Trong đó môn Đạo đức là môn học góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách trẻ em, Bác Hồ đã từng nói: “ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn Phầ
Trang 1MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH LỚP 3
………… ………
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt phản ánh theo các nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, chi phối hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với xã hội Do
đó môn Đạo đức là một trong những môn học quan trọng ở bậc tiểu học Là môn học trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh và cách sống có lý tưởng Ngoài ra, nó còn giúp các em giải quyết các sự việc vừa có tình vừa có lý Từ đó các em biết cách vận dụng hành vi đạo đức, chuẩn mực đó vào cuộc sống để cư xử với cha mẹ, ông bà, thầy cô và người lớn tuổi cũng như bạn bè, em nhỏ
Như chúng ta đã biết, mỗi môn học ở bậc tiểu học đều có một vị trí, vai trò quan trọng riêng Trong đó môn Đạo đức là môn học góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách trẻ em, Bác Hồ đã từng nói:
“ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Trong giai đoạn hiện nay, cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào quá
trình dạy học “Nghị quyết Hội nghị lần II-Ban chấp hành TW Đảng khoá
VIII” Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn cho rằng: Con người vốn sinh ra chưa
có nhân cách mà nhân cách chính là cấu tạo mới do từng người tự hình thành nên và phát triển trong quá trình sống giao tiếp và học tập Lê-Nin đã
từng nói: “Cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý đạo đức của xã
hội mà nên là thành viên, nhân cách của con người sinh thành và phát triển
Trang 2theo con đường từ bên ngoài vào nội tâm” Vì thế ta có thể nói: Đối với học
sinh lớp 3 thì môn Đạo Đức là một trong những con đường hình thành nhân cách một cách gần gũi nhất Do đó cần phải biết sử dụng các phương pháp dạy học một cách thích hợp, linh hoạt, coi nó như một con đường hình thành nhân cách học sinh
Tóm lại: Mục tiêu của môn Đạo đức ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng là giúp các em có những hành vi, chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa tuổi và pháp luật, đồng thời nắm đựợc ý nghĩa của việc thực hiện những chuẩn mực hành vi đạo đức đó Nó từng bước hình thành cho học sinh những kỹ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn và thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong các tình huống cụ thể của cuộc sống Không những thế nó còn hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương quý trọng con người, yêu cái tốt, không đồng tình với cái xấu, cái ác
Trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh không phải là vấn đề đơn giản Đòi hỏi người thầy phải có những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp học sinh phát triển nhân cách một cách hoàn thiện, tránh cho học sinh tiếp xúc với những hành vi tiêu cực, làm sao để các em có được lối thích nghi với thời đại Song cũng phải cho học sinh thấy được những nét đẹp, những phẩm chất cao quý, những truyền thống quý báu của dân tộc Hình thành cho học sinh một phong cách sống lành mạnh
Vấn đề đặt ra là làm cách nào để học sinh nắm bắt được kiến thức của môn Đạo đức một cách tích cực, chủ động, không bị gò bó áp đặt Do đó việc dạy học theo cách tích cực, tự lực sáng tạo của học sinh trở thành vấn đề cần thiết đối với giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên trực tiếp dạy lớp 3 nói riêng, để thực hiện tốt điểm 2 Điều 24 Luật giáo dục “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn”
Để nâng cao hiệu quả dạy tốt giờ đạo đức lớp 3 đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn, sử dụng các phương pháp trong một tiết dạy nói chung và một giờ đạo đức óni riêng là rất cần thiết Sự kết hợp hài hoà các phương pháp
Trang 3dạy học; lấy phương pháp này bổ trợ cho phương pháp kia trong giảng dạy được coi như một nghệ thuật mà người thầy cần đạt tới
Xuất phát từ nhiệm vụ của người giáo viên, thông qua việc dạy các môn học đào tạo thế hệ trẻ biết yêu quê hương, đất nước, có ý chí phấn đấu để trở thành một công dân thực sự có năng lực Mỗi học sinh , một công dân có học thức, có năng lực bên cạnh đó cần phải có một cái cơ bản nhất đó là đạo đức Như Bác Hồ đã nói:
“ Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Thật vậy! ở hoàn cảnh nào, trong giai đoạn nào, lịch sử nào, mỗi con người chúng ta cần phải có đức, có tài để phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc Đối với học sinh tiểu học nói chung và các em lớp 3 nói riêng, việc giảng dạy và giáo dục đạo đức cần quan tâm đến việc hình tàhnh nhân cách cho học sinh Muốn có được nhân cách tốt cho các em, mỗi thầy cô phải quan tâm tới việc “Nâng cao chất lượng dạy môn Đạo đức”
Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn đạo đức cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng, để học sinh có một nhân cách tốt xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ Chính vì những lý do trên mà bản thân tôi chọn viết đề tài
“Nâng cao chất lượng dạy môn Đạo đức – Lớp 3”
II.THỰC TRẠNG:
Qua quá trình dạy môn Đạo Đức lớp 3, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
a)Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của ngành; sự chỉ đạo sát sao của nhà trường về chuyên môn cũng như các hoạt động khác
- Đây là một môn học gắn với thực tế, trong quá trình giảng dạy, người thầy
có thể sử dụng nhiều ví dụ ở thực tế để liên hệ
- Học sinh rất thích học môn Đạo Đức
b) Khó khăn:
Trang 4- Hiện nay đã đưa 9 môn học bắt buộc vào bậc tiểu học nhưng thời gian dành cho môn Đạo Đức còn hạn chế dẫn đến học sinh chưa trú tâm vào môn học này
- Khi dạy môn Đạo Đức lớp 3, Một số giáo viên chưa linh hoạt kết hợp các phương pháp dạy học, dẫn đến học sinh chỉ nắm vững lý thuyết mà không biết vận dụng vào những điều đã học
- Một số giáo viên còn tách rời hệ thống tri thức, khái niệm về đạo đức và việc áp dụng chúng vào thực hành giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống dẫn đến hiện tượng học sinh chỉ nắm bắt hời hợt mà không hiểu rõ bài đạo đức đó là giúp cho các em điều gì trong cuộc sống
- Đồ dùng thiết bị dạy học môn Đạo Đức còn chưa đáp ứng nhu cầu dạy môn Đạo Đức – lớp 3
Do đó vấn đề đặt ra là việc nâng cao chất lượng dạy môn Đạo đức lớp 3 là
cần thiết, chính vì thế tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng dạy môn Đạo Đức lớp 3”.
III CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3:
Nội dung chương trình mụn Đạo Đức lớp 3 bao gồm các bài học với mục đích hình thành cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, phát triển nhân cách như: Kính yêu Bác Hồ; Giữ lời hứa; Tự làm lấy công việc của mình; Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em; Chia sẻ vui buồn cùng bạn; tích cực tham gia việc lớp, việc trường; Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng; Biết ơn thương binh, liệt sĩ; Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế; Tôn trọng đám tang; Tôn trọng khách nước ngoài; Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác; Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước; Chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Cấu trúc một bài Đạo Đức lớp 3:
- Một bài đạo đức lớp 3 được dạy trong 2 tiết, một tiết lý thuyết rút ra bài học, một tiết thực hành luyện tập
- Mỗi bài học được hình thành trên cơ sở từ một truyện kể về một việc làm, một hành vi chuẩn mực nào đó sau đó rút ra bài học Từ bài học các em liên hệ thực tế xung quanh, bản thân, gia đình, xã hội
Trang 5IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3:
Dựa trên cơ sở các nhữm phương pháp chính mà các phương pháp cụ thể được hình thành:
*Những phương pháp hình thành ý thức:
Kể truyện; trực quan; Đàm thoại; thảo luận nhóm; giảng giải
*Những phương pháp rèn luyện hành vi, thói quen và cách ứng xử:
Luyện tập theo mẫu hành vi; ứng xử tình huống; Động não; trò chơi; đóng vai; thảo luận nhóm; Điều tra tìm hiểu đạo đức
*Nhóm phương pháp điều chỉnh hành vi ứng xử:
Đánh giá và tự đánh giá; Nêu gương; phê bình, trách phạt; kích thích lòng
tự tin
Quy trình một tiết dạy môn Đạo Đức lớp 3:
*Tiết 1:
1- Kiểm tra bài cũ (3-5p)
2- Bài mới: (25-27p)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Rút ra bài học
- Kể chuyện
- Tóm tắt theo tranh
- Đàm thoại
- Rút ra bài học
- Liên hệ
Hoạt động 3: Củng cố –dặn dò (2-3p)
*Tiết 2:
1- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần bài học của tiết trước 93-5p)
2- Bài mới (25-27p)
Hoạt đụng 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện tập; liên hệ
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: Chốt lại bài học (2-3p)
V.GIẢI PHÁP:
Trang 61- Khi soạn giảng môn Đạo Đức, phần mục tiêu giáo viên cần đảm bảo
3 yêu cầu: Kiến thức, kỹ năng, thái độ Ngoài ra cần chuẩn bị tốt những kiến
thức thực tế phục vụ cho bài học, cần xác định những phương pháp dạy học trong bài giảng và phương pháp nào là trọng tâm
Vớ dụ: Dạy bài 2 – trang 5 “giữ lời hứa”- Câu chuyện “Chiếc vòng bạc”.
Giáo viên cần xác định đúng 3 mục tiêu sau:
*Kiến thức : học sinh hiểu:
- Thế nào là giữ lời hứa?
- Vì sao phải giữ lời hứa?
*Kỹ năng: Biết giữ lời hứa với bạn bè với mọi người.
*Thỏi độ: Có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng
tình với những người không giữ đúng lời hứa
+ Chuẩn bị kiến thức về thực tế:
Một số tấm gương qua các câu truyện kể của những người biết giữ đúng lời hứa
Một số tấm gương của các bạn biết giữ lời hứa với cô, với bạn, với mọi người
+ Xác định các phương pháp dạy học: (kể chuyện; đàm thoại; nêu
gương trong đó phương pháp kể chuyện, đàm thoại là trọng tâm)
Phương pháp kể chuyện được sử dụng ngay sau khi giới thiệu bài nhằm mục đích thông qua truyện kể: “Chiếc vòng bạc”, giáo viên cho học thấy được Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau hai năm đi xa Em bé và mọi người trong câu chuyện cảm thấy Bác đã giữ lời hứa với em bé như thế nào Qua câu chuyện, rút ra bài học: Mình đã hứa là phải làm cho kì được, đấy là chữ tín, cần giữ trọn lòng tin với mọi người Từ đó học sinh hiểu: Thế nào là giữ lời hứa?
Phương pháp đàm thoại: Được sử dụng trong bài này là nhằm giúp học sinh rút ra bài học “Vì sao phải giữ lời hứa?”
2- Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với bài học:
Ví dụ: Dạy bài 12 – trang 39 “ Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác”.
- Các phương pháp dạy là: Thảo luận nhóm, đóng vai, động não, trò chơi
Trang 7Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng ngay sau khi giới thiệu bài, để học sinh thảo luận tình huống rồi xử lý tình huống qua trò chơi đóng vai Từ đó các em hiểu thế nào là tôn trọng thư từ , tài sản người khác
3- Sử dụng các phương pháp dạy học đúng thời điểm của tiết dạy: Vídụ: Dạy bài “Tích cực tham gia việc lớp, việc trường” – trang 19.
- Các phương pháp dạy là: Trực quan; nêu và giải quyết vấn đề; Đàm thoại; độc thoại; thảo luận nhóm; nêu gương; Đánh giá; phân tích
+ Phương pháp trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm được kết hợp sử dụng 3 phương pháp này ngay sau giới thiệu bài, nhằm giúp học sinh thông qua các bức tranh, phân tích tình huống để đánh giá hành vi đúng/sai liên quan đến việc lớp, việc trường
+ Phương pháp đàm thoại, độc thoại, đánh giá được sử dụng ở hoạt động 2
và hoạt động 3, nhằm giúp học sinh biết phân biệt hành vi đúng/sai; biết bày tỏ ý kiến riêng, giải thích được lý do vì sao đồng tình với những hành vi đúng, không đồng tình với những hành vi sai Phương pháp đàm thoại, độc thoại sử dụng khi rút ra bài học
+ Phương pháp nêu gương được sử dụng sau cùng nhằm giúp học sinh học tập noi gương các bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường, hình thành hành
vi, thói quen cho các em để trường, lớp luôn sạch, đẹp
4- Hướng cho học sinh tìm tòi kiến thức trong thực tế để phục vụ bài học.
Ví dụ: Dạy bài “Chia sẻ vui buồn cùng bạn” – trang 16 Giáo viên phải
hướng cho các em sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát nói về tình bạn, về sự cảm thông chia sẻ vui buồn với bạn
5- Dựa vào các tiết hoạt động ngoại khoá để xây dựng cho học sinh những kiến thức, chuẩn mực, hành vi đạo đức tốt.
Ví dụ : Thông qua các buổi chào cờ, giáo dục cho các em những tấm gương
tốt ở trường, ở lớp, đồng thời cũng phê bình những em chưa thật sự cố gắng Từ
đó kích thích tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động, rèn luyện đạo đức của các em Trong lớp cho học sinh thực hiện tốt phong trào “Đôi bạn cùng
Trang 8tiến” hay phong trào “ Vòng tay bè bạn” để giáo dục tinh thần tương thân tương
ái, ý thức giúp đỡ bạn, chia sẻ cùng bạn Ngoài ra, tổ chức các cuộc thi như thi văn nghệ cho mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, thi kể chuyện về Bác Hồ, thi làm báo tường, báo ảnh nhằm giáo dục cho các em tinh thần “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn”
6- Biết kết phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục như:
Phụ huynh học sinh, tổ chức đoàn đội, địa phương trong việc thống nhất yêu cầu hành vi đối với học sinh, thống nhất phương thức đôn đốc, phối hợp kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức, hành vi của học sinh, tạo điều kiện để các em thể hiện bài đạo đức vào cuộc sống
Ví dụ: Giáo viên kết hợp với phụ huynh học sinh thông qua các hoạt động
ở nhà, ở trường để kiểm tra đánh giá các hành vi đạo đức của các em
VI.KẾT LUẬN:
I- Kết quả đối chứng:
Từ các biện pháp trên, tôi tiến hành thực nghiệm với học sinh trong lớp ở đầu kỳ I như sau:
TS học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Khi áp dụng giải pháp vào thực tiễn giảng dạy kết quả cuối kỳ I đạt:
TS học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Từ kết quả trên cho thấy: Tỉ lệ % hoàn thành tốt của lớp qua quá trình thực hiện hơn hẳn Điều đó chứng tỏ rằng khi giáo viên biết sử dụng các phương pháp dạy học trong một tiết đạo đức thì sẽ nâng cao được chất lượng của học sinh khi học môn này
VII BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trên đây là một số biện pháp để “nâng cao chất lượng dạy môn Đạo Đức lớp 3” mà tôi đã tiến hành áp dụng, đạt kết quả như mong muốn Từ đó tôi
rút ra bài học như sau:
Trang 91 Việc soạn giáo án môn Đạo Đức lớp 3 cần phải tuân theo đúng yêu cầu, đảm bảo đủ 3 mảng: Kiến thức, kỹ năng, thái độ
2 Tổ chức các hoạt động ngoại khoá theo các chủ đề khác nhau để nâng cao hiệu quả dạy môn Đạo Đức
3 Sử dụng các biện pháp tác động cá biệt tới học sinh như phát triển gương người tốt, việc tốt, khắc phục những biểu hiện yếu kém
4 Kiểm tra đánh giá việc áp dụng chuẩn mực, hành vi đạo đức trong thực điểm của tiết dạy
5 Mỗi thầy cụ là một tấm gương sáng về chuẩn mực đạo đức để học sinh học tập và noi theo
Trên đây là một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy môn Đạo Đức lớp 3 tôi mạnh dạn đưa ra Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu và các đồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn!
ĐạRsal, ngày 19 tháng 11 năm 2012 Người viết
Nguyễn Thị Thuyết
Trang 11PHÒNG GD&ĐT ĐAM RÔNG
TRƯỜNG TH LƯƠNG THẾ VINH
……… ………
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 HỌC TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Giáo viên: Nông Thị Bay Đơn vị: Trường TH Lương Thế Vinh
Đạ Rsal, tháng 11 năm 2012