“ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 9 ”I.. Điểm thimôn Lịch sử đã khiến tất cả chúng ta phải suy nghĩ, băn khoăn … Từ những vấn đề trên, bản thân là một giáo vi
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THCS – THPT Huỳnh Văn Nghệ
HUỲNH VĂN NGHỆ
Trang 2SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1 Họ và tên: Trương Thị Vân
2 Ngày tháng năm sinh : 14/04/1979
9 Đơn vị công tác: Trường THCS – THPT Huỳnh văn Nghệ
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Đại học sư phạm
- Năm nhận bằng : 2002
- Chuyên ngành đào tạo : Sử - GDCD
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Lịch sử
- Số năm kinh nghiệm: 15 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có:
1 Năm học 2008 – 2009: lồng ghép trò chơi vào phương pháp trực quan trong dạyhọc lịch sử gây hứng thú cho học sinh THCS
2 Năm 2009 – 2010: Ứng dụng công nghệ thông tin vào phương pháp trực quantrong dạy học lịch sử 8
3 Năm học 2010 – 2011: Ứng dụng CNTT vào phương pháp trực quan gây hứngthú cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 8
4 Năm học 2012 – 2013: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy họcmôn lịch sử ở trường THCS
5 Năm học 2013 – 2014: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy họclịch sử trung học cơ sở
6 Năm học 2014-2015: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy họclịch sử 9
2
Trang 3“ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 9 ”
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nghị quyết Trung ương II và Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định: “Giáodục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” vì chỉ có giáo dục mới đưa chúng ta hoà nhậpvới nền kinh tế tri thức hiện đại Trong nền giáo dục toàn diện đó, người học sinh đượchọc rất nhiều môn học trong đó có môn Lịch sử Lịch sử giúp chúng ta hiểu được ngọnnguồn sự phát triển của xã hội loài người từ thời nguyên thủy đến thời kì hiện đại Lịch
sử có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục học sinh - thế hệ trẻ của đấtnước Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào vớitruyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta Qua đó các em xác định nhiệm
vụ hiện tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai - nhất là đối với học sinh lớp 9cuối cấp Trung học cơ sở
Nhưng hiện nay, phần lớn học sinh vẫn chưa nhận thức rõ và còn xem nhẹmôn Lịch sử Hầu hết các em có thói quen học thuộc lòng mà ít có khả năng phân tích,đánh giá, so sánh… những sự kiện lịch sử nên khi dạy học cả giáo viên và học sinhđều gặp khó khăn Điều này thể hiện rõ nhất qua các kì thi cao đẳng, đại học Điểm thimôn Lịch sử đã khiến tất cả chúng ta phải suy nghĩ, băn khoăn …
Từ những vấn đề trên, bản thân là một giáo viên dạy lịch sử, đã tham dự nhiềuchuyên đề do sở, phòng tổ chức và nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn lịch sử lớp 9, tôiluôn hi vọng các em học sinh sẽ thay đổi ý thức của mình trong việc học – nhất là họcsinh lớp 9 Để làm được điều đó, yếu tố đóng vai trò quan trọng, quyết định là phương
pháp dạy học của giáo viên Vì thế tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “ Phương pháp
sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9” Qua đó, bước đầu tôi đề xuất
một số biện pháp sư phạm cần thiết, nhằm nâng cao nhận thức lịch sử cho học sinhcuối cấp đảm bảo cho các em có đủ hành trang kiến thức để bước vào cấp học Trunghọc phổ thông
II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lí luận.
Hội nghị lần thứ IV của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khoá VII - năm 1993
đã nêu rõ mục tiêu tổng quát của nền giáo dục nước ta là “ Phát triển giáo dục nhằmnâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nên những con người cókiến thức văn hoá, khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có
kỉ luật, giàu lòng nhân ái, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu pháttriển đất nước những năm 90 và chuẩn bị cho tương lai…”
Để thực hiện được mục tiêu trên, không thể bỏ qua vai trò, nhiệm vụ của ngườigiáo viên trong công tác giáo dục Bởi giáo viên là lực lượng cốt cán đảm nhiệm vàthực hiện tốt nhất các chức năng của giáo dục Giáo viên là những người chiến sĩ cáchmạng trên mặt trận tư tưởng và văn hoá Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượnggiáo dục, được xã hội tôn vinh và trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn đóng vaitrò chủ đạo để điều khiển, tổ chức học sinh hoạt động, học tập Với vai trò, nhiệm vụlớn lao nhưng cũng rất cao quý, người giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng
Trang 4cảm thấy thật tự hào vì mình được là người thầy đứng trên bục giảng dưới mái trường
xã hội chủ nghĩa Từ niềm tự hào hạnh phúc ấy, chúng tôi phải gương mẫu hơn nữa, cốgắng đem hết khả năng của mình để để đào tạo các em sau này trở thành con người “vừa hồng vừa chuyên”, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Để thực hiện được những ước vọng, lí tưởng cao đẹp ấy thì trong thực tế giảngdạy, người giáo viên phải làm thế nào để có thể truyền đạt hết kiến thức cho các emhiểu được, từ đó biết cách vận dụng vào thực tiễn
Trước đây nền giáo dục của nước ta còn gặp nhiều khó khăn do hoàn cảnh đấtnước Nhưng rồi theo thời gian, đất nước ta đã hoàn toàn độc lập, tự do, nền giáo dụcnước ta ngày càng hoàn thiện và có nhiều đổi mới Trong nền giáo dục phát triển ấy,đòi hỏi người giáo viên cũng phải thay đổi cách dạy truyền thống, kết hợp với cácphương pháp dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng dạy và học
Trong một lần tình cờ, tôi đọc được câu nói của Lênin: “ Nếu cùng một lúc có nhiều giác quan cùng tham gia vào một quá trình nhận thức thì hiệu quả của việc lĩnh hội kiến thức sẽ cao hơn nhiều” Và theo tài liệu của Unesco: “ Nghe giữ lại 15% kiến thức, nhìn giữ lại 25% kiến thức, kết hợp nghe và nhìn sẽ giữ lại 65% kiến thức”.
Như vậy, nếu người giáo viên truyền đạt kiến thức bằng lời nói sinh động, hấpdẫn, các phương pháp khoa học cùng với việc sử dụng đầy đủ đồ dùng dạy học sẽ giúphọc sinh kết hợp nhiều giác quan cùng một lúc Và điều đó sẽ tạo hứng thú trong quátrình học tập, giúp các em khắc sâu kiến thức, hiểu kĩ, nhớ lâu…
Sau nhiều năm kinh nghiệm đứng trên bục giảng tôi thấy những điều mình nói
ra thật dễ dàng nhưng khi thực hiện thì không dễ chút nào Bên cạnh những yếu tố chủquan và khách quan tôi đã đề cập ở phần trên thì điều làm tôi lo lắng đó là trong lúcmình đứng trên bục giảng, lời nói của mình đã rõ ràng, sinh động hay chưa, kết hợpcác phương pháp dạy học tốt hay chưa, đặc biệt là việc sử dụng các đồ dùng dạy học
đã phù hợp, đã đúng lúc hay chưa, các em đã hiểu hết nội dung bài học chưa? Thật
là khó để biết được bản thân mình làm được đến mức độ nào bởi dạy học là cả mộtnghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải yêu nghề, yêu trẻ, sống hoà mình vào sự kiện,vấn đề lịch sử mà mình đang truyền thụ cho học sinh Lúc đó giáo viên vừa là đạo diễn
và cũng là người diễn viên trên bục giảng Chính vì vậy, tôi mong đề tài của mình sẽđược sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để có thể áp dụng hiệu quả vào thực tếgiảng dạy
- Khả năng nắm bắt, đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh chưa cao, chưa hiểu hết bảnchất của một sự kiện, vấn đề lịch sử
4
Trang 5- Phương pháp học tập còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp đa dạng các phươngpháp chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy chưa cao.
- Kết quả học tập của học sinh còn thấp
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Với nền giáo dục hiện đại của chúng ta ngày nay thì việc sử dụng đồ dùng dạyhọc đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với việc đổi mới phương pháp dạy học Tuynhiên, số lượng đồ dùng dạy học còn phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh từng địa phương,từng trường học Vậy người giáo viên phải sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quảcao nhất? Tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi lớn mà bất cứ người giáo viên nào cũngphải suy nghĩ và mong có câu trả lời đầy đủ
Tôi đã đề cập rất nhiều đến đồ dùng trực quan từ đầu bài viết của mình, vậy thì
đồ dùng cụ thể của môn Lịch sử là gì? Đó chính là: lược đồ, sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh,các hiện vật phục chế, bút lông, bảng phụ, CNTT… tất cả đều là những thiết bị, đồdùng rất cần thiết
1 Khái niệm.
Phương pháp trực quan xuất phát từ nguyên tắc trực quan là một nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học Trên cơ sở quan sát các sự vật hay đồ dùng trực quan minh họa về
sự vật ấy tạo biểu tượng Lịch sử và hình thành khái niệm Lịch sử cho học sinh
Trong giảng dạy việc bảo đảm tính trực quan là một nguyên tắc quan trọng Đốivới môn Lịch sử nó càng trở nên thiết yếu, vì sự kiện Lịch sử xảy ra cách đây hàngchục vạn năm, những công cụ lao động, vũ khí…nếu giáo viên dùng tranh ảnh hay divật để minh họa thì học sinh sẽ tiếp thu kiến thức dễ dàng, nhanh chóng Đồng thờigiáo viên giảm được rất nhiều thời gian miêu tả tỷ mỷ, dài dòng, tiết kiệm được khâu
thông báo kiến thức trên lớp Trong đồ dùng trực quan về môn Lịch sử ở trường THCS hình thành các nhóm chủ yếu sau:
- Nhóm bản đồ Lịch sử
- Nhóm hình vẽ, tranh ảnh Lịch sử
- Nhóm các loại đồ dùng trực quan khác: Niên biểu, bảng so sánh, bảng thống
kê, sa bàn, mô hình, hình vẽ trên bảng đen, phim ảnh, đèn chiếu, CNTT…
2 Ưu điểm và một số điểm cần lưu ý khi sử dụng đồ dùng trực quan.
*Ưu điểm của đồ dùng trực quan
-Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, vai trò của đồ dùng trựcquan hết sức to lớn Không ai có thể phủ nhận vai trò ấy kể cả trong lý luận cũng nhưtrong thực tiễn Tuy nhiên sử dụng như thế nào cho có hiệu quả dạy học và phát triển
tư duy cho học sinh thì không đơn giản Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chấtlượng bài học, tranh ảnh, kỹ năng - phương pháp sử dụng, năng lực sư phạm của giáoviên v.v…
- Đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiềugiác quan, kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau là tai nghe - mắt thấy
Trang 6Tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, phát triển ở học sinh năng lực chú ý quansát tạo hứng thú học tập
*Lưu ý khi sử dụng đồ dùng trực quan.
- Sử dụng đồ dùng trực quan không đúng mức, quá lạm dụng thì dễ làm cho họcsinh phân tán sự chú ý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ bản, chủ yếu Thậm chícòn hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng, kỹ năng diễn đạt và lựa chọn ngônngữ của học sinh
- Đồ dùng trực quan rất phong phú, khi sử dụng giáo viên phải căn cứ vào nộidung, yêu cầu giáo dưỡng , giáo dục của từng bài để lựa chọn cho phù hợp
- Nên sử dụng đồ dùng trực quan khi cần thiết (tranh, ảnh, bản đồ…)rèn cho các
em kĩ năng quan sát một cách khoa học, có xem xét, phân tích, giải thích để đi đếnnhững nét khái quát, rút ra những kết luận Lịch sử
-Sử dụng đồ dùng thường xuyên sẽ rèn luyện cho học sinh thao tác tư duy, sángtạo để khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh ngày càng được nâng cao
3 Cách thức tiến hành
Trong chương trình lịch sử lớp 9 được chia làm hai phần Thứ nhất là phần Lịch
sử Thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay Giai đoạn này tuy chỉ dài hơn nửa thế kỉ
nhưng là một giai đoạn thế giới đã diễn ra với bao sự kiện to lớn, phức tạp và có những
đảo lộn bất ngờ Thứ hai là phần Lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (năm 1919) đến nay Việt Nam thời kì này trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại
có những sự kiện lịch sử quan trọng khác nhau Đặc biệt Việt Nam trải qua hai cuộckháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, có những sự kiện lịch sử,những chiến dịch, những trận đánh ác liệt đã diễn ra nếu giáo viên chỉ truyền đạtbằng lời nói, không có lược đồ, bản đồ, hình ảnh minh họa thì học sinh rất khó khắcsâu kiến thức
Do đặc trưng của bộ môn Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ mà ta khôngtrực tiếp quan sát được và do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS nhận thức bằngcảm tính là chủ yếu Nên cạnh sách giáo khoa thì việc sử dụng đồ dùng trực quan cótác dụng rất lớn Tuy nhiên nếu giáo viên áp dụng quá cứng nhắc thì sẽ giảm hứng thúcủa học sinh Vì thế đối với mỗi loại bài - mỗi loại đồ dùng trực quan khác nhau giáoviên cần đưa ra những phương pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao
3.1 - Giải pháp 1: Đối với nhóm lược đồ, bản đồ Lịch sử
Đặc trưng của môn Lịch sử là học sinh được học về các cuộc kháng chiến, các cuộcchiến tranh Đặc biệt ở nước ta đã có những trận đánh đi vào lịch sử, vang mãi ngànđời Đó là sự thuận lợi cho chúng ta sử dụng các bản đồ, lược đồ một cách triệt để
3.1.1/ Khi dạy bài 9 – Nhật bản
Khi dạy mục I – Tình hình Nhật bản sau chiến tranh Giáo viên sử dụng “lược đồ
nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai” để giảng dạy
Phương pháp sử dụng:
6
Trang 7Trước khi khai thác nội dung kênh hình, GV cho học sinh quan sát toàn diện lược đồ.
Sau khi học sinh quan sát kĩ, giáo viên đặt một số câu
GV hỏi để các em trả lời:
- Nhật Bản nằm ở khu vực nào? Giáp với các vùng nào?
- Nhật Bản gồm có bao nhiêu đảo lớn? Diện tích nước Nhật là bao nhiêu?
- Điều kiện tự niên của nước Nhật như thế nào?
- Vì sao sau chiến tranh, kinh tế Nhật bản lại bị tàn phá hết sức nặng nề?
- Những nguyên nhân nào giúp cho nền kinh tế Nhật Bản phục hồi và phát triểnnhanh chóng?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên tiến hành giảng dạy ngay trên lược đồ và đưa rakết luận cơ bản để học sinh nắm vững kiến thức
3.1.2/ Khi dạy bài 7 – Các nước Mĩ La-tinh.
Khi dạy mục I – Những nét chung Giáo viên sử dụng lược đồ “Khu vực Mĩ La – tinh
sau năm 1945” để giới thiệu khái quát về vị trí địa lí và tình hình khu vực Mĩ La – tinhsau chiến tranh thế giới thứ hai
Nhật là một quốc gia đảo hình vòng cung, gồm 4 đảo lớn, có diện tích tổng cộng khoảng 374.000 km vuông, nằm theo sườn phía đông lục địa châu Á.
Mĩ danh “xứ sở hoa anh đào”, “đất nước mặt trời mọc”.
Trang 8Phương pháp sử dụng:
Trước khi khai thác nội dung kênh hình, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát toàn bộkênh hình - khu vực Mĩ La – tinh Giáo viên đặt một số câu hỏi để học sinh trả lờinhằm phát triển các năng lực nhận thức của các em
- Em hãy cho biết vị trí của Mĩ La – tinh trên lược đồ?
- Thành phần dân cư khu vực Mĩ La – tinh bao gồm những ai?
- Tình hình Mĩ La – tinh trước và sau năm 1945 như thế nào?
Khi dạy mục II – Cu Ba Hòn đảo anh hùng Giáo viên sử dụng lược đồ đất nước Cu
Ba và kết hợp một số hình ảnh về cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa của 135 thanh niên yêu nước và chân dung của Phi-đen Cát-xtơ-rô
3.1.4/ Bài 25 – Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1956 – 1950).
Khi dạy mục IV – Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
Giáo viên sử dụng lược đồ Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
8
Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
Trang 9Phương pháp sử dụng:
Đối với ý 1 – Thực dân Pháp tấn công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc
Sau khi giới thiệu khái quát lược đồ, giáo viên đặt một số câu hỏi để học sinh trả lời:
- Âm mưu của thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên căn cứ Việt Bắc?
- Kế hoạch tấn công Việt Bắc của Pháp được triển khai như thế nào?
- Em có nhận xét gì về kế hoạch tấn công của Pháp?
Đối với ý 2 – Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt bắc
Gáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ và nội dung sách giáo khoa, rồi đặt câuhỏi gợi mở:
- Tại Bắc Cạn ta đã đánh địch như thế nào?
- Trên đường số 4, ta thu thắng lợi ở đâu?
- Trên sông Lô, quân ta đã chiến thắng như thế nào?
- Hai gọng kìm Đông – Tây của địch có khép lại được không?
Thông qua việc trả lời của học sinh, giáo viên dựa vào lược đồ chỉ rõ âm mưu của Pháp
và diễn biến cuộc chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc của quân ta Học sinh quan sáttrực tiếp trên lược đồ sẽ khắc sâu kiến thức
3.1.5/ Bài 26 – Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 – 1953).
Khi dạy mục I – Chiến dịch biên giới thu – đông 1950
Giáo viên sử dụng lược đồ chiến dịch Biên giới thu – đông 1950
Phương pháp sử dụng:
Khi dạy mục I, ý 2 – Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc.
Giáo viên giới thiệu khái quát lược đồ (kí hiệu, hệ thống phòng ngự của địch, âm mưu
của chúng ), rồi hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ và đặt câu hỏi gợi mở để họcsinh trả lời:
- Âm mưu của thực dân Pháp sau chiến dịch Việt Bắc?Chủ trương của ta ?
- Diễn biến chiến dịch Biên giới thu – đông 1950? Kết quả của chiến dịch?
Giáo viên kết hợp hình ảnh về những tấm gương chiến đấu dũng cảm(Trần Cừ, La VănCầu ) giúp học sinh khắc sâu kiến thức
Chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950
Trang 103.1.6/ Bài 27 – Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 – 1954)
Khi dạy mục II, ý 2 – Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) GV sử dụng lược đồ
chiến dịch Điện Biên Phủ - 1954, nhằm cụ thể hóa về vị trí Điện Biên Phủ, cũng nhưcách bố trí lực lượng của địch và tường thuật diễn biến của chiến dịch
Phương pháp sử dụng: Sau khi GV dựa vào lược đồ giới thiệu vị trí địa lí của Điện
Biên Phủ, cũng như cách bố trí lực lượng của địch GV đặt một số câu hỏi:
-Em nhận xét gì về lực lượng của địch ở Điện biên Phủ?
- Đợt 1 quân ta tiến công địch ở đâu? Kết quả ra sao?
- Đợt 2 quân ta tấn công tiêu diệt các căn cứ nào?
- Đợt 3 quân ta tiến công vào đâu, kết quả ra sao?
- Em có suy nghĩ gì về cuộc chiến đấu của ta ở Điện Biên Phủ? (tính chất gay go, ácliệt, tinh thần chiến đấu của quân ta )
Học sinh phát biểu, giáo viên dựa vào lược đồ chốt lại những nội dung quan trọng
10
Lược đồ Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954