam và những quốc gia khác,đặc biệt là so sánh với pháp luật thừa kế của La Mã
3 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Luận văn này trước hết là để góp phần làm rõ hơn những nội dungchính liên quan đến thừa
kế, trong đó đặc biệt là những quy định chung vềthừa kế, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật trong quy định củaViệt Nam và pháp luật La Mã
Ngoài ra, với mong muốn từ những quy định về thừa kế trong pháp luậtLa Mã sẽ chỉ ra được những điểm tiến bộ và những điểm thụt lùi của phápluật Việt Nam, từ đó đưa ra đượcnhững kiến nghị sửa đổi nhằm hoàn thiện pháp luật thừa kế
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Bài viết tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề sau: Phân tíchChế định thừa kế trongpháp luật Việt Nam và pháp luật La Mã cổ đại, tìm ranhững điểm giống nhau và khác nhau,
Trang 8quy định của Việt Namso với pháp luật La Mã Bài viết cũng đưa ra những kiến nghị nhằmhoànthiện pháp luật Việt Nam về thừa kế trên cơ sở học tập những tiến bộ củapháp luật La Mã.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ bài viết, tập trung nghiên cứu các văn bản pháp luậthiện hành của Việt Nam liên quan đến vấn đề thừa kế, đặc biệt tập trung vàocác quy định trong Bộ luật Dân sựnăm 2005 (BLDS 2005) được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIthông qua ngày 04/06/2005 tại kỳ họp thứ 7 và Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) được
Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 24/11/2015 Luận văn cũng tập trungnghiên cứu dựa trên tuyển tập Corpus Iuris Civilis của Hoàng để Justinia bằng tiếng La tinh – là bản tập hợp đầy đủ nhất của pháp luật La Mã phần Thừa kế, Luật 12 Bảng
Luận văn có đề cập song không tập trung nghiên cứu quy định của một số quốc gia trên thếgiới về thừa kế
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Nguồn tư liệu
Luận văn được thực hiện dựa trên những nguồn tư liệu chủ yếu sau:
- Các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tác phẩm lý luận về thừa kế, các Bộ luật Dân sự của Việt Nam, của Nhật Bản, của Thái Lan và đặc biệt là Bộ luật Dân sự Pháp
- Các sách giáo trình, các công trình nghiên cứu là luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ, các công trình là khóa luận tốt nghiệp được lưu giữ tại Thư viện Đại học Luật về thừa kế trong Dân sự Việt Nam
- Các giáo trình về luật La Mã do trường Đại học luật Hà Nội, Đại học Cần Thơ, Đại học Quốc gia Hà Nội viết, là những tài liệu lưu trữ, các tài liệu gốc của đề tài
- Một số báo chí chuyên ngành và báo điện tử
- Đặc biệt, Luận văn được nghiên cứu dựa trên Tuyển tập Corpus Iuris Civilis của Hoàng
đế Justinian, Luật 12 bảng và các bài viết trên website của một số trường đại học tại Anh
- Các công trình chuyên khảo viết về lịch sử lập pháp các nước, lịch sử pháp luật thế giới để sử dụng khai thác bối cảnh xã hội hình thành nên các chế định pháp luật
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 9Khi nghiên cứu đề tài này, phương pháp chính được sử dụng là phương pháp so sánh với mục đích tìm ra các điểm giống, điểm khác nhau trong quy định về thừa kế của pháp luật Việt Nam và pháp luật La Mã.
Ngoài ra, một số phương pháp khoa học truyền thống khác được sử dụng đó là Phương pháp lịch sử; Phương pháp lôgic; Phương pháp duy vật biện chứng; Phương pháp tổng hợp.Thông qua các phương pháp lịch sử, phương pháp duy vật biện chứng để tổng hợp và so sánh làm nổi bật quyền thừa kế theo pháp luật của công dân ngày càng được coi trọng và bảo đảm thực hiện theo trình độ phát triển của đất nước
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Trên cơ sở những tư liệu tập hợp được, luận văn so sánh được hầu hết các quy định về thừa
kế có trong luật La Mã, từ đó chỉ ra được những điểm giống và khác nhau giữa hệ thống luật cổ của loài người và luật pháp hiện tại của Việt Nam Đây là một trong những đóng góp quan trọng nhất của Luận văn
Bên cạnh đó, Luận văn góp phần làm rõ những hạn chế trong chế định thừa kế của pháp luật Việt Nam trong quá trình tiến hành so sánh, đồng thời chỉ ra những hướng giải quyết các hạn chế đó Đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng và áp dụng pháp luật thừa kế trongthực tiễn Việt Nam
Luật văn dựa trên những điểm ưu, hạn chế của pháp luật La Mã để từ đó đưa ra những góp
ý nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thừa kế
Luận văn còn rút ra một số nhận xét về mối liên hệ giữa pháp luật La Mã cổ đại cũng như
sự ảnh hưởng của nền luật pháp hình thành sớm nhất trong lịch sử loài người vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay Đây cũng là đóng góp có ý nghĩa quan trọng của Luận văn
Trong khuôn khổ đề tài, luận văn đã tập hợp được nhiều công trình có liên quan, sưu tầm được nhiều tài liệu nghiên cứu có giá trị Ngoài ra, luận văn còn là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy trong học tập, tìm hiểu Luật Dân sự, chế định quyền thừa kế trong luật của Việt Nam cũng như của luật La Mã
7 Bố cục của luận văn
Luận văn được kết cấu gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận
Trong phần Nội dung được chia thành 3 chương bao gồm:
Chương I: Cơ sở lý luận về chế định thừa kế
Chương II:Sự giống và khác nhau trong quy định về chế định thừa kế trong pháp luật La
Mã và pháp luật Việt Nam
Trang 10NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ
1.1 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế
Qua nghiên cứu tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, có thể nhận thấy, ngay từthời kì sơ khai, quan hệ sở hữu và quan hệ thừa kế đã xuất hiện như một tất yếu khách quan, một đòi hỏi của xã hội và có mối quan hệ ràng buộc, qua lại với nhau
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế trên thế giới
Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống hình thành và xuất hiện ngay trong thời kì sơ khai của xã hội loài người Trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thủy phân thành các thị tộc, bộ lạc, khi đó mọi tài sản có được cũng đều thuộc về thị tộc, bộlạc quản lý và nắm giữ, sau đó phân phát cho từng cá nhân sinh sống trong bộ lạc, thị tộc Chế độ thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ đã áp đặt quyền thống trị chung đối với cả những tài sản
do những người đàn ông làm ra, ngay cả khi họ không thuộc thị tộc, bộ lạc mà chỉ là chồngcủa phụ nữ, cha của những đứa con thuộc thị tộc, bộ lạc này
Ngoài ra, cũng trong chế độ thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ, các con không thuộc thị tộc của người cha, tên của chúng theo tên mẹ, cho nên khi người con chết, tài sản mà chúng làm ra cũng không thuộc về thị tộc, bộ lạc của người cha mà thuộc về thị tộc, bộ lạc của người mẹ
Như vậy, chế độ thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ đã tạo ra mối quan hệ về kế thừa, hưởng dụng tài sản của các con và những người thân thuộc về huyết thống trong thị tộc, bộ lạc của người mẹ, không thừa nhận quyền kế thừa, hưởng dụng tài sản của các con theo người cha
Ph.Ăngghen đã nhận xét: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể
về bên mẹ và theo tập tục kế thừa nguyên thủy trong thị tộc mới được kế thừa những ngườitrong thị tộc chết Tài sản phải để trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nên lâunay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ1”
Trang 11Thừa kế nguyên thủy trong xã hội thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ đã đặt nền móng ban đầu cho
sự hình thành và phản ánh tính tất yếu của quan hệ thừa kế tài sản theo huyết thống, mặc dù theo huyết thống của người mẹ Đây là tính tất yếu của sự phát triển Bởi lẽ, trong thời
kì nguyên thủy, con người sống tập tục theo bầy đàn Người phụ nữ là người sinh con, những đứa trẻ được sinh ra chỉ biết đến mẹ và rất khó để xác định cha mình là ai Hơn nữa, trong thời kì này, con người sống phụ thuộc vào thiên nhiên, sức đề kháng của người phụ
nữ cũng thấp hơn so với đàn ông, vì vậy mỗi thị tộc, bộ lạc số lượng phụ nữ thường ít hơn rất nhiều so với số lượng đàn ông và người phụ nữ đương nhiên sẽ được trao nhiều quyền lợi hơn trong đó có quyền lựa chọn đàn ông chomình để duy trì nòi giống Cho đến ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong một bộ phận dân cư, vùng dân tộc ít người, vẫn còn có những cụm hoặc cộng đồng dân cư nhỏ duy trì quan hệ thừa kế tài sản theo huyết thống của người mẹ
Có thể nhận thấy rằng, dù cho xã hội loài người mới chỉ phát triển ở
trình độ sơ khai, quan hệ kinh tế cơ bản cũng chưa phát triển rõ nét, nhưng
trong một chừng mực nào đó khi tài sản đã có sự dư thừa, thì việc kế thừa,
hưởng dụng tài sản do các thành viên của thị tộc, bộ lạc làm ra khi họ chết đã
thể hiện như một tất yếu của xã hội Trong thời kì này, có thể hiểu tài sản
được làm ra trong mỗi thị tộc, bộ lạc không những để duy trì cuộc sống mà
còn được chuyển giao lại khi có thành viên nào đó chết
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, loài người không chỉ
giới hạn trong việc săn bắn, hái lượm mà đã biết trồng trọt, chăn nuôi Khi đó,
của cải làm ra không những đáp ứng đủ nhu cầu đời sống mà còn xuất hiện
những của cải dư thừa Lúc này tư liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng trong
quá trình làm ra của cải vật chất và quan hệ xã hội cũng dần có sự phân hóa rõ
rệt thì việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và của cải vật chất dư thừa đã trở thành
nguyên nhân của việc phân hóa giữa các tầng lớp người trong mỗi thị tộc, bộ
lạc
Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất được xác lập đã phá vỡ tính cộng
Trang 12sản chung, dẫn đến kết quả cuối cùng của sự phân hóa này chính là việc phân
chia xã hội thành các giai cấp thống trị và bị trị Chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất được xác lập cũng đương nhiên phá vỡ việc kế thừa, hưởng dụng chung
của thị tộc, bộ lạc đối với tài sản của người chết để lại Như vậy việc kế thừa,
hưởng dụng chung của thị tộc, bộ lạc đối với tài sản của người chết để lại
cũng không thể tồn tại Có chế độ tư hữu về tài sản tất dẫn đến nhu cầu bảo vệ
quyền tư hữu đó khi chủ sở hữu tài sản chết
Khi việc kế thừa, hưởng dụng chung của thị tộc, bộ lạc đối với tài sản
của người chết để lại đã bị phá vỡ thì không thể không hình thành một hình
thức kế thừa, hưởng dụng tài sản của người chết để lại phù hợp với chế độ tư
hữu về tài sản Kế thừa, hưởng dụng một cách riêng biệt tài sản của một cá
nhân khi họ chết đã xuất hiện như một tất yếu, nó đánh dấu bước ngoặt mới
trong quan hệ tài sản và phát sinh quan hệ thừa kế tài sản theo đúng nghĩa đen
của khái niệm
Tư hữu là tiền đề của thừa kế, còn thừa kế lại là cơ sở củng cố quyền tư
hữu về tài sản Chế độ tư hữu về tài sản ra đời đã xóa đi không những quyền
độc tôn của người đứng đầu thị tộc, bộ lạc trong việc định đoạt tài sản chung
của cộng đồng, xóa đi quyền chung của cộng đồng thị tộc, bộ lạc trong việc
kế thừa, hưởng dụng tài sản do các thành viên của thị tộc, bộ lạc làm ra khi họ
chết, mà còn khẳng định quyền tài sản của cá nhân để làm cơ sở cho việc hình
thành quan hệ thừa kế theo đúng nghĩa của nó Điều quan trọng hơn chính nó
đã khẳng định luôn cả diện thừa kế là những người thân thuộc theo huyết
thống của người có tài sản khi họ chết
Trang 13Khi giai cấp xuất hiện, có sự tồn tại của giai cấp thống trị và có giai cấp
bị trị, đương nhiên đối kháng giai cấp trong xã hội là điều không tránh khỏi
Kết quả của sự đối kháng giai cấp là nhà nước của chế độ tư hữu ra đời và trở
thành công cụ chuyên chế của giai cấp thống trị Nhà nước của chế độ tư hữu
đã phải sử dụng sức mạnh cưỡng chế để bảo vệ quyền, lợi ích của giai cấp
mình Song song với quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế tài sản cũng được
bảo vệ bằng những sức mạnh đó Những trật tự trong quan hệ về sở hữu tài
sản nói chung và trong quan hệ về thừa kế nói riêng được nhà nước của chế
độ tư hữu thiết lập trong giai đoạn này phù hợp với tính tất yếu khách quan,
nhưng mang bản chất giai cấp sâu sắc Quyền lợi của giai cấp thống trị luôn
được bảo vệ bằng chính những thiết chế của sức mạnh trấn áp hay sức mạnh
kinh tế
Để duy trì những tài sản của cá nhân sau khi qua đời được chuyển dịch
cho người còn sống không phải theo phương thức đương nhiên như thời kỳ
chế độ cộng sản nguyên thủy, thì ngoài việc thiết lập ra một tổ chức đặc biệt
để thống trị xã hội - đó là Nhà nước, giai cấp thống trị đã ban hành pháp luật
nhằm duy trì quyền lực kinh tế, nền tảng của quyền lực chính trị từ đời này
sang đời khác Trên cơ sở chế độ tư hữu về tài sản đã được pháp luật bảo vệ,
pháp luật về thừa kế được hình hành, phát triển như một tất yếu khách quan
và là nhu cầu của xã hội có giai cấp
Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, sự xuất hiện chế độ
hôn nhân với hình thái gia đình đối ngẫu làm cho kinh tế gia đình đã trở thành
một đơn vị kinh tế độc lập trong thị tộc, không còn phụ thuộc vào thị tộc và
Trang 14Ở thời kỳ này gia đình phát triển sang một hình thức mới hơn (Ăng
ghen gọi là hình thức trung gian trong bước chuyển từ chế độ hôn nhân đối
ngẫu sang chế độ hôn nhân một vợ một chồng), trong đó mọi quyền lực thuộc
về người chồng, với tư cách là người gia trưởng nên tất cả tài sản trong gia
đình thuộc sở hữu của người chồng và sở hữu của “gia đình cá thể đã trở
thành một lực lượng đang đe doạ xã hội” 2
Suy xét rộng ra cho thấy: do sự phân công lao động, ở thời kỳ này xã
hội đã có nhiều biến đổi sâu sắc Cùng với sự phân công lao động xã hội, chăn
nuôi và trồng trọt ngày càng phát triển, năng xuất lao động ngày một nâng cao
đã xuất hiện sự dư thừa sản phẩm Quá trình phân hoá của cải trong xã hội
được hình thành và dẫn đến sự phân biệt kẻ giàu người nghèo trong xã hội
Những người có quyền hành trong thị tộc, bộ lạc tìm mọi thủ đoạn để chiếm
hữu số của cải dư thừa đó làm của riêng Chế độ tư hữu xuất hiện và từ đó chế
độ thị tộc, chế độ cộng sản nguyên thuỷ dần dần bị phá vỡ và hoàn toàn tan
rã, nhường chỗ cho một chế độ xã hội mà trong đó đã có sự phân hoá giai cấp
Nếu như trước đây tổ chức thị tộc đã sinh ra từ một xã hội không biết
đến mâu thuẫn nội tại, trong đó mọi thành viên xã hội hầu như hoàn toàn “hoà
tan” vào cuộc sống cộng đồng, thì xã hội mới ra đời đã có sự phân chia giai
cấp, trong đó các giai cấp có quyền lợi đối lập nhau, “luôn luôn mâu thuẫn và
đấu tranh gay gắt với nhau để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình” 3 Trước bối
cảnh đó, dĩ nhiên tổ chức thị tộc trở thành bất lực trước xã hội, không thể phù
hợp được nữa Lúc này, “xã hội đó đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức để
dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy, hoặc cùng lắm là để cho
Trang 15cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới một hình thức gọi
là hợp pháp Tổ chức đó là nhà nước và nhà nước đã xuất hiện.” 4
Khi chưa xuất hiện Nhà nước, thừa kế được dịch chuyển theo phong
tục, tập quán của các thị tộc, bộ lạc, thì khi Nhà nước xuất hiện, quá trình dịch
chuyển tài sản từ một người đã chết cho người còn sống đã có sự tác động
bằng ý chí của Nhà nước Giai cấp thống trị thông qua quyền lực nhà nước để
áp dụng các phương pháp cưỡng chế nhằm tác động đến các quan hệ xã hội
làm cho các quan hệ đó phát sinh, phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp
mình Nghĩa là khi có Nhà nước thì mọi quan hệ cũng như mọi sự kiện xẩy ra
trong đời sống xã hội đều được pháp luật điều chỉnh Thừa kế trong xã hội đã
có nhà nước cũng không nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật
Pháp luật về thừa kế được ghi nhận trong những Bộ luật cổ xưa nhất
của loài người Trong Bộ luật Hammurabi (Condex Hammurabi) là văn bản
luật cổ nhất còn được bảo tồn tốt đến nay5 đã có những quy định về quyền
thừa kế Bộ luật này đã phân loại thừa kế có hai hình thức: thừa kế theo pháp
luật và thừa kế theo di chúc Nếu một người khi chết không để lại di chúc thì
tài sản của người đó sẽ được chuyển đến những người có quyền đối với tài
sản đó theo pháp luật, đó là những người trong gia đình Thừa kế theo di
chúc, quyền của người lập di chúc bị hạn chế nhiều6 Có thể thấy, quyền thừa
kế được ra đời từ rất sớm, và được quy định một cách cụ thể trong những bộ
luật cổ xưa nhất của nhân loại
Kế thừa và phát triển những quy định về thừa kế của Bộ luật
Hammurabi, theo pháp luật La Mã cổ đại thì các con, cháu của người để lại di
Trang 16kế đương nhiên và nếu người để lại di sản không có con, cháu thì mới đến
lượt những người có quan hệ huyết thống nội tộc được hưởng di sản, những
người thuộc thị tộc của người để lại di sản chỉ được hưởng di sản khi không
còn người thừa kế thuộc nội tộc của người để lại di sản
Là một chế định phổ biến và truyền thống của pháp luật dân sự, nên
trong pháp luật dân sự hầu hết quốc gia trên thế giới theo hệ thống pháp luật
thành văn đều quy định và ghi nhận các nội dung khá cụ thể về thừa kế Hiện
nay trên thế giới đang tồn tại nhiều hệ thống pháp luật khác nhau nhưng điển
hình phải kể đến là pháp luật châu Âu – Lục địa (Civil Law) và hệ thống pháp
luật Anh – Mỹ (Common Law) Nếu như Civil Law sử dụng pháp luật thành
văn để giải quyết các vấn đề trong xã hội thì Common Law sử dụng án lệ là
nguồn luật chính
Đa phần, pháp luật của các nước khi phân chia thành các hàng thừa kế,
để xác định trình tự dịch chuyển di sản từ người chết sang những người thừa
kế theo pháp luật của người đó đều theo truyền thống “dòng chảy xuôi” (từ
đời trước xuống đời sau), nên pháp luật của các nước thường xếp con của
người chết ở hàng thừa kế thứ nhất nhưng cha, mẹ của người chết không được
xếp ở hàng thừa kế thứ nhất Mặt khác, mỗi một quốc gia và thậm chí trong
cùng một quốc gia ở mỗi thời kỳ khác nhau có những quan niệm khác nhau về
gia đình về bổn phận của các thành viên trong gia đình đối với nhau Hơn
nữa, pháp luật về thừa kế ngoài việc phụ thuộc vào pháp luật về sở hữu còn
phụ thuộc rất nhiều về truyền thống văn hoá, hoàn cảnh xã hội, tập tục, đạo
đức, tôn giáo của mỗi một dân tộc Vì vậy, quyền thừa kế được quy định
Trang 17trong pháp luật của các nước có nhiều điểm giống nhưng cũng nhiều điểm
khác nhau
Bộ luật dân sự Pháp và Bộ luật dân sự Đức là hai bộ luật điển hình của
thế giới còn hiệu lực cho đến ngày nay có những quy định riêng về chế định
quyền thừa kế Dưới chế độ phong kiến (người Pháp thường gọi là Ancien
Regime) nước Pháp có quá nhiều nguồn pháp luật: tập quán, pháp luật hoàng
gia, pháp luật giáo hội, pháp luật La Mã Hơn thế nữa nước Pháp chia làm hai
vùng lãnh thổ có chế độ pháp luật khác nhau Miền Bắc là vùng pháp luật tập
quán, còn miền Nam là nơi áp dụng pháp luật thành văn – pháp luật La Mã
Vào các thế kỷ XV, XVI, XVII người Pháp đã có ý định pháp điển hoá pháp
luật bằng việc ban hành các sắc lệnh và luật, trong đó có Sắc lệnh 1629 đã
một phần thực hiện ý định pháp điển hoá bằng cách điều chỉnh rất nhiều lĩnh
vực dân sự như tặng cho tài sản, thừa kế, chuyển nhượng, phá sản, cho vay
lấy lãi, hôn nhân Tuy nhiên, sắc lệnh này đã bị các toà án phản đối một cách
mạnh mẽ
Nếu như BLDS Pháp dựa trên mô hình của Gaius, được chia thành luật
về người, về vật và hành vi, thì BLDS Đức với kết cấu gồm 5 quyển: Phần
chung, Trái quyền, Vật quyền, Luật gia đình và Luật thừa kế có nguồn gốc
trực tiếp từ trường phái Pandectist BLDS Đức, với tư cách là thành quả của
quá trình tranh luận kỹ càng và lâu dài của các học giả, đã đưa ra hệ thống
ngôn từ, khái niệm pháp lý rất trừu tượng, khoa học Cách tiếp cận này của
BLDS Đức dẫn đến ngôn từ pháp lý khô khan và quá mang tính chuyên ngành
nếu so sánh với sự giản dị, dễ hiểu và lịch lãm của BLDS Pháp Chính vì thế,
Trang 18thường như BLDS Pháp, mà nó được viết ra cho các luật gia chuyên nghiệp.
Có thể nói rằng, chế định thừa kế trên thế giới được hình thành từ rất
lâu đời, được quy định trong nhiều Bộ luật điển hình và đến nay chúng vẫn
còn gây ảnh hưởng đến nền lập pháp của nhiều quốc gia trên thế giới
1.1.2 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế tại Việt Nam
Ở Việt Nam, sớm nhận thức được vai trò quan trọng của thừa kế nên
ngay những ngày đầu dựng nước, các triều đại Lý, Trần, Lê cũng đã quan tâm
đến việc ban hành pháp luật về thừa kế Pháp luật thừa kế được ghi nhận
trong chương “Điền sản” của Bộ luật Hồng Đức - Bộ hình luật chính thống
được hoàn chỉnh ở triều đại Lê Thánh Tông (Hồng Đức) và ban hành năm
1483 thế kỉ 15 Bộ luật Hồng Đức là bộ luật cổ bằng chữ Hán còn lưu giữ
được tương đối đầy đủ gồm 13 chương, 722 điều, có 6 quyển Trong Bộ luật
Hồng Đức, tư tưởng tôn ti, thứ thế, con trưởng, vợ cả, vợ lẽ, nàng hầu, hương
hoả; trật tự trong quan hệ dòng họ và gia đình theo thứ bậc trên dưới, trước
sau được tôn trọng như một chuẩn mực của lẽ sống và đạo đức và được hiểu
như nguyên tắc cương thường trong các quan hệ xã hội, dòng họ và gia đình,
được thể hiện rõ nét trong những quy định về thừa kế dưới triều Lê Xét về
bản chất thì pháp luật nhà Lê có nhiều tiến bộ so với pháp luật của các thời
trước đó; tuy rằng pháp luật thời kỳ này có sự ảnh hưởng trực tiếp của tư
tưởng phật giáo và nho giáo Sau Bộ luật Hồng Đức, Hoàng Việt luật lệ được
ban hành năm 1812 dưới triều đại Nguyễn Phúc Ánh niên hiệu Gia Long nên
gọi là Luật Gia Long cũng là Bộ luật có khá nhiều quy định về thừa kế
Dân luật Bắc Kỳ được ban hành năm 1931 dưới thời thuộc địa của thực
Trang 19dân Pháp nên gọi là Dân luật Bắc Kỳ (1931) Vấn đề thừa kế được quy định
trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ gồm 139 điều (từ Điều 310 đến Điều 448) trong đó
thừa kế thường gồm 84 điều (Điều 310 đến Điều 393), thừa kế phụng tự gồm
55 điều (Điều 394 đến Điều 448)
Thừa kế là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam,
có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
lĩnh vực thừa kế Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1959, Sắc
lệnh 90/SL ngày 10/10/1945 cho phép tạm thời áp dụng những văn bản pháp
luật dân sự của chế độ cũ với điều kiện "những luật lệ ấy không trái với
nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể cộng hoà" Tại Điều 27
Hiến pháp năm 1980 cũng ghi nhận "Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản
của công dân" Tiếp theo, Thông tư số 81 ngày 27/7/1981 của Toà án nhân
dân tối cao đã hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế Ngày
30/8/1990, Hội đồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Pháp
lệnh thừa kế để quyền dân sự phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội Pháp
lệnh thừa kế là một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao đầu tiên quy
định khá đầy đủ về thừa kế ở nước ta kể từ Cách mạng tháng Tám năm 1945
đến khi có Bộ luật dân sự năm 1995
Qua hơn 4 năm thực hiện Pháp lệnh thừa kế đã cho thấy về cơ bản
những quy định của Pháp lệnh phù hợp với thực tế đời sống, do đó chế định
thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 1995 đã kế thừa hầu hết các quy định của
Pháp lệnh thừa kế Tuy nhiên, những quy định về thừa kế trong Bộ luật dân sự
vẫn còn tồn tại những điểm chưa hợp lý, rõ ràng
Trang 20hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu
sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh
tế khác Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công
dân." Trên tinh thần của Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự năm 1995 được
ban hành là một bước phát triển mới trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp
luật dân sự ở nước ta Nội dung của Bộ luật dân sự năm 1995 tương đối đồng
bộ và toàn diện Về cơ bản Bộ luật dân sự năm 1995 đã đáp ứng được yêu cầu
thực tế của xã hội thời kỳ bấy giờ Chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự năm
1995 đã kế thừa hầu hết các quy định của Pháp lệnh thừa kế nói trên Bên
cạnh đó, Bộ luật dân sự năm 1995 đã bổ sung một số vấn đề mới trong lĩnh
vực thừa kế, đặc biệt là việc thừa kế quyền sử dụng đất của cá nhân và thành
viên của hộ gia đình, đây là những cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng thực
thi quyền thừa kế tài sản trong đời sống xã hội
Qua 10 năm thi hành Bộ luật Dân sự năm 1995, thực tiễn xét xử cho
thấy những quy định pháp luật về thừa kế đã đi vào cuộc sống Tuy nhiên, từ
sau năm 1995 đã có hàng loạt văn bản pháp luật có liên quan đến thừa kế
được ban hành như Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Luật Đất đai năm
2003, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi), Luật Khuyến khích đầu
tư trong nước (sửa đổi), dẫn đến những mâu thuẫn bất cập nhất định, trong đó
có những quan hệ liên quan đến thừa kế Vì vậy, Bộ luật Dân sự năm 2005
được ban hành đã bổ sung, chỉnh sửa một số quy định về thừa kế tài sản phù
hợp và mang tính khả thi hơn Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành BLDS 2005 đã
xuất hiện một số những bất cập mà chưa phù hợp với sự phát triển của kinh
Trang 21tế, xã hội và đặt ra tính cấp thiết phải sửa đổi BLDS 2005.
Do vậy, ngày 24/11/2015, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự thảo
Bộ luật dân sự sửa đổi và từ ngày 1/1/2017, Bộ luật dân sự 2015 chính thức
có hiệu lực thi hành Chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự 2015 đã phần nào
giải quyết được một số vấn đề còn vướng mắc hiện nay của nước ta
1.2 Thừa kế và quyền thừa kế trong pháp luật Việt Nam
1.2.1 Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế
Khi nhắc đến thừa kế có thể hiểu là việc người sống được hưởng những
tài sản do người chết để lại Theo cách hiểu từ ngữ, “thừa” trong từ “thừa
hưởng”, “kế” trong từ “kế tục”, thừa kế tức là thừa hưởng một cách kế tục Từ
điển Việt Nam cũng có định nghĩa: “thừa kế là hưởng của người chết để lại7”
Quá trình dịch chuyển tài sản của người chết cho người sống được hình
thành từ sớm, trong bất kì xã hội nào kể cả thời kì nguyên thủy cho đến hiện
nay Nếu như, trong thời kì công xã nguyên thủy, việc người chết để lại tài
sản cho người sống phải tuân theo tập tục của mỗi thị tộc, bộ lạc thì đến khi
Nhà nước ra đời cùng với pháp luật, vấn đề thừa kế lại di sản đó đã được quy
định cụ thể, rõ ràng hơn và có sự quản lý chặt chẽ đối với tài sản của người
chết để lại Lúc này việc người còn sống phải đáp ứng đủ các điều kiện do
Nhà nước và pháp luật quy định sẽ được hưởng những di sản do người chết để
lại
Có thể nói rằng, nếu như thừa kế xuất hiện từ khi xã hội loài người hình
thành thì quyền thừa kế lại xuất hiện khi Nhà nước và pháp luật ra đời
Quyền thừa kế cần được hiểu theo hai phương diện như sau:
Trang 22quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chuyển
dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản (di sản) của người chết cho người còn
sống8
- Về phương diện chủ quan, quyền thừa kế được hiểu là quyền dân sự
cơ bản của công dân được để lại tài sản của mình cho những người còn sống
và quyền của công dân được nhận di sản theo sự định đoạt của người có tài
7http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng- anh/tu-dien/lac-
viet/V-V/th%E1%BB%ABa+k%E1%BA%BF.html truy cập ngày 13/5/2016
8 Phạm Kim Anh (chủ nhiệm) - Pháp luật Thừa kế ở Việt Nam từ thế kỷ XV đến nay – Đề tài khoa
học cấp Bộ, tr 11
25
sản (bằng di chúc) hoặc theo một trình tự và thủ tục pháp luật nhất định (thừa
kế theo pháp luật)9
Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ
thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định Trong quan hệ này, người có tài
sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác
Những người được người chết để lại di sản có quyền nhận hoặc từ chối nhận
(trừ những trường hợp pháp luật có quy định họ không được quyền hưởng di
sản) Thừa kế là sự kế quyền tổng hợp của những người sống đối với quyền,
nghĩa vụ của người đã khuất Việc kế quyền toàn bộ hay một bộ phận quyền,
nghĩa vụ do người chết để lại còn phụ thuộc vào các quy định của pháp luật
và ý chí của người để lại di sản, người hưởng di sản
Quyền thừa kế là một chế định của ngành luật dân sự bao gồm một tổng
Trang 23hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều
chỉnh quá trình dịch chuyển những lợi ích vật chất từ người chết cho những
người còn sống khác
Chế định quyền thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, bao gồm các
quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chế cho
người khác theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền,
nghĩa vụ và phương thức bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người thừa kế10
Tóm lại: Có thể hiểu đơn giản theo phương diện chủ quan “Quyền thừa
kế là một quyền dân sự cơ bản của mỗi cá nhân trong việc để lại thừa kế và
nhận di sản thừa kế” Đó là những khả năng mà chủ thể được phép xử sự theo
quy định của pháp luật, được để lại thừa kế như thế nào, việc lập di chúc phải
tuân thủ những yêu cầu gì, ai là người được nhận di sản thừa kế, khi nào bị
tước quyền hưởng di sản, người lập di chúc có những quyền năng gì… Như
vậy, có thể khẳng định, quyền thừa kế không thể hiện rõ nét trong loại hình
9 Phạm Kim Anh (chủ nhiệm) - Pháp luật Thừa kế ở Việt Nam từ thế kỷ XV đến nay – Đề tài khoa
thừa kế theo di chúc, mà nó được thể hiện một cách sâu sắc trong loại hình
thừa kế theo pháp luật
1.2.2 Bản chất của quyền thừa kế
Trang 241.2.2.1 Quyền thừa kế mang bản chất giai cấp
Như những phân tích phía trên, quyền thừa kế xuất hiện khi có sự xuất
hiện của Nhà nước và pháp luật Nhà nước ra đời do có sự phân hóa rõ rệt về
tầng lớp và các giai cấp trong xã hội Giai cấp thống trị ban hành các luật lệ
và bắt buộc tất cả người dân sinh sống trong đất nước tuân theo một cách
tuyệt đối Họ trao cho công dân quyền được thừa kế thì sẽ được nhận, tước
quyền thừa kế của công dân thì công dân đó không được nhận bất cứ tài sản
nào dù người chết là người thân thiết nhất với mình chăng nữa Vì vậy, có thể
nói rằng quyền thừa kế mang bản chất giai cấp sâu sắc
Quyền thừa kế có quan hệ chặt chẽ với quyền sở hữu, hình thức sở hữu
quyết định việc thừa kế trong xã hội Bằng việc ban hành các văn bản pháp
luật, Nhà nước quy định quyền để lại thừa kế và nhận thừa kế của các chủ thể,
quy định trình tự và các điều kiện dịch chuyển tài sản cũng như quy định các
phương thức dịch chuyển tài sản từ người đã chết sang những người còn sống
khác Tuy nhiên, mỗi một chế độ xã hội khác nhau sẽ có sự khác nhau trong
quy định về quyền thừa kế Thậm chí ngay trong một chế độ xã hội nhưng ở
từng giai đoạn khác nhau sự quy định này cũng có thể khác nhau Điều đó có
nghĩa rằng chế độ thừa kế phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã
hội của một nhà nước và đặc biệt là do chế độ sở hữu quyết định
Như vậy, cùng với quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế không đơn thuần
chỉ còn là phạm trù kinh tế nữa, mà nó đã trở thành phạm trù pháp luật Quan
hệ sở hữu và quan hệ thừa kế đều là những quan hệ pháp luật và giữa chúng
có mối liên hệ mật thiết với nhau, quan hệ này là tiền đề của quan hệ kia,
ngược lại chúng lại là cơ sở của nhau theo những chuẩn mực pháp luật nhất
Trang 25định và mang bản chất giai cấp sâu sắc Quan hệ pháp luật về thừa kế hiện
hành là một minh chứng cho nhận định đó
27
Nếu như trong thời kì cộng sản nguyên thủy, khi đó nhà nước chưa tồn
tại đồng thời với đó không có sự phân biệt giai cấp, thì thừa kế được thể hiện
dưới dạng là người còn sống trong thị tộc, bộ lạc sẽ được sử dụng những di
sản mà người chết để lại Khi đó, mọi tài sản đều quý giá và việc thị tộc, bộ
lạc giữ lại những tài sản đó hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, là tự tất yếu
khách quan Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến và tư bản,
những giai cấp bóc lột chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; di sản
của họ để lại cho con cháu không những chỉ là truyền lại quyền lực về kinh tế,
mà còn là sự truyền lại quyền lực về chính trị để duy trì sự áp bức, bóc lột của
những giai cấp đó đối với nhân dân lao động Trong các xã hội có các chế độ
sở hữu khác nhau thừa kế là một trong những phương thức để cùng cố và phát
triển chế độ sở hữu đó
1.2.2.2 Quyền thừa kế có tính khả biến
Quan hệ pháp luật về thừa kế có tính khả biến Tính khả biến được thể
hiện bằng các quy phạm pháp luật, mà các quy phạm này không những phụ
thuộc vào sự thay đổi của quan hệ sở hữu trong các chế độ xã hội khác nhau,
mà còn phụ thuộc vào mức độ phát triển trong một chế độ xã hội nhất định
Nghĩa là trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của chế độ xã hội đó
pháp luật cũng có quy định khác nhau trong việc điều chỉnh mối quan hệ về
thừa kế Quan hệ thừa kế không những là phạm trù pháp luật, mà còn được
Trang 26hiểu như là một phạm trù lịch sử, bởi vì nó thể hiện rõ nét sự phát triển kinh tế
- xã hội của các chế độ xã hội khác nhau và của một chế độ xã hội trong từng
giai đoạn phát triển nhất định
Sự kế thừa, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác là quy luật khách
quan, nhưng các quan hệ thừa kế ở mỗi chế độ xã hội được giải quyết như thế
nào là do chủ quan con người quyết định Quyền sở hữu cá nhân là cơ sở
khách quan việc thừa kế Vì vậy, quyền thừa kế trong điều kiện của nước ta
hiện nay được thể hiện như một phương tiện để cùng cố sở hữu của công dân,
28
củng cố quan hệ hôn nhân và gia đình; bảo vệ lợi ích của những người chưa
thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động
Pháp luật của Nhà nước ta bào vệ những lợi ích cơ bản của mỗi người
lao động dựa trên cơ sở bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chung của toàn
xã hội, góp phần xóa bỏ những tàn tích của chế độ thừa kế do xã hội thực dân
phong kiến để lại, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, làm cho nhân dân lao
động yên tâm lao động sản xuất tạo ra nhiều của của vật chất cho xã hội
Quyền thừa kế xuất phát từ quan điểm coi gia đình là tế bào xã hội, phải bảo
đảm quyền lợi chính đáng của mọi thành viên và sự ổn định của từng gia
đình Thông qua quyền thừa kế, giáo dục tinh thần trách nhiệm của mỗi thành
viên đối với gia đình
Do đó, thay đổi pháp luật về thừa kế cho phù hợp với kinh tế – xã hội
có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chức năng vai trò xã hội của
nó
1.3 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế trong pháp luật La
Trang 27La Mã cổ đại trải qua ba giai đoạn hình thành và phát triển bao gồm:
Giai đoạn đầu là thời kỳ cổ đại Estrusque, từ thế kỷ thứ 8 đến hết thế kỷ
thứ 4 TCN Ở thời kỳ này, xã hội La Mã còn manh mún, các chủ đất chưa
thống nhất và phân chia tranh giành ảnh hưởng và cân bằng lẫn nhau Kinh tế
dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, lãnh thổ La Mã chủ yếu tập trung tại miền
Nam Ý ngày nay Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có Viện nguyên lão và
Đại hội nhân dân Vì vậy thời kì này còn được gọi là thời kì Vương chính
Giai đoạn thứ hai là thời kỳ Cộng hòa La Mã từ thế kỷ thứ III đến thế
kỷ thứ I TCN Thời kỳ này hình thành một nhà nước cộng hòa tại Roma mà
về sau ảnh hưởng rất lớn đến đường lối chính trị của nhiều quốc gia Tây
Phương, và cho đến ngày nay vẫn còn giá trị Giai đoạn này quyền lực tối cao
nằm trong tay Viện nguyên lão do dân bầu, đứng đầu Viện nguyên lão là hai
quan chấp chính có quyền lực ngang nhau Từ đó, việc chính quyền trở thành
29
việc chung của dân (res publica) Đây cũng là giai đoạn La Mã sử dụng sức
mạnh quân sự của mình để mở rộng lãnh thổ Thế kỉ VIII TCN, La Mã chỉ là
một thành bang nhỏ bé năm ở miền trung bán đảo Ý thì đến thế kỉ I TCN, La
Mã đã trở thành một đế quốc rộng lớn bao trùm toàn bộ những vùng đất
quanh bờ Địa Trung Hải
Giai đoạn thứ ba cũng là giai đoạn cuối cùng đó là thời kỳ Đế quốc La
Mã Từ thế kỷ thứ I TCN đến năm 476 Đó là thời kỳ phát triển rực rỡ của La
Mã bằng việc bành trướng lãnh thổ, Đế quốc La Mã có lãnh thổ hầu như toàn
Trang 28bộ khu vực Địa Trung Hải Lần lượt các vùng lãnh thổ như, Hy Lạp (146
TCN), cùng với lãnh thổ Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Palestine và Ai Cập bị sát
nhập vào Đế quốc La Mã Trong thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ II, Đế quốc La
Mã phát triển cực thịnh, lãnh thổ rộng lớn, các đô thị của La Mã được xây
dựng và để lại cho đến ngày nay, như Londinium, (London ngày nay),
Lucdium, (Lyon ngày nay), Köln, Strasburg, Viên Do hàng thế kỉ sử
dụng chiến tranh để mở rộng bờ cõi nên vai trò các tướng lĩnh ở La Mã ngày
càng tăng, xu hướng độc tài đã xuất hiện Năm 47 TCN, một viên tướng đã
lập nhiều chiến công của La Mã là Julius Caesar định nắm hết quyến lực vào
tay mình nhưng không thành, ông bị ám sát bởi những người bảo vệ cho nền
Cộng hoà Năm 27 TCN, cháu của Julius Caesar là Octavius, bằng những biện
pháp khôn khéo hơn đã lôi kéo dần những nhân vật của Viện nguyên lão, loại
trừ những người không thể lôi kéo Năm 27 TCN, Viện nguyên lão đã suy tôn
Octavius là Augustus (Đấng tối cao) Vậy là từ năm 30 thuộc thế kỉ I TCN
nền Cộng hoà La Mã đã bị xoá bỏ Nhưng từ thế kỷ thứ 2, Đế quốc La Mã có
nhiều tranh giành quyền lực và suy yếu Đến thế kỷ thứ 4, nhiều cư dân bên
ngoài xâm nhập và Đế quốc La Mã bị chia hai: Tây La Mã và Đông La Mã
(gọi là Đế chế Byzantine) Tây La Mã bị sụp đổ vào năm 476; và Đế quốc
Đông La Mã bị sụp đổ vào năm 1453
Pháp luật La Mã được hình thành và hoàn thiện hơn phù thuộc vào từng
thời kì và hưng thịnh nhất vào cuối thời kì Đế chế La Mã khi Hoàng đế
30
Justinian ra lệnh sưu tập lại các văn bản pháp luật cũ để hình thành một hệ
thống pháp luật hoàn thiện và vẫn có sức ảnh hưởng lớn đến toàn khu vực
Trang 29Châu Âu lục địa.
Pháp luật La Mã được xây dựng phụ thuộc vào nền kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội của thời kì La Mã bấy giờ Vào mỗi giai đoạn của La Mã lại
thể hiện bởi những quy định khác nhau, tuy nhiên, đa phần vẫn giữ được
những nét đặc trưng tiêu biểu của xã hội La Mã bấy giờ như:
- Về kinh tế: Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và thương mại
Nông nghiệp phát triển kéo theo thương mại phát triển đã làm thay
đổi bán đảo Ý, vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên,
những người tiểu điền chủ có thể sở hữu những điền trang nho và
ôliu rộng lớn Hàng hóa xuất trở lại từ Roma là dầu ôliu và rượu
vang Kỹ nghệ và chế tạo đồ dùng với mức hoạt động khá nhỏ,
nhưng khá nhộn nhịp là các công việc khai mỏ và khai thác đá xây
dựng, tùy theo mức độ xây dựng vào mỗi triều đại khác nhau Mức
độ sản xuất chỉ có các xi nghiệp nhỏ với vài chục lao động Tuy
nhiên, trong lĩnh vực sản xuất gạch xây dựng cũng có những xí
nghiệp lên đến hàng trăm người Nền kinh tế thời kì đầu phụ thuộc
vào lực lượng lao động nô lệ, và nô lệ chiếm khoảng 20% dân số
Giá của 1 nô lệ phụ thuộc vào kĩ năng của họ, và một nô lệ có huấn
luyện y khoa tương đương với 50 nô lệ làm nông nghiệp Vào các
thời kỳ sau, việc thuê sức lao động trở nên kinh tế hơn là sở hữu nô
lệ
- Gia đình: Đơn vị cơ bản của xã hội La Mã là các "tiểu lâu đài"
(household) và gia đình (familiy) Tiểu lâu đài bao gồm người đứng
Trang 30đầu, cha (người cha của gia đình), mẹ, các trẻ em, và những người
có quan hệ khác Ở tầng lớp cao hơn, thì nô lệ và đầy tớ luôn luôn là
bộ phận của "tiểu lâu đài" Người đứng đầu tiểu lâu đài có một
quyền lực rất lớn với những người sống cùng với ông ta: ông ta có
31
thể quyết định cưới hay tách ly (ly hôn), bán trẻ làm nô lệ, yêu sách
về tài sản, có quyền định đoạt cuộc sống của thành viên dưới quyền
Tập hợp của các tiểu lâu đài có liên hệ tạo nên một gia đình (gens)
Gia đình luôn là nền tảng trên quan hệ huyết thống (hoặc con nuôi
được thừa nhận), nhưng thực chất chính là liên minh về quản trị và
kinh tế Đặc biệt, trong thời kỳ Cộng Hòa Roman, có một số gia
đình siêu quyền thế, thường tham gia vào công việc chính trị của đế
chế11
- Địa vị xã hội: Vào đầu thời kì đế quốc, chỉ có một số lượng nam
giới tương đối hạn chế có được đầy đủ các quyền công dân La Mã
mà cho phép họ có quyền bỏ phiếu, tranh cử, và gia nhập vào hàng
ngũ thầy tế Hầu hết người dân đều giữ những quyền hạn chế (chẳng
hạn như ius Latinum,"quyền của người Latin"), nhưng đã được pháp
luật bảo vệ và những đặc quyền mà người thiếu quyền công dân
không được hưởng Người tự do không được coi là công dân, nhưng
sinh sống bên trong thế giới La Mã, đã giữ địa vị là peregrini, không
phải người La Mã Năm 212 CN, bằng sắc lệnh được biết đến như
là Constitutio Antoniniana, hoàng đế Caracalla đã mở rộng quyền
công dân cho tất cả các cư dân tự do của đế quốc Chủ nghĩa quân
Trang 31bình hợp pháp này đòi hỏi một sự sửa đổi sâu rộng đối với những
pháp luật hiện hành vốn đã phân chia giữa công dân và những người
không phải công dân Những người phụ nữ La Mã tự do được coi là
công dân từ thời nhà nước Cộng hoà cho tới thời Đế quốc, nhưng họ
không có quyền bỏ phiếu hay nắm giữ chức vụ chính trị, hoặc phục
vụ trong quân đội Đứa trẻ sinh ra từ người mẹ có quyền công dân
thì cũng sẽ có được điều này, thể hiện bằng cách nói ex duobus
11
https://vi.wikipedia.org/wiki/La_M%C3%A3_c%E1%BB%95_%C4%91%E1%BA%A1i truy cập ngày 01/11/2016
32
civibus Romanis natos ("trẻ em sinh ra bởi hai công dân La Mã")
Một người phụ nữ La Mã giữ tên họ của gia đình mình (nomen)
trong suốt cuộc đời Con cái thường lấy theo tên của người cha,
nhưng vào thời kì đế quốc, đôi khi lại sử dụng một phần tên của
người mẹ cho tên của họ, hoặc thậm chí sử dụng nó để thay thế
Pháp luật liên quan đến chế độ nô lệ là "cực kỳ phức tạp" Theo luật
La Mã, nô lệ được coi là tài sản và không có địa vị pháp lý Họ có
thể phải chịu các hình thức nhục hình vốn không thường được áp
dụng đối với công dân, bóc lột tình dục, tra tấn, và hành quyết nô lệ
mà không cần xét xử Về mặt pháp luật, một nô lệ không thể sở hữu
tài sản, nhưng nếu một nô lệ quản lý việc kinh doanh, người này có
thể được trao cho một tài khoản cá nhân hoặc quỹ (peculium) mà có
Trang 32thể sử dụng như thể nó là của riêng mình.
Luật La Mã cổ đại từ thời điểm được ban hành vào những năm 753
TCN cho đến khi đế quốc phương Tây sụp đổ trong thế kỷ thứ 5 SCN vẫn
được sử dụng ở phía Đông hoặc Byzantine cho đến năm 1453 Là một hệ
thống pháp luật, luật La Mã đã ảnh hưởng đến sự phát triển của pháp luật
trong hầu hết các nền văn minh phương Tây cũng như trong một số nền văn
minh phương Đông Nó là cơ sở pháp lý, là luật nguồn cho hầu hết các quốc
gia Châu Âu lục địa và hệ thống pháp luật ở những khu vực khác
Thuật ngữ Luật La Mã ngày nay được đề cập nhiều hơn so với Luật xã
hội La Mã Các cơ quan pháp lý được thành lập bởi những người La Mã đã có
nhiều ảnh hưởng đến pháp luật của các dân tộc khác trong thời gian dài ngay
cả sau khi Đế chế La Mã biến mất và trong cả những quốc gia không bao giờ
chịu khuất phục trước luật lệ La Mã Một ví dụ điển hình nhất là phần lớn
lãnh thổ Đức, cho đến khi thông qua một bộ luật dân sự chung vào năm 1900,
Luật La Mã đã được áp dụng như một “luật bổ sung”, rằng nó sẽ được áp
dụng trừ khi trái với quy định của địa phương12 Tuy nhiên, pháp luật La Mã
33
được áp dụng trong khu vực Châu Âu không phải là luật La Mã gốc Mặc dù
về cơ bản nó là Corpus Juris Civilis – pháp luật được hệ thống hóa của Hoàng
đế Justinian I – đã được giải thích, phát triển thêm và sửa để phù hợp với xã
hội từ thế kỉ XI
Luật La Mã cũng giống như những hệ thống pháp luật cổ xưa khác
Ban đầu thông qua “nguyên tắc năng lực pháp luật” – tức là pháp luật chỉ
dành cho những công dân của nước mình Người nước ngoài, người nhập cư
Trang 33không có quyền và không được bảo vệ bởi pháp luật La Mã trừ khi quốc gia
của họ kí hiệp ước với La Mã Hoặc trong một số trường hợp không có điều
ước quốc tế nhưng vì lợi ích thương mại ngày càng phát triển mà La Mã buộc
mình phải bảo vệ những người nước ngoài đến đây làm ăn, buôn bán Về sau,
nguyên tắc này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ những người nhập cư, người
nước ngoài và đồng thời quốc gia La Mã ngày càng mở rộng hơn về lãnh thổ
Đây là sự tất yếu dẫn đến việc chấm dứt nguyên tắc pháp luật và áp dụng
pháp luật chung cho toàn bộ đế chế La Mã cổ đại
Trong pháp luật La Mã, người La Mã gọi người thừa kế là “heredes”
Đây là một từ có tính phổ quát cao với ý nghĩa là người kế thừa tất cả những
quyền cũng như nghĩa vụ của người đã chết Cụ thể, nếu người chết là chủ nợ
của ai thì người thừa kế sẽ là chủ nợ của người đó, hay nếu người chết là con
nợ của ai thì người thừa kế cũng trở thành con nợ với số nợ mà người chết để
lại Tuy nhiên, đến thời Hoàng đế Justinian, ông nhận thấy việc người thừa kế
phải thừa kế cả những nghĩa vụ của người đã mất là một điều “dã man” đối
với chính người còn sống Vì vậy, Hoàng đế đã bỏ quy định này trong Luật
La Mã, chỉ để lại quyền thừa kế là chủ nợ đối với con nợ
1.3.1 Thừa kế trong Luật 12 bảng
12 “To take the most striking example, in a large part of Germany, until the adoption of a common
code for the whole empire in 1900, the Roman law was in force as “subsidiary law”; that is,it
was applied unless excluded by contrary local
provisions.”http://www.britannica.com/topic/Roman-law
Trang 34Thời cộng hòa sơ kỳ là thời kỳ đầu, nằm trong khoảng thế kỷ VI – IV
trước công nguyên Thời kỳ này, nhà nước La Mã vừa thoát thai khỏi chế độ
công xã nguyên thủy và bộ máy nhà nước của nền cộng hòa chủ nô đang
trong quá trình hoàn thiện Trong thời kỳ này, lãnh thổ La Mã chưa vượt ra
phạm vi bán đảo Itania, quan hệ nô lệ còn mang tính gia trưởng, đặc biệt là
kinh tế hàng hóa chưa phát triển mạnh Bởi vậy, pháp luật trong thời kỳ này
phát triển chưa cao, cả về phạm vi các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh và cả
về kỹ thuật lập pháp Tiêu biểu cho luật La Mã thời cộng hòa sơ kỳ là “Luật
12 bảng” Bộ luật 12 bảng là tư liệu quý, phản ánh đậm nét quan hệ kinh tế xã
hội ở thời kỳ đầu của nền cộng hòa chủ nô La Mã
Nghiên cứu luật 12 bảng sẽ phần nào hiểu được đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội của người La Mã cổ đại Hình thức và nội dung của bản pháp điển
hóa này có ảnh hưởng từ pháp luật Hy Lạp cổ đại Trên phương diện pháp
lý, vượt ra khỏi tính giai cấp, Luật 12 bảng có nhiều giá trị, đặc biệt nhất là đã
tạo dựng được nền tảng dân luật cổ (alten ius civile) Về nội dung, Luật 12
bảng chứa đựng nhiều quy phạm tiến bộ về tố tụng, về luật tư và luật hình
sự Luật 12 Bảng thừa nhận hình thức trả thù ngang bằng Ví dụ, nếu đánh
gãy tay người khác, thủ phạm cũng bị đánh gãy tay Trong quan hệ gia đình,
quyền lực người cha rất lớn Người cha có quyền bán con làm nô lệ Người
con chỉ được tự do trong điều kiện nhất định, “nếu người cha đã bán con đến
lần thứ ba, thì người con được thoát khỏi sự cai quản của người cha” (bảng 4,
điều 2) Theo bộ luật con cái không có quyền thừa kế tài sản, nếu như người
cha không cho thừa kế Luật còn quy định: người sắp chết được tự do để lại
Trang 35tài sản cho bất cứ người nào thừa kế Tại Điều 1 Bảng V của Luật 12 bảng về
phần thừa kế quy định: “Nếu một người qua đời không để lại di chúc mà cũng
không có người thừa kế theo luật, thì người đàn ông tiếp theo thuộc họ hàng
gần nhất sẽ hưởng thừa kế Nếu không có người đàn ông kế tiếp thuộc họ
hàng gần nhất, những người đàn ông thuộc dòng tộc còn lại sẽ được hưởng
thừa kế.13” Ngoài ra, Điều 2 Bảng V đã hạn chế quyền của người bị bệnh tâm
35
thần, theo đó “nếu một người bị điên, thì người đàn ông tiếp theo thuộc họ
hàng gần nhất của người đó sẽ có quyền đối với tài sản của anh ta14” Để
bảo vệ quyền lợi của người được thừa kế theo di chúc, hội nghị công dân có
quyền giám sát việc phân chia tài sản đó
Nhìn chung quy định về thừa kế trong Luật 12 bảng còn đơn giản, thô
sơ Nó thể hiện rõ nét quan hệ kinh tế, xã hội, đặc biệt mối quan hệ trong gia
đình và cũng đề cao ý chí của người để lại di sản thừa kế
1.3.2 Thừa kế trong Luật La Mã (Corpus Iuris Civilis) của Hoàng để
Justinian
Thời kỳ hậu kỳ của La Mã (từ Thế kỷ III TCN đến thế kỷ V SCN) là
thời kỳ thịnh vượng nhất của nền luật học La Mã Ở giai đoạn cuối của thời
kỳ này, mặc dù chính thể cộng hòa chủ nô được thay thế bằng chính thể quân
chủ chủ nô (từ cuối thế kỷ I SCN), quan hệ nô lệ trở nên lỗi thời, đế quốc La
Mã dần dần bước vào giai đoạn suy vong, nhưng cũng chính giai đoạn cuối
này, lãnh thổ của đế quốc La Mã được mở rộng nhất Bởi vậy, nền kinh tế
hàng hóa bắt đầu phát triển mạnh Các nhà làm luật của La Mã không những
Trang 36tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua thời cộng hòa, mà còn tiếp thu được
nhiều thành tựu lập pháp của các nước đã bị La Mã chiếm đóng Nền luật
pháp La Mã tiếp tục phát triển, cộng vào đó, việc cai quản một đế quốc rộng
lớn cũng cần có công cụ pháp luật hỗ trợ
Trong thời kỳ này, nguồn của luật La Mã bao gồm:
- Luật của Hoàng đế La Mã (Constitucia)
- Luật do viện nguyên lão ban hành (Senatuconstum)
- Các quyết định của tòa án
- Các sắc dụ của quan chấp chính – quan Edill (ban hành các Edicta)
- Tập quán pháp
13http://tuanhsl.blogspot.com/2010/11/luat-12- bang-bo- luat-thanh-
van-co-nhat.html truy cập ngày 23/5/2016
14http://tuanhsl.blogspot.com/2010/11/luat-12- bang-bo- luat-thanh-
van-co-nhat.html truy cập ngày 23/5/2016
36
- Hệ thống hóa luật pháp, các công trình của luật gia La Mã
Theo luật pháp La Mã, thừa kế được chia thành hai hình thức: thừa kế
theo di chúc và thừa kế theo luật Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật thừa
kế của một số quốc gia trên thế giới đã kế thừa cách chia này của luật La Mã
Về diện và hàng thừa kế, “Luật La Mã quy định diện và hàng thừa kế tài sản
theo quan hệ huyết thống trong phạm vi sáu đời của người để lại di sản”15
Trong tuyển tập Corpus Juris Civilis – pháp luật được hệ thống hóa của
Hoàng đế Justinian I, tập Đầu mục I (Caput I)16 quy định “phải tôn trọng sự
sắp đặt của người lập di chúc bằng mọi cách và hoàn thành nếu nó được quy
Trang 37định trong luật” Quy định của La Mã đã thể hiện rất rõ ràng sự tôn trọng ý
chí của người để lại di chúc nhưng vẫn phải phù hợp với quy định của pháp
luật Trong thời kỳ cộng hòa sự phát triển của các quan hệ sản xuất làm cho
các quan hệ gia đình gắn liền với các quan hệ sở hữu, các thành viên trong gia
đình được pháp luật quy định cho hưởng nhiều quyền lợi hơn các thời kỳ
trước đó Các thành viên trong gia đình có các quyền lợi chung, do đó nếu
người đứng đầu gia đình chết thì tài sản được chuyển cho các thành viên trong
gia đình theo quy định của pháp luật
Thừa kế theo di chúc xuất hiện muộn hơn thừa kế theo pháp luật nhưng
được áp dụng rộng rãi hơn Thừa kế theo di chúc có ảnh hưởng rất lớn đến
thừa kế theo pháp luật Đầu tiên thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với
những người có quan hệ huyết thống theo trực hệ và dần dần diện những
người thừa kế được mở rộng hơn bao gồm cả những người có quan hệ huyết
thống
Trong thừa kế theo di chúc, di chúc được coi là một biểu tượng về ý chí
của người lập di chúc Pháp luật La mã quy định hình thức di chúc phải tuân
15 Đại học Luật Hà Nội (2009) - Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, NxbCông an nhân dân năm, [Tr 57]
16Phần “DeHeredibus”,Tuyển tập “Corpus Juris Civilis” bằng tiếng Latin
–https://ia802609.us.archive.org/20/items/corpusjuriscivil00krueuoft/corpusjuriscivil00krueuoft.pdf [Tr.20]
37
theo những công thức bắt buộc và phức tạp Ban đầu, có hai loại di chúc được
Trang 38lập đó là di chúc trong thời bình – được thể hiện trong calata comitia, và thứ
hai là di chúc trước chiến trận – được gọi là procinctum
- Đối với di chúc trong thời bình, di chúc được lập trước Đại hội nhân
dân Di chúc được lập trước sự chứng kiến của Đại hội Chính trị của
các công dân La Mã, dưới sự chủ tọa của các Đại nguyên lão Loại
di chúc này chỉ có thể được lập trong thời gian hai kỳ đại hội hàng
năm
- Đối với di chúc trước trận chiến, di chúc được lập trước hàng quân
và dành cho những người đàn ông chuẩn bị ra trận
Về sau xuất hiện một hình thức di chúc theo nghi lễ mancipatio với sự
có mặt của năm nhân chứng và cần một người giữ văn bản di chúc đã niêm
phong Hay nói cách khác, đây là hình thức di chúc chuyển giao tài sản qua
trung gian
Việc chuyển giao tài sản được thực hiện theo đúng các thể thức
mancipatio , tức là các thể thức chuyển quyền sở hữu theo hợp đồng đối với
các tài sản quan trọng Chính các nhân chứng trong nghi lễ mancipatio đồng
thời là người làm chứng cho việc lập di chúc Familiae emptor trở thành chủ
sở hữu các tài sản được chuyển giao với điều kiện giao lại các tài sản ấy cho
người thừa kế sau khi người lập di chúc chết.17
Sau đó, các pháp quan đã bổ sung thêm một loại hình di chúc thứ tư với
yêu cầu phải có con dấu của 07 (bảy) người làm chứng
Tuy nhiên, khi có sự hoàn thiện của pháp luật dân sự, đạo luật do
Hoàng đế ban hành, một phần cũng bởi quá trình áp dụng vào thực tiễn đã
đưa đến sự kết hợp hài hòa tổng thể và thống nhất rằng: “Có một loại di chúc
Trang 39có hiệu lực nếu nó được thực hiện một cách toàn bộ trong một lần và có sự
hiện diện của 07 người làm chứng (hai điểm này được yêu cầu trong luật dân
17 Di chúc chuyển giao tài sản qua trung gian, GS Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật La
Mã –
Đại học Cần Thơ, Nxb Chính trị quốc gia năm 2009, tr 102
38
sự), có chữ ký của những người làm chứng (quy định trong đạo luật do Hoàng
đế ban hành) và được đóng dấu của họ (yêu cầu bởi sắc lệnh của các quan)”18
Chính vì việc lập di chúc có rất nhiều trở ngại nên khi quan tòa giải
quyết các tranh chấp về thừa kế cần phải tuyệt đối tuân theo các quy định khắt
khe về lập di chúc để suy xét hiệu lực của di chúc Tính chất phức tạp trong
việc lập di chúc trở nên không cần thiết và quan chấp chính cần phải xem xét
vấn đề mới nảy sinh trong việc lập di chúc Quan chấp chính cần phải bảo vệ
quyền lợi của tất cả mọi người, đồng thời quan chấp chính phải công nhận di
chúc được lập dưới hình thức đơn giản hơn
Theo nguyên tắc, quan chấp chính không có quyền hủy bỏ, thay đổi các
quy định của pháp luật Tuy nhiên để bảo vệ quyền lợi cho công dân, quan
chấp chính có thể cho phép một người được nhận thừa kế tài sản nếu họ có đủ
các điều kiện để được nhận di sản thừa kế Quyết định của các quan chấp
chính là cơ sở làm phát sinh quyền sở hữu của người được thừa kế
18 “When, however, by a gradual process the civil and praetorian laws, partly by usage, partly by
definite changes introduced by the constitution, came to be combined into a harmonious
Trang 40was enacted that a will should be valid which was wholly executed at one time and in the
presence of seven witnesses (these two points being required, in a way, by the old civil law), to
which the witnesses signed their names – a new formality imposed by imperial legislation – and
affixed their seals, as had been required by the praetor’s edict “ – TIT 10 Of the execution of
wills - http://droitromain.upmf-grenoble.fr/Anglica/just2_Moyle.htm
39
Chương 2
SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU TRONG QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỊNH
THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT LA MÃ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1 Quy định chung về thừa kế
2.1.1 Một số nguyên tắc trong quyền thừa kế
Nguyên tắc là kim chỉ nam cho những quy định trong các văn bản pháp
luật mà theo đó các quy định này không được trái với nguyên tắc đã đặt ra
Các nguyên tắc quyền thừa kế được thể hiện một cách xuyên suốt không chỉ
trong Hiến pháp mà còn trong nguyên tắc chung của BLDS và nguyên tắc
riêng trong phần thừa kế Trong pháp luật La Mã, nguyên tắc về quyền thừa
kế cũng được quy định khá rõ nét, phần nào thể hiện được mối tương quan
giữa kinh tế – xã hội và pháp luật Chính vì vậy, nguyên tắc quyền thừa kế
trong pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam tồn tại nhiều điểm tương đồng
nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt
Nguyên tắc thừa kế trong pháp luật La Mã và pháp luật dân sự Việt
Nam có khá nhiều điểm tương đồng Điểm tương đồng đó được thể hiện trong