1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán 8 ở trường PTDTBT THCS xuân lẹ, huyện thường xuân

12 3,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 139,5 KB

Nội dung

Cùng với kiến thức của các môn học khác, những kiến thức Toán học phổ thông nói chung và những kiến thức Toán 8 nói riêng có vai trò rất cần thiết đối với học sinh trong cuộc sống, cụ th

Trang 1

MỤC LỤC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY

MÔN TOÁN 8 Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS XUÂN LẸ

HUYỆN THƯỜNG XUÂN

Người thực hiện: Hoàng Mạnh Lương Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Xuân Lẹ

SKKN thuộc môn: Toán

Trang 2

STT MỤC LỤC Trang

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 4

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 4 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáodục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 9

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài.

Từ thực tế cho thấy, tình hình học sinh học yếu môn Toán chiếm tỉ lệ khá cao Các em cảm thấy chán nản khi học môn học này bởi nhiều lí do khác nhau Đây là vấn đề mà hầu như các giáo viên giảng dạy môn toán đều quan tâm và trăn trở là làm thế nào để chất lượng môn toán được nâng lên và làm thế nào để các em yêu thích môn học này

Cùng với kiến thức của các môn học khác, những kiến thức Toán học phổ thông nói chung và những kiến thức Toán 8 nói riêng có vai trò rất cần thiết đối với học sinh trong cuộc sống, cụ thể như: việc đo lường, tính toán các bài toán thực tế; phục vụ việc học nghề, học các môn học khác, học các cấp học cao hơn.v.v [1]

Xã Xuân Lẹ là xã thuộc vùng 135 của huyện Thường Xuân, có điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ các em đều là người làm nông thuần túy nên chưa có

sự quan tâm, giúp đỡ các em trong việc học tập Bên cạnh đó, các em ngoài việc học tập còn phải phụ giúp gia đình dẫn đến vốn thời gian học tập của các em đã

ít nay càng ít hơn Một số em chưa có ý thức học tập, chưa có sự hứng thú, chưa

có được những niềm vui trong học tập bộ môn Toán , chưa có phương pháp học tập phù hợp dẫn đến kết quả học tập chưa cao và đặc biệt là các em sợ học môn Toán

Với thực tế học sinh học yếu môn Toán chiếm tỉ lệ khá cao, yêu cầu đặt

ra với giáo viên giảng dạy bộ môn Toán là phải làm thế nào? phải tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập ra sao ? để tạo được cho học sinh có sự hứng thú, yêu thích học tập bộ môn Toán và đặc biệt là phát huy được tính tích cực cho các em học sinh trong quá trình học tập môn Toán, nhất là với đối tượng học sinh yếu kém, giúp các em học tập bộ môn đạt được kết quả cao hơn Mục đích cuối cùng cũng là để nâng cao được chất lượng dạy - học.[1]

Do yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, trong các hoạt động

dạy - học phải lấy hoạt động “học” của học sinh làm trung tâm; học sinh làm

chủ thể của quá trình nhận thức và lĩnh hội tri thức khoa học; vì vậy giáo viên phải có những biện pháp phù hợp để giúp học sinh hình thành và phát triển một

số khả năng, kỹ năng cơ bản theo chuẩn kiến thức trong quá trình học tập môn Toán ở trường THCS Vì vậy, mỗi giáo viên phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, trao đổi về phương pháp dạy học v.v…là hết sức cần thiết để nâng cao dần chất lượng mỗi giờ dạy

Là một giáo viên đã có nhiều năm công tác Tôi rất hiểu và thông cảm trước những khó khăn của các em Bởi vậy, trong quá trình giảng dạy tôi luôn học hỏi đồng nghiệp và tìm tòi những phương pháp thích hợp để giúp các em học sinh yêu thích và học tốt môn toán hơn Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường THCS nói chung , môn Toán 8 nói riêng và qua thực tế dạy học tôi đã tìm tòi áp dụng một số giải pháp đem lại thành công

Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu là : “Một số giải pháp nâng cao chất lượng

giảng dạy môn toán 8 ở trường PTDTBT THCS Xuân Lẹ”

Trang 4

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy môn Toán ở trường THCS nói chung và môn Toán 8 nói riêng có những kinh nghiệm và có những cách thức tạo cho học sinh có hứng thú, học tập bộ môn đạt hiệu quả cao

Tạo hứng thú và tăng tính tích cực trong học tập bộ môn Toán 8 cho học sinh yếu

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán 8 ở Trường PTDTBT THCS Xuân Lẹ, Thường Xuân

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Để nghiên cứu đề tài này, tôi tiến hành theo các phương pháp sau:

a) Nghiên cứu các lí luận cơ bản về phương pháp dạy học; về vấn đề tạo hứng thú và tăng tính tích cực cho học sinh trong việc học tập bộ môn Toán

b) Quan sát và điều tra khảo sát quá trình học tập môn Toán lớp 8 của học sinh 2 lớp 8A; 8B ; đặc biệt chú trọng đến đối tượng các em học sinh yếu kém

Từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên

c) Đề xuất một số biện pháp nhỏ và tiến hành một số thực nghiệm ; rút ra một số bài học kinh nghiệm cho bản thân

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Căn cứ vào định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán trong giai đoạn hiện nay, đã được xác định là “ Phương pháp dạy học Toán trong nhà trường các cấp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học; hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy” (chương trình giáo dục phổ thông môn Toán của Bộ

GD & ĐT ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT)

Theo phương hướng đổi mới phương pháp dạy học này, giáo viên phải là người tổ chức, điều khiển; phát huy tính tích cực chủ động trong lĩnh hội tri thức Toán học của học sinh; còn học sinh là chủ thể nhận thức, đòi hỏi phải có hứng thú trong học tập, từ đó mới tích cực tự học, tự rèn luyện và có được các năng lực cần thiết trong học tập cũng như trong lao động sản xuất

Do đặc điểm tâm sinh lí ở lứa tuổi học sinh cũng có những khác biệt: học sinh dễ bị phân tán, mất tập trung chú ý; những kiến thức thoáng qua, không hấp dẫn lôi cuốn các em sẽ mau quên; vốn kiến thức và hiểu biết còn ít; khả năng diễn đạt còn hạn chế; nhất là với những học sinh yếu, nhận thức chậm các em dễ

tự ti, không dám mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình do sợ sai.v.v…Nếu giáo viên nói với các em là việc học đối với các em là một bổn phận, các em phải học bài, phải làm bài tập về nhà, các em phải đi học phụ đạo.v.v…thì hiệu quả mang lại cũng không nhiều vì ở lứa tuổi các em chưa thể nhận thức được tầm quan trọng của việc học một cách đầy đủ

Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán ở Trường PTDT BT THCS Xuân Lẹ nói chung; môn Toán 8 nói riêng thì bên cạnh việc nhận thức

Trang 5

được bổn phận của mình, học sinh cần có sự hứng thú, ham thích học môn Toán

và rất cần có cả sự tích cực ham học hỏi nữa

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Về phía giáo viên

Chưa tìm được phương pháp phù hợp đối với đối tượng học sinh bị hổng kiến thức Chưa mạnh dạn tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh

Dạy học chưa chú ý đến vấn đề một lớp có nhiều đối tượng học sinh, chỉ chú ý đến những học sinh có học lực khá, giỏi

Việc kiểm tra đánh giá còn chưa chính xác Một số giáo viên còn nhiều lúng túng khi ra đề kiểm tra Đề kiểm tra đôi lúc còn chưa đạt chuẩn, còn quá khó hoặc quá dài

Giáo viên đã chú trọng đổi mới phương pháp dạy học Toán nhưng chưa đi vào thực chất và chưa có chiều sâu, chưa triệt để, chỉ mới dừng lại ở việc cải tiến phương pháp dạy học truyền thống

Chỉ chú trọng giảng dạy kiến thức, kĩ năng mà thiếu quan tâm tới hoàn cảnh gia đình, tâm tư, nguyện vọng của học sinh

2.2.2 Về phía học sinh

Phần lớn các em hổng kiến thức rất nhiều, yếu các kiến thức cơ bản cần thiết (cộng, trừ, nhân, chia)

Tâm lí e ngại môn toán là môn khó dẫn đến tư tưởng lười học, lười suy nghĩ, thiếu tự tin

Khả năng phân tích tổng hợp, tư duy còn hạn chế, một số ít học sinh không vận dụng được kiến thức vào giải bài tập

Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi, lười suy nghĩ, còn ỷ lại và trông chờ vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động

Một số học sinh có học lực trung bình, khá dễ rơi vào tình trạng tự thỏa mãn, không cố gắng nỗ lực hơn

2.2.3 Về phía phụ huynh học sinh

Chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tâp, còn phó thác cho thầy cô

2.2.4 Về phía tổ chuyên môn

Chưa thống nhất cao về nội dung giáo án, chất lượng giảng dạy còn phụ thuộc vào từng giáo viên đứng lớp

Tổ chuyên môn chưa theo sát từng giáo viên trong tổ trong việc ra đề kiểm tra, chưa tạo được ngân hàng đề kiểm tra chung cho toàn tổ

Giáo viên ra đề kiểm tra tuy có bám theo cấu trúc đề nhưng yêu cầu còn đòi hỏi khá cao dẫn đến học sinh chán học môn toán

Công tác phụ đạo HS yếu kém kết quả mang lại chưa cao, chưa mạnh dạn trong việc xét duyệt lên lớp, do đó tạo cho học sinh tâm lí ỷ lại không cố gắng học tập trong những năm tiếp theo

Trang 6

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Với hoạt động giảng dạy của giáo viên :

Nâng cao ý thức trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy với nghề, hết lòng hết sức vì sự nghiệp giáo dục, vì học sinh thân yêu

Để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Toán 8 ở trường PTDTBT THCS Xuân Lẹ, tôi đã sử dụng các giải pháp sau:

* Giải pháp1: Đối với những học sinh bị hổng kiến thức, kĩ năng

Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài sau, xem lại kiến thức cũ

ở mục nào, bài nào, chương nào trong sách giáo khoa lớp nào Trong tiết học sau, giáo viên kiểm tra bài cũ bằng cách yêu cầu học sinh nêu các đề mục của bài học mới hoặc liệt kê các kiến thức cũ liên quan đã được giao về nhà tìm lại, giáo viên đánh giá, cho điểm khuyến khích những học sinh về nhà có ý thức xem lại bài Nếu cả lớp học sinh không có ai nhắc lại được kiến thức cũ, giáo viên có thể dừng tiết học đó để củng cố bài học trước, đồng thời có kế hoạch dạy

bù tiết học đó Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp tục về nhà xem lại Tiết học mà học sinh về nhà không xem lại kiến thức cũ theo yêu cầu của giáo viên cần được đánh giá xếp loại từ trung bình trở xuống

* Giải pháp2: Phát huy tính tích cực của học sinh

Tích cực sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin hợp lí trong các tiết dạy

Phân nhóm học sinh cho phù hợp Dạy học có phân hóa

Dạy học thực hành, dạy học gắn với thực tế, liên hệ với các môn học khác, với kiến thức cuộc sống, kiến thức xã hội

Xây dựng Giờ học thân thiện, học sinh tích cực, giáo viên có kiến thức

vững vàng, có tài năng sư phạm, có tác phong, cử chỉ, ngôn ngữ thân thiện, quan tâm giúp đỡ học sinh trong giờ học

* Giải pháp3: Đổi mới kiểm tra, đánh giá:

Khuyến khích học sinh học tập bằng cách tạo điều kiện cho học sinh học yếu cũng có cơ hội đạt điểm khá giỏi thông qua các tiết thực hành, tiết bài tập Đánh giá học sinh cần xét cả sự cố gắng, ý thức phấn đấu, nỗ lực của học sinh

Thực hiện nghiêm túc việc thẩm định đề kiểm tra từ 45 phút trở lên Đề kiểm tra nào chưa qua thẩm định, tuyệt đối không cho kiểm tra

Đề kiểm tra phải có tính phân hóa học sinh Phù hợp với đối tượng học sinh

* Giải pháp 4: Tổ chức dạy học phân hóa

Trong tiết lý thuyết: Chỉ yêu cầu đối với học sinh yếu các yêu cầu đơn

giản như đọc định nghĩa, định lí, nêu ví dụ (đối với ví dụ đơn giản), ; đối với học sinh khá giỏi, yêu cầu chứng minh, tìm phản ví dụ, có thể nêu các câu hỏi gợi mở để các em tự tìm tòi khám phá Mỗi dạng bài, giáo viên cần cho từ 2 đến

3 ví dụ để các học sinh yếu kém làm cho quen dạng Từ ví dụ thứ 2, cần cho thêm các yêu cầu khó hơn để dành cho học sinh khá giỏi

Chẳng hạn, khi dạy bài: “Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0”,

tôi đã đưa ra các bài tập nâng cao dần như sau:

Trang 7

Giải các phương trình sau:

a) x + 3 = 0; b) x – 4 = 7; c) 2x + 4 = 8

3x x 5 )

3

4 10 6

2

e x  x ) 2 8 3 1 9 2 3 1

Các bài tập a), b), c) giành cho học sinh yếu Các bài tập d), e), f) giành cho học sinh khá giỏi

Trong tiết luyện tập, gọi học sinh yếu kém nêu công thức, nhắc lại kiến thức, chữa bài tập dễ Yêu cầu học sinh khá giỏi chữa bài tập khó hơn Giao thêm bài tập khó cho học sinh khá giỏi

* Giải pháp5: Công tác phụ đạo học sinh yếu kém

Nhiệt tình phụ đạo học sinh yếu kém, mỗi thầy cô giáo hãy bỏ ít nhất 3 tiết/tuần để phụ đạo cho học sinh

Giáo viên phải coi mỗi học sinh yếu kém là một phần yếu kém của bản thân mình, không nên trách mắng các em

Tổ chức phụ đạo tập trung theo từng nhóm đối tượng Không phụ đạo tràn lan, đại trà

* Giải pháp 6: Xây dựng đội ngũ cán sự bộ môn:

Mỗi giáo viên cần xây dựng một đội ngũ cán sự bộ môn gồm từ 4 đến 5 em/ lớp Đó là các học sinh học khá nhất bộ môn ở lớp đó Thông qua cán sự bộ môn, giáo viên có thể nắm được tình hình học tập của học sinh để có phương pháp phù hợp

Cán sự bộ môn có nhiệm vụ giúp đỡ, giải đáp những thắc mắc môn Toán cho các bạn trong lớp khi tự học ở nhà hoặc trong lúc kiểm tra bài

Những câu hỏi mà ban cán sự bộ môn không giải đáp được, cần được tập hợp và giáo viên phải trực tiếp giảng lại

Giáo viên cần đề nghị với giáo viên chủ nhiệm để đổi chỗ ngồi hợp lí sao cho các cán sự bộ môn không ngồi quá tập trung, học sinh học quá yếu cần đề nghị chuyển chỗ ngồi phù hợp

* Giải pháp7: Hướng dẫn học sinh cách tự học, cách làm bài tập.

Trong tiết học đầu năm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phương pháp chung để học bộ môn của mình

Khi dạy học xong một hoạt động hoặc ví dụ, cần chỉ rõ bài tập nào trong phần bài tập có liên quan đến hoạt động, ví dụ này

Trong mục hướng dẫn về nhà, giáo viên dành ít nhất 1 phút hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà Cần chỉ rõ đối với bài tập này cần áp dụng kiến thức nào, cần chú ý điều gì Chấm dứt tình trạng sau khi củng cố bài học, giáo

viên chỉ nêu: “Các em về nhà làm bài tập 1, 2, 3 trong sách giáo khoa” và kết thúc giờ dạy mà không hướng dẫn làm bài tập.

Hướng dẫn học sinh cách học công thức, kiến thức bằng nhiều hình thức: thoát li kí hiệu, quy về các hiện tượng sự vật quen thuộc, viết thành thơ - vè, phổ nhạc, Chẳng hạn, khi học công thức tính diện tích hình thang, giáo viên cho học sinh nhớ công thức bằng cách học thuộc thơ:

Trang 8

Muốn tính diện tích hình thang Đáy lớn, đáy bé ta mang cộng vào Thế rồi nhân với đường cao

Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra

Hoặc khi dạy bài diện tích hình bình hành, giáo viên cho học sinh nhớ công thức bằng cách học thuộc thơ:

Bình hành diện tích không sai Chiều cao nhân đáy ai ai cũng làm

Hoặc khi dạy bài diện tích hình thoi, giáo viên cho học sinh nhớ công thức bằng cách học thuộc thơ:

Hình thoi diện tích sẽ là Tích hai đường chéo chia ra hai phần Kiểm tra bài cũ, việc học bài và làm bài ở nhà cần làm thường xuyên, liên tục đồng thời cần có biện pháp đối với học sinh không học bài, làm bài hoặc có nhưng mang tính đối phó

Trong giờ học, giáo viên chủ động tạo không khí vui vẻ, gần gũi; chia sẻ; giúp đỡ học sinh; khuyến khích học sinh bộc bạch những lo lắng; khó khăn; những kiến thức chưa hiểu rõ; để phát hiện ra những kỹ năng học sinh còn yếu

kém; những “lỗ hổng” kiến thức của học sinh; từ đó có kế hoạch tổ chức phụ

đạo thêm cho học sinh vào buổi chiều: giúp đỡ các em ôn tập lại các kiến thức

có liên quan; bù đắp những lỗ hổng kiến thức ở các lớp dưới

Thường xuyên tổ chức những trò chơi nhỏ dưới hình thức vui học Toán như: chia một bài tập nào đó ra thành nhiều phần; nhiều ý; nhiều bước nhỏ đơn giản; sau đó hướng dẫn học sinh giải bằng cách chia nhóm; phổ biến luật chơi; giáo viên sẽ làm trọng tài, sau đó cho các nhóm thi đua với nhau Kết thúc trò chơi, giáo viên dùng hình thức động viên khen ngợi, cho điểm Khi chia nhóm, tôi chia thành các nhóm hỗn hợp gồm cả học sinh khá giỏi; trung bình và yếu kém; qua các hoạt động đó giúp các em học sinh yếu kém có sự tự tin hơn vào bản thân mình, mạnh dạn xung phong lên bảng làm và chữa bài tập.v.v…

2.3.2 Với hoạt động học tập của học sinh

Vì đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là dạy học tăng cường phát huy tính tự tin; tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh và đem lại niềm vui, tạo hứng thú trong học tập cho hoc sinh đạt kết quả cao, do đó tôi đã chủ động hướng dẫn các em học sinh thực hiện một số yêu cầu sau:

Chuẩn bị đủ đồ dùng học tập như: sách giáo khoa; vở ghi chép bài; vở nháp; com pa; thước kẻ; thước đo góc; ê ke; bút chì; máy tính bỏ túi…

Trong lớp tập chung chú ý nghe giảng; ghi chép bài đầy đủ Tích cực tham gia xây dựng bài

Sau khi học ở trường về cần học lại ngay những nội dung được học; làm những bài tập được giao (xào bài)

Khi chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo (truy bài) cần xem lại một lần nữa những nội dung đã thực hiện khi “xào bài”

Trang 9

Khi chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo cần dành thời gian tự đọc sách giáo khoa nội dung bài sắp học trước khi đến lớp

Cần xem kỹ các ví dụ, các bài giải mẫu trên lớp; trong sách giáo khoa; học kỹ lý thuyết sau đó mới đi làm bài tập về nhà

Cần mượn lại sách giáo khoa Toán 6 để ôn lại những kiến thức Toán mà mình đã quên; các kỹ năng tính toán còn yếu mà thầy giáo đã chỉ ra,cũng như đã nhắc nhở và ôn tập

Khi học hoặc giải xong một bài tập nào đó cần chú ý đến cách giải bài tập dạng đó như thế nào ? để áp dụng vào giải các bài tập khác có nội dung tương tự v.v…

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Qua thực hiện và vận dụng những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán 8 ở trường PTDTBT THCS Xuân Lẹ Tôi nhận thấy các em

đã có hứng thú và tích cực hơn trong việc học tập bộ môn Đồng thời chất lượng môn Toán 8 được nâng lên rõ rết Cụ thể như sau:

Tỉ lệ học sinh có hứng thú học tập môn Toán tăng lên, số học sinh có biểu hiện chán nản, mệt mỏi trong học tập bộ môn giảm

Tỉ lệ số học sinh thường xuyên chú ý nghe giảng; hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài và ghi chép bài đầy đủ tăng lên

Tỉ lệ số học sinh thường xuyên học bài cũ; làm bài tập về nhà; đọc bài trước ở nhà; chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ cho bài học mới tăng

Đánh giá kết quả bộ môn Toán 8 năm học 2015-2016 như sau:

Thời điểm Tổng số

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Trước khi áp

dụng đề tài 59 0 0,0 02 3,4 30

50,

8 27 45,8

Sau khi áp

dụng đề tài 59 02 3,4 08 13,6 40

67,

3 Kết luận, kiến nghị

- Kết luận

Như vậy, đối với việc nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp nâng cao

chất lượng giảng dạy môn toán 8 ở trường PTDT BT THCS Xuân Lẹ” Đây là

một đề tài được nhiều giáo viên bộ môn cũng rất quan tâm; mặc dù thời gian thực hiện đề tài và rút ra kết luận còn hạn chế; phạm vi đối tượng nghiên cứu nhỏ: ở học sinh khối lớp 8 với 59 học sinh; nhưng nhìn chung theo tôi những vấn đề thuộc đề tài tập trung nghiên cứu là một số vấn đề tiêu biểu trong việc

“Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán 8 ở trường PTDT

BT THCS Xuân Lẹ’’; nhất là với học sinh yếu Việc tạo môi trường học tập gây

Trang 10

được hứng thú cho học sinh sẽ tạo cho việc học tập của học sinh tích cực hơn; kết quả học tập của học sinh cao hơn Để đạt được kết quả tốt thì cần phối hợp nhiều giải pháp; vận dụng nhiều cách thức tổ chức các hoạt động dạy và học mang tính sư phạm cao

Tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn; điều kiện kinh tế gia đình của học sinh còn khó khăn; do đó tôi cũng gặp phải khó khăn trong việc tiến hành thực hiện đề tài này như chưa tổ chức được các buổi ngoại khóa cho học sinh

Để thực hiện tốt mục tiêu dạy học bộ môn Toán ở trường THCS, bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và rút ra những biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán 8 nói riêng và môn Toán ở các khối lớp THCS nói chung

Với đề tài này, mặc dù còn nhiều hạn chế, song với mong muốn đư ợc đóng góp một phần nhỏ bé của mình, muốn góp một tiếng nói trong việc kích thích hứng thú và tăng tính tích cực trong học tập môn Toán 8, với cách thức tổ chức phù hợp với đặc điểm của nhà trường

- Kiến nghị:

Để đề tài mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa, tôi mong Phòng giáo dục

và đào tạo và nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tiếp cận với các phương tiên dạy học hiện đại; đầu tư mua sắm thêm các dụng cụ thực hành; ban giám hiệu nhà trường; tổ chuyên môn giúp đỡ trong việc xây dựng các kế hoạch hoạt động chuyên môn; trong đó tổ chức được các buổi ngoại khóa cho học sinh về phương pháp học tập bộ môn; biểu dương những học sinh giỏi; những tấm gương học sinh vượt khó vươn lên trong học tập, làm tấm gương sáng để các học sinh khác phấn đấu noi theo.v.v…

Trên đây là một số nội dung bản thân tôi đã tìm hiểu nghiên cứu và vận dụng ở lớp 8A, lớp 8B Tôi nhận thấy việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong giảng dạy đã đạt được một số kết quả nhất định Bản thân tôi tin tưởng rằng, nếu vận dụng những giải pháp thích hợp sẽ mang lại kết quả khả quan trong việc học tập và giảng dạy môn Toán 8 ở Trường PTDTBT THCS Xuân Lẹ

Tôi nhận thấy rằng những giải pháp mà tôi đưa ra dù ít hay nhiều vẫn mang tính chủ quan, có thể còn nhiều nội dung chưa phù hợp

Tôi rất mong được sự giúp đỡ, trao đổi và sự góp ý của các bạn đồng nghiệp; đặc biệt là các thầy cô trong nhóm Toán để đề tài được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 03 năm 2017

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hoàng Mạnh Lương

Ngày đăng: 10/08/2017, 15:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w