1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIAO AN SINH HOC 10 THEO CHU DE CHUDE 5 PHAN BAO

8 737 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 135,5 KB

Nội dung

2.3 Nội dung 3: TH quan sát các kỳ của nguyên phân Quan sát, nhận diện được các kỳ của nguyên phân Vẽ hình các kỳ của nguyên phân Trả lời được một số câu hỏi: Dấu hiệu nhận biết kỳ giữa,

Trang 1

CHỦ ĐỀ 5: PHÂN BÀO

Số tiết: 4

Tiết chương trình: 20, 21, 22, 23

1 Xác định vấn đề cần giải quyết của bài học:

 Dựa vào đâu để sinh vật có thể sinh trưởng , phát triển để lớn lên

 Cơ sở giúp duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản vô tính, hữu tính

2 Xác định nội dung kiến thức cần xây dựng trong bài học:

2.1 Nội dung 1: Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân

2.1.1 Chu kỳ tế bào

2.1.1.1 Khái niệm

 Là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào liên tiếp

 Gồm: Kỳ trung gian và quá trình nguyên phân

 VD: CK tế bào người 24h, kỳ trung gian chiếm 23h, nguyên phân 1h

2.1.1.2 Đặc điểm của chu kỳ tế bào

a Kỳ trung gian: chiếm phần lớn thời gian

Pha G1: Pha sinh trưởng, tổng hợp các chất cần thiết cho sinh trưởng như protein, enzim… Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R

Pha S: Nhân đôi AND, NST, trung thể

Pha G2: Tổng hợp các chất còn lại cho phân bào như protein Histon, protein của thoi vô sắc

b Nguyên phân

 Phân chia nhân

 Phân chia tế bào chất

2.1.2 Quá trình nguyên phân

2.1.2.1 Phân chia nhân

 NST kép bắt đầu co

xoắn

 Màng nhân, nhân

con tiêu biến

 Thoi vô sắc hình

thành

 Trung thể tiến về 2

cực tế bào

 NST kép co xoắn cực đại

 NST kép xếp 1 hàng trên mp xích đạo của thoi phân bào

 Thoi phân bào đính vào 2 phía NST ở tâm động

NST kép tách nhau ở tâm động tạo thành NST đơn

NST đơn phân li về 2 cực tế bào

 NST kép bắt đầu dãn xoắn

 Màng nhân, nhân con xuất hiện

 Thoi vô sắc biến mất

2.1.2.2 Phân chia tế bào chất

 Diễn ra ở kỳ cuối

 TB động vật: màng sinh chất thắt eo

 TB thực vật: hình thàn vách ngăn (thành tế bào)

Kết quả: 1 tb (2n)  2 tb (2n)

Trang 2

a Lý luận

 Sinh vật nhân thực đơn bào: NP là cơ chế sinh sản

 Sinh vật nhân thực đa bào

 NP giúp tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển

 NP giúp cơ thể tái sinh mô, cơ quan bị tổn thương

 Loài sinh sản vô tính: NP giúp truyền đạt ổn định bộ NST của loài

b Thực tiễn

NP là cơ sở của giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô

2.2 Nội dung 2: Giảm phân

2.2.1 Giảm phân I

a Kỳ đầu

 NST kép bắt đôi theo từng cặp tương đồng

 Xảy ra hiện tượng tiếp hợp trao đổi đoạn giữa các cromatit: trao đổi chéo

 NST kép bắt đầu co xoắn

 Màng nhân, nhân con tiêu biến

 Thoi vô sắc hình thành

b Kỳ giữa

 NST kép co xoắn cực đại

 NST kép xếp thành 2 hàng trên mp xích đạo của thoi phân bào

 Thoi phân bào từ mỗ cực của tế bào chỉ đính vào 1 phía của mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng

c Kỳ sau

 Cặp NST kép tương đồng tách nhau ở tâm động tạo 2 NST kép

 NST kép di chuyển về các cực tế bào

d Kỳ cuối

 NST kép dần dãn xoắn

 Màng nhân, nhân con dần xuất hiện

 Thoi phân bào tiêu biến

 Tế bào chất phân chia tạo 2 tế bào con có NST kép giảm phân nữa

 Kết quả: 1 tb (2n đơn)  2 tế bào (n kép)

2.2.2 Giảm phân II

 Gồm 4 kỳ: kỳ đầu II, giữa II, sau II, cuối II

 Kết quả: 2 tb (nK)  4 tb (n đơn)

* Biến đổi sau giảm phân

Ở động vật:

 1 TB sinh tinh  4 tinh trùng

 1 TB sinh trứng  1 trứng và 3 thể định hướng

Ở thực vật

Sau giảm phân tạo giao tử, trải qua nhiều lần nguyên phân tạo hạt phấn và túi phôi

2.2.3 Ý nghĩa giảm phân

a Lý luận

Trang 3

 Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong giảm phân và thụ tinh tạo nhiều biến dị tổ hợp

 BDTH tạo sự đa dạng di truyền ở loài sinh sản hữu tính

 BDTH là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên, giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống mới

 NP, GP, TT góp phần duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính

b Thực tiễn: lai hữu tính tạo BDTH cung cấp nguyên liệu cho chọn giống.

2.3 Nội dung 3: TH quan sát các kỳ của nguyên phân

Quan sát, nhận diện được các kỳ của nguyên phân

Vẽ hình các kỳ của nguyên phân

Trả lời được một số câu hỏi:

Dấu hiệu nhận biết kỳ giữa, kỳ sau của nguyên phân

Kỳ giữa: NST kép co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Kỳ sau: NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào hoặc NST đơn tập trung ở 2 cực tế bào Quan sát rõ NST ở kỳ nào của nguyên phân? Tại sao?

Ở kỳ giữa Vì NST kép co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, màng nhân và nhân con đã tiêu biến

Kỳ giữa nguyên phân thoi vô sắc bị phá vỡ thì sao?

NST đã nhân đôi, không phân li về các cực tế bào làm bộ NST của loài tăng gấp đôi 4n

3 Xác định mục tiêu của bài học (sau khi học xong học sinh sẽ đạt được):

3.1 Kiến thức: (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)

 Nêu được khái niệm chu kì tế bào

 Nêu được đặc điểm chính các pha trong kì trung gian

 Trình bày được các diễn biến chính của quá trình nguyên phân

 Trình bày các ý nghĩa và ứng dụng của quá trình nguyên phân

 Trình bày được các diễn biến chính của quá trình giảm phân

 Trình bày những diễn biến cơ bản của NST qua các kỳ của NP, GP

 Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể Ý nghĩa của giảm phân với sự sinh sản và tiến hóa, chọn giống

 Chi ra được những điểm giống và khác nhau trong các kì của quá trình phân bào quá đó khắc sâu kiến thức

 Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng

 So sánh nguyên phân với giảm phân

3.2 Kĩ năng:

 Tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, lớp

 Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ

 Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về chu kỳ tế bào, nguyên phân, giảm phân

 Kỹ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm

 Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ

 Rèn luyện kỹ năng thực hành, quan sát mô hình, vẽ hình các kỳ NP, GP, nhận diện

Trang 4

3.3 Thái độ (phẩm chất):

 Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn

 Học sinh hứng thú khi giải thích các hiện tượng tự nhiên dựa trên cơ sở nguyên phân, giảm phân

 Học sinh giải thích được một số bệnh liên quan đến cơ chế nguyên phân, giảm phân

3.4 Năng lực:

3.4.1 Các năng lực chung

3.4.1.1 NL tự học (Là NL quan trọng nhất): HS xác định được những kiến thức trọng tâm,

quan trọng của chuyên đề để giải thích các hiện tượng trong thực tế

3.4.1.2 NL giải quyết vấn đề: Vận dụng kiến thức bài học, thực tiễn để giải thích

 Cơ sở hình thành thể tứ bội

 NST co xoắn và dãn xoắn có ý nghĩa gì?

 Bộ NST đặc trưng của loài được duy truyền ổn định nhờ quá trình nào?

3.4.1.3 NL tư duy sáng tạo

 Học sinh tự đặt và giải quyết các hiện tượng, các câu hỏi trong SGK, đề cương, hiện tượng thực tế Bệnh ung thư là gì? Bệnh này liên quan như thế nào đến quá trình phân bào?

 Hội chứng Đao, Claiphento, tocno xảy ra như thế nào?

 Đề xuất được ý tưởng: về cách tổ chức, về cách trình bày,

3.4.1.4 NL tự quản lý

 Quản lí bản thân: Khai thác, trình bày những kiến thức cần thiết

 Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập

3.4.1.5 NL giao tiếp

 Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ cơ thể

 Mục đích, đối tượng, nội dung, phương thức giao tiếp

3.4.1.6 NL hợp tác

Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm

3.4.1.7 NL sử dụng CNTT

 Sử dụng các phần mềm học tập (cụ thể) trong chủ đề

 Sử dụng máy ảnh, thông tin…

3.4.1.8 NL sử dụng ngôn ngữ

 NL sử dụng Tiếng Việt:

 Sử dụng các thuật ngữ khoa học trong chủ đề

3.4.2 Các năng lực chuyên biệt

3.4.2.1 NL quan sát: quan sát, nhận diện phát hiện đặc điểm của chu kỳ tế bào, các kỳ

nguyên phân, giảm phân

3.4 2.2 NL phân loại, so sánh: so sánh nguyên phân giảm phân, phân biệt giảm phân I với

giảm phân II

3.4.2.3 NL tri thức: các kiến thức đặc thù của môn sinh: chu kỳ tế bào, nguyên phân, giảm

phân, NST, Cromatit, tâm động, trao đổi chéo, tiếp hợp…

3.4.2.4 Năng lực tiên đoán: dự đoán kết quả thực hành

4 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

4.1 Chuẩn bị của giáo viên:

Trang 5

 Thiết bị dạy học: giáo án điện tử, giáo án word, tranh ảnh chu kỳ tế bào, các kỳ nguyên phân, giảm phân, mô hình nguyên phân, giảm phân

 Học liệu: SGK, sách giáo viên, internet

4.2 Chuẩn bị của học sinh:

 Tài liệu học tập (SGK)

 Tham khảo học liệu có liên quan

 Chuẩn bị bài ở nhà

5 Tiến trình dạy học:

* Ổn định lớp.

* Kiểm tra bài cũ: không

* Giới thiệu bài học (chú ý việc tạo tình huống vào bài)

Nhờ vào những cơ chế nào mà sinh vật có thể sinh trưởng, phát triển lớn lên được?

Nhờ vào cơ chế nào mà bộ NST lưỡng bội của loài sinh sản vô tính, hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào? Chủ đề Phân bào

5.1 Nội dung 1: Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân

5.1.1 Hoạt động 1: Chu kỳ tế bào

1 Chuyển giao

nhiệm vụ

Quan sát SGk, thảo luận những vấn đề sau:

Chu kỳ tế bào là gì? Gồm những giai đoạn nào?

Đặc điểm các pha của kỳ trung gian Chu kỳ tế bào được điều hòa như thế nào?

Học sinh lắng nghe nhiệm vụ từ giáo viên Phân công cụ thể thảo luận nhóm : số thành viên của nhóm, nội dung vấn đề của nhóm

2 Thực hiện

nhiệm vụ

Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao

Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện nhiệm vụ được giao

Bao quát lớp, phát hiện những khó khăn, vấn đề phát sinh của từng nhóm, giáo viên có hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời

3 Báo cáo, thảo

luận

Gọi nhóm bất kì, thành viên bất kì và các nhóm khác nhận xét, bổ sung Học sinh có thể trình bày miệng, bảng phụ, giấy…

HS trình bày vấn đề về chu kỳ tế bào theo yêu cầu Tương tác trao đổi giữa học sinh với giáo viên

4

Đánh giá kết

quả thực hiện

nhiệm vụ học

tập

Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề; trình bày vấn đề Cho điểm nhóm, cá nhân trình bày vấn đề đạt yêu cầu cao

Gợi ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp theo

Giáo viên đánh giá kết luận  ND 2.1.1

5.1.2 Hoạt động 2: Quá trình nguyên phân

Trang 6

STT Bước Nội dung

1 Chuyển giao

nhiệm vụ

Quan sát H18.2 và kiến thức SGK Nguyên phân gồm những giai đoạn nào Trình bày diễn biến các kỳ của nguyên phân Quan sát rõ NST ở kỳ nào? Tại sao?

Dấu hiệu nhận biết kỳ giữa, kỳ sau?

Kỳ giữa thoi phân bào bị phá hủy thì sao?

Phân chia tế bào chất ở tế bào động vật với thực vật khác nhau như thế nào?

Vì sao có sự khác biệt đó?

Kết quả của NP?

Ý nghĩa nguyên phân?

2 Thực hiện

nhiệm vụ

Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao

Cùng nhau thảo luận, nghiên cứu thông tin SGk Cùng nhau thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ trên bảng phụ, phiếu học tập

3 Báo cáo, thảo

luận

Gọi nhóm bất kì, thành viên bất kì và các nhóm khác nhận xét, bổ sung Học sinh có thể trình bày miệng, bảng phụ, giấy…

Tương tác trao đổi giữa học sinh với giáo viên

4

Đánh giá kết

quả thực hiện

nhiệm vụ học

tập

Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề; trình bày vấn đề Cho điểm nhóm, cá nhân trình bày vấn đề đạt yêu cầu cao

Gợi ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp theo

Giáo viên đánh giá kết luận  ND 2.1.2 5.2 Nội dung 2: Giảm phân

1 Chuyển giao

nhiệm vụ

Loài sinh sản hữu tính bộ NST được duy trì ổn định bằng cách nào  Giảm phân

Quan sát hình 19.1, kiến thức NP, SGK, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ Giảm phân cơ bản khác nguyên phân như thế nào? (Phiếu HT1)

Trình bày diễn biến các kỳ của giảm phân

Kỳ đầu I có gì đặc biệt khác NP? Ý nghĩa?

Kết quả giảm phânh

Ý nghĩa giảm phân

2 Thực hiện

nhiệm vụ

Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao

Cùng nhau thảo luận, nghiên cứu thông tin SGk và thực tế hoàn thành vấn đề được giao

Hoàn thành phiếu học tập Phát hiện những điểm khác so với NP

Ý nghĩa của trao đổi chéo

3 Báo cáo, thảo

luận

Gọi nhóm bất kì, thành viên bất kì và các nhóm khác nhận xét, bổ sung Học sinh có thể trình bày miệng, bảng phụ, giấy…

Học sinh trình bày sự khác nhau giữa NP và GP trên bảng phụ, phiếu học tập

Trang 7

Các đặc điểm khác thì phát biểu bằng lời Tương tác trao đổi giữa học sinh với giáo viên

4

Đánh giá kết

quả thực hiện

nhiệm vụ học

tập

Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề; trình bày vấn đề Cho điểm nhóm, cá nhân trình bày vấn đề đạt yêu cầu cao

Gợi ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp theo

Giáo viên đánh giá kết luận  ND 2.2

5.3 Nội dung 3: TH quan sát các kỳ của nguyên phân

1 Chuyển giao

nhiệm vụ

Phân chia nhóm Đại diện các nhóm lên nhận mô hình các kỳ của nguyên phân Hãy quan sát hình các kỳ nguyên phân trên mô hình và trên màng hình cùng nhau thảo luận và hoàn thành các vấn đề sau:

Nhận diện các kỳ của nguyên phân, sắp xếp mô hình theo thứ tự NP?

Vẽ hình các kỳ của nguyên phân?

Trả lời một số câu hỏi Dấu hiệu nhận biết các kỳ NP?

Quan sát rõ NST ở kỳ nào NP? Tại sao?

Nếu kỳ giữa thoi vô sắc bị phá vỡ thì sao?

Kết quả 1 tế bào qua NP?

Ý nghĩa của NP?

2 Thực hiện

nhiệm vụ

Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao

Học sinh quan sát hình trên màng hình, mô hình, kiến thức đã học hoàn thành các nhiệm vụ trên

Bao quát lớp, phát hiện những khó khăn, vấn đề phát sinh của từng nhóm, giáo viên có hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời

3 Báo cáo, thảo

luận

Gọi một nhóm bất kỳ lên báo cáo sản phẩm của nhóm Nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến

4

Đánh giá kết

quả thực hiện

nhiệm vụ học

tập

Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề; trình bày vấn đề Cho điểm nhóm, cá nhân trình bày vấn đề đạt yêu cầu cao

Gợi ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp theo

Giáo viên đánh giá kết luận  ND 2.3

6 Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học:

6.1 Hình thức kiểm tra, đánh giá:

- Kiểm tra miệng

- Đưa ra các tình huống: giải quyết tình huống có vấn đề

6.2 Công cụ kiểm tra, đánh giá

6.2.1 Chu kỳ tế bào và nguyên phân

6.2.1.1 Nhận biết: Chu kỳ tế bào là gì? Gồm những giai đoạn nào? VD?

6.2.1.2 Thông hiểu: Quan sát rõ NST ở kỳ nào NP? Tại sao?

6.2.1.3 Vận dụng: Kỳ giữa NP, thoi vô sắc bị phá vỡ thì sao?

Trang 8

6.2.2 Giảm phân

6.2.2.1 Nhận biết: Diễn biến các kỳ GPI?

6.2.2.2 Thông hiểu: Tiếp hợp, trao đổi chéo ở kỳ nào GP? Ý nghĩa?

6.2.2.3 Vận dụng: Sự khác nhau nguyên phân với giảm phân?

6.2.2.4 Vận dụng cao: bài tập về GP

Phiếu học tập so sánh nguyên phân với giảm phân

Đặc điểm

Loại TB - Xảy ra ở TB sinh dưỡng hay Tb sinh

dục sơ khai, hợp tử

- Xảy ra ở TB sinh dục chín để hình thành giao tử

Số lần p.bào - NST nhân đôi 1 lần và 1 lần phân chia - NST nhân đôi 1 lần, phân chia 2

lần

Kì đầu Hiếm có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa

các NST kép trong cặp tương đồng ở PN

Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST kép trong cặp tương đồng ở

GP I

Kì giữa Các NST xếp thành 1 hàng ngang trên mp

xích đạo TVS

Các NST ở kì giữa xếp thành 2 hàng ngang trên mp xích đạo TVS ở kì giữa I

Kì sau

Mỗi NST kép trong từng cặp tương đồng tách ra ở tâm động thành 2 NST đơn rồi tiến về 2 cực của TB

Các NST trong cặp kép tương đồng tách thành các NST đơn bội kép rồi tiến về 2 cực TB

Kì cuối Mỗi tế bào con có 2n NST đơn

- ở GP I: Mỗi tế bào con có n NST kép

- ở GP II: Mỗi tế bào con có n NST đơn

Kết quả 1 TB mẹ 2n  2 TB con đều có 2n NST 1 TB mẹ 2n  4 TB con có n NST

-

Ngày đăng: 01/08/2017, 11:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w