Vấn đề đặt ra ở đây là Tổng công ty cần nghiên cứu và lưa chọn phương pháp quản lý hàng tồn kho một cách hợp lý. Một số biện pháp đưa ra ở đây là: Xác định mức tiêu hao NVL; xác định lượng dự trữ hàng tồn kho; Công tác mua sắm NVL
Xác định mức tiêu hao NVL
Xuất phát từ thực tiễn, Tổng công ty sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực với nhiều chủng loại sản phẩm cơ khí khác nhau, mỗi máy móc thiết bị có những đặc điểm riêng về NVL yêu cầu, do đó việc xây dựng định mức NVL là một vấn đề khá phức tạp. Để làm được điều đó Tổng công ty nên xây dựng định mức cho từng loại thiết bị. Bên cạnh đó các sản phẩm sản xuất trên nhiều công đoạn và có một số công đoạn trùng lặp nhau, Vậy giả pháp đưa ra ở đây là:
− Xác định định mức tiêu hao NVL cho từng khâu, từng giai đoạn sản xuất: Mỗi khâu sản xuất cần xác định định mức NVL riêng. Sau đó tổng hợp lạ để xác định tổng mỗi loại NVL cần thiết cho quá trình sản xuất.
− Thường xuyên kiểm tra , theo dõi các công thức tính định mức NVL để thay đổi khi không hợp lý, cho phù hợp với sản xuất. Khi thâ\ay đổi công nghệ, dây chuyền sản xuất thì phải thay đổi cách tính định mức đảm bảo việc xác định định mức luôn chính xác.
Xác định lượng dự trữ hợp lý
Nguyên tắc: Xây dựng lượng dự trữ hàng hóa, NVL hợp lý đảm bảo cho sản xuất được liên tục và không làm tồn đọng vốn trong dự trữ.
Tổng công ty cần xác định lượng NVL dự trữ cầ thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và tránh làm tồn đọng vốn, tăng chi phí trong sản xuất của doanh nghiệp. Tổng công ty cần xác định chính xác lượng dự trữ thường xuyên, là lượng NVL cần thiết tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất tiến hành bình thường giữa hai kỳ mua sảm NVL
Vdx =Vn * tn Trong đó: Vdx: là lượng NVL dự trữ thường xuyên lớn nhất Vn: Lượng NVL cần dùng bình quân một ngày đêm Tn: Thời gian dự trữ thường xuyên
Đây là cách tính thích hợp nhất để doanh nghiệp xác định chính xác lượng NVL dự trữ hợp lý đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Vấn đề quan trọng là Tổng công ty cần xác đinh chính xác lượng NVL cần dùng bình quân một ngày đêm. Như thế thì công thức này mới phát huy tác dụng của mình.
Công tác mua sắm NVL
Mua sắm NVL cũng là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý hàng tồn kho. Với thực trạng của Tổng công ty là có nhiều loại sản phẩm khác nhau do đó NVL sử dụng cũng đa dạng và thu mua với số lượng lớn và từ nhiều thị trường. Do đó công tác mua sắm NVL là rất khó khăn. Khi tiến hành mua sắm NVL, Tổng công ty cần làm rõ các chỉ tiêu sau: − Lượng NVL cần dùng: [ ] 1 * * n cd i vi i vi di i V S D P D P = =∑ + − Trong đó:
Vcd: Lượng NVL cần dùng cho sản xuất Si: Lượng sản phẩm loại I sản xuất trong kỳ
Dvi: Định mưcx tiêu hao NVL cho đơn vị sản phẩm laoij i Pi: Lượng phế phẩm loại sản phẩm i
Pdi: Lượng phế liệu có thể dùng lại sản phẩm i
−Lượng NVL thực tế cần mua cho kỳ sản xuất
Khi xác định được NVL cần dùng cho sản xuất và lượng NVL dự trữ trong kỳ sản xuất thì Tổng công ty cần xác định lượng NVL cần mua theo công thức:
Vcm =Vcd +(Vd1 −Vd 2 )
Trong đó:
Vcm: Lượng NVL cần mua Vcd: Lượng NVL cần dùng
Vd1và Vd2: Lượng NVL dự trữ đầu kỳ và cuối kỳ
− Xác định khách hàng của Tổng công ty: sau khi xác định được chủng loại và số lượng NVL cần mua thì cần xác định rõ khách hàng cung cấp cho minh loại NVL phù hợp và giá cả hợp lý.
− Ký hợp đồng mua sắm NVL: Trong hợp đồng phải ghi rõ các điều kiện: số lượng NVL mua; giả trị hợp đồng; thời gian giao hàng, địa điểm nhận hàng; thời gian thanh toán và phương thức thanh toán. Khi đó Tổng công ty mới chủ động trong quá trình mua và cấp phát cho quá trình sản xuất.