1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tieu luan quản trị văn phòng

42 268 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 889 KB

Nội dung

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên;Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện

Trang 1

1 LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hiện nay, kiến thức về luật là một trong những vấn đề quan trọngđang được xã hội quan tâm Để biết được luật có những loại văn bản nào và tầmquan trọng của luật trong cuộc sống chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đôi phần nào trongbài tiểu luận Bài tiểu luận Văn bản của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp vềcác vấn đề như:

 Viện kiểm sát nhân dân tối cao là gì?

 Vai trò, chức năng và nhệm vụ của Viện kiểm sát?

 Các chức danh của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

 Viện kiểm sát được ban hành các loại văn bản nào?

 Định nghĩa và văn bản sưu tầm được

Thông qua bài tiểu luận chúng ta sẽ có thêm nhiều kiến thức đáp ứng được các vấnđề về luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trang 2

2 GIỚI THIỆU VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO:

Theo tinh thần của lần cải cách tư pháp gần đây nhất, sẽ không có sự hiện diện củaViện Kiểm sát các cấp trong quá trình điều tra vụ án, cũng như không có sự thamgia trong quá trình xét xử vụ án của các Công tố viên (Công tố viên là những viênchức nằm trong bộ máy của Viện kiểm sát Nhân dân)

2.2 Vai trò chức năng và nhiệm vụ:

2.2.1 Vai trò:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động

tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thốngnhất ( theo Điều 1, chương 1 Luật CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘICHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 34/2002/QH10 NGÀY 02 THÁNG 4 NĂM 2002 VỀ

TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN )

- Trước đây vai trò của Viện kiểm sát (VKS) trong việc thực hiện chức năng vànhiệm vụ của mình Đó là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của tất các cơ quan của

Trang 3

nhà nước, các bộ và cơ quan ngang bộ, các cơ quan hành chính từ trung ương đếnđịa phương, các tổ chức, các cá nhân và thực hiện quyền công tố tại tòa án.

2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ:

- Chức năng: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt

động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

Viện kiểm sát kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát cáchoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnhvà thống nhất

Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát cáchoạt động tư pháp ở địa phương mình

Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tưpháp theo quy định của pháp luật

Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phầnbảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủcủa nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ,tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâmphạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật

- Nhiệm vụ viện KSND tối cao điều 137 hiến pháp 1992 ( sửa đổi bổ sung 2001) Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) Ban hành: 25/12/2001

Hiệu lực: 07/01/2002 chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An ký

Ðiều 137

Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các

cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địaphương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân, thựchành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thốngnhất

Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việctuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm do luậtđịnh

Trang 4

Ðiều 138

Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân

dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên;Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sátquân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao

Việc thành lập Uỷ ban kiểm sát, những vấn đề Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân có quyền quyết định, những vấn đề quan trọng mà Uỷ ban kiểm sát phải thảoluận và quyết định theo đa số do luật định

Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ củaQuốc hội

Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địaphương và Viện kiểm sát quân sự các quân khu và khu vực do Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức

Ðiều 139

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác

trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáocông tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước

Ðiều 140

Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáotrước Hội đồng nhân dân về tình hình thi hành pháp luật ở địa phương và trả lờichất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân

2.2.3 Các chức danh tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân

- Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểmtra viên

+ Kiểm sát viên được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thựchành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

+ Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm theo quy địnhcủa pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra tội phạm

Trang 5

+ Kiểm tra viên: giúp Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân kiểm tra việc tuân theopháp luật trong việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình,hành chính, kinh doanh thương mại và những việc khác theo quy định của phápluật; trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;thi hành các bản án: trong công tác xét khiếu tố và một số nhiệm vụ pháp lý khác doViện trưởng phân công Giúp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân kiểm tra hồ sơ, hoặctrực tiếp kiểm tra các vụ án thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân.

3 GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI VĂN BẢN ĐƯỢC VIỆN KIỂM SÁT BAN HÀNH:

3.1 Các loại văn bản mà Viện kiểm sát được ban hành:

- VTVKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức viện trưởng, các phó viện trưởngvà kiểm sát viên của viện kiểm sát nhân dân địa phương và viện kiểm sát quân sựcác quân khu và khu vực VTVKSNDTC có những nhiệm vụ và quyền hạn:

1) Lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác kiểm sát và xây dựng việnkiểm sát nhân dân về mọi mặt; quyết định những vấn đề về công tác kiểm sát khôngthuộc thẩm quyền của uỷ ban kiểm sát

2) Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với ngành kiểm sát

3) Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của viện kiểm sát nhân dân và viện kiểm sát quân sựcác cấp, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành kiểm sát

4) Quy định bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và trình Uỷ banThường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của viện kiểm sát nhândân địa phương; quy định bộ máy làm việc của viện kiểm sát quân sự sau khi thốngnhất với bộ trưởng Bộ Quốc phòng và trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn5) Chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, dự án pháp lệnh theo quy định củapháp luật; đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnhkhi thấy cần thiết cho việc áp dụng thống nhất pháp luật

6) Trình chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ângiảm án tử hình

7) Tổ chức việc thống kê tội phạm

Trang 6

8) Tham dự các phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao bànvề việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật

3.2 Định nghĩa các loại văn bản:

- Khái niệm về văn bản quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện kiểm sát: Là những văn bản pháp luật ban hảnh để hướng dẫn các viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ được thi công

3.3 Các văn bản sưu tầm được:

3.3.1 Văn bản quyết định:

QUYẾT ĐỊNH

PHÂN CÔNG CHO KIỂM SÁT VIÊN KÝ THỪA ỦY QUYỀN VIỆN TRƯỞNGTRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG ĐỐI VỚI VỤ ÁN HÌNH SỰ

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Điều 33 khoản 2 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002

Căn cứ các Điều 36 khoản 1 điểm b; Điều 37 khoản 1 điểm h của Bộ luật Tố tụngHình sự

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phân công cho Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng trong khi thực hành quyềncông tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ ánhình sự, được thừa ủy quyền Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương ký văn bản tố tụng tại phụ lục A kèm theo quyết định này

Phân công cho Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao đảm nhiệm chức vụ làVụ trưởng trong khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, được thừa ủy quyền Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao ký văn bản tố tụng tại phụ lục B kèm theo quyết định này

Trang 7

Điều 2 Các Kiểm sát viên quy định tại Điều 1 quyết định này khi được ủy quyền kýphải thực hiện việc báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản với Lãnh đạo Viện trước,trong hoặc sau khi ký; việc báo cáo từng vụ việc cụ thể do đồng chí Lãnh đạo Việnyêu cầu Trong trường hợp cần thiết Lãnh đạo Viện sẽ trực tiếp ký văn bản.

Điều 3: Thủ trưởng các đơn vị Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đồng chí nêu tạiĐiều 1 chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định này Quyết định này có hiệulực kể từ ngày ký ban hành./

VIỆN TRƯỞNG

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Hà Mạnh Trí

3.3.2 Văn bản chỉ thị:

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN

VỀ CÔNG TÁC CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN NĂM 2009

Năm 2009, Đảng và Nhà nước ta tập trung mọi nỗ lực để tiếp tục kiềm chế lạmphát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, chủ động ngăn ngừa

Trang 8

suy giảm của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh hợp tác và hội nhậpkinh tế quốc tế một cách chủ động và hiệu quả; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảmquốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Để góp phần thực hiện nhiệm vụ trên đây, phối hợp cùng các ngành, các cấp tạobước chuyển biến rõ nét trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm và tộiphạm, ngành Kiểm sát nhân dân cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâmsau đây:

I Nâng cao trách nhiệm của Lãnh đạo, Kiểm sát viên; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự:

1 Tập trung thực hiện tốt kiểm sát việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhằm hạn chếđến mức thấp nhất các trường hợp khởi tố, điều tra, sau phải đình chỉ điều tra do bịcan không phạm tội; các trường hợp Viện kiểm sát truy tố, Tòa án tuyên bị cáokhông phạm tội;

Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Viện kiểm sát các cấp phải nắm chắc tìnhhình tội phạm xảy ra ở địa phương và lĩnh vực được phân công quản lý, phấn đấu đểmọi hành vi phạm tội đều được phát hiện, khởi tố, điều tra theo quy định của phápluật Nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm vàkiến nghị khởi tố

Đề cao trách nhiệm của lãnh đạo, Kiểm sát viên Viện kiểm sát các cấp trong việcphê chuẩn các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra,Điều tra viên thụ lý điều tra vụ án chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Bộ luậthình sự và Bộ luật tố tụng hình sự, đảm bảo việc truy tố đúng người, đúng tội, đúngpháp luật; phấn đấu hạn chế để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội Quản lývà kiểm sát chặt chẽ các quyết định đình chỉ của Cơ quan điều tra, của Viện kiểmsát cấp mình và Viện kiểm sát cấp dưới; kịp thời phát hiện quyết định đình chỉkhông đúng để ra quyết định hủy bỏ, phục hồi điều tra hoặc ra quyết định truy tố

Trang 9

Các Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra (THQCT&KSĐT) Viện kiểmsát nhân dân tối cao có trách nhiệm hướng dẫn Viện kiểm sát các địa phương thựchiện đầy đủ quy trình, nâng cao kỹ năng kiểm sát điều tra nhằm hạn chế các trườnghợp đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội, các vụ án trả hồ sơ điều tra bổ sunggiữa các cơ quan tiến hành tố tụng

Viện kiểm sát các cấp phối hợp với Toà án tổ chức các phiên tòa xét xử theo tinhthần cải cách tư pháp, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng của Kiểmsát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điềutra, Tòa án tập trung điều tra, truy tố và xét xử những vụ án trọng điểm, phức tạp về

an ninh quốc gia, tham nhũng, ma túy, buôn lậu, tội phạm sử dụng công nghệ cao,tội phạm có tổ chức ; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 03/2008/CT- VKSTC ngày19/6/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công táckháng nghị phúc thẩm về hình sự; nâng cao ý thức trách nhiệm, kỹ năng nghiệp vụtrong việc phát hiện vi phạm để kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm đối với cácbản án, quyết định về hình sự

Vụ THQCT&KSĐT án kinh tế, chức vụ (Vụ 1) tổ chức nghiên cứu, rút kinh nghiệmvề những vụ án đình chỉ điều tra do bị can được miễn trách nhiệm hình sự

Vụ THQCT & KSĐT án hình sự về trật tự xã hội (Vụ 1A) tổ chức nghiên cứu, rútkinh nghiệm công tác kiểm sát việc giải quyết các tin báo, tố giác về tội phạm của

Cơ quan điều tra;

Vụ THQCT&KSĐT án tham nhũng (Vụ 1B) phối hợp với các Vụ THQCT& KSĐT,KSXX hình sự tổ chức nghiên cứu, rút kinh nghiệm những vụ án do Viện kiểm sátcấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra sau đó chuyển Viện kiểm sátcấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử

Vụ THQCT & KSĐT án ma tuý (Vụ 1C) tiếp tục rút kinh nghiệm việc trả hồ sơgiữa các cơ quan tiến hành tố tụng; đồng thời phối hợp với cơ quan có liên quan xâydựng dự thảo Thông tư liên tịch về việc trả hồ sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụngnhằm nâng cao chất lượng hồ sơ, giảm việc trả hồ sơ và trả hồ sơ không đúng đểtrình lãnh đạo liên ngành quyết định

Trang 10

Vụ THQCT & KSXX hình sự (Vụ 3) tiếp tục rút kinh nghiệm các trường hợp Việnkiểm sát truy tố, Toà án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội và các vụ án bị huỷ đểđiều tra, xét xử lại nhằm phát hiện những vi phạm, thiếu sót trong các giai đoạn tốtụng để có biện pháp khắc phục

2 Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hànhán phạt tù phải phối hợp chặt chẽ với công tác thực hành quyền công tố, kiểm sátđiều tra và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự để phát hiện và kiến nghị các biệnpháp khắc phục vi phạm pháp luật, góp phần hạn chế tình trạng lạm dụng bắt khẩncấp, bắt không đúng phải trả tự do hoặc xử lý hành chính Tập trung kiểm sát việcchấp hành chế độ, chính sách trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dụcngười chấp hành án phạt tù; tổng hợp vi phạm để kiến nghị biện pháp khắc phụctình trạng quá thời hạn tạm giữ, tạm giam Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam,quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù (Vụ 4) tổng hợp các vi phạm trongviệc tạm giữ, tạm giam để tham mưu cho Lãnh đạo Viện KSNDTCkiến nghị với cơquan có trách nhiệm; nghiên cứu, xây dựng quy định về phân cấp để Viện kiểm sátcấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp kiểm sát trại giam do Bộ Công

an quản lý

3 Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tăng cường phối hợp với Viện kiểmsát các cấp để nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, truy tố các vụ án thuộc thẩmquyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Viện kiểm sát các cấp chủ động phát hiện những vi phạm pháp luật của Cơ quanđiều tra, Tòa án trong hoạt động tố tụng để kiến nghị yêu cầu khắc phục; thông quagiải quyết án, tổng hợp những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm trongcông tác quản lý kinh tế, xã hội, trong hoạt động tư pháp để kiến nghị với cơ quanNhà nước có thẩm quyền hoàn thiện pháp luật, cơ chế quản lý nhằm tăng cường cácbiện pháp phòng, chống vi phạm và tội phạm

II Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, vụ án hành chính; kiểm sát thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Trang 11

1 Viện kiểm sát các cấp phải tích cực, chủ động, linh hoạt kiểm sát các bản án,quyết định giải quyết các vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động của Toàán; phát hiện kịp thời, đầy đủ các vi phạm pháp luật; nâng cao số lượng, chất lượngkháng nghị phúc thẩm dân sự của Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp huyện Phối hợp chặtchẽ với Tòa án nâng cao hiệu quả giải quyết đơn khiếu nại và chất lượng khángnghị giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án.Tăng cường côngtác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án

Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự (Vụ 5) phối hợp với Vụ kiểm sát việcgiải quyết các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại và lao động (Vụ 12) hướngdẫn triển khai tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện BLTTDS (2005-2009); tổng hợpnhững vi phạm của Tòa án các cấp trong việc thực hiện BLDS, BLTTDS, Pháp lệnhvề thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để tham mưu cho Lãnh đạo Viện KSNDtối cao kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo khắc phục vi phạm trong hoạtđộng xét xử

2 CácViện kiểm sát các cấp tập trung kiểm sát việc phân loại các bản án và quyếtđịnh dân sự có điều kiện và không có điều kiện thi hành, đề xuất biện pháp xử lýnhững việc không có điều kiện thi hành còn tồn đọng; phúc tra toàn diện việc chấphành các kiến nghị, kháng nghị do Viện kiểm sát các cấp ban hành yêu cầu cơ quanthi hành án, cơ quan hữu quan khắc phục vi phạm trong hoạt động thi hành án Vụkiểm sát thi hành án (Vụ 10) có trách nhiệm tổng hợp kết quả phúc tra, phối hợp vớiCục quản lý thi hành án Bộ tư pháp rà soát những bản án, quyết định về dân sựkhông rõ ràng, còn nhận thức khác nhau; tổng hợp các vi trong việc thi hành án treovà hình phạt cải tạo không giam giữ tại xã, phường, thị trấn để tham mưu cho Lãnhđạo Viện kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm khắc phục vi phạm

Phối hợp với cơ quan thi hành án, cơ quan hữu quan trong việc giải quyết đơn khiếunại, tố cáo gay gắt, bức xúc trong thi hành án Triển khai thực hiện Luật thi hành ándân sự trong ngành Kiểm sát

3 Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ Viện kiểm sát các cấp trong việc tiếpcông dân; đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo giải quyết đơn; tiếp nhận, phân loại và

Trang 12

giải quyết đầy đủ, kịp thời đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; tăng cườngkiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp của các cơ quan tư pháp, đảmbảo thời hạn, thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật;

Vụ khiếu tố (Vụ 7) chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của các cơ quan

tư pháp Trung ương nghiên cứu, xây dựng để trình Lãnh đạo ban hành Quy chế phốihợp trong công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp

III Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ về cải cách tư pháp và đẩy mạnh công tác xây dựng Ngành:

1 Quán triệt nghiêm túc chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp trong ngànhKiểm sát nhân dân, phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện đúng tiến độ, cóhiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp

Tiếp tục hoàn thiện và trình cơ quan Đảng, Nhà nước Đề án tổ chức bộ máy, chứcnăng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong tiến trình cải cách tư pháp Nghiên cứu,hoàn thành bước một và tổ chức lấy ý kiến toàn ngành dự thảo sửa đổi Luật tổ chứcViện kiểm sát nhân dân năm 2002 Trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Pháplệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhândân theo đúng tiến độ

Thực hiện đề tài cấp Nhà nước về sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2003; tổ chức Hộinghị toàn quốc về việc tổng kết 5 năm thực hiện BLTTHS Trên cơ sở nghiên cứuvà tổng kết thực tiễn, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS

Phối hợp với các cơ quan hữu quan đảm bảo các điều kiện cho các Viện kiểm sátcấp huyện để thực hiện tốt thẩm quyền mới Văn phòng chủ trì phối hợp với các đơnvị có liên quan giúp Lãnh đạo Viện KSND tối cao tổng kết 3 năm thực hiện lộ trìnhtăng thẩm quyền cho các Viện kiểm sát cấp huyện

2 Rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn cán bộ, đảngviên của Đảng, tiêu chuẩn cán bộ của ngành Kiểm sát Đảm bảo các yêu cầu về tiêuchuẩn, năng lực phù hợp với nhu cầu công tác đối với các trường hợp tuyển dụng,

Trang 13

bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, nhất là đối với các huyện miền núi, hải đảo, vùng sâu,vùng xa Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ mới vào ngành Những cánbộ còn hạn chế về chuyên môn và năng lực phải được đào tạo lại và bồi dưỡng nângcao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng với nhiệm vụ được giao

Tạo sự chuyển biến sâu sắc trong xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực của ngànhKiểm sát nhân dân.Thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng về công tác quyhoạch, luân chuyển, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ Quy hoạch,kiện toàn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Vụ ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cánbộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh trước và sau năm 2010 Chú trọng đầu tư về mọi mặtcho Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát Hà Nội và Phân hiệu tại thànhphố Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụKiểm sát, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên Việnkiểm sát các cấp, nhất là Viện kiểm sát cấp huyện Tăng cường cử những cán bộ trẻ,có năng lực đi đào tạo về ngoại ngữ, kiến thức luật pháp quốc tế, chuyên môn ởnước ngoài Đề nghị với Đảng, Nhà nước sớm thông qua đề án về tiền lương, chếđộ phụ cấp thâm niên đối với cán bộ, công chức, Kiểm sát viên ngành Kiểm sátnhân dân; chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện Pháp lệnh kiểm sát viênViện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) sau khi được ủy ban Thường vụ Quốc hội thôngqua

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả và thiết thực cuộc vận động “Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, rèn luyện 5 đức tính của người cán bộ Kiểm sátmà Bác Hồ đã dạy; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng,xiết chặt kỷ cương, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, Kiểm sát viên và cán bộtrong ngành Viện kiểm sát các cấp tiếp tục bồi dưỡng, tuyển chọn Kiểm sát viêngiỏi Đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện và xử lýnghiêm minh đối với cán bộ vi phạm pháp luật, quy chế của ngành

3 Tổ chức thành công Hội nghị Viện trưởng Viện kiểm sát và Công tố trưởng cơquan Công tố các nước ASEAN và Trung Quốc tại Việt Nam vào quý IV/2009, coiđây là dịp để tuyên truyền về cải cách tư pháp ở Việt Nam và nâng cao chất lượnghoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân trong các lĩnh vực Tổ chức Hội nghị các

Trang 14

Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Việt Namcó chung đường biên giới trong 6 tháng đầu năm 2009.Tiếp tục làm tốt trách nhiệmtheo qui định của Luật tương trợ tư pháp Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tếcủa Viện kiểm sát nhân dân một cách có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệuquả.Triển khaithực hiện các thoả thuận hợp tác đã ký với cơ quan Công tố, Việnkiểm sát một số nước; nâng cao tính hiệu quả của các dự án quốc tế đang thực hiện;

ký kết và triển khai các dự án mới

4 Thành lập Ban Chỉ đạo và tiến hành tổng kết 50 năm tổ chức và hoạt động củaViện kiểm sát nhân dân, đến cuối năm 2009 hoàn thành cơ bản tổng kết 50 năm tổchức và hoạt động của Ngành Tích cực tham gia cùng các cơ quan hữu quan xâydựng các Bộ luật, Luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật khác được phâncông theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 của Quốc hội khóa XIIvà các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS, BLTTHS, BLDS, BLTTDS

Triển khai nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển báo Bảo vệ pháp luật, Tạpchí Kiểm sát; nâng cao chất lượng hoạt động của Trang tin điện tử (Website) củaViện kiểm sát nhân dân tối cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn công táctuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phản ánh kếtqủa thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành Các Cơ quan báo chí của ngành tậptrung tuyên truyền về tổng kết 50 năm tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm sátnhân dân

5 Tiếp tục rà soát và sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các Quy chế về tổ chức vàhoạt động của các đơn vị; quy định rõ trách nhiệm Viện trưởng, Thủ trưởng đơn vịtrong quản lý công tác, quản lý cán bộ;phân cấp cho Viện trưởng VKS cấp tỉnhtrong công tác quản lý cán bộ và quản lý tài chính trên cơ sở qui định của pháp luậtvà đặc thù tổ chức và hoạt động của ngành Viện kiểm sát cấp trên kiểm tra Việnkiểm sát cấp dưới để kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo khắc phục vướng mắc, khó khăntrong các lĩnh vực công tác

Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao nâng cao chất lượng công táctham mưu trong công tác lãnh đạo, quản lý và chỉ đạo, điều hành; tập trung chủ yếu

Trang 15

cho công tác nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về nghiệp vụ và xây dựngNgành

Viện kiểm sát các cấp thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các Quy chế về thực hànhquyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Quy chế về thông tin, báo cáo,quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Văn phòng phối hợp với CụcThống kê tội phạm tham mưu cho lãnh đạo Viện KSNDTC tổ chức tập huấn toànngành về nâng cao chất lượng công tác thông tin, báo cáo, công tác thống kê;

Triển khai thực hiện hệ thống biểu mẫu thống kê nghiệp vụ của ngành mới banhành; Cục thống kê tội phạm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giúp Lãnhđạo liên ngành sơ kết 3 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT ngày01/7/2005 về thống kê hình sự, thống kê tội phạm liên ngành Đẩy mạnh việc ứngdụng các phần mềm quản lý án hình sự, đơn khiếu nại, tố cáo và quản lý các hoạtđộng khác; tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo cánbộ để ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin phục vụ công tác của Viện kiểm sátcác cấp Triển khai nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển công nghệ thông tintrong ngành Kiểm sát nhân dân đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

6 Đổi mới và thực hiện nghiêm túc quy định của Nhà nước, của Viện kiểm sát nhândân tối cao về phân bổ và quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách Nhà nước phục vụcông tác của Ngành, đảm bảo chi tiêu đúng chính sách, chế độ, hiệu quả, tiết kiệm,chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Tập trung nguồn vốn đầu tư xây dựng có trọng tâm, trọng điểm Các công trình xâydựng mới, cải tạo của Viện kiểm sát các cấp phải thực hiện đúng trình tự, thủ tụctheo qui định của Nhà nước; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát đảm bảokhông xảy ra tiêu cực, lãng phí

*

* *

Trang 16

Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ vào Chỉ thị để xây dựngChương trình công tác và hướng dẫn Viện kiểm sát địa phương thực hiện; Việnkiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện kiểm sát quân sự Trungương xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai công tác năm 2009 ở địa phương,đơn vị

Chương trình, Kế hoạch công tác năm của các đơn vị gửi về Văn phòng Viện kiểmsát nhân dân tối cao trước ngày 10/2/2009 Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhândân tối cao có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra thực hiện Chỉ thị này./

Nơi nhận:

- Đ/c Chủ tịch nước (để b/c);

- Đ/c Chủ tịch Quốc hội (để báo cáo);

- Văn phòng Tổng Bí thư (để b/c);

- Văn phòng Chủ tịch nước (để b/c),

- Văn phòng Trung ương Đảng (để b/c);

- Văn phòng Quốc hội (để b/c);

- Uỷ ban kiểm tra TW (để b/c);

- Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội (để b/c);

- Ban Tổ chức TW (để b/c);

- Thường trực UBTƯMTTQ VN;

- Bộ Nội vụ;

- Bộ Quốc phòng;

- Các đ/c Lãnh đạo Viện;

- Các đơn vị trực thuộc VKSNDTC;

- Các VKS tỉnh, thành phố;

Trang 17

Văn bản chỉ thị:

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN

HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Trong những năm qua, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tốicao đã xây dựng và triển khai chương trình hành động đến năm 2010, làm tốt chứcnăng tham mưu cho Lãnh đạo Viện tổ chức các hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ trongngành Kiểm sát nhân dân; tích cực phối hợp với các đoàn thể và đơn vị trong cơquan triển khai, thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác Đội ngũ nữcán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân không ngừng nâng cao nhậnthức, trình độ về mọi mặt, phấn đấu vươn lên, có những đóng góp thiết thực trongcông tác của cơ quan, xã hội và gia đình Công tác phụ nữ của Viện kiểm sát nhândân các cấp đã góp phần tích cực trong việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn,đồng thời bảo đảm sự bình đẳng giới ở cơ quan, đơn vị

Ngày 27/4/ 2007, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hànhNghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và đã xác định mục tiêu: "Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữđược nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế…, được cảithiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơncông việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn cho xã hội

Trang 18

và gia đình; phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳnggiới và tiến bộ nhất của khu vực".

Để triển khai, thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Luật bìnhđẳng giới, đồng thời tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác phụ nữ của ngànhKiểm sát nhân dân với mục tiêu: Nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của phụnữ; tạo mọi điều kiện cần thiết để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và pháthuy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu:

1 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với cáccấp ủy Đảng và các đoàn thể để phổ biến, quán triệt quan điểm, chủ trương, chínhsách của Đảng, Nhà nước về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chứcvề bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, tạo sự chuyển biến mới trong hoạt độngvì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Kiểm sát nhân dân

2 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộcViện kiểm sát nhân dân tối cao thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ nữ, coiđó là một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộcủa đơn vị mình; chăm lo xây dựng kiện toàn quy hoạch cán bộ, trong đó thật sựchú trọng, quan tâm xây dựng cán bộ nữ; tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ nữ trongNgành không ngừng phấn đấu vươn lên, đóng góp, cống hiến ngày càng nhiều hơncho sự nghiệp cách mạng của Đảng

3 Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và các đơn vị có liênquan tham mưu cho lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng quy hoạchcán bộ nữ, phấn đấu đến năm 2020 đạt tỉ lệ 30% cán bộ nữ giữ chức danh Lãnh đạoquản lý của Viện kiểm sát các cấp; tăng cường tỉ lệ nữ trong hoạt động nghiệp vụ vàgiữ các chức danh pháp lý Tham gia xây dựng, kiểm tra việc thực hiện chế độchính sách có liên quan trực tiếp đến lao động nữ trong ngành Kiểm sát nhân dân

Trang 19

4 Ban vì sự tiến bộ phụ nữ phối hợp với các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhândân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cácđoàn thể thuộc ngành Kiểm sát nhân dân nghiên cứu, triển khai thực hiện Chỉ thị số10/2007/CT-TTg ngày 03/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thihành Luật bình đẳng giới; nghiên cứu đặc thù giới về nghề nghiệp cán bộ, côngchức, viên chức trong Ngành kiểm sát nhân dân.

5 Vụ Kế hoạch - Tài chính phối hợp với Ban vì sự tiến bộ phụ nữ cơ quan Việnkiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm hướng dẫn việc sử dụng kinh phí cho hoạtđộng công tác phụ nữ để triển khai thực hiện Nghị quyết số11-NQ/TW và công tácphụ nữ của ngành Kiểm sát nhân dân theo hướng dẫn của Bộ Tài chính

6 Hội đồng Thi đua - khen thưởng của ngành Kiểm sát nhân dân phối hợp với Banvì sự tiến bộ phụ nữ cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức các hoạt độngthi đua và hướng dẫn việc bình xét thi đua khen thưởng hàng năm về công tác phụnữ trong ngành Kiểm sát nhân dân

7 Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí kiểm sát, Trang tin điện tử (Website) Viện kiểm sátnhân dân tối cao thường xuyên phản ánh trên công luận về hoạt động công tác phụnữ trong ngành Kiểm sát nhân dân; tuyên truyền những gương phụ nữ điển hình,người tốt, việc tốt trong lao động, học tập, công tác

8 Nữ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân tiếp tục pháthuy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, nêu cao tinh thần trách nhiệm,không ngừng phấn đấu vươn lên trên mọi lĩnh vực, hoàn thành tốt nhiệm vụ đuợcgiao; tích cực tham gia các hoạt động của xã hội, đoàn thể và địa phương nơi cư trú

9 Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Ban vì sự tiến bộ phụ nữ cơ quan Việnkiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, báo cáo kết quảthực hiện Chỉ thị này; đồng thời đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tácphụ nữ trong ngành Kiểm sát nhân dân và hoạt động của Ban nữ công Công đoàncác cấp

Trang 20

Trần Quốc Vượng

3.3.3 Văn bản thông tư:

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI

CAO BỘ LAO ĐỘNG

-THƯƠNG BINH VÀ XÃ

HỘI - VIỆN KIỂM SÁT

NHÂN DÂN TỐI CAO

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2010

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONGQUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH CHONGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG TẠI

TÒA ÁN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Trang 21

Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tòa án nhân dân, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn như sau:

Chương I.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Điều 1 Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong quátrình giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ởnước ngoài theo hợp động (sau đây viết tắt là hợp đồng bảo lãnh) giữa doanhnghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với ngườibảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Điều 2 Tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh

Tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 11-7-2007 của Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội, Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung hợp đồng bảolãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nướcngoài theo hợp đồng là một loại tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết củaToà án nhân dân quy định tại khoản 3 Điều 25 của Bộ luật tố tụng dân sự

Điều 3 Áp dụng pháp luật

1 Nếu hợp đồng bảo lãnh được xác lập trước ngày 01-01-2006 (ngày Bộ luật dân sựnăm 2005 có hiệu lực) mà phát sinh tranh chấp thì áp dụng Nghị quyết số

Ngày đăng: 01/08/2017, 10:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w