1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non ở một số trường thành phố sơn la

71 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM THƠ CHO TRẺ MẦM NON Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ SƠN LA Nhóm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM THƠ CHO TRẺ

MẦM NON Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON

THÀNH PHỐ SƠN LA

Nhóm ngành: Khoa học giáo dục

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM THƠ CHO TRẺ

MẦM NON Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON

THÀNH PHỐ SƠN LA

Nhóm ngành: Khoa học giáo dục

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Oanh Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh

Hoàng Thị Thu Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Thái

Lớp: K55 ĐHGD Mầm non A - Khoa: Tiểu học - Mầm non

Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Giáo dục Mầm non

Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Đỗ Thị Oanh

Người hướng dẫn: ThS Điêu Thị Tú Uyên

Sơn La, năm 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Chúng em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Điêu Thị Tú Uyên, người đã trực

tiếp hướng dẫn chúng em thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này

Chúng em xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo Khoa Tiểu

học - Mầm non, phòng QLKH và QHQT, Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại

học Tây Bắc

Chúng em xin cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo, các cháu mẫu giáo từ 3-6

tuổi Trường Mầm non Hoa Phượng, Trường Mầm non Quyết Thắng, Trường Mầm

non Chiềng Lề, thành phố Sơn La đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành đề tài

nghiên cứu này

Sơn La, tháng 5 năm 2017

Nhóm tác giả:

Đỗ Thị Oanh Nông Thị Xưởng

Cà Thị Thanh Hoàng Thị Thu

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Giả thuyết khoa học 5

8 Đóng góp của đề tài 6

9 Cấu trúc đề tài 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 7

1.1 Cơ sở lí luận 7

1.1.1 Vai trò của văn học thiếu nhi đối với việc giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non 7

1.1.2 Đặc điểm tiếp nhận tác phẩm văn học ở trẻ mầm non 8

1.1.3 Vai trò của hoạt động đọc diễn cảm tác phẩm văn học đối với giáo dục trẻ mầm non 9

1.2 Cơ sở thực tiễn 11

1.2.1 Nội dung điều tra thực trạng rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ 11

1.2.2 Kết quả điều tra thực trạng rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ 11

1.2.3 Đánh giá về thuận lợi và khó khăn trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non 15

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 17

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM THƠ CHO TRẺ MẦM NON 18

2.1 Giáo viên đọc diễn cảm mẫu và hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm 18

2.1.1 Đọc mẫu và hướng dẫn trẻ đọc đúng giọng điệu, ngữ điệu 18

2.1.2 Đọc diễn cảm kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ 25

2.2 Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ thông qua hoạt động học tập 32

2.3 Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ thông qua hoạt động ngoại khóa 37

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 41

Trang 5

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 42

3.1 Những vấn đề chung 42

3.1.1 Mục đích thực nghiệm 42

3.1.2 Thời gian, đối tượng, địa điểm thực nghiệm 42

3.1.3 Điều kiện và tiêu chí thực nghiệm 42

3.1.4 Nội dung thực nghiệm 43

3.2 Kết quả thực nghiệm 45

3.2.1 Kết quả thực nghiệm trong giờ học 45

3.2.2 Kết quả thực nghiệm trong hoạt động ngoại khóa 47

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 48

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 49

1 Kết luận 49

2 Khuyến nghị 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC

Trang 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Khoa Tiểu học – Mầm non

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non ở một

số trường mầm non thành phố Sơn La

- Sinh viên thực hiện:

1) Đỗ Thị Oanh

2) Cà Thị Thanh

3) Hoàng Thị Thu

4) Nông Thị Xưởng

- Lớp: K55 ĐHGD Mầm non A Khoa: Tiểu học – Mầm non

Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: ThS Điêu Thị Tú Uyên

2 Mục tiêu đề tài:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài

- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng của việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

- Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non

ở một số trường mầm non tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

3 Tính mới và sáng tạo: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn chúng tôi

đã đề xuất một số biện pháp mới rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đọc diễn cảm thơ

4 Kết quả nghiên cứu: Từ nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn chúng tôi đã

đề xuất ba biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ, đó là:

- Cô đọc diễn cảm mẫu và hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ thông qua hoạt động học tập

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ thông qua các hoạt động ngoại khóa

Trang 7

Để khẳng định hiệu quả của biện pháp trên, chúng tôi đã tiến hành thực

nghiệm sư phạm Kết quả thu được đã thể hiện tính khả quan của đề tài

5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non, Khoa Tiểu học – Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc, Trường Mầm non Hoa Phượng, Trường Mầm non Chiềng Lề, Trường Mầm non Quyết Thắng, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):

Ngày tháng năm 2017 Sinh viên chịu trách nhiệm chính (Ký và ghi rõ họ, tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày tháng năm 2017

Xác nhận của Khoa Người hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ, tên)

Trang 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Khoa: Tiểu học – Mầm non

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Họ và tên: Đỗ Thị Oanh

Sinh ngày: 12 tháng 12 năm 1996

Nơi sinh: Yên Lợi – Ý Yên – Nam Định

Lớp: K55 Đại học Giáo dục Mầm non A Khóa: 2014 - 2018

Khoa: Tiểu học – Mầm non

Địa chỉ liên hệ: KTX 8, Trường Đại học Tây Bắc

Điện thoại: 01683695828 Email: oanhk55mamnon@gmail.com

II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Trong những năm gần đây, đổi mới chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ

mầm non nằm trong xu hướng chung của đổi mới giáo dục và đào tạo Mục tiêu quan trọng nhất trong đổi mới chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non là hướng đến việc phát triển tiềm năng và năng lực tối đa ở trẻ; nhấn mạnh vào việc hình thành những giá trị,

kỹ năng sống cần thiết cho bản thân, phù hợp với yêu cầu của gia đình, cộng đồng, địa phương, chuẩn bị tốt cho trẻ vào tiểu học; bổ sung một số giá trị cần thiết đáp ứng những yêu cầu của thời kì mới: tự tin, sáng tạo, linh hoạt, chia sẻ, nhân ái… Trong xu thế đó, khi chăm sóc – giáo dục, rèn luyện kĩ năng học tập, vui chơi cho trẻ mầm non, người giáo viên mầm non cần đảm bảo tính tích hợp, lồng ghép giữa nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục toàn diện; chú trọng cho trẻ làm quen với tiếng Việt ở lớp mẫu giáo, quan tâm phát triển ngôn ngữ cho trẻ Đây những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục mầm non, các nhà giáo trong thực tiễn đổi mới chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non

1.2 Văn học là một loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ Văn học có vai

trò to lớn trong việc nuôi dưỡng đời sống tinh thần của con người Trong giáo dục trẻ mầm non, văn học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Xuất hiện một cách hệ thống, xuyên suốt chương trình giáo dục mầm non hiện nay, các tác phẩm văn học đã thể hiện vai trò quan trọng của

nó trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non trên tất cả các lĩnh vực: phát triển nhận thức, phát triển tình cảm xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ và phát triển thể chất Đặc biệt, trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội và phát triển thẩm mỹ, văn học có tác dụng then chốt để nâng cao trình độ ngôn ngữ cho trẻ; hình thành những tình cảm xã hội đúng đắn, phong phú, sâu sắc; hình thành thị hiếu thẩm mỹ tốt, kích thích khả năng sáng tạo thẩm mỹ ở trẻ Văn học như một người bạn đồng hành cùng trẻ thơ Hoạt động chủ yếu nhằm giúp trẻ mầm non tiếp xúc với tác phẩm văn học là đọc, kể diễn cảm Hoạt động này được giáo viên thực hiện mẫu, từ đó hướng dẫn trẻ thực hiện Nó được coi là hoạt động chủ đạo để giáo viên giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học Từ đó, giáo viên thông qua thế giới nghệ thuật của tác phẩm cung cấp nhận thức cho trẻ, hình thành ở trẻ tình cảm xã hội, thị

Trang 10

1.3 Trong việc tổ chức hoạt động học tập cho trẻ ở trường mầm non, việc đọc

diễn cảm thơ và rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non ngày càng được quan tâm Để đáp ứng được yêu cầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ và rèn cho trẻ có sự linh hoạt, sáng tạo trong tiếp nhận văn học cũng như sử dụng ngôn ngữ, các nhà trường mầm non đã chỉ đạo giáo viên tăng cường các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ Tuy nhiên, trên thực tế, việc vận dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ trong nhiều trường mầm non vẫn chưa được tiến hành đồng bộ, phù hợp với các đối tượng trẻ khác nhau Việc rèn kĩ năng này chủ yếu vẫn tập trung vào đối tượng trẻ có năng lực cảm nhận mức độ khá trở lên, ở các trường điểm có điều kiện cơ sở vật chất và điều kiện giáo dục vượt trội Qua khảo sát thực tế tại một số trường mầm non tại thành phố Sơn La, nhóm tác giả đề tài nhận thấy thực tế này phần nào tạo ra tình trạng trẻ mầm non ở một số trường mầm non (ở khu vực ngoại vi thành phố) hoặc trẻ mầm non nhận thức ở mức độ trung bình, yếu (ở cả trường trung tâm và trường ngoại vi thành phố) chưa thuần thục trong việc đọc diễn cảm thơ, gây ảnh hưởng đến chất lượng tiếp nhận tác phẩm thơ và phát triển ngôn ngữ của trẻ

Xuất phát từ những vấn đề mà lí luận và thực tiễn đặt ra, cần thiết phải nghiên cứu,

đề xuất hướng giải quyết để có sự tăng cường các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn

cảm thơ cho trẻ, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn

cảm thơ cho trẻ mầm non ở một số trường mầm non thành phố Sơn La

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong quá trình sưu tầm và khảo sát các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài, chúng tôi tổng hợp được các công trình có bàn bạc đến những cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau:

2.1 Về giáo trình, tài liệu

Cuốn Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học một số vấn đề lý luận và thực tiễn

của Hà Nguyễn Kim Giang (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006) cũng đã nêu ra những kết quả nghiên cứu cơ bản của các nhà khoa học có tên tuổi trên thế giới như: P.M Iacôp sơn, E.I Trikhiêva, A.V Zapôrôze… về khả năng, năng lực tiếp nhận văn học của trẻ mầm non: trẻ mầm non hoàn toàn có thể hiểu (ở mức độ của trẻ) nội dung,

tư tưởng tác phẩm văn học, có thể phân biệt được hình ảnh nghệ thuật với hiện thực, chỉ ra và nhận xét được những phương tiện biểu đạt hình tượng, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật, có khả năng nắm bắt được cơ bản cách xây dựng cốt truyện, cấu trúc

Trang 11

và mối quan hệ giữa các nhân vật Từ đó, tác giả Hà Nguyễn Kim Giang đã nêu các đặc điểm tiếp nhận văn học của trẻ mầm non, định hướng cho giáo viên mầm non những biện pháp cơ bản giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học một cách hiệu quả nhất

Cuốn Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non của tác giả Lã Thị

Bắc Lý (Nxb Đại học Sư phạm, 2008) tập trung phân tích vai trò quan trọng của văn học đối với việc giáo dục trẻ một cách toàn diện Theo đó, các tác phẩm thơ, truyện tham gia tích cực vào phát triển các lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ và phát triển thể chất cho trẻ Như vậy, việc cho trẻ tiếp xúc với thơ, truyện là việc làm cần thiết và có ý nghĩa

Cuốn Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học của Nguyễn Thị Tuyết

Nhung, Phạm Thị Việt (Nxb Giáo Dục Việt Nam, 2009) cũng đã đề cập và giải quyết các vấn đề cơ bản sau: cơ sở lí luận của việc tiếp nhận văn học của trẻ mầm non; các phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Đặc biệt, trong giáo trình này, tác giả đã nêu

cụ thể phương pháp đọc, kể diễn cảm như là một phương pháp trọng yếu

Cuốn Phương pháp đọc diễn cảm của Hà Nguyễn Kim Giang (Nxb Đại học Sư

phạm, 2010) đặt ra và giải quyết các vấn đề cơ bản: tầm quan trọng của hoạt động đọc diễn cảm thơ; phương pháp đọc diễn cảm thơ; một số số thủ thuật đọc diễn cảm thơ

2.2 Đề tài nghiên cứu khoa học, khóa luận

Các tác giả Nguyễn Thị Kim Anh với khóa luận Nâng cao chất lượng hoạt động

cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học lứa tuổi 5-6 tuổi (2008); Nguyễn Thị Phúc với

khóa luận Tìm hiểu khả năng hiểu, nhớ truyện của trẻ mẫu giáo (2009) cũng tập trung

nghiên cứu và làm rõ các vấn đề nâng cao chất lượng tiếp nhận văn học của trẻ mầm non thông qua việc tổ chức hoạt động đọc, kể diễn cẩm tác phẩm văn học

Các tác giả Lò Thị Hoàng với đề tài nghiên cứu khoa học Biện pháp cho trẻ mẫu

giáo (3 – 4 tuổi) tiếp xúc với thơ và truyện qua đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học

(2014); Phạm Thu Thảo với đề tài nghiên cứu khoa học Biện pháp phát triển ngôn ngữ

cho trẻ mầm non ở Trường Mầm non Họa Mi – Mường Giàng – Quỳnh Nhai – Sơn La qua ca dao, đồng dao đã đề cập và giải quyết một số vấn đề cơ bản về lí luận và thực

tiễn của hoạt động đọc diễn cảm thơ ở trường mầm non; đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng tiếp nhận văn học, chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua

hoạt động đọc diễn cảm thơ

Trang 12

Từ việc khảo sát các nguồn tài liệu trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: Các giáo trình đã đặt ra và giải quyết các vấn đề trọng yếu: vai trò của văn học trong việc giáo dục trẻ mầm non; đặc điểm tiếp nhận văn học có những nét đặc thù của trẻ mầm non; phương pháp cho trẻ làm quen, tiếp nhận văn học; phương pháp đọc diễn cảm thơ Đây là những vấn đề có tính chất lí luận làm nền tảng cho việc nghiên cứu sâu hơn vào hoạt động đọc diễn cảm thơ của trẻ mầm non

Các đề tài nghiên cứu khoa học, khóa luận tập trung đặt ra và giải quyết vấn đề vận dụng lí luận vào thực tiễn, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường nâng cao chất lượng tiếp nhận văn học và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Đây là những vấn đề có tính chất thực tiễn, nêu ra những gợi ý cụ thể cho việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ

Tuy nhiên, các nguồn tài liệu trên đều chưa nghiên cứu sâu, trực tiếp vào việc thông qua khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non tại những địa bàn cụ thể, từ đó đề xuất những biện pháp có tính linh hoạt, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm thơ của trẻ Đây là một khoảng trống, gợi cho nhóm tác giả đề tài hướng nghiên cứu và giải quyết một vấn đề của thực tiễn: đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non ở một địa bàn cụ thể Các tài liệu trên sẽ là căn cứ khoa học để các tác giả đề tài nghiên cứu vấn đề đã lựa chọn

3 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ

mầm non tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Sơn La

- Đề xuất những biện pháp rèn luyện rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến việc rèn kĩ đọc diễn

cảm thơ cho trẻ mầm non

- Nghiên cứu thực trạng rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ tại một trường mầm non cụ thể trên địa bàn thành phố Sơn La

- Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non nhằm nâng cao chất lượng tiếp nhận văn học và phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để nêu kết luận về tính khả thi của đề tài

Trang 13

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện thời gian, nhóm đề tài chỉ tập trung khảo sát thực trạng tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Sơn La với tiêu chí: trường trung tâm thành phố (Trường mầm non Quyết Thắng, Trường Mầm non Chiềng Lề), trường ngoại vi thành phố (Trường mầm non Hoa Phượng) Sự lựa chọn trên nhằm đảm bảo có thể khảo sát tương đối đồng đều các đối tượng trẻ Đối tượng trẻ ở trung tâm thành phố, chủ yếu dân tộc Kinh; đối tượng trẻ ở ngoại vi thành phố, chủ yếu là trẻ người dân tộc thiểu số

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp quan sát, điều tra

Dự giờ giáo viên, phỏng vấn giáo viên và trẻ mầm non nhằm điều tra thực trạng rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

6.2 Phương pháp thống kê

Thống kê kết quả khảo sát thực trạng và kết quả thực nghiệm sư phạm để đưa ra kết luận về tính khả thi của đề tài

6.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phân tích cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài; đề xuất và phân tích nội

dung các biện pháp cụ thể về rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ

- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về lí luận và thực tiễn, kết quả thực nghiệm

sư phạm

6.4 Phương pháp thực nghiệm

Vận dụng các biện pháp đã đề xuất vào dạy thực nghiệm tại trường mầm non để kiểm định tính khả thi của đề tài

7 Giả thuyết khoa học

Trong những năm vừa qua ta ̣i một số trường mầm non tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn

La, giáo viên đã sử du ̣ng mô ̣t số biê ̣n pháp để nâng cao chất lượng đo ̣c diễn cảm thơ cho trẻ Tuy nhiên, sự vận dụng biện pháp chưa đồng bộ, chưa thường xuyên và chưa phù hợp với

Trang 14

xuyên và chú trọng tới tính phù hợp với từng đối tượng trẻ các biện pháp đề xuất trong đề tài, chất lượng của hoạt động đọc diễn cảm thơ tại các trường mầm non ở thành phố Sơn La

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 15

Có thể nói, văn học có khả năng to lớn không gì thay thế được trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non Trẻ mầm non bắt đầu tiếp xúc với văn học và âm nhạc sớm hơn bất cứ bộ môn khoa học nào Chính các sáng tác văn học là nền tảng ban đầu, quan trọng và vững chắc cho trẻ bước vào khám phá cuộc sống và rèn luyện trí tuệ, nhân cách, tâm hồn Vì thế, việc cho trẻ mầm non tiếp xúc, làm quen với tác phẩm văn học từ lâu đã được đặt ra như một nội dung, một phương tiện vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ

Văn học có vai trò trong giáo dục trí tuệ cho trẻ (tham gia phát triển nhận thức) Các sáng tác văn học mở ra thế giới phong phú, kỳ diệu xung quanh, giúp mở rộng nhận thức của trẻ về cuộc sống: từ môi trường tự nhiên đến môi trường xã hội, môi trường gia đình, và khác với những khái niệm khoa học khô khan, khó hiểu, thế giới hình tượng trong tác phẩm văn học khiến cho thế giới ấy sinh động, dễ hiểu, khơi gợi được trí tưởng tượng bay bổng, bồi dưỡng năng lực tưởng tượng phong phú cho trẻ về cuộc sống xung quanh Trong mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ mầm non không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các tác phẩm văn học Văn học góp phần giáo dục lòng nhân ái cho trẻ (phát triển tình cảm xã hội) Văn học mang lại cho trẻ thơ cái thiện, cái đẹp, cái cao quý Bằng quá trình tác động lâu dài và bền bỉ, những giá trị nhân văn của tác phẩm văn học đã tạo nên sức mạnh, ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Từ giáo dục tình yêu đối với thế giới xung

Trang 16

giáo dục trẻ mầm non bằng văn học là hình thức giáo dục tự nhiên, đạt hiệu quả hết sức thiết thực Văn học còn có tác dụng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ (phát triển thẩm mỹ) Các tác phẩm văn học cũng góp phần giáo dục trẻ nhận thức về cái đẹp và nuôi dưỡng lòng yêu cái đẹp, năng lực sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống Thế giới tươi đẹp trong các trang thơ, truyện sẽ bồi dưỡng cho trẻ một cách cảm nhận tinh tế về cái đẹp trong cuộc sống Đồng thời, văn học có tác dụng quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mỗi bài thơ, câu truyện được nghe đều là một kho ngôn ngữ vô cùng phong phú và hữu ích cho trẻ

Trước hết, nó tăng cường vốn từ, khả năng nắm bắt, hiểu biết cấu trúc và nghĩa của từ cũng như khả năng lựa chọn, sử dụng từ trong các ngữ cảnh khác nhau khi giao tiếp; giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, nâng cao khả năng biểu đạt; làm cho trẻ trở nên linh động, sáng tạo trong dùng ngôn ngữ Nhiều tác phẩm văn học khi được sử dụng trong các hoạt động vui chơi của trẻ còn có tác dụng trong việc phát triển thể chất cho trẻ Nhất là các bài đồng dao Với đặc trưng gắn liền với các trò chơi dân gian, các bài đồng dao có nhịp điệu nhịp nhàng, giọng điệu khoẻ khoắn, sôi nổi, vui tươi thường tạo cho trẻ hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi, tăng cường sức khoẻ cũng như sự nhanh nhẹn, hoạt bát

1.1.2 Đặc điểm tiếp nhận tác phẩm văn học ở trẻ mầm non

1.1.2.1 Tiếp nhận văn học gián tiếp

Ở lứa tuổi mầm non, trẻ chưa biết đọc mà mới chỉ dừng lại ở việc nhận biết chữ cái và tập ghép chữ thành tiếng nên việc cảm thụ tác phẩm văn học chủ yếu qua khâu trung gian là cô giáo Với tư cách là người đọc trực tiếp rồi đọc, kể lại cho trẻ nghe, cô giáo là người giúp trẻ tiếp cận với tác phẩm, hiểu nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, có những ấn tượng sâu đậm về thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học

1.1.2.2 Cảm nhận văn học mang đậm màu sắc xúc cảm

Tuổi mẫu giáo là thời kỳ nhạy cảm với những cái đẹp Có thể coi đây là thời kỳ phát triển đầy mới mẻ và mạnh mẽ của những xúc cảm thẩm mỹ đối với thế giới xung quanh Khác với người lớn, sự tiếp nhận văn học vừa mang tính cảm xúc vừa chịu sự chi phối của lí tính, trẻ em tiếp nhận văn học hoàn toàn cảm tính Khi nghe cô giáo đọc thơ hay kể chuyện trẻ tập trung cao độ vào giọng đọc, kể cũng như cử chỉ, nét mặt, cảm xúc của cô giáo rồi dần biến thành cảm xúc của mình Trẻ thích thú với những câu chuyện vui, xúc động với những câu chuyện buồn Trẻ cũng nhăn mặt khi nghe kể về những nhân vật

Trang 17

độc ác, mỉm cười khi nghe kể về những nhân vật ngốc nghếch, có những hành động hài hước; có khi trầm tư suy

nghĩ, lo âu, hồi hộp muốn biết tình huống tiếp theo xảy ra như thế nào

1.1.2.3 Tiếp nhận văn học ít bị ràng buộc bởi lý trí và kinh nghiệm mà chứa đựng khả năng tưởng tượng mạnh mẽ

Đối với trẻ em, những gì làm xúc động mạnh mẽ là phương tiện duy nhất để làm cho trí tưởng tượng và tính nhạy cảm phải hoạt động Giàu tưởng tượng là thuộc tính của trí tuệ, gắn liền với năng lực hiểu biết của trẻ Trong quá trình quan sát trẻ hấp thụ những ấn tượng từ thực tại, cải biến chúng và tạo ra một cách hiểu, cách cảm thụ đầy đủ và sâu sắc hơn trong nhận thức của mình Trí tưởng tượng được trẻ vận dụng trong tiếp nhận văn học là để đi sâu, mở rộng và thanh lọc đời sống cảm xúc của mình, nhận ra cái mới trong mối quan hệ tưởng như khó gắn kết lại Qua đó làm nảy sinh khát vọng và khả năng sáng tạo của trẻ khi tiếp xúc tác phẩm văn học

1.1.2.4 Cảm nhận văn học ngây thơ và triệt để

Tiếp nhận ngây thơ đối với tác phẩm văn học vì trẻ còn rất ít vốn kiến thức khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn Nên những gì được nói đến trong trang sách đều được trẻ tin tưởng tuyệt đối Trẻ cũng tiếp nhận triệt để tác phẩm văn học vì trong chương trình giáo dục mầm non văn học và âm nhạc là những bộ môn được đưa vào sớm nhất để giáo dục trẻ Nên lượng tri thức có trong các tác phẩm văn học được lựa chọn giới thiệu cho trẻ được trẻ tiếp nhận một cách triệt để nhằm hình thành và phát triển trí tuệ, tâm hồn, tình cảm

1.1.3 Vai trò của hoạt động đọc diễn cảm tác phẩm văn học đối với giáo dục trẻ mầm non

1.1.3.1 Khái niệm đọc diễn cảm tác phẩm văn học

Đọc diễn cảm tác phẩm văn học là dùng âm thanh giọng đọc với tất cả mọi sắc thái kết hợp với các phương tiện hỗ trợ biểu cảm để tái hiện tác phẩm nghệ thuật ngôn

từ thành một bức tranh âm thanh sinh động và sáng tạo nhất Về bản chất, việc đọc diễn cảm tác phẩm văn học chính là việc hoá thân vào thế giới tác phẩm, nhập vai các nhân vật trong tác phẩm để tái hiện lại nó như đang diễn ra thật trước mắt và bằng tình cảm, cảm xúc của mình khi thể hiện tác phẩm để thu hút người nghe tham gia vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm đó Như vậy, việc đọc diễn cảm tác phẩm văn học không

Trang 18

chỉ tác động đến khả năng nghe mà còn tác động đến rất nhiều khả năng khác của trẻ như hiểu biết, cảm nhận, hứng thú, say mê, tưởng tượng, sáng tạo

Để thực hiện tốt hoạt động đọc diễn cảm tác phẩm văn học, người đọc (cả giáo viên và trẻ mầm non) cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản: có chất giọng tốt, có

kỹ thuật đọc diễn cảm, có kĩ năng thành thạo trong việc đọc nghệ thuật tác phẩm thơ;

có tâm hồn nhạy cảm với văn chương, với cái đẹp

1.1.3.2 Vai trò của đọc diễn cảm thơ trong chương trình giáo dục mầm non

Văn học có tác dụng to lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ ở lứa tuổi mầm non nên việc cho trẻ tiếp xúc, làm quen với các tác phẩm văn học là thực sự cần thiết và có ý nghĩa quan trọng Tuy nhiên, do trẻ ở lứa tuổi này chưa tự mình tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm văn học (trẻ chưa biết chữ), chưa tự hiểu đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nên chưa thể gọi là dạy văn cho trẻ mà

chỉ dùng khái niệm cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (mức độ tiếp xúc ban đầu

nhất) Nên thực chất của việc tiếp xúc này là giáo viên dùng giọng đọc diễn cảm của mình để đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, giảng giải bằng nhiều cách giúp trẻ hiểu được nội dung và hình thức của tác phẩm Trên cơ sở đó, giáo viên dạy trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ, rèn luyện cho trẻ kĩ năng đọc diễn cảm tác phẩm thơ Đây là mục tiêu, nhiệm vụ có vai trò đặc biệt quan trọng và chiếm một vị trí đáng kể trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay

Mục tiêu chính của việc đọc và dạy trẻ đọc diễn cảm thơ là: thông qua hoạt động đọc diễn cảm thơ để khơi gợi sự hứng thú của trẻ khi nghe thơ, gây được hiệu quả tối ưu khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học; dạy trẻ cảm nhận nhịp điệu của thơ ca, biết thể hiện lại ngữ điệu, giọng điệu của bài thơ hoặc các nhân vật xuất hiện trong bài thơ; dạy trẻ hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ, ghi nhớ nội dung bài thơ qua việc đọc diễn cảm; khơi dậy ở trẻ mong muốn được nghe đọc các bài thơ (đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn còn là khơi gợi ở trẻ sự hiểu biết, đồng cảm với các nhân vật trong tác phẩm để hướng thiện) và biết đọc diễn cảm các tác phẩm thơ, truyện cho người khác nghe

Những vấn đề trên là cơ sở lí luận làm tiền đề cho tác giả đề tài nghiên cứu và

đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non

Trang 19

- Thuận lợi, khó khăn trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non ở thành phố Sơn La

- Thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non ở thành phố Sơn La

1.2.1.4 Phương pháp điều tra

- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (đối với giáo viên)

- Dự giờ, quan sát, trao đổi (đối với giáo viên); trò chuyện (đối với trẻ mầm non)

1.2.2 Kết quả điều tra thực trạng rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ

1.2.2.1 Quan điểm của giáo viên về việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non

Chúng tôi tổ chức trưng cầu ý kiến của 10 giáo viên (dạy ở các khối lớp từ mẫu giáo bé đến mẫu giáo lớn) đang công tác tại một số Trường mầm non trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La thông qua hệ thống câu hỏi và thu được kết quả như sau:

Trang 20

Câu 1: Theo cô, việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non có vai trò

như thế nào trong giáo dục trẻ mầm non?

Kết quả trên cho thấy phần lớn GV nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn

kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non

Câu 2: Cô có thường xuyên sử dụng các biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ

trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ mầm non hay không?

A Rất thường xuyên

B Thường xuyên

C Không thường xuyên

D Không bao giờ

Qua khảo sát chúng tôi có kết quả lựa chọn của giáo viên đối với các phương án trả lời như sau:

Câu 3: Cô đã dùng những biện pháp nào trong quá trình rèn kĩ năng đọc diễn

cảm thơ cho trẻ mầm non? Các biện pháp đó dùng trong trường hợp nào? Khi sử dụng

có phân loại đối tượng trẻ để đảm bảo sự thích hợp không?

Kết quả: Biện pháp cơ bản mà giáo viên được hỏi lựa chọn sử dụng trong quá trình rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ như sau là: cô đọc mẫu và hướng dẫn đọc theo cô Biện pháp này sử dụng trong hoạt động học tập Khi sử dụng biện pháp

Trang 21

này gió viên thường sử dụng chung cho cả lớp, chưa phân loại đối tượng trẻ để vận đụng ở mức độ khác nhau

Câu 4: Trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cô hướng dẫn trẻ đọc

diễn cảm thơ có tạo hứng thú cho trẻ không?

1.2.2.2 Sự quan tâm và hứng thú của trẻ mầm non đối với việc đọc diễn cảm thơ

Ngoài việc trưng cầu ý kiến của các giáo viên mầm non tại một số trường mầm non tại thành phố Sơn La thông qua phiếu, tác giả đề tài còn thực hiện khảo sát đối với trẻ mầm non (số lượng: 90 trẻ/ 3 trường, ở các khối lớp, từ mẫu giáo bé đến mẫu giáo lớn) thông qua hình thức trò chuyện

a Đối với trẻ thuộc lớp Mẫu giáo bé được khảo sát:

Câu hỏi khảo sát

Câu trả lời của trẻ

(Số lượng)

Không

(Số lượng)

2 Nghe cô đọc thơ, con có nhớ được nội dung

3 Con có thích đọc thơ đúng giọng điệu, có điệu

Trang 22

b Đối với trẻ lớp Mẫu giáo nhỡ được khảo sát:

Câu hỏi khảo sát

Câu trả lời của trẻ

(Số lượng)

Không

(Số lượng)

2 Nghe cô đọc thơ, con có nhớ đƣợc nội dung

3 Con có thích đọc thơ đúng giọng điệu, có

4 Con có biết cách đọc bài thơ diễn cảm không? 4 26

5 Con có hiểu đƣợc nội dung, ý nghĩa của bài

thơ qua việc con đọc diễn cảm bài thơ không? 3 27

c Đối với trẻ lớp Mẫu giáo lớn được khảo sát:

Câu hỏi khảo sát

Câu trả lời của trẻ

(Số lượng)

Không

(Số lượng)

2 Nghe cô đọc thơ, con có nhớ đƣợc nội dung

3 Con có thích đọc thơ đúng giọng điệu, có

4 Con có biết cách đọc bài thơ diễn cảm

5 Con có hiểu đƣợc nội dung, ý nghĩa của bài

thơ qua việc con đọc diễn cảm bài thơ không? 5 25

6 Con có thích giọng điệu của bài thơ không? 4 26

Nhận xét: Thông qua việc trò chuyện với trẻ mầm non (thuộc diện đƣợc khảo

sát), có thể nhận thấy mức độ quan tâm của trẻ đến việc nghe cô đọc diễn cảm thơ và đƣợc học để đọc diễn cảm thơ có sự phân hóa Ở mức độ đơn giản: nghe cô đọc thơ và nhớ nội dung bài thơ, số lƣợng trẻ biểu hiện sự quan tâm và hứng thú cao Ở mức độ phức tạp: thích đọc và đọc đúng giọng điệu, biết biểu cảm bằng giọng điệu kết hợp cử

Trang 23

chỉ, điệu bộ, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và giọng điệu của bài thơ, số lượng trẻ biểu hiện sự quan tâm và hứng thú có sự phân hóa Cụ thể: số trẻ trả lời “có” chủ yếu tập trung ở Trường Mầm non Quyết Thắng và Trường Mầm non Chiềng Lề; số trẻ trả lời “không” chủ yếu tập trung ở Trường Mầm non Hoa Phượng

1.2.3 Đánh giá về thuận lợi và khó khăn trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non

1.2.3.1 Thuận lợi

- Các trường mầm non trên địa bàn thành phố Sơn La hầu hết đều được xây dựng khang trang (trừ Trường Mầm non Chiềng Lề hiện đang xây dựng, phải phân tán học nhờ tại các địa điểm khác nhau) Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ được trang bị khá đồng bộ và đầy đủ

- Giáo viên dạy tại các trường cơ bản là giáo viên lâu năm trong nghề, có trình độ (nhiều giáo viên đạt trình độ đại học chuyên ngành giáo dục mầm non), có lòng yêu nghề mến trẻ, có sự cập nhật thường xuyên với những đổi mới về phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non Giáo viên tại các trường này cũng có quan điểm khá thống nhất về việc đánh giá mức độ quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ

- Đối tượng trẻ tập trung ở vùng trung tâm thành phố (Trường mầm non Chiềng

Lề, Trường Mầm non Quyết Thắng) chủ yếu là con em công chức nhà nước, được tạo điều kiện tốt để tới trường Số lượng trẻ là dân tộc Kinh cũng chiếm phần lớn, trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, có ý thức nề nếp cao Đối tượng trẻ ở ngoại vi thành phố (Trường Mầm non Hoa Phượng) khá cân đối giữa con em công chức nhà nước và con

em nông dân sống tại khu vực Phường Chiềng Sinh Số lượng trẻ là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Thái) chiếm phần lớn Trẻ ít được tạo điều kiện tốt để tới trường, ý thức nề nếp cũng có phần hạn chế

1.2.3.2 Khó khăn

- Giáo viên tại các trường mầm non trên, dù đã khẳng định sự quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ nhưng hầu hết chưa chú ý đến sự phân loại đối tượng trẻ nhằm đảm bảo sự phù hợp với việc rèn kĩ năng cho trẻ Đúng ra là

họ chưa quan tâm tới việc này Số lượng trẻ ở các lớp còn đông cũng gây khó khăn cho giáo viên trong việc phân loại đối tượng để thực hiện hoạt động rèn luyện kĩ năng

Trang 24

lượng trẻ đọc diễn cảm thơ và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa, cái hay, cái đẹp của tác phẩm thơ

- Một bộ phận trẻ mầm non tại một số trường (cả ở trường trung tâm và trường ngoại vi thành phố) còn chậm trong tiếp thu, chưa thực sự nhanh nhẹn và linh hoạt, hứng thú đối với hoạt động học tập chưa cao Đây là điều gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức các hoạt động để rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ

Trang 25

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 tập trung làm nổi bật các vấn đề về lí luận có liên quan trực tiếp và là

cơ sở khoa học cho việc đề xuất biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non Trong đó, đáng chú ý là vai trò quan trọng của hoạt động đọc diễn cảm thơ trong

việc giáo dục trẻ mầm non

Cũng trong chương này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non

ở Thành phố Sơn La, đánh giá mức độ hứng thú của trẻ đối với việc đọc diễn cảm tác phẩm thơ Đồng thời, đánh giá những thuận lợi, khó khăn chung của các nhà trường, của giáo viên và trẻ trong việc tăng cường nâng cao chất lượng rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non

Nội dung lí luận và thực tiễn trong chương 1 là cơ sở để tác giả đề tài nghiên cứu

và đề xuất các biện pháp cụ thể ở chương 2

Trang 26

CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM THƠ CHO TRẺ MẦM NON

2.1 Giáo viên đọc diễn cảm mẫu và hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm

Cô giáo đọc diễn cảm mẫu là biện pháp cốt lõi nhất để chuẩn bị cho quá trình rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non Đây là biện pháp không mới, đã được giáo viên mầm non tiến hành trong tổ chức hoạt động học tập cho trẻ Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều giáo viên chưa chú ý đến các phương diện lý thuyết về đọc diễn cảm, kĩ thuật đọc diễn cảm nên hiệu quả của biện pháp này chưa đạt được mức độ tối

ưu, gây ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ sau này

Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc đọc diễn cảm mẫu, giáo viên cần chú ý:

2.1.1 Đọc mẫu và hướng dẫn trẻ đọc đúng giọng điệu, ngữ điệu

Đọc diễn cảm mẫu đúng giọng điệu tức là xác định đúng giọng điệu cơ bản của bài thơ, từ đó thể hiện đúng giọng điệu ấy Một bài thơ thường có một giọng điệu cơ bản Thơ dành cho trẻ mầm non thường mang giọng điệu hồn nhiên, tươi vui, nhí nhảnh, phù hợp với trình độ và tâm lí tiếp nhận của trẻ Khi đọc, giáo viên cần xác định đúng và thể hiện đúng giọng điệu chủ đạo này để đảm bảo hiệu quả của việc tiếp nhận nội dung, ý nghĩa bài thơ ở trẻ việc xác định giọng điệu chủ yếu căn cứ vào nội dung của bài thơ

Ví dụ: trong bài thơ Tết đang vào nhà (Nguyễn Hồng Kiêm)

Hoa đào trước ngõ Cười vui sáng hồng

Hoa mai trong vườn Rung rinh cánh trắng Sân nhà đầy nắng

Mẹ phơi áo hoa

Em dán tranh gà Ông treo câu đối Têt đang vào nhà Sắp thêm một tuổi

Nhà thơ đã khắc họa cảnh vật và hoạt động của con người trong không khí chờ đón mùa xuân rất sinh động, gợi tâm trạng vui tươi, yêu đời nên có giọng điệu hồn nhiên trong trẻo, rộn ràng, vui vẻ

Trang 27

Trong bài thơ Đàn gà con (Phạm Hổ)

Mười quả trứng tròn

Mẹ gà ấp ủ Mười chú gà con Hôm nay ra đủ

Lòng trắng, lòng đỏ, Thành mỏ, thành chân Cái mỏ tí hon

Cái chân bé xíu

Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời

Ơi chú gà ơi!

Ta yêu chú lắm

Trong bàn tay ấm Chú đứng chú kêu

Mẹ gà "tục tục"

Chú ngoái nhìn theo

Ta thả chú ra Chạy ăn cùng mẹ Chạy biến cả chân Chạy sao nhanh thế!

Là gà của bé

Gà nhé đừng quên

Ăn khỏe, lớn khỏe

Đẻ rõ nhiều lên!

Trang 28

Bài thơ trên có nội dung miêu tả về đàn gà con được nở ra từ những quả trứng

do gà mẹ ấp ủ Chúng có hình dáng thật đáng yêu nên giọng điệu của nhà thơ thể hiện trong bài thơ là vui tươi, trìu mến;

Trong bài thơ Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa), nội dung chính là biểu hiện

cảm xúc về hạt gạo làng, hạt gạo quý giá được làm ra từ chất đất đồng quê, từ bao lam lũ, nhọc nhằn, can trường của những người nông dân Giọng điệu cơ bản là giọng vừa rộn ràng vừa tha thiết Giáo viên cần quan tâm đến nội dung, ý nghĩa bài thơ khi chuẩn bị tác phẩm để xác định chính xác, tạo điều kiện cho phần thể hiện giọng điệu bài thơ mẫu trước trẻ đạt hiệu quả tốt nhất:

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy

Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa

Trang 29

Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông

Hạt gạo làng ta

Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất

Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa

Em vui em hát Hạt vàng làng ta

Mặt khác, giáo viên cũng cần chú ý, trong một bài thơ, ngoài giọng điệu chủ đạo của toàn bài có thể có những giọng điệu khác nằm trong từng đoạn thơ

Ví dụ: đối với bài thơ Mèo đi câu cá (Thái Hoàng Linh)

Anh em mèo trắng Vác giỏ đi câu

Em ngồi bờ ao Anh ra song cái Hiu hiu gió thổi Buồn ngủ quá chừng Mèo anh ngả lưng Ngủ luôn một giấc Lòng riêng thầm chắc

Trang 30

Mèo em đang ngồi Thấy bầy thỏ bạn

Đùa chơi múa lượn Vui quá là vui Mèo nghĩ: ồ thôi Anh câu cũng đủ

Nghĩ rồi hớn hở Nhập bọn vui chơi Lúc ông mặt trời Xuống núi đi ngủ Đuôi mèo hối hả

Quay về lều gianh Giỏ em, giỏ anh Không con cá nhỏ

Cả hai nhăn nhó Cùng khóc meo meo

Đoạn thơ đầu mang giọng điệu vui tươi, dí dỏm (kể chuyện anh em nhà mèo

đi câu cá), đoạn cuối mang giọng điệu buồn bã (kể về kết cục bi đát của anh em nhà mèo khi lười biếng, ỷ lại, không câu được con cá nào) Trong trường hợp này, giáo viên cần xác định kỹ và hướng dẫn trẻ nhận biết cụ thể những giọng khác nhau trong cùng một bài thơ để đọc cho trẻ nghe và hướng dẫn trẻ đọc

Đọc diễn cảm đúng ngữ điệu tức là xác định đúng ngữ điệu cần thể hiện trong một bài thơ Ngữ điệu một bài thơ gồm các yếu tố: cường độ giọng (độ to, nhỏ, độ vang, độ mạnh), nhịp điệu giọng (độ nhanh, chậm), ngắt giọng (ngắt giọng thơ ca, ngắt giọng lô gic, ngắt giọng tâm lý) Giáo viên cần xác định đúng và đầy đủ các yếu tố trên để đảm bảo toàn bộ phần đọc diễn cảm mẫu có sắc thái sinh động, linh hoạt, lên xuống trầm bổng, tạo tính truyền cảm cho phần đọc Đồng thời, trong qua trình hướng dẫn trẻ đọc cũng cần chú ý giúp trẻ nhận biết những điểm nổi bật của các yếu tố thuộc về ngữ điệu

Trang 31

Dưới đây là một số ví dụ minh họa cho việc xác định giọng điệu, ngữ điệu trong thơ

Ví dụ: trong bài thơ Cô dạy (Phạm Hổ)

Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy:

Phải giữ sạch đôi tay, Bàn tay mà giây bẩn, Sách, áo cũng bẩn ngay

Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy:

Cãi nhau là không vui Cái miệng nó xinh thế Chỉ nói điều hay thôi

Bài thơ có giọng thơ hồn nhiên, trong sáng, thể hiện sự hiểu biết và tình cảm của trẻ đối với những bài học được cô giáo dạy ở trên lớp; nhịp điệu thơ chậm để phù hợp với tình cảm yêu mến; ngắt giọng linh hoạt, căn cứ vào dấu ngắt câu được bố trí đặc

biệt; trong bài Thỏ bông bị ốm (Nhược Thủy)

Thỏ Bông bị ốm Chốc chốc kêu la Miệng cứ suýt xoa:

Mẹ ơi, đau quá!

Thỏ mẹ vội vã

Bế Bông trên tay Đến bệnh viện ngay Nhờ bác sỹ khám

Bác sỹ sờ nắn Hỏi: Đau chỗ nào?

Thỏ Bông thều thào:

“Đau quanh chỗ rốn!”

Bác sỹ liền hỏi:

Ăn uống gì nào?

Thỏ Bông thều thào:

Ăn me với sấu

Trang 32

Uống nước chưa nấu Múc ở ngoài ao Bụng sôi ào ào Ruột đau như cắt!

Bác sỹ gật gật Đặt chiếc ống nghe Nghe xong liền ghi:

Đau vì ăn bậy!

Bài thơ có giọng thơ nhí nhảnh, có phần nhõng nhẽo (giọng thỏ bông) xen với giọng thơ nghiêm trang (giọng kể tình cảnh thỏ bông bị ốm; giọng của nhân vật bác sĩ); nhịp điệu thơ nhanh ở phần đầu, chậm ở phần sau, phù hợp với diễn biến sự việc thỏ bông bị ốm và được đưa đến bác sĩ để khám bệnh; ngắt giọng đều theo nhịp thơ:

Ví dụ: trong bài thơ Tết đang vào nhà (Nguyễn Hồng Kiên)

Hoa đào trước ngõ Cười vui sáng hồng

Hoa mai trong vườn Rung rinh cánh trắng Sân nhà đầy nắng

Mẹ phơi áo hoa

Em dán tranh gà Ông treo câu đối Têt đang vào nhà Sắp thêm một tuổi Trời đất nở hoa

Bài thơ có giọng điệu cơ bản là rộn ràng, vui tươi; nhịp điệu khẩn trương phù hợp với tâm trạng vui vẻ, phấn chấn; ngắt giọng theo nhịp thơ

Hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm nhóm đã chia trẻ trong một lớp thực hiện phân các nhóm để hướng dẫn trẻ giáo viên chia thàng các nhóm và các nhóm đó sẽ tự đọc diễn cảm thơ với nhau, sau khi được tự đọc giá viên cho các nhóm lần lượt lên trình bày hoặc cho các trẻ trong nhóm thử tài với nhau Giáo viên cần chú ý đến cách chọn cá nhân trẻ để hướng dẫn: giáo viên nên chọn những trẻ còn nhút nhát không tự tin, trẻ còn yếu về khả năng đọc diễn cảm, trẻ hay mắc lỗi về vần, trẻ chưa nhớ hết nội dung bài thơ hay trẻ chưa biết thể hiện đúng giọng điệu ngữ điệu Trong quá trình phân nhóm và hướng dẫn trẻ, giáo viên cũng cần chú ý đến sự biểu dương, khích lệ trẻ Chính sự biểu dương, khích lệ kịp thời, hợp lí của cô giáo và cả lớp sẽ giúp những trẻ,

Trang 33

nhóm trẻ đang được lựa chọn thể hiện diễn cảm bài thơ tăng thêm hứng thú, nỗ lực hơn trong việc đọc đúng giọng điệu, ngữ điệu bài thơ

2.1.2 Đọc diễn cảm kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ

Yếu tố phi ngôn ngữ có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non Yếu tố phi ngôn ngữ gồm hai loại: ngôn ngữ

cơ thể của người đọc diễn cảm và phương tiện trực quan

Ngôn ngữ cơ thể của người đọc (giáo viên) có vai trò rất quan trọng trong việc

thể hiện tính truyền cảm của hoạt động đọc diễn cảm thơ Ngôn ngữ cơ thể hỗ trợ đọc diễn cảm thơ chủ yếu là ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ Việc tận dụng những ưu thế của các yếu tố này giúp tăng cường khả năng giao lưu với trẻ khi cô giáo đọc mẫu, đồng thời tạo một kênh truyền cảm trực tiếp, truyền cảm hứng, cảm xúc từ bài thơ đến trẻ Ví dụ: khi đọc bài thơ về mùa xuân, ánh mắt cô tươi tắn, cử chỉ tay nhẹ nhàng, nét mặt thể hiện niềm vui sẽ giúp trẻ cảm nhận được niềm vui toát lên từ bài thơ và thấy phấn chấn chờ đón xuân sang; khi đọc bài thơ về cô giáo, ánh mắt cô ân cần, trìu mến nhìn trẻ sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình cảm ấm áp cô dành cho trẻ…Việc sử dụng yếu

tố ngôn ngữ cơ thể cũng cần được chú ý vừa ở mức độ vừa phải, phù hợp với nội dung của từng bài thơ vừa đảm bảo tính mô phạm Tránh tình trạng biến việc biểu cảm khi đọc thành việc diễn kịch (ví dụ: khóc thật, cười thật) làm cho trẻ bị phân tán và giảm hiệu quả việc đọc bài thơ một cách nghệ thuật Cô giáo cũng cần chú ý đến tính làm mẫu để trẻ học theo Trong khi trẻ thực hiện đọc mẫu cô nên khuyến khích trẻ có những biểu hiện sang tạo phù hợp với nội dung bài thơ

Ví dụ: khi đọc diễn cảm bài thơ Ông mặt trời (Ngô Thị Bích Hiền)

Ông mặt trời óng ánh Tỏa nắng hai mẹ con Bóng mẹ và bóng con Dắt nhau đi trên đường Ông nhíu mắt nhìn em

Em nhíu mắt nhìn ông

Ông ở trên trời nhé!

Cháu ở dưới này thôi Hai ông cháu cùng cười

Mẹ cười đi bên cạnh Ông mặt trời óng ánh

Trang 34

Trẻ thực hiện đọc mẫu theo cô và có cử chỉ giơ tay lên cao và nhìn lên trời hoặc

chỉ và nhìn xuống đất trong cây thơ phù hợp câu thơ: Ông ở trên trời nhé, cháu ở dưới

này thôi

Phương tiện trực quan trong tổ chức hoạt động đọc diễn cảm thơ gồm hệ thống

tranh ảnh, mẫu vật, đồ vật, rối, băng video Đây là các phương tiện có tác dụng trực tiếp đến nhiều giác quan của trẻ Nên việc sử dụng các phương tiện này trong hỗ trợ đọc diễn cảm thơ sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất Trong số các phương tiện nói trên, tranh ảnh là phương tiện được dùng nhiều nhất vì tính chất phù hợp của nó với việc đọc thơ Dung lượng các bài thơ thường ngắn, nhịp điệu đọc thường nhanh, việc sử dụng các phương tiện khác sẽ có những hạn chế về mặt thời gian Nên việc sử dụng tranh ảnh hỗ trợ cho phần đọc diễn cảm thơ là phù hợp Vấn đề là giáo viên phải có cách thức sử dụng tranh ảnh sao cho hợp lí, tránh lạm dụng mà phát huy được tối đa hiệu quả của

nó Trước hết, cần có sự chọn lựa tranh ảnh phù hợp với chủ đề của bài thơ Các hình ảnh thể hiện được trọng tâm bài thơ Ví dụ: bài thơ về mùa xuân thì các hình ảnh minh họa cần có là hoa đào, hoa mai, bánh chưng, phiên chợ ngày tết

Ngày đăng: 29/07/2017, 18:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Kim Anh (năm 2008), Nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học lứa tuổi 5-6 tuổi, khóa luận tốt nghiệp Đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học lứa tuổi 5-6 tuổi
2. Hà Nguyễn Kim Giang (2010, tái bản), Phương pháp đọc diễn cảm, Nxb Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp đọc diễn cảm
Nhà XB: Nxb Đại học Sƣ phạm
3. Lê Thu Hương (2011), Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề, tập 1, 2, 3, 4, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề
Tác giả: Lê Thu Hương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
4. Lò Thị Hoàng (2014), Biện pháp nâng cao chất lượng học diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi), đề tài nghiên cứu khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp nâng cao chất lượng học diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi
Tác giả: Lò Thị Hoàng
Năm: 2014
5. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2006), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại
Tác giả: Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2006
6. Lã Thị Bắc Lý (2008), Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2008
7. Nguyễn Thị Phúc (2009), Tìm hiểu khả năng hiểu, nhớ truyện của trẻ mẫu giáo.khóa luận tốt nghiệp Đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu khả năng hiểu, nhớ truyện của trẻ mẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Thị Phúc
Năm: 2009
8. Lê Thị Ánh Tuyết (2009), Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Tác giả: Lê Thị Ánh Tuyết
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2009
9. Đinh Hồng Thái (2011, tái bản), Giáo trình phát triển ngôn cho trẻ mầm non, Nxb Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển ngôn cho trẻ mầm non
Nhà XB: Nxb Đại học Sƣ phạm
10. Phạm Thu Thảo (2015) , Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non ở Trường Mầm non Họa Mi – Mường Giàng – Quỳnh Nhai – Sơn La qua ca dao, đồng dao, đề tài nghiên cứu khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non ở Trường Mầm non Họa Mi – Mường Giàng – Quỳnh Nhai – Sơn La qua ca dao, đồng dao

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w