Đây là giai đoạn mà xét về góc độ triếthọc là bước thụt lùi so với thời kỳ cổ đại, song xét về sự phát triển của hình thái kinh tế-xã hội thì như Ăng ghen đánh giá: là thời kỳ đầu cho sự
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
-
-BÁO CÁO THẢO LUẬN TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ
Giảng viên: PGS.TS Đoàn Văn Khái Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp cao học 23A – QTKD
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN KT-XH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI
TRUNG CỔ 2 PHẦN 2: MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU 5 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT CHUNG 14
Trang 3DANH SÁCH NHÓM 2 (STT 24-46)
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển của xã hội Tây Âu thời kỳ trung cổ kéo dài hàng ngàn năm khoảng
từ thế kỷ IV đến thế kỷ XV Đây là giai đoạn mà xét về góc độ triếthọc là bước thụt lùi so với thời kỳ cổ đại, song xét về sự phát triển của hình thái kinh tế-xã hội thì như Ăng ghen đánh
giá: là thời kỳ đầu cho sự phát triển mới,mà trong sự đau thương mất mát đã chứa đựng một
nền văn minh của tương lai
Thời kỳ này, xuất hiện nhiều nhà Triết học lớn như Téc-tu-liêng, To-mát-đa-canh, Ơrigiennơ, Đơn-Scốt… Các tư tưởng triết học của họ được thể hiện trongrất nhiều tác phẩm nổi tiếng và qua đó làm nổi bật lên những nét đặc trưng củaTriết học Tây Âu thời trung cổ
Bài thảo luận này nêu lên và phân tích một số đặc trưng của Triết học Tây Âu thời trung cổ Nội dung bài thảo luận gồm 3 phần:
Phần 1: Điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm của Triết học Tây Âu thời Trung cổ
Phân tích các đặc trưng Triết học Tây Âu thời Trung cổ Phần 2: Một số triết gia tiêu biểu
Phần 3: Kết luận và nhận xét chung
Trang 5PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN KT-XH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC
TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ
1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội – tinh thần
- Đây là giai đoạn thực hiện bước chuyển từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang xã hội
phong kiến
Từ Thế kỉ V những cuộc nổi dậy của nô lệ và những cuộc đấu tranh giai cấp khác bên trong cùng với sự tiến công của các man tộc bên ngoài đã dẫn tới sự sụp đổ của
đế quốc La mã phương Tây - chế độ nô lệ chấm dứt, chế độ phong kiến ra đời trên
sự hoang tàn của kinh tế và văn hoá Nghề thủ công suy sụp, thương nghiệp giảm bớt, các thành phố cổ đại tiêu điều nhường chỗ cho nền kinh tế nông nghiệp, trung tâm của cuộc sống chuyển về nông thôn với việc xác lập nền kinh tế tự nhiên, nô lệ trở thành những nông dân tự do
Đặc điểm của nền kinh tế phong kiến là nền kinh tế mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp, đóng kín và trì trệ dựa trên lao động thủ công thô sơ với hình thức bóc lột phát canh thu tô của địa chủ đối với nông dân Nhìn chung đây là nền kinh tế thụt lùi so với thời cổ đại Song, cuối thời kỳ phong kiến (thế kỷ XII -XIV) nền kinh tế bắt đầu
có sự phát triển: kinh tế tiền tệ dần thay thế nền kinh tế tự nhiên, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát trỉển, nhiều thành phố thương cảng mọc lên, một số ngành kỹ thuật khá phát triển Sự tiến bộ này tạo tiền đề cho thời kỳ phục hưng, cho sự quá độ
từ phong kiến lên Tư bản
- Xã hội phân hóa thành hai giai cấp lớn là địa chủ và nông dân
Mâu thuẫn giữa Nông dân và Địa chủ.Quyền chiếm hữu ruộng đất, các tư liệu sản xuất khác cũng như sản phẩm làm ra thuộc về địa chủ phong kiến
Cuối thời kỳ này diễn ra các cuộc thập tự chinh thúc đẩy công thương nghiệp phát triển, tạo ra một tầng lớp thị dân đương đầu với lãnh chúa đồng thời giúp cho văn hoá phương tây giao lưu với văn hoá phương Đông
Trang 6- Tôn giáo và thần học là hệ tư tưởng thống trị
Thời kỳ trung cổ ở Tây Âu lúc đầu là cơ đốc giáo sau là thiên chúa giáo là hệ tư tưởng thống trị, những giáo lý tôn giáo trở thành những nguyên lý về chính trị, kinh thánh có vai trò như luật lệ trong mọi cuộc xét sử, tín điều nhà thờ là điểm xuất phát của mọi tư duy, thế giới quan thần học bao trùm lên triết học, luật học và chính trị
Giáo hội thiên chúa giáo là thế lực phong kiến quan trọng, giáo hội cóquyền sở hữu đối với nhiều ruộng đất, là đại diện cho pháp luật và chính trị, làcông cụ thống trị quần chúng về mặt tinh thần Toàn bộ đời sống tinh thần củaxã hội đều đặt dưới sự thống trị của nhà thờ thiên chúa giáo
Thời kỳ này, nông dân, thậm chí cả võ sỹ phong kiến không có học vàkhông biết chữ, chỉ có tầng lớp tăng lữ có học để viết sách và giảng kinh, tăng lữđộc quyền thống trị văn hoá, dẫn tới thời kỳ này văn hoá phát triển chậm chạpvà trì trệ Các sử gia gọi đây là “đêm trường trung cổ” Và là thời kỳ mà chủnghĩa giáo điều, chủ nghĩa kinh viện đã ngự trị trong đời sống tinh thần của nhân dân
Tóm lại, Giai đoạn lịch sử Tây Âu trung cổ là sự phát triển hợp quy luật, mặc dù thời kỳ đầu xét trên bình diện tư duy triết học và thế giới quan khoa học là một bước lùi so với thời kỳ cổ đại Nhưng trong tổng hể của của tiến trình vận động, phát triển của lịch sử thì những thành quả của kinh tế văn hoá, khoa học trong giai đoạn này là những tiền đề tất yếu cho sự phát triển liên tục của lịch sử châu Âu Đó là những điều kiện không thể thiếu cho sự ra đời, phát triển và phục hưng của các giá trị kinh tế, văn hoá và khoa học của châu Âu hiện đại
Trang 71.2 Phân tích các đặc trưng tiêu biểu của Triết học Tây Âu thời Trung cổ
Thứ nhất, triết học Tây Âu trung cổ bị chi phối mạnh bởi tư tưởng thần học và tôn giáo của thiên chúa giáo Triết học thời kỳ này mang đậm tính tôn giáo, hầu hết các nhà triết
học là thần học, và một trong những đặc điểm nổi bật là chứng minh sự tồn tại của thượng đế,
và chứng minh cho những tín điều tôn giáo của nhà thờ Đây là thời kỳ thụt lùi so với thời kỳ
cổ đại
Thứ hai, triết học kinh viện là đặc trưng bao trùm triết học thời kỳ này, được
nghiên cứu sáng tạo chủ yếu bởi các nhà triết học thần học trong các cơ sởgiáo dục của cơ đốc
giáo (tu viện, trường dòng), do đó nó xa rời thực tiễn của xã hội và con người
Triết học tập trung giải quyết một vấn đề xuyên suốt toàn bộ lịch sử triết học Tây Âu khoảng một nghìn năm và cũng là vấn đề trung tâm: đó là mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo
và trí tuệ lý trí của con người và họ coi niềm tin tôn giáo giữ vị trí vai trò hàng đầu trong quan
hệ với lý trí
Thứ ba, Các nhà triết học đều giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
(giữa khái niệm và các sự vật riêng lẻ), trên cơ sở đó nảy sinh hai khuynh hướng triết học
phổ biến là chủ nghĩa Duy thực và chủ nghĩa Duy danh Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Duy
thực và chủ nghĩa Duy danh là biểu hiện của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Duy vật và chủ
nghĩa Duy tâm của thời Trung cổ
Thứ tư, triết học thời kỳ này chứa đựng chủ nghĩa tự nhiên thần luận và phiến
thần luận
Thứ năm, Triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ là bước thụt lùi so với thời kỳ cổ đại trong lịch sử Triết học
Trang 8PHẦN 2: MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU
2.1 OGUYTXTANH (354-430)
2.1.1 Tiểu sử tóm tắt
Oguytxtanh (354-430), Bắc Phi (An giê ri hiện nay), ông là đại biểu lớn nhất của triết học
cơ đốc giáo thời kỳ tiền trung cổ, là một giáo chủ, nhà văn, nhà triết học nổi tiếng, có nhiều tác phẩm nhất trong thời kỳ này Triết học của ông trở thành cơ sở lý luận cho đạo cơ đốc và cả
đạo thiên chúa giáo sau này
2.1.2 Bản thể luận
Là nhà triết học duy tâm Ông ra sức bảo vệ tôn giáo, chống lại khoa học và triết học duy vật.Triết học của ông là cơ sở lý luận quan trọng cho cả đạo thiên chúa sau này Những tác phẩm quan trọng nhất của ông là: Chống lại các nhà hàn lâm viện, về sự bất tử của linh hồn,
về khoa học cơ đốc giáo, sự thú tội, về thành đô của thượng đế, về những tà đạo
Về bản thể luận, đứng trên lập trường thần học, ô guýt xtanh cho rằng toàn bộ thế giới muôn hình muôn vẻ xung quanh ta là do thượng đế sinh ra và được nhận thức bởi thượng đế Tuy nhiên, thượng đế chỉ sáng tạo ra thế giới tự nhiên, sau đó giới tự nhiên vận động theo các quy luật của riêng mình mà không cần có sự can thiệp của thượng đế Thượng đế không tồn tại
trong sự vật cảm biết, thượng đế là cái gì đó huyền bí, hư ảo
Vì không tìm thấy thượng đế trong giới tự nhiên nên ông đã chú ý làm sáng tỏ những thuộc tính bên trong con người và giả định con người gồm thể xác và linh hồn Ông đã bắt đầu chú ý tới sức mạnh tinh thần trong còn người và đã gặp phải mâu thuẫn không giải quyết được
là VẤN ĐỀ TỰ DO Ý CHÍ CỦA CON NGƯỜI
Cụ thể, ông cho rằng thượng đế có sức mạnh vạn năng, có quyền lực tuyệt đối Nếu con người có tự do ý chí và hành động theo lý trí và tình cảm của mình thì có nghĩa thượng đế không thống trị được con người => Oguytxtanh không chấp nhận kết luận này và ngược lại càng không thể Cuối cùng, ông kết luận Ý chí con người là tự do, nhưng chỉ trong giới hạn
tiền định của thượng đế
Trang 92.1.3 Nhận thức luận
- Về lý luận nhận thức, lý luận của Ôguýtxtanh mang tính tôn giáo rõ rệt và được gắn liền với thần học
- Quá trình nhận thức là quá trình con người nhận thức thượng đế, nhận thức chúa trời nhận thức đó chỉ đật được nhờ lòng tin tôn giáo Nhận thức thượng đế chỉ đạt được bởi lòng tin tôn giáo Ông nói, cần phải tin để hiểu và cần phải hiểu để mà tin
- Nhận thức về thượng đế có 3 mức độ:
Thông qua cảm giác bên ngoài, những cảm giác này nói chung là chân thật
Nhận thức thông qua cảm giác bên trong bàn bạc lại những cảm giác bên ngoài
Nhận thức lý trí, đánh giá những phán đoán của cảm giác bên trong
- Tiêu chuẩn của chân lý là sự tự ý thức, trong tâm hồn mỗi người đã chứa đựng chân lý tối cao Thượng đế là chân lý tối cao, từ chân lý tối cao này nảy sinh mọi chân lý
2.1.4 Tư tưởng triết học về quan hệ xã hội
- Về các quan điểm xã hội được ô guýt xtanh trình bày trong tác phẩm “Thành đô của thượng đế” Ông chia xã hội loài người ra làm 2 thành đô, hai vương quốc Vương quốc của điều ác là nhà nước trần thế Vương quốc của thượng đế trên trái đất là nhà thờ Sự bất bình đẳng trong xã hội, theo ông, là điều tự nhiên Hiện tượng kẻ giàu, người nghèo
là tồn tại vĩnh viễn, cuộc sống trên trần thế chỉ là cuộc sống tạm thời, hạnh phúc vĩnh cửu là ở thế giới bên kia
- Chủ nghĩa kinh viện, chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh
- Tiếp sau thời kỳ triết học đạo cơ đốc là thời kỳ nổi giữa triết học cổ đại và triết học trung cổ mà người ta thường gọi thời kỳ chủ nghĩa kinh viện trung cổ tây âu
- Kinh viện theo tiếng latinh – schola trường học, nó chỉ bàn đến những vấn đề viển vông, tách rời cuộc sống hiện thực Về thực chất, chủ nghĩa kinh viện là nghệ thuật tranh luận, lập luận mà không quan tâm đến nội dung của cuộc tranh luận đó Đầu tiên, triết học kinh viện được giảng trong các trường trung học, từ giữa thế kỷ XII nó được giảng trong các trường đại học
Trang 102.2 Giangxicot Origienno (810-877)
Còn được gọi với tên JONHANES SCOTUS ERIEGENA (810 -877)
2.2.1 Tiểu sử tóm tắt
Một trong những nhà triết học kinh viện đầu tiên là Johannes Scotus Eriegena (810 – 877), người Ailen, nhưng sinh sống tại Pháp Eriegena được nhà vua nước Pháp xem là một nhân vật đặc biệt về trí tuệ, nhưng lạ lùng trong tư tưởng Ông đánh giá cao Augustin, nhưng không xem hệ thống Augustin là mẫu mực của quan điểm Kytô giáo, xem Hy Lạp là quê hương tinh thần, nhưng bài xích triết học “dị giáo”, chỉ dành sự tôn trọng đối với chủ nghĩa Platon và
Platon mới, từng được các Giáo phụ “làm mới” theo các chuẩn mực của Kytô giáo
Ông là một trong những người sáng lập phái duy thực, theo đó cái phổ biến, hay cái chung,
có trước cái đơn nhất, là cơ sở của nó, đồng thời là bản chất của toàn bộ thế giới các sự vật khả giác Ông viết một loạt tác phẩm nổi tiếng như: "Về sự tiền định của Thượng đế", "Về sự phân
chia giới tự nhiên" v.v
2.2.2 Bản thể luận
Triết học của ông là một hệ thống duy tâm tìm cách kết hợp chủ nghĩa Platon với Thiên
chúa giáo Ông nói: "Triết học chân chính và tôn giáo chân chính là một"
Trung tâm trong học thuyết của ông là chứng minh cho sự tồn tại và vai trò tối cao của Thượng đế đối với đời sống con người và giới tự nhiên Theo ông, bản thân quá trình thế giới
là sự giáng thế liên tục của Thượng đế Như vậy đó đã bao hàm những nhân tố phiếm thần luận Trong tác phẩm "Về sự phân chia giới tự nhiên", ông đã chia sự phát triển của giới tự
nhiên qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn một, giới tự nhiên biểu hiện như là vật vừa được sáng tạo- đó là Thượng đế được xem như cơ sở đầu tiên của quá trình thế giới
Giai đoạn hai, giới tự nhiên biểu hiện như là vật vừa sáng tạo, vừa được sáng tạo - đó là "con" của Thượng đế - là kẻ trung gian giữa Thượng đế và thế giới
Giai đoạn ba, giới tự nhiên biểu hiện như là vật được sáng tạo - đó là thế giới các sự vật cụ thể, thế giới muôn loài trong đó có con người
Trang 11 Giai đoạn bốn, giới tự nhiên biểu hiện là vật không phải sáng tạo, cũng không được sáng tạo - đó là Thượng đế, nhưng ở đây Thượng đế được xem như mục đích của quá trình thế giới
Eriegena hiểu Thượng đế không như cá thể, được mô tả tương tự cá thể người, mà như tồn tại hiện diện ở tất cả và không thể nhận biết cả chính mình trong thế giới vật thể:"Thượng đế không biết về mình, rằng Thượng đế tồn tại, bởi lẽ Thượng đế không phải là bất kỳ một “cái gì” Tất cả đều xuất phát từ Thượng đế và trở về với Thượng đế Con người, theo Eriegena, là một tiểu vũ trụ đặc biệt, trong mỗi cá thể đều tái hiện các thang bậc cơ bản của tự nhiên thông qua quá trình trải nghiệm của tình cảm và lý trí Tương tự, ba quan năng của con người, tính từ trên xuống – lý trí, trí năng và năng lực cảm tính – là sự thể hiện hình ảnh Chúa Ba ngôi Sự hợp nhất với Thượng đế diễn ra theo sáu bước:1) thân xác phân huỷ, linh hồn được giải thoát; 2) thân xác phục sinh; 3) sự chuyển biến thành tinh thần; 4) trở về với thế giới ý niệm; 5) chiêm ngưỡng chân lý, ý niệm như Thượng đế; 6) hợp nhất cùng Thượng đế
Triết học của Eriegenađã trình bày mối quan hệ giữa lòng tin và lý trí - một vấn đề trung tâm của triết học Trung cổ Theo ông, giữa lòng tin và lý trí là hoàn toàn có thể dung hợp được; nếu phủ nhận lý trí đề cao tôn giáo hoặc đề cao lý trí phủ nhận tôn giáo đều là nguy hiểm cho nhà thờ
2.2.3 Nhận thức luận
Ở phương diện lý luận nhận thức, Eriegena kế thừa học thuyết ý niệm của Platon, nhấn mạnh ưu thế của cái phổ biến trước cái đơn nhất Ông cho rằng cái chung có trước cái riêng và
cơ sở của cái riêng; cái chung là cái bản chất của sự vật; bởi vì các sự vật đều bắt nguồn từ cái
chung và cái chung chứa đựng các sự vật bên trong
2.2.4 Tư tưởng triết học về quan hệ xã hội
Ở phương diện đạo đức Eriegena một mặt kế thừa quan điểm Kytô giáo về sự xung đột thiện ác, mặt khác phủ nhận sự hiện diện thực tế của cái ác, xem nó chỉ như “không là gì cả”, như sự tự phủ định của mình Nhưng chính cách hiểu đó đã gây phản ứng đối với nhà thờ, bị kết án là kẻ cô đơn trong thế giới Kytô giáo, thậm chí là tà giáo Năm 1225 Giáo hoàng Hônôri
II đã ra lệnh đốt sách của ông Sau đó khoảng 7 năm xuất hiện một số bài minh oan cho ông,
song khuynh hướng phiếm thần luận vẫn bị chỉ trích gay gắt