BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN QUỐC THƯỜNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CÔNG TRÌNH NHÀ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN QUỐC THƯỜNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG( THÔNG QUA CÔNG TRÌNH NHÀ THI ĐẤU ĐA NĂNG
TỈNH NAM ĐỊNH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN QUỐC THƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TRỊNH QUANG VINH
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 3Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Văn hóa, thể thao tỉnh Nam Định, Công ty cổ phần sông hồng, các sở ban ngành và các đơn vị liên quan đã cung cấp những tài liệu thông tin và tham gia cho tôi những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả khả năng của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn /
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Người cảm ơn
Nguyễn Quốc Thường
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng /
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Người cam đoan
Nguyễn Quốc Thường
Trang 5MỤC LỤC Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ cái viết tắt
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài……….….1
Mục đích nghiên cứu………2
Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu………2
Nhiệm vụ nghiên cứu………3
Phương pháp nghiên cứu……… 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……… 3
Cấu trúc luận văn……….4
CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI DỰ ÁN NHÀ THI ĐẤU ĐA NĂNG TỈNH NAM ĐỊNH 5
1.1.Giới thiệu chung về dự án đầu tư xây dựng nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định 5
1.1.1 Các thông tin chung về dự án 5
1.1.2 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội trong thời gian thực hiện dự án……….…….7
1.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại dự án nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định……… ….11
1.2.1 Nội dung hệ thống quản lý chất lượng xây dựng tại dự án………… …11
1.2.2.Thực trạng công tác thực hiện các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng tại dự án……… 24
Trang 61.3 Những kết quả đạt được và tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại dự án……… ……28
1.3.1 Những kết quả đạt được……… ………….28
1.3.2 Những tồn tại, hạn chế 32
1.4 Một số nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng công trình tại dự án nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định……… … 37
1.4.1 Nguyên nhân khách quan 37
1.4.2 Nguyên nhân chủ quan……….38
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 41
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng công trình xây dựng 41
2.1.1.Khái niệm về quản lý chất lượng nói chung……….…41
2.1.2 Khái niệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng………… …… 43
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình xây dựng 46 2.1.4 Cáctiêu chí và phương pháp đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 48
2.2 Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng 52
2.2.1 Các quy định pháp lý chung về quản lý chất lượng công trình xây dựng 52
2.2.2 Các quy định pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng Nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định 62
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 64
3.1 Quan điểm và định hướng chung .64
3.1.1 Quan điểm về quản lý chất lượng công trình xây dựng .64
Trang 73.1.2 Định hướng, nguyên tắc về quản lý chất lượng công trình xây dựng 65
3.2 Các giải pháp cụ thể .68
3.2.1 Thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý chất lượng… 68
3.2.2 Hoàn thiện và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001 70
3.2.3 Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng công trình từ khảo sát, thiết kế đến thi công xây dựng 75
3.2.4 Nâng cao năng lực cho Ban quản lý dự án 83
3.2.5 Tăng cường công tác trao đổi thông tin giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu liên quan 85
3.2.6 Tăng cường công tác giám sát cộng đồng 87
3.2.7 Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình xây dựng của các cơ quan quản lý nhà nước 90
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ……… …93
- Kết luận: 93
- Kiến nghị: 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
ĐTXD Đầu tư xây dựng
ĐVTC Đơn vị thi công
PCCC Phòng cháy chữa cháy
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 9XDCB Xây dựng cơ bản
HSMT Hồ sơ mời thầu
HSĐX Hồ sơ đề xuất
Trang 10
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Hình 1.1 Tổng mặt bằng xây dựng dự án Nhà thi đấu đa năng 6 Hình 1.2 Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định 9
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức quản lý công trình giữa đơn vị của nhà
Hình 1.13 Tường lên khán đài bị nứt 35
Hình 1.14 Thanh giàn thép sảnh chính bị hoen rỉ 35
Hình 1.15 Thanh lan can khán đài bị rỉ 36
Hình 1.16 Mảng tường khu khán đài bị ngấm, ố nước 37
Hình 1.17 Liên kết tường và trần thi công cẩu thả 37
Hình 3.1 Đề xuất sơ đồ tổ chức BQL dự án có tổ chuyên trách 69
Hình 3.2 Mô hình về quản lý chất lượng dựa trên quá trình 71
Hình 3.3 Mô hình về chính sách chất lượng dựa trên quá trình
Hình 3.4 Đề xuất mô hình quản lý chất lượng khảo sát xây dựng 76
Hình 3.5 Đề xuất mô hình quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế bản vẽ 77
Trang 11thi công Hình 3.6 Đề xuất mô hình quản lý chất lượng công tác thi công 78
Hình 3.7 Đề xuất mô hình quản lý công tác nghiệm thu 79
Hình 3.8 Đề xuất mô hình nhiệm vụ các phòng chức năng tổ chức
Hình 3.9 Đề xuất quy trình vận hành bảo trì 82
Hình 3.10 Đề xuất mô hình nhiệm vụ các đơn vị chức năng ban
Hình 3.11 Sơ đồ đề xuất tổ chức QLCL tại ban QLDA 85
Hình 3.12 Sơ đồ đề xuất tổ chức quản lý thông tin tại ban QLDA 87
Trang 12là điểm nhấn kiến trúc và ảnh hưởng đến cảnh quan của toàn thành phố Đây cũng
là công trình có vốn đầu tư rất lớn và được ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định xác định là công trình trọng điểm, khi xây dựng xong có thể thi đấu thể thao trong nước, quốc tế đồng thời phục vụ cho việc Nam Định đăng cai đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII
Trong quá trình thực hiện dự án chủ đầu tư và các đơn vị liên quan có nhiều
cố gắng trong công tác quản lý điều hành và cơ bản tuân thủ kịp thời các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực đầu tư xây dựng cũng như một số công ước quốc tế có liên quan, các hạng mục đến nay đã hoàn thành Bên cạnh những kết quả đạt được còn nhiều tồn tại hạn chế trong các giai đoạn đầu tư, xây dựng dẫn đến chất lượng một số hạng mục chưa cao, còn xảy ra hiện tượng lún, nứt, thấm mới xây xong đã có hiện tượng hư hỏng phải sửa chữa hoặc bổ sung điều chỉnh, từ đó hiệu quả đầu tư còn hạn chế, lãng phí Nguyên nhân chính đó là: Công
Trang 132
tác quản lý chưa phù hợp, sự thiếu hụt lực lượng chuyên gia quản lý chất lượng am hiểu công tác thi công công trình thể thao, kỹ năng làm việc theo nhóm thấp, làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan… việc giải quyết các vấn đề trên đã có nhiều ý kiến phân tích, đề xuất, nhưng để giải quyết một cách triệt để thì còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung hoàn chỉnh nhằm phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển
Từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, để khắc phục những hạn chế yếu kém nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng phù hợp, từ đó tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các công trình đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời rút kinh nghiệm cho các dự án triển khai trong thời gian tới Nên việc nghiên cứu đề tài
“Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng (thông qua công trình Nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định)” là cần thiết
Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng thông qua dự án Nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định Làm rõ nguyên nhân dẫn đến những yếu kém, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng xây dựng
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng cho các dự án tương tự thông qua việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất lượng nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại dự án Nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định
- Phạm vi nghiên cứu: Dự án Nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định
Trang 143
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản chất lượng công trình xây dựng Nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và pháp lý trong quản chất lượng công trình xây dựng tại dự án Nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình phù hợp, hiệu quả cho các dự án tương tự
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Đối chiếu với các văn bản, quy phạm, tiêu chuẩn
+ Đối chiếu với các thông tư, nghị định của các cấp có thẩm quyền ban hành
+ Phân tích, đánh giá, tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, thống kê các số liệu điều tra, phân tích, so sánh
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học của đề tài: Hệ thống các cơ sở lý luận, pháp lý về công tác quản quản lý chất lượng công trình nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh cơ bản các giải pháp về quản lý chất lượng xây dựng thông qua công trình nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định, đồng thời rút
ra bài học kinh nghiệm cho các dự án có quy mô và nguồn vốn tương tự, góp phần
Trang 154
nâng cao hiệu quả kinh tế cho các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Nam Định
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, phần kết luận, phụ lục tham khảo luận văn gồm 3 chương sau đây:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình công xây
dựng tại dự án Nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định
Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây
dựng
Chương 3: Đề suất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng
Trang 16THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Trang 1792
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
Dự án đầu tư xây dựng Nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định là một trong những dự
án trọng điểm của tỉnh Nam Định Tuy nhiên công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng như nhiều địa phương khác trong
cả nước hiện nay còn tồn tại một số bất cập gây mất an toàn trong xây dựng và vận hành sử dụng, gây lãng phí vốn và giảm hiệu quả đầu tư Luận văn đề cập đến
“Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng (thông qua công trình Nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định)” là mang tính thiết
thực, nhằm từng bước hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng các công trình xây dựng cho các Dự án đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng Việc đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Dự án là việc rất quan trọng để từ đó tìm ra các nguyên nhân dẫn đến việc thiếu hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng cho các Dự án sau trên địa bàn Trên cơ sở các nguyên nhân đó để đưa ra các giải pháp tối ưu trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng cho các Dự án về xây dựng công trình thể thao nói riêng và các dự án đầu tư xây dựng trong tỉnh Nam Định nói chung
Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở khoa học có liên quan như: Quản lý chất lượng nói chung; Quản lý chất lượng công trình xây dựng; Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chất lượng công trình xây dựng; Các tiêu chí và phương pháp đánh giá quản lý chất lượng công trình xây dựng; Các quy định pháp lý chung về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Các quy định pháp lý về quản lý chất lượng công trinh xây dựng Nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định, để vận dụng vào việc tìm hiểu, đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình về xây dựng công trình thể thao nói riêng và công trình xây dựng nói chung Từ đó đề xuất các giải
Trang 18kế đến thi công xây dựng; Nâng cao năng lực cho ban quản lý dự án; Tăng cường công tác trao đổi thông tin giữa các nhà thầu liên quan với chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình; Tăng cường công tác giám sát cộng đồng; Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình xây dựng của các cơ quan quản lý nhà nước Đây là các đề xuất, xuất phát từ yêu cầu thực tế thông qua quá trình xây dựng, vận hành công trình Nhà thi đấu đa năng tỉnh Nam Định, của Chủ đầu tư cũng như địa phương và mang tính khả thi, hoàn toàn phù hợp với điều kiện của Chủ đầu tư cũng như điều kiện kinh tế, kỹ thuật và năng lực quản lý của địa phương Có thể nghiên cứu ứng dụng vào các công trình xây dựng tương tự trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng và các địa phương khác nói chung
2 Kiến nghị
Để có được những công trình xây dựng đảm bảo các yêu cầu về kỹ, mỹ
thuật và đảm bảo chất lượng, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn đầu tư
- Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước:
+ Cần hệ thống lại các văn bản pháp lý về về lĩnh vực xây dựng; xây dựng công trình và ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời khi có các văn bản, luật mới ban hành
Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng và đầu tư xây dựng cơ bản có gần 100 văn bản pháp luật hướng dẫn gồm: Luật, nghị định, thông
tư, quyết định Không những vậy, các văn bản pháp lý thường xuyên được thay đổi, chỉnh sửa (trung bình 2 đến 4 năm lại có văn bản mới ra, hoặc thay thế văn
Trang 1994
bản cũ) Đây là hệ thống văn bản đồ sộ, gây không ít khó khăn, lúng túng trong quá trình tìm hiểu và áp dụng thực tế Đặc biệt các luật mới được ban hành thời gian có hiệu lực và văn bản hướng dẫn còn cách nhau khá xa
+ Đề nghị trung ương hỗ trợ nguồn vốn và đa dạng hóa nguồn vốn cho dự
án để các dự án thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng
Các dự án có tổng mức đầu tư lớn, trong điều kiện hiện nay ngân sách hạn hẹp, nếu chỉ sử dụng một nguồn vốn hoặc nguồn vốn của tỉnh thì dự án phải bố trí vốn trong nhiều năm dẫn đến thời gian hoàn thành dự án sẽ kéo dài nhà thầu thi công trông đợi vào vốn dẫn đến không đảm bảo tiến độ, chất lượng Vì vậy đề nghị trung ương hỗ trợ tối thiểu 50% tổng mức đầu tư xây dựng cho các dự án đặc biệt
là các dự án có vốn lớn Đồng thời xã hội hóa để xây dựng một số hạng mục
- Kiến nghị đối với chủ đầu tư:
+ Rà soát lại bộ máy quản lý, đánh giá trình độ chuyên môn của từng cá nhân sắp xếp hợp lý chuyên trách một số bộ phận, trên cơ sở yêu cầu công việc để tinh giản bộ máy quản lý Đảm bảo ban quản lý dự án có bộ máy gọn nhẹ, làm việc hiệu quả Đặc biệt trong điều kiện khó khăn đối với ngành xây dựng như hiện nay việc này là hết sức cần thiết
+ Có cơ chế đãi ngộ hợp lý với thành viên tham gia quản lý trực tiếp chuyên trách dự án, trên cơ sở quy định của nhà nước, không để tình trạng cào bằng thu nhập giữa bộ phận tham gia trực tiếp, chuyên trách với các bộ phận làm việc hành chính
+ Thường xuyên tổ chức tập huấn, học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị chuyên ngành QLDA và các dự án đã triển khai nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghệp vụ, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ thuộc Ban QLDA
+ Lựa chọn ra tổ chuyên trách kiểm tra quản lý, tư vấn cho lãnh đạo và chịu trách nhiệm về công tác QLCL dự án trước pháp luật
- Kiến nghị đối với các nhà thầu: