2.5.1: Kết quả thu được
Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty, qua các chỉ tiêu đã phân tích trên ta thấy doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn lưu động có hiệu quả. Vốn lưu động không ngừng tăng lên qua các năm. Điều đó cho ta thấy Tổng công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư cho sản xuất. Khi
nguồn vốn lưu động tăng lên thì các nguồn vốn đầu tư cho các khoản mục khác: máy móc thiết bị, tiền lương cho công nhân viên … cũng tăng một tỷ lệ thích hợp. Điều đó giúp Tổng công ty cân đối, sử dụng hợp lý các nguồn vốn.
2.5.2: Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu mà Tổng công ty đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà Tổng công ty cần khắc phục, như thế thì mời sử dụng tốt hơn nguồn vốn lưu động.
+ Tỷ lệ hàng tồn kho của Tổng công ty vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn lưu động (chiếm từ 24.5%-33.7% tổng tài sản lưu động). Điều này làm nguồn vốn bị ứ đọng nhiều nhất trong khâu lưu thông. Trong hàng tồn kho thì nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ lệ cao hơn cả (chiếm hơn 35% hàng tồn kho), tiếp đến là thành phẩm tồn kho (chiếm gần 34% hàng tồn kho). Vì vậy Tổng công ty cần xác định lượng hàng hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cho hợp lý tránh gây ứ đọng vốn, cũng không làm thiếu vốn gây gián đoạn trong sản xuất.
+ Vốn bằng tiền của Tổng công ty trong những năm đầu còn chiếm tỷ lệ quá lớn trong Tổng tài sản lưu động (chiếm 22%-41%). Khi dự trữ một lượng tiền mặt lớn như vậy thì Tổng công ty sẽ chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng số tiền đó sẽ không sinh lãi và phát sinh khoản chi phí sơ hội của việc giữ tiền gây lãng phí và ứ đọng vốn
+ Tỷ lệ khoản phải thu cũng chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn vốn lưu động. Trong năm 2009 khoản phải thu chiếm 49.2% tài sản lưu động. Điều này cho thấy Tổng công ty đang bị chiếm dụng vốn. Do đó Tổng công ty cần đưa ra các biện pháp để thu hồi các khoản phải thu nhằm tăng vòng quay của vốn lưu động.
+ Việc quản lý, cấp phát nguyên vật liệu còn mang nặng tính thủ công, theo kinh nghiệm. Do đó dẫn đến lãng phí trong sản xuất. Vấn đề này là do đặc thù của loại hình của doanh nghiệp.
2.5.3: Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân chủ yếu là do loại hình hoạt động của Tổng công ty: là một doanh nghiệp trực thuộc bộ công nghiệp (nay là bộ Công thương). Do đó cơ chế quản
lý trong Tổng công ty còn mang nặng tư tưởng của cơ chế cũ. Là một doanh nghiệp nhà nước nên vấn đề quản lý và sử dụng vốn của Tổng công ty chưa được kiểm tra chặt chẽ, chưa có động lực để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc cấp phát nguyên vật liệu chưa được xác đinh theo bất kể phương pháp khoa học nào, chủ yếu là theo kinh nghiệm. Do đó dẫn đến thất thoát lãng phí trong sử dụng NVL.
Bên cạnh đó do tính chất NVL mà Tổng công ty dùng để chế tạo sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên, dẫn đến chất lượng NVL bị ảnh hưởng lớn.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN LƯU ĐỘNG
3.1: Phương hướng và mục tiêu phát triển của nguồn vốn lưu động trong giai đoạn tới (2010- 2015)trong giai đoạn tới (2010- 2015)trong giai đoạn tới (2010- 2015)trong giai đoạn tới (2010- 2015) trong giai đoạn tới (2010- 2015)
3.1.1: Phương hướng
Về hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất thiết bị toàn bộ. Trong giai đoạn 2010- 2015 Tổng công ty sẽ tích cực đầu tư thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất thiết bị đồng bộ. Tiến tới có thể sản xuất được các thiết bị chính, thiết bị có độ phức tạp cao.
- Giữ vững và phát triển các sản phẩm truyền thống tiến tới xuất khẩu: Các sản phẩm truyền thống của Tổng công ty như máy công cụ, các loại hộp giảm tốc, dụng cụ và phụ tùng…. Hiện thị trường còn nhiều tiềm năng.
- Phát triển thêm các sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của thị trường trên cơ sở năng lực sẵn có
Về hoạt động đầu tư:
Trong giai đoạn 2010 - 2015 dự kiến Tổng cty sẽ triển khai nhiều dự án lớn tại các đơn vị thành viên. Đây đều là những dự án liên quan tới phương hướng cũng như chiến lược phát triển của Tổng công ty cũng như cảu các đơn vị thành viên. Tích cực đẩy nhanh quá trình đầu tư để nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động sản xuất, góp phần đạt tăng trưởng ổn định và vững bền.
Hoạt động khoa học công nghệ và Phát triển sản phẩm mới:
- Tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp thu công nghệ trong việc sản xuất thiết bị toàn bộ tiến tới nâng tỷ lệ nội đại hóa sản phẩm chế tạo ở Việt nam. Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ từ trong nước và từ nước ngoài trong thiết kế và
chế tạo các sản phẩm theo các đơn đặt hàng của các dự án xây dựng và lắp đặt các nhà máy thủy điện và nhiệt điện, các nhà máy sản xuất bia, rượu, giấy, xi măng….
Phát triển nguồn nhân lực:
Phát triển nguồn nhân lực là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đào tạo phát triển các kỹ năng cho người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề có chất lượng cao. Trong giai đoạn này tiếp tục hợp tác với các công ty nước ngoài về khoa học kỹ thuật và sản xuất thiết bị toàn bộ để học hỏi và đúc rút kinh nghiệm trong quá trình sản xuất.
3.1.2: Mục tiêu phát triển
3.1.2.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh
- Tham gia vào việc cung cấp thiết bị toàn bộ cho các công trình trọng điểm của đất nước.
- Từng bước làm chủ công nghệ và hợp tác quốc tế về thiết kế, công nghệ để tổng thầu được các công trình thiết bị toàn bộ còn lại.
- Đẩy mạnh việc chế tạo và cung cấp thiết bị cho các công trình nhiệt điện. - Hướng vào làm máy công cụ xuất khẩu với việc chọn loại máy có đủ năng lực cạnh trạnh với khu vực. Phấn đấu đưa Việt Nam là một trong những nước trong khu vực có ngành chế tạo máy công cụ mạnh.
Bảng 12: Các chỉ tiêu xác định cho năm năm tới ( 2011-2015)
TT Chỉ tiêu Dự kiến
2010 Năm Kế hoạch năm (tr.đồng)
2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
A B 1 2 3 4 5 6
I ( Giá CĐ 1994)Giá trị SXCN 657,297 729,600 820,800 943,920 1,085,508 1,270,044 14.10
II thu, trong đó:Tổng doanh 1,900,000 2,000,000 2,250,000 2,500,000 2,800,000 3,200,000 11.03
- Doanh thu sản xuất công nghiệp 1,090,000 1,150,000 1,288,000 1,506,960 1,778,213 2,080,509 13.90 - Doanh thu thương mại 810,000 850,000 962,000 993,040 1,021,787 1,119,491 6.76 III Sản phẩm chủ yếu - Thiết bị toàn bộ 490,000 539,000 605,297 699,118 810,977 944,788 14.06 - Máy công cụ 2,750 2,850 3,300 3,850 4,500 5,700 15.93 - Hàng quy chế 3,600 3,750 3,900 4,200 4,500 4,800 5.93 - Khung nhà kho 52,000 58,000 70,000 85,000 95,000 105,000 15.19
IV Giá trị xuất khẩu 12,000 13,000 15,000 17,000 18,500 21,000 11.88
V Sản phẩm xuất khẩu
Máy công cụ 2,550 2,680 3,150 3,700 4,300 5,500 16.84
VI Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu 18,000 19,000 20,500 23,000 25,000 27,500 8.87
VII Đầu tư XDCB 200,000 450,000 250,000 200,000 200,000 250,000 17.11
( Nguồn : Phòng tài chính kế toán)
3.1.2.2: Về phát triển nguồn nhân lực
Mục tiêu trong giai đoạn tới của Tổng công ty là làm chủ hoàn toàn từ khâu thiết kế công nghệ, thiết kế sản phẩm đến chế tạo, tổng thành hệ thống, lắp đặt, vận hành và đảm nhận toàn bộ dịch vụ sau bán hàng. Hàng năm đều cử cán bộ đến các nước trên thế giới để học tập kinh nghiệm và cách vận hành chế tạo các máy móc. Cung cấp đầy dủ trang thiết bị cho việc đào tạo công nhân kỹ thuật của TCT giúp công nhân làm quen với công việc dễ dàng hơn.
Tổng Công ty đã có công văn “Đề xuất một số công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao cần được ưu tiên đầu tư thuộc lĩnh vực cơ khí trong kế hoạch sản xuất đến 2015” cho Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, các sản phẩm dự kiến là:
+ Tuốc bin thủy lực có công suất 20 ÷ 50 MW dùng cho các nhà máy thủy
điện vừa và nhỏ. Hiện nay, Tổng Công ty đã có dự án sản xuất tuốc bin thủy lực công suất đến 50 MW trình Bộ Công Thương.
+ Máy phát điện công suất đến 50 MW dùng cho các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ.
+ Nồi hơi dùng cho các nhà máy nhiệt điện công suất đến 300 MW.
+ Xy lanh thủy lực có đường kính pít tông ≤ 450 mm, hành trình làm việc ≤ 10 m, áp suất làm việc ≤ 210 bar, cần pít tông có đường kính ≤ 250 mm được mạ crôm hoặc gốm; các trạm nguồn và panel thủy lực dùng để điều khiển xy lanh thủy lực nâng hạ các van của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ.
3.2 Một số biện pháp sử dụng vốn hiệu quả3.2.1: Quản lý hàng tồn kho3.2.1: Quản lý hàng tồn kho3.2.1: Quản lý hàng tồn kho3.2.1: Quản lý hàng tồn kho 3.2.1: Quản lý hàng tồn kho
3.2.1.1: Cơ sở lý luận
Bất kể một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng luôn tồn tại một lượng hàng tồn kho nhất định. Hàng tồn kho có thể nằm trong hoặc ngoài chủ định của doanh nghiệp. Hàng tồn kho là một bộ phận cầu thành trong nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả thì daonh nghiệp phải quản lý tốt hàng tồn kho. Khi lượng hàng tồn kho lớn thì doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn và phát sinh chi phí bảo quản lượng hàng tồn kho đó. Còn nếu trong kho không có lượng hàng dự trữ thì sẽ làm cho doanh nghiệp bị động trong sản xuất tức là doanh nghiệp không thể sản xuất khi kỳ thu mua NVL đến nhưng doanh nghiệp chưa mua được như thế sản xuất sẽ bị gián đoạn.
3.2.1.2: Cơ sở thực tiễn
Lượng hàng tồn kho của Tổng công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng Vốn lưu động( tỷ lệ hàng tồn kho từ 24%- 35% tổng lượng vốn lưu động). Thực tiễn ở Tổng công ty cho thấy vấn đề quản lý NVL và sản phẩm tồn kho chưa áp dụng mô hình hiện đại nào. VIệc quản lý, cấp phát, dự trữ NVL chưa theo một biện pháp
khoa học nào mà hầu hết chỉ quản lý theo kinh nghiệm. Do đó nhiều khi doanh nghiệp tồn một lượng hàng tồn kho lớn (VD năm 2005 tỷ lệ này là 35.45%) dẫn đến việc ứ đọng vốn, giảm vòng quay của vốn trong sản xuất, làm giảm hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh đó việc cấp phát nguyên vật liệu không được quản lý chặt chẽ và chính xác do đó vật tư được cấp phát luôn thừa ra so với thực tế dẫn đến lãng phí NVL. Chính vì vậy mà chí phí sản xuất của doanh nghiệp cao hơn thực tế.
3.2.1.3: Các phương pháp quản lý hàng tồn kho
Vấn đề đặt ra ở đây là Tổng công ty cần nghiên cứu và lưa chọn phương pháp quản lý hàng tồn kho một cách hợp lý. Một số biện pháp đưa ra ở đây là: Xác định mức tiêu hao NVL; xác định lượng dự trữ hàng tồn kho; Công tác mua sắm NVL
Xác định mức tiêu hao NVL
Xuất phát từ thực tiễn, Tổng công ty sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực với nhiều chủng loại sản phẩm cơ khí khác nhau, mỗi máy móc thiết bị có những đặc điểm riêng về NVL yêu cầu, do đó việc xây dựng định mức NVL là một vấn đề khá phức tạp. Để làm được điều đó Tổng công ty nên xây dựng định mức cho từng loại thiết bị. Bên cạnh đó các sản phẩm sản xuất trên nhiều công đoạn và có một số công đoạn trùng lặp nhau, Vậy giả pháp đưa ra ở đây là:
− Xác định định mức tiêu hao NVL cho từng khâu, từng giai đoạn sản xuất: Mỗi khâu sản xuất cần xác định định mức NVL riêng. Sau đó tổng hợp lạ để xác định tổng mỗi loại NVL cần thiết cho quá trình sản xuất.
− Thường xuyên kiểm tra , theo dõi các công thức tính định mức NVL để thay đổi khi không hợp lý, cho phù hợp với sản xuất. Khi thâ\ay đổi công nghệ, dây chuyền sản xuất thì phải thay đổi cách tính định mức đảm bảo việc xác định định mức luôn chính xác.
Xác định lượng dự trữ hợp lý
Nguyên tắc: Xây dựng lượng dự trữ hàng hóa, NVL hợp lý đảm bảo cho sản xuất được liên tục và không làm tồn đọng vốn trong dự trữ.
Tổng công ty cần xác định lượng NVL dự trữ cầ thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và tránh làm tồn đọng vốn, tăng chi phí trong sản xuất của doanh nghiệp. Tổng công ty cần xác định chính xác lượng dự trữ thường xuyên, là lượng NVL cần thiết tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất tiến hành bình thường giữa hai kỳ mua sảm NVL
Vdx =Vn * tn Trong đó: Vdx: là lượng NVL dự trữ thường xuyên lớn nhất Vn: Lượng NVL cần dùng bình quân một ngày đêm Tn: Thời gian dự trữ thường xuyên
Đây là cách tính thích hợp nhất để doanh nghiệp xác định chính xác lượng NVL dự trữ hợp lý đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Vấn đề quan trọng là Tổng công ty cần xác đinh chính xác lượng NVL cần dùng bình quân một ngày đêm. Như thế thì công thức này mới phát huy tác dụng của mình.
Công tác mua sắm NVL
Mua sắm NVL cũng là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý hàng tồn kho. Với thực trạng của Tổng công ty là có nhiều loại sản phẩm khác nhau do đó NVL sử dụng cũng đa dạng và thu mua với số lượng lớn và từ nhiều thị trường. Do đó công tác mua sắm NVL là rất khó khăn. Khi tiến hành mua sắm NVL, Tổng công ty cần làm rõ các chỉ tiêu sau: − Lượng NVL cần dùng: [ ] 1 * * n cd i vi i vi di i V S D P D P = =∑ + − Trong đó:
Vcd: Lượng NVL cần dùng cho sản xuất Si: Lượng sản phẩm loại I sản xuất trong kỳ
Dvi: Định mưcx tiêu hao NVL cho đơn vị sản phẩm laoij i Pi: Lượng phế phẩm loại sản phẩm i
Pdi: Lượng phế liệu có thể dùng lại sản phẩm i
−Lượng NVL thực tế cần mua cho kỳ sản xuất
Khi xác định được NVL cần dùng cho sản xuất và lượng NVL dự trữ trong kỳ sản xuất thì Tổng công ty cần xác định lượng NVL cần mua theo công thức:
Vcm =Vcd +(Vd1 −Vd 2 )
Trong đó:
Vcm: Lượng NVL cần mua Vcd: Lượng NVL cần dùng
Vd1và Vd2: Lượng NVL dự trữ đầu kỳ và cuối kỳ
− Xác định khách hàng của Tổng công ty: sau khi xác định được chủng loại và số lượng NVL cần mua thì cần xác định rõ khách hàng cung cấp cho minh loại NVL phù hợp và giá cả hợp lý.
− Ký hợp đồng mua sắm NVL: Trong hợp đồng phải ghi rõ các điều kiện: số lượng NVL mua; giả trị hợp đồng; thời gian giao hàng, địa điểm nhận hàng; thời gian thanh toán và phương thức thanh toán. Khi đó Tổng công ty mới chủ động trong quá trình mua và cấp phát cho quá trình sản xuất.
3.2.2: Giải pháp điều chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động
Mục tiêu đặt ra là phải giảm tỷ trọng vốn lưu động trong khâu lưu thông, tăng tỷ trọng vốn lưu động trong khâu sản xuất trực tiếp. Theo phân tích ở Chương 2, vốn lưu động trong khâu lưu thông của Tổng công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn lưu động, còn vốn lưu động trong khâu sản xuất lại chiếm tỷ lệ thấp.Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp là một doanh nghiệp sản xuất do đó cơ cấu vốn lưu động như vậy là chưa hợp lý. Nếu ta xác định được một cơ cấu vốn nói chung và