1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ công ty kiểm toán của KTV ở TPHCM

100 682 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Trên Thế giới có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề áp lực mà KTV gặp phải từ DNKT nơi KTV làm việc, tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam VN, chỉ có các đề tài nghiên cứu về chất lượng kiểm to

Trang 2

TS NGUYỄN PHÚC SINH

TP HỒ CHÍ MINH-NĂM 2017

Trang 3

ngành kế toán - Trường đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tất cả những tài liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo Các số liệu và kết quả trong luận văn do tác giả trực tiếp thu thập, thống kê và xử lý

Tên tác giả

Thái Thị Ngọc Thương

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

6 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 4

1.1 Tổng quan các nghiên cứu trên Thế giới 4

1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước 7

Tóm tắt chương 1 9

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10

2.1 Tổng quan về áp lực mà KTV cảm nhận từ doanh nghiệp kiểm toán 10

2.1.1 Áp lực ngân sách thời gian (The time budget pressure) 11

2.1.2 Áp lực thời hạn (The time deadline pressure) 13

2.1.3 Áp lực để thực hiện cuộc kiểm toán không đủ chuyên môn cần thiết 13

2.1.4 Áp lực từ cấp trên để thay đổi ý kiến trên báo cáo kiểm toán 14

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ DNKT của KTV 15

2.2.1 Phán đoán đạo đức của KTV 15

Trang 5

2.2.1.1 Quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán 15

2.2.1.2 Phán đoán đạo đức trong thực tiễn 17

2.2.2 Quy định đạo đức của tổ chức, nghề nghiệp 20

2.2.3 Uy tín nghề nghiệp 22

2.2.4 Quy định pháp lý 23

2.2.5 Gia đình 24

Tóm tắt chương 2 25

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Quy trình nghiên cứu định lượng 26

3.2 Mô hình nghiên cứu 28

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 30

3.3.1 Mẫu khảo sát 30

3.3.2 Thiết kế thang đo 31

3.3.3 Xây dựng bảng câu hỏi 34

3.4 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu thu thập 36

3.4.1 Thống kê mô tả 37

3.4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 37

3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) 38

3.4.4 Phân tích tương quan Pearson 40

3.4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính bội 41

Tóm tắt chương 3 43

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 44

4.1 Phân tích thống kê tần số 44

4.1.1 Đặc điểm của mẫu khảo sát 44

Trang 6

4.1.2 Thống kê tần số các thang đo 45

4.1.2.1 Thang đo áp lực cảm nhận của KTV trong hoạt động nghề nghiệp 45

4.1.2.2 Thang đo phán đoán đạo đức 46

4.1.2.3 Thang đo quy định tổ chức nghề nghiệp 48

4.1.2.4 Thang đo uy tín nghề nghiệp 49

4.1.2.5 Thang đo quy định pháp luật 50

4.1.2.6 Thang đo gia đình 51

4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 51

4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) 52

4.3.1 Kết quả EFA đối với biến độc lập 52

4.3.2 Kết quả EFA đối với biến phụ thuộc 56

4.4 Phân tích hệ số tương quan Pearson 58

4.5 Mô hình hồi quy đa biến 59

Tóm tắt chương 4 64

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 65

5.2 Kiến nghị 65

5.2.1 Phán đoán đạo đức 65

5.2.2 Quy định pháp lý 68

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 69

Kết luận chương 5 70

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Việt

BCTC Báo cáo tài chính

Big 4 Bốn công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam bao gồm Deloitte,

PwC, E&Y, KPMG DNKT Doanh nghiệp kiểm toán

IFAC Liên đoàn kế toán quốc tế (International Federation of Accountant) KTV Kiểm toán viên

Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh

VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

VN Việt Nam

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các nghiên cứu trên Thế giới liên quan đến áp lực của KTV 6

Bảng 2.1 Giai đoạn phát triển của phán đoán đạo đức 18

Bảng 3.1 Giả thuyết nghiên cứu đề xuất 30

Bảng 3.2 Thang đo cảm nhận áp lực từ DNKT của KTV 31

Bảng 3.3 Thang đo phán đoán đạo đức 32

Bảng 3.4 Thang đo quy định tổ chức nghề nghiệp 33

Bảng 3.5 Thang đo uy tín nghề nghiệp 33

Bảng 3.6 Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát 36

Bảng 4.1 Kinh nghiệm làm việc và vị trí công tác của KTV 44

Bảng 4.2 Cơ cấu của các DNKT 45

Bảng 4.3 Thống kê tần số thang đo áp lực cảm nhận 45

Bảng 4.4 Thống kê tần số thang đo phán đoán đạo đức 46

Bảng 4.5 Thống kê tần số thang đo quy định tổ chức nghề nghiệp 48

Bảng 4.6 Thống kê tần số thang đo uy tín nghề nghiệp 49

Bảng 4.7 Thống kê tần số thang đo quy định pháp luật 50

Bảng 4.8 Thống kê tần số thang đo gia đình 51

Bảng 4.9 Hệ số KMO và kiểm định Barlett 53

Bảng 4.10 Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) 53

Bảng 4.11 Kết quả phép xoay nhân tố 54

Bảng 4.12 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett của biến phụ thuộc 57

Bảng 4.13 Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) 57

Bảng 4.14 Ma trận nhân tố trước khi xoay của biến phụ thuộc 57

Bảng 4.15 Giả thuyết nghiên cứu chính thức 60

Bảng 4.16 Tóm tắt các hệ số về sự phù hợp mô hình 60

Bảng 4.17 Bảng hệ số hồi quy 61

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu luận văn 27 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 29 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu chính thức 59 Hình 4.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ công ty kiểm toán 62

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động kiểm toán ở Việt Nam bắt đầu có mặt từ năm 1991, tính đến nay so với các nước trên Thế giới thì lĩnh vực kiểm toán ở Việt Nam còn khá là non trẻ Với hơn 20 năm phát triển, hiện nay các quy định, chuẩn mực, hệ thống pháp lý ở Việt Nam đã được hình thành khá là đầy đủ, trong đó chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được xây dựng dựa trên chuẩn mực kiểm toán quốc tế và được điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động thực tiễn ở Việt Nam

Tuy nhiên trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng về số lượng của các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) thì các DNKT giảm giá phí kiểm toán để tăng khả năng cạnh tranh Nếu DNKT giảm giá phí bằng cách bỏ bớt công đoạn, các thủ tục trong quá trình kiểm toán thì chất lượng cuộc kiểm toán sẽ ít nhiều

bị ảnh hưởng

Trong hoàn cảnh đó các kiểm toán viên (KTV) sẽ bị áp lực khi một mặt phải duy trì chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp, mặt khác phải đáp ứng mục tiêu sinh lợi của DNKT

Trên Thế giới có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề áp lực mà KTV gặp phải

từ DNKT nơi KTV làm việc, tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam (VN), chỉ có các đề tài nghiên cứu về chất lượng kiểm toán, việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp mà chưa

có một nghiên cứu chuyên sâu về các áp lực mà KTV cảm nhận từ DNKT nơi KTV làm việc

Vì vậy, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ công ty

kiểm toán của KTV ở thành phố HCM” là cần thiết nhằm xác định những áp lực

mà KTV cảm nhận từ DNKT và các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực đó của KTV Qua đó giúp các tổ chức lập quy, hội nghề nghiệp, DNKT và KTV có các biện pháp phù hợp để giảm cảm nhận áp lực cho KTV

Trang 11

2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chung là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ DNKT của KTV

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể là:

 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ DNKT của KTV

 Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến cảm nhận áp lực của KTV Trên cơ sở đó đề ra các kiến nghị nhằm giảm cảm nhận áp lực cho KTV

Có 2 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra nhằm trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu trên:

 Q1: Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực của KTV từ

DNKT mà KTV làm việc?

 Q2: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến cảm nhận áp lực của KTV như

thế nào?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: áp lực mà KTV cảm nhận từ DNKT làm việc và các

nhân tố ảnh hưởng tới cảm nhận áp lực của KTV Nghiên cứu thực hiện khảo sát các KTV hiện đang và đã làm việc tại các công ty kiểm toán lớn, vừa và nhỏ

Phạm vi nghiên cứu: là chỉ tập trung vào các KTV độc lập ở Tp.HCM Không

tính đến các kiểm toán nội bộ hay kiểm toán nhà nước

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: tác giả tiến hành so sánh, tổng hợp, suy luận các thông

tin thu thập được từ sách, báo, tạp chí, internet và các thông tin từ các nghiên cứu có liên quan để xây dựng cơ sở lý thuyết và thiết lập thang đo áp lực cảm nhận từ DNKT và các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực của KTV được sử dụng cho nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách khảo sát

các KTV đã và đang làm việc tại các DNKT thông qua bảng câu hỏi khảo sát Dữ liệu thu thập được sẽ được thống kê mô tả, phân tích Cronbach alpha để đánh giá độ

Trang 12

tin cậy của thang đo, sau đó phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá giá trị thang đo Phân tích hồi quy bội được dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực của KTV ở Tp HCM Dữ liệu được thu thập trong nghiên cứu định lượng được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một mô hình gồm ba yếu tố tác động đến cảm nhận áp lực từ công ty kiểm toán của các kiểm toán viên ở Tp HCM là phán đoán đạo đức, ý kiến tham khảo và quy định pháp lý Kết quả nghiên cứu phần nào giúp cho các tổ chức lập quy, hội nghề nghiệp, DNKT và KTV có các biện pháp phù hợp tác động vào phán đoán đạo đức, ý kiến cấp trên, đồng nghiệp, gia đình và quy định pháp lý để giảm cảm nhận áp lực cho KTV

6 Kết cấu của đề tài

Luận văn này được kết cấu thành các nội dung như sau:

 Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước

 Chương 2: Cơ sở lý thuyết

 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

 Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

1.1 Tổng quan các nghiên cứu trên Thế giới

 Tổng quan các nghiên cứu về cảm nhận áp lực của KTV từ các

DNKT

Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề áp lực của KTV được nhiều học giả nghiên cứu Các nghiên cứu tiếp cận dưới các khía cạnh khác nhau nhằm tìm hiểu các áp lực mà KTV cảm nhận trong quá trình hành nghề và những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực của KTV Nhưng đa số các nghiên cứu chỉ tập trung vào những áp lực cụ thể trong các bối cảnh khác nhau như: Davis & Dezoort (2006), DeZoort & Lord (1994), Lord & DeZoort (2001), McNamara & Liyanarachchi (2008), Ponemon (1992), Shapeero et al (2003), Soobaroyen & Chengabroyan (2006), Espinosa-Pike & Barrainkua (2015) Hầu hết, những nghiên cứu này tập trung nghiên cứu vào những áp lực cụ thể như áp lực từ cấp trên và đồng nghiệp, áp lực ngân sách thời gian, áp lực thời hạn và cách KTV đối phó với áp lực gặp phải Khi KTV cảm nhận áp lực nhiều, họ sẽ dễ tham gia vào các hành vi bất thường làm giảm chất lượng kiểm toán hoặc báo cáo thấp hơn số giờ thực tế Một số bài viết nghiên cứu về vấn đề đạo đức nghề nghiệp khi KTV bị áp lực (Ponemon 1992) hay nghiên cứu Soobaroyen & Chengabroyan (2006) đối chiếu theo không gian giữa KTV ở Mauritus với các nước phát triển Các nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng qua khảo sát hoặc thực nghiệm

Đặc biệt, DeZoort & Lord (1997) đã tiến hành tổng quan và tổng hợp các nghiên cứu về các ảnh hưởng áp lực trong kế toán-kiểm toán đối với các nghiên cứu

từ năm 1997 trở về trước Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến áp lực của KTV và phát triển mô hình áp lực công việc trong nghề kế toán-kiểm toán Mô hình áp lực công việc cho thấy rằng áp lực mà kế toán, kiểm toán viên gặp phải có thể làm thay đổi thái độ và hiệu suất công việc Sau đó, mô hình sẽ được sử dụng để tổng hợp các nghiên cứu hành vi kế toán liên quan đến áp lực Nghiên cứu này tổng hợp và phân

Trang 14

loại áp lực thành bốn loại: áp lực tổ chức, áp lực môi trường, áp lực liên quan đến tổ chức và môi trường, áp lực đặc tính vai trò (Role characteristic pressure) Trong đó: + Áp lực tổ chức là áp lực mà tác nhân kích thích có nguồn gốc chủ yếu ở trong công ty bao gồm áp lực thông tin phản hồi, áp lực ảnh hưởng xã hội (áp lực từ cấp trên và áp lực đồng nghiệp)

+ Áp lực từ môi trường bên ngoài như áp lực khách hàng và áp lực kiện tụng + Áp lực liên quan đến tổ chức và môi trường bao gồm: áp lực thời gian, trách nhiệm giải trình và cạnh tranh

+ Áp lực đặc tính vai trò (Role characteristic pressure) là áp lực về mơ hồ vị trí trong tổ chức, mâu thuẫn vai trò và sự không chắn chắn của môi trường

Công trình nghiên cứu của DeZoort & Lord (1997) đã tổng hợp khá đầy đủ các nghiên cứu về áp lực từ trước 1997, nó là cơ sở lý thuyết quan trọng cho các nghiên cứu sau này

 Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận

áp lực của KTV từ DNKT

Espinosa-Pike & Barrainkua (2015) đã phát triển mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ DNKT của KTV bao gồm: quy mô công ty, kinh nghiệm KTV, phán đoán đạo đức về tiết kiệm chi phí, phán đoán đạo đức về ý kiến kiểm toán, quy định tổ chức/hội nghề nghiệp, danh tiếng, quy định pháp lý, gia đình/tôn giáo Kết quả cho thấy công ty kiểm toán quy mô vừa, kinh nghiệm kiểm toán và yếu tố gia đình/tôn giáo có ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ DNKT của KTV

Trang 15

Bảng 1.1 Các nghiên cứu trên Thế giới liên quan đến áp lực của KTV

88 KTV từ một công ty kiểm toán quốc gia

- Áp lực vâng lời ảnh hưởng đến hành vi báo cáo thấp hơn số giờ KTV ở mức độ phát triển đạo đức cao ít nghe theo những chỉ dẫn không phù hợp so với KTV ở mức độ phát triển đạo đức thấp hơn

- KTV dưới áp lực ngân sách thời gian sẽ báo cáo thấp

số giờ nhiều hơn KTV không chịu áp lực này và KTV

ở mức độ phán đoán đạo đức cao sẽ báo cáo thấp số giờ ít hơn KTV ở mức độ thấp hơn

146 KTV từ hãng kiểm toán quốc tế

KTV cấp dưới nhận được hướng dẫn không phù hợp từ cấp trên có xu hướng vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hơn những KTV không áp lực vâng lời cấp trên

Áp lực từ cấp trên và đồng nghiệp làm tăng khả năng thực hiện các hành vi bất thường như phát hành ý kiến kiểm toán khi chưa hoàn thành hết các thủ tục kiểm toán cần thiết (premature sign-off)

- KTV thực hiện hành vi bất thường như premature sign-off hay báo cáo thấp hơn số giờ dự kiến bị ảnh hưởng bởi mức độ đạo đức

- Nhân viên cấp dưới thực hiện hành vi bất thường như premature sign-off, báo cáo thấp hơn số giờ dự kiến nhiều hơn so với cấp trên

450 KTV ở Mauritius

KTV ở Mauritius cảm nhận áp lực, thực hiện báo cáo thấp hơn số giờ dự kiến và premature sign-off thấp hơn

so với các nước phát triển như Anh, Ireland, Hoa Kỳ

- Khi gặp áp lực từ cấp trên, KTV đã tham gia vào hành vi bất thường như báo cáo thấp hơn số giờ làm việc

- Đa số KTV cho rằng ngân sách thời gian đưa ra là không phù hợp

575 KTV từ New Zealand Institute of Chartered Accountants

- KTV ở cấp độ khác nhau sẽ cảm nhận áp lực khác nhau

- Mối quan hệ ngược hình chữ U giữa áp lực ngân sách thời gian với chất lượng kiểm toán

- Áp lực ngân sách sẽ dẫn đến các hành vi bất thường

Barrainkua (2015)

Khảo sát bằng email

126 KTV Tây Ban Nha

- KTV cảm nhận áp lực từ khách hàng nhiều hơn áp lực từ DNKT

- KTV ít kinh nghiệm và làm việc ở công ty kiểm toán vừa cảm nhận áp lực nhiều hơn

- KTV coi trong gia đình, bạn bè, tôn giáo cảm nhận

áp lực nhiều hơn so với KTV khác

Trang 16

1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực của KTV từ DNKT Tuy nhiên, có một số nghiên cứu

có đề cập đến các áp lực trong cuộc kiểm toán mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán như: Luận văn thạc sĩ của Hà Hoàng Hiệp (2015) “Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán của các KTV tại các công ty Big 4 Việt Nam” (Trường đại học Kinh tế Tp.HCM) Kết quả bài nghiên cứu cho thấy rằng áp lực từ việc đánh giá nhân viên dựa trên hoàn thành mục tiêu có ảnh hưởng tới hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán của các KTV tại các công ty Big 4 Việt Nam Luận văn thạc sĩ của Vũ Minh Hải (2007) “Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam” (Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM) đã xác định được những tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng dẫn đến một số KTV chịu áp lực thời gian và trình độ đã thực hiện hợp đồng kiểm toán chỉ đơn thuần là thực hiện các thủ tục và quy trình kiểm toán cần thiết để đưa ra ý kiến kiểm toán; ít tham khảo ý kiến và nhờ sự tư vấn của chuyên gia, khi gặp vấn đề phức tạp hoặc chuyên môn vượt khỏi khả năng thì bỏ qua hoặc xem xét hời hợt hơn là nhờ sự tư vấn của chuyên gia

Tóm lại, sau khi tìm hiểu một cách tương đối về các nghiên cứu liên quan đến

đề tài luận văn, tác giả nhận định được một số tồn tại và khe hở nghiên cứu như sau:

 Đối với các nghiên cứu ngoài nước, thì chưa có nghiên cứu nào có bằng chứng thực nghiệm tại VN

 Đối với nghiên cứu trong nước, chưa có một nghiên cứu chính thức về áp lực

và các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực của KTV từ DNKT Áp lực

và các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ DNKT của KTV không phải là đối tượng và mục tiêu nghiên cứu chính mà chỉ là một phần nhỏ hoặc được dùng cho các phân tích bình luận quan trọng khác có liên quan

 Ngoài ra, đa số các nghiên cứu thực hiện trong phạm vi các công ty Big 4, hoặc công ty vừa và nhỏ nên kết quả nghiên cứu có thể chưa đại diện cho các công ty khác trong cùng ngành

Trang 17

Do đó, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ công ty

kiểm toán của KTV ở Tp HCM” là cần thiết trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay

Trang 18

Tóm tắt chương 1

Phần mở đầu trình bày mục tiêu của đề tài nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực của KTV từ DNKT nơi mà KTV làm việc, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm giảm áp lực cho KTV Chương mở đầu cũng trình bày sơ lược về đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các đóng góp của đề tài

Chương 1 đã tóm tắt một số nghiên cứu chính đã công bố trong nước cũng như trên Thế giới liên quan đến đề tài nghiên cứu Dựa vào hiểu biết về tình hình nghiên cứu hiện nay, tác giả phát hiện được khoảng trống nghiên cứu để làm căn cứ xác định tính cấp thiết của đề tài

Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ DNKT của KTV ở Tp HCM

Trang 19

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan về áp lực mà KTV cảm nhận từ doanh nghiệp kiểm toán

Sự phức tạp giữa mục tiêu hoạt động của DNKT và xung đột tiềm tàng giữa mục tiêu kinh doanh với mục tiêu nghề nghiệp là một chủ đề đã được nghiên cứu khá nhiều, đặc biệt là sau sự sụp đổ của công ty kiểm toán Arthur Andersen Để hoạt động trong lĩnh vực này DNKT phải duy trì các tiêu chuẩn chất lượng nghề nghiệp và khả năng thương mại (chấp nhận hợp đồng kiểm toán với giá phí thấp) đây chính là xung đột giữa chi phí và chất lượng (Mc Nair 1991, Otley & Pierce

1996, Pierce & Sweeney 2004) Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng văn hóa của các công ty kiểm toán đã thay đổi, họ ngày càng ưu tiên mục tiêu kinh doanh hơn, lợi nhuận được coi là mục tiêu chủ đạo trong hoạt động Mặc dù các công ty kiểm toán vẫn thể hiện mục tiêu đối với khách hàng và người sử dụng BCTC là chất lượng và

sự hài lòng, còn mục tiêu đối với nhân viên là sự hài lòng và phát triển của đội ngũ nhân viên (Sweeney & McGarry 2011)

Thị trường kiểm toán ngày càng cạnh tranh nhiều hơn trong những thập kỷ vừa qua, do đó các công ty đua nhau giảm giá phí để tăng khả năng cạnh tranh Lúc này, KTV sẽ chịu áp lực do việc cắt giảm phí kiểm toán nhưng vẫn phải đáp ứng các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp và chất lượng kiểm toán

Áp lực cảm nhận có thể được định nghĩa là việc nhận thức về tình huống nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng tinh thần hoặc thể chất tùy thuộc vào phản ứng sinh lý, tâm lý và ứng xử của một cá nhân đối với áp lực cảm nhận (Lord & DeZoort 2001)

Thay vì trực tiếp giải quyết xung đột giữa chi phí và chất lượng kiểm toán, kết quả nghiên cứu của McNair (1991) nhận thấy rằng các DNKT thường thỏa hiệp ngầm với KTV, tuy nhiên sự thỏa hiệp này không được công khai một cách chính thức Một trong những cách kiểm soát chi phí hiệu quả nhất trong cuộc kiểm toán là thông qua sự kiểm soát thời gian (Otley & Pierce 1996) McNair (1991) cũng cho rằng kiểm soát thời gian phản ánh xung đột giữa các mục tiêu của DNKT Kiểm

Trang 20

soát thời gian được sử dụng để lập kế hoạch kiểm toán và đánh giá năng lực làm việc của nhân viên Tuy nhiên, kiểm soát thời gian quá chặt chẽ có thể gây ra các hành vi bất thường (Pierce & Sweeney 2004, McNair 1991, Boyd 2000) ví dụ như báo cáo thấp hơn số giờ thực tế làm việc, thay đổi số giờ làm việc của các khách hàng với nhau, thực hiện công việc kiểm toán không đảm bảo chất lượng

DeZoort and Lord (1997) cho rằng áp lực thời gian bao gồm áp lực ngân sách thời gian và áp lực phát hành báo cáo đúng thời hạn

2.1.1 Áp lực ngân sách thời gian (The time budget pressure)

Các nghiên cứu trước đây đã đánh đồng áp lực thời hạn với áp lực ngân sách thời gian (Pierce & Sweeney 2004) Áp lực ngân sách thời gian hay áp lực để thực hiện cuộc kiểm toán ít hơn thời gian cần thiết xảy ra khi một DNKT phân bổ ngân sách thời gian kiểm toán dự kiến căn cứ theo số giờ đã hoàn thành của năm trước để hoàn thành các thủ tục kiểm toán ít hơn tổng thời gian thực tế có thể hoàn thành các thủ tục kiểm toán (McNair 2001) KTV vượt quá ngân sách thời gian có thể do: độ phức tạp của công việc tăng lên, những vấn đề ngoài ý muốn gây ra bởi khách hàng, KTV làm việc không hiệu quả và ngân sách thời gian phân bổ là không thực tế (Shapeero et al 2003)

Ngân sách thời gian được thiết lập như là một cơ chế kiểm soát và công cụ đo lường hiệu suất trong các DNKT nên KTV nhận thấy mình được đặt trong một “khu vực của sự thỏa hiệp” (McNair 1991) Khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán, chủ phần hùn hoặc giám đốc kiểm toán sẽ chịu trách nhiệm xác định tổng ngân sách thời gian và cơ cấu chi phí cho cuộc kiểm toán, còn trưởng nhóm kiểm toán/kiểm toán chính sẽ phân chia ngân sách thời gian cho từng giai đoạn kiểm toán Do đó, trưởng nhóm kiểm toán/kiểm toán chính phải đối mặt với vấn đề khó khăn đó là vừa phải thực hiện cuộc kiểm toán với chất lượng cao, vừa phải đảm bảo thời gian làm việc trong ngân sách cho phép Trong trường hợp này, KTV sẽ không dám thảo luận vấn

đề áp lực ngân sách thời gian với cấp trên của mình vì sợ cấp trên sẽ đánh giá họ không đủ năng lực (McNair 1991)

Trang 21

Áp lực ngân sách thời gian có thể ảnh tiêu cực đến chất lượng kiểm toán và dẫn đến các hành vi bất thường (Pierce & Sweeney 2004) Nếu KTV tin rằng số giờ

dự kiến do công ty đặt ra là không đủ để đạt được kết quả mong muốn thì KTV sẽ ứng xử để đáp ứng số giờ dự kiến hoặc làm nhiều hơn số giờ dự kiến bằng việc tham gia vào các hành vi bất thường như giảm chất lượng kiểm toán (Quality-threatening behaviour QTB) hoặc báo cáo ít hơn số giờ thực tế (Under-reporting of time URT) (McNamara & Liyanarachchi 2008, Pierce & Sweeney 2004):

 Nếu KTV chọn cách ứng xử thứ nhất, thì họ sẽ có các hành vi bất thường đe dọa chất lượng kiểm toán như không thu thập đủ bằng chứng thích hợp, không mở rộng các thủ tục kiểm toán khi có sai sót được phát hiện, chấp nhận các bằng chứng kiểm toán đáng nghi, bỏ qua một

số thủ tục kiểm toán quan trọng, chấp nhận sự giải thích không hợp lý

từ khách hàng hoặc soát xét thiếu thận trọng bằng chứng do khách hàng cung cấp (De Zoort & Lord 1997, McNair 1991, Soobaroyen & Chengabroyan 2006) Một trong những hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán được nghiên cứu rộng rãi đó là premature sign-off, Otley & Pierce (1996) định nghĩa premature sign-off là “KTV phát hành ý kiến kiểm toán khi chưa hoàn thành hết các thủ tục kiểm toán cần thiết”

 Khi KTV lựa chọn cách ứng xử thứ hai, thì họ có thể có hành vi bất thường khác là báo cáo ít hơn số giờ thực tế (De Zoort & Lord 1997) Trong trường hợp này, KTV làm việc nhiều giờ hơn so với dự kiến, tuy nhiên lại báo cáo số giờ làm việc ít hơn số giờ thực tế đã làm để đáp ứng được ngân sách thời gian đặt ra Các nghiên cứu trước cho thấy khả năng đạt được ngân sách thời gian là một yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực và sự thăng tiến của KTV, do đó việc báo cáo ít hơn thực tế đã

là một thực tế phổ biến của các KTV Trong các quy định của DNKT, báo cáo ít hơn số giờ thực tế là hành vi bị cấm Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho rằng các nhà quản lý thường ngầm định khuyến khích nhân viên báo cáo ít hơn số giờ thực tế đã làm, hành vi

Trang 22

này dẫn đến hậu quả không lường trước được như việc đánh giá nhân viên không chính xác, mất doanh thu cho công ty kiểm toán, số giờ dự toán trong tương lai không thực tế vì số giờ dự toán thường được dựa vào số giờ được báo cáo thấp hơn thực tế của năm trước, giảm chất lượng hoạt động kiểm toán trong tương lai vì KTV có áp lực ngân sách thời gian từ số giờ dự toán thấp (Otley & Pierce 1996, Svanberg & Ohman 2013, Sweeney & Pierce 2006, Soobaroyen & Chengabroyan 2006)

2.1.2 Áp lực thời hạn (The time deadline pressure)

Hiện nay, với tình trạng thiếu hụt nhân viên trong khi nhu cầu kiểm toán tăng cho thấy áp lực ra báo cáo đúng thời hạn ngày càng tăng trong các công ty kiểm toán (DeZoort and Lord 1997)

Áp lực thời hạn là áp lực để hoàn thành báo cáo kiểm toán đúng hạn quy định

và trong thời gian gấp rút (Pierce & Sweeney 2004), áp lực thời hạn đặc biệt xảy ra trong mùa cao điểm Bình thường, thời gian giành cho một cuộc kiểm toán từ 3-4 ngày, tuy nhiên vào mùa cao điểm thời gian giành cho cuộc kiểm toán bị rút ngắn xuống Với thời gian gấp rút, khối lượng công việc nhiều và dồn dập, các KTV phải chịu áp lực rất lớn Do đó, khi cảm nhận áp lực thời hạn, KTV sẽ tham gia vào hành

vi đe dọa chất lượng kiểm toán bằng cách giảm thời gian cần thiết cho công việc kiểm toán để nâng cao khả năng đáp ứng thời hạn ví dụ như không thu thập đủ bằng chứng thích hợp, không mở rộng các thủ tục kiểm toán khi có sai sót được phát hiện (Pierce & Sweeney 2004)

Áp lực thời hạn khác với áp lực ngân sách thời gian là khi KTV đang phải đối mặt với áp lực thời hạn, báo cáo thấp hơn số giờ làm thực tế không phải là giải pháp

để KTV ra báo cáo đúng thời hạn

2.1.3 Áp lực để thực hiện cuộc kiểm toán không đủ chuyên môn cần thiết

Một trong những cách khác để giảm chi phí nhân công đó tăng tỷ trọng lao động có chi phí thấp Đối với DNKT thì lao động có chi phí thấp là những nhân viên có ít kinh nghiệm kiểm toán như sinh viên thực tập hoặc trợ lý kiểm toán

Trang 23

(Boyd 2004) Đây được cho là một chiến lược thông minh để gia tăng lợi ích của việc cung cấp dịch vụ kiểm toán với giá phí rẻ tại thời điểm rất cạnh tranh về giá khi

áp lực để giảm chi phí kiểm toán ngày càng cao Tuy nhiên kinh nghiệm, năng lực chuyên môn kiểm toán và sự am hiểu trong nhiều lĩnh vực hoạt động ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng kiểm toán (Đinh Thị Thanh Mai, 2014) Nếu KTV được giao thực hiện công việc kiểm toán mà không đủ kinh nghiệm và chuyên môn cần thiết thì sẽ tạo ra áp lực đối với KTV và đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với chất lượng kiểm toán bởi vì khả năng phát hiện sai sót và sai phạm sẽ giảm (Espinosa-Pike, M & Barrainkua, I 2015)

2.1.4 Áp lực từ cấp trên để thay đổi ý kiến trên báo cáo kiểm toán

Ngoài ra, KTV cũng có thể phải cảm nhận áp lực từ cấp trên để thay đổi ý kiến trên báo cáo kiểm toán nhằm phù hợp yêu cầu của khách hàng DeZoort và Lord (1994, 1997, 2001) và Davis et al (2006) đều cho rằng KTV cấp dưới chịu vâng lời khi bị áp lực, trong đó có cả những vấn đề không phù hợp với quy định pháp lý và đạo đức nghề nghiệp Nền tảng của lý thuyết vâng lời cấp trên là vì cấp trên có thẩm quyền ra quyết định khen thưởng hoặc trừng phạt (DeZoort and Lord 2001) Nhân viên chịu áp lực từ cấp trên để đưa ra quyết định trái với quyết định của họ một phần vì trách nhiệm của họ đối với quyết định được giảm xuống vì đã được cấp trên hướng đến hành động như vậy hoặc họ tin vào quyết định của cấp trên hơn Áp lực

từ cấp trên làm tăng khả năng tham gia vào các hành vi bất thường như không thu thập đủ bằng chứng kiểm toán cần thiết, bỏ qua một số thủ tục kiểm toán qua trọng (Lord & DeZoort 2001)

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Espinosa-Pike & Barrainkua (2015) cho rằng áp lực từ cấp trên để thay đổi ý kiến kiểm toán thường không được các KTV ở Tây Ban Nha cảm nhận Điều này có thể phán ánh sự không tồn tại của áp lực này hoặc thiếu nhận thức của nó trong bối cảnh của Tây Ban Nha bởi vì đặc điểm mẫu khảo sát trong nghiên cứu này chủ yếu là chủ phần hùn (chiếm 61%) và đất nước Tây Ban Nha tồn tại một khoảng cách quyền lực cao nên sự chấp nhận ý kiến của cấp trên là một thực tế phổ biến

Trang 24

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ DNKT của KTV

Có nhiều đề tài nghiên cứu về cảm nhận áp lực của KTV, tuy nhiên chỉ có một vài đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực của KTV Ponemon (1992), DeZoort & Lord (1994) cho rằng KTV ở mức độ phán đoán đạo đức cao sẽ ít nghe theo những chỉ dẫn không phù hợp từ cấp trên và ít thực hiện hành vi bất thường như báo cáo thấp hơn số giờ dự kiến

Espinosa-Pike & Barrainkua (2015) đã phát triển mô hình gồm các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực từ DNKT của KTV bao gồm: quy mô công ty, kinh nghiệm KTV, phán đoán đạo đức về tiết kiệm chi phí, phán đoán đạo đức về ý kiến kiểm toán, quy định tổ chức/hội nghề nghiệp, danh tiếng, quy định pháp lý, gia đình/tôn giáo Tuy nhiên, tác giả đã có một số chỉnh sửa để phù hợp với nội dung bài viết, cụ thể tác giả loại 2 biến quy mô công ty và kinh nghiệm KTV, gộp biến phán đoán đạo đức

về tiết kiệm chi phí và phán đoán đạo đức về ý kiến kiểm toán thành phán đoán đạo đức, chuyển biến gia đình/ tôn giáo thành gia đình Tóm lại, sau khi điều chỉnh thì

từ 8 yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận đạo đức còn lại 5 yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận đạo đức bao gồm: phán đoán đạo đức, quy định tổ chức/nghề nghiệp, uy tín nghề nghiệp, quy định pháp lý và gia đình

2.2.1 Phán đoán đạo đức của KTV

2.2.1.1 Quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán

Các DNKT đua nhau giảm giá phí kiểm toán đã tạo áp lực cho KTV phải duy trì đạo đức nghề nghiệp và chất lượng kiểm toán nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu sinh lợi của DNKT Đạo đức nghề nghiệp được định nghĩa là những quy tắc để hướng dẫn các thành viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực, phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp và xã hội Đạo đức nghề nghiệp yêu cầu KTV phải là người

có đạo đức Bên cạnh luật pháp và cùng với luật pháp, việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp cho các thành viên luôn duy trì được một thái độ nghề nghiệp đúng đắn, giúp bảo vệ và nâng cao uy tín cho nghề kiểm toán trong xã hội, bởi vì nó tạo nên sự đảm bảo về chất lượng cao của dịch vụ cung ứng cho khách hàng và xã hội

Trang 25

Nội dung quy định đạo đức nghề nghiệp hiện hành của Việt Nam (Bộ Tài chính 2015) cũng tương đối giống với những quy định của IFAC Theo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp do IFAC ban hành (IESBA 2015), kế toán viên, KTV chuyên nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản sau:

 Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ

chuyên môn và kinh doanh;

 Tính khách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ

ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình;

 Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và

kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp

và kỹ thuật được áp dụng;

 Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên

môn và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp, và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, KTV chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba;

 Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan,

tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình

Các KTV trong quá trình hành nghề của mình sẽ phải đối mặt với những vấn

đề đạo đức khác nhau, để có những phán đoán đạo đức phù hợp KTV cần phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức hành nghề cơ bản bao gồm: tính chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng và tính độc lập (Jones et al, 2003)

Trang 26

2.2.1.2 Phán đoán đạo đức trong thực tiễn

Hầu hết các KTV không mong đợi hành động của họ ảnh hưởng xấu đến lợi ích của khách hàng Trong cuộc kiểm toán, việc bảo vệ khách hàng khỏi thiệt hại do các quy định đạo đức nghề nghiệp có thể dẫn đến một cuộc xung đột đạo đức Một mặt, nếu KTV ưu tiên lợi ích công ty và cá nhân, họ sẽ bảo vệ quyền lợi của khách hàng bằng cách không tuân thủ quy tắc đạo đức hiện tại Mặt khác nếu KTV ưu tiên lợi ích người sử dụng BCTC bằng cách duy trì các quy tắc thì có thể gây tổn hại lợi ích của khách hàng Davenport & Dellaportas (2009) trong một nghiên cứu về lợi ích người sử dụng BCTC nhận thấy rằng hơn một nửa KTV được khảo sát cho rằng trong cuộc xung đột lợi ích sẽ hành động vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của công ty hơn là ưu tiên lợi ích người sử dụng BCTC, ngay cả khi các hành động đó được cho

là không phù hợp với đạo đức

Các nghiên cứu đều cho rằng đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kiểm toán

là cần thiết Keim & Grant (2003) nhấn mạnh rằng đạo đức là rất quan trọng bởi vì KTV được dự kiến sẽ liên tục đưa ra quyết định đạo đức khi phải đối mặt với tình huống khó xử mà dựa trên luật lệ không thể giải quyết thỏa đáng

Tâm lý đạo đức nhằm tìm kiếm một câu trả lời cho những suy nghĩ và hành động đạo đức của các cá nhân Với cách tiếp cận này đạo đức là tập trung vào sự phán đoán, nghiên cứu về phương pháp giải quyết vấn đề và làm thế nào hệ thống giá trị của mỗi cá nhân áp đặt cách họ giải quyết xung đột hàng ngày Nhà triết học Rest (1986) đã phát triển mô hình bốn yếu tố để giải thích các yếu tố hành động đạo đức Ông kết luận rằng hành động đạo đức là sản phẩm của quá trình tâm lý: cảm đạo đức (công nhận), phán đoán hay lý luận đạo đức, động lực đạo đức và hành động đạo đức

Phán đoán đạo đức (Moral judgment/ Moral reasoning) là việc đánh giá liệu

một hành động là đúng hay không đúng về mặt đạo đức Trong đó phán đoán đạo đức là một quá trình phát triển của các cấp đạo đức từ nhận thức hành động đạo đức

sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong hành động Phán đoán đạo đức có thể thay đổi theo thời gian cùng với trình độ học vấn (Rest 1986), trong đó giáo dục là

Trang 27

yếu tố chính (Rest 1994) Nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức đối với ngành kế toán-kiểm toán, nhiều trường cao đẳng và đại học đã kết hợp đạo đức vào chương trình kế toán trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu của ngành Mối quan hệ tích cực được ghi nhận giữa giáo dục đạo đức và phán đoán đạo đức (Dellaportas 2006) Kết quả nghiên cứu của M.J Abdolmohammadi et al (2009) cũng gợi ý cần phải đào tạo tốt hơn về đạo đức nghề nghiệp cho kế toán, kiểm toán viên để nâng cao khả năng phán đoán đạo đức

Jones et al (2003) đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phán

đoán đạo đức của KTV bao gồm các yếu tố liên quan đến cá nhân và bối cảnh cảnh

 Các yếu tố cá nhân bao gồm: mức độ phát triển đạo đức (Gaffikin &

Lindawati 2012), định hướng chính trị, kinh nghiệm làm việc, quy định

tổ chức và giới tính

 Các yếu tố bối cảnh bao gồm: văn hoá quốc gia, môi trường pháp lý

và mức độ khó xử về đạo đức (ethical intensity)

Liên quan đến quá trình phán đoán đạo đức, Kohlberg (1984) đã phát triển một

mô hình trình tự mức độ lý luận và các giai đoạn phát triển giống như những nấc thang bao gồm ba cấp độ với sáu giai đoạn khác nhau, trong đó các cấp độ nối tiếp nhau, cấp độ sau đầy đủ và hoàn thiện hơn cấp độ trước Cấp độ đầu tiên của quá trình phán đoán đạo đức đó là “đạo đức tiền quy ước” (pre-conventional morality), đến cấp độ thứ hai gọi là “đạo đức quy ước” (conventional morality) và mức cuối cùng và cao nhất được gọi là “đạo đức hậu quy ước” (post-conventional morality) Trong mỗi cấp độ lý luận đạo đức là hai giai đoạn nhận thức Bảng 2.1 trình bày tóm tắt mô hình sáu bước của phán đoán đạo đức:

Bảng 2.1 Giai đoạn phát triển của phán đoán đạo đức

Trang 28

Cấp độ 2: Cấp độ quy ước

- Chú trọng mối quan hệ

GĐ3: Sự phù hợp giữa các cá nhân: Tập trung vào sự hợp tác giữa người với người trong xã hội, hành động theo kỳ vọng của những người xung quanh GĐ4: Luật pháp và quy định xã hội: Tuân thủ pháp luật và sự cần thiết phải tôn trọng pháp luật

GĐ 6: Đánh giá đạo đức dựa trên những nguyên tắc đạo đức phổ biến: Tập trung vào sự công bằng của pháp luật hoặc các quy tắc xuất phát từ nguyên tắc chung được đánh giá hợp lý

Cấp độ trước tiền quy ước (giai đoạn 1 và 2) là cấp độ mà KTV hành động

để tránh bị phạt vì làm sai hoặc vì lợi ích cá nhân Các KTV ở cấp này thông thường

sẽ báo cáo thiếu thời gian nếu có lợi hơn so với báo cáo trung thực số giờ thực tế đã làm Tương tự như vậy, nếu KTV tin rằng các kết quả tương tự có thể đạt được bằng cách phát hành báo cáo không đủ chất lượng và xác suất bị phát hiện thấp, KTV có thể chọn để làm như vậy hơn là báo cáo thiếu thời gian Như vậy, trong điều kiện áp lực công việc và không có biện pháp trừng phạt được đưa ra bởi các công ty, KTV có đạo đức ở cấp độ tiền quy ước có khả năng báo cáo thiếu thời gian hoặc tham gia vào các hành vi bất thường khác

Cấp độ quy ước (giai đoạn 3 và 4) là cấp độ KTV nhận thức sự chia sẻ, thỏa

thuận và kỳ vọng mà không phải hoàn toàn vì lợi ích cá nhân và họ cần phải là một người "tốt" trong mắt của các đồng nghiệp và nhà quản lý Ở giai đoạn 3, các cá nhân mong muốn duy trì nguyên tắc và quyền hạn để hỗ trợ hành vi tốt theo khuôn mẫu Ở giai đoạn 4, cá nhân cảm thấy bắt buộc phải tuân theo hệ thống quy định và quy ước Giai đoạn 3 KTV sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự tồn tại của áp lực đồng nghiệp (phù hợp xã hội) hoặc luật bất thành văn trong công ty KTV sẽ biện minh

Trang 29

cho báo cáo thiếu thời gian trên cơ sở những gì người khác làm Ngược lại, giai đoạn 4 KTV, phụ thuộc vào cảm giác của mình về nghĩa vụ đối với công ty, họ có thể cảm thấy nhu cầu cần báo cáo trung thực bất chấp áp lực từ các đồng nghiệp khác

Cấp độ hậu quy ước (giai đoạn 5 và 6) cá nhân sẽ dựa trên các nguyên tắc

đạo đức phù hợp quy định pháp luật hoặc quy ước xã hội Cá nhân nhận ra các quy định đạo đức và pháp luật đôi khi mâu thuẫn nhưng họ cân bằng các quy định đạo đức với các quy định pháp luật Do đó, KTV sẽ chọn báo cáo thiếu thời gian chỉ khi phù hợp với nguyên tắc đạo đức của mình Tuy nhiên, bởi vì kiểm toán ở cấp độ này thông thường sẽ cảm nhận được hậu quả hành vi bất thường dẫn đến việc báo cáo thiếu giờ nên họ sẽ không phá vỡ quy tắc này Do đó, KTV ở các cấp này thường hiểu chính sách công ty, biết các quy tắc không chính thức của các đồng nghiệp và chịu ảnh hưởng bởi các nguyên tắc đạo đức của họ (chẳng hạn như sự trung thực và công bằng)

Tóm lại, cách KTV nhận thức được vấn đề và giải quyết các xung đột sẽ dẫn đến hành động phù hợp với phán đoán đạo đức KTV ở mức độ phán đoán đạo đức thấp hơn sẽ nhạy cảm hơn với áp lực công việc và có nhiều khả năng thực hiện các hành vi bất thường Những người ở mức độ cao hơn sẽ cho thấy khả năng chịu đựng

áp lực công việc lớn hơn và sẽ ít có khả năng thực hiện các hành vi bất thường

2.2.2 Quy định đạo đức của tổ chức, nghề nghiệp

Kiểm toán là một nghề nghiệp mang tính chuyên nghiệp rất cao và được sự kỳ vọng của nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, chính vì vậy càng cần phải chịu

sự chi phối bởi các quy định có liên quan, trong đó có quy định về đạo đức nghề nghiệp

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán ra đời nhằm hướng dẫn cho kiểm toán viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực, phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp và xã hội Đạo đức nghề nghiệp được công bố và trở thành yêu cầu bắt buộc trong nghề kiểm toán sẽ giúp quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động của DNKT và KTV, ngoài ra sẽ giúp cho công chúng hiểu biết về nó, qua đó có quyền

Trang 30

đòi hỏi và đánh giá các hành vi đạo đức của KTV Các công ty kiểm toán sẽ bị buộc phải tuân theo những quy định pháp luật và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tuy nhiên mỗi công ty kiểm toán được quyền phát triển các quy tắc ứng xử riêng cho tổ chức nhưng phải phù hợp với quy định pháp luật và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Phần lớn các nghiên cứu cho thấy rằng quy định đạo đức của tổ chức ảnh hưởng đến việc ra quyết định đạo đức và hỗ trợ trong việc nâng cao trình độ nhận

thức về vấn đề đạo đức (Loe et al 2000) Các quy định đạo đức của công ty là nguồn

tham khảo chính để giải quyết các xung đột về đạo đức và ngoài ra chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, ủy ban đạo đức của công ty, ý kiến của cấp trên và ý kiến của đồng nghiệp cũng là những nguồn tham khảo quan trọng trong các vấn đề liên quan đến đạo đức (Espinosa-Pike & Barrainkua 2015)

Các tổ chức nghề nghiệp luôn giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của mọi thành viên và có các chế tài xử phạt khi vi phạm đạo đức nghề nghiệp Việc kiểm soát các kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán bằng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thậm chí có thể còn nghiêm khắc hơn cả pháp luật, bởi vì ngay cả khi chưa

đủ các yếu tố để ràng buộc nghĩa vụ pháp lý, tổ chức nghề nghiệp vẫn có thể dựa vào đó để xét xử về những sai phạm và có những vấn đề thuộc đạo đức nghề nghiệp không bị chi phối bởi luật pháp Do đó, quy định tổ chức nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực của KTV vì KTV luôn luôn chịu sự giám sát của tổ chức nghề nghiệp và tổ chức trong việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

Trong cuộc kiểm toán, KTV có thể gặp phải xung đột liên quan đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản được gọi là những xung đột về đạo đức (Bộ Tài chính 2015) Khi KTV gặp phải xung đột đạo đức, chuẩn mực đạo đức kiểm toán do IFAC ban hành (IESBA 2015) quy định hướng dẫn KTV giải quyết với những xung đột đó sau khi đã cân nhắc hậu quả của từng giải pháp khả thi Nếu vẫn không giải quyết được, kế toán viên, KTV có thể tham khảo ý kiến những người thích hợp trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc

để được hỗ trợ tìm ra giải pháp Khi không thể giải quyết được các xung đột nghiêm

Trang 31

trọng, kế toán viên, KTV có thể tham khảo ý kiến tư vấn của tổ chức nghề nghiệp

có liên quan hoặc chuyên gia tư vấn pháp luật Trên thực tế, khi phải đối mặt với những quyết định khó khăn, thông thường các KTV sẽ trao đổi vấn đề để tìm lời khuyên từ cấp trên hoặc đồng nghiệp Tuy nhiên, không phải ý kiến, lời khuyên nào được đưa ra cũng là đúng đắn và phù hợp

Cấp trên đưa ra những chỉ dẫn không phù hợp sẽ làm KTV cảm nhận áp lực phải tuân theo những chỉ dẫn đó Việc tuân theo những chỉ dẫn không phù hợp sẽ làm KTV có thể đưa ra những quyết định trái với đạo đức nghề nghiệp và quy định pháp lý, tuy nhiên nếu KTV không tuân theo gợi ý của cấp trên thì có thể họ sẽ bị đánh giá không tốt, không được thăng tiến, gặp nhiều khó khăn trong công việc… (DeZoort & Lord 2001, Davis et al 2006)

Khi gặp khó khăn KTV cũng thường trao đổi vấn đề với đồng nghiệp để tìm kiếm sự trợ giúp KTV sẽ cảm nhận áp lực khi ý kiến của đồng nghiệp đưa ra không phù hợp nhưng lại được nhiều người ủng hộ, KTV có thể hành động trái với đạo đức nghề nghiệp vì họ không muốn làm khác so với mọi người (DeZoort và Lord 2001)

Trang 32

tránh bất kỳ hành vi nào mà họ biết hoặc cần phải biết rằng sẽ làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình

Nghiên cứu trước đây của McNamara & Liyanarachchi 2008 đã chỉ ra rằng KTV làm việc ở Big 4 cảm nhận áp lực ngân sách thời gian nhiều hơn so với các DNKT khác Tác giả cũng cho rằng, KTV coi trọng uy tín nghề nghiệp sẽ cảm nhận

áp lực nhiều hơn do họ phải thực hiện hành vi đạo đức để xây dựng và bảo vệ danh tiếng cho công ty kiểm toán và cho ngành kiểm toán nói chung

2.2.4 Quy định pháp lý

Yếu tố khác được KTV xem xét khi giải quyết các xung đột về đạo đức là quy định pháp lý KTV phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về tính đúng đắn, trung thực, khách quan của các bằng chứng, tài liệu, nhận xét, kết luận trong báo cáo kiểm toán Việc không tuân thủ các quy định pháp lý dẫn đến rủi ro pháp lý như phạt, kiện tụng, hoặc mất uy tín Từ sau các vụ bê bối liên quan đến ngành kiểm toán trên thế giới như Enron, những quy định pháp lý đã dần dần được bổ sung và hoàn thiện, rủi ro pháp lý của KTV vì không tuân thủ quy định pháp lý tăng lên Khi giải quyết xung đột đạo đức, áp lực của KTV tăng lên do rủi ro pháp lý tăng lên Hoạt động kiểm toán độc lập là một loại hình dịch vụ đặc thù, một mặt thực hiện cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, mặt khác xuất phát từ nhu cầu công khai các thông tin tài chính minh bạch vì lợi ích của công chúng và yêu cầu quản lý của nhà nước Môi trường pháp lý về kiểm toán độc lập là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán, nhằm giúp kiểm toán độc lập phát huy tối đa vai trò chức năng của mình Những quy định mang tính pháp lý là những quy định mang tính bắt buộc cưỡng bức của Nhà nước như Luật kiểm toán độc lập, Nghị định số 17/2012/NĐ-

CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kiểm toán độc lập, Nghị định 105/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Trang 33

2.2.5 Gia đình

Gia đình là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người Những người được nuôi dưỡng trong gia đình nề nếp, có giá trị đạo đức phù hợp với xã hội sẽ có đời sống và các hành vi đạo đức tích cực hơn là những người sống trong gia đình bất hòa và có các hành vi vi phạm đạo đức Espinosa-Pike & Barrainkua (2015) nghiên cứu cho thấy ý kiến của gia đình bạn bè có ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực của các KTV ở Tây Ban Nha, KTV coi trọng gia đình, bạn bè sẽ cảm thấy áp lực hơn so với KTV khác

Trang 34

Tóm tắt chương 2

Trong chương này, tác giả đã trình bày các áp lực mà KTV cảm nhận từ DNKT và các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực đó Công ty kiểm toán có thể tạo ra áp lực cho KTV về ngân sách thời gian, thời hạn phát hành báo cáo kiểm toán, thực hiện kiểm toán trong khi không đủ chuyên môn cần thiết và cấp trên tạo

ra áp lực làm ảnh hưởng đến ý kiến trên báo cáo kiểm toán Bài nghiên cứu cũng trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực mà KTV gặp phải từ DNKT bao gồm phán đoán đạo đức và quy định tổ chức nghề nghiệp, uy tín nghề nghiệp, quy định pháp lý và gia đình

Trên cơ sở này, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu và tiến hành khảo sát

để thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và dựa trên kết quả thu thập được, tác giả sẽ đưa ra các kiến nghị nhằm giúp các công ty kiểm toán ở Tp HCM xác định được những áp lực mà bản thân công ty đang tạo ra với KTV, từ đó có các biện pháp phù hợp để giảm cảm nhận áp lực cho KTV

Trang 35

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp phân tích định lượng Trình tự tiến hành như sau: bước đầu tiên là xác định vấn đề cần nghiên cứu, thông qua việc tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước để xác định khe hở nghiên cứu Dựa trên mục tiêu của bài nghiên cứu tìm hiểu cơ sở lý thuyết và tìm kiếm lý thuyết phù hợp để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, nghĩa là xây dựng mô hình, giả thuyết nghiên cứu và xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu trong mô hình

Tiếp đến là giai đoạn thu thập thông thông qua bảng câu hỏi khảo sát Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý như sau:

 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha

 Sau khi tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo trong mô hình, để đánh giá giá trị thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) được tiến hành

 Phân tích mối quan hệ giữa các biến với nhau thông qua phân tích hồi quy bội

Cuối cùng là kết luận và đưa ra kiến nghị

Trang 36

Quy trình nghiên cứu của luận văn được tóm tắt qua hình 3.1:

1 Phân tích thống kê mô tả

2 Phân tích Cronbach alpha

3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4 Phân tích tương quan

5 Phân tích hồi quy bội

Vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu

- Thang đo phán đoán đạo đức

- Thang đo quy định tổ chức nghề nghiệp

- Thang đo uy tín nghề nghiệp

- Thang đo quy định pháp lý

- Thang đo ý gia đình

Mô hình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Khe hở nghiên cứu

- Ngoài nước: chưa có nghiên cứu

thực hiện tại VN

- Trong nước, chưa có nghiên cứu về

cảm nhận áp lực từ công ty kiểm toán

của KTV

Trang 37

3.2 Mô hình nghiên cứu

Dựa trên nghiên cứu của Espinosa-Pike & Barrainkua (2015), các nhân tố ảnh hưởng đến áp lực từ DNKT nơi KTV làm việc bao gồm quy mô công ty, kinh nghiệm KTV, phán đoán đạo đức về tiết kiệm chi phí, phán đoán đạo đức về ý kiến kiểm toán, quy định tổ chức/nghề nghiệp, uy tín nghề nghiệp, quy định pháp lý, gia đình/tôn giáo Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu của tác giả có chỉnh sửa một vài điểm

so với mô hình gốc để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, quy định ở Việt Nam,

cụ thể như sau:

 Do mẫu nghiên cứu không đồng đều về quy mô DNKT và kinh nghiệm KTV nên tác giả không xem xét ảnh hưởng của quy mô DNKT và kinh nghiệm KTV đến cảm nhận áp lực của KTV từ DNKT

 Đối với thang đo gia đình/tôn giáo được đổi thành gia đình Thang đo này trong nghiên cứu Espinosa-Pike & Barrainkua (2015) bao gồm ý kiến gia đình/bạn bè và tín ngưỡng tôn giáo Tuy nhiên, tác giả loại biến quan sát tôn giáo bởi vì tác giả cho rằng tôn giáo không ảnh hưởng nhiều đến cảm nhận áp lực của KTV, khi mà dân tộc kinh chiếm hơn 80% dân số Việt Nam Biến quan sát gia đình/bạn bè được đổi thành gia đình

 Đối với thang đo phán đoán đạo đức về tiết kiệm chi phí và phán đoán đạo đức về ý kiến kiểm toán, tác giả gộp lại thành 1 thang đo là phán đoán đạo đức

 Vì mục tiêu của bài nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến

áp lực từ DNKT nên tác giả đã loại biến quan sát áp lực từ khách hàng

để thay đổi ý kiến trên báo cáo kiểm toán của thang đo áp lực từ DNKT

Tóm lại, sau khi điều chỉnh thì từ 8 yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận đạo đức còn lại 5 yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận đạo đức bao gồm: phán đoán đạo đức, quy định tổ chức/nghề nghiệp, uy tín nghề nghiệp, quy định pháp lý và gia đình

Trang 38

Với mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cảm nhận áp lực từ công ty kiểm toán nơi KTV làm việc, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Biến phụ thuộc: áp lực cảm nhận từ công ty kiểm toán mà KTV làm việc

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Đồng thời, tác giả đưa ra các giả thuyết nhằm kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ công ty kiểm toán như sau:

(+) (+) (+) (+) (+)

Trang 39

Bảng 3.1 Giả thuyết nghiên cứu đề xuất

H1 Phán đoán đạo đức ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ DNKT(+)

H2 Quy định tổ chức nghề nghiệp ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ

Các giả thuyết nghiên cứu này sẽ được kiểm định để bác bỏ hay chấp nhận, từ

đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ công ty kiểm toán

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

Kích thước mẫu: Xác định kích thước mẫu khảo sát là một trong các nhân tố

sẽ quyết định chất lượng của mô hình nghiên cứu và hiệu quả kinh tế Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu phụ thuộc vào các phương pháp phân tích thống

kê trong nghiên cứu và được đánh giá qua công thức mang tính kinh nghiệm

Trong phân tích nhân tố thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần

số biến n >= 5p, với p = 23 thì cỡ mẫu phải từ 115 mẫu trở lên

Và mô hình hồi quy bội MRL: n >=50 +8p, với p = 5 thì cỡ mẫu phải từ 90 trở lên Do đó, cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu này là 115 mẫu

Trang 40

3.3.2 Thiết kế thang đo

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định những áp lực KTV ở Tp HCM gặp phải và các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực đó Nghiên cứu chính tác giả dựa vào

là nghiên cứu của Espinosa-Pike & Barrainkua An exploratory study of the

pressures and ethical dilemmas in the audit conflict (2015) Các thang đo và biến

quan sát được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Espinosa-Pike & Barrainkua (2015) và một số tác giả khác Tuy nhiên để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và

mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả đã xây dựng thang đo như sau:

(1) Đối với thang đo áp lực

Đối với thang đo áp lực, tác giả sử dụng 4/5 biến quan sát so với nghiên cứu gốc của Espinosa-Pike & Barrainkua (2015) Tác giả đã loại biến Áp lực từ khách hàng để thay đổi ý kiến trên báo cáo kiểm toán (biến về áp lực KTV gặp phải từ khách hàng kiểm toán) bởi vì phạm vi của bài nghiên cứu này là nghiên cứu về áp lực KTV gặp phải từ DNKT Đối với thang đo cảm nhận áp lực từ DNKT của KTV, KTV sẽ được hỏi về tần suất cảm nhận các áp lực này trong cuộc kiểm toán, có 5 phương án trả lời với 1 là không bao giờ, 5 là luôn luôn

Bảng 3.2 Thang đo cảm nhận áp lực từ DNKT của KTV

AL1 Áp lực để thực hiện cuộc kiểm toán ít hơn thời

AL2 Áp lực để báo cáo thấp hơn số giờ thực tế làm

việc Espinosa-Pike &

Barrainkua (2015) AL3 Áp lực để thực hiện cuộc kiểm toán không đủ

chuyên môn cần thiết

AL4 Áp lực từ cấp trên để thay đổi ý kiến trên báo cáo

kiểm toán

Espinosa-Pike &

Barrainkua (2015);

Sweeney et al (2010)

Ngày đăng: 11/08/2017, 11:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w