Nguồn hình thành vốn lưu động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp (Trang 40 - 42)

Nguồn vốn lưu động của Tổng công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn nợ ngắn hạn và một phần được bổ sung từ nguồn dài hạn (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn). Trong nguồn vốn ngắn hạn, giống như đa số các doanh nghiệp Việt Nam, nguồn tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn bên cạnh đó nguồn vốn hình thành từ tiền ứng trước của người mua và tín dụng thương mại từ người bán cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Vốn lưu động ròng (NWC = TSLĐ - Nguồn vốn ngắn hạn) của Tổng công ty qua các năm đều > 0, duy chỉ có năm 2008 thì vốn lưu động ròng là < 0, điều này thể hiện Tổng công ty đã sử dụng một phần nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động. Với chính sách tài trợ này khả năng thanh toán của Tổng công ty sẽ tăng tuy nhiên khả năng sinh lời sẽ giảm do các nguồn dài hạn có chi phí cao hơn. Sự thận trọng của Tổng công ty là đúng đắn trong hoàn cảnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: do đặc điểm của hoạt động sản xuất và xây lắp các thiết bị công nghiệp, khi thiếu vốn sẽ dẫn đến chậm tiến độ thi công và có thể gây những tổn thất cực kỳ to lớn; các khoản vay ngắn hạn của Công ty đa phần đều là các khoản tín dụng ngắn hạn của các Ngân hàng thương mại và từ khoản của người mua trả tiền trước.

Bảng 7: Cơ cấu nợ ngắn hạn của Tổng công ty

Chỉ tiêu Năm

2006 2007 2008 2009

Nợ ngắn hạn 155.4 99.3 180.2 268.2

- Vay ngắn hạn 35.0 16.0 2.6 61.0

- Phải trả cho người

bán 8.2 9.7 7.6 29.0

- Người mua trả tiền

trước 108.0 71.0 124.0 152.0

- Nợ ngắn hạn khác 3.2 2.6 45.0 25.2

Biểu đồ 5: Cơ cấu nợ ngắn hạn của Tổng công ty từ 2006- 2009

Từ bảng và biểu đồ trên ta thấy, trong cơ cấu nợ ngắn hạn của Tổng công ty thì chỉ tiêu người mua trả tiền trước chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm từ 60%-70%).Do là một Tổng công ty lớn có uy tín trong sản xuất kinh doanh nên được các bạn hàng tin cậy trả tiền ứng trước khi mua hàng hóa của Tổng công ty.

Như vậy, thông qua phân tích kết quả kinh doanh và cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Tổng công ty cho thấy trạng thái hoạt động của Tổng công ty tương đối tốt. Công ty đang dần mở rộng quy môsản xuất và không ngừng nâng cao năng lực hoạt

T đ ồn g

độngsản xuất kinh doanh điều này cũng tưng ứng tạo ra sự tăng trưởng hợp lý trong kết quả doanh thu, lợi nhuận. Cơ cấu tài sản của Công ty phù hợp với đặc thù của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xây lắp các thiết bị công nghiệp. Tuy nhiên trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, trong điều kiện của Tổng công ty hiện nay: là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc bộ Công Thương nên Tổng công ty vẫn giành được sự tín nhiệm và nhận được các khoản tín dụng từ các ngân hàng thương mại và từ những khách hàng. Nhưng để đảm bảo tính chủ động về nguồn vốn cho sản xuất thì Tổng công ty vẫn phải nên thay đổi cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w