MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Nội dung nghiên cứu 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 5 1 1.1.1. Khái niệm và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 1 1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 1 1.1.3. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt 2 1.2. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu 7 6 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 6 1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 9 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 14 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 14 2.2. Phương pháp nghiên cứu 14 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp 14 2.2.2. Phương pháp xác định khối lượng riêng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt 14 2.2.3. Phương pháp điều tra 16 2.2.4. Phương pháp SWOT 16 2.2.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 16 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17 3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Quảng Yên 17 3.1.1. Hiện trạng phát sinh 10 17 3.1.2. Hiện trạng lưu trữ và phân loại chất thải rắn sinh 24 3.1.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 25 3.1.4. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã 30 3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Quảng Yên 11 31 3.2.1. Cơ cấu tổ chức và nhân lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Quảng Yên. 31 3.2.2. Đánh giá hiện trạng phát sinh và thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương 32 3.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại địa bàn thị xã Quảng Yên theo mô hình SWOT. 35 3.3.1.Điểm mạnh 35 3.3.2.Điểm yếu 35 3.3.3.Cơ hội 36 3.3.4.Thách thức 36 3.4.Dự báo chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đến năm 2025 37 3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Quảng Yên. 38 3.5.1.Giải pháp quản lý 38 3.5.2.Giải pháp kinh tếxã hội 39 3.5.3.Giải pháp tuyên truyền, giáo dục 39 3.5.4.Giải pháp kỹ thuật 39 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
VŨ THỊ TRANG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHƯỜNG ĐÔNG MAI, PHƯỜNG YÊN GIANG, XÃ SÔNG KHOAI,
THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Trang 2HÀ NỘI, 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
VŨ THỊ TRANG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHƯỜNG ĐÔNG MAI, PHƯỜNG YÊN GIANG, XÃ SÔNG KHOAI,
THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành : Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
Mã ngành : 52510406
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS VŨ THỊ MAI
Trang 3HÀ NỘI, 2017
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Vũ Thị Trang, xin cam đoan:
Để hoàn thành khóa luận này, tôi có tham khảo một số tài liệu liên quan đếnthu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói chung và công tác thugom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Quảng Yên nói riêng
Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập vàkết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với nghiên cứu khoahọc nào Những thông tin tham khảo trong đồ án đều được trích dẫn cụ thể nguồn
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Đồ án này là kết quả cố gắng của em dưới sự chỉ dạy và truyền đạt kiến thứctận tình của quý thầy cô trong suốt thời gian em được học tập tại trường
Để hoàn thành đồ án này, đầu tiên cho em gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Th.S
Vũ Thị Mai- giảng viên khoa môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện đồ ánnày
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Tài Nguyên và MôiTrường Hà Nội, đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu, dạy dỗ emtrong suốt quá trình học tập và khuyến khích em để em hoàn thiện đồ án này
Đồng thời em xin cảm ơn tất cả các cô, chú, anh, chị đang công tác tại phòngTài Nguyên và Môi Trường Quảng Yên, các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu đãnhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian đi thực
tế để có kết quả tốt nhất
Do sự hạn chế về trinh độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhânkhách quan khác, đồ án này có thể không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầmkhác Vì vậy, em mong thầy cô góp ý kiến và chỉ bảo để đồ án này được hoàn thiệnhơn
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Vũ Thị Trang
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt [5] 1
1.1.1 Khái niệm và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 1
1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 1
1.1.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt 2
1.2 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu [7] 6
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 6
1.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 9
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 14
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 14
Trang 72.2 Phương pháp nghiên cứu 14
2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp 14
2.2.2 Phương pháp xác định khối lượng riêng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt 14 2.2.3 Phương pháp điều tra 16
2.2.4 Phương pháp SWOT 16
2.2.5 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 16
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
3.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Quảng Yên 17
3.1.1 Hiện trạng phát sinh [10] 17
3.1.2 Hiện trạng lưu trữ và phân loại chất thải rắn sinh 24
3.1.3 Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 25
3.1.4 Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã 30
3.2 Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Quảng Yên [11] 31
3.2.1 Cơ cấu tổ chức và nhân lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Quảng Yên 31
3.2.2 Đánh giá hiện trạng phát sinh và thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương 32
3.3 Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại địa bàn thị xã Quảng Yên theo mô hình SWOT 35
3.3.1.Điểm mạnh 35
3.3.2.Điểm yếu 35
3.3.3.Cơ hội 36
3.3.4.Thách thức 36
Trang 83.4.Dự báo chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đến năm 2025 37
3.5 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Quảng Yên 38
3.5.1.Giải pháp quản lý 38
3.5.2.Giải pháp kinh tế-xã hội 39
3.5.3.Giải pháp tuyên truyền, giáo dục 39
3.5.4.Giải pháp kỹ thuật 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các phương pháp xử lý CTR 5
Bảng 1.2 Hiện trạng dân số thị xã Quảng Yên 10
Bảng 3.1 Nguồn phát sinh CTRSH tại thị xã Quảng Yên 17
Bảng 3.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 18
Bảng 3.3 Lượng CTRSH cân tại các hộ gia đình ở địa điểm nghiên cứu 19
Bảng 3.4 Tổng lượng rác thải phát sinh tại địa bàn nghiên cứu 21
Bảng 3.5 Khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt 22
Bảng 3.6 Thành phần rác thải của các hộ gia đình tại 3 xã/phường 23
Bảng 3.7: Số lượng phương tiện phục vụ và các tuyến thu gom sơ cấp 25
Bảng 3.8: Bảng hiện trạng thu gom sơ cấp 26
Bảng 3.9 Tuyến thu gom thứ cấp 27
Bảng 3.10 Lượng rác thải thu gom và tỷ lệ thu gom từ năm 2013 đến năm 2015 32 Bảng 3.11: Bảng lượng CTRSH phát sinh 6 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn TX Quảng Yên 34
Bảng 3.12 Bảng dự báo rác thải sinh hoạt phát sinh tại thị xã Quảng Yên 37
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 2
Hình 1.2: Sơ đồ thị xã Quảng Yên 7
Hình 2.1: Tác giả phân loại và xác định khối lượng rác đã phân loại 15
Hình 2.2: Tác giả tiến hành thí nghiệm xác định khối lượng riêng của rác 16
Hình 3.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Quảng Yên 24
Hình 3.2 Xe thu gom rác bị quá tải tại phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên 27
Hình 3.3 Lượng rác tồn dư tại điểm tập kết rác xã Sông Khoai 28
Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về môi trường thị xã Quảng Yên 31
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện lượng rác thải phát sinh và thu gom trên địa bàn thị xã từ năm 2013-2015 33
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện lượng rác phát sinh và thu gom 6 tháng đầu năm 2016 tại thị xã Quảng Yên 34
Hình 3.7 Sự đồng ý tham gia mô hình phân loại rác thải tại nguồn 42
Hình 3.8: Hệ thống thu gom nước rỉ rác 46
Trang 11DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
RTSH : Rác thải sinh hoạt
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển chung của Thế Giới, nền kinh tế của Việt Nam cũngđang có những bước chuyển mình mạnh mẽ Quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.Tuy nhiên gia tăng dân số cùng với quá trình công nghiệp hóa đã và đang gây sức
ép lớn cho môi trường, đặc biệt là vấn đề rác thải Trong những năm gần đây kinh tếQuảng Ninh liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, năm 2015chỉ số năng lực cạnhtranh cấptỉnh xếp thứ 3/63, liên tục nằm trong nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc Cóđược kết quả như vậy là do những năm gần đây Quảng Ninh không ngừng đẩymạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa để phát triển kinh tế hơn nữa Đóng góp vào
sự phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh những năm gần đây Quảng Yên cũng cóbước chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế to lớn về mặt kinh tế, xã hội đó lại kéotheo nhu cầu tiêu dùng và sử dụng sản phẩm tăng lên mạnh, làm lượng chất thảisinh họat phát sinh nhiều, gây ô nhiễm môi trường tăng mạnh Vì chưa có một biệnpháp quản lý đúng cách nên tình trạng người dân xả rác bừa bãi vẫn diễn ra phổbiến quá sức chịu tải của môi trường.Tại một số tuyến sông cấp 1 đã bắt đầu có dấuhiệu bị nhiễm bẩn.Rác thải không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị mà còn ảnhhưởng tới sức khỏe người dân, người dân đang tỏ ra rất bức xúc về vấn đề vệ sinhmôi trường.Vì vậy làm thế nào để có một biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn sinhhoạt thật tốt là một đòi hỏi tất yếu vào lúcnày
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và
đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt phường Đông Mai, phường Yên Giang, xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
-Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Phường Đông Mai,Phường Yên Giang, xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
-Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại PhườngĐông Mai, Phường Yên Giang, xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh QuảngNinh
Trang 133 Nội dung nghiên cứu
-Đánh giá hiện trạng phát sinh ( nguồn, thành phần, khối lượng) chất thải rắnsinh hoạt trên địa bàn Phường Đông Mai, Phường Yên Giang, xã Sông Khoai, thị xãQuảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
-Đánh giá hiện trạng quản lý ( hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý) chấtthải rắn sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu
-Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bànPhường Đông Mai, Phường Yên Giang, xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh QuảngNinh
Trang 14CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt [5]
1.1.1 Khái niệm và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
a Khái niệm
Chất thải:là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc các hoạt động khác
Quản lý chất thải: là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại,
thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải
Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn hoặc sệt ( còn gọi là bùn thải) được thải ra
từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt): là chất thải rắn phát
sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người
b Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần của chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phầnriêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trămkhối lượng Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trongviệc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quá trình xử lý cũngnhư việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý chất thải rắn.Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mạichiếm tỷ lệ lớn từ 50-70% Phần trăm đóng góp của mỗi thành phần chất thải rắnGiá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt động xây dựng, sữachữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử lýnước Thành phần riêng biệt của chất thải rắn thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian,mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia.Theo số liệu báo cáo môi trường quốc gia về chất thải rắn, thành phần CTRSH
ở Việt Nam trung bình có tỷ lệ hữu cơ cao từ 40% đến 55% và khối lượng chất thảirắn sinh hoạt phát sinh là1kg/người/ngày năm 2010 và dự báo sẽ tănglên1,6kg/người/ngày vào năm 2025
1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
CTRSH chủ yếu phát sinh từ các hoạt động liên quan đến các hoạt động sốngcủa con người như sinh hoạt, dịch vụ…
Trang 15Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, căn cứ vào đặc điểm chấtthải có thể phân chia thành 3 nhóm lớn: Chất thải đô thị, công nghiệp và chất thảinguy hại Nguồn thải của rác thải đô thị rất khó quản lý tại các nơi đất trống (openarea), bởi vì tại các vị trí này sự phát sinh các nguồn chất thải là một quá trình pháttán
Hình 1.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
1.1.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
Tùy theo lĩnh vực hoạt động của con người mà chất thải rắn sinh ra được phân loạithành:
– Chất thải rắn đô thị: chất thải từ hộ gia đình, chợ, trường học, cơ quan…– Chất thải rắn nông nghiệp: rơm rạ, trấu, lõi ngô, bao bì thuốc bảo vệ thực vật…
Trang 16– Chất thải rắn công nghiệp: chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu côngnghiệp Ví dụ như nhựa, cao su, giấy, thủy tinh…
- Phân loại theo thành phần hóa học
- Chất thải rắn hữu cơ: chất thải thực phẩm, rau củ quả, phế thải nông nghiệp,chất thải chế biến thức ăn…
- Chất thải rắn vô cơ: chất thải vật liệu xây dựng như đá, sỏi, xi măng, thủy tinh…
- Phân loại theo tính chất độc hại
– Chất thải rắn thông thường: giấy, vải, thủy tinh…
– Chất thải rắn nguy hại: chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải nôngnghiệp nguy hại, chất thải y tế nguy hại…
- Phân loại theo công nghệ xử lý hoặc khả năng tái chế
– Chất phải phân hủy sinh học, phân thải khó phân hủy sinh học,
– Chất thải cháy được, chất thải không cháy được,
– Chất thải tái chế được: kim loại, cao su, giấy, gỗ…
b Thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Hình thức thu gom tại nhà
Hình thức này chỉ được áp dụng cho loại chất thải sinh hoạt hộ gia đình Côngnhân thu gom rác đi đến từng hộ, dọc các đường phố lớn, khu tập thể và mangnhững thùng rác, túi rác từ mỗi hộ gia đình ra đổ vào xe thu gom của mình và trả lạithùng cho gia đình Hệ thống thu gom này mất nhiều thời gian và chi phí lao độngcao
Hình thức thu gom này có những hạn chế sau:
– Hoạt động thu gom mang tính thủ công
– Chi phí nhân công cao do công nhân phải tự đi thu gom rác tại từng nhà.– Thời gian thu gom lâu
– Không phải tất ca ác hộ gia đình nào cũng đều có mặt ở nhà hoặc bận vàothời điểm thu gom
Hình thức thu gom tại nhà đựoc tóm tắt trong hình sau:
Trang 17- Hình thức thu gom theo khối
Xe cơ giới thu gom chất thải rắn chạy theo lịch đã được đặt ra từ trước, có thểhàng ngày hoặc vài ba ngày/lần, tuỳ theo khối lượng chất thải rắn phát sinh Các xethu gom cơ giơí dừng tại những điểm quy định và rung chuông Các hộ gia đình, cơquan, ở các khu phố xung quanh đó mang túi rác đến đổ vào xe
Nhược điểm của hình thức này là xe thu gom không thể gom hết được lượngchất thải rắn xủa toàn bộ khu phố vì nhiều gia đình, các cơ sở kinh doanh , không
có nhà hoặc đang bận khi xe thu gom đến
- Thu gom bên lề đường
Các hộ gia đình đặt các túi rác đã buộc kín trước của nhà hoặc cổng trước thờigian quy định Xe thu gom cơ giới đến thu gom theo lịch đã định, tuỳ theo khốilượng chất thải rắn để thu gom tất cả các túi rác trong địa bàn
Một dạng khác của hình thức thu gom này ở các thành phố úa chật hẹp, quanh
co, ngõ ngách , xe thu gom cơ giới loại nhỏ cũng khó hoạt động, các hộ gia đình,các cơ sở kinh doanh mang túi rác ra một địa điểm tập kết rác đã được quy địnhtrong khoảng thời gian nhất dịnh Tại điểm này, có một xe cơ giới chờ sẵn để thugom Điểm này còn gọi là điểm tập kết rác lưu động
- Hình thức thu gom chất thải rắn nguy hại
Trang 19Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nhất, tốn đất nhất
Áp dụng cho các nước nghèo, các nước tiên tiến đang loại bỏ dần, xử lý được mọi loại rác
2 Chôn lấp hợp
vệ sinh
Dễ làm, hợp vệ sinh hơn chôn lấp đơn giản
Vẫn có nguy cơgây ô nhiễm môi trường, chiếm nhiều diện tích đất
Áp dụng ở các nước nghèo hoặc đang phát triển, chôn lấp được tất
Chi phí thấp, cókhả năng tái sử dụng lại khí ga nhưng không triệt để, tỷ lệ phát thải vào không khí khoảng 35%
Mùi phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, thời gian ủ luống lấu4-6 tháng, tốn diện tích
Chỉ ủ được rác có thành phần hữu cơ cao như rác sinh hoạt, thường áp dụng ở các nước đang phát triển
vi sinh
Hiếukhíhiệnđại
Thời gian ngắn hơn, phân bón
có chất lượng cao hơn ủ luống
Vốn đầu tư cao,
có nguy cơ ô nhiễm mùi, không tận dụng được năng lượng tái sinh
và khí ga
Áp dụng cho rác cóthành phần hữu cơ cao
Kị khíhiệnđại(nhiệtsinh
Sử dụng ít diện tích đất, có khả năng tái sinh năng lượng, quá trình xử lý
Vốn đầu tư cao,quy trình hoạt động nghiêm ngặt hơn, kỹ thuật tự động
Áp dụng cho rác thải có thành phần hữu cơ cao
Trang 20bị xử lý khói thải)
Chi phí cao nhất
Áp dụng cho rác thải có thành phần độc hại và nguy hiểm như rác thải công nghiệp và rác thải y tế
Ít nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường, tận dụng được các chất trong rác thải làm vật liệuxây dựng
Khá đắt
Áp dụng cho rác công nghiệp, xây dựng ( đã áp dụng ởHoa Kỳ, Nhật Bản
và Đức)
1.2 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu [7]
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
Thị xã Quảng Yên là đơn vị hành chính ven biển nằm ở Tây Nam của tỉnh QuảngNinh, có diện tích tự nhiên 314,2 km2, được giới hạn từ 20o45’06” đến 21o02’09” vĩ Bắc,
từ 106o45’30” đến 106o0’59” kinh Đông Địa giới hành chính gồm:
- Phía Bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ,
- Phía Nam giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu, thành phố HảiPhòng
- Phía Đông giáp thành phố Hạ Long và vịnh Hạ Long,
- Phía Tây giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng) Thị xã có 19 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 8 xã Trung tâm thị xã làphường Quảng Yên cách thành phố Hạ Long 40 km về phía Tây Nam, cách thànhphố Uông Bí 18 km về phía Đông Nam và cách thành phố cảng Hải Phòng khoảng
20 km về phía Đông
Trang 21Hình 1.2: Sơ đồ thị xã Quảng Yên
b Địa hình, địa mạo
Thị xã Quảng Yên nằm giáp ranh giữa vùng núi cánh cung Đông Triều - MóngCái và vùng đồng bằng ven biển có nhiều sông lạch nên địa hình đa dạng, phức tạp,nhưng nhìn chung địa hình đồi - núi thấp và đồng bằng thấp trũng chiếm ưu thế Theođặc điểm nguồn gốc hình thái, thị xã có các kiểu địa hình sau:
Địa hình đồi - núi thấp (vùng Hà Bắc) gồm 11 phường, xã với diện tích tự
nhiên chiếm 60% diện tích của thị xã Đất vùng này cấu tạo bởi các đá trầm tích tậptrung chủ yếu ở phía Bắc Núi thấp bóc mòn xâm thực trên đá trầm tích hệ tầng HònGai được cấu tạo bởi các tập đá rắn tập trung chủ yếu ở phường Minh Thành vàĐông Mai Dọc theo quốc lộ 10 và quốc lộ 18 đi qua là dải đồi cao dạng sót do quátrình bóc mòn chọn lọc (Đông Mai, Sông Khoai) và khu vực đồi trung bình do phâncắt bề mặt san bằng, gò đồi thấp do phân cắt thềm biển Vùng này có địa hình đồinúi thấp chiếm ưu thế, nhóm đất đỏ vàng thuận lợi cho trồng hoa màu, cây côngnghiệp và lâm nghiệp
Vùng đồng bằng thấp trũng (vùng Hà Nam): thuộc vùng cửa sông ven biển,
địa hình chủ yếu trong khu vực là đồng bằng tích tụ có nguồn gốc hỗn hợp sông
Trang 22c Khí hậu
- Thị xã Quảng Yên có hai mùa chính:
+ Mùa Hè từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao nhất vàotháng 7 trung bình 28 - 290C, cao nhất có thể lên đến 380C, gió Nam và Đông Namthổi mạnh tốc độ trung bình 2 - 4m/s gây mưa nhiều, độ ẩm lớn, mát mẻ hơn so vớivùng đồng bằng Bắc Bộ và trùng với mùa mưa, bão ở miền Bắc
+ Mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Bắc thổi nhiềuđợt và mạnh, mỗi đợt 4 - 6 ngày, tốc độ gió lên đến cấp 5 - 6, ngoài khơi có thể lêntới cấp 7 - 8 làm thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, tháng 12 có thểxuống tới 5oC
Nhìn chung chế độ khí hậu và thời tiết ở Quảng Yên có đặc điểm chung củakhí hậu miền Bắc Việt Nam nhưng do nằm ven biển nên ôn hoà hơn, thuận lợi chosản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và phát triển du lịch Nhưng khó khăn nhất vềđiều kiện thời tiết là chịu ảnh hưởng mạnh của bão Bão xuất hiện từ tháng 5 - 10,nhiều nhất vào tháng 7 - 8, vận tốc gió trung bình từ 20 - 40m/s, gây ra mưa lớn tácđộng xấu đến sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhândân, nhất là đối với ngư dân
d Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất
Đất là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển KT - XH của các địa phương,thị xã Quảng Yên có diện tích đất tự nhiên là 31.420 ha, được chia thành 05 nhómđất: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất đỏ vàng
- Tài nguyên nước
Đánh giá chung: Mạng lưới dòng chảy mặt ở Quảng Yên khá dày hầu hết chảytheo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra biển qua các cửa sông, thuận lợi chophát triển vận tải đường thuỷ và khai thác, nuôi trồng thủy sản, nhưng ít phù hợpđối với sản xuất nông nghiệp do nước bị nhiễm mặn
Trang 23- Tài nguyên khoáng sản
Được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý nhưng hiện tại thị xã Quảng Yên làmột thị xã nghèo khoáng sản Nguồn tài nguyên khoáng sản của Thị xã Quảng Yênhạn chế cả về số lượng, chất lượng và chủng loại Các khoáng sản chủ yếu là vậtliệu xây dựng với trữ lượng nhỏ chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất quy mô nhỏ Đây
là khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của thị xã, đặc biệt là phát triển côngnghiệp hiện tại và trong tương lai
- Tài nguyên rừng
Rừng ở thị xã Quảng Yên chiếm diện tích không lớn, phân bố tập trung ở khuvực đồi núi cao phía Bắc giáp với huyện Hoành Bồ nhưng có vai trò quan trọng đếnphát triển kinh tế của thị xã, đặc biệt là trong bảo vệ nguồn nước hồ Yên Lập, chốngxói mòn, ngăn sự bồi lắng lòng sông, lòng hồ, hạn chế lũ lụt, điều tiết nguồn nướccho các dòng chảy, tạo cảnh quan sinh thái đa dạng phục vụ cho phát triển du lịch
e Cảnh quan môi trường
Do nhu cầu về diện tích, địa hình đồi núi đã bị đào khoét để lấy vật liệu sanlấp các vùng trũng; các cửa sông và các bãi bồi bị khoanh lại tạo thành những vùngtrũng trong khi đó phía ngoài của các bờ bao hiện tượng xói lở bờ làm mất đất ngàycàng gia tăng, đặc biệt là phía Nam đầm Nhà Mạc, dọc bờ kênh Cái Tráp (xã TiềnPhong) Ở vùng Hà Nam do địa hình thấp hơn so với mực nước biển từ 0,5 - 2m nênđất, nước bị nhiễm mặn Lượng nước thải trên địa bàn hầu hết chưa qua xử lý vàđược thải trực tiếp ra môi trường Nhiều điểm đổ rác thải rắn chưa có biện pháp xử
lý lại gần khu vực dân cư nên gây ra mùi khó chịu, ô nhiễm môi trường Tỷ lệ thugom rác đạt khoảng 85% để xử lý, số còn lại được đổ trực tiếp ra môi trường, đây là
sự cố gắng lớn của thị xã
1.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mặc dù trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế của thị xãQuảng Yên tiếp tục phát triển toàn diện, tăng mạnh về quy mô Nhìn chung, qua sosánh một số chỉ tiêu chủ yếu của thị xã Quảng Yên với tỉnh Quảng Ninh và cả nướccho thấy: khi còn là huyện Yên Hưng đã có những bước tiến vững chắc trong quyhoạch thời kỳ 2001 - 2010, một số chỉ tiêu KT - XH đã đạt và vượt quy hoạch
Trang 24Tuy nhiên, thị xã Quảng Yên còn bộc lộ một số tồn tại trong phát triển, nếu đượcđiều chỉnh phù hợp trong quy hoạch thời kỳ 2011 - 2020 sẽ là một thuận lợi lớnđối với thị xã trong quá trình phát triển.
b Dân số và lao động
Dân số Quảng Yên tính đến hết năm 2016 có khoảng 140.894 người Mật độdân cư trung bình toàn thị xã là 426 người/km2, phân bố không đều, mật độ tậptrung cao nhất ở phường Quảng Yên, thấp nhất ở xã Tiền Phong
Thị xã có tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên khá thấp so với các đơn vị trong tỉnhQuảng Ninh, tốc độ gia tăng dân số bình quân là 0.94%/năm ( năm 2016) Thị xã đã
có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH tốt, đã được công nhận là đô thịloại IV tháng 01 năm 2011
Bảng 1.2 Hiện trạng dân số thị xã Quảng Yên
Thị xã Quảng Yên là địa bàn có hệ thống giao thông khá đa dạng gồm: đường
bộ, đường sắt và đường sông pha biển
* Về giao thông đường bộ: toàn thị xã có 494,2 km đường bộ Tuyến đườngquan trọng nhất trong hệ thống giao thông của thị xã là Biểu Nghi - Bến Rừng làtuyến giao thông đối ngoại duy nhất chạy từ phía Tây qua địa bàn thị xã nối vớiquốc lộ 18 ở phía Bắc đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng dài được cứng hóa là 86,94
km (chiếm 34,24%)
* Về giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy đi qua địa bàn thị
xã tại khu vực ngã ba Biểu Nghi (phường Đông Mai và Minh Thành) với 12 km khổđường 1,0 m, chất lượng tương đối tốt Lượng hàng hóa chủ yếu là than, hàng rờiphục vụ nhu cầu dân sinh
* Về giao thông đường thủy: có 80,5 km đường sông với 4 bến cảng nhỏ, trong
Trang 25đó có 28 km đường sông quốc gia cho phép tàu trọng tải trên 1000 tấn đi lại, còn lại làcác tuyến đường sông hẹp và cạn về mùa khô chỉ phù hợp đối với các tàu có trọng tảinhỏ.
* Về giao thông đô thị: ở phường Quảng Yên ngoài tuyến trục chính là đườngquốc lộ 10 đã được nâng cấp, còn lại là các đường cũ đã xuống cấp Các nút giao thôngđối ngoại xây dựng chưa hoàn chỉnh nên ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KT -XH
- Hệ thống thủy lợi
Phần lớn diện tích đất ven biển của Thị xã là bãi bồi và đất trũng do đó hệthống đê biển có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt của dân cư.Toàn thị xã có 103 km đê biển có cao trình 3 - 6m, trong đó có 72 km đang được tu
bổ, nâng cấp hoặc kiên cố hóa, mật độ đê của thị xã thuộc loại cao ở miền Bắc.Quan trọng nhất là tuyến đê bao vùng Hà Nam dài 34 km, thời kỳ vừa qua đã đượcnâng cấp tôn cao toàn tuyến lên cao trình 5 - 6m, mở rộng mặt đê 4 m, một số đoạnđang được xây kè chắn sóng và kè mái bằng đá hộc
- Năng lượng
Hệ thống lưới điện trên địa bàn đã phủ kín trong toàn thị xã, tất cả các xã,phường đều được cấp điện lưới quốc gia thông qua 77 trạm biến áp với tổng côngsuất 15.590 KVA; có 41,1 km đường dây trung thế, 281,2 km đường dây hạ thế
- Bưu chính viễn thông
Hệ thống thông tin liên lạc được xây dựng và phát triển khá nhanh Đến naybưu điện trung tâm ở phường Quảng Yên có tổng đài điện thoại 2.000 số với thiết bịtruyền dẫn cáp hiện đại hơn 70 km, đảm bảo thông tin liên tục thông suốt với trong
và ngoài nước Mạng lưới các điểm trạm bưu điện đã phủ kín ở 18/19 trung tâm xã,phường (riêng xã Tiền Phong chưa có)
- Cấp nước sinh hoạt
Quảng Yên có nhà máy cấp nước sinh hoạt cho nhân dân với công suất 2.300
m3/ngày - đêm, đáp ứng được 78% nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân Tỷ lệdân số đô thị 100% được dùng nước sạch năm 2015
Trang 26- Cơ sở văn hóa, thể dục - thể thao
Đã xây mới đài truyền thanh, truyền hình thị xã, lắp đặt mới 9 đài phát sóng
FM ở các xã, phường 155/179 (đạt 86,6%) số thôn, xóm, khu phố có nhà văn hóacộng đồng phục vụ sinh hoạt văn hoá văn nghệ quần chúng nhưng chưa có nhà vănhóa thôn, tổ dân phố đạt chuẩn Các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được bảotồn và phát huy Nhiều lễ hội văn hóa truyền thống được bảo tồn và phục dựng
- Cơ sở giáo dục - đào tạo
Đến năm 2014 toàn thị xã có 28/66 trường đạt chuẩn quốc gia Kết thúc nămhọc 2011 - 2012, số học sinh lên lớp bậc tiểu học đạt 99,8%, bậc THCS đạt 96,96%,bậc THPT đạt 97,1% Số học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,3%; tốt nghiệp THPT đạt98,3%, khối bổ túc THPT đạt 99,5% Tất cả các xã, phường trong Thị xã đều cótrường mẫu giáo, trường tiểu học và THCS
- Thực trạng phát triển hệ thống chợ
Theo quy hoạch tổng số chợ trên địa bàn thị xã đến năm 2020 có 18 chợ, đếnnăm 2030 nâng lên 20 chợ (trong đó tập trung vào các chợ tại các cụm xã, phường ởkhu vực Biểu Nghi (phường Minh Thành), khu vực Hà Bắc (phường Quảng Yên)
và khu vực Hà Nam (xã Tiền An) Hình thành chợ đầu mối như: chợ thủy sản(phường Hà An)
Hệ thống chợ ở thị xã tuy đa dạng nhưng chưa được trang bị hiện đại, đặc biệt
là các chợ dân sinh ở khu vực nông thôn, tình trạng vứt rác không đúng nơi quyđịnh vẫn còn xảy ra, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo
1.1 Căn cứ pháp lý liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn tại thị xãQuảng Yên
- Luật BVMT 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua ngày 26/4/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015
Trang 27- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật BVMT 2014.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 29/4/2015 của Chính phủ về quản lý chấtthải và phế liệu
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về
- Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt ”Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môitrường Quốc gia đến năm 2020”
- Quyết định số 4242/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 của UBND tỉnh QuảngNinh về quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020
- Văn bản số 4884/UBND-MT ngày 04/9/2014” V/v tăng cường công tác bảo
vệ môi trường đối với rác thải sinh hoạt trên địa bàn các địa phương: Uông Bí, CẩmPhả, Quảng Yên”
Trang 28CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt ( nguồn gốc phát sinh, thànhphần, khối lượng) trên địa bàn thị xã và hiện trạng công tác quản lý chất thải rắnsinh hoạt ( tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý)
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian làm đồ án có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại 3phường, xã: Phường Yên Giang, Phường Đông Mai, Xã Sông Khoai, thị xã QuảngYên, tỉnh Quảng Ninh
- Phạm vi nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hiện trạngquản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý của chất thải rắn sinh hoạt Đề tài này không
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội của địaphương, hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt, công tác thu gom được thu thập từUBND thị xã Quảng Yên; phòng tài nguyên môi trường thị xã Quảng Yên
- Các tài liệu về chất thải rắn, biện pháp quản lý, tình hình chất thải rắn ở ViệtNam
2.2.2 Phương pháp xác định khối lượng riêng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt
a Xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt
- Tiến hành gửi túi rác tại các hộ gia đình
- Thời gian gửi túi rác từ 7 giờ sáng hôm nay và tiến hành thu túi rác vào 7 giờsáng hôm sau
Trang 29- Mẫu được phân tích ngay trong ngày, tiến hành phân loại rác theo 3 nhóm:nhóm hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật); nhóm
có khả năng tái sử dụng, tái chế ( giấy, nhựa, kim loại, cao su, nilon, thủy tinh);nhóm còn lại và xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp khốilượng ( sử dụng cân xác định và ghi lại trọng lượng của từng loại và tính tỷ lệ %thành phần từng nhóm
- Thành phần % nhóm hữu cơ= Khối lượngchất thải rắn Khối lượng chất hữu cơ x 100%
Thành phần của các nhóm khác tương tự
Hình 2.1: Tác giả phân loại và xác định khối lượng rác đã phân loại
b Xác định khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt
- Khối lượng riêng của chất thải được định nghĩa là trọng lượngcủa một đơn vị vật chất tính trên một đơn vị thể tích Dữ liệu khối lượng riêng rấtcần thiết để ước lượng tổng khối lượng và thể tích rác cần phải quản lý Khối lượngriêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gianlưu trữ chất thải rắn
- Để xác định khối lượng riêng của chất thải rắn cần phải tiếnhành qua các bước như sau:
+ Tập trung chất thải rắn, tiến hành xáo trộn theo kỹ thuật “một phần tư”.+ Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào thùng đã biết thể tích cho đến khi chất thải đầymiệng thùng
+ Nâng thùng lên cách mặt sàn khoảng 30cm và thả tự do 4 lần
+ Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn bù vào phần chất thải rắn đã lèn xuống
+ Cân và ghi khối lượng của cả thùng thí nghiệm và chất thải rắn
Trang 30+ Trừ khối lượng đã cân ở trên cho khối lượng thùng ta được khối lượng chấtthải rắn làm thí nghiệm.
+ Chia khối lượng đã tính ở trên cho thể tính đã biết ta được khối lượng riêngcủa chất thải rắn
+ Lặp lại thí nghiệm trên ba lần, lấy giá trị trung bình
Hình 2.2: Tác giả tiến hành thí nghiệm xác định khối lượng riêng của rác
2.2.3 Phương pháp điều tra
- Tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn các phường xã, các điểm tập kết rác,quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác
- Gửi phiếu phỏng vấn tới các hộ dân và công nhân thu gom rác ( 24 phiếu chocác hộ dân, 12 phiếu cho cán bộ quản lý và công nhân)
- Điều tra về công tác vệ sinh, thu gom, quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bànthị xã Quảng Yên
2.2.4 Phương pháp SWOT
- Phương pháp SWOT là viết tắt của các từ S-Strengths (điểm mạnh), weaknesses (điểm yếu), O-opportunities (cơ hội), T-threats (thách thức) Phươngpháp SWOT giúp nhà quản lý, nghiên cứu và lập kế hoạch nhìn ở 4 góc độ: điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm đề ra chính sách quản lý, thực hiện sao chophù hợp
W-2.2.5 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
- Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên các bảng biểu và đồ thị Số liệu đượcquản lý và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm soạn thảo vănbảm Microsoft Word và phần mềm vẽ bản đồ Mapinfo
Trang 31CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Quảng Yên
3.1.1 Hiện trạng phát sinh [10]
a Nguồn phát sinh
Thị xã Quảng Yên được công nhận là đô thị loại IV và đang trên đà phát triểnmạnh Tốc độ đô thị hóa nhanh, kinh tế và đời sống của nhân dân càng ngày càngđược nâng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng tài nguyên ngày càng lớn kéo theo việcphát sinh nhiều chất thải rắn nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng Qua tìmhiểu thì CTRSH thị xã Quảng Yên phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể đượcthể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3.1 Nguồn phát sinh CTRSH tại thị xã Quảng Yên
ST
1 Từ sinh hoạt Hộ gia đình
Trang 323 Từ các cơ
quan
g học, văn phòng nhà nước
Vật liệu thừa trong quá trình sản xuất
Bảng 3.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
( Nguồn: Công ty Dịch vụ Môi trường Quảng Yên, 2016)
Từ bảng 3.2 ta thấy, lượng rác thải phát sinh từ các hộ gia đình chiếm tỷ lệ caonhất 67.1%, như vậy có thể nói lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bànQuảng Yên chủ yếu phát sinh từ các hộ gia đình
Trang 33Rác thải từ chợ và các dịch vụ thương mại chiếm tỷ lệ khá cao 22.6% Điềunày được lý giải bằng thực tế trên địa bàn thị xã có 18 chợ ( chưa kể các chợ cóc,chợ tạm) cùng với các loại hình buôn bán nhỏ lẻ khác phục vụ đời sống nhân dân.Rác thải từ nguồn này chủ yếu là thức ăn thừa, rau, củ, quả bị hỏng… ngoài ra cònmột lượng lớn các loại bao bì, túi bóng, vụn thủy tinh…
Rác thải sinh hoạt từ các cơ quan trường học chiếm 4.9% chủ yếu sinh ra từcác văn phòng, bàn giấy, học tập
Rác thải y tế chiếm 5.2% gồm 2 loại chủ yếu là rác thải thông thường ( rác thảisinh hoạt thông thường của bệnh nhân, y bác sĩ…) và rác thải nguy hại (kim tiêm,bông băng đã qua sử dụng…)
Rác thải từ các nguồn khác chiếm tỷ lệ khá nhỏ khoảng 0.2% Nguồn này chủyếu do người đi lại hoặc người sống 2 bên đường xả ra
- Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
Để tính toán lượng phát sinh CTRSH trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tôi đãtiến hành thực hiện cân rác của 30 hộ/3 xã, phường nghiên cứu dựa trên đặc điểmthành phần kinh tế của các hộ gia đình
Khối lượng rác được cân trong các ngày 3, 5, 7 trong tuần của 30 hộ đã đượclựa chọn để nghiên cứu Xác định khối lượng rác phát sinh bằng cách cân rác của
10 hộ/ xã, phường; ghi kết quả khối lượng CTRSH phát sinh theo từng ngày, xácđịnh khối lượng CTRSH trung bình theo từng hộ, từng người
Đối tượng được chọn là các hộ dân tại phường Yên Giang, phường Đông Mai,
xã Sông Khoai Mỗi hộ có số nhân khẩu và thành phần kinh tế khác nhau
Bảng 3.3 Lượng CTRSH cân tại các hộ gia đình ở địa điểm nghiên cứu
Xã/
phường Hộ
Số nhân khẩu
Thành phần kinh
tế
Tổng lượng rác (kg)
Hệ số phát sinh rác (kg/người)
Trang 34(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2017)
Trong đó: hệ số phát sinh rác= tổng lượng rác của hộ/ số nhân khẩu
Trang 35- Phường Yên Giang có diện tích 3.73km2 với số dân là 2943người Đây là khu vực ven biển, được chọn nghiên cứu để từ đó có thể đánh giáđược lượng chất thải ven biển khác của thị xã Tại khu vực này, người dân chủ yếulàm nghề đánh bắt Vì thế, số nhân khẩu thường không ổn định.
- Phường Đông Mai có diện tích 16.83km2 với số dân là 6582người, là khu vực có quốc lộ 18 chạy qua nên ở đây khá phát triển ngành kinhdoanh, dịch vụ
- Xã Sông Khoai có diện tích 18.39km2 với số dân là 11098người, là một xã thuần nông nên khu vực này được lựa chọn nghiên cứu thông qua
đó có thể đánh giá được hiện trạng của các xã thuần nông tương tự trên địa bàn thịxã
Bảng 3.4 Tổng lượng rác thải phát sinh tại địa bàn nghiên cứu
Trang 36là thực phẩm thừa hoặc rau, củ quả hỏng được làm thức ăn cho gia súc hoặc chếbiến thành phân hữu cơ.
- Khối lượng riêng chất thải rắn sinh hoạt
Để xác định khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Quảng Yên,tôi đã tiến hành thí nghiệm xác định khối lượng riêng tại Phường Yên Giang,Phường Đông Mai, xã Sông Khoai
Tại địa điểm tập kết rác của từng phường xã, tiến hành xáo trộn theo kỹ thuật
“một phần tư” Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào thùng 50l đến khi chất thải rắn đầymiệng thùng Nâng thùng cách mặt đất khoảng 30cm, lặp đi lặp lại 4 lần Đổ nhẹmẫu chất thải rắn vào để bù lượng chất thải rắn đã bị lèn xuống Sau đó cân và ghikhối lượng của cả thùng và chất thải rắn, lấy khổi lượng này trừ đi khối lượng thùng
ta được khối lượng chất thải rắn làm thí nghiệm Chia khối lượng chất thải rắn chothể tích thùng làm thí nghiệm (50l) ta được khối lượng riêng của chất thải rắn
Bảng 3.5 Khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt
Khối lượng riêng (kg/m 3 )
Trung bình (kg/m 3 )
Trang 37c Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Qua phiếu điều tra thực tế người dân tại khu vực nghiên cứu cho biết thànhphần chủ yếu trong hoạt động sinh hoạt của họ bao gồm: rác hữu cơ ( thức ăn thừa,
lá cây, rau củ quả hỏng…), rác vô cơ ( vỏ bao bì, sành sứ, đĩa bát vỡ, …) và rác táichế ( chai nhựa, giấy báo, vỏ nhựa, bìa carton )
Các mẫu rác thải sinh hoạt lấy từ các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứusau khi được cân để xác định khối lượng và hệ số phát sinh sẽ được thu gom và tiếnhành phân loại Thành phần rác thải tại các hộ gia đình được lựa chọn nghiên cứuđược thể hiện ở bảng 3.6
Trang 38Bảng 3.6 Thành phần rác thải của các hộ gia đình tại 3 xã/phường
Lượng (Kg)
Tỷ lệ
(%)
Khối Lượng (Kg)
Tỷ lệ
(%)
Khối Lượng (Kg)
lông, thủy tinh)Nhóm 3 - Nhóm còn lại
(Nguồn điều tra thực tế năm 2017)