Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp (Trang 44)

2.3.4.1: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Tồn kho bình quân Tồn kho bình quân = ( Tồn đầu kỳ + Tồn cuối kỳ)/2

Bảng9: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho

TT Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 2009 Giá trị Giá trị Chênh lệch so với năm 2006 Giá trị Chênh lệch so với năm 2007 Giá trị Chênh lệch so với năm 2008 1 Giá vốn hàng bán (Tỷ đồng) 120.7 276.8 156.1 180.7 -96.73 270.2 90.13 2 Tồn kho bình quân (tỷ đồng) 41 57.1 16.1 30.55 -26.55 64.85 34.3 3 Vòng quay hàng tồn kho(3=2/1) (vòng) 2.94 4.85 1.9 5.89 1.05 4.17 -1.73

Qua bảng trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho của doanh ghiệp có sự gia tăng qua các năm. Cụ thể năm 2006 hàng tồn kho luân chuyển được 2.94 vòng, thì đến

năm 2009 là 4.17 vòng. Đặc biệt năm 2008 vòng quay hàng tồn kho đạt được 5.89 vòng. Năm 2007 vòng quay hàng tốn kho đạt 4.85 vòng tăng 1.64 lần so với năm 2006. Vòng quay hàng tồn kho của năm 2009 lại thụt giảm so với năm 2008, tỷ lệ này chỉ còn bằng 0.7 lần so với năm 2008.

2.3.4.2: Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân

Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán hàng/Phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân = 360/Vòng quay khoản phải thu

Tổng số ngày trong kỳ = 360 ngày

Bảng10: Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân

STT Chỉ tiêu Năm

2006 2007 2008 2009

1 Doanh thu (Tỷ đồng) 133.2 291.9 196.6 280.6

2 Phải thu bình quân (Tỷ

đồng) 76 66.65 95.9 151.05

3 Vòng quay khoản phải

thu 1.75 4.38 2.05 1.86

4 Kỳ thu tiền bình quân 205.41 82.2 175.61 193.79

Biểu đồ 7: Vòng quay khoản phải thu từ 2006- 2009

Vòng quay khoản phải thu của Tổng công ty có sự gia tăng giữa các năm. Đặc biệt năm 2007 vòng quay khoản phải thu là 4.38 tăng 2.5 lần so với năm 2006. Sau đó giảm dần. Sở dĩ vòng quay khoản phải thu tăng lên là do sự gia tăng của doanh thu. Năm 2007 là năm doanh nghiệp đạt được doanh thu lớn nhất trong kỳ ( 291.9 tỷ đồng) do đó vòng quay khoản phải thu cũng lớn nhất. Kỳ thu tiền bình quân của Tổng công ty giảm dần trong các năm. Nguyên nhân là do sự gia tăng của vòng quay khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Năm 2006 doanh nghiệp cần 205.41 ngày để có thể thu được các khoản phải thu trong năm. Đến năm 2007 doanh nghiệp chỉ cần 82.2 ngày để thu các khoản phải thu. Các năm về sau tỷ lệ này lại tăng lên. Điều này là không tốt cho doanh nghiệp, nó chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản lưu động càng có hiệu quả, tính thanh khoản của tài sản càng tốt. Vì vậy trong các năm tới, Tổng công ty cần có những biện pháp thích hợp để làm giảm chỉ tiêu này để có hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư. Các khoản phải thu nên giữ ở mức bịnh ổn.

2.3.4.3: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu/ TSLĐ bình quân Mức đảm nhiệm TSLĐ = TSLĐ bình quân/ Doanh thu

Hiệu quả sử dụng TSLĐ = Lợi nhuận sau thuế/TSLĐ Bình quân

STT Chỉ tiêu

Năm

2006 2007 2008 2009

1 Doanh thu thuần (Tỷ đồng) 133.2 291.9 196.6 280.6

2 Lợi nhuận sau thuế (Tỷ đồng) 4.58 0.36 4.42 17

3 TSLĐ Bình quân (Tỷ đồng) 189.1 188.15 176.55 253.35

4 Hiệu suất sử dụng TSLĐ (1)/(3) 0.7 1.55 1.11 1.11

5 Mức đảm nhiệm TSLĐ (3)/(1) 1.42 0.64 0.9 0.9

6 Hiệu quả sử dụng TSLĐ (2)/(3) 0.02 0.002 0.03 0.07

Biểu đồ 9 : Hiệu suất sử dụng TSLĐ

Hiệu suất sử dụng TSLĐ: Được sử dụng để cho biết mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Trong bảng trên ta thấy, Hiệu suất sử dụng TSLĐ có sự tăng lên qua các năm nhưng không đều nhau. Trong năm 2006 con số này là 0.7 cho biết trong năm này cứ mỗi đồng TSLĐ được huy động vào sản xuất sẽ tạo ra được 0.7 đồng doanh thu thuần. Năm 2007 tỷ lệ này tăng lên 2.2 lần đạt 1.55, nó cho ta biết trong năm 2007 mỗi đồng TSLĐ đưa vào trong sản xuất sẽ tạo ra được 1.55 đồng doanh thu. Sang năm 2008, 2009 tỷ lệ này là 1.11 giảm so với năm 2007, giảm 40%, trong năm này, cứ mỗi đồng TSLĐ đưa vào sử dụng sẽ tạo ra 1.11

đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt và có hiệu quả. Năm 2007 tỷ lệ này cao là do doanh thu thuần của Tổng công ty tăng mạnh, tuy lượng vốn lưu động trong năm cũng tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần tăng nhanh hơn làm cho hiệu suất sử dụng tài sản trong năm 2007 là cao nhất. Trong năm 2008 và 2009 do tốc độ tăng của vốn lưu động và tốc độ tăng của doanh thu thuần là bàng nhau do đó tỷ lệ này là không đổi. Chính vì vậy để đạt được hiệu suất sử dụng TSLĐ cao thì Tổng công ty phải có những biện pháp làm tăng doanh thu thuần và tốc độ tăng phải nhanh hơn so với tốc độ tăng của TSLĐ.

Biểu đồ 10: Mức đảm nhiệm TSLĐ

Mức đảm nhiệm TSLĐ: Hiệu xuất sử dụng tài sản lưu động và mức đảm nhiệm tài sản lưu động là hai chỉ tiêu trái ngược nhau. Do đó tá thấy đồ thị của chúng ngược nhau.Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng doanh thu thuần thì cần phải có bao nhiêu đồng TSLĐ đưa vào sử dụng. Chỉ tiêu này càng nhỏ chửng tỏ doanh nghiệp càng cần ít vốn lưu động để tạo ra doanh thu thuần, như thế thì doanh nghiệp hoạt động mới có hiệu quả. Năm 2006 con số này là cao nhất, năm này cũng là năm doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, trong năm này để có một đồng doanh thu thuần Tổng công ty cần phải có 1.42 đồng TSLĐ. Năm 2007 tỷ lệ này là thấp nhất là 0.64, Tổng công ty chỉ cần đầu tư 0.64 đồng cho TSLĐ để có được một đồng doanh thu

thuần. trong hai năm tiếp theo tỷ lện này đêu tăng so với năm 2007 nhưng vẫn ở mức dưới 1, chứng tỏ Tổng công ty vẫn hoạt động có hiệu quả.

Hiệu quả sử dụng TSLĐ (hệ số sinh lời của TSLĐ)

Biểu đồ 11: số sinh lời của TSLĐ

Số sinh lời của TSLĐ: Cho ta biết mỗi đơn vị TSLĐ đem vào đầu tư sẽ tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, do đó chỉ tiêu này càng cao sẽ càng tốt. Năm 2007 chỉ tiêu này thấp nhất, con số này là 0.002. Nguyên nhân chính của kết quả này là do năm 2007 Tổng công ty đạt lợi nhuận cao nhất nhưng do phát sinh nhiều chi phí khác làm cho lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty lại thấp nhất trong những năm nghiên cứu. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty chỉ đạt được 0.36 tỷ đồng, giảm tới 90.2% so với năm 2006. Trong các năm còn lại thì tỷ lệ này luôn tăng chứng tỏ Tổng công ty đã giải quyết khó khăn và phát triển. Năm 2008, 2009 tỷ lệ này lần lượt là 0.03 và 0.07. Năm 2009 tỷ lệ này tăng 0.04 so với năm 2008 và tỷ lệ tăng là 1.68 lần. Nguyên nhân của kết quả này là trong năm 2009 Tổng công ty đã đầu tư phát triển sản xuất, vốn kinh doanh được đầu tư mạnh hơn và hoạt động có hiệu quả hơn, chình vì vậy mà lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty đã tăng mạnh làm cho tỷ lệ này tăng nhanh hơn so với năm 2008. Tuy nhiên so với mặt bằng chung trong nghành sản xuất công nghiệp thì tỷ lệ này vẫn thấp, do đó Tổng công ty cần có những biện pháp trong sản xuất kinh doanh để làm giảm các chi phí sản xuất và tăng doanh thu như thế thì mới sử dụng có hiệu quả đồng vốn đầu tư.

2.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn lưu động2.4.1: Nhân tố bên trong2.4.1: Nhân tố bên trong2.4.1: Nhân tố bên trong2.4.1: Nhân tố bên trong 2.4.1: Nhân tố bên trong

2.4.1.1: Chính sách sử dụng vốn

Công thức tính vốn lưu động VLĐ = Vốn CSH – TSCĐ VLĐ = TSCĐ – Nợ ngắn hạn

Tổng công ty huy động vốn từ các kênh khác nhau: Vôn CSH, vốn từ sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư của nhà nước…. Trước mỗi năm sản xuất kinh doanh, Tổng công ty điều đưa ra những kế hoạch sử dụng vốn cho những kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm đó. Vì Tổng công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực: Xây lắp công nghiệp, sản xuất các thiết bị, phụ tùng máy móc, đầu tư tài chính….trong đó lĩnh vực chính là sản xuất và lắp ráp các thiết bị cơ khí. Do đó ban lãnh đạo Tổng công ty và các phòng ban phải lên kế hoạch sử dụng vốn cho từng bản hợp đồng và các lĩnh vực đầu tư trong năm. Để đảm bảo nguồn vốn sử dụng có hiêuh quả thì ban lạnh đạo Tổng công ty phải đưa ra những chính sách sử dụng vốn hợp lý. Trong mỗi năm Tổng công ty đưa ra những chỉ tiêu sản xuất được bao nhiêu ssoos lượng các sản phẩm. Từ đó phải phân bổ nguồn vốn cho việc mua sắm nguyên vật liệu và máy móc thiết bị cho hợp lý.

2.4.1.2: Công tác quản lý nguyên vật liệu

•Công tác xác định định mức tiêu dùng NVL

Đây là bước đầu quan trọng trong việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Nếu bước này mà Tổng công ty xác định không chính xác sẽ dẫn đến hậu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi định mức tiêu dùng NVL lại xác định cao hơn thực tế sẽ làm cho doanh nghiệp tồn một lượng lớn NVL trong kho như thế sẽ làm tăng các chi phí lưu kho, bảo quản NVL. Còn nếu xác định thấp hơn thực tế thì sẽ không thể sản xuất được sản phẩm và không đáp ứng được dủ lượng hàng cần thiết cho các hợp đồng. Từ đó sẽ làm giảm uy tín của Tông công ty đối với khách hàng.

•Công tác xác định nhu cầu NVL

Trong mỗi năm Tổng công ty đều phát sinh những hợp đồng sản xuất cũ và mới. Tương ứng với mỗi hợp đồng kinh doanh thì Tổng công ty phải sản xuất với số lượng hàng hóa xác định. Bên cạnh đó Tổng công ty còn phải sản xuất dư một số lượng hàng hóa nhất định để dự trữ nhằm đáp ứng cho việc phát sinh những đơn hàng lớn đòi hỏi thời gian sản xuất ngắn. Từ những hợp đồng đó doanh nghiệp dựa vào định

mực tiêu dùng NVL để xác định nhu cầu NVL cho các đơn hàng đó. Từ đó TCT xây dựng kế hoạch mua NVL từ những nhà cung ứng trên thị trường. Đây cũng là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì nếu xác định sai sẽ dẫn đến khâu mua sắm NVL sẽ thừa hoặc thiếu. Từ đó sẽ làm phát sinh những chi phí cho việc dự trữ NVL và làm tăng giá thành sản phẩm.

•Các hình thức cấp phát NVL

Tổng công máy và thiết bị công nghiệp là một Tổng công ty lớn với nhiều đơn vị thành viên. Do đó việc xác định mức và nhu cầu, mua sắm NVL đều do các đơn vị thành viên xác định và báo cáo lên ban lãnh đạo Tổng công ty xét duyệt. Do đó để phù hợp thì mỗi đơn vị xác định cho mình các cánh tính khác nhau. Từ đó mỗi đơn vị thành viên sẽ tổ chức mua NVL và cấp phát cho từng phân xưởng sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Có các hình thức cấp phát được các đơn vị áp dụng là:

+ Cấp phát theo định mức: dựa vào định mức xác định từ trước, các đơn vị sẽ xuất hóa đơn xuất kho đến kho NVL để kho bố trí cấp phát cho các phân xưởng sản xuất và cuối mỗi kỳ các đơn vị đều phải báo cáo tiến độ tiêu dùng NVL tới ban lanh đạo Tổng công ty xem xét.

+ Cấp phát theo yêu cầu: Do trong quá trình sản xuất phát sinh các yếu tố khác nên mỗi phân xưởng sản xuất có thể yêu cấu kho NVL xuất kho cho phân xưởng mình để thực hiện sản xuất.

2.4.2: Nhân tố bên ngoài

2.4.2.1: Thị trường nguyên vật liệu

Là một Tổng công ty lớn, để đảm bảo quá trính cung ứng nguyên vật liệu được liên tục cho việc sản xuất kinh doanh thì Tổng công ty đã thiết lập mối quan hệ với nhiều nhà cung ứng cả trong và ngoài nước. Các máy móc thiết bị đòi hỏi trình độ công nghệ cao thì Tổng công ty phải nhập khẩu từ các nước trên thế giới: Nhật, Hàn Quốc, Nga, Hà Lan…. Để đảm bảo chi phí sản xuất tiết kiệm tối đa, Tổng công ty luôn xem xét lựa chọn nhà cung ứng thích hợp. VD: các thiết bị lẻ trong nước có thể sản xuất và đảm bảo chất lượng thì Tổng công ty nhập ngay ở trong nước. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn có một số đợn vị thành viên chuyên sản xuất một số thiết bị máy móc như: Công ty Cơ khí Hà Nội, Cơ khí Quang Trung, Công ty Cơ khí Caric. Các thiết bị được cung cấp đáp ứng cho sản xuất của các đơn vị thành viên, một số đước xuất bán trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Nguyên vật liệu cung cấp cho ngành cơ khí những năm vừa qua chịu nhiều biến động, trong đó có các

chính sách của nhà nước, VD: chính sách hạn chế nhập khẩu phôi thép để thúc đẩy sản xuất trong nước. Trong khi đó lượng thép sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, bên cạnh đó giá thép trong nước còn cao và kém chất lượng hơn thép nhập khẩu. Khi giá thép trong nước tăng cao để đảm bảo sản xuất có lãi và giữ mối quan hệ với khách hàng thì Tổng công ty đã đàm phán và nâng mức giá bán sản phẩm từ 2% đến 5%.

2.4.2.2: Giá cả NVL

Những năm vừa qua giá cả trong nền kinh tế nói chung và giá nguyên vật liệu cho ngành cơ khí nói riêng đều có những biến động xấu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của tất cả các doanh nghiệp. Giá nguyên vật liệu tăng là do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: giá xăng dầu tăng cao, giá thép tăng, thuế nhập khẩu tăng… là một tổng công ty lớn nhưng cũng chịu nhiều ảnh hưởng của vấn đề tăng giá nguyên vật liệu. Do tổng công ty luôn có những công trình lớn với thời gian kéo dài từ 2-4 năm. Do đó những biến động đó gay khó khăn trong việc xác định mức dự toán cho các công trình. Lợi thế của Tổng công là một Tổng công ty lớn, hoạt động lâu năm nên đã thiết lập được mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp nên nguồn cung ứng của Tổng công ty ít biến động hơn so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, Tổng công ty thường xuyên phải nhập khẩu các máy móc thiết bị từ nước ngoài nên chịu nhiều ảnh hưởng từ tỷ giá hối đoái. Do đó các dự án phải sử dụng các thiết bị nhập khẩu đều được Tổng công ty xem xét trước khi tham gia dự thầu. Vd: khi sản xuất và lắp đặt thiết bị cho nhà máy sản xuất bia Huda Huế, khi Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá đồng Việt Nam với đô la Mỹ khi đó giá trị các thiết bị đều bị tăng lên 6,2% so với hợp đồng tức là tăng hơn 862 triệu đồng. Để đảm bảo cho sản xuất Tổng công ty phải đàm phán với chủ đầu tư để bù đắp giá trị hợp đồng. Kết quả đã được hai bên xem xét và tăng giá trị cho các thiết bị nhập khẩu trong hợp đồng. Với tình hình tỷ giá hối đoái biến động liên tục, làm ảnh hưởng đến nhiều hợp đồng của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w