Triết học tây âu thế kỷ 1718 có 6 đặc điểm cơ bản: 1. Triết học thời kỳ này là thế giới quan, ý thức hệ của giai cấp tư sản, một ngọn cờ tiến bộ cách mạng để nhằm đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, tách triết học ra khỏi thần học và giáo hội, nó có tính cách mạng khoa học và tính chiến đấu cao. Trên cơ sở của thực tiễn xã hội và thành tự khoa học, CNDV với những luận chứng khoa học đã giúp cho giai cấp tư sản nhận thấy sự thối nát của chế độ phong kiến, quan điểm XH tiến bộ của CNDV là cơ sở bác bỏ các quan niệm về thần học và giáo hội, loại bỏ sự ảnh hưởng của thần học và giáo hội đối với triết học. Triết gia tiêu biểu cho triết học thời kì này là Honback đã vạch rõ nguồn gốc của tôn giao là sự ngu dốt, lo sợ, đau khổ của con người trước thiên nhiên, còn thần học chỉ dạy chúng ta suy nghĩ về những cái mà chúng ta không biết. Còn đi đơ rô đã chứng minh và khẳng định không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính con người sáng tạo ra tôn giáo, ông kêu gọi con người xây dựng cuộc sống một cách hiện thực và từ bỏ niềm tin hư ảo về thiên đường . 2. Triết học thời kỳ này gắn liền với vấn đề con người và giải phóng con người. Điều khẳng định này được thể hiện rõ nét trong tư tưởng của spinoda, ông tuyên bố rằng: tất cả các khoa học đi đến một mục đích, tức là làm sao để chúng ta đi đến sự hoàn thiện cao nhất của con người. Sự phát triển to lớn của sản xuất và khoa học đã chứng minh sức mạnh vĩ đại của con người trong hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội theo nhu cầu của mình. Mặc dù trong triết học thời kỳ này con người mới được đề cập đến chủ yếu ở khía cạnh cá thể, còn mặt bản chất xã hội con người chưa được đề cao, nhưng vị trí, vai trò của con người rất nổi bật. Các nhà triết học khẳng định không có thần thánh và chúa, chỉ có con người là chủ nhân của thiên nhiên. 3. Triết học thời kỳ này gắn bó chặt chẽ với khoa học, nhất là KHTN nhằm chống lại TG DT và tôn giáo. Triết học DV thời kỳ này có liên hệ khăng khít với sự phát triển mạnh mẽ của KHTN, với những phát minh KHTN ở thế kỉ 17 – 18. Nó khái quát thành tựu của các ngành KHTN trên cơ sở đó các nhà triết học có nhiều quan niệm hợp lý về thế giới và vai trò của con người. Thời kỳ này các nhà khoa học đồng thời cũng là những nhà triết học như Đề Các, lepnit, Galile...
Trang 1Triết học tây âu thế kỷ 17-18 có 6 đặc điểm cơ bản:
1 Triết học thời kỳ này là thế giới quan, ý thức hệ của giai cấp tư sản, một ngọn cờ tiến bộ cách mạng để nhằm đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, tách triết học ra khỏi thần học và giáo hội, nó có tính cách mạng khoa học
và tính chiến đấu cao.
- Trên cơ sở của thực tiễn xã hội và thành tự khoa học, CNDV với những luận chứng khoa học đã giúp cho giai cấp tư sản nhận thấy sự thối nát của chế độ phong kiến, quan điểm XH tiến bộ của CNDV là cơ sở bác bỏ các quan niệm về thần học và giáo hội, loại bỏ sự ảnh hưởng của thần học và giáo hội đối với triết học
- Triết gia tiêu biểu cho triết học thời kì này là Honback đã vạch rõ nguồn gốc của tôn giao là sự ngu dốt, lo sợ, đau khổ của con người trước thiên nhiên, còn thần học chỉ dạy chúng ta suy nghĩ về những cái mà chúng ta không biết Còn đi đơ rô đã chứng minh và khẳng định không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính con người sáng tạo ra tôn giáo, ông kêu gọi con người xây dựng cuộc sống một cách hiện thực và từ bỏ niềm tin hư ảo
về thiên đường
2 Triết học thời kỳ này gắn liền với vấn đề con người và giải phóng con người.
- Điều khẳng định này được thể hiện rõ nét trong tư tưởng của spinoda, ông tuyên bố rằng: tất cả các khoa học đi đến một mục đích, tức là làm sao để chúng ta đi đến sự hoàn thiện cao nhất của con người Sự phát triển to lớn của sản xuất và khoa học đã chứng minh sức mạnh vĩ đại của con người trong hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội theo nhu cầu của mình
- Mặc dù trong triết học thời kỳ này con người mới được đề cập đến chủ yếu
ở khía cạnh cá thể, còn mặt bản chất xã hội con người chưa được đề cao, nhưng vị trí, vai trò của con người rất nổi bật Các nhà triết học khẳng định không có thần thánh và chúa, chỉ có con người là chủ nhân của thiên nhiên
3 Triết học thời kỳ này gắn bó chặt chẽ với khoa học, nhất là KHTN nhằm chống lại TG DT và tôn giáo.
- Triết học DV thời kỳ này có liên hệ khăng khít với sự phát triển mạnh mẽ của KHTN, với những phát minh KHTN ở thế kỉ 17 – 18 Nó khái quát thành tựu của các ngành KHTN trên cơ sở đó các nhà triết học có nhiều quan niệm hợp lý về thế giới và vai trò của con người
- Thời kỳ này các nhà khoa học đồng thời cũng là những nhà triết học như Đề Các, lepnit, Galile
4 Triết học thời kỳ này có phương pháp nhận thức, xem xét các hiện tượng tự nhiên của họ theo phương pháp siêu hình, máy móc.
Trang 2- Các nhà triết học DV thời kỳ này dựa vào sự phát triển của khoa học, phân tích đối tượng của nhận thức ra thành từng phần để nhận thức 1 cách riêng
rẽ, phương pháp này cho phép đi sâu vào các hiện tượng tự nhiên, nhờ đó
mà đạt được những hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới tự nhiên, nhưng đồng thời lại cho chúng ta thói quen là xem xét những vật thể thự nhiên trong trạng thái biệt lập của chúng, không xem xét chúng trong trạng thái vận động mà xem xét trong trạng thái tĩnh, tức trạng thái chết
- Triết gia tiêu biểu là BeCon, locco, sự thống trị của phương pháp tư duy siêu hình trong KHTN đã tạo kẽ hở cho quan điểm phản khoa học, cho thần học hướng về lực lượng siêu tự nhiên Tuy vậy, CNDV máy móc giữ vai trò lịch sử vĩ đại trong cuộc đấu tranh chống thế giới quan thần học và giáo hội
5 Triết học DV thời kỳ này là triết học DV không triệt để, duy vật ở bên dưới, duy tâm ở bề trên và chỉ đóng khung trong giới hạn quan niệm DV về tự nhiên, còn trong đời sống XH thì lại nhường chỗ cho CNDT.
- Thời kỳ này các nhà triết học không giải thích được nguyên nhân sinh ra chế độ tư hữu, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo, chưa biết quần chúng đói khổ là do đâu
- Thời kỳ này có các triết gia như lametri và đi đơ rô có công trong cuộc đấu tranh chống giáo hội, thầy tu, nhưng họ không chỉ ra được nguyên nhân sản sinh ra tôn giáo, họ không thấy được nguyên nhân xã hội mà chỉ thấy được nguyên nhân nhận thức của tôn giáo cho rằng do ngu dốt mà sinh ra cảm giác sợ hãi và hy vọng, để xóa bỏ tôn giáo chỉ cần mở rộng hệ thống giáo dục nhân dân và tiêu diệt giới tu hành
6 Về lý luận nhận thức, khi định ra phương pháp nhận thức, triết học thời kỳ này biểu hiện ở 2 khuynh hướng:
- Khuynh hướng đề cao, đưa lên hàng đầu cơ sở kinh nghiệm của tri thức,
cho thí nghiệm, thực nghiệm là có ý nghĩa quyết định trong sự nhận thức thế giới
+ Theo khuynh hướng này Bê cơn khẳng định cảm giác là không thể sai và
là nguồn gốc của mọi tri thức, lốc cơ luôn chứng minh rằng không có cái gì trong lý tính mà trước đó lại không có trong cảm tính, ông tách rời cảm tính
và lý tính
- Khuynh hướng ngược lại với kinh nghiệm luận là quan điểm duy lý, tức quan điểm coi lý trí có ý nghĩa quyết định trong quá trình nhận thức.
+ Các triết gia có khuynh hướng này là Đề các và Xpinoda, cả hai triết gia này đều cho rằng cái hợp với tiêu chuẩn xác thực không phải là những tư tưởng do hoạt động của các giác quan của chúng ta mà là những tư tưởng
do lý trí của chúng ta đem lại