1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tìm hiều về thư viện số thế giới và thư viện số tại thư viện quốc gia việt nam

83 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 2,85 MB

Nội dung

Một số định nghĩa tiêu biểu về thư viện số: Một số thành viên Hiệp hội Thư viện số Hoa kỳ Digital Library Federation đưa ra định nghĩa: “Thư viện số là các tổ chức cung cấp tài nguyên, g

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN

-

LÊ THU HƯỜNG

TÌM HIỂU VỀ THƯ VIỆN SỐ THẾ GIỚI VÀ

THƯ VIỆN SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH – 2007 – X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : THẠC SỸ TRẦN HỮU HUỲNH

Hà Nội, 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em

đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo Qua đây,

em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Thông tin Thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Các thầy cô đã tạo điều kiện giúp chúng em tiếp thu kiến thức và có quá trình học tập bổ ích

Để hoàn thành khóa luận này em đã nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy giáo, Thạc sỹ Trần Hữu Huỳnh Qua đây, em xin gửi tới thầy lời cảm ơn chân thành nhất

Trong quá trình khảo sát tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, em đã được các cô, chú và các anh, chị là cán bộ chỉ bảo tận tình, được trang bị những kiến thức, kinh nghiệm quí báu từ hoạt động thực tiễn thư viện Những kiến thức đó là yếu tố vô cùng quan trọng giúp em hoàn thành khóa luận của mình

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ Thư viện Quốc gia Việt Nam nơi em khảo sát

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2011

Sinh viên

Lê Thu Hường

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đề tài “Tìm hiều về Thư viện số thế giới và thực trạng Thư viện số ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của Thạc sỹ Trần Hữu Huỳnh Đề tài này được tác giả độc lập nghiên cứu trên cơ sở tham khảo tài liệu, khảo sát tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và sự phân tích, đánh giá tổng hợp của bản thân

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2011

Tác giả

Lê Thu Hường

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ của từ viết tắt

AGORA Access to Global Online Research in Agriculture CSDL Cơ sở dữ liệu

ISBD International Standard Bibliographic Description Quy tắc mô tả thư mục quốc tế

ISBN International Standard Book Number

Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách

ISSN International Standard Serial Number

Chỉ số chuẩn quốc tế cho một ấn bản liên tục

LAN Local Area Network

Mạng máy tính cục bộ

OCLC Online Computer Library Center

OPAC Online Public Access Catalog

Mục lục truy cập công cộng trực tuyến

RFID Radio frequency identification

TVQGVN Thư viện Quốc gia Việt Nam

UNESCO United Nations Educational and Caltural

Organization VALEASE Dự án phát huy hệ thống thư tịch cổ ở Đông

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5.Tình hình nghiên cứu của đề tài 2

6.Ý nghĩa của Khóa luận 3

7 Bố cục của Khóa luận 3

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN SỐ VÀ TÌM HIỂU VỀ THƯ VIỆN SỐ THẾ GIỚI (WORLD DIGITAL LIBRARY) 4

1.1 Sơ lược về thư viện số 4

1.1.1 Khái niệm về thư viện số 4

1.1.2 Đặc điểm của thư viện số 6

1.2 Thư viện số thế giới (World Digital Library) 7

1.2.1 Giới thiệu về WDL 7

1.2.2 Nhiệm vụ của WDL 8

1.2.3.Nội dung của bộ sưu tập 8

1.2.4 Cách tổ chức thông tin 9

1.2.5 Giao diện 10

1.2.6 Các dịch vụ WDL cung cấp 10

1.2.7 Công nghệ 10

1.2.8 Đối tác 11

1.2.9 Các tổ chức đóng góp về tài chính 11

1.2.10 Nhận xét 12

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THƯ VIỆN SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 14

2.1 Quá trình hình thành thư viện số tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam 14

Trang 6

2.2 Xây dựng thư viện số/ thư viện điện tử tại Thư viện Quốc Gia Việt

Nam 16

2.2.1.Nhiệm vụ 16

2.2.2 Nội dung bộ sưu tập số 17

2.2.2.1.Nguồn thông tin thư mục 17

2.2.2.2 Nguồn thông tin toàn văn 18

2.2.3 Cách tổ chức thông tin 30

2.2.4 Giao diện 30

2.2.5.Dịch vụ thư viện số cung cấp 30

2.2.6 Công nghệ 31

2.2.7 Đối tác 38

2.2.8 Đóng góp tài chính 39

2.3 Nhận xét chung 40

2.3.1.Ưu điểm 40

2.3.2.Hạn chế 41

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THƯ VIỆN SỐ Ở THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 42

3.1 Hoàn thiện hệ thống phần mềm 42

3.2 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thông tin- thư viện 47

3.3 Tăng cường trao đổi chia sẻ nguồn tài nguyên số 49

3.4 Đảm bảo tính pháp lý của tài nguyên số 51

3.5 Đảm bảo nguồn kinh phí trong số hóa tài liệu 55

3.6 Đẩy mạnh quảng bá các dịch vụ, Marketing về thư viện 56

KẾT LUẬN 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thư viện là nơi thông tin được tổ chức, dễ dàng tìm thấy thông tin khi con người cần và chỉ có giá trị khi thông tin trở nên hữu ích Những người làm công tác thư viện có nhiệm vụ đảm bảo sự tiếp cận không hạn chế và chuyển giao cho thế hệ Khi còn thơ ấu, ta nghĩ thư viện như một nơi có phép màu kỳ diệu, một ngôi nhà của ước mơ Ta có thể đến Thư viện, mở sách ra

và bắt đầu một cuộc hành trình tưởng tượng đi đến bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào Ngày nay, con người vẫn còn những điều thú vị nói về thư viện, về vai trò của nó trong việc mở mang trí tuệ vượt ra ngoài giới hạn của bản thân mình để học hỏi hiểu biết hơn về thế giới xung quanh và những người khác đang chung sống cùng chúng ta

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã đem lại nhiều lợi ích cho con người, những tiện ích mà trước đây chỉ là ước mơ được gửi gắm trong các bộ phim khoa học viễn tưởng Internet ra đời cùng với thư viện số đã thay đổi cuộc sống con người Chỉ cần click

Trước đây, muốn tra cứu thông tin phải đến thư viện, giờ đây chỉ một cái "click" là tất cả hiện ra Bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu miễn là kết nối được Internet thì ở đó có thư viện số Với công nghệ tiên tiến hiện nay thư viện số trở thành một phần của cuộc sống con người

Thư viện số thế giới (World Digital Library) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành thông tin - thư viện trong thời đại tin học hóa hiện nay Tổ chức Giáo dục - khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã phối hợp với thư viện Quốc hội Mĩ khai trương Thư viện số thế giới (World Digital Library), một trang web cung cấp miễn phí những quyển sách hiếm, bản đồ, tác phẩm viết tay, phim và hình ảnh trên khắp thế giới Đây là sáng kiến của James Billington, giám đốc Library of Congress - thư viện lớn nhất thế giới của Quốc hội Mỹ

Trang 8

Tại Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã khai trương thư viện số/thư viện điện tử vào năm 2007

Nghiên cứu về Thư viện số thế giới (World Digital Library) và thư viện số/thư viện điện tử tại Thư viện Quốc gia Việt Nam để giúp ta có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc nhất về tình hình thư viện số hiện nay Chính vì vậy, tôi

chọn đề tài Khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiều về Thư viện số thế giới và Thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” nhằm tìm hiểu và đưa ra các giải

pháp thư viện số ngày càng hoàn thiện là vô cùng cần thiết

2 Mục đích nghiên cứu

Thư viện số với mục đích “Tạo khả năng truy cập thông tin mọi nơi, mọi lúc trên phạm vi toàn cầu” đang giúp nhân loại xóa bỏ khoảng cách, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu – giáo dục – kinh tế - chính trị - văn hóa…và là một thành phần tạo nên xã hội thông tin đương đại

Nghiên cứu thư viện số được coi là công việc tiên quyết, quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào muốn xây dựng và phát triển thư viện số vì có nghiên cứu tốt thì quá trình triển khai mới đúng hướng, đạt kết quả cao

Khóa luận đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện thư viện

số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận giới hạn trong Thư viện số thế giới World Digital Library (www.wdl.org) và thư viện số/thư viện điện tử tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Tìm kiếm trên Internet; Thống kê; Xử lý phân tích; Tổng hợp; Đánh giá

5.Tình hình nghiên cứu của đề tài

Có một số bài báo, tạp chí tìm hiểu về thư viện số thế giới, song chưa

có đề tài nào nghiên cứu việc ứng dụng cụ thể thư viện số tại Việt Nam Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài này cho khóa luận của mình là hoàn toàn phù hợp Tôi

hi vọng, kết quả đạt được là những đóng góp thiết thực về mặt lí luận và thực

Trang 9

thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam nói riêng và các cơ quan thông tin - thư viện nước ta nói chung

6.Ý nghĩa của Khóa luận

- Về lý luận: Đề tài góp phần khẳng định vai trò quan trọng của thư viện số trong hoạt động thông tin – thư viện

- Về thực tiễn: Đề tài đưa ra những giải pháp, kiến nghị để thư viện số ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin

7 Bố cục của Khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Khóa luận được chia thành 3 chương:

Chương 1: Khái quát về thư viện số và tìm hiểu về thư viện số thế giới (World Digital Library)

Chương 2: Thực trạng công tác thư viện số tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thư viện số ở Thư viện Quốc Gia Việt Nam trong thời gian tới

Trang 10

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN SỐ

VÀ TÌM HIỂU VỀ THƯ VIỆN SỐ THẾ GIỚI

(WORLD DIGITAL LIBRARY) 1.1 Sơ lược về thư viện số

1.1.1 Khái niệm về thư viện số

Với sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của mạng lưới truyền thông và công nghệ thông tin, thư viện số đã ra đời và đang có sự phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay Những thư viện số này sẽ trở thành trung tâm thu thập

và sản sinh ra nhiều tài nguyên thông tin khác nhau, là cầu nối cho sự trao đổi giữa các chuyên gia, thủ thư và bạn đọc, là công cụ khám phá, tìm kiếm, truy xuất thông tin và là mô hình hiện đại nhằm cung cấp những dịch vụ thông tin chuyên biệt ở mức độ cao Sự xuất hiện của thư viện số không chỉ tạo ra một

cơ hội mới cho sự phát triển thư viện trong tương lai, mà còn đặt ra những yêu cầu cao hơn trong việc cải tổ thư viện truyền thống, đặc biệt là phát triển một thủ thư theo “phong cách mới”

Thư viện số là gì?

Thư viện điện tử và Thư viện số là những khái niệm đang còn rất mới ở Việt nam và cũng tồn tại nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau: Thư viện điện tử, Khái niệm về thư viện điện tử được định nghĩa như sau: “Một hệ thống thông tin trong đó các nguồn thông tin đều có sẵn dưới dạng có thể xử

lý được bằng máy tính và trong đó tất cả các chức năng bổ sung, lưu trữ, bảo quản, tìm kiếm, truy cập và hiển thị đều sử dụng kỹ thuật số”

Sự xuất hiện khái niệm này có liên quan trực tiếp tới sự bùng nổ Internet và Web mang lại Khái niệm này đang được các chuyên gia công nghệ thông tin sử dụng để chỉ toàn bộ hệ thống dạng này, bất kể có dựa trên một thư viện truyền thống hay không Môi trường kỹ thuật Internet hiện nay thậm chí cho phép một số người coi toàn thể nguồn thông tin của mạng một

Trang 11

người sử dụng mạng trên hành tinh và các công cụ tìm tin và sự hiện diện của Web bảo đảm các chức năng thư mục cho thư viện đó

Nhiều định nghĩa đã được công bố trong giới học giả thế giới về thư viện nhằm định nghĩa rõ ràng một thư viện số Một số định nghĩa tiêu biểu về thư viện số:

Một số thành viên Hiệp hội Thư viện số Hoa kỳ (Digital Library Federation) đưa ra định nghĩa: “Thư viện số là các tổ chức cung cấp tài nguyên, gồm các nhân viên chuyên biệt giúp lựa chọn, tổ chức, cung cấp khả năng truy cập thông minh, chỉ dẫn, phân phối, bảo quản tính toàn vẹn và sự thống nhất của các bộ sưu tập số theo thời gian để đảm bảo làm sao chúng luôn sẵn có thể truy xuất một cách dễ dàng và kinh tế nhất đối với một cộng đồng người dùng hoặc một nhóm cộng đồng người dùng” (Raitt, 1999)

Hai học giả người Nga là Sokolova và Liyabev cho rằng thư viện số là một hệ thống phân tán có khả năng lưu trữ và tận dụng hiệu quả các loại tài liệu điện tử khác nhau, mà giúp người dùng có thể truy cập và được chuyển giao thông tin dễ dàng qua mạng máy tính (Xiao, 2003)

Nhiều học giả Trung Quốc quan điểm “Một thư viện số trên thực tế không phải là một thư viện ở góc độ mở rộng không gian của nó; thay vào đó

nó là trung tâm tài nguyên thông tin số chứa đựng tài nguyên thông tin đa phương tiện Một thư viện số tồn tại bằng việc số hóa thông tin, chẳng hạn như văn bản, ký tự, chữ viết, hình ảnh, video và âm thanh, đồng thời cung cấp cho người dùng các dịch vụ thông tin nhanh chóng và thuận tiện thông qua Internet, nhằm chuyển giao một hệ thống thông tin số mà trong đó việc chia

sẻ nguồn tài nguyên luôn sẵn sàng” (Wang, 2003)

Nhìn chung, Thư viện số là một Thư viện điện tử cao cấp trong đó toàn

bộ các tài liệu của thư viện đã được số hóa và được quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp có tổ chức giúp người dung dễ dàng truy cập, tìm kiếm

và xem được nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thống mạng thông tin và các phương tiện truyền thông

Trang 12

Một Thư viện số hoàn chỉnh phải thực hiện được tất cả các dịch vụ cơ bản của thư viện truyền thống kết hợp với việc ứng dụng các lợi thế của công nghệ thông tin trong việc lưu trữ, tìm kiểm và phổ biến nội dung thông tin Thư viện số là cơ hội đặc biệt cho thư viện truyền thống đổi mới phương thức phục vụ cho người dùng tin, đảm bảo hiệu quả, chất lượng cho đối tượng phục vụ

Khái niệm Thư viện số không chỉ tương đương với bộ sưu tập số, đó là một môi trường tập hợp các bộ sưu tập số theo chủ đề Nguồn thông tin của thư viện số có thể nằm ngay trong thư viện và có thể cả bên ngoài thư viện (ví dụ: CSDL toàn văn mua quyền truy cập theo thời gian)

Khái niệm về bộ Sưu tập số: Bộ sưu tập số là một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu đã được số hoá dưới nhiều hình thức khác nhau (văn bản, hình ảnh, Audio, Video…) về một chủ đề Mặc dù mỗi loại hình tài liệu có sự khác nhau về cách thể hiện, nhưng nó đều cung cấp một giao diện đồng nhất mà qua đó các tài liệu có thể truy cập, tìm kiếm dễ dàng

Như vậy, một Thư viện số có thể bao gồm nhiều bộ sưu tập theo các chủ đề khác nhau, có thể do tập thể hoặc cá nhân tự xây dựng hoặc trao đổi, mua bán Có thể nằm trong lưu trữ của thư viện nhưng cũng có thể nằm ngoài thư viện thông qua một kênh cung cấp từ phía đối tác

Sự có mặt của các nguồn tin số hoá đã mở ra một chiều hướng mới

trong việc quản lý các thư viện được tin học hoá Như vậy các thư viện số đã

bổ sung vào hệ thống quản lý thư viện tích hợp một hệ thống quản lý các nguồn số hoá trong quá trình xây dựng các bộ sưu tập thông tin

1.1.2 Đặc điểm của thư viện số

Thư viện số có những đặc điểm cơ bản sau:

 Khả năng lưu trữ khối lượng lớn tài nguyên thông tin khác nhau

 Khả năng lưu trữ và chuyển giao tài nguyên thông tin bằng nhiều phương tiện khác nhau

Trang 13

 Khả năng quản lý tài nguyên thông tin phân tán

 Khả năng chia sẻ thông tin ở mức độ chuyên biệt cao

 Dùng công cụ để tìm kiếm và truy xuất thông tin

 Cung cấp dịch vụ thông tin không giới hạn về không gian và thời gian

Thư viện số có một lịch sử khá lâu đời trên thế giới đặc biệt ở các nước

có nền khoa học phát triển, mà cụ thể là khoa học thông tin - thư viện, đã có rất nhiều dự án nhằm phát triển thư viện số trên thế giới Nhắc tới thư viện số không thể không kể tới: Thư viện số thế giới (World Digital Library); Thư viện số Europeana (www.europeana.eu) chứa tới 2 triệu đầu sách, Google Book Search (www.books.google.com) là một kho lưu trữ sách trực tuyến khổng lồ cho phép người dùng tin tìm kiếm và xem hàng triệu cuốn sách từ các thư viện và các nhà xuất bản trên thế giới Tại Việt Nam, thư viện số đang từng bước phát triển tuy còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại Có rất nhiều thư viện tiến hành số hóa tài liệu và nhiều dự án ra đời, tiêu biểu phải kể đến thư viện số/thư viện điện tử tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam

1.2 Thƣ viện số thế giới (World Digital Library)

1.2.1 Giới thiệu về WDL

Thư viện số thế giới - World Digital Library (WDL) cung cấp đến cho độc giả sự khám phá, học hỏi và thừa hưởng những kho báu văn hóa từ khắp nơi trên thế giới

(Xem Hình 1 - Phụ lục 1)

Tài sản văn hóa không giới hạn bao gồm các bản viết tay, bản đồ, tài liệu quý hiếm, nhạc trong phim, các bài ghi âm, phim ảnh, tài liệu in, ảnh chụp và cả các bản vẽ kiến trúc Các tài liệu trên WDL có thể dễ dàng hiển thị theo nơi xuất xứ, thời gian, chủ đề, loại hình tài liệu và các tổ chức đóng góp; hoặc có thể được định vị tài liệu sử dụng tìm kiếm „open-ended‟ bằng nhiều ngôn ngữ Các tính năng đặc biệt bao gồm các cụm địa lý tương tác, mốc thời gian, duyệt ảnh nâng cao và các khả năng về nghệ thuật trình diễn Các công

Trang 14

cụ định vị trong trang web và mô tả nội dung được cung cấp bằng các ngôn ngữ Arập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Nga và Tây Ban Nha

Tháng 6 năm 2005, James Billington - Giám đốc Thư viện Quốc hội

Mỹ đề xuất thành lập WDL và đến tháng 4 năm 2009 WDL mới chính thức giới thiệu toàn thế giới WDL được phát triển bởi một đội ngũ nhân sự tại Thư viện Quốc hội Mỹ với sự đóng góp của các tổ chức cộng tác trên nhiều quốc gia và sự hỗ trợ của các tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) với sự hỗ trợ tài chính của một số công ty và các quỹ tài trợ khác

1.2.2 Nhiệm vụ của WDL

Thư viện số thế giới (WDL) có sẵn trên Internet, miễn phí và định dạng

đa ngôn ngữ, có ý nghĩa chính trong việc sưu tầm tài liệu từ các quốc gia và các nền văn minh khác nhau trên thế giới Đây là thư viện kỹ thuật số thứ ba thế giới sau Google Book Search và dự án mới của EU Europeana Thư viện được thành lập nhằm mục đích giảm khoảng cách số giữa các nước giàu và nước nghèo, cung cấp thêm nhiều thông tin, thúc đẩy sự hiểu biết giữa các nền văn hóa

Mục tiêu chính của WDL:

 Thúc đẩy những hiểu biết quốc tế và đa văn hóa

 Mở rộng các nội dung văn hóa đa dạng, đa ngôn ngữ trên Internet

 Cung cấp các tài nguyên thông tin quý giá cho việc học tập và nghiên cứu của các học giả, nghiên cứu sinh … cũng như các đối tượng quan tâm

 Xây dựng kiến thức và năng lực trong các tổ chức đối tác để thu hẹp

“khoảng cách số” trong và ngoài các quốc gia

1.2.3.Nội dung của bộ sưu tập

Bắt đầu từ ngày 21/4/2009, mỗi người sử dụng Internet có quyền truy cập thẳng vào các kho báu văn học và hình ảnh trước đây dành cho một nhóm người Mục đích mở rộng tri thức cho quảng đại quần chúng toàn cầu với sự

Trang 15

thứ tiếng (Anh, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ảrập, Pháp và Hoa) Nội dung các tài liệu được thể hiện ở trên 40 ngôn ngữ khác nhau, cung cấp những tài liệu thuộc các nền văn hóa khác nhau và ngoài các văn bản, còn có các bức ảnh rất cổ của châu Mỹ Latinh, các thư họa Arập, Ba Tư hay các bản sao họa phẩm Trung Hoa cổ điển Những người yêu văn học cổ có thể đọc quyển tiểu thuyết The tale of Genji (Chuyện kể về Genji) của Nhật Bản, được viết từ thế kỷ 11, ngay trên máy tính nối mạng của mình

Theo New York Times, cùng với The tale of Genji, khoảng 1.250 quyển sách, bản đồ, tác phẩm nghệ thuật, văn hoá cũng có thể được tham khảo trực tuyến trên trang www.wdl.org

(Xem Hình 2, 3, 4, 5, 6, 7 – Phụ lục 1)

Tuy còn hạn chế về số lượng, song các thành viên của WDL tin rằng thư viện số thế giới sẽ lớn mạnh với sự tham gia của các học viện trong tương lai Ngoài ra, “chúng tôi muốn xây dựng những tiêu chuẩn về chất lượng, sau

đó mới tăng dần số lượng” - tiến sĩ James Billington cho biết

WDL mang lại khả năng học tập và khám phá kho tàng văn hóa từ nhiều quốc gia trên thế giới Chính sách lựa chọn của WDL là tập trung vào các tài liệu có nội dung quan trọng, có ý nghĩa với nền văn hóa của mỗi quốc gia là thành viên của UNESCO Nội dung được lựa chọn đa dạng về ngôn ngữ, về định dạng, từ những địa điểm và thời gian khác nhau

1.2.4 Cách tổ chức thông tin

Thông tin được tổ chức theo: Lãnh thổ (Khu vực địa lý, châu lục, quốc

gia), thời gian, chủ đề, loại hình tài liệu, tổ chức giáo dục

(Xem Hình 8, 9, 10, 11, 12 – Phụ lục 1)

Thông tin liên quan đến mỗi tư liệu bao gồm: tác giả, nguồn, tóm tắt đều được dịch ra 7 thứ tiếng khác nhau Trang chủ là một bản đồ thế giới và một trục thời gian được phân chia thành các khoảng thời gian Nội dung được

tổ chức theo vùng địa lý trên bản đồ, mỗi khu vực được kết hợp với một nhóm các quốc gia bao gồm: các nội dung về sách hiếm, bản đồ, bản thảo,

Trang 16

hình ảnh, bản in, bản ghi âm, bộ phim về các nước trong khu vực đó Trục thời gian tương ứng với những tài liệu có sẵn trên bản đồ, mỗi mục WDL được liên kết đến một năm hoặc một khoảng thời gian dựa trên các chủ đề của tài liệu đó

Giao diện trang web cho phép người sử dụng theo các cách không truyền thống, mang lại cảm giác mới mẻ, hấp dẫn Các trang kết quả tìm kiếm cung cấp tùy chọn để mở rộng (nhấp vào biểu tượng dấu + hay kéo bánh xe chuột lên trên) và thu hẹp (nhấp vào biểu tượng dấu - hay kéo bánh xe chuột xuống dưới) kết quả tìm Bên dưới ảnh kết quả, người dùng còn được cung cấp tiện ích để Bookmark và Share tài liệu đến thư điện tử, máy in, Digg, MySpace, Facebook, Delicious, Google … (171 địa chỉ)

(Xem Hình 14 – Phụ lục 1)

1.2.7 Công nghệ

WDL đã ứng dụng những công nghệ tiên tiến trong việc biên mục và phát triển trang web đa ngôn ngữ:

Trang 17

 Phát triển chuẩn biên mục mới phù hợp với yêu cầu của các siêu

 Ứng dụng công nghệ web 2.0 để xây dựng trang web với các tính năng nổi trội hấp dẫn người dùng; tiếp tục phát triển các công nghệ mới, cải tiến quy trình làm việc giúp tiết kiệm thời gian trong việc lựa chọn các tài nguyên sẵn có trên Internet

1.2.8 Đối tác

Đối tác của thư viện số gồm 34 thư viện, tổ chức…chủ yếu là các thư viện, các trung tâm lưu trữ hoặc các tổ chức khác có bộ sưu tập về nội dung văn hóa mà họ đóng góp vào WDL Ngoài ra các tổ chức, cơ sở, và công ty tư nhân có đóng góp vào dự án bằng nhiều cách khác, ví dụ bằng cách chia sẻ công nghệ, triệu tập hoặc đồng tài trợ cho các cuộc họp của các nhóm làm việc hoặc đóng góp tài chính Các đối tác tham gia bắt đầu xây dựng từ năm

2003, hiện nay WDL có 34 đối tác trên thế giới như: Thư viện quốc gia Ai Cập, Pháp, Iraq, Nga, Mexico

Đối tác WDL đóng góp nội dung cũng như quản lý, biên mục, ngôn ngữ và chuyên môn kỹ thuật WDL đang làm việc để thiết lập quan hệ đối tác thêm với các công ty công nghệ và cơ sở tư nhân để hỗ trợ cho sự tiến bộ của

dự án này Bất kỳ thư viện, bảo tàng, nơi lưu trữ hoặc tổ chức văn hóa khác yêu thích nội dung lịch sử và văn hóa có thể tham gia vào thư viện số

1.2.9 Các tổ chức đóng góp về tài chính

Tập đoàn Google đóng góp 3 triệu USD cho WDL phát triển kế hoạch

và xây dựng mô hình James H Billington, người quản lí thư viện cho biết: World Digital Library sẽ được xây dựng dựa trên bộ sưu tập American

Trang 18

Memory Bắt đầu từ 1994 cho đến nay, American Memory đã số hóa và đưa lên www.loc.gov/memory/ 10 triệu danh mục, bao gồm cả bản viết tay của các vĩ nhân như: Abraham Lincoln, Thomas Jefferson, những bức ảnh về cuộc chiến tranh Nam Bắc Mỹ, cho đến những tư liệu giản dị về cuộc sống đời thường, tạo nên một bộ sưu tập khổng lồ về nền văn hóa Mỹ

Billington nói: Tất cả mong muốn của chúng tôi là World Digital Library có thể cung cấp miễn phí những tư liệu vô giá về mọi nền văn hóa cho mọi người dùng internet

Google đã tặng 3 triệu USD, hứa cùng Thư viện Quốc hội Mỹ xây dựng chỉ mục bộ sưu tập và giúp đỡ về mặt trang thiết bị máy tính Qatar Foundation đóng góp 3 triệu USD cho WDL và hỗ trợ cho thư viện trung tâm của Qatar Foundation trên trang web của WDL

Ngoài ra đóng góp của các tổ chức như: Carnegie Corporation của New York, Đại học King Abdullah của Viện khoa học & công nghệ thuộc Saudi Arabia; Tập đoàn Microsoft; Quỹ tài trợ của Lawrence và Mary Anne Tucker, quỹ tài trợ của Bridges of Understanding cho phát triển các nội dung có liên quan về Trung Đông

1.2.10 Nhận xét

Có thể nói, WDL là minh chứng quan trọng nhất cho thấy sự ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật đã làm biến đổi văn hóa đọc, từ hình thức thể hiện tác phẩm đến cách thưởng thức tác phẩm Đây là kho tàng tri thức của nhân loại tập hợp những bản thảo chép tay, bản đồ, sách, bảng tổng phổ nhạc, bản ghi âm, phim ảnh, tài liệu in và ảnh chụp, nhằm nâng cao sự hiểu biết về trao đổi văn hóa và quốc tế, tăng số lượng và tính đa dạng của những tài liệu văn hóa trên mạng Internet, đồng thời đóng góp cho nền giáo dục và học thuật

Về cơ bản World Digital Library là nơi lưu trữ, bảo tồn nền văn hóa văn minh của nhiều quốc gia trên thế giới dưới nhiều định dạng ngôn ngữ

Trang 19

http://www.wdl.org và tìm kiếm tài liệu mình cần mà không cần trả bất cứ một khoản phí nào

Trang 20

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THƯ VIỆN SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 2.1 Quá trình hình thành thư viện số tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam

Năm 1986 Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đánh dấu bước chuyển mình lớn lao của đất nước, cả nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện Sự trùng hợp ngẫu nhiên năm 1986, Thư viện Quốc Gia Việt Nam (TVQGVN) tiếp nhận chiếc máy tính Olivetty đầu tiên do Thư viện Quốc gia

Úc tài trợ và tiếp nhận công nghệ đào tạo nhân lực, TVQGVN bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin Từ hiệu quả chia sẻ biểu ghi thư mục với Thư viện Quốc gia Úc và tự động hóa việc biên soạn thư mục quốc gia tại TVQGVN, công nghệ thông tin đã mở rộng trong toàn hệ thống Thư viện công cộng

Quá trình xây dựng thư viện số/thư viện điện tử tại TVQGVN trải qua

3 giai đoạn:

Giai đoạn 1(1986 – 1993) Ứng dụng công nghệ thông tin

Ban đầu với một số máy tính đơn lẻ và xử lý tài liệu trên phần mềm CDS/ISSIS do UNESCO cung cấp, TVQGVN đã chú trọng đến việc tăng cường các cơ sở dữ liệu thư mục bằng các đợt hồi cố sách Việt và sách hệ ngôn ngữ Latinh Từ việc in phích mục lục và biên soạn thư mục quốc gia hàng tháng, hàng năm và quản lý dữ liệu được thực hiện trên máy tính, vừa chính xác, đẹp, nhanh và giảm đáng kể sức lao động của người cán bộ tại một

số bộ phận ở TVQGVN

Giai đoạn 2 (1994 – 2000) Xây dựng mạng LAN, WAN

Triển khai Nghị quyết của chính phủ về phát triển công nghệ thông tin đến năm 2000, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) đã đầu tư công nghệ thông tin cho TVQGVN và lần lượt các thư viện tỉnh/thành phố thông qua dự án từ 1994 – 2000 Các thiết bị được đầu tư, các khóa đào tạo tin học cơ bản, tin học nâng cao và đào tạo tiếp tục được chú

Trang 21

trọng Thời kỳ này bắt đầu quá trình ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong toàn hệ thống Thư viện công cộng

Tuy nhiên, các máy tính đơn lẻ chưa mang lại hiệu quả trong công tác chuyên môn Bộ Văn hóa – Thông tin đã đầu tư dự án xây dựng TVQGVN trở thành trung tâm thông tin – thư viện của cả nước, một mạng cục bộ (LAN)

và mạng diện rộng (WAN) giúp các thư viện trong hệ thống thư viện công cộng kết nối và chia sẻ biểu ghi thư mục với TVQGVN Kết quả là:

Mạng LAN tại TVQGVN đã kết nối toàn bộ máy tính của các phòng, ban qua một máy chủ Việc quản trị cơ sở dữ liệu trên môi trường LAN đã mang lại hiệu quả, đồng thời các cơ sở dữ liệu thư mục được gia tăng, TVQGVN đã lắp đặt 2 terminal tại phòng đọc mở đầu dịch vụ tra cứu tài liệu trên máy tính cho người dùng tin

Với mạng diện rộng (WAN), TVQGVN tiến hành truyền file dữ liệu thư mục tới các thư viện tỉnh/thành phố Sau thời gian mạng được nâng cấp, các thư viện tỉnh/thành phố có thể gửi thư điện tử và truy cập từ xa vào các cơ

sở dữ liệu của TVQGVN và Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

Có thể nói, TVQGVN đã xây dựng một hệ thống mạng thông tin nội bộ khá tốt, tài liệu điện tử chủ yếu là các cơ sở dữ liệu thư mục và công việc hồi

cố tiếp tục triển khai bổ sung Tuy nhiên, hệ thống mạng thông tin của

TVQGVN chưa kết nối trực tiếp với Internet, chưa chia sẻ và tận dụng các nguồn tài nguyên điện tử của các thư viện khác trên thế giới và chưa khai thác hiệu quả nguồn lực thông tin hiện có Mạng LAN phát huy ưu điểm, thì mạng WAN mất tác dụng hoàn toàn do truy cập qua morden tính cước điện thoại đường dài, chi phí cước thông tin quá lớn, tốc độ chậm nên các thư viện tỉnh thành không thực hiện liên kết với TVQGVN được

Giai đoạn 3 (2001 – 2007) xây dựng thư viện số/ thư viện điện tử

Bước sang thế kỷ 21 với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, hệ thống thông tin thư viện các nước phát triển trên thế giới đã xây dựng mô hình thư

Trang 22

viện số/ thư viện điện tử TVQGVN đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực thông tin- thư viện của cả nước không thể nằm ngoài xu thế đó Từ năm 2001 –

2007, TVQGVN chủ động đề xuất và được Bộ Văn hóa – Thông tin chuẩn y đầu tư và cho triển khai tiếp 5 dự án xây dựng thư viện số/ thư viện điện tử

trong hệ thống thư viện công cộng

Ngày 24/11/2007 TVQGVN chính thức khai trương thư viện số/thư viện điện tử Trải qua hơn 20 năm kể từ ngày những chiếc máy tính đầu tiên được đưa vào ứng dụng trong công tác nghiệp vụ, quá trình xây dựng và hình thành thư viện số/thư viện điện tử tại TVQGVN đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận, góp phần đưa sự nghiệp thư viện Việt Nam hội nhập với sự phát triển thư viện toàn cầu Bạn đọc chỉ cần truy cập vào Website của TVQGVN http://www.nlv.gov.vn là có thể thực hiện các giao dịch trực tuyến

2.2 Xây dựng thƣ viện số/ thƣ viện điện tử tại Thƣ viện Quốc Gia Việt Nam

2.2.1.Nhiệm vụ

Trải qua hơn 90 năm xây dựng và trưởng thành, qua nhiều giai đoạn khác nhau, TVQGVN đều không ngừng phát triển và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Khi mới thành lập, thư viện có nhiệm vụ “thu thập các tài liệu và tất cả các lĩnh vực tri thức, truyền bá tri thức đó cho đa số dân chúng Đông Dương, phổ biến văn bản có thể đem lại những lợi ích đặc biệt cho một nước thuộc địa” Đến nay, TVQGVN đã xây dựng thư viện số/ thư viện điện tử với nhiệm vụ:

- Thư viện số giúp cho việc nghiên cứu, tổ chức và khai thác nguồn tài nguyên số của các độc giả, học giả và các đối tượng có quan tâm, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người dùng tin

- Việc số hóa tài liệu giúp bảo quản được những tài liệu gốc, những tài liệu quý hiếm đang có nguy cơ xuống cấp do thời gian, tần suất sử dụng và những yếu tố về môi trường

Trang 23

- Tham gia tổ chức quốc tế về thư viện, xây dựng và tiếp nhận các dự

án tài trợ tài liệu, trao đổi tài nguyên thông tin với các thư viện trong và ngoài nước nhằm làm giàu bộ sưu tập của TVQGVN Thư viện số góp phần quảng

bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với bạn bè thế giới, xóa nhòa khoảng cách không gian và thời gian

2.2.2 Nội dung bộ sưu tập số

Nguồn lực thông tin của thư viện là yếu tố rất quan trọng để thiết kế và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện, nhằm mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu tin đa dạng của bạn đọc Nó phản ánh tiềm lực của mỗi thư viện và cơ quan thông tin trong quá trình xây dựng và phát triển Do

đó việc tổ chức, phát triển nguồn lực thông tin là vô cùng cần thiết

TVQGVN là thư viện có nguồn tài nguyên số lớn trong cả nước Trong

đó, bên cạnh nguồn tài liệu số mua từ bên ngoài, những nguồn tài liệu số do

TVQGVN tạo lập cũng rất phong phú về nội dung và hình thức

Hiện nay, thư viện có 2 nguồn lực thông tin chính: Nguồn thông tin thư mục và nguồn thông tin toàn văn

2.2.2.1.Nguồn thông tin thư mục

Nguồn thông tin thư mục là một nguồn tài liệu số quan trọng nhất của TVQGVN có giá trị thiết thực đóng vai trò quan trọng giúp người dùng tin có thể tiếp cận đến nguồn tài nguyên truyền thống, hàng triệu bản mà thư viện đang sở hữu Nguồn thông tin này bao gồm:

- CSDL sách: gần 500.000 biểu ghi (sách tiếng Việt xuất bản từ 1954 đến nay, sách hệ chữ La Tinh từ 1982 – nay, sách tiếng Pháp kho Đông Dương, sách Ngoại văn, sách Hán – Nôm, sách Qũy Châu Á ) CSDL có diện bao quát về các chủ đề mà tài liệu có trong kho thư viện

- CSDL Luận án tiến sĩ: hơn 16.000 biểu ghi

- CSDL Báo/tạp chí: 9000 tên báo/tạp chí trong và ngoài nước theo các loại ngôn ngữ

Trang 24

- CSDL Bài trích tạp chí: gần 60.000 bài trích từ 61 tên tạp chí chính của TVQGVN

Nguồn tài liệu thư mục chiếm khối lượng lớn, chủ yếu của TVQGVN đang từng bước được tiến hành số hóa, hoàn thiện

2.2.2.2 Nguồn thông tin toàn văn

Hiện nay, nguồn tài liệu số toàn văn của TVQGVN khá lớn về số lượng, phong phú về nội dung, cũng như định dạng (văn bản, âm thanh, video) và hình thức (được lưu trữ trên CD-ROM, DVD, trong ổ cứng máy chủ ) Trong tương lai, nguồn tài liệu này có khả năng gia tăng nhanh, mạnh

mẽ bởi các dự án số hóa tài liệu của Thư viện ngày càng nhiều Có thể chia nguồn tài liệu này thành 2 bộ phận chính:

 Nguồn tài liệu số hóa nội sinh

 Nguồn tài liệu số hóa ngoại sinh

+ Nguồn tài liệu số hóa nội sinh

Tài liệu nội sinh là những tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt động của chính cơ quan thông tin – thư viện Tài liệu nội sinh phản ánh đầy

đủ, có hệ thống về các thành tựu, tiềm lực cũng như hướng phát triển của thư

viện

Nguồn tài liệu số hóa nội sinh do TVQGVN tự xây dựng, bao gồm 5 bộ sưu tập: Bộ sưu tập Luận án tiến sĩ toàn văn, Bộ sưu tập sách Đông Dương toàn văn, Bộ sưu tập sách tiếng Anh viết về Việt Nam, Bộ sưu tập sách Hán – Nôm toàn văn và Bộ sưu tập số Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến

* Bộ sưu tập luận án tiến sĩ toàn văn

TVQGVN là cơ quan duy nhất thu nhận các bản luận án tiến sĩ trực tiếp

từ các tác giả Việt Nam bảo vệ trong và ngoài nước và các tác giả nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam, đây là kho tài liệu vô cùng quý giá Hiện nay, TVQGVN

đã số hóa hơn 15.000 cuốn luận án, gồm 1.800.000 trang bao gồm cả toàn văn

và tóm tắt, được đăng tải trên website: http://nlv.gov.vn Số hóa các bản Luận

Trang 25

thông tin điện tử Đây là một nguồn số hóa quan trọng, được TVQGVN cập nhật thường xuyên

(Xem Hình 1 – Phụ lục 2)

* Bộ sưu tập sách Đông Dương toàn văn

Hàng nghìn trang tài liệu bằng tiếng Pháp tại ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia từ thời Pháp thuộc đang được số hóa bằng một dự án lên đến 1,5 triệu Euro Đây là những tư liệu quý giá trên tất cả các lĩnh vực địa lý, lịch sử, dân tộc học, xã hội học ở tình trạng gần như “độc bản” Dự án hợp tác của Pháp mang tên “Phát huy mạng lưới phát hành sách và thư viện tại Đông Nam

Á” do chính phủ Pháp tài trợ bắt đầu từ 2004 và kết thúc năm 2008

Theo ông Jean – Jacques Donard, trưởng dự án - mục đích đầu tiên của

dự án là thiết lập mạng lưới những người làm trong lĩnh vực liên quan đến sách và các thư viện của vùng, quảng bá và phát triển thói quen đọc sách của người dân qua những phương tiện khác nhau; mở các khóa đào tạo cơ bản về nghề sách (kinh tế thư viện, xuất bản, cửa hàng sách, lưu trữ); gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm ở quy mô vùng và cung cấp tài liệu đến những đối tượng khác nhau Bên cạnh đó, dự án còn mục đích hỗ trợ ngành xuất bản, xây dựng những tủ sách tiếng Pháp và sách ngôn ngữ quốc gia cho trẻ em, phát triển không gian đọc thiếu nhi các địa phương Ngân sách dành cho Việt Nam của

dự án này là 327.000 Euro với chương trình ở TVQGVN và Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM

Tài liệu số hóa bao gồm các sách, báo, tạp chí, bản chuyên khảo, tư liệu hành chính, tác phẩm văn học, sách chuyên ngành khoa học xã hội (văn hóa, chính trị, giáo dục), tài liệu về quan hệ ngoại giao giữa Pháp và một số nước

từ khi người Pháp hiện diện ở Đông Dương cho đến năm 1954

(Xem Hình 2 – Phụ lục 2)

TVQGVN đã tạo lập Ebook các tài liệu viết về Việt Nam trước năm

1932 Cơ sở dữ liệu hiện có 800 tên sách, khoảng gần 100.000 trang, 175 bản

Trang 26

đồ, trọn bộ tạp chí Nam Phong, Tri Tân được truy cập qua Website:

* Bộ sưu tập sách tiếng Anh viết về Việt Nam

TVQGVN đã số hóa được 338 tên sách, khoảng 92.520 trang Chương trình này thuộc dự án CONSAL

Dự án sách tiếng Anh của Quỹ Châu Á cho các thư viện Việt Nam là một dự án lớn của ngành thư viện Việt Nam được khởi động từ năm 2000 cho tới nay, dự án đã tài trợ cho hơn 100 thư viện công cộng, đại học, nghiên cứu trong cả nước gần 200.000 cuốn sách, trị giá hàng triệu USD thông qua TVQGVN với tư cách là cơ quan điều phối

Sách ngoại văn là nguồn tài liệu rất phong phú và đa dạng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của độc giả Tại TVQGVN với nguồn chủ yếu là trao đổi, hợp tác quốc tế, thư viện cũng đã xây dựng được một kho tài liệu sách ngoại văn khá phong phú với sự nỗ lực trong việc xây dựng, tìm kiếm, trao đổi quốc

tế giữa các thư viện, các tổ chức trong và ngoài nước Kho sách ngoại văn với các ngôn ngữ chính: Kho sách Pháp, Nga, Anh và một số tiếng khác Ngoài ra một số thư viện tỉnh, thành trong cùng dự án đã nhận được sự hỗ trợ của Quỹ Châu Á

Quỹ Châu Á là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ cam kết đóng góp vào sự phát triển một khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mở, hoà bình

và thịnh vượng Với 50 năm kinh nghiệm hoạt động ở Châu Á, Quỹ cộng tác với các đối tác ở cả khu vực công và tư nhân nhằm hỗ trợ sự phát triển kỹ năng lãnh đạo và thể chế, trao đổi và nghiên cứu chính sách Quỹ có 18 văn phòng ở khắp Châu Á, một văn phòng ở Washington D.C và trụ sở chính ở San Francisco Riêng năm 2004, Quỹ đã hỗ trợ hơn 72 triệu đô la Mỹ vào thực hiện các chương trình phát triển và phân phối khoảng 800.000 quyển sách và các tài liệu giáo dục trị giá 28 triệu đô la đến khắp Châu Á

Ở Việt Nam, Quỹ Châu Á đã bắt đầu chương trình tài trợ sách cho các

Trang 27

với sự hợp tác của TVQGVN, Quỹ đã trao tặng tổng số 160.000 bản sách cho các thư viện Việt Nam Sách được phân phối cho các thư viện công cộng, thư viện trường đại học và các thư viện thuộc các cơ quan lựa chọn Tài liệu trao tặng là sách thuộc nhiều lĩnh vực giáo dục và trình độ khác nhau, bao gồm khoa học tự nhiên (hoá học, vật lý, sinh học), khoa học kỹ thuật (nông nghiệp, công nghiệp, y học, tin học), toán học, khoa học xã hội (kinh tế, xã hội học), nhân văn (lịch sử, văn hoá, ngoại ngữ) và nhiều lĩnh vực chuyên môn (luật pháp, quản trị kinh doanh) Các tài liệu bổ sung bao gồm sách thiếu nhi, bản

đồ và phần mềm máy tính dưới dạng các CD – ROM giáo dục

Mục đích của chương trình tặng sách này là nhằm nâng cao kiến thức khoa học cho công dân Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam Chương trình cũng góp phần tăng cường sự hiểu biết, hợp tác và hữu nghị Với vai trò đó, TVQGVN đã tăng cường kho tài liệu sách tiếng Anh, phục vụ bạn đọc sử dụng vốn tài liệu này và hợp tác với Quỹ trong việc phân phối sách cho các thư viện Việt Nam khác, đặc biệt là các thư viện tỉnh và các thư viện trường đại học trên khắp Việt Nam

Với sự cộng tác của TVQGVN, chương trình sách dành cho Châu Á đã thành lập các phòng đọc sách tiếng Anh tại 9 thư viện tỉnh ở Hà Nội, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh và TVQGVN Các phòng đọc này với hàng nghìn bản sách, máy vi tính

và máy in do chương trình tài trợ đã phục vụ được hàng nghìn độc giả mỗi năm

* Bộ sưu tập sách Hán – Nôm toàn văn

Sau khi Việt Nam thoát khỏi sự đô hộ của phong kiến phương Bắc (Trung Quốc) vào khoảng năm 939 (Dương lịch sau công nguyên), các học giả Việt Nam sáng tạo ra chữ Nôm để viết tiếng Việt Từ thế kỷ X đến XX đa

số là các tác phẩm viết về văn chương, triết học, lịch sử, luật pháp, y tế, tôn giáo và các văn kiện hành chính đều được viết bằng tiếng Nôm

Trang 28

Trong 14 năm nhà Tây Sơn trị vì (1788 – 1802) hầu hết các văn kiện của triều đình đều được viết bằng chữ Nôm Gần 1000 năm lịch sử và văn hóa Việt Nam được ghi lại bằng hệ thống chữ viết độc đáo này, di sản quý báu này hầu như đã bị mai một Hầu hết người Việt Nam ngày nay không biết đọc, viết chữ Nôm và bị hủy hoại do chiến tranh, hỏa hoạn, điều kiện tự nhiên

và mọt sách…

Dự án số hóa tài liệu thư tịch Hán - Nôm tại TVQGVN là một sự hợp tác giữa Hội bảo tồn di sản Nôm và TVQGVN Từ tháng 4 năm 2006 Hội bảo tồn di sản Nôm đã ký một bản ghi nhớ với ông Phạm Thế Khang (Giám đốc TVQGVN) xây dựng thư viện số cho kho thư tịch Hán - Nôm gồm hơn 4.000 thư tịch, bao gồm các tác phẩm in mộc bản, viết tay, hoặc in ấn được viết bằng chữ Nôm, cả Hán lẫn Nôm cũng như Hán hoặc Nôm đã được chuyển qua quốc ngữ Kho của thư viện số hóa này có thể chia làm 4 bộ: Kinh, Sử,

Tử , Tập và gồm những tuyển tập, tiểu sử, các bài thi quan trường, kịch bản, tài liệu giáo khoa, đặc san, gia phả, lịch sử, bản khắc, ngữ học, văn chương, thuốc nam, chuyện viết bằng chữ Nôm, thi phú, tôn giáo, Trung Quốc học, triều chính, lệ làng, luật gia đình…

Hiện nay, TVQGVN đã số hóa được 1.258 bản, khoảng 185.000 trang tài liệu Hán Nôm, truy cập trực tiếp qua Website: http://nom.nlv.gov.vn

Trang 29

Những tài liệu trong bộ sưu tập mang những giá trị lịch sử và văn hóa được lựa chọn để chuyển dạng số nằm trong 5 kho tài liệu quý của TVQGVN xuất bản từ thế kỷ XVII đến nay, đang được lưu trữ tại các kho: sách, báo – tạp chí; bản đồ Đông Dương; kho Hán Nôm và Luận án tiến sĩ cùng với một

số tư liệu của nhà xuất bản Hà Nội mới phát hành trong dự án hành trình tìm kiếm di sản văn hiến Thăng Long - Hà Nội của Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Bộ sưu tập này sẽ được cập nhật thường xuyên nhằm cung cấp thêm tư liệu quý về Thăng Long – Hà Nội, nghìn năm văn hiến

+ Nguồn tài liệu số hóa ngoại sinh

Nguồn tài liệu số hóa ngoại sinh là những cơ sở dữ liệu (CSDL) được TVQGVN mua từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước, từ các nhà xuất bản

và thông qua nguồn biếu tặng Các CSDL hiện nay thư viện đang khai thác và

sử dụng là: ProQuest, Keesings, Wilson, AGORA…

- Toàn văn hơn 880 tờ báo của Mỹ, Canada và quốc tế; bao gồm quyền truy cập tờ The Wall Street Journal và Los Angeles Times

- Hơn 34.200 luận văn, luận án trong các lĩnh vực kinh doanh, tâm lý, khoa học tự nhiên, sức khoẻ, giáo dục

- Thông tin tóm tắt trong lĩnh vực kinh doanh của gần 9.000 báo cáo thị trường của 43 nền công nghiệp thuộc 40 quốc gia, bao gồm nước Anh, Tây

Âu, Ðông Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, và Châu Mỹ La tinh

ProQuest Central bao gồm tài nguyên thuộc các lĩnh vực chính như:

- Kinh doanh và kinh tế (Business and economics)

- Tin tức và thế giới (News and world affairs)

Trang 30

- Khoa học (Science)

- Giáo dục (Education)

- Công nghệ (Technology)

- Nhân văn (Humanities)

- Khoa học Xã hội (Social Sciences)

- CSDL Wilson General Science Full Text

- CSDL Wilson Humanities Full Text

- CSDL Wilson Education Full Text

Trang 31

- CSDL Wilson Social Science Full Text

- CSDL Wilson Readers Guide Full Text

- CSDL Wilson Applied Science & Technology Full Text

- CSDL Index to Legal Periodicals & Books

- CSDL Wilson Library Literature& Information Science Full Text

- CSDL Wilson Biological & Agricultural Index Plus

- CSDL Wilson Art Full Text

Với phạm vi bao quát rộng, người dùng tin có thể dễ dàng tra cứu thông tin về nhiều chủ đề khác nhau chỉ bằng một giao diện tra cứu tìm tin đối với tất cả các cơ sở dữ liệu nêu trên Các công cụ tìm và tra cứu thông tin mạnh, linh hoạt, dễ sử dụng giúp người dùng tin luôn có được những thông tin chính xác và phù hợp

Đây là CSDL trên đĩa CD-ROM được TVQGVN mua và cài đặt trong một máy chủ đặt tại phòng đọc đa phương tiện, để truy cập vào CSDL này bạn đọc phải đọc trong mạng LAN của thư viện và không thể truy cập trực tuyến

*CSDL Keesings

Là CSDL tập hợp toàn diện, chính xác và xúc tích tất cả các bài báo trên thế giới về chính trị, kinh tế và xã hội, các sự kiện trên toàn thế giới từ năm 1931 đến nay và được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Hà Lan Bạn đọc có thể truy cập CSDL này tại phòng đa phương tiện thông qua địa chỉ: http://www.keesings.com/

* CSDL AGORA (Access to Global Online Research in Agriculture)

Mạng thông tin nông nghiệp trực tuyến toàn cầu truy cập tới những tạp chí khoa học về các lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan AGORA cho phép tiếp cận với hơn 400 tạp chí toàn văn của các nhà xuất bản hàng đầu thế giới Đây là địa chỉ do Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc đứng đầu với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả về các hoạt động nghiên cứu,

Trang 32

giáo dục và đào tạo nông nghiệp tại các nước có thu nhập thấp, tiếp đó là cải thiện an ninh lương thực

CSDL chuyên ngành AGORA: gồm các bài trích toàn văn từ 918 tạp

chí khoa học của 107 nước – 4 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Ả Rập, Tây Ban Nha, trên các lĩnh vực:

- Nông nghiệp

- Công nghệ sinh học

- Các ngành liên quan đến sinh vật

- Môi trường và xã hội họa

TVQGVN đã đăng ký và được phép truy cập từ năm 2005, bạn đọc có thể truy cập CSDL này tại các phòng đa phương tiện của TVQGVN tại địa

chỉ: http://www.aginternetwork.org

* CSDL tổng hợp EBSCO

EBSCO là một bộ CSDL toàn văn bao gồm hơn 15.000 tạp chí chuyên ngành có uy tín với 11 CSDL riêng biệt, cung cấp những bài viết theo các chuyên ngành khác nhau như: Khoa học kĩ thuật, Giáo dục, Kinh tế, Y học…Đây là một nguồn tài nguyên điện tử toàn văn phong phú, có giá trị và đáng tin cậy

Địa chỉ truy cập: http://search.epnet.com

Trang 33

CSDL tổng hợp SYNERGY BLACKWELL: Gồm 863.000 bài trích từ

hơn 87 tạp chí chuyên ngành có uy tín trên thế giới về các lĩnh vực:

Địa chỉ truy cập: www.blackwell-synergy.com

Bạn đọc có thể truy cập CSDL này tại Phòng đọc đa phương tiện của TVQGVN

* CSDL Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (Vietnam Journals Online)

VJOL (Vietnam Journals Online) là một CSDL các tạp chí khoa học

Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực khoa học Mục tiêu của VJOL là quảng bá

Trang 34

các tạp chí khoa học tham gia VJOL, những công trình nghiên cứu mà các tạp chí chuyển tải tới đông đảo bạn đọc

Các tạp chí được lựa chọn tham gia VJOL theo các tiêu chí sau:

1 Nội dung của tạp chí mang tính khoa học và bao gồm các nghiên cứu

gốc (ngoài các nội dung khác)

2 Nội dung tạp chí được phản biện chuyên gia và có quy trình kiểm

soát chất lượng

3 Tạp chí có khả năng cung cấp toàn bộ nội dung lên VJOL (mục lục,

tóm tắt, toàn văn dưới định dạng PDF)

4 Tạp chí được xuất bản tại Việt Nam

VJOL cung cấp thông tin về từng tạp chí thành viên, bao gồm cả mục đích và phạm vi, thông tin liên hệ và các thông tin chung khác VJOL cũng cung cấp mục lục và tóm tắt (nếu có) của các bài viết trong những tạp chí này

Nhiều bài viết khác được cung cấp toàn văn

Địa chỉ truy cập: http://www.vjol.info

* CSDL Bách khoa toàn thư Việt Nam

CSDL từ điển bách khoa và bách khoa toàn thư giới thiệu tri thức của các ngành văn hoá, khoa học, kĩ thuật dựa vào các công trình đã được nghiên cứu, tổng kết, đánh giá CSDL phản ánh trình độ phát triển văn hoá, khoa học của dân tộc và thế giới trong từng thời kì lịch sử có tác dụng nâng cao trình

độ văn hoá, khoa học, kĩ thuật cho mọi người tra cứu, học tập, giảng dạy Địa chỉ truy cập: http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn

* CSDL về văn bản pháp luật Việt Nam

CSDL Luật Việt Nam là hệ cơ sở dữ liệu về văn bản pháp luật Việt Nam, đã được Văn phòng Quốc hội nghiên cứu thành công và phát hành rộng rãi từ đầu năm 1994

CSDL Luật Việt Nam lưu trữ toàn văn các văn bản pháp luật của Nhà nước, bao gồm:

Trang 35

- Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

- Sắc lệnh, sắc luật, quyết định của Chủ tịch nước

- Các văn bản dưới luật của chính phủ, Thủ tướng chính phủ, các Bộ và các cơ quan ngang Bộ thuộc chính phủ, như: Nghị định, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, thông tư

CSDL Luật Việt Nam có khả năng giúp người sử dụng trong khoảng thời gian ngắn có thể nhận được các kết quả tìm kiếm sau đây:

- Toàn văn một văn bản pháp luật bất kỳ

- Trích các điều, khoản bất kỳ của một hoặc nhiều văn bản khác nhau

- Nghiên cứu văn bản theo một chuyên đề pháp luật nào đó, một cụm từ

đã được sử dụng trong các văn bản pháp luật

Đây là một công cụ đắc lực giúp các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, kinh doanh và mọi công dân quan tâm tìm đến nội dung các văn bản pháp luật Việt Nam một cách nhanh chóng, chính xác

Địa chỉ truy cập: http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/index.html

* CSDL E-books giáo trình điện tử - tiếng Việt

E-books giáo trình điện tử của Bộ giáo dục và Đào tạo bao gồm các

lĩnh vực sau: Khoa học quản trị, Kinh tế - Quản lý, lớp 8, lớp 9, viễn thông

Thư mục được quan tâm nhất là Điện - Điện tử - Viễn thông, Xây dựng - Kiến

trúc - Thuỷ lợi, ngoại ngữ, công nghệ thông tin

Địa chỉ truy cập: http://www.ebook.edu.vn

* CSDL Google Fulltext Books free

Truy cập sách miễn phí đến nhiều lĩnh vực tri thức Địa chỉ truy

cập: http://books.google.com

* Bộ sưu tập tài liệu băng, đĩa CD-ROM, DVD

Bộ sưu tập tài liệu băng, đĩa CD-ROM, DVD được thu nhận vào TVQGVN qua con đường lưu chiểu, bổ sung, trao đổi quốc tế hoặc nhận biếu tặng trong vài năm gần đây, hơn 2.000 tên tài liệu với nhiều lĩnh vực: Âm

Trang 36

nhạc, Tài chính kế toán, Kinh tế, Tin học, Ngôn ngữ, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục…

Ngoài ra TVQGVN còn có một số bộ sưu tập tài liệu số hóa được phục

vụ trực tuyến trên website của thư viện như: Thư mục Quốc gia Việt Nam, tài liệu đào tạo cuả Quỹ SIDA, các file ISO dữ liệu thư mục hàng tháng của TVQGVN chia sẻ cho các thư viện bạn

* Theo loại hình tài liệu

Thông tin được sắp xếp theo loại hình tài liệu ở Bộ sưu tập Thăng Long- Hà Nội 1.000 năm văn hiến và Bộ sưu tập Đông Dương

(Xem Hình 8, 9 – Phụ lục 2)

2.2.4 Giao diện

Giao diện của thư viện số tại TVQGVN cho phép người dùng tin tra cứu theo chủ đề, đề tài, loại hình tài liệu Ngoài ra, có thể tìm kiếm tài liệu dựa theo tên nhan đề, tên tác giả, nơi xuất bản, nhà xuất bản và số đăng kí cá biệt, tìm kiếm thông qua chuẩn Z39.50…hỗ trợ qua 2 thứ tiếng Anh, Việt

Giao diện cho phép người sử dụng tải nguồn tài liệu về dưới dạng pdf hoặc xem dưới dạng hình ảnh

2.2.5.Dịch vụ thư viện số cung cấp

* Tra cứu mục lục trực tuyến với các CSDL thư mục Sách, báo tạp chí, luận án, bài trích thông qua OPAC

(Xem Hình 10 – Phụ lục 2)

Trang 37

Hệ thống trang thiết bị của TVQGVN đã không ngừng được đầu tư, qua các

dự án nâng cao năng lực hoạt động thư viện bao gồm:

- 15 máy chủ cấu hình cao, được cài đặt các phần mềm thực hiện các chức năng: Quản trị thư viện điện tử ILib, thư viện số DLib, bộ sưu tập sách Hán Nôm - NLVNPF, lưu trữ thông tin, quản trị website, quản lý thư điện tử, quản lý truy cập Internet/Intranet…

- 260 chiếc máy trạm hiện đại, được cài đặt các phần mềm ứng dụng thư viện và văn phòng, được nối mạng Internet băng thông rộng, phục vụ cho công tác xử lý tài liệu của đơn vị

Trong khi triển khai các dự án số hóa, hiện đại hóa thư viện, việc lựa chọn phần mềm quản trị thư viện, quản lý tài liệu số hóa đóng vai trò quyết định Hiện nay, TVQGVN đang sử dụng 3 phần mềm chính để quản lý tài liệu

số hóa toàn văn: ILib 4.0, Dlib và NLVNPF

Trang 38

* Phần mềm ILib 4.0

Bắt đầu từ tháng 10/2003, TVQGVN đã chuyển sang sử dụng phần mềm ILib thay cho phần mềm CDS/ISIS Hiện tại, TVQGVN đang ứng dụng phần mềm Ilib phiên bản 4.0 do tập đoàn CMC nghiên cứu và phát triển

Triển khai phần mềm ILib tại TVQGVN đã tạo tiền đề cho việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thư viện công cộng, trên lộ trình việc xây dựng thư viện số/thư viện điện tử Điều đó đã làm thay đổi bộ mặt của thư viện

ILib là một hệ thống thư viện tích hợp bao gồm nhiều phân hệ (module): bổ sung, biên mục, tra cứu trực tuyến (OPAC), quản lý lưu thông, quản lý xuất bản phẩm nhiều kỳ, quản lý kho, mượn liên thư viện, quản trị hệ thống được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của các thư viện trong nước, từ các thư viện công cộng, thư viện các trường Đại học, thư viện chuyên ngành đến các Trung tâm thông tin trong toàn quốc, đặc biệt là khả năng tích hợp và

xử lý tiếng Việt

ILib 4.0 là phiên bản thư viện điện tử tích hợp mới nhất hiện nay của CMCSoft, Ilib 4.0 đáp ứng chuẩn nghiệp vụ đảm bảo cho việc tự động hóa công tác nghiệp vụ và liên thông, trao đổi nguồn lực thông tin

ILib 4.0 tạo cho người sử dụng một cổng vào mọi dạng thông tin, dù là xuất bản phẩm, tài liệu điện tử hay âm thanh, hình ảnh… ILib 4.0 luôn được thường xuyên cập nhật nhằm nắm bắt được các công nghệ hiện đại và đáp ứng nhu cầu đổi mới của các thư viện và tương thích với Internet, Extranet và Intranet

Tính năng của phần mềm ILib 4.0:

 Công cụ tìm kiếm và tra cứu mạnh

 Hỗ trợ đa ngôn ngữ

 Sử dụng tất cả các tiêu chuẩn và quy tắc mô tả thư mục cũng như các khung phân loại hiện có

Trang 39

 Quản lý các dữ liệu số hoá

 Kết nối liên thư viện

 Mọi qui tắc nghiệp vụ được quản lý tập trung khiến cho cài đặt

và bảo trì đơn giản

 Tích hợp mã vạch

 Nhập/Xuất biểu ghi theo MARC21

 Chuyển đổi từ CSDL của CDS/ISIS

Điểm nổi bật của phần mềm ILib:

 Kiến trúc hệ thống: ILib được thiết kế và phát triển trên mô hình

3 lớp

 Sử dụng được đa hệ điều hành cho cả máy chủ và máy trạm

 CSDL lớn với nhiều công nghệ mạnh

 Ngôn ngữ tiếng Việt, Bảng mã Unicode

 Hỗ trợ các thiết bị cơ bản như Barcode cũng như tân tiến như RFID

Lợi ích khi sử dụng ILib:

 Tự đô ̣ng hóa toàn bộ hoạt động, chức năng, nghiệp vụ

> ILib là công cụ hiệu quả để xây dựng các CSDL thư mục, dữ liệu số, kiểm soát chất lượng các biểu ghi thư mục theo chuẩn MARC21 Hỗ trợ xuất nhập dữ liệu 2 chiều với bất kỳ hệ thống thư viện điện tử nào

> Tích hợp Web và Internet, ILib giúp các thư viện dễ dàng đưa kho tài liệu của mình lên mạng, và kiểm soát toàn bộ các ẩn phẩm điện tử

> Tạo ra môi trườ ng khai thác thông tin nhanh chóng , chính xác và thuâ ̣n lợi cho ba ̣n đo ̣c Việc tích hợp mã vạch thiết bị từ giúp các thao tác nghiệp vụ được thuận tiện và hiệu quả

 Hỗ trợ các sản phẩm và di ̣ch vu ̣ thư viê ̣n hiê ̣n đa ̣i

> Liên thông trao đổi dữ liệu trong và ngoài hệ thống Hỗ trợ các dịch

vụ mượn liên thư viện

Trang 40

Hiện tại bạn đọc có thể tra cứu trực tuyến nguồn thông tin thư mục trên giao diện trực tuyến OPAC của phần mềm

(Xem Hình 15 – Phụ lục 2)

*Phần mềm DLib

Năm 2006 TVQGVN triển khai phần mềm thư viện số DLib phục vụ mạng LAN Phần mềm giúp cho viê ̣c quản lý và khai thác kho tài nguyên số hóa của thư viện hiệu quả

(Xem Hình 16 – Phụ lục 2)

Các tính năng nổi bật của phần mềm này:

 Hỗ trợ biên mục theo chuẩn Dublin Core

 Quản lý việc download và mua bán tài liệu của thư viện

 Truyền file từ máy trạm lên server thông qua cơ chế FTP

 Đánh chỉ mục và tìm kiếm toàn văn

 Bảo mật và phân quyền chăt chẽ

 Phát triển trên công nghệ Web, triển khai và bảo hành bảo trì dễ dàng

Các phân hệ chính của phần mềm:

 Bổ sung – Biên mục:

- Cho phép tổ chức cấu trúc thư mục và tải các file dữ liệu số hóa từ máy trạm lên máy chủ phục vụ cho các công việc biên mục, tạo bộ sưu tập, gắn liên kết file, thiết đặt các chế độ khai thác cho các tài liệu điện tử

- Thống kê: Thống kê các loại tài liệu điện tử có trong kho dữ liệu số (file hình ảnh, âm thanh, văn bản), những tài liệu được download nhiều nhất theo thời gian, theo người biên mục…

Ngày đăng: 18/07/2017, 20:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Tiến Đức (2005). Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hóa tài liệu ở Việt Nam. http://thuvien.net Link
3. Nguyễn Thị Hạnh (2004), Thư viện trong môi trường số. http://vst.vista.gov.vn/ Link
1. Lê Thị Thúy (2010), Số hóa tài liệu và tổ chức khai thác nguồn tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Khóa luận K51 TTTV, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQGHN), Hà Nội Khác
4. Nguyễn Hữu Hùng (2005). Thông tin: Từ lý luận đến thực tiễn .- H.: Văn hoá Thông tin.- 825 tr Khác
5. Cao Minh Kiểm (2008). Một số suy nghĩ về tổ chức và hoạt động thông tin, thư viện ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. http: //vst.vista.gov.vn/ Khác
6. Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện Khác
7. Patricia G. Oyler (2009). Khuyếch trương và duy trì các thư viện Đông Nam Á trong bối cảnh thư viện toàn cầu // Tạp chí Thông tin & Tư liệu, số 4.- tr 25-34 Khác
8. Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ VHTT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Khác
9. Vũ Văn Sơn (1999). Xây dựng thư viện điện tử ở Việt Nam và tính khả thi// Tạp chí Thông tin & Tư liệu, số 2.- tr. 1- 6 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w