. Điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm của triết học Tây Âu thời Trung cổ 1.1. Điều kiện kinh tế xã hội Triết học thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu xuất hiện và phát triển bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ V đến thế kỷ XV tức là trong khoảng một ngàn năm lịch sử với những đặc điểm kinh tế xã hội nổi bật. Vào thế kỷ V, những cuộc nổi dậy của nô lệ và những cuộc đấu tranh giai cấp bên trong cùng với sự tiến công của những man tộc bên ngoài đã đưa tới sự sụp đổ của đế quốc La Mã phương Tây. Chính những sự kiện đó đã dẫn đến kết quả chấm dứt hình thái kinh tế xã hội nô lệ cổ đại, và chế độ phong kiến Tây Âu ra đời. Nền kinh tế trong xã hội phong kiến mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc. Bởi vì, sản phẩm làm ra chỉ nhằm giải quyết các nhu cầu của các công xã và thái ấp. Các thái ấp là một thế giới đóng kín; quyền chiếm hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất cũng như sản phẩm làm ra không hoàn toàn thuộc về người lao động (nông dân hay nông nô) mà thuộc về giai cấp địa chủ phong kiến. Vì vậy, phong trào đấu tranh của nông dân lao động, thợ thủ công, dân nghèo thành thị chống bọn phong kiến và tầng lớp bóc lột khác là một nội dung chủ yếu của lịch sử xã hội phong kiến. Trong thời đại phong kiến, tôn giáo và thần học là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội. Tôn giáo đã bắt những hình thái khác của của ý thức xã hội phải phụ thuộc vào nó. Ăngghen viết: Nhà thờ với việc chiếm hữu ruộng đất theo lối phong kiến của nó là mối liên hệ thực tế giữa các nước khác nhau; tổ chức nhà thờ theo lối phong kiến đã dùng tôn giáo để bảo vệ nhà nước phong kiến quý tộc. Thêm vào đó, giáo sỹ là giai cấp độc nhất có học thức. Do đó mà tín điều của nhà thờ tất nhiên là yếu tố xuất phát và là cơ sở của mọi sự suy nghĩ. Pháp luật, khoa học tự nhiên, triết học tất cả nội dung của các khoa học đó đều được trình bày sao cho phù hợp với học thuyết của nhà thờ. Vai trò của tôn giáo biểu hiện đặc biệt ở chỗ nó làm chủ ý thức của quần chúng nhân dân và dùng sự áp bức về tinh thần của nó để ủng hộ sự bóc lột tàn tệ của bọn phong kiến. Điều đó giải thích vì sao giai cấp nông dân hết sức đông đảo nhưng tối tăm về trí tuệ và bị tước hết mọi quyền hành”. Về trình độ văn hoá, khoa học và kỹ thuật trong thời kỳ này bước đầu đã có sự phát triển, tuy còn chậm chạp. Những cuộc tấn công của thập tự quân đã giúp cho phương Tây hiểu biết văn hoá phương Đông. Thiên văn học và toán học phát triển khá mạnh vào thế kỷ XIII; cơ học, vật lý học, hoá học hình thành mà tiêu biểu là Lêônarơ Phibômátchi, Anbécphôn Bônstết, Rôgie Bêcơn.
Trang 11 Điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm của triết học Tây Âu thời Trung cổ
1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
Triết học thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu xuất hiện và phát triển bắt đầu từ khoảng thế
kỷ thứ V đến thế kỷ XV - tức là trong khoảng một ngàn năm lịch sử với những đặc điểm kinh tế - xã hội nổi bật
Vào thế kỷ V, những cuộc nổi dậy của nô lệ và những cuộc đấu tranh giai cấp bên trong cùng với sự tiến công của những man tộc bên ngoài đã đưa tới sự sụp đổ của
đế quốc La Mã phương Tây Chính những sự kiện đó đã dẫn đến kết quả chấm dứt hình thái kinh tế - xã hội nô lệ cổ đại, và chế độ phong kiến Tây Âu ra đời
Nền kinh tế trong xã hội phong kiến mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc Bởi vì, sản phẩm làm ra chỉ nhằm giải quyết các nhu cầu của các công xã và thái ấp Các thái ấp là một thế giới đóng kín; quyền chiếm hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất cũng như sản phẩm làm ra không hoàn toàn thuộc về người lao động (nông dân hay nông nô) mà thuộc về giai cấp địa chủ phong kiến Vì vậy, phong trào đấu tranh của nông dân lao động, thợ thủ công, dân nghèo thành thị chống bọn phong kiến và tầng lớp bóc lột khác là một nội dung chủ yếu của lịch sử xã hội phong kiến
Trong thời đại phong kiến, tôn giáo và thần học là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội Tôn giáo đã bắt những hình thái khác của của ý thức xã hội phải phụ thuộc vào nó Ăng-ghen viết: "Nhà thờ với việc chiếm hữu ruộng đất theo lối phong kiến của nó là mối liên hệ thực tế giữa các nước khác nhau; tổ chức nhà thờ theo lối phong kiến đã dùng tôn giáo để bảo vệ nhà nước phong kiến quý tộc Thêm vào đó, giáo sỹ là giai cấp độc nhất có học thức Do đó mà tín điều của nhà thờ tất nhiên là yếu tố xuất phát và là cơ sở của mọi sự suy nghĩ Pháp luật, khoa học tự nhiên, triết học - tất cả nội dung của các khoa học đó đều được trình bày sao cho phù hợp với học thuyết của nhà thờ Vai trò của tôn giáo biểu hiện đặc biệt ở chỗ nó làm chủ ý thức của quần chúng nhân dân và dùng sự áp bức về tinh thần của nó để ủng hộ sự bóc lột tàn tệ của bọn phong kiến Điều đó giải thích vì sao giai cấp nông dân hết sức đông đảo nhưng "tối tăm về trí tuệ" và bị tước hết mọi quyền hành”
Về trình độ văn hoá, khoa học và kỹ thuật trong thời kỳ này bước đầu đã có sự phát triển, tuy còn chậm chạp Những cuộc tấn công của thập tự quân đã giúp cho phương Tây hiểu biết văn hoá phương Đông Thiên văn học và toán học phát triển khá mạnh vào thế kỷ XIII; cơ học, vật lý học, hoá học hình thành mà tiêu biểu là Lêônarơ Phibômátchi, Anbécphôn Bônstết, Rôgie Bêcơn
Trang 2Như vậy, sự thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ bằng chế độ phong kiến, ở thời kỳ đầu xét về mặt phát triển triết học và văn hoá có sự thụt lùi so với thời kỳ cổ đại, song xét trên bình diện toàn thể thì đã có những tiến bộ lịch sử nhất định Đó là thời kỳ chuẩn bị cho một nền văn minh mới, chuẩn bị cho lịch sử tương lai của châu Âu về khoa học và văn hoá, tạo cơ sở cho sự ra đời những "bộ tộc hiện đại"
1.2 Những đặc điểm triết học Tây Âu thời Trung cổ
Thứ nhất, sự phát triển của những tư tưởng triết học các nước Tây Âu thời Trung
cổ bị chi phối rất mạnh bởi tư tưởng tôn giáo và thần học của thiên chúa giáo
Theo Ăngghen, trong thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu, triết học chỉ là "đầy tớ", "con sen" cho thần học Bởi vì, nhiệm vụ của triết học là giải thích đúng đắn và chứng minh về mặt hình thức cho những tín điều tôn giáo do nhà thờ thiên chúa giáo thống trị, đứng đầu là Giáo hoàng La Mã đặt ra
Đây là thời kỳ lịch sử mà tiếng nói "trí tuệ và lương tri nhân loại" bị áp đảo bởi sự tuyên truyền của giáo hội về đức tin nơi Thiên chúa Đây cũng là thời kỳ các nhà thần học được phép tuyên bố rằng mọi tri thức của nhân loại đều có thể rút ra từ Kinh thánh (Cựu ước và Tân ước); rằng tất cả những gì trái với kinh thánh đều đáng nguyền rủa và xử tội
Thứ hai, sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của tư tưởng triết học kinh viện (chủ nghĩa kinh viện) cũng là một nét nổi bật của thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu; chủ nghĩa kinh viện với tư cách là một trường phái triết học - một thứ triết học "nhà trường",
"sách vở" Nghĩa là, một thứ triết học đặt ra và giải quyết các vấn đề xa rời thực tế cuộc sống
Những căn cứ để triết học kinh viện "luận chứng" chính là những tín điều trong các cuốn kinh thánh của đạo Thiên chúa, chứ không phải là những kiến thức khoa học, không phải là thực tiễn quan sát và thí nghiệm của khoa học như giai đoạn sau này, cũng không phải là thực tiễn kinh tế xã hội hiện thực Bởi vậy, những luận chứng của nó mang tính "sáo rỗng" hình thức mà thiếu đi nội dung hiện thực của cuộc sống sinh động Triết học kinh viện là triết học chính thức của giai cấp phong kiến,
đã kìm hãm sự phát triển của khoa học và triết học duy vật
Thứ ba, cuộc đấu tranh giữa hai phái Duy thực và Duy danh cũng là đặc trưng của
tư tưởng triết học Trung cổ Tây Âu Xét đến cùng, cuộc đấu tranh này phản ánh ít nhiều hai xu hướng triết học đối lập nhau: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Phái Duy thực luận chứng về mặt triết học sự tồn tại có thật, duy nhất của cái chung; còn phái Duy danh thì ngược lại, chứng minh cho sự tồn tại duy nhất, có
Trang 3thật của cái riêng Phái Duy danh có khuynh hướng duy vật, phái Duy thực lại có
xu hướng duy tâm về triết học