1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

khóa luận tốt nghiệp HOẠT ĐỘNG SINH kế của NGƯỜI THÁI tại xã TAM THANH HUYỆN QUAN sơn TỈNH THANH hóa (2)

31 252 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 182,19 KB

Nội dung

Thực tế cho thấy, việc lựa chọn những hoạt động sinh kếcủa người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, xã hội,con người, vật chất, cơ sở hạ tầng… Việc đánh

Trang 2

THANH HÓA, NĂM 2017

Trang 4

THANH HÓA, NĂM 2017

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 2

2.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Khách thể nghiên cứu 2

4 Câu hỏi nghiên cứu 2

5 Giả thiết nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

8 Bố cục của đề tài 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 Khái niệm, công cụ liên quan 6

1.1.1 Khái niệm nguồn lực 6

1.1.2 Khái niệm sinh kế 8

1.1.3 Khái niệm hộ nghèo 8

1.1.4 Khái niệm phát triển bền vững 9

1.2 Các lý thuyết, quan điểm áp dụng trong đề tài 10

1.2.2 Lý thuyết nhu cầu của Maslow 12

1.2.2 Quan điểm phát triển bền vững 15

1.2.3 Quan điểm lý thuyết cấu trúc chức năng 16

1.2.4 Quan điểm lý thuyết lựa chọn hợp lý 17

1.2.5 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thực hiện phát triển nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2020 17

1.2.6 Phương pháp tiếp cận giảm nghèo theo các nguồn vốn sinh kế 18

1.3 Nguồn lực tại cộng đồng 20

1.3.1 Sản xuất nông nghiệp 20

1.3.2 Lâm nghiệp 20

1.3.3 Chăn nuôi, nuôi trông hải, thuỷ sản: 21

4.1.3.4 Hoạt động thương mại, dịch vụ 21

Trang 6

1.3.5 Lĩnh vực văn hoá xã hội - y tế - giáo dục 22

1.3.6 Lĩnh vực bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội 24

1.4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 25

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI THÁI TẠI XÃ TAM THANH HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HÓA27 2.1 Hoạt động sinh kế của người Thái 27

2.1.1 Kinh tế nông nghiệp 27

2.1.2 Khai thác lâm sản 27

2.1.3 Các nghề phụ gia đình 28

2.1.4 Hoạt động thương mại 28

2.2 Nguồn vốn sinh kế của người dân tại cộng đồng 29

2.2.1 Nguồn vốn con người 29

2.2.2 Nguồn vốn vật chất 30

2.2.3 Nguồn vốn tài chính 31

2.2.4 Nguồn vốn xã hội 32

2.4.5 Nguồn vốn tự nhiên 34

2.3 Những nhân tố cản trở 36

2.4 Những nhân tố thuận lợi 39

2.5 Các nguồn tài nguyên dạng tiềm năng 41

2.5.1 Du lịch về bản làng 41

2.5.2 Khai thác vật liệu xây dựng 42

2.5.3 Phát triển nông – lâm nghiệp 43

Chương 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

3.1 Kết luận 44

3.2 Kiến nghị 46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA 48

Phụ lục 2: BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU 58

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sinh kế bề vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của conngười Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của conngười nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên Trên thực tế

đã có nhiều chương trình, tổ chức dự án hỗ trợ cho cộng đồng để hướng đến mục tiêuphát triển ổn định và bền vững Thực tế cho thấy, việc lựa chọn những hoạt động sinh kếcủa người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, xã hội,con người, vật chất, cơ sở hạ tầng… Việc đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế giúpcho chúng ta đánh giá được những phương thức sản xuất nào phù hợp với các điều kiên

mà địa phương đang có, làm sao việc sự dụng các nguồn tài nguyên đó một cách có hiệuquả, đánh giá tiềm năng đang có của địa phương, hoạt động đó có bền vững lâu dài và

có tính ổn định không [5]

Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnhvực nông nghiệp Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cưđang sống ở nông thôn Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mốiquan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước.Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xâydựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, côngbằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại” Theo đó chủ trương của Đảng và Nhànước về phát triển kinh tế theo quan điểm phát triển nông thôn mới chủ yếu dựa vàonguồn lực tại chỗ

Tại xã Tam Thanh trong những năm qua tuy đạt được một số thành tựu về kinh

tế nhất định, nhưng vấn còn nhiều tiềm năng để phát triển đặc biệt nhiều nguồn vốnnhư: vốn con người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật chất các nguồnvốn chưa được người dân trong xã phát huy và tận dụng nên kinh tế vẫn chưa thể phátxứng với triển tiềm năng của địa phương, nhất là người dân chưa tận dụng, biết vậndụng các hoạt động sinh kế để phát triển kinh tế [1]

Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hoạt động sinh kế của

người Thái tại xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa”

2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

Trang 8

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về hoạt động sinh kế của người Thái tại xã Tam Thanh, huyệnQuan Sơn, tỉnh Thanh hóa

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

1) Tìm hiểu về hoạt động sinh kế của người Thái tại xã Tam Thanh, huyện QuanSơn, tỉnh Thanh hóa

2) Phân tích những thuận lợi và khó khăn về việc phát triển các hoạt động sinh kếtại địa bàn nghiên cứu

3) Phân tích các nguồn lực như: kinh tế, xã hội, vị trí địa lí, giao thông, con người,tài chính… tác động đến hoạt động sinh kế của người dân

4) Tìm hiểu nguồn lực người dân chưa khai thác, hoặc khai thác còn hạn chế,những tiềm năng này có thể tận dụng được để phục vụ vào hoạt động sinh kếgiúp người dân phát triển hơn nữa

5) Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy người dân phát huy hơn nữa nội lựcsẵn có, làm phong phú nguồn sinh kế, cải thiện đời sống kinh tế

3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động sinh kế của người Thái tại xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn, tỉnhThanh hóa

Trang 9

3.2 Khách thể nghiên cứu

Người dân và cán bộ ở xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

4 Câu hỏi nghiên cứu

1) Người nghèo đang bị hạn chế trong tiếp cận các nguồn lực sinh kế như thế nào(như đã được thể hiện trong khung sinh kế)?

2) Những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế đểgiảm nghèo? Nhân tố nào đóng góp lớn nhất vào việc giảm nghèo trong ngắnhạn, nhân tố nào đóng góp lớn nhất đối với việc giảm nghèo trong trung hạn vàdài hạn?

3) Có những nguồn lực nào người dân chưa khai thác hoặc khai thác kém hiệu quả

so với tiềm năng thực sự?

4) Nên điều chỉnh hay cải tiến những gì trong các chính sách của Chính phủ có thểgiúp người nghèo tiếp cận tốt hơn các nguồn lực sinh kế?

5 Giả thiết nghiên cứu

 Hiện nay người nghèo dân tộc Thái đang bị hạn chế trong việc tiếp cận cácnguồn lực sinh kế

 Ảnh hưởng của những nhân tố thuận lợi và những nhân tố cản trở những hộnghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bao gồm các nhân tố bêntrong và nhân tố bên ngoài

 Còn nhiều nguồn lực còn ở dạng tiềm năng tại cộng đồng chưa được người dânkhai thác, dẫn đến nguồn sinh kế của người dân chưa phong phú, nguồn thu vềkinh tế còn hạn hẹp

 Phát huy nội lực của cộng đồng là một cách thức làm phong phú nguồn sinh kế

để người nghèo tiếp cận tốt hơn các nguồn vốn sinh kế và nâng cao hiệu quảphát triển kinh tế dựa vào nguồn lực tại chỗ

6 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt thời gian: thời gian tiến hành từ tháng 12/2016 – 04/2017

- Về mặt không gian: nghiên cứu tại ở xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn, tỉnh

Thanh Hóa

- Về mặt nội dung:

+ Hoạt động sinh kế

Trang 10

+ Nguồn sinh kế của người dân tộc Thái

+ Nhân tố thuận lợi và khó khăn

+ Giải pháp phát triển kinh tế dựa vào nguồn lực tại chỗ

7 Phương pháp nghiên cứu

3) Phỏng vấn cấu trúc: Hệ thống câu hỏi phỏng vấn được soạn thảo và điều tra thử

để kiểm tra mức độ thu thập thông tin có thể và kiểm tra tính chính xác củathông tin thu thập Các câu hỏi in sẵn tập trung vào việc thu thập các tư liệu sốliệu phục vụ nghiên cứu thực trạng, đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực tiếpcận nguồn vốn sinh kế của người nghèo và những đề nghị của người nghèo về

cơ chế, chính sách giúp họ trong việc tiếp cận nguồn lực sinh kế

4) Phương pháp RRA, PRA: Nghiên cứu sử dụng các công cụ RRA, PRA để thuthập thông tin trong quá trình nghiên cứu như: Thăm thôn bản, thăm đồngruộng, thảo luận nhóm, phỏng vấn bán cấu trúc, bản đồ thôn bản, sa bàn thựctiễn có sự tham gia của người dân

5) Cơ cấu mẫu trong nghiên cứu

hoạch

Thực hiện

Chênh

Hộ nghèo 50 60 + 10 Tăng thêm độ tin cậy của

mẫuCán bộ 10 10

Hộ nghèo 6 10 + 4 Tăng thêm độ tin cậy của

thông tinCán bộ 15 15

3 Thu thập thông tin có

sự tham gia của người

dân theo phương pháp

PRA

9 15 + 6 Thêm thông tin đa dạng

từ các ban ngành đoàn thể trong cộng đồng

Phân tích số liệu

Trang 11

• Phương pháp thống kê mô tả (SPSS): Phương pháp này được vận dụng để mô tả

bức tranh tổng quát về thực trạng về hoạt động sinh kế của người dân địaphương Bằng phương pháp này chúng ta có thể mô tả được những nhân tố thuậnlợi và cản trở sự tiếp cận các nguồn vốn sinh kế đối với người nghèo

Phương pháp phân tích định tính: Dựa vào nguồn số liệu PRA, phóng vấn sâu,

để phân tích định tính các vấn đề liên quan đến nghèo đói, những khó khăn trởngại, các nhân tố hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèobền vững

 Phân tích những khó khăn, tồn tại, cơ hội và thách thức (SWOT)

8 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, taì liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được chia thành

3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Thực trạng về hoạt động sinh kế của người Thái tại xã Tam Thanh,huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động sinh kế của người Thái tại xã TamThanh, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Khái niệm, công cụ liên quan

1.1.1 Khái niệm nguồn lực

"Nguồn lực con người" hay "nguồn nhân lực”, là khái niệm được hình thànhtrong quá trình nghiên cứu, xem xét con người với tư cách là một nguồn lực, là độnglực của sự phát triển: Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước gần đây đềcập đến khái niệm nguồn nhân lực với các góc độ khác nhau [10]

Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: "Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, làkiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng

để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng" [10]

1.1.2 Khái niệm sinh kế

Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng đầu tiên như là một khái niệm pháttriển vào những năm đầu 1990 Tác giả Chambers và Conway (1992) định nghĩa vềsinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinhnhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ Ba khía cạnh tài sản là tàinguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội Sinh kế bền vững khi nó baogồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi íchròng tác động đến sinh kế khác Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chốngchịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai [8]

1.1.3 Khái niệm hộ nghèo

Bắt đầu từ năm 2015, việc đánh giá các hộ nghèo sẽ được thực hiện dựa trênchuẩn nghèo được xây dựng theo hướng tiếp cận đa chiều Bài tham luận này nhằmgiới thiệu nội dung chuẩn nghèo mới theo hướng tiếp cận đa chiều

Từ năm 2015, chuẩn nghèo mới dự kiến sẽ xem xét dựa trên 5 chiều bao gồm:(1) y tế, (2) giáo dục, (3) điều kiện sống, (4) việc làm và (5) tiếp cận thông tin Nămchiều này sẽ được phân tích thành các chỉ số thiếu hụt

Phương pháp đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam nhằm đạt được ba mục tiêu

cơ bản sau:

Đo lường quy mô và mức độ nghèo: Trên cơ sở đó nhằm theo dõi tiến trình giảm

nghèo và đánh giá tác động của các chương trình, chính sách giảm nghèo và phát triển xã

Trang 13

hội qua thời gian, giữa các vùng, các nhóm dân cư, đặc biệt là theo các chiều nghèo, đồngthời phục vụ cho hoạch định chương trình, chính sách phù hợp

Xác định đối tượng hộ nghèo: Đặc biệt là những hộ nghèo nhất và các thiếu

hụt của họ để đặt mục tiêu, thiết lập ưu tiên, xây dựng và thực hiện các chương trình,chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội hiệu quả, phù hợp với các đối tượng và nhucầu khác nhau

Xác định đối tượng thụ hưởng chính sách: Thông tin về tình trạng nghèo và

đối tượng nghèo kết hợp với các tiêu chí bổ sung khác sẽ giúp từng chương trình,chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội xác định được các đối tượng phù hợp nhấtcho các hỗ trợ của mình

1.1.4 Khái niệm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển vềmọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tươnglai xa Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới,mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng đểhoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó

Trang 14

Tự nhiên

Tài chính

Xã hội

Vật chất Con người

1.2 Các lý thuyết, quan điểm áp dụng trong đề tài

1.2.1 Lý thuyết khung sinh kế

Khung sinh kế là một trong những nội dung quan trọng của phát triển cộngđồng, được đưa ra vào năm 1998 bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh, gọitắt là DFID Khung sinh kế vừa được xem là một công cụ giúp phân tích sinh kế củangười dân tại cộng đồng nhưng đồng thời cũng được xem là nền tảng hướng dẫn choviệc phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng, đặc biệt giúp các cộng đồng nghèotăng thu nhập hộ gia đình để thoát khỏi cảnh nghèo đói

Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững (Nguồn: DFID (2003) 1.2.2 Lý thuyết nhu cầu của Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs)

1.2.3 Quan điểm phát triển bền vững

1.2.4 Quan điểm lý thuyết cấu trúc chức năng

1.2.5 Quan điểm lý thuyết lựa chọn hợp lý

1.2.6 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thực hiện phát triển nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2020.

Các chiến lược SK

-Các tác nhân

xã hội (nam,

nữ, hộ gia đình, cộng đồng …) -Các cơ sở tài nguyên thiên nhiên -Cơ sở thị

Các kết quả SK

-Thu nhập nhiều hơn -Cuộc sống đầy đủ hơn

-Giảm khả năng tổn thương

-An ninh lương thực được cải thiện -Công bằng xã hội được cải thiện -Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên

-Ở các cấp khác

nhau của Chính phủ, luật pháp, chính sách công, các động lực, các qui tắc

-Chính sách và thái độ đối với khu vực tư nhân

Trang 15

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI THÁI TẠI

XÃ TAM THANH HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HÓA

2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Sơ lược địa bàn xã Tam Thanh

2.1.2 Tình hình kinh tế, quốc phòng an ninh trên địa bàn xã Tam Thanh

2.2 Hoạt động sinh kế của người Thái

2.2.1 Kinh tế nông nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng trong toàn xã là: 103,47 ha, chủ yếu là trồng lúa nước

2 vụ, năng xuất bình quân ước đạt 4,5 đến 5 tạ/ ha, tổng thu nhận bình quân đầu ngườilà: 14.000.000 – 15.000.000 người/năm

Thường xuyên duy trì phát triển đàn trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt đến nay đàn trâu

có 735 con, đàn bò 826 con, dê 303 con, đàn lợn 849 con, gia cầm 5.921 con, nuôitrồng thủy sản tổng số hộ 631 hộ bình quân mỗi hộ có một cái ao cá 309 m2, tổng diệntích nuôi trồng là 194,979 m2, ước tính thu hoạch 2.137 kg

2.1.4 Hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại thị trường hàng hoá đã đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục

vụ đời sống nhân dân Duy trì việc họp chợ được thường xuyên, tuy nhiên do cơ sở hạtầng của chợ đã xuống cấp nghiêm trọng, nên việc trao đổi buôn bán diễn ra rất nhiềuhạn chế Hiện nay trên địa bàn xã có 3 xưởng chế biến tăm mành và luồng có 36 hộlàm dịch vụ bán hàng tạp hóa

2.2 Nguồn vốn sinh kế của người dân tại cộng đồng

Ngày đăng: 05/08/2017, 20:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014 xã Tam Thanh Khác
2) Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015 xã Tam Thanh Khác
3) Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016 xã Tam Thanh Khác
5) Berkes,F.,1991. Co-management: The evolution in theory and practice of the joint administration of living resources. Alternatives, 18(2): 12-18.Berkes, F., 2008. Evolution of co-management: Role of knowledge generation, bridging Khác
6) Các phuơng pháp nghiên cứu xã hội học , Hà Việt Hùng dịch, viện xã hội học và tâm lý LĐQL, 2005 Khác
7) Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (2012) (Chương trình đào tạo Cao đẳng nghề CTXH), Hà Nội Khác
8) Http://www.sarec.gov.vn (Nghiên cứu Phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam) Khác
9) Lê Kim Lan (2007), bài giảng phát triển cộng đồng, Đại học khoa học Huế Khác
10) Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến và Lê Xuân Đình 2001, Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, NXB nông nghiệp Khác
11) Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (2012), Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012, Hà Nội Khác
12) Nguyễn Mỹ Vân (2009), bài giảng sinh kế bền vững, Đại học khoa học Huế Khác
13) Phạm Khôi Nguyên và Tạ Đình Thi, Tài nguyên và môi truờng với định hướng phát triển bền vững đất nước, tạp chí xã hội học số 2, 2005 Khác
14) Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), phuơng pháp nghiên cứu xã hội học, nxb Đại học quốc gia Hà Nội Khác
15) Oxfam (2013), Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam. ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Oxfam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w