PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Du lịch được coi là một hiện tượng kinh tế - xã hội xuất hiện từ rất sớm. Ban đầu nó chỉ là những hoạt động di chuyển từ nơi này sang nơi khác với mục đích hành hương theo tín ngưỡng hoặc viếng thăm người thân, hội họp. Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế - xã hội, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người. Được biết đến như một ngành kinh tế tổng hợp có tốc độ phát triển nhanh chóng, du lịch không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia mà còn trở thành đòn bẩy tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Chính vì vậy, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế trọng điểm của nhiều quốc gia. Nằm ở khu vực miền Trung của Việt Nam, Huế có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hữu tình cùng quần thể di tích lịch sử được thế giới công nhận. Du lịch Huế thu hút lượng khách du lịch lớn của Việt Nam. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, tính cả năm 2014, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế ước đạt 2.906.755 lượt (tăng 11,8% so với cùng kỳ), trong đó khách quốc tế ước đạt 1.007.290 lượt (tăng 8,5% so với cùng kỳ), khách nội địa ước đạt 1.899.465 lượt (tăng 13,6% so với cùng kỳ). Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2030, từ năm 2015 phấn đấu dịch vụ du lịch đóng góp vào GDP địa phương trên 50%, năm 2020 đạt từ 52 – 53%, năm 2030 đạt trên 55% đóng góp vào GDP khẳng định Huế là một trọng điểm du lịch quốc gia, dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt trong sự phát triển của địa phương. Ước tính từ năm 2015 – 2030 thu hút hơn 03 – 12 triệu lượt khách đến Thừa Thiên Huế. Điều này chứng tỏ rằng, sự gia tăng của các loại hình du lịch sẽ góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế của địa phương. Cùng với sự phát triển của du lịch, du lịch bụi (hay còn gọi là trào lưu “phượt”) đang ngày một trở thành hiện tượng phổ biến đối với khách du lịch, đặc biệt là đối với những bạn trẻ yêu thích sự mới lạ. Đây là loại hình du lịch mới xuất hiện trong những năm gần đây và được khách du lịch đánh giá cao. Mặc dù mức chi tiêu của khách du lịch bụi là chưa cao nhưng nếu biết khai thác thì đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng. Trước đây đã có nhiều đề tài được thực hiện để khảo sát nhu cầu khác nhau của khách du lịch về các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng... đến Huế. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch về loại hình du lịch bụi hầu như chưa có. Hiện nay, các tài liệu về loại hình du lịch bụi này mới chỉ được đăng tải trên một số bài báo, tạp chí, báo điện tử như: “Trào lưu Phượt trong giới trẻ Việt Nam” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn hóa – Đại học văn hóa của tác giả Ma Quỳnh Hương; “Phượt và trào lưu sống cuả lớp trẻ, Phượt là gì và phượt như nào”; “Du lịch bụi – Phiêu lưu cùng bụi đường”. Cộng đồng những người yêu du lịch bụi còn lập ra cả trang web: www.dulichbui.vn, www.phuot.vn... Các bài báo này bước đầu đề cập đến trào lưu, xu hướng này đang lan tỏa trong giới trẻ, chủ yếu ở đây mới chỉ mang tính trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm để giúp những người yêu thích loại hình du lịch này. Chính vì những lý do thực tế đó, tôi quyết định tiến hành khảo sát và nghiên cứu về vấn đề này thông qua đề tài “Khảo sát nhu cầu của khách du lịch nội địa về loại hình du lịch bụi tại tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm nghiên cứu loại hình du lịch mới để có thể định hướng và gia tăng đối tượng khách du lịch đến Huế.
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Đối tượng điều tra 3
3.3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3
4.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp 3
4.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp 3
4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 3
4.3 Phương pháp chọn mẫu 5
5 Kết cấu của khóa luận 5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
A CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
I Lý luận chung về du lịch 7
1 Du lịch 7
1.1 Khái niệm 7
1.2 Các loại hình du lịch 7
1.2.1 Theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi 7
1.2.2 Theo mục đích chuyến đi 8
1.2.3 Theo đối tượng khách du lịch 10
1.2.4 Theo cách thức tổ chức của chuyến đi 10
1.2.5 Theo phương tiện giao thông được sử dụng 11
1.2.6 Theo phương tiện lưu trú được sử dụng 11
1.2.7 Theo độ dài thời gian chuyến đi 12
Trang 21.2.8 Theo vị trí địa lý của nơi đến du lịch 12
2 Khách du lịch 13
2.1 Khái niệm 13
2.2 Phân loại 13
3 Sản phẩm du lịch và các đặc tính của sản phẩm du lịch 14
3.1 Khái niệm 14
3.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch 15
II Lý luận chung về du lịch bụi 15
1 Khái niệm du lịch bụi 15
2 Lịch sử của loại hình du lịch bụi 16
3 Đặc điểm của du lịch bụi 17
4 So sánh du lịch bụi và hình thức du lịch theo tour 17
4.1 Hình thức du lịch 17
4.2 Mục đích du lịch 17
4.3 Đối tượng 18
4.4 Thời gian chuyến đi 18
4.5 Tiền và chi phí 18
4.6 Phương tiện và hành lý mang theo 19
4.7 Chỗ lưu trú, ăn uống 19
4.8 Mức độ an toàn và bảo hiểm du lịch 19
5 Các loại hình du lịch bụi 20
5.1 Dã ngoại 20
5.2 Khám phá 20
5.3 Trekking 20
5.4 Offroad 20
5.5 Từ thiện 20
5.6 Đêm 20
III Nhu cầu và thuyết nhu cầu 21
1 Khái niệm nhu cầu 21
2 Cấu trúc nhu cầu cá nhân 21
Trang 33 Nhu cầu du lịch 23
3.1 Khái niệm 23
3.2 Đặc điểm của nhu cầu du lịch 24
3.3 Phân loại nhu cầu trong du lịch 24
4 Một số nhu cầu của khách du lịch nội địa 27
4.1 Nhu cầu du lịch 27
4.2 Nhu cầu lưu trú và ăn uống 27
4.3 Nhu cầu tham quan, giải trí và mua sắm 28
B CƠ SỞ THỰC TIỄN 29
1 Tổng quan về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 29
1.1 Tiềm năng du lịch Huế 29
1.1.1 Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên 29
1.1.1.1 Tài nguyên du lịch biển 29
1.1.1.2 Tài nguyên du lịch sinh thái 29
1.1.1.3 Tài nguyên du lịch chữa bệnh 30
1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 30
1.1.2.1 Quần thể di tích Cố Đô Huế 30
1.1.2.2 Lễ hội 30
1.1.2.3 Làng nghề truyền thống 30
1.1.2.4 Nghệ thuật truyền thống 31
1.1.2.5 Nghệ thuật ẩm thực 31
1.3 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2012 – 2014 31
1.4 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Huế 33
1.4.1 Điểm mạnh 33
1.4.2 Điểm yếu 34
1.4.3 Cơ hội 35
1.4.4 Thách thức 35
2 Các nghiên cứu trước liên quan đến loại hình du lịch bụi 36
CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH BỤI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 38
Trang 42.1 Khái quát quá trình điều tra 38
2.1.1 Số phiếu điều tra 38
2.1.2 Thời gian điều tra 38
2.1.3 Địa điểm lấy phiếu điều tra 38
2.1.4 Đối tượng điều tra 38
2.1.5 Mẫu phiếu điều tra 38
2.2 Kết quả điều tra 38
2.2.1 Phân tích tần số về nhân khẩu học của du khách 38
2.2.1.1 Giới tính 39
2.2.1.2 Độ tuổi của du khách 39
2.2.1.3 Nghề nghiệp của du khách 40
2.2.2 Hành vi du lịch của du khách 40
2.1.2.1 Số lần du lịch bụi đến Huế của du khách nội địa 42
2.2.2.2 Hình thức du lịch của du khách 43
2.2.2.3 Số ngày ở lại Huế của du khách 44
2.2.2.4 Loại hình lưu trú của khách 44
2.2.2.5 Loại hình ăn uống của khách 45
2.2.2.6 Chi phí cho toàn bộ chuyến đi 46
2.2.2.7 Mức độ yêu thích về các địa điểm ở Huế 46
2.2.2.8 Mặt hàng lưu niệm được lựa chọn 47
2.3 Kết quả điều tra nhu cầu của khách du lịch nội địa về loại hình du lịch bụi tại tỉnh Thừa Thiên Huế 47
2.3.1 Nhu cầu thiết thực 48
2.3.1.1 Nhu cầu vận chuyển 48
2.3.1.2 Nhu cầu lưu trú 51
2.3.1.3 Nhu cầu ăn uống 52
2.3.2 Nhu cầu đặc trưng 54
2.3.2.1 Nhu cầu tham quan 54
2.3.2.2 Nhu cầu giải trí 55
2.3.3 Nhu cầu bổ sung 57
Trang 52.4 Phân tích thống kê One – way ANOVA cho sự hài lòng của du khách về chất lượng các dịch vụ ở Huế khi phân loại theo nhân tố độ tuổi, nghề nghiệp và giới
tính 58
2.5 Một số đề nghị của du khách 60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT NHU CẦU KHÁCH DU LỊCH BỤI VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH BỤI TẠI TỈNH THỪA THIÊN 63
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1 Kết luận 63
2 Những đóng góp của đề tài 64
3 Kiến nghị 64
3.1 Đối với UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế và các ban ngành có liên quan 64
3.2 Đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 64
3.3 Đối với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch ở Huế 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 1: Tình hình hoạt động du lịch Huế qua 3 năm 2012 - 2014 32
Bảng 1 2: Tình hình biến động lượng khách đến Huế giai đoạn 2012-2014 32
Bảng 1 3: Tình hình biến động doanh thu du lịch Huế giai đoạn 2012-2014 32
Bảng 2 1: Đặc điểm nhân khẩu học của du khách nội địa khi du lịch bụi đến Huế 38 Bảng 2 2: Hành vi du lịch của du khách 41
Bảng 2 3: Mức độ yêu thích các địa điểm ở Huế 46
Bảng 2 4: Mặt hàng lưu niệm được lựa chọn 47
Bảng 2 5: Phương tiện di chuyển đến Huế 48
Bảng 2 6: Phương tiện di chuyển tại Huế của du khách 49
Bảng 2 7: Giá của dịch vụ vận chuyển ở Huế 50
Bảng 2 8: Chất lượng dịch vụ di chuyển ở Huế 51
Bảng 2 9: Giá của dịch vụ lưu trú ở Huế 51
Bảng 2 10: Chất lượng của dịch vụ lưu trú ở Huế 52
Bảng 2 11: Giá của dịch vụ ăn uống ở Huế 53
Bảng 2 12: Chất lượng của dịch vụ ăn uống ở Huế 53
Bảng 2 13: Giá của dịch vụ tham quan ở Huế 55
Bảng 2 14: Chất lượng của dịch vụ tham quan ở Huế 55
Bảng 2 15: Giá của dịch vụ giải trí ở Huế 56
Bảng 2 16: Chất lượng của dịch vụ giải trí ở Huế 56
Bảng 2 17: Chất lượng của dịch vụ thông tin liên lạc ở Huế 57
Bảng 2 18: Giá trị kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha 58
Bảng 2 19: Đánh giá sự khác biệt về mức độ hài lòng của các nhóm du khách 58
Bảng 2 20: Một số đề nghị của du khách về những vấn đề cần cải thiện 60
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2 1: Cơ cấu giới tính của du khách 39
Biểu đồ 2 2: Cơ cấu độ tuổi của du khách 40
Biểu đồ 2 3: Nghề nghiệp của du khách 40
Biểu đồ 2 4: Mức độ yêu thích loại hình du lịch bụi 41
Biểu đồ 2 5: Số lần đến Huế của du khách 43
Biểu đồ 2 6: Hình thức đi du lịch của du khách 43
Biểu đồ 2 7: Số ngày ở lại Huế của du khách 44
Biểu đồ 2 8: Hình thức lưu trú của du khách 45
Biểu đồ 2 9: Hình thức ăn uống của du khách 45
Biểu đồ 2 10: Chi phí toàn bộ chuyến đi của du khách 46
Biểu đồ 2 11: Ý định quay lại du lịch bui tại Huế của du khách 61
Trang 8PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch được coi là một hiện tượng kinh tế - xã hội xuất hiện từ rất sớm Banđầu nó chỉ là những hoạt động di chuyển từ nơi này sang nơi khác với mục đíchhành hương theo tín ngưỡng hoặc viếng thăm người thân, hội họp Ngày nay, với sựphát triển của kinh tế - xã hội, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu củacon người Được biết đến như một ngành kinh tế tổng hợp có tốc độ phát triểnnhanh chóng, du lịch không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế củanhiều quốc gia mà còn trở thành đòn bẩy tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tếkhác phát triển Chính vì vậy, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế trọng điểmcủa nhiều quốc gia
Nằm ở khu vực miền Trung của Việt Nam, Huế có nhiều tiềm năng phát triển
du lịch, là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi bề dày văn hóalâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hữu tình cùng quần thể di tích lịch sử được thếgiới công nhận Du lịch Huế thu hút lượng khách du lịch lớn của Việt Nam Theo
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, tính cả năm 2014, lượng khách
du lịch đến Thừa Thiên Huế ước đạt 2.906.755 lượt (tăng 11,8% so với cùng kỳ),trong đó khách quốc tế ước đạt 1.007.290 lượt (tăng 8,5% so với cùng kỳ), kháchnội địa ước đạt 1.899.465 lượt (tăng 13,6% so với cùng kỳ) Theo quy hoạch tổngthể phát triển du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2030, từ năm 2015phấn đấu dịch vụ du lịch đóng góp vào GDP địa phương trên 50%, năm 2020 đạt từ
52 – 53%, năm 2030 đạt trên 55% đóng góp vào GDP khẳng định Huế là một trọngđiểm du lịch quốc gia, dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt trong sự phát triển của địaphương Ước tính từ năm 2015 – 2030 thu hút hơn 03 – 12 triệu lượt khách đếnThừa Thiên Huế Điều này chứng tỏ rằng, sự gia tăng của các loại hình du lịch sẽgóp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế của địa phương
Cùng với sự phát triển của du lịch, du lịch bụi (hay còn gọi là trào lưu
“phượt”) đang ngày một trở thành hiện tượng phổ biến đối với khách du lịch, đặcbiệt là đối với những bạn trẻ yêu thích sự mới lạ Đây là loại hình du lịch mới xuấthiện trong những năm gần đây và được khách du lịch đánh giá cao Mặc dù mức chi
Trang 9tiêu của khách du lịch bụi là chưa cao nhưng nếu biết khai thác thì đây sẽ là thịtrường đầy tiềm năng.
Trước đây đã có nhiều đề tài được thực hiện để khảo sát nhu cầu khác nhaucủa khách du lịch về các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đến Huế Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch về loại hình
du lịch bụi hầu như chưa có Hiện nay, các tài liệu về loại hình du lịch bụi này mới
chỉ được đăng tải trên một số bài báo, tạp chí, báo điện tử như: “Trào lưu Phượt trong giới trẻ Việt Nam” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn hóa – Đại học văn hóa của tác giả Ma Quỳnh Hương; “Phượt và trào lưu sống cuả lớp trẻ, Phượt là gì và phượt như nào”; “Du lịch bụi – Phiêu lưu cùng bụi đường” Cộng đồng những
người yêu du lịch bụi còn lập ra cả trang web: www.dulichbui.vn, www.phuot.vn Các bài báo này bước đầu đề cập đến trào lưu, xu hướng này đang lan tỏa trong giớitrẻ, chủ yếu ở đây mới chỉ mang tính trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm để giúpnhững người yêu thích loại hình du lịch này
Chính vì những lý do thực tế đó, tôi quyết định tiến hành khảo sát và nghiên
cứu về vấn đề này thông qua đề tài “Khảo sát nhu cầu của khách du lịch nội địa
về loại hình du lịch bụi tại tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm nghiên cứu loại hình du
lịch mới để có thể định hướng và gia tăng đối tượng khách du lịch đến Huế
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Khảo sát nhu cầu của khách du lịch nội địa về loại hình du lịch bụi tại tỉnhThừa Thiên Huế, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu của họ vềloại hình này
Trang 103 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch nội địa về loại hình dulịch bụi tại tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2 Đối tượng điều tra
Khách du lịch nội địa đến Huế
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa ThiênHuế
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2015 đến tháng 4/2015
Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những nhu cầu của dukhách nội địa và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả loại hình
du lịch bụi
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
- Số liệu tổng hợp từ Sở văn hoá, thể thao và du lịch Thừa Thiên Huế
- Ngoài ra, thông tin thứ cấp còn được nghiên cứu từ sách, báo, internet, các tàiliệu thuộc chương trình học tập trên các sách và giáo trình của Khoa Du lịch, Đạihọc Huế
4.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành phát bảng hỏi đối với khách du lịch nội địa
Quy trình điều tra gồm 2 bước:
Bước 1: Thiết kế bảng hỏi
Bước 2: Hoàn chỉnh bảng hỏi và tiến hành phát bảng hỏi
4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Các tài liệu sau khi thu thập thì được tiến hành chọn lọc, phân tích, xử lý, hệthống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp với đề tài Sử dụng phương pháp thống
kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lýtrên phần mềm thống kê SPSS 16.0
Trang 11Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp: Sau khi được Sở Văn Hóa Thể Thao DuLịch cung cấp số liệu thứ cấp, em tiến hành xử lý số liệu bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp, sàng lọc, sắp xếp để xử lý tài liệu thu thập được
- Phương pháp lập luận quy nạp
- Phương pháp học thuật, khoa học
Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp: Sau khi thu thập bảng hỏi từ phía du khách
em tiến hành xử lý bảng hỏi bằng phần mềm SPSS 16.0, trong đó em đã sử dụngmột số phương pháp phân tích sau:
Phương pháp thống kê mô tả: Dùng phương pháp Frequencis, mục đích
của phương pháp này là mô tả mẫu điều tra, tìm hiểu đặc điểm của đối tượng điềutra, thống kê các ý kiến đánh giá của du khách Kết quả của thống kê mô tả sẽ là cơ
sở để đưa ra những nhận định ban đầu và tạo cơ sở đưa ra các giải pháp cho đề tài
Thang đo Likert
Bảng 1.1: Các mức độ của thang đo Likert
1 Rất không yêu thích/Rất không hài lòng
2 Không yêu thích/Không hài lòng
5 Rất yêu thích/Rất hài lòng
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale)
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n
= (5 -1) / 5
= 0,8
Bảng 1.2: Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng
1 – 1.8 Rất không yêu thích/Rất không hài lòng 1.81 – 2.6 Không yêu thích/Không hài lòng
Trang 12 Phân tích phương sai một yếu tố (Oneway ANOVA) Để xem xét sự khác
nhau về ý kiến khách du lịch theo đặc điểm của từng đối tượng khách
Phương pháp phân tích phương sai cho phép so sánh sự sai khác giữa tham
số trung bình của hai hay nhiều nhóm trong mẫu để suy rộng ra tổng thể
0.05< Sig (P-value) <= 0.1 (*): Khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp
0.01< Sig (P-value) <= 0.05 (**): Khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bìnhSig (P-value) <= 0.01 (***): Khác biệt có ý nghĩa thống kê cao
Sig (P-value) > 0.1 (NS): Không có ý nghĩa thống kê
4.3 Phương pháp chọn mẫu
Theo công thức của Linus Yamane, ta xác định quy mô mẫu:
Trong đó: n: Quy mô mẫu
N: Kích thước tổng thể mẫue: Độ sai lệch
Theo số liệu của sở VH – TT – DL, tổng lượng khách du lịch nội địa đến ThừaThiên Huế năm 2014 ước đạt 1.899.465 lượt, do đó N = 1.899.465 Chọn cỡ mẫuvới độ tin cậy là 95% nên e = 0.1 Ta có:
n = 1.899.465/(1 + 1.899.465*e2) = 99.995
Như vậy quy mô mẫu là 100 mẫu
Tuy nhiên, phòng trường hợp khách không đủ thời gian để hoàn thành bảnghỏi nên tổng số mẫu dự kiến là 110 mẫu để đảm bảo tính khách quan của mẫu
5 Kết cấu của khóa luận
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
o Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
o Chương 2: Đánh giá nhu cầu của khách du lịch nội địa về loại hình dulịch bụi tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 13o Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu khách dulịch nội địa về loại hình du lịch bụi
PHẦN III: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 14PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo Michael Coltman: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân
tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”
Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): “Du lịch bao gồm những hoạt động của con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên) của họ trong thời gian liên t
ục không quá một năm nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh, và các mục đích khác.”
Theo điều 4 của Luật du lịch Việt Nam (2005): “ Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Mặc dù, chưa có một định nghĩa thống nhất về "du lịch" nhưng có thể hiểu du
lịch là sự di chuyển của con người từ vùng này đến vùng khác nằm ngoài nơi cư trúthường xuyên của họ để thỏa mãn về nhu cầu vật chất hay tinh thần
1.2 Các loại hình du lịch
Trang 151.2.1 Theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi
- Du lịch quốc tế
Là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ởlãnh thổ của các quốc gia khác nhau Ở hình thức du lịch này khách phải đi qua biêngiới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch Du lịch quốc tế chia làm hai loại:
Du lịch quốc tế chủ động (Inbound Tourism): Là hình thức du lịch của những
người từ nước ngoài đến một quốc gia nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó
Du lịch quốc tế thụ động (Outbound Tourism): Là hình thức du lịch của công
dân một quốc gia nào đó và của những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổcủa quốc gia đó đi ra nước khác du lịch và trong chuyến đi ấy họ đã tiêu tiền kiếm
ra tại đất nước đang cư trú
Chữa bệnh bằng khí hậu: khí hậu núi, khí hậu biển
Chữa bệnh bằng nước khoáng: tắm nước khoáng, uống nước khoáng
Chữa bệnh bằng bùn
Chữa bệnh bằng hoa quả
Chữa bệnh bằng sữa (đặc biệt là sữa ngựa)
- Du lịch nghỉ ngơi giải trí
Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch này là sự cần thiết phải nghỉngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người Đây là loại hình du lịch có tácdụng giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi công việchàng ngày
- Du lịch thể thao
Trang 16Du lịch thể thao chủ động: Khách đi du lịch để tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao Du lịch thể thao chủ động bao gồm:
Du lịch văn hóa được phân làm 2 loại:
Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể: Khách du lịch thuộc thể loại này thường
đi với mục đích đã định sẵn Thường họ là các cán bộ khoa học, sinh viên và cácchuyên gia
Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp: gồm đông đảo những người ham thích
mở mang kiến thức về thế giới và thỏa mãn những tò mò của mình
- Du lịch công vụ
Mục đích chính của loại hình du lịch này là nhằm thực hiện nhiệm vụ công táchoặc nghề nghiệp nào đó Với mục đích này, khách đi tham dự các cuộc hội nghị,hội thảo, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ, các cuộc triển lãm hàng hóa, hộichợ…
- Du lịch tôn giáo
Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của nhữngngười theo các đạo giáo khác nhau
- Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương
Loại hình du lịch này phần lớn nảy sinh do nhu cầu của những người xa quêhương đi thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè thân quen, dự lễ cưới, lễ tang…
Trang 17- Du lịch quá cảnh
Nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó trong thời gian ngắn
để đến nước khác
1.2.3 Theo đối tượng khách du lịch
- Du lịch thanh, thiếu niên
- Du lịch dành cho những người cao tuổi
- Du lịch cá nhân/ lẻ
Cá nhân đi du lịch theo kế hoạch định trước của các tổ chức du lịch, tổ chứccông đoàn hay tổ chức xã hội khác Khách du lịch không phải đi cùng đoàn mà chỉtuân theo những điều kiện đã được thông báo và chuẩn bị trước
- Du lịch bụi ba lô
Đây là loại hình du lịch bằng xe đạp, xe máy, ô tô buýt, xích lô ở Hà Nội, xetrâu ở làng gốm Bát Tràng, cưỡi ngựa ở Lâm Đồng, cưỡi voi ở Tây Nguyên, duthuyền trên sông Hồng, sông Cửu Long,… thậm chí du lịch bụi bằng cả máy bay
Tự mua vé máy bay, tự đặt phòng khách sạn, tự vạch cho mình một chươngtrình khám phá riêng và nhất là tự cho mình tận hưởng cái thú lang thang các khumua sắm mà không bị lệ thuộc vào bất kỳ lời hướng dẫn ngọt ngào nào Tuy nhiên,quyết định đi du lịch ba lô đồng nghĩa đối mặt với khó khăn vất vả, phương tiệnphải tự lo, tự xoay sở trong điều kiện sử dụng các dịch vụ có chất lượng tối thiểu
Do đó việc đầu tiên là nên ghi nhớ khi quyết định một thân một mình du lịch đấtbạn là phải giữ gìn hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân một cách cẩn trọng, không để hưhỏng, mất mát Nếu gặp sự cố hãy tìm đến các cơ quan chức năng như cảnh sát,lãnh sự quán, đại sứ quán Việt Nam,… nhờ giúp đỡ
Trang 18Phải trang bị bản đồ các thành phố du lịch, các quốc gia dự định đến, bản đồnày phải kèm phần giới thiệu hệ thống giao thông, trạm xe buýt, xe điện ngầm, hàngkhông, công trình công cộng; sách hướng dẫn du lịch về địa điểm, đất nước sẽ tới đểtìm hiểu các khu phố khách ba lô Ngoài hệ thống Internet cung cấp đầy đủ thôngtin du lịch, các nước còn có các quầy đổi tiền, cửa hàng mua bán dụng cụ du lịchthông dụng như ba lô, giày, sách hướng dẫn Hiện nay, các nước ứng dụng chế độmột giá cho người ngoại quốc và người bản địa, nên bạn sẽ không phải băn khoăn
về chi phí di chuyển
1.2.5 Theo phương tiện giao thông được sử dụng
- Du lịch bằng mô tô – xe đạp
Trong loại hình này xe đạp và mô tô được làm phương tiện đi lại cho du khách
từ nơi ở đến điểm du lịch Nó được phát triển ở nơi có địa hình tương đối bằngphẳng Loại hình này thích hợp cho các điểm du lịch gần nơi cư trú và được giới trẻrất ưa chuộng
- Du lịch bằng xe ô tô
Là loại hình du lịch được phát triển phổ biến và rộng rãi nhất, nó có nhiều tiệnlợi và được nhiều người ưa chuộng: nhanh, du khách có điều kiện gần gũi với thiênnhiên, có thể dừng lại ở bất cứ điểm du lịch nào…
- Du lịch bằng tàu hỏa
Được hình thành từ những năm 40 của thế kỷ 19 Ngày nay do sự phát triểncủa ngành đường sắt, số khách du lịch bằng tàu hỏa ngày càng đông Lợi thế của dulịch bằng tàu hỏa là: tiện nghi, an toàn, nhanh, rẻ, đi được xa và vận chuyển đượcnhiều người
- Du lịch bằng tàu thủy
Được phát triển ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có bờbiển đẹp, có nhiều vịnh, nhiều đảo, hải cảng, sông hồ… Ngày nay có nhiều tàu dulịch được trang bị hiện đại để phục vụ mọi nhu cầu cho du khách: đi lại, ăn uống,nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí…
- Du lịch bằng máy bay
Trang 19Là loại hình du lịch có nhiều triển vọng nhất, nó có nhiều ưu thế: nhanh, tiệnnghi Vì vậy trong một thời gian ngắn du khách có thể đi được quãng đường xa hơn,giúp họ đi được nhiều nơi hơn Tuy nhiên, giá cả loại này cao không phù hợp vớithu nhập của nhiều người.
1.2.6 Theo phương tiện lưu trú được sử dụng
- Du lịch ở khách sạn (Hotel)
Là loại hình du lịch phổ biến nhất Loại hình này phù hợp với những người lớntuổi, những người có thu nhập cao Vì ở đây các dịch vụ hoàn chỉnh hơn, có hệthống hơn, chất lượng phục vụ tốt hơn, nhưng giá cả cao hơn
- Du lịch ở khách sạn ven đường (Motel) – khách sạn ở bên lề những chặng
đường dài dành cho khách du lịch đi bằng ô tô
Motel là các khách sạn được xây dựng ven đường xa lộ nhằm phục vụ chokhách du lịch bằng xe hơi Ở đây có cả gara để xe cho du khách Các dịch vụ trongMotel phần lớn là tự phục vụ Du khách tự nhận phòng, tự gọi ăn trong nhà hàng.Các dụng cụ ở đây là loại sử dụng một lần Giá cả trong Motel thường rẻ hơn ởtrong khách sạn
- Du lịch ở lều, trại (Camping)
Là loại hình du lịch được phát triển với nhịp độ cao, được giới trẻ ưa chuộng
Nó rất thích hợp với khách đi du lịch bằng xe đạp, mô tô, xe hơi Đầu tư cho du lịchloại này không cao, chủ yếu sắm lều trại, bạt, giường ghế gấp và một số dụng cụđơn giản rẻ tiền Khách tự thuê lều bạt, tự dựng và tự phục vụ
Đây là loại hình du lịch có nhiều triển vọng vì: Công nghiệp xe hơi phát triểnnhanh, số người sử dụng phương tiện này nhiều, họ quan tâm đến vấn đề đi lạinhiều hơn vấn đề ăn nghỉ Chi phí cho các dịch vụ ở đây rẻ, du khách có thể dùngtiền để đi lâu hơn, nhiều nơi hơn Du khách muốn thoát khỏi cuộc sống thườngngày, muốn gần gũi với thiên nhiên
Trang 201.2.7 Theo độ dài thời gian chuyến đi
- Du lịch dài ngày
- Du lịch ngắn ngày (thường gọi là du lịch cuối tuần – weekend holiday)
1.2.8 Theo vị trí địa lý của nơi đến du lịch
Theo Luật du lịch Việt Nam:
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.” (Theo điều 4, chương I, LDLVN).
Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) du khách có những đặc trưng sau:
Là người đi khỏi nơi cư trú của mình
Không đi du lịch với mục đích làm kinh tế
Đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên
Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm du lịch khoảng 30, 40, 50 dặm tùytheo quan niệm hay quy định của từng nước
2.2 Phân loại
* Khách du lịch quốc tế
Năm 1963 tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Rome, Uỷ ban thống
kê của Liên Hợp Quốc: “Khách du lịch quốc tế là người thăm viếng một số nước khác ngoài nước cư trú của mình với bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng thăm”.
Năm 1989, “Tuyên bố Lahaye về du lịch” của Hội nghị liên minh Quốc hội về
du lịch: “Khách du lịch quốc tế là những người trên đường đi thăm, ghé thăm một quốc gia khác quốc gia cư trú thường xuyên, với mục đích tham quan, giải trí, thăm viếng, nghỉ ngơi với thời gian không quá 3 tháng, nếu trên 3 tháng phải có giấy phép gia hạn và không được làm bất cứ việc gì để nhận được thù lao do ý muốn của
Trang 21khách hoặc là do ý muốn của nước sở tại Sau khi kết thúc chuyến đi phải trở về nước của mình, rời khỏi nước sở tại hoặc đến một nước thứ 3”.
Tuy nhiên, Luật du lịch Việt Nam ra ngày 1/1/2006 đã đưa ra định nghĩa như
sau: “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.
* Khách du lịch nội địa
UNWTO đã đưa ra nhận định về khách nội địa như sau: “Khách du lịch nội địa là những người cư trú trong nước, không kể quốc tịch, thăm viếng một nơi khác nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24 giờ cho một mục đích nào đó ngoài mục đích hành nghề kiếm tiền tại nơi viếng thăm”
- Đối với nước Mỹ: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi cách
nơi ở thường xuyên của họ ít nhất là 50 dặm với những mục đích khác nhau ngoàiviệc đi làm hằng ngày
- Đối với nước Pháp : Du khách nội địa là những người rời khỏi nơi cư trú
của mình tối thiểu là 24 giờ và nhiều nhất là 4 tháng với một hoặc một số mục đích:giải trí; sức khoẻ; công tác và hội họp dưới mọi hình thức
- Đối với nước Canada: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi
xa 25 dặm và có nghỉ lại đêm hoặc rời khỏi thành phố và có nghỉ lại đêm
- Đối với Việt Nam: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam” (điều 20, chương IV, LDLVN).
3 Sản phẩm du lịch và các đặc tính của sản phẩm du lịch
3.1 Khái niệm
Tại khoản 10, Điều 4, Chương I Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến du lịch”
Định nghĩa sản phẩm du lịch (theo Michael M Coltman): “Sản phẩm du lịch
là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát”
Trang 22Sản phẩm du lịch là tất cả các dịch vụ và hàng hóa do các doanh nghiệp cóchức năng kinh doanh du lịch cung cấp cho khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầucủa họ Nó được tạo nên bởi sự kết hợp của các yếu tố như tài nguyên du lịch, cơ sởvật chất kỹ thuật và lao động.
Sản phẩm du lịch bao gồm cả hai nhóm: dịch vụ và hàng hóa, trong đó dịch vụ
là chủ yếu
3.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch mang tính tổng họp nên có nhiều đặc điểm:
- Trong sản phẩm du lịch, bộ phận dịch vụ chiếm tỷ trọng cao
- Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu thứ yếu, cao cấp của du khách
- Khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm du lịch trước khi muahay sử dụng sản phẩm
- Sản phẩm du lịch do nhiều cá thể tạo ra, tổng hợp từ nhiều ngành kinhdoanh, các ngành này có sức tác động qua lại, kết hợp và phụ thuộc
- Sản phẩm du lịch thỏa mãn mọi nhu cầu tiêu dùng đặc biệt
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng thời gian, địa điểm sản xuất rachúng Do đó, về cơ bản, sản phẩm du lịch không thể lưu kho được
- Sản phẩm du lịch thường nằm xa nơi cư trú của khách du lịch nên trongkinh doanh du lịch rất cần các nhà phân phối
- Trong du lịch thường ít sử dụng lại sản phẩm du lịch đã dùng
- Sản phẩm du lịch không thể lưu kho hay cất trữ
II Lý luận chung về du lịch bụi
1 Khái niệm du lịch bụi
“Có thể định nghĩa du lịch bụi là loại du lịch của một hoặc vài cá nhân đơn lẻ không theo tour theo đoàn Loại du lịch này chi phí không cao, do ăn ở như dân điạ phương Chỉ cần 1 số tiền nhỏ và một ít kiến thức bạn có thể đi bất cứ nơi đâu miễn
là bảo đảm chi tiêu Có thể cần một chiếc xe gắn máy hay một chiếc xe đạp và 1 balo quần áo đầy những thứ lỉnh kỉnh và ít quần áo"
(Trích khái niệm của thành viên LuckyBaby - 1280 Diễn đàn)
Trang 23"Du lịch bụi - hay còn gọi là tự túc Là 1 người hay nhiều bạn bè họp lại để đi
1 chuyến du lịch Tự đi, tự ăn - ở mà không cần thông qua 1 công ty lữ hành nào hết Bạn sẽ là người chủ động trong chuyến đi Hành trang gồm quần áo, bản đồ, điện thoại, tài khoản ngân hàng và 1 ít tiền mặt, dụng cụ cá nhân, thuốc, dầu Quan trọng nhất là phải biết ít nhiều về nơi mà bạn muốn đi du lịch : văn hóa, tôn giáo, dân tộc "
(Theo Yahoo hỏi đáp)
"Du lịch “bụi” (hay còn gọi là du lịch ba-lô) là loại hình du lịch thường được các cá nhân hay một nhóm nhỏ áp dụng Hình thức này phù hợp cho việc khám phá thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống thường ngày của dân địa phương Hoàn toàn khác với hình thức "đi tour", du khách sẽ bị bó buộc trong một không gian và phải bị giới hạn thời gian lịch trình của của chuyến tour."
(Theo wikipedia)
Tổng cục du lịch Australia nhìn nhận dưới góc độ kinh tế : “Du lịch bụi là một phần của tổng thể thị trường du lịch Ở đó, du khách thường đi du lịch lâu hơn, tiêu nhiều tiền hơn và đi nhiều vùng miền hơn so với các khách du lịch thông thường”.
Dưới góc độ văn hóa, Du lịch bụi ngày nay được hiểu rộng hơn khái niệm mộtkỳ nghỉ đơn thuần mà còn được hiểu như là một hình thức giáo dục Người đi dulịch bụi muốn trải nghiệm một chuyến hành trình đích thực hơn là mua những tour
du lịch trọn gói, điều này dẫn tới có một số ý kiến cho rằng du lịch bụi đang chốnglại ngành du lịch
Khái niệm chung nhất về du lịch bụi được nhiều nhà nghiên cứu du lịch đồng
tình là ‘‘Du lịch bụi là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một loại hình du lịch với chi phí thấp của một hoặc vài cá nhân đơn lẻ.’’
2 Lịch sử của loại hình du lịch bụi
Giovanni Francesco Gemelli Careri (1651-1725) được xem là người khai sinh
ra loại hình du lịch bụi Sinh ra ở vùng Radicena (ngày nay là Taurianova) Calabria,Italia vào năm 1651, Giovan Francesco Gemelli Careri là một quan tòa làm việc tạitòa án Naples Tuy nhiên ông đã không thành công trong công việc của mình
Trang 24Năm 1685, ông đã đi du lịch Châu Âu Một năm sau, ông trở lại quê hương vàtiếp tục làm công việc của một vị quan tòa Tuy nhiên ông không thỏa mãn với cuộcsống của mình, ông luôn muốn thấy được nhiều thứ mới mẻ Đó cũng là lý do vàonăm 1693, ông bắt đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới kéo dài trong 5 năm.Sau khi kết thúc chuyến hành trình, ông đã viết sách về chuyến hành trình củamình Cuốn sách đó đã được tái bản năm lần ở Italia và được dịch thành nhiều thứtiếng.
Trong tác phẩm ‘‘Around the World in 80 Days’’ tác giả Jule Vernes cũng đãgiới thiệu về chuyến hành trình của Giovan Francesco Gemelli Careri
Trong những năm gần đây các thuật ngữ như: du lịch bụi, du lịch ba lô hay ta
ba lô được giới trẻ sử dụng rất nhiều “Phượt” đã và đang trở thành một trào lưu thuhút rất nhiều bạn trẻ tham gia, nhiều trang blog, diễn đàn cũng vì thế được ra đời
3 Đặc điểm của du lịch bụi
Sử dụng các phương tiện công cộng làm phương tiện di chuyển chính chochuyến hành trình… Lưu trú tại các hostel, các phương tiện lưu trú giá rẻ
Hình ảnh của khách du lịch bụi gắn liền với ba lô, sách hướng dẫn du lịch.Thời gian đi du lịch lâu hơn so với các loại hình du lịch khác
Lịch trình chuyến đi mang tính độc lập và linh động Khi được hỏi về lịchtrình của chuyến đi, một số du khách nói rằng “The plan is there is no plan” (kếhoạch là không có kế hoạch nào cả)
Mục tiêu khi đi du lịch là được trải nghiệm, tìm hiểu phong cách sống và đượcgặp gỡ người dân nước bản địa
Tham gia nhiều vào các hoạt động khám phá, giải trí
4 So sánh du lịch bụi và hình thức du lịch theo tour
4.1 Hình thức du lịch
Du lịch bụi là hình thức du lịch tự túc do một cá nhân hay một nhóm nhỏ thựchiện Người tham gia sẽ cùng chiếc ba lô trên lưng đi qua những vùng đất yêu thích
mà không bị giới hạn về lịch trình và thời gian
Đối với du lịch theo tour, chỉ cần đặt tour tại các công ty lữ hành và mọichuyện còn lại đều do những đơn vị này bố trí, sắp xếp Các tour đều được thiết kế
Trang 25rất chặt chẽ, và người đi du lịch theo tour là làm theo những hướng dẫn và sinh hoạtcùng đoàn.
4.2 Mục đích du lịch
Khi đi du lịch theo tour, người tham gia mong muốn tìm được những giâyphút nghỉ ngơi, thư giãn để khám phá các thắng cảnh nổi tiếng và tận hưởng nhữnggiây phút thư giãn bên bạn bè, gia đình và người thân
Ngược lại đối với những người đi du lịch bụi, họ chủ động về thời gian và tựlập xuyên suốt chuyến đi để khám phá vẽ đẹp của của thiên nhiên, con người nơi
mà họ đặt chân đến Bên cạnh đó họ còn muốn rèn luyện sức chịu đựng, nâng caokhả năng học hỏi để làm chủ cuộc sống
4.3 Đối tượng
Vì mỗi tour đều có lịch trình cụ thể, rõ ràng và đã được hạch toán chi phí.Đồng thời, những người bận rộn cũng có thể lựa chọn hình thức này để tiết kiệmthời gian và hạn chế rủi ro cho bản thân Vì vậy, bạn đồng hành trong tour du lịch
có thể là người thân, bạn bè, hoặc đồng nghiệp của nhau
Đối tượng tham gia các chuyến du lịch bụi chủ yếu là các bạn trẻ, nhữngngười yêu thích cảm giác phiêu lưu mạo hiểm Đôi khi họ là những người xa lạ,nhưng có chung sở thích mà tập trung lại để cùng nhau lên kế hoạch cho mộtchuyến du lịch phượt, nhằm thỏa mãn niềm đam mê khám phá của mỗi người, thỏathích khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên và con người tại mỗi điểm đến
4.4 Thời gian chuyến đi
Chỉ cần có thời gian và điều kiện thời tiết thuận lợi, các tín đồ đi bụi có thểthực hiện một chuyến du lịch vào bất kỳ thời gian nào trong năm Đồng thời,chuyến đi ấy kéo dài trong bao lâu đều do họ tự quyết định
Còn đi du lịch theo tour, du khách thường chọn đi tour vào các kỳ nghĩ lễ, tếthay các dịp đặc biệt Mặt khác, người tham gia đi tour thường căn cứ vào thời gianđẹp nhất của mỗi điểm đến để đặt tour
4.5 Tiền và chi phí
Du lịch bụi thường mua sắm bằng tiền mặt, còn du lịch theo tour thì thường sửdụng thẻ
Trang 26Đi du lịch theo tour là hình thức khá tiện lợi vì mỗi tour đều có chương trình
cụ thể do các công ty du lịch đứng ra sắp xếp và bạn chỉ cần tuân thủ đúng lịchtrình, quy định chung của đoàn Tuy nhiên, mỗi chuyến đi tour sẽ có chi phí cao hơn
so với loại hình du lịch bụi
Trong khi đó, chi phí du lịch bụi lại khá tiết kiệm, bởi bạn có thể tự do lựachọn những dịch vụ phù hợp với khả năng tài chính của bản thân
4.6 Phương tiện và hành lý mang theo
Xe du lịch, đi tàu hỏa hay máy bay thường là những phương tiện được sử dụngtrong các chuyến đi tour Và đó là điều kiện thuận lợi để bạn trang bị hành lý mộtcách đầy đủ nhất theo sở thích của bản thân
Du lịch bụi thì phương tiện phổ biến là xe máy, đây là phương tiện thuận lợicho dân du lịch bụi có thể khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên và dừng chân để sănnhững bức ảnh đẹp của thiên nhiên Phương tiện này buộc bạn phải tối giản nhữngvật dụng không quá cần thiết trong chuyến đi Hành lý chỉ gói gọn trong chiếc ba lô.Ngoài quần áo, giấy tờ tùy thân, đồ dùng cá nhân nhiều người còn mang theo lều,võng, bạt, vật dụng nấu nướng và một số loại thức ăn, thuốc men…
4.7 Chỗ lưu trú, ăn uống
Khi đi tour bạn sẽ được ăn uống, nghỉ ngơi theo sự chỉ dẫn của hướng dẫnviên Tùy mỗi tour mà nơi lưu trú có sự khác nhau, có thể là khách sạn cao cấp, nhànghỉ hay các dịch vụ lưu trú thông thường
Nếu chọn đi du lịch bụi đôi khi bạn phải dựng lều, trải bạt ngủ và nấu nướngngay trên đường đi Ngoài ra, một số người còn chọn các loại hình lưu trú nhưhomestay, các nhà nghỉ, quán trọ bình dân và ăn uống ở những quán ăn vỉa hè đểtiết kiệm chi phí du lịch
4.8 Mức độ an toàn và bảo hiểm du lịch
Mức độ an toàn của hình thức du lịch theo tour được đánh giá cao hơn du lịchbụi Các công ty lữ hành sẽ đảm bảo an toàn cho du khách về vấn đề như chỗ ở, môitrường văn hóa, hạn chế các địa điểm nguy hiểm,… để giúp du khách tận hưởngchuyến đi thật trọn vẹn và an toàn Hơn nữa, trong mỗi tour du lịch trọn gói thườngquy định mức bảo hiểm cụ thể nếu xảy ra những sự việc không mong muốn
Trang 27Đối với du lịch bụi, mọi người cùng nhau phiêu lưu qua nhiều vùng đất mới lạtheo hình thức tự phát Và một chuyến du lịch bụi thì những khó khăn, nguy hiểmluôn ở xung quanh chuyến đi của bạn Chính vì thế cần có những người trưởngnhóm có kinh nghiệm và am hiểu các điểm du lịch để có một chuyến du lịch an toàn
5.2 Khám phá
Loại hình này thu hút đông đảo tầng lớp thanh niên, sinh viên, học sinh, những ngườiham mê khám phá vùng đất mới, tìm hiểu tập tục, con người, phong cảnh ở những vùngđất xa xôi
5.4 Offroad
Offroad là đi vào những khu vực không có đường lớn, thường chỉ có đườngmòn dành cho người đi bộ với địa hình gập ghềnh hiểm hóc, một bên là đường mònven núi vừa đủ bánh xe máy, phía bên dưới là vực thẳm, sông sâu hoặc những conđường đá chông chênh… đòi hỏi người cầm lái phải thực sự có kinh nghiệm và taylái “lụa” nếu không sẽ gặp nhiều bất trắc và hiểm
Trang 285.5 Từ thiện
Đây là hình thức kết hợp giữa việc đi du lịch bụi với hoạt động làm từ thiện Hìnhthức này nhận được sự ủng hộ đông đảo khách du lịch tham gia Đi du lịch để thiệnnguyện, kết nối yêu thương trên mỗi chặng đường đi qua
5.6 Đêm
Loại hình này mới xuất hiện gần đây, đối tượng chủ yếu là thanh niên và sinhviên Họ thường tụ tập tại một điểm nào đó trong nội thành và cùng chạy qua cáccon phố, ngắm đêm và thưởng thức các món ăn trên trục đường đi qua Loại hình dulịch bụi đêm gồm cả đi xe máy, xe đạp và tản bộ
III Nhu cầu và thuyết nhu cầu
1 Khái niệm nhu cầu
Theo Lê Hữu Tầng (1997) thì: “Nhu cầu là những đòi hỏi của con người, của từng cá nhân, của các nhóm xã hội khác nhau hay của toàn xã hội muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển”
Từ điển Bách khoa Toàn thư triết học (1983) của Liên Xô định nghĩa: “Nhu
cầu là sự cần hay sự thiếu hụt một cái gì đó thiết yếu để duy trì hoạt động sống của
cơ chế một cá nhân con người , một nhóm xã hội hay xã hội nói chung, là động cơ bên trong của tính tích cực”
2 Cấu trúc nhu cầu cá nhân
Khi nói đến thuyết nhu cầu thì nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 –1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lýhọc nhân văn (Humanistic Psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3(The Third Force) khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phântâm học (Psychology) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism)
Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nóđược thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm
cả lĩnh vực giáo dục Đó là lý thuyết về Bậc thang nhu cầu (Hierarchy of Needs)của con người Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo
Trang 29một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuấthiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu củacon người theo 5 cấp bậc:
- Nhu cầu sinh lý (Physiological needs): nhu cầu về thức ăn, nước uống, ngủ,nghỉ ngơi (food, water, shelter, rest);
- Nhu cầu về an toàn, an ninh cho tính mạng (Safety, security Freedom fromfear and anxiety);
- Nhu cầu về hòa nhập và tình yêu (Belonging and love affection, giving andreceiving love);
- Nhu cầu tự tôn trọng và được tôn trọng (Self – esteem and esteem fromothers);
- Nhu cầu tự hoàn thiện (Self – actualization – personal growth, self –fulfillment)
Hình 1 1: Các bậc thang nhu cầu theo lý thuyết nhu cầu của con người của A
Maslow năm 1943
Sau đó, do sự phát triển không ngừng của xã hội nhu cầu của con người ngày càng trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn và thang cấp bậc nhu cầu của con người cũng được bổ sung thêm 2 thang bậc cho phù hợp (theo mô hình 2)
Hai bậc thang đó là:
Nhu cầu về thẩm mỹ, cảm nhận cái đẹp (Aesthetics, appreciation of beauty)Nhu cầu hiểu biết (Knowledge and understanding)
Trang 30Hình 1 2: Các bậc thang nhu cầu theo lý thuyết nhu cầu của con người của A
Maslow năm 1943 (có bổ sung)
3 Nhu cầu du lịch
3.1 Khái niệm
Trong quá trình đi du lịch, con người có nhiều nhu cầu khác nhau, trong đónhu cầu chủ đạo là nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu khám phá những điều mới lạ ở nơiđến; Muốn thỏa mãn nhu cầu này cho khách du lịch, cần phải có phương tiện vậnchuyển, cơ sở lưu trú, nơi phục vụ ăn uống và mua sắm… Vì thế nhu cầu du lịch
được TS Nguyễn Văn Đính định nghĩa là “một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức, giao tiếp)”
TS Nguyễn Văn Lưu cũng khẳng định tính đa dạng, đặc biệt của nhu cầu du
lịch: “Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và mang tính xã hội cao, biểu hiện sự mong muốn tạm thời rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến với thiên nhiên và văn hóa ở một nơi khác, là nguyện vọng cần thiết của một con người muốn được giải phóng khỏi sự căng thẳng để được nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe
và tăng cường hiểu biết”
Trang 313.2 Đặc điểm của nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch luôn biến đổi phát triển cùng với điều kiện sống, đặc biệt làđiều kiện kinh tế Ở các quốc gia phát triển, tổng thu nhập quốc dân cao, số ngàynghỉ được tăng lên đã tạo điều kiện cho người dân đi du lịch và tiêu dùng nhiều hơn.Nhu cầu du lịch còn phụ thuộc vào không gian, thời gian tiêu dùng và đặc điểm cánhân của du khách (lứa tuổi, thu nhập, tôn giáo, cá tính…)
Nhu cầu có tính chu kỳ, đặc biệt là các nhu cầu sinh lý Khi nhu cầu được thỏamãn, sau một khoảng thời gian nhất định nó lại được lặp lại Các nhu cầu thiết yếunhư ăn uống, nghỉ ngơi trong du lịch có tính chu kỳ rõ hơn so với các nhu cầu tinhthần
Khi nhu cầu du lịch gặp đối tượng có khả năng đáp ứng sự thỏa mãn của nó(Công ty du lịch có uy tín, dịch vụ du lịch và sản phẩm du lịch phù hợp nhu cầu), nó
sẽ trở thành động cơ thúc đẩy hành động đi du lịch
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu tổng hợp, vừa mang tính sinh học vừamang tính xã hội Scitovsky (năm 1976) viết: Con người đi du lịch một là để tăngcường sự hung phấn qua các kỳ nghỉ mới lạ, hai là để giảm bớt sự kích động khi bịstress Ông cho rằng người ta cần có nhu cầu cả về sự an toàn và cả về sự mới lạ khi
đi du lịch Nếu một môi trường được biết là có nhiều điều mới lạ nhưng không antoàn, người ta sẽ cố gắng tránh hoặc rút lui khỏi môi trường đó Mặt khác, nếu cánhân tiếp nhận một môi trường quá quen thuộc, dù rất an toàn thì họ cũng sẽ nhanhchóng chán ngấy và tìm kiếm một nơi khác
Đôi khi nhu cầu có thể không được con người nhận thức (tiềm ẩn) Khi nhucầu được con người nhận thức, nó trở thành mong muốn, khát vọng sở hữu nhữngsản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu của họ Với mỗi nhu cầu có thể làm xuấthiện một vài mong muốn khác nhau Nhiệm vụ của người làm marketing là giúpcho khách hàng nhận ra những nhu cầu tiềm ẩn của chính bản thân họ
3.3 Phân loại nhu cầu trong du lịch
Để hiểu một cách đầy đủ và chính xác về nhu cầu du lịch của con người, cầntiếp cận đồng thời từ hai khía cạnh như sau:
Trang 32Khía cạnh thứ nhất: Từ việc nghiên cứu những nhu cầu nói chung của conngười theo thang cấp bậc.
Khía cạnh thứ hai: Từ việc thống kê, nghiên cứu các mục đích và động cơchính của con người khi đi du lịch
Về khía cạnh thứ nhất chúng ta đã đề cập chi tiết ở phần trên Ở đây, chúng ta
sẽ đề cập tiếp đến khía cạnh thứ hai
Ở đây chúng ta sẽ không nghiên cứu về quy luật và động cơ trong hành độngcủa mỗi cá nhân mà chỉ xét các phạm trù mang tính chất hiển nhiên hơn, có biểuhiện bên ngoài dễ nhận thấy hơn Chúng ta biết rằng, mọi hành động của con ngườiđều do những động cơ bên trong thúc đẩy mà bản thân những động cơ đó lại donhững nhu cầu nội lực tiềm tàng của con người sản sinh ra Trên thực tế, chúng ta
có thể dễ dàng thống kê phân nhóm nghiên cứu đến các hành động của con người Căn cứ vào việc thống kê và nghiên cứu những mục đich chính của cácchuyến hành trình du lịch, các chuyên gia về du lịch đã phân loại thành các nhómđộng cơ đi du lịch gắn với các mục đích cụ thể như sau:
Nhóm I: Động cơ nghỉ ngơi (Pleasure)
Đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi tâm sinh lý, tiếp cận gầngũi với thiên nhiên, thay đổi môi trường sống;
Đi du lịch với mục đích thể thao;
Đi du lịch với mục đích văn hóa, giáo dục
Nhóm II: Động cơ nghề nghiệp (Professional)
Đi du lịch với mục đích tìm hiểu cơ hội kinh doanh kết hợp với giải trí;
Đi du lịch với mục đích thăm viếng ngoại giao;
Đi du lịch với mục đích công tác
Nhóm III: Các động cơ khác (Other Tourisr Motivies)
Đi du lịch với mục đích thăm viếng người thân
Đi du lịch với mục đích nghỉ tuần trăng mật
Đi du lịch với mục đích chữa bệnh
Đi du lịch là do bắt chước, coi du lịch là “mốt”
Trang 33Đi du lịch là do sự chơi trội để tập trung sự chú ý của những người xungquanh
Tiếp cận từ hai khía cạnh đã nêu, chúng ta có thể thấy nhu cầu du lịch là mộtloại nhu cầu đặc biệt, thứ cấp và tổng hợp của con người Đặc biệt là do nó khácnhững nhu cầu hàng ngày của con người, khi đi du lịch con người ta thường chi tiêunhiều hơn, đòi hỏi được phục vụ với chất lượng cao hơn nhiều cho việc thỏa mãnnhững nhu cầu của mình; thứ cấp vì con người ta chỉ có thể nghĩ tới du lịch khi đãthỏa mãn những nhu cầu thiết yếu, cần thiết hàng ngày; và tổng hợp là vì trong mộtchuyến hành trình du lịch thường con người đòi hỏi phải thỏa mãn nhiều nhu cầukhác nhau, mà để thỏa mãn chúng cần dịch vụ của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khácnhau trong một khoảng thời gian nhất định Hơn nữa, do khi đi du lịch tức là conngười ta phải rời khỏi nơi thường xuyên cư trú của mình, nên chúng ta có thể thấynhu cầu du lịch được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự
đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức, giaotiếp…)
Tổng quát lại từ việc nghiên cứu những nhu cầu nói chung và những mục đích,động cơ đi du lịch nói riêng của con người, các chuyên gia về du lịch đã phân loạinhu cầu du lịch theo 3 nhóm cơ bản sau:
Nhóm I: Nhu cầu cơ bản (thiết yếu) gồm: Đi lại, lưu trú, ăn uống
Nhóm II: Nhu cầu đặc trưng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu, thưởng
thức cái đẹp, giao tiếp…)
Nhóm III: Nhu cầu bổ sung (thẩm mỹ, làm đẹp, thông tin, giặt là…)
Trên thực tế khó có thể xếp hạng, phân thứ bậc các loại nhu cầu phát sinhtrong khách du lịch Sự thật hiển nhiên là các nhu cầu vận chuyển, ở trọ, ăn uống làcác nhu cầu thiết yếu và quan trọng không thể thiếu được đối với mọi khách du lịch.Nhưng, nếu đi du lịch mà không có cái gì để gây ấn tượng, giải trí và tiêu khiển,không có dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu khác thì không thể gọi là đi du lịch.Thường thì trong cùng một chuyến đi ta thường kết hợp nhằm đạt được nhiều mụcđích khác nhau và do vậy các nhu cầu cần được đồng thời thỏa mãn
Trang 34Thỏa mãn nhu cầu ở nhóm I là không thể thiếu để con người (khách du lịch)tồn tại và hoạt động, để tiếp tục thỏa mãn các nhóm nhu cầu sau.
Nói một cách khác thỏa mãn nhu cầu ở nhóm I làm tiền đề cho việc thỏa mãncác nhu cầu ở các nhóm tiếp theo
Nhu cầu ở nhóm II chính là nguyên nhân quan trọng nhất, có tính chất quyếtđịnh thúc đẩy người ta đi du lịch (thỏa mãn được nhu cầu này chính là đạt mục đíchcủa chuyến du lịch)
Và thỏa mãn nhu cầu ở nhóm III là làm dễ dàng hơn và thuân tiện hơn trongsinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của con người khi đi du lịch
4 Một số nhu cầu của khách du lịch nội địa
4.1 Nhu cầu du lịch
Thu nhập của người Việt Nam so với thế giới còn thấp Theo số liệu của TổngCục Thống Kê (GSO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2014 tính
theo giá hiện hành là đạt 3.937.856 tỷ đồng, tương đương 184 tỷ USD đô la Mỹ
(tính theo sức mua tương đương) mặc dù vậy, so với thời kỳ bao cấp (trước năm1986) nhu cầu du lịch của người dân đã tăng lên rõ rệt Ngày nay, nhờ có sự bảohiểm của công đoàn, cán bộ công chức nhà nước được đi nghỉ dưỡng hàng năm khánhiều Riêng cán bộ đầu ngành còn được đi học tập, khảo sát thực tế ở các đơn vịkinh tế điển hình trên phạm vi toàn quốc Trong những năm gần đây, nhu cầu đi dulịch ở tầng lớp có thu nhập ổn định tăng lên nhiều Vào mùa du lịch, ở những khu
du lịch nổi tiếng, các khách sạn hạng trung thường không có đủ phòng để đáp ứngnhu cầu của du khách Mặc dù khách du lịch nội địa có khả năng chi trả thấp hơn sovới khách du lịch Quốc tế nhưng số lần đi du lịch của họ lại nhiều hơn Vì thế thịtrường khách du lịch nội địa cũng là một tiềm năng khai thác không nhỏ đối với đốivới ngành du lịch Việt Nam
4.2 Nhu cầu lưu trú và ăn uống
Khách du lịch nội địa không đòi hỏi những dịch vụ và sản phẩm cao cấp Côngchức nhà nước thường nghỉ ở khách sạn 3 sao hoặc những nhà nghỉ sạch sẽ của tưnhân Cán bộ cấp cao, chủ các doanh nghiệp và tầng lớp thương gia thường ở khách
Trang 35sạn 3 hoặc 4 sao Nông dân, những người buôn bán nhỏ và sinh viên khi đi du lịchchỉ ở những nhà nghỉ bình dân hoặc loại nhà sàn rộng rãi dùng chung cho tập thểKhẩu vị ăn uống của khách du lịch nội địa phụ thuộc vào khả năng chi trả vàđặc điểm vùng dân cư của khách Khách người miền Trung và miền Nam thường ăncay và ngọt hơn so với người miền Bắc Khách du lịch là người nông thông ăn khỏe
và dùng nhiều mỡ hơn so với khách du lịch là người thành phố Khách có thu nhậpcao thường hay săn lung các món ăn đặc sản nổi tiếng của địa phương Nhìn chungtất cả các loại khách đều muốn được thưởng thức các món ăn ngon mà nơi ở củamình không có như bún ốc, bún thang, chả cá Lã Vọng, phở Bắc (Hà Nội); Cháolươn, lẩu hải sản (Vinh); Bún bò giò heo, cơm hến, bánh bột lọc (Huế); Cao lầu(Hội An); Lẩu mắm (Cần Thơ)…
Đồ uống của khách du lịch rất phong phú Tầng lớp bình dân thường uống bia
Hà Nội, bia Thanh Hóa, Coca Cola… Giới kinh doanh dùng đồ uống cao cấp nhưrượu whisky, bia Tiger, Heineken Về mùa hè, nhiều người thích các loại nước tráicây, nước mía, nước dừa
4.3 Nhu cầu tham quan, giải trí và mua sắm
Giống như khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa thích đến tham quanngắm cảnh tại các điểm du lịch nổi tiếng như Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Sapa Nhưngkhác với du khách quốc tế, nhu cầu tắm biển, tham gia các lễ hội truyền thống củađịa phương và du lịch tôn giáo của khách nội địa rất cao Tại Sầm Sơn, Vũng Tàu,Cửa Lò, Nha Trang vào giữa mùa du lịch thường xuyên bị thiếu phòng nghỉ chokhách nội địa Các di tích lịch sử trong kháng chiến, các căn cứ cách mạng, vườnquốc gia, các thành phố lớn cũng là những điểm du lịch được nhiều người Việt Namyêu thích
Vào thời gian rỗi, khách nội địa thích đi hát Karaoke, chơi bài tú lơ khơ; Thamgia các trò chơi dân gian như đánh đu, vẽ gốm, vẽ tranh Đông Hồ, đập niêu, thảdiều Trẻ em thì thích tham gia những trò chơi hiện đại Tuy nhiên nhu cầu tham giacác trò chơi mạo hiểm của khách nội địa thường thấp hơn so với khách du lịch quốctế
Trang 36Khách du lịch nội địa thường mua các mặt hàng đặc sản của địa phương đểlàm quà như áo dài, nón Huế, hải sản khô Cửa Lò, nem chua và dừa Thanh Hóa,đèn lồng Hội An, gốm Bát Tràng, kẹo dừa Bến Tre, trái cây miền Nam… để làmquà và rất nhạy cảm trước mỗi biến động của giá cả tại nơi du lịch.
B CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 Tổng quan về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
1.1 Tiềm năng du lịch Huế
Nằm ở miền Trung của Việt Nam, là kinh đô cuối cùng của triều đại quân chủViệt Nam, Huế được xác định là điểm đến có tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫnvới quần thể di tích Cố Đô và nhã nhạc Cung Đình Huế được UNESCO công nhận
là di sản văn hóa nhân loại Có thể chia tiềm năng du lịch Huế thành những nhómchính sau:
1.1.1 Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên
Với một diện tích không lớn, Huế có đầy đủ các dạng địa hình: núi, gò đồi,đồng bằng, đầm phá, biển… trong một không gian hẹp Địa hình núi chiếm phầnlớn diện tích và tập trung ở phía tây Diện tích đồng bằng chiếm gần 10%, diện tíchđầm phá chiếm 4.4% Điều kiện này tạo tiền đề cho việc tổ chức nhiều loại hình dulịch khác nhau
1.1.1.1 Tài nguyên du lịch biển
Với 128 km chiều dài bờ biển, Huế có nhiều bãi biển đẹp như bãi biển CảnhDương, Thuận An, Lăng Cô, Quảng Ngạn, Vinh Hiền – Tư Hiền Bên cạnh đó, hệđộng vật ở đây rất có giá trị trong việc phục vụ du lịch Nguồn hải sản phong phúkhông những cung cấp đặc sản cho du khách mà còn tạo khả năng để tổ chức cáchoạt động trên biển như câu mực trên biển hay cá, tôm trong khu vực đầm phá TamGiang, đầm Cầu Hai
1.1.1.2 Tài nguyên du lịch sinh thái
Hệ thống các khu vực Vườn Quốc Gia Bạch Mã, khu vực phía tây của tỉnh (ALưới) là những khu vực có tiềm năng du lịch sinh thái, đủ điều kiện để phát triểnthành các điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước Ngoài ra, ThừaThiên Huế còn có một số khu vực có tiềm năng du lịch sinh thái có giá trị như khu
Trang 37bảo tồn tự nhiên Phong Điền, khu bảo tồn thiên nhiên ngập mặn Bắc Biên Vớinhững tiềm năng này, du lịch sinh thái được xem là một trong những thế mạnh củaThừa Thiên Huế.
1.1.1.3 Tài nguyên du lịch chữa bệnh
Với lợi thế có các nguồn nước khoáng Thanh Tân, Mỹ An, Tân Mỹ, HươngBình Du lịch chữa bệnh nên là một định hướng trong việc phát triển du lịch ThừaThiên Huế
Tài nguyên du lịch tự nhiên ở Huế thực sự đa dạng Đây được xem là nhữnglợi thế của Huế trong phát triển du lịch so với các tỉnh khác Do vậy, Huế có khảnăng để phát triển nhiều loại hình du lịch nhằm đa dạng hóa các sản phẩm hiện nay,đóng góp vào khả năng thu hút khách du lịch của Thừa Thiên Huế
1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Bên cạnh nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào, Huế còn có tiềm năng phát triển
du lịch thông qua những giá trị văn hóa đặc sắc Với nguồn tài nguyên nhân vănphong phú, Huế xác định du lịch văn hóa là một trong những loại hình du lịch chínhyếu Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có thể kể đến như sau:
1.1.2.1 Quần thể di tích Cố Đô Huế
Được công nhận là di sản văn hóa Thế Giới vào năm 1993 Quần thể di tích
Cố Đô Huế nổi bật lên trong việc thu hút du khách đến Huế bởi hệ thống cung điện,lăng tẩm thể hiện sự kế thừa, phát huy, đan xen giữa nghệ thuật Chăm pa, Việt,Trung Hoa và phương Tây tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với du khách
1.1.2.2 Lễ hội
Thừa Thiên Huế có nhiều lễ hội dân gian gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo, thểhiện tinh thần thượng võ và khát vọng đối với cuộc sống Lễ hội Cầu Ngư, lễ hộivật Sình, lễ hội Điện Hòn Chén… thu hút nhiều du khách tham gia Bên cạnh lễ hộidân gian thì các lễ hội triều đình như lễ tế đàn Nam Giao, tế đàn Xã Tắc được dàndựng hoành tráng theo nguyên bản tạo nên tiếng vang lớn và dần dần trở thành sảnphẩm độc đáo của du lịch Huế, đặc biệt là phục vụ cho các kỳ Festival văn hóa diễn
ra hai năm một lần
1.1.2.3 Làng nghề truyền thống
Trang 38Huế đang cố gắng khôi phục các làng nghề truyền thống đã có từ lâu đời Cáclàng nghề này là một nguồn tài nguyên du lịch quý giá có khả năng phát triển cácsản phẩm du lịch gắn liền với du lịch làng nghề, phát triển các sản phẩm thủ côngđáp ứng nhu cầu hàng hóa lưu niệm Bên cạnh đó, Festival làng nghề truyền thốngđược tổ chức hai năm 1 lần vào các năm lẻ không chỉ tôn vinh các nghệ nhân màcòn tạo ra các sản phẩm bổ sung cho du lịch Huế phát triển.
1.1.2.4 Nghệ thuật truyền thống
Nói đến nghệ thuật truyền thống Huế là nói đến ca Huế cùng với các làn điệudân ca mang tính chất trữ tình, ngọt ngào, hiền dịu và sâu lắng Ta có thể tìm thấy ởđây vẻ sang trọng, kiêu sa của nhạc Cung Đình như giao nhạc, yến nhạc, tế nhạc.Chính những giá trị đặc sắc về văn hóa đó mà nhã nhạc Cung Đình Huế đượcUNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể tạo điều kiện thuận lợi cho pháttriển du lịch
1.1.2.5 Nghệ thuật ẩm thực
Nghệ thuật ẩm thực Huế hết sức độc đáo, mang đậm bản sắc địa phương Nó
được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài chủ yếu là giai đoạn Huế đóng vaitrò kinh đô của đất nước dưới thời Nguyễn Nghệ thuật ẩm thực Huế vừa mangphong cách cung đình vừa mang phong cách giản dị, dân dã nhưng đều có màu sắc,hương vị rất hấp dẫn và thể hiện sự khéo léo của người dân Huế Nghệ thuật ẩmthực Huế là một tài nguyên du lịch và là nội dung của hầu hết các tour du lịch đếnHuế
1.3 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2012 – 2014
Trong những năm gần đây, cùng với sự xúc tiến mạnh mẽ của các ngành khácthì du lịch đang dần dần khẳng định vị thế là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cũngnhư trong nỗ lực phấn đấu trở thành trung tâm văn hóa – du lịch lớn của cá nướcTrong những năm qua, du lịch Thừa Thiên Huế đã có nhiều đóng góp khôngnhỏ trong sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Ngành du lịch đã quan tâm hơn đếnviệc đầu tư, nâng cấp khách sạn, nhà hàng, các hoạt động, lễ hội… nhằm tạo ranhững sản phẩm du lịch mới có chất lượng
Trang 39Bảng 1 1: Tình hình hoạt động du lịch Huế qua 3 năm 2012 - 2014
Nội địa Ngày khách 2.058.043 2.067.474 2.144.090
(Nguồn: Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế)
Bảng 1 2: Tình hình biến động lượng khách đến Huế giai đoạn 2012-2014 Chỉ
(Nguồn: Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế)
Bảng 1 3: Tình hình biến động doanh thu du lịch Huế giai đoạn 2012-2014
Doanh thu Tỷ đồng 2.209 2.469 2.707 260 11,8 238 9,6
(Nguồn: Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế)
Năm 2012 được đánh giá là năm thuận lợi của du lịch Thừa Thiên Huế, vớinhiều sự kiện quan trọng như Festival Huế 2012, Năm du lịch quốc gia – Duyên hảiBắc Trung Bộ đã đưa lượng khách đến Huế tăng mạnh, ngành du lịch Thừa Thiên
Huế đã đón và phục vụ 1.729.540 lượt khách trong đó khách quốc tế chiếm 730.490 lượt chiếm khoảng 42.24 % và khách nội địa chiếm 999.050 lượt khách chiếm 57.76 % Ngày lưu trú bình quân 2,06 ngày Doanh thu du lịch ước đạt 2.209 tỷ
đồng
Năm 2013, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn gặp nhiều khókhăn, ở Thừa Thiên Huế, Cảng Hàng không Quốc Tế Phú Bài đóng cửa sửa chữanâng cấp, thiên tai bão lũ liên tiếp xảy ra, nhưng nhờ sự lãnh đạo của Thường vụTỉnh ủy, UBND tỉnh, bằng sự nỗ lực của Ngành và các Sở, Ban, Ngành, các doanh
Trang 40nghiệp, địa phương liên quan, du lịch Thừa Thiên Huế vẫn đảm bảo sự tăng trưởng
so với năm 2012 Lượng khách du lịch đến Huế đạt 1.771.588 lượt khách, tăng
4.9% so với năm 2012, trong đó khách quốc tế đạt 748.086 lượt, tăng 2,4% so vớinăm 2012, khách nội địa đạt 1.023.502 lượt Ngày lưu trú bình quân là 2,02 ngày.Doanh thu du lịch ước đạt 2.469 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2012Năm 2014 du lịch Thừa Thiên Huế đón 1.850.293 lượt khách, tăng 8,7% sovới năm 2013, trong đó khách quốc tế đạt 778.248 lượt, tăng 4,0 % so với năm
2013 Ngày lưu trú bình quân đạt 2,0 ngày Doanh thu du lịch ước đạt 2.707 tỷđồng, tăng 9,6% so với năm 2013
Du lịch Huế có được những thành quả trên là nhờ vào:
- Nhiều hoạt động văn hóa lễ hội được tổ chức thường xuyên thu hút nhiều
Vị trí địa lý: Nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt xuyên Việt, có
đường thông sang Lào và đông bắc Thái Lan, lại kề cận những trung tâm du lịch lớn
ở hai đầu nam và bắc Trung bộ
Tài nguyên du lịch: Huế là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên phục vụ du lịch
hết sức đa dạng không chỉ về mặt tài nguyên tự nhiên mà còn cả tài nguyên nhânvăn Các di sản văn hóa Huế vừa hội tụ những đặc trưng, những tinh hoa của vănhóa dân tộc, vừa thể hiện những nét riêng có của một vùng văn hóa truyền thống,được đánh giá là “Đỉnh cao của sức sáng tạo Việt Nam” Không những mang ýnghĩa về mặt lịch sử văn hóa, mà nhiều di tích ở Huế còn là những tác phẩm kiếntrúc nghệ thuật vô giá, có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà nghiên cứu, du kháchtham quan trong và ngoài nước