Tiểu học được xem là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.Hiện nay, ở các nhà trường Tiểu học đã và đang vận dụng các thành tựu mới củakhoa học công nghệ cũng như đã sử dụng
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY
VÀ HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÝ BẬC TIỂU HỌC
Người thực hiện: Trịnh Thị Hạnh Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Hưng SKKN thuộc môn: Địa lý
THANH HOÁ, NĂM 2017
Trang 22.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 42.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 42.3 Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Địa lý bậc Tiểu học. 62.3.1 Giáo viên xác định được mục tiêu và chuẩn kiến thức, kỹ năngcho từng bài dạy 62.3.2 Một số phương pháp hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng phân môn Địa lí 72.3.3 Cách phát huy được tính tích cực, vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh 152.3.4 Xây dựng cho học sinh môi trường học tập 162.3.5 Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ tốt cho giáo viên và học sinh trong dạy học phân môn Địa lí 162.3.6 Phối hợp với các cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể trong dạy học. 172.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 18
Trang 31 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Để hoà nhập với xu thế phát triển về kinh tế, xã hội và văn hoá của đất nướccũng như của thế giới, đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam phải có sự đổi mới toàndiện trên tất cả mọi lĩnh vực Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thôngđược xem là bước khởi đầu cho hoạt động chấn hưng giáo dục Chính vì vậy,văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Đổi mới tư duygiáo dục là một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phươngpháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơbản toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khuvực và thế giới Xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người vànhững hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thườngxuyên Tạo nhiều cơ hội khác nhau cho người học, đảm bảo sự công bằng trong
xã hội và giáo dục…” [1].
Tiểu học được xem là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.Hiện nay, ở các nhà trường Tiểu học đã và đang vận dụng các thành tựu mới củakhoa học công nghệ cũng như đã sử dụng các phương pháp, các hình thức dạyhọc tích cực vào trong quá trình giảng dạy như: Dạy học theo nhóm, dạy học cánhân, trò chơi, tham quan,… nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện chotrẻ, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xãhội và con người Đồng thời giúp các em có thói quen tự giác tham gia vào cáchoạt động học tập cũng như hoạt động cộng đồng
Địa lí là phân môn có vị trí quan trọng trong chương trình tiểu học nhằm cungcấp cho các em những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, về đất nước, quêhương, dân tộc, về quốc gia và dân tộc khác trên trái đất Qua việc dạy học phânmôn Địa lí còn giúp giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vôsản, ý thức bảo vệ cũng như cải tạo tự nhiên và xã hội và rèn luyện nhiều kỹnăng cần thiết cho học sinh trong cuộc sống hàng ngày Vì vậy, trong nhà trườngphổ thông, Địa lí là một phân môn cần thiết mà việc giảng dạy cũng như học tậpkhông thể không coi trọng Nhưng thực tế dạy học phân môn Địa lí hiện nay ởnhà trường tiểu học đạt kết quả chưa cao Giáo viên còn gặp nhiều khó khăntrong phương pháp dạy, cách hướng dẫn, tổ chức cho học sinh khai thác, tìmhiểu kiến thức Vì vậy, việc tìm kiếm và vận dụng các giải pháp để nhằm nângcao chất lượng dạy và học phân môn này ở bậc tiểu học là rất cần thiết Đó là lý
do tôi đến với đề tài “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí bậc tiểu học”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Điều tra thực trạng việc dạy và học phân môn Địa lí bậc Tiểu học trong nhàtrường hiện nay để nắm được những điểm mạnh, điểm yếu Trên cơ sở đó đề ra
Trang 4những biện pháp phù hợp, hiệu quả được bản thân vận dụng trong thực tiễn quản
lý và giảng dạy phân môn Địa lí ở nhiều năm học, nhằm nâng cao hiệu quả củacông tác dạy học phân môn Địa lí
- Phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm của bản thân với đồng nghiệp trongviệc giảng dạy phân môn Địa lí ở nhà trường và trong địa bàn huyện đối với bậcTiểu học
- Nhằm giúp giáo viên luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng và nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục trong giaiđoạn hiện nay
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Năm học 2016-2017, trường Tiểu học Thành Hưng có 25 cán bộ, giáo viên,nhân viên Trong đó, giáo viên văn hoá có 14 đồng chí Trình độ đào tạo 100%đạt chuẩn trở lên Số giáo viên có trình độ trên chuẩn chiếm 70% Hầu hết, giáoviên có năng lực, nhiệt tình, năng nổ trong công tác Về phía học sinh, nhàtrường có 334 học sinh Trong đó: Nữ: 171 em; Dân tộc: 40 em; Nữ dân tộc: 17em; Khuyết tật: Không Số học sinh khối 4 và 5 là 125 em được chia đều theo 4lớp Bình quân mỗi lớp có 32 học sinh Hầu hết, các em học sinh của nhà trường
là con nông dân, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, một số em bố mẹ đilàm ăn xa phải ở với ông bà hoặc người thân nên điều kiện quan tâm, chăm sóccác em còn hạn chế phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của nhà trường
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu,
các văn bản chỉ đạo của các cấp về vấn đề giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng các mẫuphiếu kiểm tra để điều tra, thu thập thông tin khái quát về thực trạng dạy và họcphân môn Địa lý ở nhà trường Điều tra thông tin thông qua việc báo cáo kết quảgiáo dục học sinh của giáo viên, của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn
+ Phương pháp quan sát: Quan sát thông qua dự giờ thăm lớp, thông qua công
tác giảng dạy của giáo viên, thông qua các lần kiểm tra định kỳ, thông qua mọihoạt động của học sinh trong nhà trường và trong việc tự học tại gia đình cũngnhư khi tham gia các hoạt động xã hội của học sinh
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Sử dụng trong việc nghiên cứu, đánhgiá thực trạng, phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp này để xử lý các
số liệu thu thập, điều tra thực trạng và thu thập kết quả khi áp dụng kinh nghiệmvào thực tiễn nhà trường
Trang 51.5 Những điểm mới của sáng kiến.
- Giúp giáo viên nắm được một số biện pháp hướng dẫn học sinh nắm vững
kiến thức, kỹ năng của phân môn Địa lí như:
+ Cách giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ Phương pháp rèn kỹ
năng sử dụng bản đồ cho học sinh tiểu học
+ Cách hướng dẫn sử dụng biểu đồ, bảng thống kê, tranh ảnh trong dạy họcphân môn Địa lí
+ Phương pháp hình thành các mối quan hệ địa lí
- Biết vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học một cách phù hợp để pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh
- Xây dựng môi trường học tập để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểuhọc đối với các môn học nói chung và với phân môn Địa lí nói riêng
- Đưa ra được một số điều kiện cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học phân môn Địa lí ở các trường Tiểu học
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Việc đổi mới giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu,
nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy
học Trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học Mục đích của việc
đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh phát huy tínhtích cực tự giác, chủ động, sáng tạo; rèn luyện thói quen và khả năng tự học,tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau
trong học tập và trong thực tiễn; có niềm vui, hứng thú trong học tập [2].
Địa lí là một phần của môn Lịch sử và Địa lí, được dạy ở lớp 4 và lớp 5 Mụctiêu quan trọng của dạy học phân môn Địa lí ở Tiểu học là hình thành cho họcsinh một số biểu tượng, khái niệm địa lý và bước đầu hình thành, rèn luyện kĩnăng sử dụng bản đồ, kĩ năng phân tích số liệu, giúp học sinh hiểu biết về môitrường xung quanh Qua đó các em dễ dàng hòa nhập, thích ứng với cuộc sống
xã hội, với môi trường thiên nhiên Do đặc điểm tâm sinh lý học sinh lứa tuổitiểu học chủ yếu còn tư duy trực quan hình tượng nên yêu cầu tri thức của dạyhọc phân môn Địa lí chủ yếu chỉ dừng lại ở việc cung cấp các biểu tượng địa lí,bước đầu hình thành một số khái niệm, xây dựng một số mối quan hệ địa lí đơngiản Từ đó, hình thành và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen ham hiểubiết, yêu thiên nhiên, đất nước con người, có ý thức bảo vệ môi trường, bướcđầu hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Về mặt khách quan:
Thành Hưng là một xã thuộc vùng núi thấp giáp trung tâm huyện Phần đôngdân cư là nghề nông nên mặt bằng dân trí thấp, không đồng đều Kinh tế chủ yếu
Trang 6bằng nghề nông mà xã lại thuộc vùng sống chung với lũ nên cuộc sống ngườidân rất khó khăn, điều kiện chăm sóc, nuôi dạy con cái hạn chế Đây cũng làmột trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học nói chung,chất lượng dạy học phân môn Địa lý nói riêng.
* Về mặt chủ quan:
- Đối với giáo viên: Trong thực tiễn dạy học nhiều giáo viên kiến thức địa lí
chưa vững, chưa thực sự thấy được vai trò quan trọng của phân môn Địa lí Giáoviên chưa nắm vững được phương pháp, cách hướng dẫn học sinh khai thác bản
đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh trong môn học này Hầu hết giáo viên cho đó làtrực quan dạy học để minh họa, mô tả mà không nắm được đây chính là kiếnthức, nội dung giảng dạy thể hiện trong trực quan Khi dạy học còn phụ thuộcnhiều vào bài soạn, lười suy nghĩ, chưa chịu khó tìm tòi, nghiên cứu để nắmvững kiến thức, tìm hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung và mục đích bàidạy Điều này dẫn đến tình trạng dạy sơ sài, chệch trọng tâm của bài dạy Ví dụ:Khi dạy bài “Châu Á” [3] giáo viên không biết cách chỉ vị trí địa lí Châu Á trênbản đồ, kiến thức bài dạy giáo viên chỉ dừng lại khai thác được kênh chữ ghitrong sách giáo khoa một cách máy móc
- Đối với học sinh: Hầu hết học sinh ngại học phân môn Địa lý Phần lớn học
sinh chưa biết sử dụng bản đồ, quả địa cầu rất nhiều Qua dự giờ, tôi nhận thấy,các em thực hành trên bản đồ, quả địa cầu ít, học sinh tìm được các đối tượngđịa lí trên bản đồ rất lâu, mất rất nhiều thời gian Kiến thức địa lí mà các em nắmđược rất máy móc như một bài học thuộc lòng, chủ yếu phụ thuộc vào thông tinkênh chữ trong sách giáo khoa Với cách tiếp thu kiến thức như vậy nên các emnhớ kiến thức không bền vững chủ yếu chỉ trả lời các câu hỏi trong sách giáokhoa dựa vào kênh chữ trong sách để trả lời mà không nhớ, không hiểu và nắmđược kiến thức mà chương trình cần chuyển tải đến các em
Từ thực trạng nêu trên, vào thời điểm tháng 10 năm học 2016-2017, tôi đãtiến hành khảo sát chất lượng dạy học phân môn Địa Lí qua dự giờ 5 giáo viênkhối 4, 5 và khảo sát kết quả học tập của học sinh khối 4,5 của nhà trường đối
với phân môn này Kết quả cụ thể qua bảng số liệu 1,2 như sau:
Bảng số liệu 1: Chất lượng giờ dạy của giáo viên
Trang 7Bảng số liệu 2: Kết quả khảo sát chất lượng học sinh
Đối với giáo viên thường né tránh phân môn Địa lí khi đăng ký thao giảng,dạy thực hành hoặc chưa tự tin khi dạy có Ban giám hiệu và đồng nghiệp dự giờ
Do đó, chất lượng giờ dạy còn hạn chế không có tiết dạy đạt loại giỏi
Đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ cho phân môn Địa lí hầu hết ở các nhàtrường Tiểu học còn hạn chế chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu của dạy học.Qua thống kê số liệu cụ thể trong thư viện đầu năm học 2016-2017 như sau: Đốivới lớp 4: có 4 tranh, 2 bản đồ; Lớp 5 có 4 tranh, 5 bản đồ; quả địa cầu 1 quả Từkết quả thống kê ta nhận thấy với phương tiện dạy học như vậy chưa thể đáp
ứng được cho việc nâng cao chất lượng dạy học
2.3 Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Địa lí bậc Tiểu học.
2.3.1 Giáo viên xác định được mục tiêu và chuẩn kiến thức, kỹ năng cho từng bài dạy
Đây là khâu quan trọng đầu tiên khi dạy bất kỳ một bài học nào Việc xácđịnh đúng mục tiêu bài học giúp giáo viên vận dụng phương pháp dạy học phùhợp đảm bảo đúng, đủ nội dung kiến thức Vì trong thực tế nhiều giáo viên khidạy Địa lí còn phụ thuộc nhiều vào tài liệu sách giáo viên, thiết kế bài dạy Vìvậy, giáo viên chưa nắm vững kiến thức, chưa hiểu được mối quan hệ giữa nộidung và mục đích bài dạy nên kết quả giờ dạy còn yếu Để khắc phục tình trạng
đó và để xác định đúng mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài dạy giáo viêncần lưu ý một số điểm sau:
- Nắm chắc nội dung bài dạy
- Đối chiếu nội dung bài dạy với mục đích của bài để biết:
+ Cái đã có trong mục đích yêu cầu và trong sách giáo khoa
+ Cái gì chỉ đề cập ở yêu cầu mà không có trong sách giáo khoa
+ Cái gì có ở yêu cầu nhưng trong sách giáo khoa thể hiện không rõ ràng + Cái gì đã có trong yêu cầu mà sách giáo khoa không thể hiện
Trang 8Khi nào giáo viên giải quyết đầy đủ những vấn đề trên, giáo viên mới có cơ
sở dạy đúng trọng tâm, truyền thụ kiến thức đúng mục đích, yêu cầu của bài dạy
2.3.2 Một số phương pháp hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng của phân môn Địa lý.
2.3.2.1 Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí
Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí là phương pháp, trong đó giáo viên
tổ chức cho học sinh quan sát tại thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng hình,…Đểhọc sinh có được hình ảnh cụ thể về đối tượng đó Quy trình thực hiện qua 4bước:
Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát Tuỳ theo nội dung học tập giáo viên cóthể lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địaphương
Bước 2: Xác định mục đích quan sát: Với mỗi đối tượng địa lí, giáo viên cầnxác định mục đích của việc quan sát Ví dụ: Khi hình thành biểu tượng về consông, giáo viên có thể cho học sinh quan sát qua thực tế hoặc trên băng hình đểthấy được đặc điểm động của nó như hiện tượng nước chảy
Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn cho học sinh quan sát đối tượng thông qua hệthống câu hỏi, bài tập Hệ thống câu hỏi, bài tập được xây dựng trên mục đíchquan sát và trình độ hiểu biết của học sinh
Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát về đối tượng Sau đógiáo viên cùng học sinh trao đổi, thảo luận, xác nhận và hoàn thiện kết quả nhằmgiúp cho các em có biểu tượng đúng về đối tượng [2]
2.3.2.2 Phương pháp sử dụng bản đồ và cách rèn kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh tiểu học.
* Phương pháp sử dụng bản đồ:
Bản đồ địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt trái đất hoặc một bộ phận của bề mặttrái đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp toán học, phương pháp biểuhiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin cần thiết về địa lí [2] Bản đồ phảnánh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt tráiđất một cách cụ thể mà không có một phương tiện nào có thể thay thế được.Theo các nhà khoa học địa lí cho rằng “Tất cả tri thức của địa lí đều được thểhiện trên bản đồ”, “Bản đồ là con mắt của nhà địa lí” Do đó, bản đồ vừa làphương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức quan trọng của việc dạy học Địa lí,bản đồ là cuốn sách giáo khoa thứ hai Phương pháp sử dụng bản đồ theo quytrình 5 bước:
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ
Bước 2: Xem chú giải để có biểu tượng địa lý cần tìm trên bản đồ
Bước 3: Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu
Trang 9Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giảncủa đối tượng.
Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành phầnđịa lí như: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, động thực vật,…
* Cách rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh:
Trong chương trình dạy học phân môn Địa lí, ngoài một số bài học về bản đồ
ở lớp 4, không có một bài học nào dành riêng cho việc rèn luyện kỹ năng sửdụng bản đồ cho học sinh Vì vậy, trong dạy học giáo viên cần kết hợp chặt chẽgiữa phương pháp giúp học sinh tìm tòi, lĩnh hội tri thức với việc hình thành vàphát triển kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh qua từng bài học Muốn làmđược điều này giáo viên không nên sử dụng bản đồ như một phương tiện minhhọa mà phải sử dụng nó như một nguồn tri thức địa lí quan trọng Để từ đó, họcsinh khai thác kiến thức, rèn luyện kỹ năng Đồng thời bản đồ được sử dụngthường xuyên trong mọi khâu của quá trình dạy học từ bài mới đến ôn tập, kiểmtra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh
Trước hết giáo viên phải biết sử dụng bản đồ thành thạo Cần sử dụng bản đồphù hợp với nội dung bài dạy, không sử dụng một loại bản đồ cho nhiều bài dạy,chỉ đúng, đọc đúng tên trên bản đồ, nắm vững các kiến thức địa lí của bài dạy vàtất cả kiến thức địa lí của bản đồ Việc giáo viên sử dụng bản đồ trong quá trìnhday học có thể coi như một thao tác làm mẫu cho học sinh để giúp học sinh cókhả năng làm việc độc lập với bản đồ trong quá trình dạy học Để đạt được mụctiêu trên, giáo viên chú trọng hình thành và phát triển cho học sinh một số kỹnăng sử dụng bản đồ như sau:
- Rèn kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ: Xác định phương hướng
một cách chính xác trên bản đồ là một kỹ năng cơ bản, quan trọng, nó giúp choviệc xác định vị trí địa lí hoặc mô tả một đối tượng địa lí trên bản đồ một cáchthuận lợi Việc rèn kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ cần được nângcao dần qua các lớp Đối với lớp 4 cần xác định 4 hướng chính: Đông, Tây,Nam, Bắc trên bản đồ Học sinh lớp 5 cần xác định thêm 4 hướng phụ nữa là:Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam
Muốn hình thành kỹ năng xác định phương hướng cho học sinh, trước hếtgiáo viên phải yêu cầu học sinh thuộc và nhớ các quy định về phương hướngtrên bản đồ Người ta quy ước, phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới làhướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây Để rèn kỹ năng xácđịnh phương hướng bản đồ cho có hiệu quả, giáo viên có thể sử dụng các loạibài tập dưới nhiều hình thức khác nhau như điền vào chỗ trống, nối, lựa chọnđúng, sai,…
Ví dụ: Khi dạy bài 1: Việt Nam – Đất nước chúng ta [3] Giáo viên có thể sử
dụng hệ thống các bài tập như sau:
Trang 101 Em hãy đọc tên lược đồ hình 1 và cho biết lược đồ này dùng để làm gì?
2 Phần đất liền của nước ta thể hiện trong bảng chú giải như thế nào?
3 Quan sát lược đồ hình 1, em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống
Phần đất liền của nước ta phía Bắc giáp………,phía Nam giáp…………, phíaĐông giáp,………, phía Tây giáp………
4 Các đảo, quần đảo nước ta là:………
……… Với hệ thống bài tập như trên thì khi trả lời câu hỏi 1 tức là học sinh biếtđược nội dung của lược đồ và mục đích của việc làm Khi học sinh trả lời câuhỏi số 2 tức là học sinh đã nhận biết được ký hiệu của đối tượng cần xác địnhtrên bản đồ Khi học sinh trả lời câu hỏi số 3 tức là học sinh phải xác định đượcphương hướng thì mới biết phần tiếp giáp là nước nào Câu hỏi 4 giúp học sinhtìm được đối tượng địa lý trên bản đồ Kỹ năng xác định phương hướng cho họcsinh cần được tiến hành thường xuyên trong quá trình dạy học địa lý Chẳng hạntrong bài Châu Âu [3] khi học sinh lên xác định vị trí lãnh thổ của Châu Âu nênyêu cầu các em vừa chỉ vừa nói: Châu Âu phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phíaTây giáp Đại Tây Dương, phía Nam giáp Địa Trung Hải, phía Đông, Đông Namgiáp Châu Á
- Rèn kỹ năng tìm và chỉ vị trí địa lý, các đối tượng địa lý trên bản đồ: Vị trí
địa lý của một đối tượng nào đó là mối quan hệ không gian của nó đối với cácđối tượng khác có liên quan nằm bên nó Ví dụ như: một vùng lãnh thổ, một dãynúi, một con sông,…khi hình thành kỹ năng tìm và chỉ vị trí của các đối tượngđịa lý trên bản đồ, giáo viên chỉ cần đưa ra những bài tập yêu cầu học sinh dựavào ngay chú giải và các ký hiệu, chữ viết trên bản đồ để xác định vị trí của cácđối tượng như dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam hãy tìm và chỉ vị trí thủ đô
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An,…hoặc dựa vào bản đồ tự nhiênViệt Nam hãy tìm và chỉ dãy núi Trường Sơn, vị trí sông Hồng,…
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách chỉ vị trí của đối tượng địa lý trênbản đồ như thế nào cho đúng chẳng hạn:
+ Khi chỉ vị trí của một vùng lãnh thổ thì phải chỉ theo đường biên giới khépkín của vùng lãnh thổ đó
+ Khi chỉ vị trí của một dòng sông học sinh phải chỉ xuôi theo dòng chảy + Khi chỉ vị trí của một thành phố học sinh phải chỉ vào ký hiệu thể hiện thànhphố chứ không phải chỉ vào chữ ghi tên thành phố
+ Biện pháp giúp học sinh nhanh chóng tìm ra vị trí của các đối tượng địa lýtrên bản đồ là giáo viên lưu ý học sinh chú ý tới các dấu hiệu đặc trưng, dễ nhậnbiết về hình dạng, kích thước của đối tượng Ví dụ: Lãnh thổ Việt Nam phần đấtliền có hình giống chữ S, đồng bằng sông Hồng có hình tam giác,
Trang 11- Rèn kỹ năng đọc bản đồ: Đọc bản đồ là kỹ năng quan trọng nhất của kỹ năng
sử dụng bản đồ Giáo viên cần hình thành, rèn luyện cho học sinh nhận biết, tìmkiếm kiến thức trên bản đồ với các mức độ sau:
+ Mức độ 1: Học sinh dựa vào ký hiệu ở chú giải, chỉ và đọc tên các đối tượngđịa lý trên bản đồ
+ Mức độ 2: Học sinh dựa vào bản đồ để tìm ra đặc điểm của đối tượng
+ Mức độ 3: Học sinh vận dụng kiến thức địa lý đã có xác lập mối quan hệ địa
lý để rút ra những điều mà trên bản đồ không thể hiện một cách trực tiếp (tuynhiên do khả năng tổng hợp của học sinh tiểu học còn thấp nên không yêu cầucao ở mức độ này với học sinh)
Ví dụ: Khi dạy bài “Dải đồng bằng Duyên Hải Miền Trung”[4] Giáo viên
yêu cầu học sinh dựa vào màu sắc để tìm vị trí của đồng bằng trên bản đồ Hơnnữa học sinh phải dựa vào bản đồ để nhận biết về độ lớn của các đồng bằngmiền Trung, so sánh chúng với các đồng bằng khác ở nước ta như đồng bằngsông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long Cao hơn thế nữa là học sinh dựa vào bản
đồ và kiến thức địa lý đã có để rút ra được nội dung như: Vì dãy Trường Sơntiến ra sát biển, các sông miền Trung đều ngắn, nhỏ, ít phù sa Đó là nguyênnhân làm cho đồng bằng miền Trung nhỏ, hẹp
- Rèn kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý dựa vào bản đồ: Trong quá trìnhhướng dẫn học sinh đọc bản đồ, giáo viên nên kết hợp việc rèn kỹ năng mô tảcác đối tượng địa lý dựa vào bản đồ như mô tả một dãy núi, một dòng sông, đặcđiểm địa hình một vùng lãnh thổ,…
Ví dụ: Khi mô tả địa hình Châu Mĩ [3] học sinh vừa chỉ vào bản đồ vừa mô tả:
Địa hình Châu Mĩ thay đổi từ Tây sang Đông, dọc bờ biển phía Tây là nhữngdãy núi cao đồ sộ, ở giữa là những đồng bằng lớn, phía Đông là những dãy núithấp và cao nguyên Hay khi mô tả sông Mê Công (Cửu Long) trên bản đồ họcsinh mô tả lần lượt theo ý: Sông Mê Công bắt nguồn từ đâu? Sông dài bao nhiêukm? Chảy qua những nước nào? Về Việt Nam sông chia thành mấy nhánh? Tạisao ở Việt Nam sông Mê Công còn có tên gọi là sông Cửu Long? [6]
- Để rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh có hiệu quả, giáo viên cầnsoạn thảo hệ thống bài tập cụ thể dưới nhiều hình thức khác nhau Ngoài ra cầntăng cường cho học sinh sử dụng bản đồ câm Bản đồ trống sử dụng trong thựchành, trong củng cố kiến thức, trong kiểm tra, tổ chức trò chơi
Ví dụ: Sau khi dạy bài: Địa hình và khoảng sản [3] giáo viên có thể tổ chức chohọc sinh tham gia trò chơi cuối buổi học cho học sinh gắn thẻ chữ ghi tên cácdãy núi vào bản đồ trống cho thích hợp Từ đó, học sinh nắm vững kiến thứchơn Hoặc khi dạy kiến thức địa lý thế giới, giáo viên có thể dùng bản đồ câmcho học sinh thực hành tô màu các khu vực, các nước đã học Qua đó, các emxác định đúng vị trí của các quốc gia, các châu lục trên thế giới Đồng thời, cần