1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn biện pháp quản lý hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ giáo viên – công nhân viên và học sinh trường PTDTNT điểu xiểng

30 319 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 8,93 MB

Nội dung

Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhàtrường ngày càng được đẩy mạnh, phổ biến kịp thời, đầy đủ, tạo chuyển biến tíchcực trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRƯỜNG PTDTNT – THCS&THPT ĐIỂU XIỂNG

Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ - GIÁO VIÊN – CÔNG NHÂN VIÊN VÀ HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT ĐIỂU XIỂNG

Người thực hiện: KIỀU MẠNH HÀ

Lĩnh vực nghiên cứu:

- Quản lý giáo dục 

- Phương pháp dạy học bộ môn: 

(Ghi rõ tên bộ môn)

(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2016 - 2017

BM 01-Bia SKKN

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

9. Đơn vị công tác: Trường PTDTNT – THCS&THPT Điểu Xiểng

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ

- Năm nhận bằng: 2016

- Chuyên ngành đào tạo: Quản lý giáo dục

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý

- Số năm có kinh nghiệm: 14 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+ Biện pháp giáo dục đạo đức cho cho học sinh ở trường PTDTNT

+ Xây dựng những phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ởtrường PTDTNT

+ Biện pháp cải thiện đời sống cho nhân viên bảo vệ, phục vụ và cấpdưỡng ở trường PTDTNT Điểu Xiểng

BM02-LLKHSKKN

Trang 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ - GIÁO VIÊN – CÔNG NHÂN VIÊN

VÀ HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT ĐIỂU XIỂNG

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“Ngủ thì ai cũng như lương thiện

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền

Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

(Hồ Chí Minh)

Bác Hồ đã dạy: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức màkhông có tài thì làm việc gì cũng khó” Xét trên mọi phương diện, giáo dục đạođức, lối sống, giáo dục pháp luật đóng góp một phần rất quan trọng tạo nên nhâncách của mỗi con người Như vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động cóđịnh hướng, tổ chức, chủ định, chủ thể giáo dục pháp luật tác động lên các đốitượng giáo dục nhằm hình thành tri thức, tình cảm và thái độ tôn trọng pháp luậttheo những yêu cầu của pháp luật

Hiện nay, chúng ta đang phải đối diện với việc ngoài xã hội có gì, trongnhà trường có đó Hệ quả là những vụ án giết người dã man, cố ý gây thương tích

mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo củacác em Việc bùng phát hiện tượng học sinh hút thuốc, uống rượu, tiêm chích matuý và vướng vào những tệ nạn xã hội đang là vấn đề nhức nhối đặt ra cho cácnhà quản lý giáo dục Sở dĩ xảy ra những hiện tượng nêu trên là do các em chưađược giáo dục hoặc được giáo dục nhưng chưa đầy đủ về việc chấp hành phápluật Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là khâu đầu tiêncủa quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọn g trong quá trìnhgiáo dục đạo đức cho học sinh, không chỉ riêng đối với học sinh mà cả thầy côgiáo - những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này cũng phải được phổ biến,giáo dục triệt để, để họ có đủ kiến thức truyền tải đến đối tượng được giáo dục

Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này Trong rấtnhiều Văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác phổbiến giáo dục pháp luật Trong đó, Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của

Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là

một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ

hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng….”, và nhiều chương trình,

đề án, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp cũng đã đề cập đếncông tác phổ biến, giáo dục pháp luật

BM03-TMSKKN

Trang 4

Trường dân tộc nội trú là nơi tập trung học tập của con em đồng bào cácdân tộc sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà đời sống kinh tế, xã hội còn nhiềukhó khăn, phong tục, tập quán còn lạc hậu Điều kiện học tập còn nhiều thiếuthốn, hẫng hụt về kiến thức, … Từ thực tiễn công tác và hoạt động quản lý giáodục tại trường nội trú, cũng như nhận thức được ý nghĩa, vai trò và tầm quantrọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Bản thân tôi nhận thấy việc xâydựng những phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ - giáo viên –công nhân viên và học sinh là một việc làm có ý nghĩa vô cùng to lớn của mộtngười làm công tác quản lý giáo dục Với mong muốn nâng cao hiệu quả hoạtđộng công tác quản lý ở trường nói chung và công tác tuyên truyền phổ biến, giáodục pháp luật cho cán bộ - giáo viên – công nhân viên và học sinh nói riêng, tôi

đã chọn vấn đề “Biện pháp quản lý hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

cho cán bộ - giáo viên – công nhân viên và học sinh trường PTDTNT Điểu Xiểng” làm đề tài nghiên cứu của mình.

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lý luận

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo toàn diện của các nhà trường, từyêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu những năm 80, Đảng

và Nhà nước ta đã chủ trương đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường Qua quá

trình đổi mới đất nước, xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và một “xã hội công dân” đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh,

đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xây dựng một xã hộitrong đó mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ vànghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và làmviệc theo pháp luật Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, coi trọng công tác phổbiến, giáo dục pháp luật nhất là từ khi có đường lối đổi mới của Đảng từ đại hội

lần thứ VI đến nay Trong văn kiện Đại hội VI của Đảng đã xác định rõ: “Đưa

việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường học của Đảng của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân”.

Cơ sở pháp lý của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là các văn bản quyphạm pháp luật quan trọng trong qúa trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống phápluật Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hoá các Nghịquyết của Đảng, khẳng định vai trò chiến lược của công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật trong nhà trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện phổbiến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

Điều 31- Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: “Nhà nước ta tạo điều kiện để công

dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Trang 5

Trong quá trình đổi mới, nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyêntruyền phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biệnpháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân Đặc biệt

là những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được thực hiệntheo các chương trình, kế hoạch cụ thể được Chính phủ phê duyệt Sau khi Thủtướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/1998 về tăng cường phổ biến, giáo dụcpháp luật trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày7/01/1998 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục phápluật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổbiến, giáo dục pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục đã có những chuyển biếnmạnh mẽ Để tiếp tục đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật lên một tầm caomới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhànước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 9/12/2003, Ban Bí thư Trungương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ýthức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân Để đổi mới và đẩy mạnh công tácphổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng phápluật đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên chúng ta phải xác định rõ việchọc tập, nghiên cứu để hiểu biết pháp luật, thi hành nghiêm chỉnh pháp luật làtrách nhiệm của mình, phải là những người gương mẫu trong việc giữ gìn kỷcương phép nước Ngày 20/6/2012, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII thông quaLuật phổ biến, giáo dục pháp luật và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.Lần đầu tiên nước ta có một văn bản Quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lýcao dưới hình thức văn bản luật để điều chỉnh các hoạt động về công tác phổbiến, giáo dục pháp luật Tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, góp phần bảođảm mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cậnthông tin về pháp luật, qua đó nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ,chấp hành pháp luật của công dân

2 Cơ sở thực tiễn

Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, ta vẫn nghe thấy cáchiện tượng vi phạm pháp luật từ những việc nhỏ nhặt nhất như: xô xát, đánhnhau, gây rối …đến việc đau lòng nhất là giết người Mà đối tượng vi phạm đa số

là những em trong độ tuổi vị thành niên Hành động thiếu ý thức của các em gâynỗi đau cho bao gia đình và xã hội Vì thế, việc phổ biến, giáo dục pháp luật và ýthức chấp hành pháp luật có nghĩa vô cùng quan trọng Công tác phổ biến, giáodục pháp luật luôn luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội

Có thể nói rằng, thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay có nhiềubiểu hiện tương đối tốt Thực hiện Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam,chính sách của nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, công tác

Trang 6

tuyên truyền pháp luật của các cơ quan chức năng; tất cả những nhân tố đó đã tạocho người dân một cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về pháp luật, từ đó,người dân chấp hành, tuân thủ và thực hiện pháp luật một cách tự giác, chủ động

và nghiêm chỉnh Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhàtrường ngày càng được đẩy mạnh, phổ biến kịp thời, đầy đủ, tạo chuyển biến tíchcực trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành phápluật của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các em học sinh trong nhà trường.Từng bước đưa công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào nề nếp,hình thành ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật

Đứng trước thực trạng hiện nay phần lớn các em học sinh, đặc biệt là các

em sống trong môi trường nội trú, ít được giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài, ngoàiviệc chăm chú vào các kiến thức trong sách giáo khoa, còn lại những kiến thứcbên ngoài các em chưa thực sự nắm vững, đặc biệt là những vấn đề “nóng” của

xã hội Nếu như các em không được tuyên truyền giáo dục kịp thời thì sẽ khôngbắt nhịp kịp với những thay đổi đó Chính vì lẽ đó, với cương vị là một ngườilàm công tác quản lý, tôi đã thực hiện đề tài này bằng cách đưa ra một số biệnpháp để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phổ biến, giáo dục phápluật cho cán bộ - giáo viên – công nhân viên và học sinh trường

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hoápháp lý của mọi thành viên trong xã hội trong đó có học sinh, sinh viên Tronggiai đoạn hiện nay, vấn đề củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước

ta đang là một vấn đề cấp thiết Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhànước, quản lý xã hội, thực hiện Nhà nước quản lý bằng pháp luật, mở rộng dânchủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, Đại hội

Đảng lần thứ VII đã khẳng định: “điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là

xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân” Để củng cố và tăng cường pháp chế đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện

pháp đồng bộ trong đó có việc nâng cao trình độ văn hoá pháp lý, xây dựng ýthức pháp luật ở mỗi người dân Chỉ khi nào trong xã hội mọi công dân đều có ýthức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu, đòihỏi của hệ thống pháp luật, mới có thể thực hiện quản lý Nhà nước, quản lý xãhội bằng pháp luật và điều này chỉ có thể hình thành và thực hiện được trên cơ sởtiến hành giáo dục pháp luật

Hàng năm, lãnh đạo trường luôn quan tâm, hỗ trợ các tổ chuyên môn, Đoàn– Đội xây dựng kế hoạch hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luậttrong năm học Nhờ vậy, mà trong những năm qua công tác phổ biến, giáo dục

Trang 7

pháp luật tại đơn vị đã dần được chú trọng, trở thành một nhiệm vụ thường xuyêncủa nhà trường.

Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luậtcho cán bộ - giáo viên – công nhân viên và học sinh trường, bản thân tôi đã xâydựng các kế hoạch triển khai cụ thể, có sự phân công phân nhiệm cho các bộphận khác nhau trong nhà trường để cùng thực hiện và có chế độ thông tin báocáo kịp thời kết quả triển khai thực hiện của các bộ phận Trong giới hạn của đềtài, tôi xin đưa ra một số giải pháp đã được triển khai thực hiện có hiệu quả ở đơnvị

1 Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua chương trình học chính khóa - bộ môn Giáo dục công dân

Bộ môn Giáo dục công dân cung cấp những tri thức cơ bản, cần thiết nhất

về lĩnh vực đạo đức và pháp luật để hình thành ý thức về vị trí trách nhiệm củacông dân trong xã hội Hình thành trong học sinh hành vi phù hợp với chuẩn mựcđạo đức Rèn kỹ năng vận dụng các tri thức, tình cảm vào việc lý giải những vấn

đề chính trị, kinh tế, pháp luật từ đó định hướng đúng đắn cho hành vi của các emtrong các mối quan hệ xã hội Nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân, gia đình và toàncộng đồng

Trong quá trình giảng dạy giáo viên bộ môn Giáo dục công dân nên kếthợp nhiều phương pháp đặc trưng của bộ môn nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiếnthức đạt được hiệu quả nhất định Đa số nội dung pháp luật được đưa vào chươngtrình dạy học chính khóa môn Giáo dục công dân được thực hiện 1 tiết/1 tuần.Dưới đây là một số bài học tiêu biểu có nội dung về kiến thức pháp luật trongchương trình chính khóa môn Giáo dục công dân cấp Trung học cơ sở

Lớp 6: Bài 3: Tiết kiệm; Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ

em; Bài 13: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bài 14: Thựchiện trật tự an toàn giao thông; Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập; Bài 16:Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhânphẩm; Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Bài 18: Quyền được bảo đảm

an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín…

Lớp 7: Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá; Bài 12: Sống và làm việc có kế

hoạch; Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam;Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Bài 15: Bảo vệ di sản vănhóa; Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo; Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam; Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thịtrấn)…

Lớp 8: Bài 2: Liêm khiết; Bài 5: Pháp luật và kỷ luật; Bài 12: Quyền và

nghĩa vụ của công dân trong gia đình; Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội; Bài 14:Phòng chống nhiễm HIV/AIDS; Bài 15: Phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất

Trang 8

độc hại; Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của ngườikhác; Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng;Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân; Bài 19: Quyền tự do ngôn luận;Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bài 21: Pháp luậtnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

Lớp 9: Bài 2: Tự chủ; Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn

nhân; Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế; Bài 14: Quyền vànghĩa vụ lao động của công dân; Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp

lý của công dân; Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội củacông dân; Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật…

2 Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các buổi sinh hoạt Chi bộ; họp Hội đồng sư phạm nhà trường; sinh hoạt chào cờ đầu tuần

Chi bộ là nơi sinh hoạt của đảng viên, lực lượng cốt cán nhà trường, lànhững người tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động dạy học và cácphong trào của đơn vị Vì vậy, việc phổ biến giáo dục pháp luật, cũng như côngtác giáo dục tư tưởng chính trị trong sinh hoạt chi bộ sẽ góp phần rất lớn trongviệc tuyên truyền, vận động cán bộ - giáo viên – công nhân viên nhà trường cùngthực hiện đúng các đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật củaNhà nước Trong các nội dung sinh hoạt chi bộ định kỳ hàng tháng đều có nộidung về phổ biến, giáo dục pháp luật cho đảng viên, cụ thể là văn bản của cấptrên, các thông tư, nghị định liên quan đến giáo dục, nội dung của các luật như:luật giáo dục Trung học cơ sở và Trung học phổ thông; luật giáo dục nghềnghiệp; luật dân sự; luật hình sự…

Định kỳ hàng tháng nhà trường đều tổ chức họp Hội đồng sư phạm toàntrường để nhận xét, đánh giá hoạt động tháng qua, triển khai kế hoạch, phân côngnhiệm vụ hoạt động tháng tới Thông qua đây, ban giám hiệu có thể lồng ghépcông tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ - giáo viên - công nhân viên cụthể là những thông tư, những nghị định, những luật liên quan đến công tác giáodục, hướng nghiệp cho học sinh Từ đó, giáo viên hiểu và áp dụng tuyên truyềnphổ biến, giáo dục pháp luật lại cho các em học sinh thông qua các hoạt độnggiáo dục và lồng ghép vào nội dung các bài học chính khóa, các hoạt động ngoạikhóa, ngoài giờ lên lớp

Ví dụ: Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT (ngày 12/11/2011) của Bộ Giáo

dục và Đào tạo quy định về Quy chế đánh giá, xếp loại học viên Chương trìnhgiáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và Trung học phổ thông; thông tư số:12/2011/TT-BGDĐT (ngày 28/03/2011) của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hànhđiều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiềucấp học; thông tư số: 04/2014 TT-BGDĐT (ngày 28/02/2014) của Bộ Giáo dục

Trang 9

và Đào tạo Ban hành quy chế quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạtđộng giáo dục ngoài giờ chính khóa;luật giáo dục nghề nghiệp…

Trong các buổi sinh hoạt chào cờ thứ hai đầu tuần ngoài việc nhận xét,tổng kết hoạt động trong tuần qua, phổ biến kế hoạch, phương hướng công táchoạt động tuần mới, Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, y tế, Đoàn – Đội còn cóthể lồng ghép tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ - giáo viên –công nhân viên và học sinh toàn trường Cụ thể theo kế hoạch:

29/08/2016 Kỷ niệm 71 năm ngày cách mạng tháng

8/1945 và Quốc khánh 02/9/1945 Đoàn – Đội12/09/2016 Tìm hiểu về an toàn giao thông đường bộ Đoàn – Đội

26/09/2016 Xây dựng trường học thân thiện, học sinh

07/11/2016 Kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 Công đoàn

14/11/2016 Kỷ niệm 34 năm ngày nhà giáo Việt Nam

28/11/2016 Xây dựng tình bạn trong sáng Đoàn – Đội

05/12/2016 Sức khoẻ vị thành niên Tổ Hoá-Sinh-Tin-CN

19/12/2016 Kỷ niệm 72 năm ngày thành lập QĐNDVN

20/03/2017 Kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đoàn

03/04/2017 Kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng Xuân Lộc

17/04/2017 Kỷ niệm 9 năm Ngày Văn hóa các dân tộc

24/04/2017 Kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng miền Đoàn – Đội

Trang 10

Nam, thống nhất đất nước 30/408/05/2017 Kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Đội TNTP

15/05/2017 Kỷ niệm 127 năm ngày sinh Bác Hồ Đoàn – Đội

3 Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Ngoài việc lồng ghép, tích hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ giáo viên – công nhân viên và học sinh thông qua chương trình học chính khóa;sinh hoạt chi bộ; họp hội đồng sư phạm nhà trường; chào cờ đầu tuần, để tácđộng một cách toàn diện và sâu sắc hơn tới nhận thức của đối tượng được phổbiến, giáo dục pháp luật thì chúng ta phải biết kết hợp nhiều biện pháp khác, đặcbiệt là thông qua các hoạt động bề nổi, hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức khác nhau như: nói chuyện pháp luật; thitìm hiểu pháp luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật, tọa đàm,chuyên đề dạy học nhằm góp phần củng cố những kiến thức các em được họctrong chương trình chính khóa Từ đó, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật,đồng thời rèn luyện, uốn nắn, hình thành hành vi ứng xử theo chuẩn mực phápluật quy định cho các em, giúp các em tiếp cận pháp luật toàn diện hơn, đầy đủhơn, sâu sắc hơn Nội dung pháp luật được chú trọng phổ biến trong chương trìnhhoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp như: phòng chống tệ nạn xã hội; phòngchống HIV/AIDS; tác hại của rượu, bia, thuốc lá; bạo lực gia đình, an toàn giaothông, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ quyền trẻ em… Chính những hoạtđộng thiết thực này đã góp phần tích cực đến quá trình hình thành nhân cách, lốisống lành mạnh, trong sáng cho các em và tạo niềm tin nơi phụ huynh học sinhđối với công tác Giáo dục và Đào tạo của nhà trường trong những năm qua

-Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn giữ một vị trí quan trọng trongđời sống xã hội, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ViệtNam xã hội chủ nghĩa Vì thế, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải đượctriển khai một cách thường xuyên, kịp thời, rộng khắp, đặc biệt là đến cán bộ -giáo viên - nhân viên và học sinh nhằm góp phần giáo dục pháp luật ra toàn xãhội, giúp mọi người nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôntrọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật một cách tự giác của mọi ngườinhằm phòng ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, thực hiện nếp sốngvăn minh, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội góp phần ổn định môi trườnggiáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ, hình thành ýthức sống - làm việc theo Hiến pháp và pháp luật

Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước Do vậy, ngay từ nhữnghành vi trong học tập và giao tiếp, nhà trường và gia đình phải cùng nhau phối

Trang 11

hợp để giúp các em hình thành thói quen ý thức chấp hành pháp luật từ nhữngviệc cụ thể như: tham gia giao thông đúng luật; xây dựng cho các em có ý thứctrách nhiệm với bản thân, gia đình, trường, lớp… Thông qua công tác phổ biến,giáo dục pháp luật trong nhà trường sẽ cung cấp cho các em học sinh những kiếnthức pháp luật, xây dựng, hình thành ở các em nếp lao động, sinh hoạt và học tậptheo pháp luật Từ đó, các em tự điều chỉnh hành vi của mình trong khuôn khổpháp luật một cách tự giác Vì thế phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh làmột yêu cầu khách quan nhằm chuẩn bị một cách hệ thống cho thế hệ trẻ biếtsống và làm việc theo pháp luật, góp phần xây dựng một nhà nước pháp luật, một

xã hội có kỷ cương, có nề nếp

IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Thiết nghĩ nếu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở đơn vị có chấtlượng, đạt hiệu quả cao sẽ giúp cho các em có được những hiểu biết cơ bản vềpháp luật từ đó nâng cao ý thức, hành động của các em trước hết về việc chấphành nội qui của nhà trường, hình thành nền nếp, kỉ luật trong học tập, lao động,sinh hoạt với nhau Từ đó sẽ hình thành ở các em những chuẩn mực đạo đức cơbản trong học tập, cuộc sống hàng ngày, biết yêu thương cái đẹp của cuộc sống,biết tránh những cám dỗ, lôi kéo của đối tượng vi phạm nội qui, quy chế củapháp luật trong và ngoài nhà trường như hiện nay Cùng với hiệu quả trên sẽ giúpcông tác giảng dạy của nhà trường ổn định hơn, phụ huynh học sinh an tâm hơn

về hiệu quả giáo dục của nhà trường Có thể khẳng định công tác này là một giảipháp cơ bản, hữu hiệu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường hiện nay.Trong những năm qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của nhà trường đượcthực hiện khá đầy đủ nên đã tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức vàhành động của tập thể cán bộ - giáo viên – công nhân viên và học sinh của nhàtrường Qua đó, nhà trường đã hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ của năm học,chấp hành nghiêm chỉnh nội quy,quy chế của ngành và pháp luật của Nhà nước.Các văn bản pháp luật mới ban hành được quán triệt đầy đủ, thường xuyên, gópphần nâng cao trách nhiệm của cán bộ - giáo viên – công nhân viên và các emhọc sinh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần giữ vữngtrật tự nền nếp nhà trường

Sau hơn 05 năm đi vào hoạt động nhà trường đã đạt được một số thành tíchtiêu biểu cụ thể:

Đối với học sinh:

* Về công tác duy trì sĩ số: đạt 100%

* Về chất lượng giáo dục hai mặt:

- Năm học 2015 – 2016:

Trang 12

* Kết quả về một số kỳ thi và phong trào: Học sinh giỏi cấp tỉnh: 07 giải;

học sinh giỏi cấp huyện: 12 giải; tỉ lệ tốt nghiệp THCS là đạt 100%; thi sáng tạoKHKT: 01 giải ba, 1 giải khuyến khích; hội khỏe Phù đổng cấp tỉnh đạt: 01 Huychương vàng, 03 huy chương Bạc và 03 huy chương đồng; hội khỏe Phù đổnghuyện đạt:3 huy chương vàng, 08 huy chương bạc, 02 huy chương đồng; Hội thitiếng hát học sinh – sinh viên cấp tỉnh đạt: 01 giải ba; hội thi “Sách – Người bạn

Trang 13

thân yêu” cấp tỉnh đạt: 01 giải nhì; ngày hội học sinh và Ngày Đoàn viên cấp huyện

đạt: 01 giải ba; hội thi “Tiếng hát vàng anh” đạt: 01 giải ba cấp huyện, 01 giải KKcấp tỉnh

Đối với giáo viên:

Giáo viên dạy giỏi cấp huyện là: 05 GV; Giáo viên đạt danh hiệu lao độngtiên tiến: 42; chiến sĩ thi đua cơ sở: 05; chiến sĩ thi đua tỉnh: 01 GV; thi ứng dụngCNTT cấp tỉnh đạt 01 giải nhất, 01 giải ba; 03 giáo viên anh văn đạt chứng chỉ FCI;thi kể chuyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM đạt: 02 giải ba, 02 giảiKK; giải nhất toàn đoàn giải bóng đá Liên huyện Xuân Lộc – Long Khánh – CẩmMỹ; giải nhất giải bóng chuyền Cụm thi đua trực thuộc; thi tìm hiểu văn hóa – lịch

sử Đồng Nai đạt: 01 giải KK

* Các Danh hiệu thi đua nhà Trường đạt được trong những năm qua:

Tập thể lao động tiên tiến; tập thể lao động xuất sắc; bằng khen của Bộtrưởng Bộ giáo dục; cờ thi đua của UBND tỉnh Đồng Nai; cờ thi đua của sở giáodục và đào tạo Đồng Nai

V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Những giải pháp mà tôi trình bày ở trên là được đúc kết từ quá trình triểnkhai thực hiện ở đơn vị Để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục phápluật cho cán bộ - giáo viên – công nhân viên và học sinh cần xác định rõ mụcđích của công tác này Theo đó, việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhàtrường phải xuất phát từ nhu cầu giáo dục toàn diện, giúp đối tượng được giáodục nắm được những kiến thức cơ bản về pháp luật Cần quan tâm nhiều hơn đếnthái độ và hành vi tự giác thực hiện pháp luật của học sinh Để thực hiện tốt vấn

đề này, thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải phù hợp với lứa tuổi vànhận thức của học sinh từng cấp học, từng thành phấn Coi trọng việc vận dụng

tổ chức hình thức dạy học linh hoạt theo hướng tích hợp Bên cạnh đó, có thểtuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh bằng các hình thức sinh động như:

kể chuyện, xây dựng các tiểu phẩm, sân khấu hóa, xem hình ảnh, phim tư liệu…vừa gây hứng thú vừa tác động tích cực tới nhận thức của học sinh một cách sâusắc hơn Do đó, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh nhất thiết phải có sựđồng thuận, thống nhất từ gia đình, nhà trường đến toàn xã hội nhằm xây dựngmôi trường xã hội lành mạnh, từ đó, ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển và hoànthiện nhân cách của các em Để đề tài hoạt động có hiệu quả hơn nữa, tôi mạnhdạn có một số kiến nghị sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật dài hạn,hàng năm, theo chuyên đề; bảo đảm các điều kiện vật chất cho công tác phổ biếngiáo dục pháp luật Biên soạn sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu đadạng hơn về nội dung, phong phú hơn về hình thức, phù hợp hơn cho từng đốitượng, vùng, miền nhưng đảm bảo kiến thức chuẩn và tính đồng bộ, thống nhất;

Trang 14

- Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giáo dục và Điều lệ trường phổ thông; Tăngcường công tác phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chủ điểm,các ngày lễ lớn với nhiều hình thức mới, phong phú và đa dạng.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, củng cố đội ngũ giáo viên dạy giáodục công dân, các lực lượng giáo dục trong nhà trường, cán bộ Đoàn - Đội để cókiến thức về giáo dục pháp luật, từ đó sẽ làm công tác phổ biến, giáo dục phápluật trong nhà trường

- Xây dựng tủ sách pháp luật, các loại sách lý luận về Nhà nước pháp quyền,hiến pháp, tạp chí các loại, sách hướng dẫn nghiệp vụ giảng dạy để giáo viên, họcsinh tham khảo nghiên cứu

- Đa dạng hoá các hình thức giáo dục pháp luật Phối hợp giữa nhà trường,gia đình và xã hội trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện quacác buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học, sơ kết, tổng kết; thông qua côngtác giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh, thông qua các hoạt động ngoạikhoá, các hoạt động xã hội của nhà trường…

Với mong muốn nâng cao hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ

- giáo viên – công nhân viên và học sinh trường PTDTNT Điểu Xiểng, tôi đã đưa

ra một số biện pháp mà đơn vị đã triển khai thực hiện và đạt được một số kết quảnhất định Tuy nhiên, đây là tôi mới chỉ đề cập phần nào đến kinh nghiệm củabản thân tôi đã được chắt lọc qua thực tế hoạt động ở trường trong những nămhọc qua, những việc bản thân tôi đã làm được chỉ là bước đầu, chắc hẳn khôngtránh khỏi sự thiếu sót, mong nhận được những đóng xây dựng của quý ban giámkhảo, đồng nghiệp để tôi thực hiện tốt hơn công tác hoạt động phổ biến, giáo dụcpháp luật cho cán bộ - giáo viên – công nhân viên và học sinh với cương vị làmột nhà quản lý giáo dục

Xin chân thành cảm ơn./

VI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Phương Huyền (2016) Các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục

Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

2 Minh Ngọc (2015) Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nhà xuất bản Lao động,

Hà Nội

3 Minh Ngọc (2015) Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nhà

xuất bản Lao động, Hà Nội

4 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013) Giáo dục công dân 6, Nhà xuất bản

Trang 15

7 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014) Giáo dục công dân 9, Nhà xuất bản

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRƯỜNG PTDTNT – THCS & THPT ĐIỂU XIỂNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 05/KH-NTĐX Xuân Lộc, ngày 12 tháng 4 năm 2017

KẾ HOẠCH Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017

Thực hiện kế hoạch số 859/KH-SGDĐT ngày 31 tháng 3 năm 2017 của SởGiáo dục và Đào tạo Tỉnh Đồng Nai về triển khai công tác phổ biến giáo dụcpháp luật ngành Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Đồng Nai năm 2017;

Ngày đăng: 09/08/2017, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w