Vẫn còn tình trạng đơn điệu trong sinh hoạt cả về nội dung lẫn hình thức, chấtlượng các buổi sinh hoạt còn nghèo nàn, chưa có hiệu quả, một số giáo viên chưa chútrọng tự học, tự bồi dưỡn
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 3
III Các biện pháp đã sử dụng nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ
3 Chỉ đạo việc sắp xếp, bố trí thời gian và nội dung sinh hoạt chuyên
môn hợp lí nhằm nâng cao chất lượng họp tổ chuyên môn
Trang 9
4 Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo
chuyên đề
Trang 10
5 Chỉ đạo tổt việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học Trang 12
6 Chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn trong công tác dự giờ, thăm
lớp
Trang 15
Trang 2xa, Người còn ân cần dặn lại: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết.”
Thực hiện Di chúc của Bác Hồ, thực hiện đường lối của Đảng, nền giáo dụcViệt Nam đã có những bước phát triển mới, vượt bậc, góp phần phát triển mạnh mẽ vàvững chắc hơn cho sự nghiệp giáo dục nước nhà Một trong những đổi mới cơ bản vàtoàn diện của nền giáo dục đó chính là đổi mới trong công tác quản lí Bên cạnh đó, đểgóp phần nâng cao chất lượng dạy - học thì hoạt động chuyên môn trong trường Tiểuhọc là một hoạt động vô cùng quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triểncủa nhà trường
Trong giới hạn bài viết này, tôi muốn đề cập đến công tác sinh hoạt chuyênmôn Đây là một hoạt động hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt động của trườnghọc nói chung và trường tiểu học nói riêng Sinh hoạt chuyên môn không chỉ giúp mỗigiáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân mà còn là hoạt động tạo điềukiện cho tất cả các giáo viên trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác Qua các buổi sinhhoạt, giáo viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức chuyên môn trong thựctiễn, những kỹ năng mềm dẻo trong công tác giảng dạy và quản lý học sinh
Do đó vấn đề sinh hoạt chuyên môn hiện nay đang được các cấp quản lý giáo dục quan tâm và tìm giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của buổi sinh hoạt chuyên môn thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong những năm qua, công tác sinh hoạt chuyên môn ở các trường học trên địabàn huyện Thọ Xuân nói chung và trường Tiểu học Xuân Lai - nơi tôi đang công tác -nói riêng đã được tổ chức thực hiện thường xuyên Song các buổi sinh hoạt chuyênmôn ở hầu hết các nhà trường hiện nay còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập cần phải thayđổi Vẫn còn tình trạng đơn điệu trong sinh hoạt cả về nội dung lẫn hình thức, chấtlượng các buổi sinh hoạt còn nghèo nàn, chưa có hiệu quả, một số giáo viên chưa chútrọng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, gây khó khăn cho việc duy trì vàphát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường
Là một Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, bản thân tôi luôn luôn trăn trở đểtìm biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường thôngqua việc nâng cao năng lực chuyên môn và rèn luyện tay nghề vững vàng cho đội ngũ
Trang 3giáo viên Tôi thiết nghĩ việc tổ chức tốt và có quy mô buổi sinh hoạt chuyên môn định
kì sẽ vô cùng quan trọng góp phần lớn vào sự phát triển bền vững chất lượng giảng dạy
của nhà trường Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Tiểu học.”
II Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyênmôn của tổ khối, tạo động lực giúp giáo viên hứng thú với hoạt động sinh hoạt chuyênmôn Từ đó, giáo viên sẽ phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân, nâng cao chấtlượng dạy học Đồng thời giúp cho tổ khối trưởng chuyên môn có kĩ năng tổ chức cácbuổi sinh hoạt linh hoạt, khoa học và sáng tạo
III Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu và tổng kết về một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chấtlượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học
VI Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện, Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng cáccấp Nghiên cứu các chỉ thị, quy định của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷban nhân dân tỉnh và Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thanh Hoá, các văn bản hướng dẫn,các công văn chỉ đạo của Phòng Giáo dục - Đào tạo Thọ Xuân về đổi mới giáo dục vànâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng sự phát triển của xã hội ngày càng cao
- Nghiên cứu các tài liệu bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chu kì bồi dưỡngthường xuyên, tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí trường tiểu học; tạp chí Giáo dục vànhà trường; tập san Giáo dục; Báo Giáo dục và thời đại;
b Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Khi triển khai nghiên cứu đề tài tại đơn vị nơi tôi đang công tác, tôi đã sử dụngkết hợp nhiều phương pháp như: Quan sát - Đàm thoại - Điều tra thông tin - Nghiêncứu kết quả hoạt động - Phương pháp luận đa chiều - Tổng kết kinh nghiệm
c Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Nghiên cứu tình hình thực tế, thống kê số liệu thực và xử lí số liệu trong quátrình thực hiện đề tài
Trang 4PHẦN 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
Như chúng ta đã biết, trong hoạt động sinh hoạt chuyên môn của nhà trường thì
tổ khối chuyên môn là một tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng nhiệm vụchuyên môn Hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khókhăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ Nội dung sinh hoạt chuyên môn
là những vấn đề về thực hiện giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bảnchỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang rathảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biệnpháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó góp phần nâng cao trình độ chuyênmôn của đội ngũ giáo viên Sinh hoạt chuyên môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viêntheo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bịgiáo dục Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7
thành viên trở lên thì có 1 tổ phó (Điều 18, Khoản 1 - Điều lệ trường Tiểu học); Tổ
chuyên môn là một bộ phận cấu thành trường tiểu học; Là nơi trực tiếp triển khai cáchoạt động giáo dục và dạy học; là nơi tập hợp, đoàn kết các giáo viên trong tổ, kịp thờiđộng viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ; Tổ chuyên môn là đầumối mà hiệu trưởng dựa vào đó để quản lí nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng
cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy học và các hoạt động sư phạm của giáo viên
Nhiệm vụ của tổ chuyên môn là: xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổtheo tuần, tháng, năm nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt độnggiáo dục; thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng,hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo
kế hoạch của nhà trường; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó (Điều 18, khoản 2 Điều lệ trường Tiểu học).
-Để một buổi sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả, các chuyên đề phải thỏa mãntối thiểu các điều kiện sau: Phải được bắt nguồn từ việc giải quyết các vấn đề khó,hoặc các vấn đề mới phát sinh trong thực tế giảng dạy Bám sát định hướng đổi mớiphương pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá hiện nay Mang tính phổ biến và khả thi.Đảm bảo nguồn lực và các điều kiện cơ sở vật chất Sinh hoạt chuyên môn không chỉgiúp mỗi giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân mà còn là môi trường
để tình đồng nghiệp nảy nở và phát triển giữa tất cả giáo viên, giúp họ hỗ trợ lẫn nhautrong công tác; hình thành môi trường học tập tốt đẹp cũng như truyền thống, bản sắcvăn hóa riêng của nhà trường
Trang 5Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, qua nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên,các Điều khoản trong Điều lệ trường Tiểu học, những nhiệm vụ trọng tâm trong nămhọc của Phòng Giáo dục - Đào tạo Thọ Xuân và nhà trường Tiểu học Xuân Lai cùngvới việc đúc kết kinh nghiệm qua những năm bản thân được giữ chức vụ Phó Hiệutrưởng phụ trách chuyên môn, tôi đưa ra những việc làm cụ thể, một số biện pháp khảthi góp phần nâng cao hiệu quả trong việc sinh hoạt chuyên môn tổ khối tại đơn vị nơitôi đang công tác Từ hiệu quả của công tác sinh hoạt chuyên môn mà góp phần tíchcực nhất trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường một cách bền vững.
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Trường Tiểu học Xuân Lai - nơi tôi đang công tác - là một nhà trường được cấptrên đánh giá là có chất lượng giáo dục bền vững Tập thể nhà trường nhiều năm liêntục được UBND huyện Thọ Xuân tặng giấy khen và một số năm được UBND tỉnhThanh Hoá tặng bằng khen Năm học 2014 - 2015 nhà trường được nhận Bằng khencủa Thủ tướng Chính phủ Đội ngũ cán bộ quản lí có tinh thần trách nhiệm cao, cónăng lực quản lí tốt và nhiều giáo viên đã đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua
1 Thuận lợi
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp trên, đặc biệt là UBNDhuyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thọ Xuân, UBND xã Xuân Lai, nhất là việcban hành các chủ trương, chính sách đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo; công tác thammưu, quản lý, chỉ đạo của ngành tiếp tục có nhiều đổi mới mang lại hiệu quả tích cực,tạo niềm tin và động lực cho toàn trường giữ vững kỷ cương, trách nhiệm và uy tín
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ổn định, đảm bảo về số lượng vàchất lượng, có tinh thần học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạmtạo được sự đồng thuận trong việc quyết tâm chấn chỉnh kỷ cương trong dạy học có ýthức đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả giáo dục
Chất lượng tổ khối trưởng chuyên môn phần nào đáp ứng được yêu cầu thực tếcủa nhà trường và đòi hỏi sự đổi mới trong quản lí chuyên môn theo chương trình giáodục hiện hành
2 Khó khăn
Tư tưởng đổi mới phương pháp dạy học trong một bộ phận nhỏ giáo viên cònchậm tiến, nhất là số giáo viên còn hạn chế về trình độ và năng lực chuyên môn Vẫncòn tình trạng một số giáo viên dự sinh hoạt chuyên môn còn mang tính hình thức,không chú trọng học hỏi, trao đổi
Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn Năm 2016 - 2017 nhà trườngđang xây dựng một khu nhà tầng thay thế cho khu nhà cấp 4 Tất cả các phòng hiệu bộđều dành cho học sinh học tập nên việc tổ chức các hoạt động chuyên môn gặp nhiềukhó khăn
Trang 63 Xếp loại chuyên môn - nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trong nhà trường
từ năm học 2014 - 2015 đến năm 2015 - 2016.
Xếp loại chuyên môn - nghiệp vụ Tổng số Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu
Bảng số liệu trên cho thấy chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viêntrực tiếp đứng lớp trong nhà trường tương đối đồng đều Tuy nhiên số giáo viên chỉ đạtKhá về chuyên môn, nghiệp vụ vẫn còn nhiều chưa tương xứng với tiềm năng của nhàtrường Điều đó đặt ra cho BGH chúng tôi một niềm trăn trở lớn: Làm thế nào để nângcao chất lượng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chấtlượng dạy học? Để làm được điều đó tôi thiết nghĩ vấn đề cần thiết phải giải quyết đó làtìm biện pháp nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn để mỗi giáo viêntrong từng tổ, khối ý thức được nhiệm vụ của mình, mỗi thành viên trong tổ chuyên mônđược học hỏi kinh nghiệm và hoàn thiện mình từ những lời nhận xét, góp ý của đồngnghiệp
4 Nguyên nhân của thực trạng trên.
Hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học Xuân Lai chúng tôi trong nhiều
năm qua đã có nền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên và phát triển một cáchbền vững qua từng năm học Tuy vậy, cũng như một số trường bạn, vấn đề chỉ đạo sinhhoạt và sinh hoạt tổ chuyên môn còn bộc lộ một số nhược điểm sau:
- Có tổ khối chưa thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảo thời lượngdẫn đến nội dung sinh hoạt chưa đảm bảo; giáo viên trong tổ khi gặp khó khăn vềchuyên môn không được giúp đỡ kịp thời dẫn đến lúng túng khi tiếp cận với nhữngmảng kiến thức khó
- Tổ trưởng chuyên môn chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình, thường cótâm lí chỉ coi mình giống như một giáo viên, ngại thể hiện mình khi tổ chức sinh hoạtchuyên môn tổ khối; chưa biết phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ theođúng yêu cầu và năng lực của từng người; đặc biệt chưa chủ động xây dựng tốt kếhoạch hoặc chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượngchuyên môn
- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò
bó, chưa biết đi sâu vào những nội dung quan trọng và những vấn đề trọng tâm đổimới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 - 2017, tiếp tục đổi mới công tác quản lí vànâng cao chất lượng giáo dục, để thực hiện tốt nhiệm vụ của một cán bộ quản lí phụ
Trang 7trách chuyên môn, tôi nhận thấy cần tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo tốt việc sinhhoạt chuyên môn trong nhà trường để nâng cao chất lượng giảng dạy Đây là một nhiệm
vụ trọng tâm và quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của nhà trường
III CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
Thực chất, hoạt động sinh hoạt chuyên môn tổ khối là một hoạt động quantrọng và đã được các nhà trường đặt lên hàng đầu trong những nhiệm vụ trọng yếu củanăm học Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ khối nhằm nâng cao chấtlượng dạy - học, trong những năm qua, với cương vị là Phó hiệu trưởng phụ tráchchuyên môn, tôi luôn luôn trăn trở, tìm tòi và vận dụng nhiều biện pháp để công tácnày đạt kết quả tốt nhất Trong giới hạn bài viết này, tôi sẽ trình bày một số biện pháphữu hiệu nhất được rút ra từ kinh nghiệm của bản thân mà tôi đã áp dụng để chia sẻvới mọi người nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà các nhà trường tiểuhọc thường mắc phải trong sinh hoạt chuyên môn tổ khối
1 Chọn và bồi dưỡng năng lực tổ chức điều hành cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn (những người chủ trì các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn).
Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học chiếm một vị trí vô cùng quantrọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụchuyên môn Vì vậy vai trò của tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lí nhiềumặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước hiệutrưởng và chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổcủa mình Chính vì tầm quan trọng của người giữ vai trò là tổ trưởng chuyên môn,ngay từ đầu năm học, sau khi đã cân nhắc kĩ càng, tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng đểchọn ra được những khối trưởng, tổ trưởng thật sự có năng lực, đáp ứng được các yêucầu công việc
Như phần trên tôi đã trình bày, trường chúng tôi gồm 5 khối lớp (từ khối 1 đếnkhối 5), được chia thành 2 tổ chuyên môn: Tổ 1 (Khối 1, 2, 3); Tổ 2 (Khối 4, 5 và giáoviên chuyên (Ngoại ngữ, Âm nhạc, Thể dục) Mỗi khối lớp có một khối trưởng vàngười điều hành chung các hoạt động chuyên môn trong tổ là tổ trưởng chuyên môn.Muốn chỉ đạo tốt các hoạt động của tổ, giáo viên có năng lực quản lí được chọn làm tổtrưởng phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Phải là người có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt các quyđịnh của ngành, của nhà trường, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
- Người tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động, có kiếnthức vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, đạt được nhiều thànhtích trong quá trình công tác, có khả năng quản lí, làm việc luôn có kế hoạch
- Là một người bạn đồng hành, đồng chí chân thành, sẵn sàng giúp đỡ đồngnghiệp về tinh thần lẫn vật chất và điều cốt lõi là phải biết động viên, khích lệ sự cốgắng phấn đấu của các thành viên trong tổ
Từ một số yêu cầu cơ bản trên, BGH trường chúng tôi đã chọn cử được 2 đồngchí đủ tài và đức để cùng chúng tôi gánh vác nhiệm vụ trọng yếu của nhà trường Hai
Trang 8đồng chí được chọn đảm nhận chức vụ Tổ trưởng chuyên môn là những người có tâmvới nghề nghiệp, đạt được nhiều thành tích cao trong quá trình công tác như: nhiềunăm đạt giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, được Hội đồng khoa học cập huyện, cấptỉnh công nhận sáng kiến kinh nghiệm nhiều năm Và 5 đồng chí khối trưởng từ khối
1 đến khối 5 là những trợ thủ đắc lực giúp 2 Tổ trưởng chuyên môn hoàn thành tốtnhiệm vụ của mình
Như vậy, Tổ trưởng chuyên môn phải là người có uy tín, được tập thể tínnhiệm, biết điều hành các hoạt động của tổ khối một cách khoa học, hiệu quả Vì vậytôi đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn trong
tổ Đó là các kiến thức, kĩ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ theo nămhọc, tháng, tuần; bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra chuyên đề, kiểm tra nội bộ bồidưỡng những kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cho cả nămhọc, cho từng buổi cụ thể Bồi dưỡng năng lực tổ chức và điều hành một buổi sinhhoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ; một số kĩ năng ra đềkiểm tra cho học sinh trong các đợt kiểm tra định kì, phân công nhiệm vụ cho cácthành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡgiáo viên một cách kịp thời; Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghềnghiệp giáo viên tiểu học
Biện pháp mà tôi đã thực hiện để bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn đó là: Yêucầu tổ trưởng chuyên môn nắm vững các văn bản chỉ đạo (cần phải lưu giữ nhữngNghị quyết, văn bản, công văn của cấp trên để làm kim chỉ nam cho mọi hành động),nắm vững chương trình, Chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản các môn học, nắm chắcphương pháp dạy học của từng môn của các lớp thuộc khối lớp trong tổ phụ trách Cóvấn đề gì khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ thì tôi giải thích bổ sung và giúp đỡ tậntình nhưng vẫn trên nguyên tắc tự học, tự bồi dưỡng là chủ yếu
2 Bồi dưỡng tổ trưởng thông qua việc xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn.
Ngay từ đầu năm học, sau khi đã ổn định chức danh, chức vụ công tác trongnhà trường, tôi đã cùng với hai tổ trưởng bắt tay ngay vào việc xây dựng kế hoạch nămhọc của tổ chuyên môn Tôi đã chỉ đạo cho các tổ trưởng khi xây dựng kế hoạch phảilàm rõ được các mục tiêu sau:
- Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn (thường gọi tắt là "Kế hoạch tổ chuyênmôn") là một bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của tổ chuyên môntrong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của tổ và của nhàtrường
- Xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu của
tổ chuyên môn và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả nhữngnhiệm vụ, chỉ tiêu đó Khi xác định các chỉ tiêu nhiệm vụ, cần đưa ra được những chỉtiêu, xác định được các mức độ, các chỉ tiêu phải được định lượng và biểu thị cụ thểbằng những con số, tỷ lệ%,
- Bản chất của việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn là xác định xem trongnăm học, tổ chuyên môn hướng đến những mục tiêu phát triển nào; muốn thực hiện để
Trang 9đạt được các mục tiêu đề ra đó cần phải làm gì, làm như thế nào, làm trong thời điểmnào và ai sẽ là người thực hiện.
Như vậy, tôi định hướng cách xây dựng kế hoạch cho hai tổ trưởng và giúp họhiểu được kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch nămhọc của nhà trường, kế hoạch chuyên môn của Phó Hiệu trưởng và kế hoạch bồidưỡng của nhà trường Khi hướng dẫn tổ trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động tôi đãlưu ý cho hai đồng chí phải xây dựng dựa trên điều kiện thực tiễn của nhà trường, tìnhhình đội ngũ giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất và thực tiễn học sinh trong tổ.Trong kế hoạch tổ chuyên môn thì nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một phần quantrọng Nội dung này phải thể hiện được những việc cần làm cho cả năm học và có phầndành để bổ sung cho những vấn đề phát sinh do cấp trên chỉ đạo hoặc nảy sinh như tăngcường biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiếnthức kĩ năng ở một số môn sau mỗi lần kiểm tra định kì; dạy học theo nhóm đối tượnghọc sinh, theo nhóm sở thích; cách thức hoạt động các câu lạc bộ trường học đạt hiệuquả; những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc khó khăn trong quá trình giảng dạyđặc biệt quan tâm đến những giáo viên có năng lực chuyên môn còn hạn chế
Để xây dựng được một bản kế hoạch tổ chuyên môn có quy mô và kĩ càng, tôi đãgiúp hai đồng chí tổ trưởng nắm được quy trình xây dựng kế hoạch như sau:
- Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn lập dự thảo kế hoạch năm học (Việc 1: Thuthập xử lí thông tin Việc 2: Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ của năm học Việc 3:Xây dựng yêu cầu, các chỉ tiêu, đăng kí thi đua của tổ Việc 4: Xác định các biện pháp.Việc 5: Dự kiến công việc, thời gian.)
- Bước 2: Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể
- Bước 3: Điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lí dự thảo kế hoạch
- Bước 4: Gửi bản dự thảo kế hoạch cho Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phêduyệt
- Bước 5: Công bố và thực hiện
Từ những việc làm trên, tôi đã từng bước bồi dưỡng cho hai đồng chí tổ trưởngchuyên môn một số vấn đề cần thiết để bắt nhịp được với công việc một cách khoahọc, hợp lí, trang bị cho bản thân những vốn kiến thức cần và đủ để có thể điều hànhtốt các hoạt động của tổ mình phụ trách
3 Chỉ đạo việc sắp xếp, bố trí thời gian và nội dung sinh hoạt chuyên môn hợp lí nhằm nâng cao chất lượng họp tổ chuyên môn.
Nhằm khắc phục những hạn chế của những buổi sinh hoạt chuyên môn sơ sài,hình thức và nghèo nàn về nội dung của những năm học trước, ngay từ đầu năm học
2016 - 2017, tôi đã lập kế hoạch cụ thể và vạch rõ những bước cơ bản của một buổisinh hoạt yêu cầu tổ trưởng phải thực hiện một cách nghiêm túc, không cắt xén thờigian và sau sinh hoạt có báo cáo Ban Giám hiệu về diễn biến và những vấn đề quantrọng của buổi sinh hoạt, xin ý kiến chỉ đạo nếu cần
Trường chúng tôi đã thực hiện sinh hoạt chuyên môn thường kỳ theo quy địnhmột cách rất nghiêm túc Mỗi tháng tổ chuyên môn họp 2 lần vào tuần thứ 2 và tuần
Trang 10thứ 4 của tháng và sinh hoạt vào chiều thứ 2 Trước sinh hoạt tổ chuyên môn, tất cảcác giáo viên đã được tiếp thu các nội dung kế hoạch tháng của nhà trường, công đoàn,của chuyên môn, các đoàn thể, báo cáo tổng kết kế hoạch tháng trước thông qua buổihọp Hội đồng sư phạm Như vậy giáo viên cũng đã hình dung được nội dung công việc
và kế hoạch trong tháng của từng cá nhân, từng tổ khối
Tôi đã chỉ đạo cho hai đồng chí tổ trưởng chuyên môn chuẩn bị kĩ càng nộidung sinh hoạt tổ Tôi là người trực tiếp theo sát công tác chuyên môn của các tổ, điềuhành chung mọi công việc và phải có kết quả cụ thể qua từng buổi sinh hoạt Khiduyệt kế hoạch tuần, kế hoạch tháng của tổ, bao giờ tôi cũng duyệt rất kĩ và sau đóthống nhất nội dung công việc trong tuần, trong tháng với tổ trưởng, tôi đặc biệt quantâm tới nội dung sinh hoạt chuyên môn Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phải thực
sự phong phú, bám sát vào chương trình hành động của từng tuần, từng tháng vànhững mục tiêu đã đề ra: Nội dung mang tính chất hành chính như thi đua, kỷ luật, nềnếp, chỉ được chiếm không quá 1/3 thời gian họp tổ 2/3 thời gian họp tổ là đi sâubàn về các nội dung liên quan trực tiếp đến dạy học, như rút kinh nghiệm dự giờ, họctập chuyên đề, cách giảng dạy bài khó, bàn về các biện pháp nâng cao chất lượng dạyhọc; Điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sởđảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản theo quy định; thống nhất ra đề kiểm tra định
kì theo yêu cầu của nhà trường (nếu có) Xem xét việc thực hiện chương trình, thốngnhất từng tiết dạy của tuần tiếp theo về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học; rútkinh nghiệm qua các bài khó dạy để từ đó có phương pháp dạy học phù hợp nhằmnâng cao chất lượng Thống nhất kiến thức trọng tâm của từng phần ở một số môn học.Bàn bạc thực hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh có năng lực học tập tốt quaviệc sinh hoạt các câu lạc bộ Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, mà nhà trường đã thànhlập; hay bàn về biện pháp phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng ở một sốmôn học
Sổ ghi biên bản họp tổ chuyên môn cũng được Ban Giám hiệu và tổ trưởng họp
bàn, thống nhất, quy định, in sẵn phát cho mỗi tổ một quyển “Sổ sinh hoạt chuyên môn” và coi đây là minh chứng quan trọng đánh giá chất lượng sinh hoạt tổ chuyên
môn
Từ việc quản lí chặt chẽ này, cả hai tổ chuyên môn trường chúng tôi đã đi vàohoạt động có nền nếp và hiệu quả ngày từ đầu Không còn tình trạng họp sơ sài, qualoa, chiếu lệ nữa Tổ trưởng chuyên môn đã phát huy hết vai trò của mình và quản lí tổmình rất tốt đảm bảo về nề nếp, giờ giấc và nội dung sinh hoạt Ban Giám hiệu chúngtôi đã quản lí rất sát sao việc sinh hoạt tổ chuyên môn vì đây là một hoạt động vô cùngquan trọng, giúp cho mỗi giáo viên trong tổ khối có thói quen học hỏi Những người
có năng lực tốt thì phát huy tối đa sở trường của mình còn những giáo viên năng lựcchuyên môn còn non thì được đồng nghiệp giúp đỡ, được tháo gỡ những vướng mắc
mà đôi khi bản thân không dám đối diện
4 Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề
Trang 11Đây là một hoạt động rất quan trọng của tổ chuyên môn, điều này càng có ýnghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay: thực hiện đổi mới nội dung chươngtrình và phương pháp dạy - học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
Trước mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, tổ trưởng phải lên kế hoạch
cụ thể nội dung cần sinh hoạt, tôi là người trực tiếp duyệt kế hoạch và sẽ bổ sung nhữngvấn đề cần thiết cho buổi sinh hoạt chuyên đề đạt hiệu quả cao hơn Tôi đã định hướng vàgiúp 2 đồng chí tổ trưởng chuyên môn hiểu và xác định rõ được mục đích, ý nghĩa củaviệc sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề là:
- Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập, chia sẻ, trao đổi thông tingiữa các giáo viên để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho côngviệc của mình; tạo động lực làm việc cho giáo viên, phát huy vai trò tự chủ của giáoviên trong chuyên môn
- Phát huy tốt vai trò của tổ trưởng chuyên môn, phân công nhiệm vụ hợp lí,phát huy tối đa năng lực tiềm năng và vai trò của mỗi giáo viên trong tổ; tăng cườngkhả năng làm việc nhóm và sự hợp tác của các giáo viên trong tổ
- Tăng cường quá trình tự học, tự bồi dưỡng; động viên, khuyến khích giáo viênnghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm Đặc biệt coi trọng và đề cao nhữngnăng lực riêng biệt của giáo viên trong giảng dạy, giáo dục
* Hướng dẫn xây dựng các chuyên đề sinh hoạt ở tổ chuyên môn
- Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm từng năm học của Sở Giáodục & Đào tạo Thanh Hóa, Phòng Giáo dục & Đào tạo Thọ Xuân, căn cứ vào tình hìnhthực tế của trường và tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn lựa chọn nội dung sinh hoạtchuyên đề, nội dung sinh hoạt chuyên đề cần bám sát vào định hướng đổi mới phươngpháp dạy học, kiểm tra đánh giá và có tính khả thi
- Tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên nghiên cứu và báo cáo chuyên đề,quy trình nghiên cứu chuyên đề ở tổ chuyên môn cần trải qua ba giai đoạn: lập kếhoạch, triển khai kế hoạch, phân tích và chiêm nghiệm Ở từng giai đoạn tổ trưởngchuyên môn yêu cầu giáo viên hoặc nhóm giáo viên nghiên cứu phải có những hoạtđộng và việc làm cụ thể
- Để các hoạt động sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn được thuận lợi, khả thi
và tranh thủ được các nguồn lực cần thiết từ nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng kếhoạch chuyên đề và trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt ngay từ đầu năm học
Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề phải được trình bày rõ ràng về thời gian (tháng,ngày, giờ), nội dung (mục tiêu, chủ đề, hình thức, tài liệu), nhân lực (người phụ trách,người thực hiện, người hỗ trợ), địa điểm, thành phần người tham dự,
- Để tổ chức một hoạt động sinh hoạt chuyên đề có hiệu quả, yêu cầu bắt buộcphải thiết kế được các hoạt động một cách khoa học theo các bước sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
+ Dự kiến nội dung công việc, tiến trình hoạt động
+ Dự kiến những phương tiện, thiết bị cần cho hoạt dộng