1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN

123 1,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 622 KB

Nội dung

phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một chứcnăng nhất định mà nếu thiếu một trong các bộ phận đó thì hệ thốngkhông thể hoạt động được hoặc vẫn hoạt động được nhưng

Trang 1

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TSCĐHH TRONG

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

I ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TSCĐHH ẢNH HƯỞNG TỚI KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại TSCĐHH

1.1 Khái niệm

Một Doanh nghiệp đi vào hoạt động đòi hỏi phải có các điềukiện cơ bản về vốn và vật chất nhất định Vật chất quan trọng củabất kì một doanh nghiệp nào đó chính là phần tài sản, cơ sở vậtchất của nó và đặc biệt chiếm tỉ trọng lớn là tài sản cố định hữuhình

Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu

có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc làmột hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thựchiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩncủa tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinhdoanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhàcửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị Và khi xét đến TSCĐHH takhông thể không xét đến:

- Nguyên giá TSCĐHH: là toàn bộ các chi phí mà Doanh

nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐHH tính đến thời điểm đưa tàisản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Nghĩa là nguyên giá TSCĐ

Trang 2

bao gồm trong nó cả chi phí mua, giá trị thực tế, và các chi phí liênquan khác như chí phí lắp đặt, chạy thử,…

- Khấu hao TSCĐHH: Đây là thuật ngữ chr sự phân bổ một

cách có hệ thống giá trị phải khấu hao (Tính vào giá thành sảnphẩm lượng giá trị tương đương với giá trị hao mòn của tài sản cốđịnh, nhằm tạo ra nguồn vốn để sửa chữa hoặc mua sắm tài sản cốđịnh mới) của TSCĐHH trong suốt thời gian sử dụng hữu ích củatài sản đó

- Giá trị phải khấu hao: Là giá trị của tài sản được phép tính

khấu hao Giá trị phải khâu hao của một tài sản cố định được tínhtheo công thức:

Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá – Giá trị thanh lý ướctính

- Giá trị khấu hao lũy kế: Là tổng giá trị khấu hao đã trich

vào chi phí sản xuất kinh doanh qua các kỳ của tài sản tính từ lúcđưa vào sử dụng đến kỳ hiện tại

- Giá trị còn lại: Là giá trị của tài sản ước tính tại 1 thời

điểm, được tính bằng nguyên giá trừ (-) đi khấu hao lũy kế của tàisản đó tính đến thời điểm xét

- Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản: Là thời gian mà

TSCĐHH phát huy được tác dụng cho sản xuất kinh doanh vàđược tính bằng thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng

Trang 3

TSCDHH hoặc số lượng sản phẩm hoặc đơn vị tính tương tự màdoanh nghiệp dự tính thu được tù việc sử dụng tài sản đó.

- Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời

gian sử dụng hữu ích của tài sản và đã trừ đi chi phí thanh lý ướctính

1.2 Đặc điểm

Nói đến TSCĐHH trước hết phải khẳng định nó là một tàisản của Doanh nghiệp, do vậy TSCĐHH phải đáp ứng được 2 tiêuchuẩn cơ bản của tài sản:

 Doanh nghiệp kiểm soát được tài sản đó

 Tài sản đó mang lại lợi ích tương lai cho doanh nghiệp

Bên cạnh đó, một Tài sản được đánh giá là TSCĐ cũng phảithoả mãn 4 điều kiện theo chế độ tài chính hiện hành (Quyết định

Trang 4

ban đầu cho đến khi hư hỏng hoặc không dùng được nữa Trongthời gian sử dụng TSCĐHH bị hao mòn dần và giá trị của chúngđược chuyển dịch, phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp trong các kì kinh doanh Với hoạt động kinhdoanh giá trị này sẽ được thu hồi dần sau khi bán hàng hóa, dịchvụ.

1.3 Phân loại TSCĐHH

Để quản lý TSCĐHH một cách có hiệu quả trước hết phải lựa chọntiêu thức phân loại hợp lý Có nhiều cách phân loại TSCĐHH:

- Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng TSCĐHH

 TSCĐ dùng cho kinh doanh

Trang 5

- Phân loại theo quyền sở hữu

 TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp: Là nhũng tài sản đượcxây dựng, mua sắm hoặc chế tạo, cấp phát, … Đối với những tàisản này Doanh nghiệp được quyền sử dụng, định đoạt như chothuê lại hay bán, chuyển nhượng, thanh lý,…

+ TSCĐ thuê ngoài: Bao gồm TSCĐHH thuê hoạt động vàTSCĐHH thuê tài chính Tuy nhiên chỉ có TSCĐHH thuê tài chínhmới đủ điều kiện là TSCĐ của doanh nghiệp và với tài sản nàyDoanh nghiệp được quyền trích khấu hao

2 Quản lý TSCĐHH trong Doanh nghiệp

TSCĐHH có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinhdoanh của đơn vị, nó phản ánh một phần năng lực sản xuất hiện có

và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào hoạt động sảnxuất kinh doanh của đơn vị TSCĐ cũng là một trong các yếu tốquan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất laođộng và là một nhân tố giúp tăng năng suất lao động và giảm giáthành Trong điều kiện hiện nay, khi sản xuất kinh doanh ngàycàng phát triển, công nghệ ngày càng nâng cao, để chế tạo ranhững sản phẩm phục vụ tốt nhất nhu cầu đa dạng và ngày cànghướng theo chiều hướng hiện đại hóa của người tiêu dùng thìDoanh nghiệp ngoài việc phát huy và sử dụng tốt nhất TSCĐ hiện

có thì cũng cần có sự quản lý chặt chẽ

Trang 6

Công tác quản lý TSCĐHH được xét trên 2 mặt: Quản lý vềmặt hiện vật và quản lý về mặt giá trị.

2.1 Quản lý về mặt hiện vật

Quản lý về mặt hiện vật bao gồm cả quản lý về mặt số lượng

và chất lượng của TSCĐ Nghĩa là trong quá trình sử dụng tài sảnDoanh nghiệp phải đảm bảo được sự tồn tại của tài sản, đảm bảotài sản vẫn giữ nguyên được hình thái ban đầu, tránh mất mát, hưhỏng tài sản Bên cạnh đó là việc quản lý để phát huy tối đa nănglực sản xuất của tài sản đó

Để quản lý về mặt hiện vật tài sản được tốt thì Doanh nghiệpcần đặt ra các nội quy trong bảo quản, sử dụng tài sản một cáchhợp lý, phù hợp với điều kiện và đặc điểm kinh doanh của đơn vịmình Song song với nó, đơn vị cũng cần xây dựng các định mứckinh tế kĩ thuật đối với từng nhóm, loại tài sản một cách phù hợp

để từ đó lên kế hoạch quản lý cụ thể cho các cá nhân, bộ phận cóliên quan

2.2 Quản lý về mặt giá trị

Quản lý về mặt giá trị có thể được hiểu một cách đơn giản làviệc xác định đúng được nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản tạicác thời điểm xác định Nhiệm vụ của đơn vị là phải xác định đượcthời gian khấu hao, tỉ lệ khấu hao phù hợp và tiến hành trích khấuhao đúng và đủ vào các kì kinh doanh Bên cạnh đó đơn vị cũngcần quan tâm đến quá trình đánh giá lại tài sản, tình hình tăng giảm

Trang 7

tài sản khi mua sắm, nâng cấp, sửa chữa, tháo dỡ, lắp đặt thêm,…TSCĐ Từ việc quản lý tốt giá trị TSCĐ đơn vị sẽ có kế hoạch điềuchỉnh tăng giảm TSCĐ theo loại phù hợp với nhu cầu và mục đíchkinh doanh.

TSCĐHH là một khoản mục chiếm giá trị lớn trên bảngCĐKT của mọi Doanh nghiệp Đây là một khoản mục có tính chấtquan trọng, do TSCĐ là những tài sản được sử dụng lâu dài, chiphí đầu tư, mua sắm lớn, quay vòng vốn chậm Do vậy để đảm bảophát huy hiệu quả đầu tư, nhà quản lý kinh doanh cần đánh giá tínhkinh tế, tính hiệu quả của việc đầu tư, định hướng đầu tư và nguồn

sử dụng đầu tư sao cho hiệu quả nhất Điều này chỉ có thể thựchiện khi doanh nghiệp quản lý tốt về mặt giá trị của TSCĐ, nó lienquan trực tiếp đến công tác tổ chức quản lý và hạch toán kế toán tạidoanh nghiệp

2.3 Nguyên tắc quản lý TSCĐHH

Để quản lý TSCĐ của doanh nghiệp được tốt, các nhà quản

lý cần phải nắm rõ đặc điểm loại hình kinh doanh cũng như cácnguyên tắc trong việc quản lý TSCĐ Các nguyên tắc được gói gọnnhư sau:

- Xác định hay nhận biết đối tượng ghi TSCĐHH: Đối tượngghi TSCĐHH phải là những tài sản thỏa mãn 4 điều kiện cơ bảnxác định TSCĐHH Những TSCĐ đó là từng tài sản riêng biệt cókết cấu độc lập hoặc cũng có thể là một hệ thống gồm nhiều bộ

Trang 8

phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một chứcnăng nhất định mà nếu thiếu một trong các bộ phận đó thì hệ thốngkhông thể hoạt động được hoặc vẫn hoạt động được nhưng theoyêu cầu của quản lý, sử dụng đòi hỏi phải quản lý riêng từng tàisản và mỗi bộ phận đó đều đồng thời thỏa mãn các điều kiện vàtiêu chuẩn cơ bản của TSCĐHH thì vẫn được xem là đối tượng ghinhận TSCĐ.

- Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng gồmcó: biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn mua tàisản cố định và các chứng từ khác có liên quan Tài sản khi đưa vào

sử dụng phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, đểtheo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định và đượcphản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định

- Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu haoluỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán:

Giá trị cònlại trên sổ kếtoán củaTSCĐ

=

Nguyêngiá củaTSCĐ

-Số khấuhao lũy

kế củaTSCĐĐối với những TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuấtkinh doanh theo quy định thì doanh nghiệp quản lý tài sản này theonguyên giá, số giá trị hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kếtoán:

Trang 9

-Giá trị haomòn lũy kếcủa TSCĐ

- Doanh nghiệp cũng phải thực hiện việc quản lý cả đối vớinhững tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vàohoạt động kinh doanh như những tài sản cố định bình thường

- Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiếnhành kiểm kê tài sản cố định Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếutài sản cố định đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biệnpháp xử lý

3 Kế toán TSCĐHH

3.1 Vai trò, nhiệm vụ hạch toán TSCĐHH

Kế toán TSCĐ có nhiệm vụ cơ bản là quản lý TSCĐ về mặtgiá trị, giúp nhà quản lý có được những thông tin kịp thời để đưa racác quyết định đầu tư kinh doanh thích hợp Để thực hiện đượcnhiệm vụ cơ bản đó kế toán TSCĐ phải đảm bảo thực hiện:

- Ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời cả về sốlượng cũng như giá trị của các TSCĐ hiện có; tình hình tăng, giảm

và hiện trạng của TSCĐ được sử dụng trong đơn vị

- Xác định và tính toán đúng nguyên giá cũng như trích khấuhao, tính toán giá trị hao mòn của TSCĐ một cách hợp lý theo chế

độ tài chính quy định

Trang 10

- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán chi phí sửa chữa,bảo dưỡng TSCĐ, tập hợp phân bổ vào chi phí kinh doanh mộtcách hợp lý.

3.2 Tính giá TSCĐHH

3.2.1 Nguyên giá TSCĐHH

Nguyên giá của TSCĐHH là giá trị ghi nhận của TSCĐHHtrên sổ kế toán tại thời điểm đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp Kếtoán TSCĐHH khi xác định nguyên giá phải tuân theo các nguyêntắc sau:

- Thời điểm ghi nhận nguyên giá chính là thời điểm đưa TSCĐvào sử dụng, và bắt đầu tiến hành trích khấu hao

- Giá trị thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên các căn

cứ khách quan có thể kiểm soát được Hay nói cách khác phải cócác chứng từ, hợp đồng hợp pháp, hợp lệ

- Giá trị thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên cáckhoản chi tiêu hợp lý được dồn tích trong quá trình hình thànhTSCĐ

- Các khoản chi tiêu phát sinh sau khi đưa TSCĐ vào sử dụngchỉ được ghi nhận vào nguyên giá nếu chúng làm tăng giá trị hữuích của TSCĐ

Việc xác định nguyên giá TSCĐ cũng là một vấn đề đángđược quan tâm do TSCĐ được hình thành từ rất nhiều nguồn khácnhau Theo Quyết định số 206/200QĐ-BTC thì khi xác định

Trang 11

nguyên giá theo các nguồn khác nhau kế toán xác định nguyên giánhư sau:

a) TSCĐHH mua sắm

Nguyên giá TSCĐHH mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giámua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế không hoàn lại, cácchi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐvào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho tài sản

cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắpđặt, chạy thử; lệ phí trước bạ

Trường hợp TSCĐHH mua trả chậm, trả góp thì khoản chênhlệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạchtoán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênhlệch đó được tính vào nguyên giá của tài sản theo quy định vốnhóa chi phí lãi vay

b) TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi

Nguyên giá TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi với mộtTSCĐHH không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý củaTSCĐHH nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (saukhi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phảithu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuếđược hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đếnthời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Trang 12

Nguyên giá TSCĐHH có được do trao đổi với một TSCĐHHtương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sởhữu một TSCĐHH tương tự là giá trị còn lại của TSCĐHH đemtrao đổi

c) TSCĐHH tự xây dựng hoặc tự sản xuất

Nguyên giá được xác định bằng giá thành thực tế của tài sản

cố định cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trựctiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vàotrạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phíkhông hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chiphí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất).d) Nguyên giá TSCĐHH do đầu tư xây dựng cơ bản hình thànhtheo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựngtheo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hànhcộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác

Đối với TSCĐ là súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm,vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đãchi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thờiđiểm đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định tại Quy chế quản lýđầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan

đ) TSCĐHH được cấp, được điều chuyển đến

Nguyên giá TSCĐHH được ghi nhận là giá trị còn lại trên sổ

kế toán của tài sản cố định ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển

Trang 13

hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+)các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưaTSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Riêng nguyên giá TSCĐHH điều chuyển giữa các đơn vịthành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp là nguyên giáphản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của tài sản

cố định đó Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển tài sản cốđịnh giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạchtoán tăng nguyên giá tài sản mà hạch toán vào chi phí kinh doanhtrong kỳ

e) TSCĐHH được cho, biếu, tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhậnlại vốn góp, do phát hiện thừa

Nguyên giá TSCĐHH trong trường hợp này là giá trị theođánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí màbên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vàotrạng thái sẵn sàng sử dụng

3.2.2 Khấu hao TSCĐHH

Khái niệm khấu hao TSCĐ gắn liền với khái niệm hao mònTSCĐ, tuy nhiên giữa hao mòn và khấu hao có sự khác nhau rõrệt Giá trị hao mòn hoàn tòan không phải là giá trị được khấu hao

TSCĐHH là những vật chất nhất định, do vậy trong quá trình

sử dụng nó bị hao mòn trên 2 phương diện: hao mòn vô hình vàhao mòn hữu hình

Trang 14

- Hao mòn hữu hình là hao mòn mà chúng ta có thể nhậnthấy rõ ràng qua sự thay đổi về mặt vật chất của tài sản khi TSCĐ

bị mất mát, hư hỏng, bị ăn mòn,… dưới tác động của các yếu tốmôi trường và quá trình sử dụng Cùng với nó là sự kém giảm củatài sản trong sản xuất, hay nói cách khác là sự giảm sút về năngsuất, các tính năng kĩ thuật theo thời gian sử dụng

- Hao mòn vô hình: là những hao mòn của tài sản mà mắtthường chúng ta không thấy được Sự hao mòn này xảy ra theothời gian và theo sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện đại Đóchính là sự hao mòn về giá trị trao đổi của TSCĐ, sự lạc hậu vềmặt tiến bộ khoa học dẫn đến tài sản đó đan không còn phù hợpvới sự phát triển của ngành nghề

Tài sản trong quá trình sử dụng bị hao mòn, những hao mònnày thực chất là sự dịch chuyển giá trị của các TSCĐ vào trongnhững sản phẩm mà nó sản xuất ra và những hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp mà nó phục vụ Do vậy để giá trị hao mòn nàyđược thu hồi doanh nghiệp tiến hành trích khấu hao tài sản vào chiphí kinh doanh các kỳ sử dụng theo tỷ lệ và thời gian nhất địnhnhằm đảm bảo thu hồi vốn đầu tư một cách hợp lý, hợp pháp.Khấu hao TSCĐ hoàn toàn là một hoạt động có tính chủ quan, làcon số giả định về sự hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng.Cũng do vậy xét trên phương diện kế toán, giá trị hao mòn của

Trang 15

TSCĐ được tính bằng số khấu hao lũy kế tính đến thời điểm xácđịnh.

Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ mộtcách có hệ thống giá trị trích khấu hao của tài sản cố định vào chiphí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cốđịnh Tùy vào phương pháp tính khấu hao mà giá trị trích khấu hao

có thể khác nhau

Về phương pháp trích khấu hao, theo chế độ tài chính hiệnhành, doanh nghiệp có thể tính khấu hao theo một trong 3 phươngpháp:

- Phương pháp khâu hao đường thẳng

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

- Phương pháp khấu hao theo sản lượng

Tuy nhiên khi trích khấu hao, đơn vị phải tuân thủ cácnguyên tắc sau:

- Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạtđộng kinh doanh đều phải trích khấu hao Mức trích khấu hao tàisản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ

Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối vớinhững tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạtđộng kinh doanh

Trang 16

Đối với những tài sản cố định chưa khấu hao hết đã hỏng,doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù,đòi bồi thường thiệt hại và tính vào chi phí khác.

- Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinhdoanh theo quy định thì không phải trích khấu hao

- Doanh nghiệp cho thuê tài sản cố định hoạt động phải tríchkhấu hao đối với tài sản cố định cho thuê

- Doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính phải tríchkhấu hao tài sản cố định thuê tài chính như tài sản cố định thuộc sởhữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành

- Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định đượcthực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà tài sản cốđịnh tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh

Trang 17

Sơ đồ1: Quy trình tổ chức chứng từ TSCĐHH

3.3.3 Hạch toán tăng, giảm TSCĐHH

Các nghiệp cụ tăng giảm TSCĐ ở đơn vị diến ra khôngthường xuyên song quy mô nghiệp vụ lớn Có thể khai quát quá

Lập thẻ TSCĐ, hủy thẻ, ghi sổ TSCĐHH

1

2

3

Thứ tự chuyển bước Chứng từ cần có

Trang 18

trình hạch toán tăng giảm TSCĐHH trong đơn vị qua sơ đồ hạchtoán tổng hợp sau (sơ đồ 2):

Trang 19

Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán tăng, giảm TSCĐHH

góp

L D

Được cấp, phát, Giảm do

TLý, Nbán

Trang 20

II NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐHH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.Mục tiêu, vai trò của kiểm toán khoản mục TSCĐHH

1.1 Mục tiêu

* Mục tiêu chung

TSCĐHH là một khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp, do vậy kiểm toán đối với khoản mục này khôngnằm ngoài mục đich phục vụ cho mục đích chung của kiểm toán Báocáo tài chính: “ Giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ýkiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính được lập dựa trên cơ sở chuẩnmực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủpháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên mọi khíacạnh trọng yếu hay không” (chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200)

Ngoài mục đích phục vụ cho đưa ra ý kiến chung về Báo cáo tàichính của đơn vị được kiểm toán, việc thực hiện kiểm toán đối vớikhoản mục TSCĐ cũng là một phần không thể thiếu của kiểm toánBáo cáo tài chính Kiểm toán viên cũng phải đưa ra được ý kiến củamình về tính trung thực và hợp lý của con số được trình bày trên Báocáo tài chính của đơn vị, từ đó nhận xét được về tình hình kinh doanh,

sử dụng tài sản của doanh nghiệp giúp nhà quản lý biết được về tìnhhình sử dụng TSCĐHH tại đơn vị để có hướng giải quyết, thực hiệnđầu tư hiệu quả hơn Đồng thời qua kiểm toán có thể thấy được công

Trang 21

tác kế toán ghi nhận tăng, giảm và trích khâu hao tại đơn vị đã thực sựphù hợp hay chưa để từ đó giúp Doanh nghiệp hoàn thiện được hệthống quản lý TSCĐ tại đơn vị mình.

* Các mục tiêu kiểm toán đặc thù

- Mục tiêu hiệu lực: Kiểm toán hướng tới xác minh tính có thật

của con số giá trị TSCĐHH ghi trên Báo cáo tài chính của đơn vị.Nghĩa là mục tiêu này hướng tới xác minh xem liệu các TSCĐ đượcgiải trình có thật sự tồn tại hay không

- Mục tiêu trọn vẹn: Mục tiêu này hướng tới xác định liệu các

nghiệp vụ tăng giảm, khâu hao TSCĐ xảy ra đều được ghi nhận đầyđủ

- Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Mục tiêu này nhằm xác định liệu

tất cả các TSCĐ được ghi chép trên sổ sách của đơn vị có thuộc quyền

sở hữu, quyền kiểm sóat, quyền sử dụng của đơn vị hay không

- Mục tiêu phê chuẩn: Mục tiêu này hướng tới kiểm tra các

nghiệp vụ mua sắm, điều chuyển, thanh lý, thuê tài sản, xảy ra đềuđược sự phê chuẩn của các cá nhân có thẩm quyền hay không

- Mục tiêu chính xác cơ học: Mục tiêu này hướng tới xác minh

tính đúng đắn trong việc cộng sổ, chuyển sổ và tính toán đúng các con

số về giá trị tài sản và khấu hao trên sổ sách kế toán

- Mục tiêu phân loại và trình bày: Mục tiêu này nhằm xác định

lại lieu Doanh nghiệp đã ghi chép các trường hợp tăng, giảm

Trang 22

TSCĐHH theo đúng sự phân loại và tiêu chuẩn phân loại TSCĐ haychưa.

- Mục tiêu kịp thời: Mọi nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ

đều được ghi sổ đúng kỳ

1.2.Vai trò của kiểm toán khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán Báo cáo tài chính

TSCĐHH trong doanh nghiệp là một khoản mục có vị trí quantrọng trên Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp Do tầm quan trọngcủa khoản mục TSCĐHH đối với Báo cáo tài chính mà kiểm toánkhoản mục TSCĐHH cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của mộtcuộc kiểm toán Báo cáo tài chính

Trong một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính việc đánh giá mức

độ trọng yếu của khoản mục, phân tích nó trong mối quan hệ và mức

độ ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính để phân chia công việc, kết hợpvới các phần hành kế toán khác, các kiểm toán viên thực hiện cáckhoản mục khác liên quan cũng là một vấn đề quan trọng Mỗi phầnhành, khoản mục được tách ra thực hiên trong quá trình kiểm toán Báocáo tài chính đều ảnh hưởng tới kết quả tổng thể của một cuộc kiểmtoán Với khoản mục TSCĐHH kiểm toán viên cũng cần nhìn nhận nótrong mối quan hệ với các khoản mục lớn, mang tính chất quan trọngnhư vốn, chi phí,…; thay đổi khoản mục nhưng cũng kéo theo thay đổi

về vốn kinh doanh (quy mô tài sản của doanh nghiệp), kết quả kinhdoanh ( gia tăng, giảm chi phí do trích khấu hao),…làm ảnh hưởng đến

Trang 23

các quyết định kinh doanh cũng như làm sai lệch cái nhìn về kết quảkinh doanh, quy mô thực tế của doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư

và những người quan tâm

2 Một số gian lận và sai sót điển hình trong các nghiệp vụ TSCĐHH

Cũng bởi khoản mục TSCĐHH là một khoản mục chiếm tỷ trọnglớn đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với Báo cáo tài chính củaDoanh nghiệp Do vậy nó ẩn chứa nhiều gian lận, sai sót nhất định

2.1 Gian lận

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240:” Gian lận là nhữnghành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiềungười trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên hoặc bênthứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính”

Đối với khoản mục TSCĐHH, khi xảy ra gian lận làm ảnh hưởngtới số liệu thực tế của khoản mục này thì đồng thời gây ảnh hưởng đếntài sản của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến Bảng Cân đối kế toán Một

số gian lận thường xảy ra:

- Lập hóa đơn giả, ghi tăng giá mua tài sản, ghi tăng chi phí thumua so với thực tế, sữa chữa chứng từ để biển thủ công quỹ nhằm thulợi riêng Về mặt kế toán thì ghi tăng chi phí sữa chữa TSCĐ để ghităng chi phí kinh doanh nhằn hưởng chênh lệch

Trang 24

- Cố tình bỏ sót, dấu diếm hồ sơ, tài liệu, các nghiệp vụ vềnhượng bán thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết, nhằm hưởng phầndoanh thu không ghi nhận này.

- Cố tình ghi chép các nghiệp vụ không có thật đặc biệt cácnghiệp vụ liên quan đến chi phí thu mua tài sản, chạy thử, …

- Áp dụng sai chế độ kế toán hiện hành một cách có chủ ý Kếtoán doanh nghiệp có thể hiểu nhầm một cách cố ý về chế độ kế toánhiện hành trong việc xác định nguyên gia tài sản, trích khấu hao,…

2.1 Sai sót

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240:” Sai sót là nhữnglỗi không cố ý có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính” Sai sót là nhữnglỗi vô ý nên dễ phát hiện hơn so với gian lận, tuy nhiên cũng có khigian lận được ngụy trang dưới hình thức là các sai sót

Một số sai sót thường gặp đối với khoản mục TSCĐHH:

- Lỗi tính toán số học hoặc ghi chép sai về mặt số liệu của giá trịtài sản, số khấu hao,

- Lỗi do bỏ sót nghiệp vụ thường gặp ở các nghiệp vụ kết chuyểnnguồn hình thành tài sản, các nghiệp vụ chi phí phát sing,…

- Hiểu sai các nghiệp vụ kinh tế dẫn đến định khoản và hạch toánsai Ví dụ như trường hợp sửa chữa nhỏ TSCĐ đáng ra phần chi phísửa chữa được hạch toán vào tài khoản chi phí (TK627, 641,642) thì

kế toán lại hoạch toán tăng giá trị tài sản

Trang 25

- Sai sót do ghi trùng lắp nghiệp vụ Có thế do bất cẩn kế toánhạch toán nhiều lần cùng một nghiệp vụ kế toán dẫn đến sai về số liệughi sổ Sai sót này dễ phát hiện ra trong quá trình kiểm toán.

- Sai sót do kế toán viên áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc,phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính nhưng không cố

ý Sai sót này xảy ra thường do trình độ kế toán của nhân viên, do quatrình thay đổi chế độ kế toán nên kế toán viên chưa nắm hết được sựthay đổi của chế độ

2.3 Trách nhiệm của kiểm toán viên

TSCĐHH ẩn chứa trong nó không ít gian lận và sai sót dù cácnghiệp vụ xảy ra không thường xuyên, do vậy kiểm toán khoản mụcnày cũng gắn liền trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc thu thậpbằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến về sự đúng đắn và hợp lý của

số liệu được trình bày trên Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp

Để đảm bảo cho quá trình kiểm toán khoản mục này kiểm toánviên cần thực hiện:

- Tìm hiểu hệ thống kiểm sóat nội bộ của đơn vị thực hiện đối vớiviệc quản lý tài sản cố định tại đơn vị, để từ đó có cái nhìn đánh giáchung về các vấn đề cần quan tâm khi kiểm toán Công việc tìm hiểu

hệ thống kiểm soát nội bộ này bao gồm cả việc tìm hiểu về tổ chức,phê duyệt chứng từ lien quan đến hạch toán TSCĐ

- Thực hiện kiểm toán chi tiết đối với khoản mục, kiểm toán viênphải nhận biệt được sai sót, gian lận (nếu có) tồn tại trong quá trình

Trang 26

quản lý, hạch toán tài sản để từ đó đưa ra ý kiến kiểm toán hợp lý chokhoản mục.

- Để thực hiện kiểm toán hiệu quả, kiểm toán viên cần thực hiênphân tích đối với khoản mục, xác định mức độ rủi ro, mức trọng yếucủa khoản mục để xác định các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện

- Kiểm toán viên cũng cần nắm rõ kiến thức hạch toán, các quyđịnh, chế độ hiện hành cho hạch toán, quản lý loại tài sản này

3 Trình tự thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Kiểm toán khoản mục TSCĐHH chỉ là một khâu trong một cuộckiểm toán Báo cáo tài chính, do vậy nó phải tuân theo trình tự chungcủa một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính

3.1 Tìm hiểu khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán.

3.1.1 Tìm hiểu khách hàng

Kiểm toán khoản mục TSCĐHH cũng được thực hiện bắt đầu từkhâu tìm hiểu về khách hàng thông qua quá trình tìm hiểu về loại hìnhkinh doanh, nghĩa vụ pháp lý, hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung,…Mỗi thông tin ban đầu cũng có tác động không nhỏ trong quá trìnhphân tích và thu thập bằng chứng kiểm toán

* Tìm hiểu về loại hình kinh doanh của khách hàng

Về loại hình kinh doanh, nó ảnh hưởng không nhỏ tới việc nhìnnhận khoản mục TSCĐHH Thông thường, đối với các doanh nghiệp

Trang 27

sản xuất, khối lượng TSCĐHH bao giờ cũng rất lớn, các nghiệp vụ vềTSCĐ cũng diễn ra thường xuyên với quy mô lớn hơn so với cácdoanh nghiệp thương mại, dịch vụ Bên cạnh đó trong mỗi loại hìnhkinh doanh có nhiều ngành nghề khác nhau, mỗi ngành nghề yêu cầutrong nó những đặc điểm riêng về mặt thiết bị, nhà xưởng, nhu cầumua sắm TSCĐ,… Nhận biết về loại hình kinh doanh chính là bướcđánh giá tổng quát ban đầu về mức độ trọng yếu của các khoản mục,

dự tính mức độ rủi ro hợp lý

* Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Nghĩa vụ pháp lý của khách hàng chính là sự chi tiết hóa, cụ thểhóa bằng văn bản, những bằng chứng chỉ ra sự hợp pháp về mặtngành nghề, hoạt động kinh doanh của khách hàng, các bằng chứngban đầu giúp ích cho quá trình kiểm toán về mặt hợp lý, hợp pháp củacác nghiệp vụ xảy ra tại công ty

Đối với khoản mục TSCĐHH, thu thập thông tin về nghĩa vụpháp lý của khách hàng cũng có vai trò không nhỏ

Thông qua thu thập giấy phép kinh doanh, kiểm toán viên sẽ hiểubiết về quá trình hình thành, thời gian hoạt động, hình thức sở hữu,chức năng, quản lý các phòng ban Và kiểm toán viên cũng thu thậpthêm các biên bản góp vốn, các văn bản liên quan đến liên kết, hợpnhât, liên doanh (nếu có), các tài liệu về đầu tư vốn, điều lệ công ty,cách thức sử dụng vốn,… Qua những tìm hiểu ban đầu này kiểm toánviên có thể có cái nhìn khái quát hơn về mọi vấn đề, nắm bắt về quy

Trang 28

mô, xu hướng đầu tư vào TSCĐ lớn hay nhỏ, dự tính biến động cóthường xuyên không Cũng qua đó kiểm toán viên tìm hiểu luồng hìnhthành TSCĐ là từ đâu, chủ yếu do đầu tư, liên doanh hay mua sắm mớidựa trên phần vốn doanh nghiệp,… doanh nghiệp chịu trách nhiệmnhư thế nào trong việc quản lý tài sản cố định.

* Thu thập thông tin cơ sở

Những thông tin cơ sỏ có được sẽ giúp kiểm toán viên đánh giátổng quan về khách hàng:

- Xem đơn vị trước đó đã được kiểm toán bởi công ty nào (nếucông ty này đã từng được kiểm toán), xem lại kết quả kiểm toán cácnăm trước đó để thấy được tổng quan chi tiết hơn, có tồn tại gì trongkhoản mục này không, việc quản lý sổ sách, tuân thủ quy định kế toánhiện hành có gì phải lưu ý không

- Đến tham quan khách hàng: Trong trường hợp có điều kiện kiểmtoán viên đến khách hàng và tham quan, quan sát trực tiếp quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, quan sát quy môTSCĐ, quá trình sử dụng TSCĐ như thế có dẫn đến khấu hao, hỏnghóc nhanh không, công tác quản lý chung đã hợp lý chưa Đây mới chỉ

là những đánh gía tổng quan song là những đánh giá có ích cho quátrình kiểm toán cụ thể

- Trao đổi với khách hàng: Kiểm toán viên chính luôn là ngườiphải gặp gỡ khách hàng trước để lên kế hoạch cụ thể cho cuộc kiểmtoán Thông qua gặp gỡ Ban giám đốc, kế toán trưởng, kiểm toán nội

Trang 29

bộ (nếu có), kiểm toán viên tìm hiểu các thông tin cụ thể cần cho kiểmtoán như hệ thống sổ sách, cách tính khấu hao, công tác quản lý TSCĐnhư thế nào.

- Bên cạnh đó kiểm toán viên cũng nên quan tâm đến các thông tinkhác như xu hướng kinh doanh chung của thị trường đối với ngànhnghề này có đang trong quá trình đầu tư phát triển mạnh không, côngnghệ mới có phát triển không,…Kiểm toán viên cũng có thể tham khảo

ý kiến của các chuyên gia trong ngành nghề của khách hàng để có cáinhìn đúng đắn hơn

- Bước tiếp theo không thể thiếu đó là yêu cầu khách hàng cungcấp các thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán như các sổ cách, Báocáo tài chính,

3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán

Sau quá trình tìm hiểu khách hàng, nhóm kiểm toán sẽ phân côngtrách nhiệm, lên kế hoạch kiểm toán cho từng khoản mục cụ thể

Để thực hiện kiểm toán đối với khoản mục TSCĐHH kiểm toánviên sẽ tiến hành các thủ tục phân tích, đánh giá trọng yếu và rủi ro,thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp

* Tiến hành thủ tục phân tích

Phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch cũng chỉ là những phântích tổng quát, những phân tích này là tiền đề kiểm toán viên đánh giátrọng yếu, rủi ro, lên chương trình, các bước thử nghiệm kiểm toán cụthể

Trang 30

Các bước phân tích chủ yếu dựa trên các số liệu tổng hợp đượccung cấp, như số liệu trên các Báo cáo tài chính, các sổ sách kế toántổng hợp liên quan Trong thủ tục phân tích ban đầu này kiểm toánviên thường sử dụng phân tích dọc và phân tích ngang, ít dung hoặckhông cần thiết sử dụng phân tích xu hướng.

- Phân tích ngang: là việc kiểm toán viên so sánh số liệu liên quantới khoản mục TSCĐHH giữa kì này với kì trước như nguyên giá, haomòn, chi phí sửa chữa, mua sắm,… để thấy được biến động tăng giảmgiữa các kỳ, thấy được kỳ nào đơn vị mua sắm nhiều, kì nào đơn vịmua să,sắm nhiều, kỳ nào sửa chữa nhiều, có hợp lý không từ đó đưa

ra nhận định để tiến hành kiểm tra chi tiết

- Phân tích dọc: Là việc kiểm toán viên tính toán và so sánh các tỷ

lệ giữa số liệu liên quan của khoản mục TSCĐHH trong mối tươngquan với các chỉ tiêu, khoản mục khác trên Báo cáo tài chính củadoanh nghiệp để thấy được mối tương quan giữa khoản mục TSCĐHHvới các khoản mục, phần hành khác, với tổng tài sản,…

* Nghiên cứu hệ thống kiểm sóat nội bộ

Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ là khâu không thể thiếutrong quá trình chuẩn bị thực hiện kiểm toán và “kiểm toán viên phải

có những hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của kháchhàng để lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận kiểm toán

có hiệu quả” (chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400)

Trang 31

Để phục vụ kiểm toán TSCĐHH kiểm toán viên cần tìm hiểu hệthống kiểm soát nội bộ trên các mặt chính:

- Sự tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mụcTSCĐ tại đơn vị Đơn vị có các chính sách quy định về việc thiết lập

hệ thống kiểm soát nội bộ hay không, và thực sự có kiểm soát nội bộđối với các nghiệp vụ TSCĐ xảy ra hay không như việc soát xét, phêduyệt các nghiệp vụ thể hiện trên khâu tổ chức chứng từ, sổ sách

- Hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức có mang tính phù hợp,hiệu quả không Đối với TSCĐ doanh nghiệp có các chính sách quyđịnh cụ thể như thế nào cho các khâu phê duyệt mua sắm, nhượng bán,thanh lý, sửa chữa,… Những quy định đó trên thực tế tổ chức như thếnào, phê duyệt đúng thẩm quyền không, có khả năng phát hiện sai sótkhông?

Kiểm toán viên khi tiếp cận hệ thống kiểm soát nội bộ có thểthông qua các phương pháp chủ yếu như: Phỏng vấn nhân viên công

ty, tham quan thực tế quản lý TSCĐHH, kiểm tra tính đầy đủ, phêchuẩn của chứng từ, quan sát và có thể tiến hành thực hiện lại các thủtục kiểm soát nội bộ nếu thấy cần thiết Thông thường kiểm toán viên

sẽ lập bảng hệ thống câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ về khoảnmục để có cái nhìn chi tiết hơn Qua quá trình kiểm tra kiểm toán viên

sẽ đánh giá độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ, nếu hệ thống nàyđược đánh giá là có độ tin cậy cao thì sẽ giảm được các thử nghiệm

Trang 32

kiểm soát cần thực hiện, còn nếu ngược lại, kiểm toán viên cần tăngcường các thử nghiệm kiểm sóat đối với khoản mục này.

* Đánh giá trọng yếu và rủi ro

Đánh giá trọng yếu và rủi ro chính là những yếu tố quyết địnhtrong việc thiết kế chương trình kiểm toán, những đánh giá này hoàntoàn mang tính chất xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên TheoSAS 47: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán nên xem xét rủi rokiểm toán và các vấn đề trọng yếu trong khi lập kế hoạch kiểm toán vàthiết kế các chương trình kiểm toán cũng như khi đưa ra kết luận kiểmtoán”

+ Trọng yếu

Trọng yếu là một thuật ngữ được dùng để thể hiện tầm quantrọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong Báo cáo tài chính.Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 : “ Thông tin được coi làtrọng yếu nếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến cácquyết định của người sử dụng Báo cáo tài chính Mức trọng yếu tùythuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay của sai sótđược đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể” Như vậy khi đánh giá tínhtrọng yếu của khoản mục TSCĐHH chính là kiểm toán viên đang dánhgiá về tầm ảnh hưởng của số liệu kế toán liên quan đến khoản mục nàyảnh hưởng tới Báo cáo tài chính

Trọng yếu được xét trên cả 2 phương diện định tính và địnhlượng hay nói cách khác khi đánh giá độ trọng yếu trên cả tính chất

Trang 33

khoản mục (mức độ liên quan tới các khoản mục khác, độ ảnh hưởngtới quyết định của người sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính) vàquy mô của nó trong ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính Có thể thấytrên cả 2 phương diện này khoản mục TSCĐHH đều thể hiện tínhtrọng yếu khá cao.

+ Rủi ro

Rủi ro kiểm toán là rủi ro xảy ra khi kiểm toán viên và công tykiểm toán đưa ra những ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báo cáotài chính đã được kiểm toán còn chứa những sai sót trọng yếu Theochuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240: “Kiểm toán viên và công tykiểm toán phải đánh giá rủi ro về những gian lận và sai sót có thể có,làm ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính” Bên cạnh đánh giátính trọng yếu của khoản mục TSCĐHH, kiểm toán viên cũng phảiđánh giá mức độ rủi ro đối với khoản mục này để lên kế hoạch kiểmtoán chi tiết, thiết lập phạm vi thử nghiệm kiểm toán tránh bỏ sótnhững sai sót trọng yếu còn tồn tại trong khoản mục gây ảnh hưởngđến kết quả kiểm toán

Rủi ro kiểm toán – AR (Audit Ricks) được xác định:

AR = IR x CR x DRTrong đó : IR (Inherent Rícks): Rủi ro tiềm tàng

CR (Control Ricks): Rủi ro kiểm soát

DR (Detection Ricks): Rủi ro phát hiện

Trang 34

Mức độ rủi ro xảy ra đều phụ thuộc vào nhận định của kiểm toánviên Khi kiểm toán viên nhận định tốt về khoản mục TSCĐHH nhưảnh hưởng của nó đến Báo cáo tài chính của đơn vị, hệ thống kiểmsoát nội bộ, và nắm vững nghiệp vụ về các vấn đề liên quan đến khoảnmục này thì rủi ro sẽ được giảm đến mức thấp nhất.

* Thiết kế chương trình kiểm toán

Dựa trên các đánh giá, kiểm toán viên thực hiện thiết kế chươngtrình kiểm toán phù hợp cho khoản mục TSCĐHH Thông thườngchương trình kiểm toán cho khoản mục TSCĐ và đầu tư dài hạn đượcthiết lập chung trong chương trình kiểm toán chung của công ty, dovậy kiểm toán viên phải dựa trên chương trình chung thiết kế chươngtrình kiểm toán cho khoản mục TSCĐHH

Tương tự như chương trình kiểm toán cho các phần hành,chương trình kiểm toán cho khoản mục TSCĐHH bao gồm thiết kếcác trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trựctiếp số dư

3.2 Thực hiện kiểm toán

Qua trình thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐHH tuân theochương trình kiểm toán dựa trên nội dung các trắc nghiệm kiểm toán

đã được kiểm toán viên thiết kế cho khoản mục này

3.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

“Thử nghiệm kiểm sóat (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việckiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và

Trang 35

sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ” (Chuẩn mựckiểm toán Việt Nam số 500) Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soátchỉ được thực hiện khi đơn vị được kiểm toán tồn tại hệ thống kiểmsoát nội bộ và được đánh giá là có hiệu lực Tùy vào nhận định củaKiểm toán viên về độ tin cậy (hiệu lực) của hệ thống kiểm soát nội bộ

mà quyết định quy mô của thử nghiệm kiểm soát cần thực hiện Nếukiểm toán viên nhận thấy rằng hệt hống kiểm soát TSCĐHH tại đơn vị

là tốt và có thể tin cậy được thì số lượng thử nghiệm kiểm soát cầnthực hiện có thể giảm thiểu và ngược lại

Các phương thức kiểm soát chủ yếu:

- Quan sát việc quản lý và sử dụng TSCĐHH tại đơn vị: Các bộphận tự quản lý như thế nào, nhân viên sủ dụng thiết bị tài sản ra sao,

có sự giám sát không,…

- Phỏng vấn: Kiểm toán viên phỏng vấn kế toán, quản lý, nhữngngười trực tiếp sử dụng thiết bị, tài sản về công tác tổ chức chứng từ,quản lý, sử dụng tài sản

- Kiểm tra chứng từ sổ sách, xác minh lại thông tin từ phỏng vấn.Kiểm toán viên cũng thu thập các quy định của đơn vị về các thủ tụctrong phê duyệt mua sắm TSCĐHH, quy định về sử dụng, về tráchnhiệm quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa… và quy định về công tác kế toánTSCĐHH

Có thể khái quát hóa các khảo sát nội bộ chủ yếu theo mục tiêukiểm soát nội bộ như bảng sau:

Trang 36

- Sự có thật của công văn xin

đề nghị mua, công căn duyệt

mua, hợp đồng mua, biên bản

bàn giao TSCĐ đưa vào sử

dụng và thẻ TSCĐ

- Các chứng từ thanh lý,

nhượng bán, hủy bỏ TSCĐ

- Quan sát sự tồn tạiTSCĐHH tại đơn vị, sựtách biệt giữa chức năngghi sổ và bảo quản

- Kiểm tra chứng từ, quátrình luân chuyển chứng

từ, dấu hiệu của kiểmsoát nội bộ

- Kiểm tra dấu hiệu của

- Việc ghi chép, tính nguyên

giá TSCĐ đều dựa trên các

chứng từ hợp lệ được lưu trong

bộ hồ sơ

Kiểm tra tính đầy đủ củachứng từ có liên quantrong bộ hồ sơ của mỗiTSCĐ

Quyề

n và

nghĩa

- TSCĐHH thuộc sở hữu của

đơn vị được ghi chép vào

khoản mục TSCĐHH của đơn

Kết hợp giữa việc kiểmtra vật chất (kiểm kêTSCĐHH) với việc

Trang 37

vị, được doanh nghiệp quản lý

và sử dụng

- Những TSCĐ không thuộc sỏ

hữu của đơn vị thì được ghi

chép ngoài bảng cân đối

kiểm tra các chứng từcũng như hồ sơ pháp lý

về quyền sở hữu của tàisản

Sự

phê

chuẩn

Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng,

giảm, trích khấu hao TSCĐHH

được phân cấp theo các nhà

quản lý doanh nghiệp

- Phỏng vấn các cá nhânliên quan

- Kiểm tra dấu hiệu của

liên quan đến tăng, giảm, trích

khấu hao TSCĐHH đều được

kế toán tập hợp và tính toán

đúng đắn

- Việc cộng sổ là chính xác và

được kiểm tra đầy đủ

- Xem xét dấu hiệu kiểmtra của hệ thống kiểmsoát nội bộ

được thực hiện kịp thời ngay

khi có nghiệp cvụ phát sinh và

đáp ứng yêu cầu về lập báo cáo

kế toán tại doanh nghiệp

Kiểm tra tính đầy đủ vàkịp thời của việc ghichép

Phân

loại

trình

- Doanh nghiệp có quy định về

việc phân loại chi tiết TSCĐ

phù hợp với yêu càu quản lý

- Các quy định về trình tự ghi

- Phỏng vấn nhữngngười có trách nhiệm đểtìm hiểu quy định phânloại TSCĐ trong doanh

Trang 38

- Xem xét trình tự ghi sổ

và dấu hiệu của Kiểmsoát nội bộ

3.2.2 Thực hiện các trắc nghiệm chi tiết

a) Thực hiện các khảo sát nghiệp vụ TSCĐHH

Trắc nghiệm hay khảo sát nghiệp vụ TSCĐHH là việc kiểm toánviên tập trung kiểm tra các nghiệp vụ có nhiều nghi vấn nhằm tìm ranhững điểm bất hợp lý trong các nghiệp vụ xảy ra như số liệu so sánhkhông phù hợp thực tế, thiếu các yếu tố chứng minh tính pháp lý đầy

đủ của chứng từ liên quan đến TSCĐHH của đơn vị

Để thực hiện khảo sát nghiệp vụ TSCĐ, kiểm toán viên phải tiếnhành xem xét các nghiệp vụ trong mối tương quan giữa tài khoản liênquan đến TSCĐHH với các tài khoản liên quan như TK111, 112, 331,

241, … các TK vốn như TK 411, 441, 414, 431,… các TK chi phí nhưTK621, 627, 641, 642 trong mối quan hệ với TK 214 Và trước khithực hiện khảo sát nghiệp vụ đòi hỏi kiểm toán viên phải tìm hiểu vàđánh giá được mức độ rủi ro kiểm soát

Trang 39

Các khảo sát nghiệp vụ được thực hiện dựa theo các mục tiêukiểm toán như bảng sau:

kí, sổ cái TK 211 đối với những TSCĐ

có giá trị lớn, phát sinh ngoài dự toán

- Đối chiếu giữa chứng từ gốc và sổ

- Đối chiếu sổ TK 211, 214 với các sổ

kế toán liên quan

Mục tiêu đầy đủ

Các nghiệp vụ tăng,

giảm, khấu hao TSCĐ

đều được ghi sổ

- Đối chiếu các hợp đồng, biên bản vàcác chứng từ liên quan khác với sổnhật kí

- Đối chiếu sổ nhật kí với sổ cái tàikhoản

Sự phê chuẩn

Việc mua sắm, điều

chuyển, thanh lý TSCĐ

đều được phê chuẩn

- Xem xét việc phê chuẩn có phù hợpvới chính sách của đơn vị không

- Kiểm tra tính đúng đắn của chứng từphê chuẩn

Tính chính xác máy móc

Nguyên giá TSCĐHH,

khấu hao đều được tính

- Xem xét các chứng từ gốc liên quanđến việc mua sắm, nhượng bán,… vàtrích khấu hao TSCĐ

Trang 40

toán chính xác - Đối chiếu chứng từ với sổ cái tài

Phân loại và trình bày - Đối chiếu chứng từ gốc với sổ cái

của TK 211

- Xem xét tính chính xác trong côngviệc ghi sổ chi tiết, so sánh với sổ tổnghợp về mặt số liệu

b) Trắc nghiệm trực tiếp số dư (khảo sát chi tiết số dư)

Các trắc nghiệm trực tiêp số dư được thực hiện nhằm thu thậpbằng chứng xác minh sự đúng đắn và hợp lý của số dư được trình bàytrên Báo cáo tài chính của TK 211, 2141

Khảo sát chi tiết số dư kiểm toán viên tiến hành trên các phần cụthể:

- Các nghiệp vụ tăng TSCĐHH

- Các nghiệp vụ giảm TSCĐHH

- Kiểm tra số dư TK 211

- Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐHH

- Kiểm tra số dư TK 2141

- Kiểm tra chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH

* Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐHH

Ngày đăng: 31/05/2016, 17:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w