1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kiểm soát hôn nhân cận huyết thống theo pháp luật việt nam

82 495 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 647,14 KB

Nội dung

Luận văn hình thành góc nhìn tổng quan nhất về những quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam từ trước đến nay đối với vấn đề hôn nhân cận huyết thống, qua đó giúp các cá nhân, tổ chức c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LÊ XUÂN CẦN

KIỂM SOÁT HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG THEO

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LÊ XUÂN CẦN

KIỂM SOÁT HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số : 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Cừ

Hà Nội - 2017

Trang 3

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Xuân Cần

Trang 4

2

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

MỞ ĐẦU 7

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG VÀ YÊU CẦU KIỂM SOÁT BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG……… ……… … 11

1.1 Những vấn đề lý luận chung về hôn nhân cận huyết thống…… … 11

1.1.1 Khái niệm và bản chất pháp lý của hôn nhân ……… 11

1.1.2 Quan niệm về huyết thống và hôn nhân cận huyết thống ……….14

1.1.3 Khái niệm kiểm soát hôn nhân cận huyết thống 17

1.2 Yêu cầu kiểm soát bằng pháp luật đối với hôn nhân cận huyết thống… 17

1.2.1 Mục đích của việc kiểm soát hôn nhân cận huyết thống……… 18

1.2.2 Vai trò của pháp luật trong việc kiểm soát hôn nhân cận huyết thống… 19

1.3 Khái quát pháp luật điều chỉnh hôn nhân cận huyết thống ở Việt Nam qua các thời kỳ……… 21

1.3.1 Quy định về hôn nhân cận huyết thống trong pháp luật thời kỳ phong kiến……… 21

1.3.2 Quy định về hôn nhân cận huyết thống trong pháp luật Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc……… 23

1.3.3 Quy định về hôn nhân cận huyết thống trong pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975……… 24

1.3.4 Quy định về hôn nhân cận huyết thống trong pháp luật Việt Nam từ năm 1976 đến nay……… 26

Trang 5

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TẠI VIỆT NAM 38 2.1 Khái niệm “những người cùng dòng máu về trực hệ” và “những người có

họ trong phạm vi ba đời” theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014……… 38

2.1.1 Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ……….……… 38 2.1.2 Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời……….41

2.2 Các biện pháp pháp lý kiểm soát tình trạng hôn nhân cận huyết thống hiện nay ở Việt Nam……… ……47

2.2.1 Hủy việc kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời……… … 47 2.2.2 Xử lý hành chính 51 2.2.3 Xử lý hình sự 53

Chương 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 56 3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm soát hôn nhân cận huyết thống 56 3.2 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật kiểm soát hôn nhân cận huyết thống 63

3.2.1 Hoàn thiện pháp luật kiểm soát hôn nhân cận huyết thống phải xuất phát từ thực tế 63

Trang 6

4

3.2.2 Hoàn thiện pháp luật kiểm soát hôn nhân cận huyết thống phải lấy việc bảo

tồn các giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp làm gốc rễ 65

3.2.3 Hoàn thiện pháp luật kiểm soát hôn nhân cận huyết thống phải xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật 66

3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện và áp dụng pháp luật kiểm soát hôn nhân cận huyết thống 71

3.3.1 Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật 71

3.3.2 Một số giải pháp khác 73

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trang 7

5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GS TS: Giáo sư, Tiến sĩ

HN&GĐ: Hôn nhân và gia đình

KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình

PGS TS: Phó giáo sư , Tiến sĩ

TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao

TS: Tiến sĩ

VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trang 8

6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tỷ lệ gene giống nhau giữa những người có quan hệ huyết thống

Trang 9

7

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong một xã hội phát triển thì yếu tố con người là quan trọng nhất Với xu hướng dân số già hóa của Việt Nam hiện nay thì chất lượng lao động trẻ mang vai trò quyết định đối với các hoạch định chính sách của quốc gia Dù có thừa nhận hay không thì nguồn lao động chất lượng cao với hàm lượng chất xám trong sản phẩm lao động hiện nay vẫn chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, nơi mà con người sinh ra đã được đầu tư các yếu tố phát triển từ chính những bậc sinh thành, đặc biệt là các kiến thức về sức khỏe Nói một cách khác, tại các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, vùng dân trí thấp, trẻ em được sinh

ra dưới sự thiếu thốn cả về điều kiện vật chất lẫn sự kém hiểu biết của chính cha

mẹ và cộng đồng Một trong những hủ tục gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nòi giống đang tồn tại hiện nay phải kể đến đó là hôn nhân cận huyết thống

Quan hệ gia đình bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có những tập tục được cộng đồng người coi là văn hóa đã tồn tại cố hữu ngàn đời nay Để thay đổi tư duy hủ lậu đã bám rễ trong nhận thức của cả một tập thể lẽ đương nhiên không phải là một việc làm dễ Do đó, nhiệm vụ của khoa học pháp lý là chỉ ra được bản chất của các mối quan hệ hôn nhân trên cơ sở bảo đảm lợi ích cho các chủ thể mang quyền, đồng thời hướng tới những mục tiêu xa hơn nhằm đảm bảo

sự phát triển của toàn xã hội

Trên góc độ pháp lý, việc phối hôn giữa những người có mối quan hệ về huyết thống bị pháp luật cấm với những điều kiện nhất định Tuy nhiên, thực tế cần nhiều hơn một vài điều luật quy định chung chung để có thể điều chỉnh một cách có hiệu quả vấn đề này Muốn ngăn chặn vấn đề một cách hệ thống thì trước hết phải có cơ sở pháp luật vững chắc, tuy nhiên nếu pháp luật liên quan nghèo nàn, thiếu cơ sở khoa học và không thực tế thì cũng không mang lại hiệu

quả tối đa Với lý do đó, bằng việc khai thác đề tài: Kiểm soát hôn nhân cận huyết thống theo pháp luật Việt Nam người viết mong muốn đóng góp những

Trang 10

8

kiến thức tổng hợp về hệ thống phá luật liên quan, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với tình trạng hôn

nhân cận huyết thống ở Việt Nam hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề hôn nhân cận huyết thống dường như vẫn chỉ được tiếp cận dưới các góc độ xã hội mà chưa có một công trình khoa học pháp lý cụ thể nào Các quan điểm liên quan chủ yếu nằm ở dạng những mục bài viết và ý kiến rời rạc, thiếu sự quan tâm đúng mức Do đặc trưng của tình hình hôn nhân cận huyết thống diễn ra chủ yếu ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những nghiên cứu, đánh giá nhằm kiểm soát tình trạng này cơ bản còn thiếu và ít được tiếp cận quy

mô, chủ yếu là những tác phẩm về luật tục, văn hóa cộng đồng dân tộc và vấn đề kiểm soát hôn nhân cận huyết thống cũng chỉ được tiếp cận dưới một tiểu mục

có nội dung chưa chuyên sâu Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tác giả đã tìm hiểu, tham khảo một số bài viết có nội dung liên quan đến phạm vi nghiên cứu của luận văn như sau:

- Bùi Thị Mừng: “Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình – Lý

luận và thực tiễn” Luận án Tiến Sỹ luật học, Người hướng dẫn: PGS.TS Đinh Văn Thanh, TS Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội – 2015;

- Ngô Cường: “Nên cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi

mấy đời” Tạp chí Tòa án nhân dân-Tòa án nhân dân tối cao số 7 năm 2013;

- Ngô Thị Hường: “Vài ý kiến về việc kết hôn giữa những người cùng

huyết thống” Tạp chí Luật học số 5 năm 1996;

- Nguyễn Huyền Trang, Khoa luật-Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc

sỹ “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình

xã hội hiện nay”;

- Trần Thị Diệu Thuần, Trường Đại học Luật Hà Nội, KLTN “Huỷ việc kết

hôn trái pháp luật theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000”, Hà Nội – 2008

3 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích:

Trang 11

9

Khai thác khía cạnh lý luận pháp lý của vấn đề hôn nhân cận huyết thống thông qua việc phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử Thấy được yêu cầu kiểm soát tình trạng hôn nhân cận huyết thống bằng pháp luật, làm rõ sự cần thiết phải quy định một cách chi tiết và đầy đủ hơn nữa của pháp luật Đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm xây dựng hành lang

pháp lý làm cơ sở phổ biến pháp luật liên quan

3.2.Nhiệm vụ:

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ cụ thể đặt ra là:

- Tiếp cận, làm rõ những vấn đề lý luận về hôn nhân và hôn nhân cận huyết thống

- Phân tích được yêu cầu kiểm soát hôn nhân cận huyết thống bằng pháp luật

- Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân cận huyết thống qua từng thời kỳ

- Chỉ ra những hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh hôn nhân cận huyết thống cũng như bất cập trong thực tiễn áp dụng luật

- Đề xuất những kiến nghị và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đố với tình trạng hôn nhân cận huyết

thống

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Tiếp cận đối tượng nghiên cứu là hôn nhân cận huyết thống ở khía cạnh pháp lý, cơ sở lý luận và thực tiễn tại Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử, qua đó đưa ra một số giải pháp pháp lý nhằm giải quyết mặt tiêu cực của đối tượng nghiên cứu Cụ thể là nghiên cứu, đánh giá thực trạng kiểm soát hôn nhân cận huyết thống hiện nay ở nước ta hiện nay trên phương diện pháp lý cũng như thực tế, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả kiểm soát hôn nhân cận huyết thống ở Việt Nam Các số liệu và thực trạng

Trang 12

10

của đối tượng nghiên cứu tập trung chủ yếu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số,

miền núi ít người, vùng dân trí thấp

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và Pháp luật, về hôn nhân và gia đình và các vấn đề dân tộc

Mác-Trong quá trình nghiên cứu và tiếp cận vấn đề, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu phổ dụng của khoa học xã hội và pháp lý như: thống

kê, phân loại, so sánh, phân tích, tổng hợp…qua đó làm sáng tỏ nội dung nghiên

cứu trong phạm vi luận văn

6 Kết quả nghiên cứu mới của luận văn

Luận văn hình thành góc nhìn tổng quan nhất về những quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam từ trước đến nay đối với vấn đề hôn nhân cận huyết thống, qua đó giúp các cá nhân, tổ chức có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu nắm được bản chất vấn đề này và có những đánh giá cá nhân riêng Ngoài ra, luận văn còn góp phần bổ sung và hoàn thiện những vấn đề khoa học pháp lý liên quan đến hôn nhân cận huyết thống và có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho

hoạt động giảng dạy, nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo luật học ở Việt Nam

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết

Trang 13

11

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG VÀ YÊU CẦU KIỂM SOÁT BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

1.1.1 Khái niệm và bản chất pháp lý của hôn nhân

Có thể nói, hôn nhân và gia đình là một trong những thể chế cổ xưa nhất của loài người Sự gắn kết giữa hai cá thể đã là một phạm trù cơ bản và nguyên thủy Ngay từ những trang đầu tiên, Kinh Thánh đã đề cập đến hôn nhân như là một sự kết hợp giữa hai con người khác giới với mục đích phát triển mối quan

hệ xã hội đặc trưng: “Giê-hô-va Đức Chúa trời dùng chiếc xương sườn đã lấy từ A-đam dựng nên một người nữ và đưa đến cho A-đam A-đam nói rằng: Bây giờ mới có người này, là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi, nàng sẽ được gọi là

nữ, vì từ người nam mà có Bởi vậy, người nam sẽ xa lìa cha mẹ mà gắn bó với

vợ mình, và cả hai trở nên một thịt” [4, tr.22] Hôn nhân nói đến ở đây dù chưa

thật sự được định hình rõ nét nhưng về cơ bản đã hướng tới vấn đề cốt lõi của khái niệm hôn nhân, đó là sự tương tác đặc biệt giữa hai người, tạo thành một

quan hệ đôi bên bền vững hướng tới mục tiêu phát triển: “Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều, đầy mặt đất và thống trị nó” [4, tr.23]

Dưới cái nhìn của Phật giáo, hôn nhân là sự kết giao thế tục của đôi bên

và đôi vợ chồng phải có bổn phận với nhau Phật học nhấn mạnh sự hòa hợp giữa vợ và chồng khi hình thành đời sống hôn nhân, đồng thời quan tâm tới bổn phận mà mỗi người phải thực hiện khi chung sống với người bạn đời của mình Một bản Kinh nguyên thủy trong Kinh Tạng Pàli – Sigalovada Sutta, tóm lược

như sau: “Này Gia chủ tử, có năm cách, người chồng phải đối xử với vợ như phương Tây: Kính trọng vợ, không bất kính đối với vợ; trung thành với vợ; giao quyền hành cho vợ; sắm đồ nữ trang với vợ; Này Gia chủ tử, được chồng đối xử như phương Tây theo năm cách như vậy, người vợ có lòng thương tưởng chồng

Trang 14

12

theo năm cách: Thi hành tốt đẹp bổn phận của mình; khéo tiếp đón bà con; trung thành với chồng; khéo gìn giữ tài sản của chồng; khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc” [18, tr.34] Trên nền tảng đạo đức nhà Phật, hôn nhân không

được khuyến khích, nhưng Đức Phật tán thán những cặp vợ chồng sống hạnh phúc với nhau

Trên thế giới, một khái niệm được coi như cổ xưa và mang tính truyền thống về hôn nhân của Cơ đốc giáo được Lord Penzance đưa ra trong phán

quyết về vụ án Hyde v Hyde (1866) như sau: “Hôn nhân là sự liên kết tự nguyện suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà, mà không vì mục đích nào khác” [29, tr.15] Khái niệm này tuy được đưa ra cách đây khá lâu xong vẫn

thể hiện được một số đặc điểm cốt lõi của hôn nhân như: Tính chất tự nguyện, tính bền vững và tính chất dị giới Ngoài khái niệm trên, hiện nay, một số luật

gia ở Châu Âu và Mỹ quan niệm: “Hôn nhân là sự liên kết pháp lý giữa một người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng” [30], hoặc: “Hôn nhân là hành vi hoặc tình trạng chung sống giữa một người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng” [28, tr.39] Các khái niệm này đều nhấn mạnh tới tư cách vợ

chồng của hai người khác giới Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển đa dạng của xã hội, vấn đề giới tính được đặt ra bàn luận dưới cơ sở vững chắc về quyền con người đã khiến một số quan điểm pháp lý mà đặc biệt là quan niệm về hôn nhân được thay đổi một cách phù hợp hơn, đó là việc thừa nhận hôn nhân đồng tính Trong phiên bản mới cuốn từ điển giải thích nổi tiếng của Pháp - cuốn Le

Petit Robert, khái niệm “hôn nhân” được giải thích là “sự kết hợp hợp pháp giữa nam và nữ và trong một vài hệ thống pháp luật là sự kết hợp giữa hai người cùng giới” Hay trong phần diễn giải từ điển Oxford nêu: “ Hôn nhân có thể là một mối quan hệ chính thống có đối tác là đồng giới”

Ở Việt Nam, trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, chưa có một khái niệm chính thức nào về hôn nhân được ghi nhận trong luật

Một khái niệm được sử dụng phổ biến trong giai đoạn này là “giá thú”, “giá thú (hay hôn thú) là sự phối hợp của một người đàn ông và một người đàn bà theo thể thức luật định” [17, tr.239], hoặc “giá thú” cũng được hiểu: “sự trai gái lấy

Trang 15

13

nhau trước mặt viên hộ lại và phát sinh ra những nghĩa vụ tương hỗ cho hai bên

về phương diện đồng cư, trung thành và tương trợ” [13, tr.100] Trong Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê đưa ra một khái niệm ngắn gọn “Hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng” [16, tr.461] Trong Luật HN&GĐ

Việt Nam năm 2000, khái niệm hôn nhân đã được các nhà làm luật và các nhà

nghiên cứu luật học quan tâm hơn với quy định: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ

và chồng sau khi đã kết hôn” (Khoản 6, Điều 8), Luật HN&GĐ năm 2014 cũng

giữ nguyên khái niệm về hôn nhân như Luật HN&GĐ năm 2000 (Khoản 1, Điều 3) Còn theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của trường Đại học Luật Hà

Nội, hôn nhân được hiểu là: “Sự liên kết giữa người nam và người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và trình tự nhất định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và hoà thuận”

[24, tr.148] Từ đây có thể thấy hôn nhân thực chất là việc xác lập quan hệ vợ chồng trước pháp luật thông qua sự kiện kết hôn với tính chất tự nguyện, tính bền vững, tính chất một vợ một chồng, tính dị giới và tính chất luật định

Hiện nay vấn đề bản chất pháp lý của hôn nhân vẫn đang được tranh luận

và tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, trong đó việc coi hôn nhân là hợp đồng hay là một thiết chế pháp luật là hai luồng ý kiến khác nhau Xét trên khía cạnh pháp lý, rất dễ nhầm lẫn quan hệ hôn nhân với quan hệ giao kết hợp đồng vì cả hai đều thể hiện sự thỏa thuận đôi bên nhằm mục đích thiết lập một quan hệ pháp lý nào đó và hướng tới việc phát sinh, thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với nhau Tuy nhiên, nếu xem xét một cách kỹ lưỡng có thể thấy, hôn nhân và hợp đồng là hai chế định không đồng nhất Mục đích chủ yếu của hôn nhân là để tạo lập gia đình, trong khi mục đích của hợp đồng là tạo lập, thay đổi và chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Mặt khác trong giao kết hợp đồng, năng lực chủ thể giao kết không phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính, huyết thống, điều kiện một vợ một chồng như trong hôn nhân Ngoài ra, một hợp đồng có thể chấm dứt

do các bên trong hợp đồng thoả thuận hoặc do ý chí đơn phương của một bên,

mà không cần có phán quyết của Toà án Trong khi đó, một quan hệ hôn nhân

Trang 16

Bước tiếp cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội loài người, sự tương tác giữa các cá thể trong quần thể người dần dần có xu hướng văn minh hơn với sự xuất hiện của hình thái hôn nhân – gia đình dù còn sơ khai và tồn tại những hạn chế nhất định (Gia đình huyết tộc, gia đình Puna Luan và hôn nhân đối ngẫu) Điều đáng nói ở đây là từ thể chế quần hôn, loài người dần hướng tới quan hệ hôn nhân gia đình cá thể, và cũng từ đó kéo theo sự xuất hiện quan niệm huyết thống, họ hàng hay những người có cùng dòng máu

Huyết thống trước hết được hiểu là quan hệ về di truyền sinh học, là quan

hệ giữa cha, mẹ và con trong đó người này sinh ra người kia Về mặt sinh học, con cái là kết quả của quá trình thụ tinh giữa tinh trùng của người cha và trứng (noãn) của người mẹ Khi một đứa trẻ chào đời, giữa đứa trẻ đó và bố mẹ của chúng tồn tại những điểm tương đồng trên phương diện di truyền mà trước hết là cấu trúc Gene và đặc điểm thể chất Quan hệ này tiếp tục phái sinh theo chiều dọc khi những người con tiếp tục quá trình sinh sản Mặt khác, theo quan niệm truyền thống của Việt Nam, huyết thống còn được hiểu là quan hệ ruột thịt với

Trang 17

15

nhau như quan hệ anh chị và em, ông bà và cháu, cô dì, chú bác, cậu với các cháu hay còn gọi là quan hệ họ hàng Không có một giới hạn nào nói là quan hệ đến đời thứ mấy thì không còn được gọi là cùng huyết thống, tuy nhiên việc kết hôn giữa những người này không phải là tự do mà đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật hôn nhân và gia đình

Theo từ điển Hán Việt: “Cận” có nghĩa là gần, cạnh bên, ám chỉ khoảng cách gần gũi xét về mức độ “Huyết thống” là dòng dõi cùng một máu mủ và

“Huyết tộc” là người họ nội, họ ngoại có quan hệ huyết thống với nhau, do một

ông tổ -tiên sinh ra [1, tr.324] Như vậy có thể hiểu cận huyết thống là tình trạng một hoặc nhiều người có quan hệ gần gũi về mặt máu mủ, có thể là có nguồn gốc do cùng một người sinh ra hoặc có bố, mẹ, ông, bà do cùng một người sinh

ra, mức độ gần gũi giữa những người này còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể Việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa những người nêu trên được gọi là hôn nhân cận huyết thống

Dưới góc độ xã hội, hôn nhân cận huyết thống không được ủng hộ bởi những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với sức khỏe thế hệ trẻ Trẻ em sinh ra từ các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền gene lặn như hồng cầu hình liềm, mù màu, bạch tạng, da vảy cá Đặc biệt

là bệnh tan máu bẩm sinh - Thalassemia Trong đó có một số bệnh gây ra nguy

cơ tử vong rất cao Ngoài những khó khăn về đời sống kinh tế - xã hội, quan hệ hôn nhân cận huyết thống chính là một trong những nguyên nhân làm suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật đối với những đứa trẻ được sinh ra, gây suy thoái chất lượng giống nòi

Trang 18

16

Tr 145] Có thể hiểu điều kiện kết hôn là những yêu cầu mà pháp luật đặt ra đối với người kết hôn dưới dạng các quy phạm pháp luật, buộc người kết hôn phải tuân thủ để đảm bảo lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội Nếu xét trên phương diện quyền và nghĩa vụ thì để thực hiện được quyền kết hôn, các bên nam nữ phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn và một trong những điều kiện

đó là: Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời

Pháp luật Việt Nam không đưa ra khái niệm chính thức thế nào là hôn nhân cận huyết thống, thuật ngữ hôn nhân cận huyết thống cũng không được nhắc đến như một khái niệm pháp lý chính thống được ghi nhận trong luật Điểm d, khoản 2, Điều 5, Luật HN&GĐ năm 2014 đưa ra một trong những điều kiện để hôn nhân được công nhận hợp pháp và dường như đã mô tả khái niệm hôn nhân cận huyết thống bằng ngôn ngữ pháp lý Theo đó, hôn nhân cận huyết thống dưới góc độ pháp lý được hiểu là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời

Một cách tổng quát, “những người cùng dòng máu về trực hệ được hiểu là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau” (Khoản 17, Điều 3, Luật HN&GĐ năm 2014) Căn cứ để xác định

giữa hai người có cùng dòng máu về trực hệ hay không được xem xét dưới góc

độ sinh học, tức là giữa những người đó phải có quan hệ huyết thống theo chiều dọc, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau Như vậy, quan hệ trực hệ được hiểu là quan hệ về huyết thống, sinh sản và loại trừ quan hệ nuôi dưỡng, hôn nhân Một cách cụ thể thì giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng không được coi là những người có cùng dòng máu về trực hệ vì giữa những người này không có quan hệ huyết thống và người này không sinh ra người kia kế tiếp nhau Về khái niệm những người có họ trong phạm vi ba đời, Khoản 18, Điều 2, Luật HN&GĐ 2014

giải thích: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một

Trang 19

17

gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con

cô, con cậu, con dì là đời thứ ba” Phạm vi ba đời được tính từ “gốc”, tức là

một cặp vợ chồng là đời thứ nhất thì những người con của họ là đời thứ hai, trong đó bao gồm cả con chung và con riêng Quan hệ giữa những người thuộc đời thứ hai được xác định là anh, chị, em ruột (cùng cha, mẹ) hoặc anh , chị, em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha Đời thứ ba là con của những người thuộc đời thứ hai, giữa những người ở đời thứ ba được xác định là có quan hệ anh, chị,

em con cô, con cậu, con bác, con dì Những người thuộc phạm vi nêu trên không được phép kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật

1.1.3 Khái niệm kiểm soát hôn nhân cận huyết thống

Kiểm soát được hiểu là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn, phát hiện sai lệch và nguyên nhân, tiến hành các điều chỉnh nhằm làm cho kết quả cuối cùng phù hợp với mục tiêu đã được xác định Một cách cơ bản, kiểm soát là việc xác định tình hình đối tượng đã và đang vận động như thế nào trên thực tế, từ đó nhận biết những yếu tố làm phát sinh và hỗ trợ đối tượng, qua đó tác động với những biện pháp cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu đặt ra cho đối tượng

Khái niệm kiểm soát khá rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực khoa học và xã hội Dưới mỗi góc độ nghiên cứu đối tượng, ta lại có những biện pháp kiểm soát khác nhau, tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, khái niệm kiểm soát thường được tiếp cận trên phương diện thời gian, lúc này, kiểm soát bao gồm kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau Trong đó, kiểm soát trước là quá trình được tiến hành trước khi đối tượng diễn ra nhằm ngăn chặn các vấn đề xảy ra tác động tiêu cực đến đối tượng; kiểm soát trong là kiểm soát được tiến hành trong quá trình đối tượng diễn ra nhằm hạn chế những vấn đề phát sinh từ đối tượng; và kiểm soát sau là kiểm soát được tiến hành sau khi công việc hoàn thành nhằm điều chỉnh những vấn đề đã xảy ra

Hôn nhân cận huyết thống là một đối tượng cần và rất cần được kiểm soát bởi những hệ lụy mà nó mang lại với sức khỏe thế hệ Với những đặc điểm của

Trang 20

18

kiểm soát, có thể hiểu kiểm soát hôn nhân cận huyết thống là quá trình phát hiện, đánh giá thực trạng hôn nhân cận huyết thống qua đó tìm hiểu nguyên nhân và đề ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu, khắc phục và hướng tới mục tiêu xóa bỏ tình trạng này Kiểm soát hôn nhân cận huyết thống là một quá trình với nhiều giai đoạn, tuy nhiên, một cách khái quát nhất và cơ bản nhất, kiểm soát hôn nhân cận huyết thống là việc sử dụng kết hợp những giải pháp pháp lý và thực tiễn để hạn chế thực trạng hôn nhân cận huyết

1.2 YÊU CẦU KIỂM SOÁT BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

1.2.1 Mục đích của việc kiểm soát hôn nhân cận huyết thống

Kiểm soát hôn nhân cận huyết thống để tránh suy thoái giống nòi, để có nguồn nhân lực chất lượng Trong quá trình sống, các đặc điểm trên mỗi con người được quy định bởi vật liệu di truyền ở bên trong, thường được gọi là các gene Các gene từ thế hệ trước qua thế hệ sau cứ xảy ra hiện tượng nhân đôi và trong quá trình đó thì lại xảy ra sai sót, người ta gọi là đột biến gene, tức là xuất hiện gene lặn Khi kết hôn giữa hai người cùng huyết thống, cùng một đặc điểm lặn nào đó, trong cơ thể thế hệ sau có khả năng tổ hợp lại, sinh ra bệnh tật di truyền Theo PGS.TS Bùi Thị Mai An, Trưởng khoa Huyết thanh học nhóm máu – Viện huyết học – Truyền máu Trung Ương khẳng định: Theo thống kê, những đứa trẻ được sinh ra từ những ông bố bà mẹ có hôn nhân cận huyết thống có nguy cơ mắc các bệnh máu cao gấp 10 lần so với những trẻ bình thường khác Điển hình của các bệnh máu này là Thalassemia (tan máu di truyền) và Hemophilia (rối loạn đông máu di truyền) Ngoài những bệnh lý về máu, hôn nhân cận huyết thống còn gây ra một số bệnh lý khác như mù màu, bạch tạng, da vảy cá…làm suy thoái chất lượng giống nòi và gánh nặng cho gia đình, xã hội [41] Tổ chức y tế thế giới WHO cũng khuyến cáo: Tỷ lệ tử vong ở thế hệ sau của những cặp vợ chồng cùng huyết thống là rất cao, cao gấp 3 lần so với những người bình thường Còn tỷ lệ trẻ bị dị tật thì còn cao hơn nữa, gấp khoảng năm đến sáu lần [38]

Trang 21

19

Khoa học và thực tế đã chứng minh hậu quả nhãn tiền và khốc liệt của thực trạng kết hôn cận huyết, những ảnh hưởng tiêu cực và lâu dài mà nó mang lại đối với thế hệ sau là dễ nhận thấy Với tỷ lệ cao mắc các bệnh di truyền của trẻ được sinh ra từ những cuộc hôn nhân cận huyết đã đặt ra yêu cầu kiểm soát

và hướng tới xóa bỏ triệt để thực trạng này

Kiểm soát hôn nhân cận huyết thống để bảo tồn các giá trị truyền thống, đạo đức Ở Việt Nam, cách xưng hô giữa những người có quan hệ họ hàng với nhau phụ thuộc vào thứ bậc và quan hệ gần gũi xét về mặt huyết thống Các đại

từ nhân xưng thể hiện sự tôn trọng, tính nề nếp và sự giáo dục trong mỗi gia đình Việc kết hôn cận huyết thống khiến trật tự các mối quan hệ gia đình bị đảo lộn gây ra sự lúng túng trong xưng hô, giao tiếp cũng như ảnh hưởng tới các chuẩn mực đạo đức truyền thống Trong “Cổ luật Việt Nam lược khảo”, Vũ Văn Mẫu nhấn mạnh: Trên phương diện luân thường đạo lý, cũng như vì lý do sức khỏe và tương lai của giống nòi, nên luật pháp nước nào cũng cấm đoán việc kết hôn giữa các thân thích, chỉ khác nhau trong chi tiết cấm đoán các bậc thân sơ

mà thôi Theo quan niệm của Khổng giáo trong luật Trung hoa, cũng như trong luật Việt Nam, các sự cấm đoán rất nghiêm khắc, rộng rãi, bao trùm tất cả các người cùng một họ [12, tr.181,182] Vậy nên, việc kiểm soát thực trạng hôn nhân cận huyết chính là một cách bảo tồn những giá trị truyền thống, đạo đức trong gia đình, tránh việc xâm phạm đến thuần phong, mỹ tục được bồi đắp từ ngàn đời nay của dân tộc, đặc biệt là những giá trị đạo đức thể hiện nét đẹp văn

hóa trong gia đình Việt

1.2.2 Vai trò của pháp luật trong việc kiểm soát hôn nhân cận huyết thống

Hiện nay, kết hôn cận huyết thống đã không còn phổ biến tuy nhiên còn tiềm ẩn những nguy cơ cần được loại bỏ Theo thống kê của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho thấy, các dân tộc Lô lô, Hà Nhì, Phù lá, Chứt, Ê-đê, Chu ru,

Si la, Pu péo, Mông, Rơ măm, Brâu… có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống lên đến 10%, tức là cứ 100 trường hợp kết hôn thì có 10 trường hợp hôn nhân cận huyết thống Hôn nhân cận huyết thống xảy ra chủ yếu ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, điển hình là các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Kon Tum [26, tr.11]

Trang 22

20

Như đã đề cập, một trong những hậu quả của các cuộc hôn nhân cận huyết là trẻ sinh ra bị mắc các bệnh di truyền, trong đó có Thalassemia (tan máu di truyền) Việt Nam là nước có tỷ lệ người mắc bệnh Thalassemia cao, với các thể α Thal, β Thal

và HbE Tỷ lệ mắc bệnh cũng rất khác nhau giữa các dân tộc: Ở người Ê-đê và Khơme thì tỷ lệ HbE cao tới khoảng 40%; ở các dân tộc thiểu số Mường, Thái, Tày cũng cao tới 10-25%, còn ở người Kinh tỷ lệ này từ 2-4% [26, tr.12] Thực trạng nêu trên đặt ra yêu cầu kiểm soát và pháp luật là một trong những công cụ tiên quyết và hiệu quả Việc kiểm soát hôn nhân cận huyết thống bằng pháp luật giúp hạn chế nguy

cơ hôn nhân cận huyết thống từ trong ý thức

Một bộ phận người dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa nhận thức hoặc chưa nắm vững về chế độ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ cũng như các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, điều này đã cản trở hôn nhân tiến bộ và hiệu quả điều chỉnh của pháp luật bị hạn chế Tuy nhiên, pháp luật vẫn thực sự là công cụ hữu hiệu và chính thống nhất để cải thiện tình trạng kết hôn cận huyết thống hiện nay Nếu chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền với những lập luận thiếu cơ sở pháp lý thì sẽ khó đem lại hiệu quả thuyết phục, việc tuyên truyền sẽ chỉ thực sự thể hiện được vai trò của nó khi gắn với pháp luật, trên cơ sở pháp luật Nhiều

hủ tục lạc hậu trong việc kết hôn trong đó có hôn nhân cận huyết thống phần lớn bắt nguồn từ những phong tục, tập quán đã ăn sâu vào tiềm thức của cả một cộng đồng người Để hạn chế điều này, cách tốt nhất và được coi là triệt để nhất chính là thay đổi cách nghĩ qua đó tác động nhằm hình thành ý thức pháp luật hôn nhân và gia đình tích cực của người dân Để làm được điều đó, cần phải nhận ra vai trò không thể thay thế của pháp luật khi tác động một cách mạnh mẽ đến ý thức của người dân Những chế tài pháp luật đối với hành vi kết hôn cận huyết nếu đủ tính răn đe sẽ hạn chế một cách tối đa ý định tiềm tàng trong mỗi người nhằm ngăn chặn hành vi kết hôn cận huyết thống phát sinh từ trong tiềm thức của họ Những chuẩn mực hành vi sẽ dần hình thành và những hành vi kết hôn trái với pháp luật sẽ được loại bỏ, đó là kết quả và mục tiêu lâu dài mà pháp luật đem lại trong công cuộc kiểm soát tình trạng hôn nhân

cận huyết thống hiện nay

Trang 23

bộ luật có quy mô và đặc trưng pháp lý lớn nhất, trong đó việc quy định về điều kiện kết hôn có những điểm tương đồng nhất định, đặc biệt là những quy định

có liên quan đến kết hôn giữa những người thân thích, họ hàng

Bộ luật Hồng Đức quy định: “Người vô loài lấy cô, dì, chị, em gái, kế nữ, người thân thích đều phỏng theo luật gian dâm mà trị tội” [27, tr.149] Có thể

hiểu quy định này theo hướng cấm kết hôn giữa người đàn ông với các đối tượng thân thích, họ hàng bề trên như cô, dì, bề ngang như chị gái, em gái và bề dưới như con gái riêng của vợ (kế nữ) Tuy nhiên với tính chất liệt kê thiếu tổng quát như vậy khiến điều luật nhiều lỗ hổng như chưa tính đến yếu tố huyết thống trực hệ hay chưa giải thích các trường hợp kết hôn giữa những người thân thích Theo Thiên Nam Dư hạ tập, chương Điều lệ có điều “Lệ giá thú phi loài” nói rằng: Cùng họ trong vòng năm bậc tang phục và cùng họ mà đã xa không có tang phục, là đồng tính, cùng là con cô, con cậu, con dì, cao thấp không ngang nhau, đều cấm, nếu là cháu cậu, cháu cô thì không cấm Điều luật này giới hạn phạm vi kết hôn khá rộng theo năm bậc tang phục hoặc ngoài năm bậc tang phục nhưng có cùng họ vẫn thuộc phạm vi cấm kết hôn Tuy nhiên nếu là cháu cô, cháu cậu thì được kết hôn với nhau nghĩa là đời thứ tư theo cách tính họ hàng

Trang 24

22

hiện nay, đây là một điều khá tiến bộ dù giai đoạn đó chưa có nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu khoa học di truyền

Hoàng Việt luật lệ quyển 7 chương Hộ luật hôn nhân điều Tôn ti họ hàng

mà cùng lấy nhau quy định:

Theo chế độ để tang, người thân bên ngoại phải để tang, trừ cháu ngoại của ông bà ngoại, tôn thuộc ti thuộc mà làm sui gia là cậu của mẹ với cháu ngoại gái, dì của mẹ với cháu gái của dì, và lấy cùng ở chung một nhà chị em khác cha, lấy con gái của chồng trước Bốn hạng vừa nói trên là quan hệ luân lý với nhau, cho nên lấy nhau thì buộc tội theo luật về bà con lấy nhau, xử tội theo thân thuộc gian dâm với nhau Lấy chị em của mẹ thì xử treo cổ Lấy cháu ngoại gái

và chị em cùng mẹ khác cha, con gái của chồng trước, đều bị phạt 100 trượng, đi

tù 3 năm Về bà con bên ngoại không có chế độ để tang tôn thuộc: một là chị em

cô cậu của cha mẹ, hai là chị em của cha mẹ, ba là dì của cha mẹ, bốn là dì họ của cha mẹ, năm là cô của mẹ, sáu là cô họ của mẹ, bảy là cô họ của mình, tám

là dì của mình, hết thảy không được kết hôn với nhau Về bà con bên ngoại, ti thân không có chế độ tang phục: một là cháu ngoại gái của mình, hai là chị em của rể, ba là chị em của vợ, của cháu con Ba hạng này dù không có chế độ để tang, nhưng cũng đủ tôn ti mỗi phận nên cũng không được làm sui gia Nếu ai làm trái thì phạt 100 trượng Nếu chị em hai dì cô cậu của mình dù không dính đến tôn ti, nhưng thân thuộc không xa lắm, lại có chế độ để tang, cho nên cũng không được làm sui gia Nếu cưới nhau thì phạt 80 trượng, phải li dị, trả về tông tộc, trai gái cùng bị xử tội, tiền cưới cho vào nhà quan [19, tr.162]

Có thể thấy Hoàng Việt Luật lệ đã giới hạn phạm vi kết hôn bao quát rộng ngoài năm bậc tang phục, thể hiện rõ ý chí của nhà làm luật trong việc bảo vệ những trật tự, luân lí trong hệ thống gia đình Việt

Nhìn chung, pháp luật phong kiến đối với vấn đề hôn nhân cận huyết thống vẫn còn nhiều hạn chế thuộc về lịch sử như quy định thiếu bao quát dẫn đến thiếu các trường hợp cấm kết hôn giữa những người được xem là thân thích,

họ hàng hoặc quy định phạm vi quá rộng khiến hạn chế quyền tự do kết hôn của

cá nhân Tuy nhiên, trên phương diện tích cực có thể thấy, nhà làm luật thời kỳ

Trang 25

23

này đã có những quan tâm cần thiết với vấn đề hôn nhân cận huyết, hình phạt được sử dụng rất cứng rắn thể hiện thái độ quyết tâm bài trừ những hành vi xâm phạm đến tôn ti, trật tự cũng như những giá trị truyền thống của gia đình người Việt

1.3.2 Quy định về hôn nhân cận huyết thống trong pháp luật Việt

Nam thời kỳ Pháp thuộc

Dưới ách cai trị của chế độ thực dân, nước ta bị chia cắt làm ba miền: Bắc

kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, tương ứng với mỗi miền là một bộ luật điểu chỉnh tương ứng Ở Bắc kỳ áp dụng Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931, ở Nam kỳ áp dụng

Bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936 và tập Dân luật giản yếu Nam kỳ năm 1883 được áp dụng tại Nam kỳ Đối với vấn đề hôn nhân cận huyết thống, cả ba bộ luật đều gói gọn trong những quy định về điều kiện kết hôn nhằm bảo vệ lợi ích trực tiếp của những người kết hôn

Thứ nhất: Việc cấm lấy người thân thích về trực hệ được quy định thống nhất trong cả ba bộ luật Phạm vi nghiêm cấm bao gồm các quan hệ tôn thuộc, ti thuộc về huyết thống thân sinh, về nghĩa dưỡng, do hôn nhân hoặc do biệt tình (ngoại tình và có con ngoài giá thú) Điều 74 thuộc Chương hai – Giá thú: Tiết

thứ nhất: Tư cách cần thiết về sự kết hôn – Dân luật Trung kỳ năm 1936 ghi nhận: “Phàm những người thân thuộc hay người phối ngẫu của người thân thuộc về trực-hệ, bất cứ là tôn thuộc hay ti thuộc, hoặc do chánh đáng thân sanh, hoặc do biệt tình, hoặc do nghĩa dưỡng mà thành ra thân thuộc đều cấm không được lấy nhau Cấm người chồng không được lấy con riêng của người vợ

do lấy chồng trước mà sanh ra, người vợ góa không được lấy con riêng của người chồng do lấy vợ trước mà sanh ra” [9, tr.35,36] Sự thống nhất trong tinh

thần quy định của cả ba bộ luật xuất phát từ các chuẩn mực đạo đức, lễ giáo phong kiến dung hòa với truyền thống tôn ti, trật tự và yêu cầu kế thừa, học hỏi các văn bản pháp luật đương thời trong và ngoài nước

Thứ hai: Về cấm kết hôn trong bàng hệ, nhìn chung các văn bản luật ở cả

ba miền Bắc, Trung, Nam đều có quy định khá giống nhau, cấm kết hôn giữa một số quan hệ bàng hệ giữa các đối tượng họ hàng như anh, chị em (cùng cha,

Trang 26

Ảnh hưởng bởi quan niệm “nội thân, ngoại thích” của người Việt, Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Bộ Dân luật Trung Kỳ chỉ cấm kết hôn giữa chị dâu với em chồng, giữa em dâu với anh chồng còn cho phép người đàn ông được lấy em vợ hay chị vợ Người đàn bà lấy chồng thuộc về nhà chồng nhưng người đàn ông lấy vợ thì không thuộc về nhà vợ, khi vợ chết thì không còn mối liên hệ nào với

chị em nhà vợ Đây được xem như một hạn chế tư tưởng phong kiến: trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tâm niệm người Việt thời bấy giờ (nhất là ở miền Bắc và

miền Trung), điều đó giải thích cho việc quy định có phần mất cân xứng như đã nêu Bộ Dân luật giản yếu quy định cởi mở hơn trong việc cấm kết hôn đối với những người thuộc bàng hệ Đó là cấm kết hôn giữa anh, chị, em cùng cha khác

mẹ hay cùng mẹ khác cha; giữa anh, chị, em họ đến bậc thứ sáu; giữa cháu gái với chú, bác hay cậu hoặc giữa cháu trai với cô hay dì Như vậy, theo Bộ Dân luật giản yếu thì giữa chị dâu và em chồng, em dâu với anh chồng cũng không bị cấm kết hôn

1.3.3 Quy định về hôn nhân cận huyết thống trong pháp luật Việt

Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975

Sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, hiến Pháp năm 1946 của Nhà nước Việt Nam ra đời là một mốc dấu pháp lý đáng nhớ Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử mà Nhà nước ta thời bấy giờ chưa thể ban hành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh Vì lý do đó, Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 và Sắc lệnh 97/SL ngày 22/05/1950 được ban hành cho phép áp dụng chọn lọc quy lệ

và chế định trong Bộ dân luật cũ, theo đó các quy định về cấm kết hôn giữa những người thân thích, họ hàng trong các bộ dân luật vẫn được giữ nguyên và

Trang 27

về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán (Điều 9) Như vậy, Luật HN&GĐ năm 1959 cấm kết hôn trong phạm vi ba đời Đến đời thứ tư

và thứ năm thì việc kết hôn có thể được chấp nhận hoặc không tùy theo phong tục tập quán từng địa phương Quan hệ thích thuộc về trực hệ là quan hệ giữa một bên vợ hoặc chồng với những người trong họ nhà vợ hay trong họ nhà chồng Những người trong họ nhà vợ hay họ nhà chồng đó phải không được là những người cùng dòng máu về trực hệ Như vậy, quan hệ thích thuộc về trực hệ

là mối quan hệ giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể Những quy định của Luật HN&GĐ năm 1959 được ra đời trong hoàn cảnh chuyển giao lịch sử nên còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của những quy định pháp luật và tập tục cũ

Ở Miền Nam Việt Nam, các đạo luật chủ yếu điều chỉnh quan hệ hôn nhân

và gia đình trong giai đoạn này lần lượt là: Luật Gia đình số 1-59 ngày 2/1/1959; Sắc luật số 15-64 ngày 23/7/1964 quy định về giá thú tử hệ và tài sản cộng đồng

và Bộ Dân luật năm 1972 Đối với các trường hợp cấm kết hôn giữa những người thân thích, cả ba đạo luật này đều giới hạn phạm vi khá rộng trong đó Luật Gia đình năm 1959 và Bộ dân luật năm 1972 có những quy định chi tiết và

mở rộng phạm vi kết hôn hơn so với Sắc luật năm 1964 Theo đó, cấm kết hôn giữa những người trong trực hệ không kể thứ bậc, chính thức hay ngoại hôn (hôn nhân thực tế) bao gồm các hình thức: huyết tộc (huyết thống), hôn nhân hay nghĩa dưỡng Về bàng hệ, cấm kết hôn giữa:

Trang 28

26

- Anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; giữa những người con nuôi của cùng một người hoặc giữa những người con nuôi với con của người đứng nuôi;

- Anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì, cháu chú, cháu bác, cháu cô, cháu cậu, cháu dì hai bên nội ngoại;

- Chị dâu, em dâu với em chồng, anh chồng, anh rể, em rể với em vợ, chị vợ;

- Chú bác cậu, ông bác, ông chú, ông bác, ông cậu với cháu gái do huyết tộc hoặc hôn nhân; giữa cô, dì, bà cô, bà dì với cháu trai do huyết tộc hoặc do hôn nhân

- Bác gái, thím, mợ, bà bác, bà thím, bà mợ với cháu chồng; Bác, chú, cậu, ông chú, ông bác, ông cậu với cháu vợ

Như vậy có thể thấy phạm vi cấm kết hôn giữa những người thân thích, họ hàng trong ba đạo luật trên là khá rộng, thậm chí bao gồm cả yếu tố huyết thống

và hôn nhân của những người được nuôi dưỡng Sự kết hợp yếu tố pháp lý của truyền thống và kỹ thuật lập pháp phương Tây là một điểm tích cực làm phong phú thêm các quy định về hôn nhân và gia đình cũng như làm cơ sở pháp lý tham khảo cho các bộ luật hôn nhân và gia đình sau này

1.3.4 Quy định về hôn nhân cận huyết thống trong pháp luật Việt

Nam từ năm 1976 đến nay

Sau ngày giải phóng miền Nam hoàn toàn thống nhất đất nước cùng với sự

ra đời của hiến pháp 1980 thay thế hiến pháp năm 1959 thì luật HN&GĐ năm

1959 áp dụng hơn 30 năm ở miền Bắc và hơn 10 ở miền Nam cũng bộc lộ nhiều bất cập so với tình hình kinh tế, xã hội Vì lý do đó, luật HN&GĐ năm 1986 đã được thông qua Về cơ bản các quy định về điều kiện kết hôn vẫn giống với Luật HN&GĐ năm 1959, tuy nhiên có những sửa đổi phù hợp điển hình như việc thu hẹp diện cấm kết hôn: Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu

về trực hệ ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha ; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi (Điều 7,Luật HN&GĐ năm 1986) Quy định cấm kết hôn giữa những đối tượng thân thích, họ hàng có cùng dòng máu về trực hệ và có họ trong phạm

Trang 29

27

vi ba đời được giữ nguyên trong các luật hôn nhân gia đình sau này, lần lượt là Luật HN&GĐ năm 2000 và mới đây là Luật HN&GĐ năm 2014 Mặc dù có quy định tương tự nhau nhưng mỗi luật HN&GĐ lại có những cách giải thích thuật ngữ pháp lý liên quan khác nhau theo hướng ngày càng bao quát và hợp lí hơn Nếu như Luật HN&GĐ năm 1986 chỉ đưa ra quy định cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác có họ trong phạm vi

ba đời và không có giải thích gì thêm thì Luật HN&GĐ năm 2000 đã dành hẳn một điều luật nhằm giải thích các thuật ngữ pháp lý có trong văn bản Trong đó

lý giải: Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại; Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha

mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba (Khoản 12, 13 Luật HN&GĐ năm

2000) Đây là một ghi nhận tiến bộ qua việc chi tiết hóa điều luật và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc hướng dẫn áp dụng pháp luật Đến lượt mình, Luật HN&GĐ năm 2014 đã có giải thích mang tinh thần tổng quát hơn đối với định

nghĩa pháp lý về những người có cùng dòng máu về trực hệ: Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau Đồng thời, Luật HN&GĐ năm 2014 giữ

nguyên định nghĩa về những người có họ trong phạm vi ba đời và bổ sung định nghĩa về “Người thân thích”, theo đó bao hàm yếu tố hôn nhân, nuôi dưỡng và huyết thống, họ hàng

Nhìn chung, trong giai đoạn hiện đại hội nhập hiện nay, các đạo luật HN&GĐ đã lần lượt thể hiện vai trò của mình trong việc phản ánh đúng bản chất và đặc điểm kinh tế, xã hội nước nhà và đang theo xu hướng tích cực hơn Bằng việc tham khảo chọn lọc trên nền tảng nghiên cứu những ưu điểm của những đạo luật đi trước và dần loại bỏ những bất cập tồn tại, các chế định hôn nhân và gia đình nói chung và các quy phạm điều chỉnh tình trạng hôn nhân cận huyết nói riêng đang ngày một hoàn thiện hơn

Trang 30

28

1.4 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ LUẬT TỤC CỦA MỘT SỐ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC VỀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

1.4.1 Khái quát về Luật tục

Theo các quan điểm phổ biến hiện nay, Luật tục được hiểu là hệ thống những phong tục, tập quán địa phương được tồn tại và lưu truyền trong một cộng đồng người nhất định, với những quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh mọi mặt của đời sống cộng đồng thông qua hình thức lưu khẩu, thành văn hoặc thói quen sinh hoạt Xét về mặt bản chất, Luật tục chính là hệ tư tưởng chủ yếu của xã hội truyền thống, tác động tới các yếu tố khác trong đời sống xã hội cộng đồng Luật tục vừa mang một số yếu tố của Luật pháp, như quy định các hành vi phạm tội, các tội phạm, bằng chứng, việc xét xử và hình phạt , lại vừa mang tính chất của lệ tục, phong tục, như các quy ước, lời răn dạy, khuyên răn mang tính đạo đức, hướng dẫn hành vi cá nhân, tạo dư luận xã hội để điều chỉnh các hành vi ấy Như vậy, Luật tục như là hình thức phát triển cao của phong tục, tục

lệ và là hình thức phát triển sơ khai, hình thức tiền luật pháp

Trong mối tương quan kể trên, dễ dàng nhận thấy: Luật tục là một khía cạnh thuộc phạm trù tập quán Luật tục và tập quán đều được hình thành từ những thói quen, khuôn mẫu ứng xử được mọi người tuân theo Tuy nhiên, tập quán có biên độ rộng còn luật tục thường có biên độ hẹp hơn, quy định rõ những điều cụ thể Tập quán được mọi người chấp nhận tự giác, còn luật tục có tính cưỡng chế, gây áp lực bắt buộc mọi cá nhân trong cộng đồng phải tuân theo Luật tục bắt nguồn từ tập quán, trong quá trình áp dụng tập quán từ thế hệ này sang thế hệ khác, sự tuyển chọn tự nhiên của con người dẫn đến một số tập quán đáp ứng được những nhu cầu cần thiết cho việc bảo vệ lợi ích của một cộng đồng người đã trở thành luật tục [21]

Trong mối quan hệ với pháp luật, ở một phạm vi nhất định Luật tục cũng

có vai trò, giá trị xã hội quan trọng như pháp luật nhưng Luật tục không phải pháp luật Nếu như pháp luật mang tính giai cấp, phản ánh ý chí, nguyện vọng của giai cấp thống trị thì Luật tục lại phản ánh ý chí, nguyện vọng của cả một

Trang 31

29

cộng đồng Cũng như pháp luật, luật tục có tính phổ biến, tính quy phạm và tính cưỡng chế Tuy nhiên, các tính chất này của luật tục và pháp luật không đồng nhất với nhau, thể hiện trình độ phát triển khác nhau Nếu như tính phổ biến của luật tục giới hạn trong phạm vi một tộc người, hoặc một nhóm tộc người gồm nhiều buôn, bản, làng của đồng bào dân tộc, thì pháp luật có hiệu lực đối với toàn xã hội trong phạm vi một quốc gia Tính quy phạm của pháp luật được xác định chặt chẽ cả về hình thức và nội dung, còn ở luật tục thì khá đơn giản và thiếu chặt chẽ Cưỡng chế trong pháp luật là sự cưỡng chế của Nhà nước mang tính giai cấp, còn luật tục được thực hiện chủ yếu do tự giác, và nếu phải cưỡng chế thì đó cũng là cưỡng chế của cộng đồng, bởi lẽ luật tục là ý chí của cả cộng đồng Ở đây, tính cộng đồng của luật tục, xét trên một bình diện nhất định, cao hơn so với pháp luật

Theo GS TS Ngô Đức Thịnh : Luật tục là một hình thức của tri thức bản địa, tri thức địa phương (indigenous Knowledge, Local Knowledge), bao gồm các chuẩn mực hành vi được cả cộng đồng thừa nhận và có giá trị bắt buộc thực hiện, là kết quả của những kinh nghiệm ứng xử với môi trường và tương tác xã hội Nó hướng đến việc hướng dẫn, điều chỉnh và điều hoà các quan hệ xã hội, quan hệ con người với môi trường thiên nhiên Những chuẩn mực ấy của luật tục được cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, tạo nên sự thống nhất và cân bằng xã hội của mỗi cộng đồng [25]

Ở mỗi dân tộc có tên gọi luật tục riêng, ví dụ như Hương ước (Việt), Hịt khỏng (Thái), Phat kđi (Êđê), Phat Ktuôi (M’nông), N’ri (Mạ)….Với sự hiểu biết hiện nay, có thể phân chia các luật tục của các dân tộc ở Việt Nam theo các dạng tồn tại khác nhau:

- Luật tục được cố định dướng dạng lời nói vần (văn vần) được truyền miệng từ đời này sang đời khác, ví dụ như: Luật tục Êđê, M’nông, Mạ, Stiêng, Bana, Giarai

- Luật tục đã được cố định và ghi chép bằng văn tự, đó là Hương ước của người Việt, Hịt khỏng bản mường của người Thái, lệ tục của người Chăm

- Luật tục hay Lệ tục đã tương đối định hình, những chưa cố định thành lời

Trang 32

1.4.2 Những quy định của Luật tục về hôn nhân cận huyết thống và mối tương quan với pháp luật hiện hành ở Việt Nam hiện nay

Luật tục là một kho tàng pháp lý dân gian đồ sộ với nhiều giá trị to lớn, có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình phát triển pháp luật của Việt Nam nói chung từ xưa cho đến nay Việc nghiên cứu các quy định của luật tục nói chung và các quy định liên quan đến hôn nhân và gia đình nói riêng rất có ý nghĩa, trước hết để có thể nắm bắt được các phong tục, tập quán phù hợp với tinh thần của pháp luật nhằm áp dụng

xử lý những vụ việc thực tế, sau là có thể tìm hiểu những điểm tiến bộ, độc đáo làm

tư liệu tham khảo để xây dựng được những chế định pháp lý hoàn thiện hơn nữa trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hiện nay Hệ thống luật tục của đồng bào dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam hết sức phong phú và chưa thể tập hợp một cách hệ thống chuẩn mực, cho nên trong phạm vi luận văn và trong phạm vi các quy định liên quan đến hành vi kết hôn cận huyết thống, tác giả xin tiếp cận hai luật tục điển hình là Luật tục người Chăm (Adat Chăm) và Luật tục truyền thống Raglai để nhận diện những quy định có liên quan được ghi nhận trong luật tục, qua đó tìm hiểu mối liên

hệ với pháp luật hiện hành ở Việt Nam

Luật tục người Chăm (Adat Chăm):

Người Chăm gọi luật tục là “Adat” Adat Chăm là sự tích tụ thường trực của cộng đồng được kế tục trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Cơ sở phân xử của luật tục không bằng những văn bản có sẵn mà chủ yếu được truyền miệng Hiện nay

Trang 33

31

luật tục người Chăm chỉ còn ghi lại rải rác trong các tục ngữ, ca dao, truyện kể, các bài thơ với lối nói vần điệu được xử dụng trong các buổi xét xử cũng như được sử dụng để giáo dục, khuyên dạy hàng ngày Gần đây nhất, văn bản được xem là ghi nhận đầy đủ nhất mang tính quy tụ luật tục người Chăm là Bộ quy ước về phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của làng Bỉnh Nghĩa - Ninh Thuận gồm 5 chương, 40 điều theo tình thần Thông tư liên tịch số: 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa thông tin, Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam ngày 31/03/2000 Hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư

Adat Chăm cấm kết hôn với người cùng tộc họ bên mẹ, không kể mấy đời trở

đi Ở cộng đồng người Chăm, dòng họ tính theo huyết thống bên mẹ và được phân biệt dòng họ này với dòng họ khác bằng nghĩa địa tộc họ mẹ gọi là Kút hoặc Ghôr Còn dòng họ theo khai sinh tương tự như người Kinh ngày nay đối với người Chăm không quan hệ gì với huyết thống Theo phong tục người Chăm Bà-la-môn khi cùng một tộc họ, một huyết thống, kể cả trai gái khi 18 tuổi trở lên, khi chết đi phải làm đám thiêu và cuối cùng nhập chung vào nghĩa địa gọi là Kút Còn người Chăm Hồi giáo Bà – ni, những người cùng huyết thống bên họ mẹ khi chết thì cũng chôn chung

mộ nghĩa địa gọi là Ghôr Những người cùng nằm chung một nghĩa địa thì cấm không được lấy nhau [15, tr.135] Adat Chăm nói:

“Người cùng dòng tộc cùng huyết thống Như một con đập chảy thành nhiều sông Như cổ tay, bàn chân có nhiều ngón

Là cùng một ba mẹ sinh ra Phải nhìn nhận nhau cho thấu

Để con cháu hạnh phúc mai sau” [10, tr.26]

Adat Chăm còn cấm kết hôn với chị em họ song song, tức là con chị em gái của mẹ hoặc an hem trai của cha, người Chăm gọi quan hệ này là “taley lamey, taley likey” Tương tự người Kinh gọi là “con gái dì hay con chú bác”, trường hợp này người Chăm rất tối kỵ:

Trang 34

32

“Con của anh em trai sinh ra Cách nhau ít nhất ba đời Mới được kết hôn với nhau” [10, tr.27]

Mặt khác liên quan đến vấn đề chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống, Adat Chăm còn có điều luật liên quan đến tội loạn luân Theo đó hành vi loạn luân là hành vi bị cộng đồng lên án, “đất trời nổi giận” đem lại sự diệt vong cho giống nòi, chế tài ngày xưa được áp dụng là phạt trâu cúng thần, thả người trôi biển, ngày nay xử theo luật lệ và cha mẹ phải có nghĩa vụ răn đe, đề phòng cho các con

Như vậy có thể thấy, so với quy định hiện hành của pháp luật Hôn nhân và gia đình, những quy định của luật tục người Chăm tuy còn nhiều hạn chế về hình thức và nội dung thể hiện nhưng cũng có những giá trị nhất định Luật tục Chăm đã mang hơi hướng những quy định của pháp luật hiện hành khi cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng họ, huyết tộc (Kút, Ghôr) và những người có họ trong phạm vi

ba đời Tuy cách thể hiện còn sơ sài và với lối nói văn vần hạn chế trong cách diễn đạt các khái niệm pháp lý, song không vì thế mà phủ nhận những tiến bộ mà luật tục đem lại trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình trong cộng đồng người Chăm

Luật tục Raglai:

Cũng tương tự như Adat Chăm, luật tục Raglai cũng tồn tại chủ yếu dưới dạng truyền miệng, phần lớn thể hiện dưới dạng lời nói vần dễ đọc, dễ nhớ và được sắp xếp chung vào một hệ thống mang tính giáo dục từ thấp lên đến cao bao gồm từ thành ngữ, tục ngữ đến những sự vụ, sự việc, tập quán, luật tục Raglai Hiện nay ghi

nhận văn bản luật tục người raglai mới chỉ dừng lại ở Bản Quy ước Palơi văn hóa xã

Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa gồm 8 chương, 50 điều Bản quy ước này tuy đã được thể hiện bằng ngôn ngữ văn bản chữ viết, nhưng còn khá đơn giản

và quá phổ quát và sử dụng lối văn vần để làm hình thức thể hiện nên còn nhiều hạn chế

Trang 35

33

Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng huyết thống được luật tục Raglai ghi nhận trong chương về tội loạn luân Về tội loạn luân, luật tục ghi nhận:

“Con trai, con gái là: anh em, chị em, cha con, mẹ con, cậu cháu, chú cháu, ông cháu, bà cháu ruột

Lấy nhau lộn là mối hiểm họa trời tru đất diệt

… Tuyệt đối không cho lấy nhau loại người như trên” [15, tr.561]

Hoặc:

“Anh em trai gái cùng một cái ruột Cùng một lỗ mà ra

… Thì không thể nào được bắt lấy nhau Đối với anh em, chị em

Trong họ hàng lấy nhau là loạn luân Anh chị em cậu dì lấy nhau

Dù chỉ khác họ nhưng cũng không được” [15, tr.564]

Kèm theo đó, luật tục cũng đưa ra những chế tài tương ứng với loại tội này bao gồm: Một heo, một gà để cúng thần, một bộ quần áo trắng để cúng thần, phạt cách ly, dùng roi đánh, ăn đồ ăn của súc vật… Nói chung, các quy định của luật tục Raglai cũng nghiêm cấm việc kết hôn, chung sống vợ chồng giữa những người có quan hệ huyết thống, họ hàng dù không liệt kê đầy đủ toàn bộ hoặc đưa ra định nghĩa tổng quát trong luật mà theo quan niệm từng cộng đồng mà tuân theo Luật tục cũng cấm anh, chị em ruột và anh chị em con cô, con cậu, con dì, cậu cháu, chú cháu lấy nhau, dù chưa thực sự đầy đủ xong cũng trên tinh thần chung tích cực và áp dụng trong từng cộng đồng người Raglai cụ thể So với pháp luật hiện hành thì không thể

so sánh tính hoàn thiện trong tư duy pháp lý, xong với việc điều chỉnh được các quan

hệ hôn nhân gia đình vốn áp dụng các phong tục tập quán vùng cao từ xa xưa thì những quy định như trên mang hơi hướng của luật hôn nhân gia đình hiện hành đã là một tiến bộ cần phát huy

Trang 36

34

Mối tương quan giữa luật tục và pháp luật hiện hành:

Xét trong phạm vi những quan hệ hôn nhân và gia đình, pháp luật điều chỉnh những quan hệ mà luật tục chưa điều chỉnh hoặc có quy định nhưng trái với tinh thần tiến bộ của luật và ngược lại, luật tục giúp pháp luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh những quan hệ cộng đồng sát với tập quán địa phương hơn Nhìn nhận vấn đề này có thể thấy rõ mặc dù luật tục được hình thành và điều chỉnh những quan hệ cộng đồng

từ rất lâu và đặc biệt là những quan hệ hôn nhân và gia đình liên quan đến điều kiện kết hôn lại càng được vận dụng thường xuyên và liên tục Tuy nhiên còn đó những tập tục lạc hậu được luật tục thừa nhận và đã cố hữu trong sinh hoạt của nhiều cộng đồng đồng bào dân tộc Liên quan đến tình trạng kết hôn cận huyết thống phải kể đến tục nối dây (Chun nuê của người Ê-đê hay mã kơ mai của người Chăm roi) Theo tục này, khi người vợ qua đời, người chồng muốn tái hôn buộc phải lấy một người con gái trong gia đình nhà vợ hoặc ngược lại: “Dầm sàn gãy thì phải thay, giá sàn nát thì phải thế, chết người này phải nối bằng người khác” [37] Tùy từng vùng, từng cộng đồng mà tục nối dây được vận dụng một cách khác nhau, thậm chí dựa vào tục này, cha mẹ ép con cái lấy con cô, con cậu làm vợ, làm chồng hoặc thể theo phong tục mà không ngăn cản những đối tượng họ hàng gần gũi đi đến kết hôn với nhau và xem đó như điều bình thường, may mắn Điển hình như tình trạng hôn nhân cận huyết thống

do tục lệ nối dây ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên-Huế Chị Hồ Thị Canh (24 tuổi, dân tộc Pakô) và chồng là anh Hồ Văn Ten đã lấy nhau dù họ là anh, em con cô con cậu Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa nên từ nhỏ chị Canh sống với gia đình cậu ruột Trong thời gian sống ở đây, chị Canh có tình cảm với anh Ten-người con trai đầu của cậu ruột Theo phong tục của người Pakô cũng như của nhiều đồng bào dân tộc vùng cao khác, gia đình tác hợp cho chị Canh và anh Ten thành vợ thành chồng vào cuối năm 2011 để có thêm người trong gia đình và gia tăng tính gần gũi trong quan

hệ bố mẹ và con dâu Có thể thấy phong tục được thể hiện qua luật tục của nhiều đồng bào cho phép kết hôn cận huyết thống Như vậy khi đối chiếu với những quy định hiện hành của pháp luật hôn nhân và gia đình thì những cuộc hôn nhân cận huyết mà luật tục cho phép đã vi phạm điều kiện kết hôn được quy định trong Luật

và phải chịu những biện pháp xử lý vi phạm của pháp luật như tuyên hủy hôn nhân

Trang 37

35

trái pháp luật, cảnh cáo, phạt tiền Mặc dù nguyên tắc áp dụng tập quán được ghi

nhận tại Điều 7, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng” Như vậy không phải bất cứ

tập quán nào được áp dụng cũng phù hợp với tinh thần của pháp luật hôn nhân và gia đình, thậm chí với những tập quán cho phép những hành vi bị cấm theo quy định của luật sẽ không được pháp luật thừa nhận và không được khuyến khích áp dụng Lúc này, pháp luật với vai trò của một đạo luật tiến bộ, phù hợp với xã hội và chuẩn mực của khoa học sẽ bù đắp và thay thế những quy định thiếu tiến bộ trong hệ thống luật tục của đồng bào các dân tộc vùng cao, dân trí thấp, góp phần chắt lọc và đào thải nhằm xây dựng được những bộ luật tục phù hợp với thời đại hơn cũng như điều chỉnh được các quan hệ hôn nhân và gia đình một cách văn minh hơn

Mặt khác, Luật tục cũng mang vai trò tác động tương hỗ trở lại với pháp luật, nhất là những quy định về hôn nhân và gia đình nói riêng

Thứ nhất: Hiệu quả điều chỉnh của luật tục trong nhiều trường hợp cao hơn pháp luật và có tính hỗ trợ pháp luật Trong xã hội có tính cộng đồng cao nhiều ý kiến cho rằng trong nhiều trường hợp người ta sợ sự trừng phạt của dư luận xã hội hơn là sự trừng phạt từ pháp luật Khi một thành viên của cộng đồng thực hiện các hành động trái với luật tục họ sẽ bị lên án chỉ trích mạnh mẽ với các cơ chế chê phạt công khai bởi một tập thể Đồng thời khi họ có những hành động phù hợp với ứng

xử cộng đồng họ sẽ được khen thưởng của tập thể Lúc này, pháp luật chỉ thể hiện được sức mạnh răn đe tức thời nhưng luật tục lại khiến ý thức tuân thủ được ăn sâu bám rễ và khiến tính tự giác được nâng cao Trong luật tục của nhiều đồng bào, việc kết hôn giữa những người cùng huyết thống họ hàng là điều cấm kỵ, mặc dù quy định rất chung chung nhưng hiệu quả đem lại rất cao vì tác động rất lớn vào tín ngưỡng tôn giáo của mọi người khi nhắc đến việc họ hàng lấy nhau, luật tục thường gắn liền hành vi đó với sự giận dữ của đất trời, của tự nhiên, coi đó là hành vi đáng xấu hổ bị cộng đồng người lên án và theo đó là những hình phạt công khai nơi tập

thể: “Gió bão sẽ cuốn buôn làng/ Sét sẽ đánh sạch nhà cửa”; các Giàng còn làm cho

Trang 38

Thứ hai: Luật tục là nguồn pháp luật giúp pháp luật hoàn thiện Như đã đề cập thì hệ thống luật tục của đồng bào các dân tộc miền núi ở Việt Nam rất phong phú về

số lượng, trong đó không ít những tập quán tốt đẹp và tiến bộ được ghi nhận, đặc biệt

là những quy định về việc bảo vệ thiên nhiên Có những quy định thực sự đáng để đưa vào trong luật Theo quy định hiện hành của pháp luật hôn nhân và gia đình, cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời Giải thích điều này, trên cơ sở khoa học thì khoảng cách thế hệ và phạm vi họ hàng đó là an toàn cho những đứa trẻ được sinh ra không mắc các bệnh bẩm sinh do các cuộc hôn nhân cận huyết gây ra Tuy nhiên, theo luật tục của một số cộng đồng (Luật tục người gia-rai) thì việc cấm kết hôn giữa những người họ hàng được giới hạn phạm vi đến bốn đời Đây là một điểm tiến bộ mà pháp luật cần học hỏi và nghiên cứu sửa đổi sớm nhất Lý do ở đây rất đơn giản, phạm vi ba đời dù hạn chế tối đa hậu quả kết hôn cận huyết nhưng với đặc trưng văn hóa dân tộc, việc giới hạn trong phạm vi ba đời vẫn chưa hạn chế những đảo lộn thứ bậc trong xưng hô gia đình Nên chăng mở rộng phạm vi đó ra bốn đời như luật tục một số đồng bào vẫn đang quy định

Tóm lại, giá trị nói chung của luật tục là rất lớn, nhất là trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình cộng đồng truyền thống Hiện nay, vấn đề hôn nhân cận huyết đã được quy định ở hầu hết những luật tục theo hướng cấm hành vi này và coi đó như những hành vi tiêu cực bị cộng đồng lên án Trong đó đã có nhiều luật tục tiến bộ, tiến gần hơn tới tính khoa học trong quy định của pháp luật hiện hành Bên cạnh đó còn có những hủ tục được luật tục bảo vệ khiến tình trạng kết hôn cận huyết còn diễn biến rất phức tạp, điều này đặt ra nhiệm vụ cho pháp luật và cho

xã hội, đó là từng bước đi sâu vào tìm hiểu, vận động để thay thế được các quy định

Trang 39

37 bám rễ lâu đời giúp hoàn thiện những bộ luật tục theo hướng khoa học, văn minh hơn.

Trang 40

38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÔN NHÂN

CẬN HUYẾT THỐNG TẠI VIỆT NAM2.1 KHÁI NIỆM “NHỮNG NGƯỜI CÙNG DÕNG MÁU VỀ TRỰC HỆ” VÀ

“NHỮNG NGƯỜI CÓ HỌ TRONG PHẠM VI BA ĐỜI” THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

2.1.1 Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người

có cùng dòng máu về trực hệ

Bắt đầu từ giai đoạn đầu của chế độ quần hôn, tức là hình thái gia đình huyết tộc, con người đã có nhận thức đối với những mối quan hệ gia đình nguyên thủy Sự tương tác cộng đồng giữa những cá nhân có quan hệ gần gũi trong quy mô gia đình ngày càng được coi trọng và khác biệt hoàn toàn so với mối quan hệ giữa chính những cá nhân đó với những người ngoài phạm vi gia đình của họ Đặc trưng của sự khác biệt đó phải kể đến những giàng buộc trong quan hệ hôn nhân Thứ bậc trong gia đình dần định hình qua sự xuất hiện các đại

từ nhân xưng thể hiện mối quan hệ thứ bậc rõ ràng như bố, mẹ và con; ông, bà

và cháu; cụ ông, cụ bà và chắt… Các mối quan hệ này bắt đầu chi phối quyết định kết đôi nam nữ thông qua những chuẩn mực đạo đức, tình cảm định hình qua nguyên tắc cấm hôn nhân giữa những đối tượng này

Ở Việt Nam, tổ chức họ hàng hay thân tộc được chia thành các nhóm “chi họ” (dòng họ) vốn là các gia đình con cháu của cùng một “vị tổ chi” (tổ tiên) và cùng thờ chung vị tổ chi này Quan hệ và sinh hoạt họ hàng trên thực tế diễn ra chủ yếu ở cấp chi họ này như một đơn vị họ hàng độc lập Trong các nhóm chi

họ này, từ những anh em ruột là con cháu của cùng một vị tổ chi, có thể tạo thành những nhóm gia đình riêng biệt Trong phạm vi chi họ có các liên hệ họ hàng mang cấu trúc khác nhau, trong đó cơ bản nhất là liên hệ huyết thống trực

hệ và liên hệ huyết thống bàng hệ Một cách cụ thể: Trực hệ là mối liên hệ họ hàng huyết thống hàng dọc, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau Theo nghĩa Hán-Việt “trực” có nghĩa là thẳng, không vòng vo, cong queo, “hệ”

Ngày đăng: 18/07/2017, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w