TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP LÊ HOÀNG NHẬT ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC PH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
LÊ HOÀNG NHẬT
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC PHÒNG TRỪ RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY BƯỞI TẠI
VƯỜN CÂY TIÊU BẢN KHOA NLNN
Ngành đào tạo: Bảo vệ thực vật
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC PHÒNG TRỪ RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY BƯỞI TẠI
VƯỜN CÂY TIÊU BẢN KHOA NLNN
Người thực hiện : Lê Hoàng Nhật Lớp : K16 - BVTV Khoá: : 2013 - 2017 Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Mai
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L.) Osbeck, trong dân gian còn được gọi là dữu, bòng, lôi dữu, xú dữu, chu loan, hương loan, phao, văn đán Về thành phần hoá học, trong lá, hoa và vỏ quả đều có chứa tinh dầu
Bưởi trồng ở khắp nơi ở nước ta Người ta trồng chủ yếu để lấy quả ăn, lấy hoa ướp thơm thức ăn, bánh trái hoặc cất nước hoa bưởi Người ta còn hái lá làm thuốc, thường chỉ dùng lá tươi Người ta còn dùng vỏ quả và hạt bưởi sau khi ăn quả
Bưởi là loại quả quen thuộc, có ở hầu khắp các vùng, miền ở Việt Nam Trong bưởi chứa nhiều chất bổ dưỡng như các loại đường trái cây, đạm, béo, acid tannic, beta-caroten và các chất khoáng như phospho, sắt, canxi, kali, magiê, các vitamin B1, B2, C
Đông y cho rằng mỗi bộ phận của quả bưởi đều có tác dụng riêng Cơm bưởi
vị ngọt, chua, tính mát, không độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu Vỏ ngoài chứa tinh dầu (vỏ trong thường dùng làm mứt), vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giảm đau Hạt bưởi vị đắng, tính ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thoát vị bẹn, sa đì Lá bưởi vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm
Tiềm năng phát triển trồng bưởi ở nước ta là rất lớn do các điều kiện thời tiết đất đai, thời tiết khí hậu thuận lợi Giống bưởi ở nước ta rất đa dạng như: bưởi Luận Văn, bưởi diễn, bưởi da xanh, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch…
Tuy nhiên như ta được biết hiện nay sâu bệnh gây hại rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây bưởi, ảnh hưởng đến năng suất , chất lượng bưởi Trong những năm gần đây một số loài sâu bệnh gây hại nghiêm trọng trên cây ăn quả có múi nói chung, cây bưởi nói riêng và việc phòng trừ chúng gặp nhiều khó khăn như bọ trĩ, rệp hại, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, ngài hút quả
Trang 4Để phục hồi nên sản xuất cây ăn quả bưởi, duy trì và phát triển các vùng bưởi đặc sản Chúng ta cần tăng cường nghiên cứu các ứng dụng phòng trừ dịch hại Đến nay đã đạt được nhiều kết quả khả quan, những thành tựu nổi bật về phục hồi giống, nhân giống sạch bệnh và kỹ thuật chăm sóc, canh tác … đã và đang sử dụng rộng rãi trong sản xuất
Tuy nhiên, do đầu tư chuyên thâm canh và sản xuất chuyên canh đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh mẽ, diễn biến phức tạp Sâu hại đang là một mối
lo đáng quan tâm đối với cây bưởi, đặc biệt là rệp sáp Chúng chích hút dinh dưỡng
ở hầu hết các bộ phận của cây trồng: thân, cành, lá, quả…làm giảm phẩm chất, chất lượng sản phẩm và đôi khi không cho thu hoạch thì cũng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm Do vậy việc điều tra, nghiên cứu thành phần của loài rệp sáp trên cây bưởi là một việc quan trọng Từ đó đề xuất việc sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý, có hiệu quả và an toàn với môi trường
Từ nhưng lý do nêu trên, được sự cho phép của ban lãnh đạo khoa NLNN cùng với giảng viên hướng dẫn tôi thực hiện đề tài: “thử nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc thuốc nhóm hoạt chất Thiamethoxam, Cypermethrin, Abamectin phòng trừ rệp sáp gây hại trên cây bưởi tại vườn cây tiêu bản khoa NLNN”
1.2 Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu:
Trên cơ sở thử nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ rệp sáp gây hại trên cây bưởi thuộc nhóm hoạt chất Thiamethoxam, Cypermethrin, Abamectin
và thiên địch của chúng, từ đó để xuất sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao và an toàn với môi trường
1.2.2 Yêu cầu cần đạt
- Điều tra thành phần rệp sáp hại bưởi và thiền địch của chúng (côn trùng bắt mồi, côn trùng kí sinh) tại vườn cây tiêu bản khoa NLNN
Trang 5- Đánh giá hiệu quả của các loại thuốc thử hiệu lực thuốc nhóm hoạt chất Thiamethoxam, Cypermethrin, Abamectin để phòng trừ rệp sáp hại bưởi và tác động của thuốc đối với thiên địch của rệp sáp
- Bước đầu đề xuất sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý, hiệu quả và an toàn
1.3 Ý ngĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Tìm hiểu tác động của một số loại thuốc thuộc nhóm hoạt chất Thiamethoxam, Cypermethrin, Abamectin đến rệp sáp và thiên địch của chúng trên cây bưởi sẽ đóng góp thêm cơ sở khoa học, làm tư liệu tham khảo cho sinh viên khóa sau
Bổ sung dẫn liệu trong công tác phòng trừ rệp sáp hại cam
1.3.2 Ý nghĩa thực tiến
Là cơ sở để so sách hiệu quả giữa các nhóm hoạt chất, từ đó lựa chọn nhóm hoạt chất có hiệu quả cao và an toàn với môi trường
Trang 62 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình bưởi hiện nay ở Việt Nam
Hiện nay, bưởi là loại quả quen thuộc, có ở hầu khắp các vùng, miền ở Việt Nam nổi tiếng như: bưởi diễn, bưởi da xanh, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch…
Ở Thanh Hóa hiện nay, bưởi được trồng rất nhiều trên khắp tỉnh Thanh Hóa nổi tiếng với bưởi Luận Văn ở Thọ Xuân hiện đang được phục tráng và nhân rộng giống tại nông trường Lam Sơn Một vài năm gần đây người dân Thanh Hóa còn sử dụng giống bưởi diễn nổi tiếng để trồng
2.2 Rệp sáp gây hại cây bưởi
Nhóm rệp sáp gây hại trên nhóm cây có múi có nhiều loài: Rệp sáp vảy (Lepidosaphes gloverii Plackard), Rệp sáp (Aonidiella sp.), Rệp sáp phấn
(Planococcus sp.), Rệp sáp (Nipaecoccus viridis),….
2.2.1 Rệp sáp vảy (Lepidosaphes gloverii Plackard):
Thành trùng dài 2,5-3,5 mm cơ thể ốm dài (hình que), phần lưng hơi nhô lên
Ấu trùng tuổi nhỏ có màu nâu vàng đến nâu Chúng gây hại trên cành, lá, trái Nếu mật số cao chúng làm cho khô cành, lá Trên trái chúng làm cho trái phát triển kém,
vỏ trái bị lốm đốm vàng, mất phẩm chất Thường chúng gây hại nhiều trên các vườn trồng dày, bón nhiều phân đạm Trong điều kiện tự nhiên rệp sáp vảy bị nấm
đỏ (Fusarium) ký sinh khá cao trong mùa mưa.
2.2.2 Rệp sáp (Aonidiella sp.)
Trang 7Cơ thể có dạng hình hơi tròn, mỏng, màu xám Chúng bám chặt vào vỏ trái, cành nhất là những cành còn màu xanh để hút nhựa cây Mật độ rệp cao sẽ làm trái phát triển kém, mất phẩm chất trái, rụng; trên cành chúng làm rụng lá, cành bị chết khô
2.2.3 Rệp sáp phấn (Planococcus sp)
Cơ thể có hình bầu dục, lưng hơi vòng lên và có lớp sáp trắng dày bao phủ, tạo thành những vân sáp ngang lưng theo đốt của cơ thể, dài khoảng 3-4 mm xung quanh cơ thể có nhiều tua sáp Chúng thường gây hại ở phần cuống trái, chồi non, gần nơi rệp sống thường có nấm bồ hống xuất hiện Trong tự nhiên rệp sáp phấn có nhiều thiên địch tấn công chúng như: Bọ rùa, nhiều loài ong ký sinh, nhiều loài ăn mồi khác
Rệp sống trên chồi non, lá và quả làm cho lá héo vàng, chồi và quả chậm phát triển có thể làm cành chết khô Trong mùa khô rệp còn di chuyển xuống gốc tấn công rễ Chúng thường tập trung ở phần tiếp giáp giữa gốc cây và mặt đất, sau chúng di chuyển sang các rễ bên, tập trung nhiều ở phần rễ non để chích hút dịch cây, cây trồng chỉ biểu hiện triệu chứng gây hại khi mật số rệp cao Khi mật số cao chúng tạo thành những khố u bao quanh, để bảo vệ chúng tránh các tác nhân bất lợi
từ bên ngoài và chúng sinh sống nhiều thế hệ trong khối u đó cho đến khi cây bị chết Xung quanh gốc cây bị rệp sáp thường hiện diện một số loài kiến như kiến hôi, kiến lửa,…
2.3 Biện pháp quản lý:
-Xử lý loại bỏ rệp sáp trước khi trồng
-Tỉa cành cho vườn thông thoáng
-Thường xuyên điều tra rệp xuất hiện thân ,cành, quả và dưới rễ
-Diệt trừ các loài kiến (kiến hôi, kiến lửa,…) là tác nhân bảo vệ và lây nhiễm rệp sáp trong vườn
Trang 8-Nên phun nước lên tán cây trong mùa khô hạn, có thể phun nước có áp lực mạnh vào những nơi rệp trú ẩn để rửa rệp
-Loại bỏ và tiêu hủy các bộ phận bị nhiễm nặng
-Nếu rệp xuất hiện trên thân cành và quả với mật số cao, sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ Việc phòng trừ nhóm rệp sáp là biện pháp rất khó khăn, có thể sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm hoạt chất Thiamethoxam, Cypermethrin, Abamectin Tuân thủ nồng độ sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc
Trang 93 VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu, đối tượng nghiên cứu
- Giống bưởi
- Nền đất trồng
- Rệp sáp hại bưởi
- Một số loại thuốc thuộc nhóm hoạt chất Thiamethoxam, Cypermethrin, Abamectin
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hiệu quả của một số loại thuốc thuộc nhóm hoạt chất Thiamethoxam, Cypermethrin, Abamectin phòng trừ rệp sáp trên cây bưởi
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Thời gian, địa điểm
- Thời gian: tháng 12/2016 – tháng 5/2017
- Địa điểm: vườn cây tiêu bản khoa NLNN trường đại học Hồng Đức
3.3.2 Phương pháp điều tra nghiên cứu ngoài đồng ruộng
- Điều tra xác định thành phần rệp sáp trên bưởi tại vườn cây tiêu bản khoa NLNN
Trang 10- Điều tra trên cây bưởi 4lần/ tháng.
+ Phương pháp thu thập mẫu rệp sáp
Việc thu thập được tiến hành trên cây cam, chanh với số điểm điều tra càng nhiều càng tốt Tại điểm điều tra, chúng thu thập mẫu vật trên 5 cây cùng tuổi; ở mỗi cây quan sát tỷ mỷ toàn bộ mặt trên, mặt dưới lá và bộ phận của cây
+ Phương pháp điều tra diễn biến mật độ của loài rệp sáp và thiên địch của chúng.
Để thực hiện nội dung 2, chúng tôi tiến hành điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần, trên cây bưởi ở vườn cây tiêu bản khoa NLNN chọn 5 cây ngẫu nhiên theo 5 điểm chéo góc; tại mỗi cây điều tra trên 2 tầng tán ( dưới và giữa), mỗi tầng tán điều tra một cành theo 4 hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc); mỗi hướng 1 cành, mỗi cành 20 lá ngẫu nhiên
+Chỉ tiêu theo dõi cho mỗi lần điều tra:
- Mật độ của rệp sáp theo con/ lá.
- Tỉ lệ ký sinh pha phát dục của loài rệp sáp chính theo %.
- Tỉ lệ hại của loài rệp sáp chính theo %.
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của cây bưởi cần điều tra.
- Tình hình thời tiết ngày điều tra nghiên cứu
- Phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo dõi biến động số lượng của rệp sáp
+ Mật độ rệp trên cây (con/ lá), tỷ lệ hại (%)
Mật độ rệp (con/lá) =
Tổng số rệp điều tra Tổng số lá điều tra
x 100
Tỷ lệ lá có rệp (%) =
Tổng số lá có rệp Tổng số lá điều tra
x 100
+ Tần suất xuất hiện của loài rệp sáp chính.
Trang 11Tần suất xuất hiện (%) =
Tổng điểm có loài rệp cần xác định
x 100 Tổng số điểm điều tra
+ Tần suất xuất hiện của thiên địch.
Tần suất xuất hiện loài A (%) = Số cá thể của loài A x 100
Tổng số cá thể của các loài
(A,B,C…) Mức độ phổ biến của rệp sáp và côn trùng bắt mồi được đánh giá bằng các dấu (+) :
(-) Rất ít phổ biến (tần suất xuất hiện <10%)
(+) Ít phổ biến (tần suất xuất hiện 10 - 20%)
(+ +) Phổ biến (tần suất xuất hiện từ 20 50%)
(+++ ) Rất phổ biến (tần suất xuất hiện > 50%)
Công thức thí nghiệm: 4 công thức, nhắc lại 3 lần
Diện tích ô 1 cây bưởi
Công thức 1: Nhóm hoạt chất Thiamethoxam
Công thức 2: Nhóm hoạt chất Cypermethrin
Công thức 3: Nhóm hoạt chất Abamectin
Công thức 4: Không phun
Liều lượng tuân theo nhà sản xuất
Mỗi công thức nhắc lại 3 lần,
Tổng số ô tn: 12 ô
Diện tích ô: 1 cây/ 1 ô
Trang 124 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4 Kế hoạch thực hiện và dự kiến kết quả nghiên cứu
4.1: Kế hoạch thực hiện
STT Thời gian Công việc thực hiện
1
10/12/2016-22/12/2016
Nhận đề tài khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu tổng quan tài liệu, đối tượng nghiên cứu Hoàn thành đề cương
2
01/01/2017-10/01/2017
Chuẩn bị giống cây su hào Làm đất, chuẩn bị phân bón
Tiến hành trồng cây
3
11/01/2017-30/03/2017
Tiến hành các công việc cho việc nghiên cứu
Chăm sóc cây, thường xuyên thăm đồng để phát hiện sâu hại
Xác định mật độ sâu hại trên ruộng rau trước phun 1 ngày Mỗi công thức lặp lại 3 lần
Tiến hành xác định mật độ sâu hại sau khi phun thuốc 3,5,7, 10 ngày
4
01/04/2017-05,04,2017
Kiểm tra lại toàn bộ quy trình xem có sai sót gì không
Đánh giá được hiệu lực các loại thuốc sinh học trong phòng trừ sâu hại su hào
5
06/04/2017-02/06/2017
Hoàn thành khóa luận và bảo vệ luận án