7. Bố cục của Khóa luận
3.5. Đảm bảo nguồn kinh phí trong số hóa tài liệu
Kinh phí được xem là vấn đề đáng quan tâm tại bất cứ một cơ quan thư viện nói chung và TVQGVN nói riêng. Nguồn thông tin điện tử phát triển rất nhanh, nhưng giá cả rất đắt nên muốn bổ sung nguồn tài liệu này cần có nhiều kinh phí. Điều này đòi hỏi sự quan tâm của các ban ngành liên quan và có biện pháp cụ thể tăng cường kinh phí cho thư viện. Ngoài ra, thư viện cần phải biết thâm nhập vào các nguồn ngân sách chính phủ và nguồn quỹ phi chính phủ. Muốn được như vậy, thư viện phải chứng tỏ được tính hiệu quả của hoạt động thư viện, chứng tỏ được sự hợp lý, minh bạch, chứng tỏ nguồn kinh phí được cấp đã được sử dụng đúng mục đích. Chính số lượng người dùng tin là yếu tố quyết định đến sự nghèo nàn hay dồi dào của nguồn kinh phí.
Bên cạnh đó, TVQGVN cần có sự hợp tác với các thư viện khác, thu hút nguồn tài trợ từ các tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước, đồng thời xin hỗ trợ kinh phí từ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Có như vậy mới có điều kiện phát triển nguồn lực thông tin điện tử đa dạng phong phú trong thời gian tới.
Tăng cường kinh phí cho TVQGVN mở rộng nguồn lực thông tin điện tử là vô cùng cần thiết, vì đây là một nguồn thông tin có giá trị đang được ưu tiên phát triển trong tương lai.
3.6.Đẩy mạnh quảng bá các dịch vụ, Marketing về thƣ viện
Từ trước tới nay marketing chỉ được biết đến chủ yếu trong lĩnh vực thương mại. Nhưng ngày nay chúng ta nhận thấy một điều rằng marketing đã
len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, là yếu tố sống còn không chỉ của các tổ chức kinh doanh mà còn ảnh hưởng không nhỏ để các tổ chức phi lợi nhuận. Có nhiều lý do để các tổ chức phi lợi nhuận cần phải quan tâm đến vấn đề marketing.
Vậy tại sao hoạt động thông tin thư viện lại cần đến marketing?
Xã hội càng phát triển thì tốc độ gia tăng của thông tin ngày càng nhanh, không một tổ chức hay cá nhân nào có đủ nguồn lực để thu thập và cung cấp thông tin một cách miễn phí. Vì vậy, trách nhiệm thuộc về các cơ quan nhà nước, thông qua thư viện, nguồn ngân sách nhà nước được sử dụng để tạo lập nguồn tin và phục vụ nhu cầu tin. Nhiệm vụ của thư viện là thực hiện tốt quá trình chuyển giao thông tin đến người dùng tin, tạo điều kiện cho bạn đọc tái sản xuất ra thông tin, từ đó phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây chính là lý do tồn tại của thư viện.
Về lý thuyết, trong một thế giới hoàn hảo mọi người sẽ đều có thẻ thư viện. Và các thư viện sẽ vừa là một nơi đáng giá để đọc tài liệu vừa là trung tâm thông tin qua mạng 24 giờ một ngày. Nhưng thực tế thì khác, thư viện chỉ được xếp hạng thứ 11 trong những nơi được người ta lựa chọn khi nghĩ đến việc tìm kiếm thông tin. Sự thật là thư viện ngày nay không còn xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của mọi người khi họ cần tìm một thông tin nào đó. Trong thời đại số, thư viện đang phải đối mặt với rất nhiều thử thách, trong đó có internet - kho tài nguyên khổng lồ và dễ dàng truy xuất miễn phí bất cứ khi nào. “Google” là công cụ được nhiều người ưu chuộng hơn cả khi họ cần thông tin. Thay vì mất cả năm để xuất bản một ấn phẩm, người ta chỉ cần 5 phút để xuất bản một cuốn sách trên mạng. Xuất bản điện tử cũng là một thách thức lớn đối với thư viện. Trong xã hội thông tin ngày nay, thư viện không còn là nơi lưu trữ và phổ biến thông tin duy nhất, họ đang phải đối đầu trong một cuộc cạnh tranh gay gắt để giành lại khách hàng. Nếu không tiếp tục duy trì được tần suất bạn đọc và phát triển nó, thư viện sẽ mất đi lý do để
lý trước khi hình ảnh thư viện trong mắt bạn đọc chỉ còn là một nhà kho lưu trữ những cuốn sách cũ kỹ và phải rất khó khăn mới có thể mượn đọc.
Một lý do khác để các thư viện phải quan tâm tới marketing là hình ảnh của họ trong mắt bạn đọc - khách hàng. Rất khó có thể tìm thấy trên báo chí hay truyền hình một quảng cáo về thư viện, hay rất hiếm khi chúng ta có thể đọc được ở đâu đó một lời khen về thư viện. Các thư viện ngày nay cần phải tìm nhiều cách thức hiệu quả hơn để bạn đọc hiểu rõ về mình và từ đó thu hút được bạn đọc đến thư viện. Bạn đọc thường phải tự tìm đến thư viện khi họ cần, những đôi khi họ không biết nên đến thư viện nào cho thích hợp. Bạn đọc cũng không biết rằng nguồn tin trong thư viện hữu ích và có giá trị hơn những nguồn tin khác như thế nào? Các thư viện cần chủ động tìm tới bạn đọc và cho họ biết mình đang có những gì có thể giúp ích cho họ. Cải thiện được hình ảnh thư viện là một nhiệm vụ khó khăn. Chính vì thế, các thư viện trong thế giới cạnh tranh cần đến một công cụ đắc lực “marketing”. Marketing sẽ giúp thư viện hiểu được bạn đọc đang muốn gì, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ và làm thế nào để cải thiện mối quan hệ bạn đọc - thủ thư. Marketing giúp thư viện định vị hình ảnh của mình với người dùng tin, lãnh đạo các cấp và cả các nhà tài trợ. Hơn thế nữa, marketing không chỉ là một công cụ mà còn là triết lý hoạt động của tổ chức, nó nâng cao trình độ, kỹ năng của thư viện viên và làm thay đổi tất cả các hoạt động của thư viện theo hướng quan tâm tới thị trường.
Như vậy, marketing không chỉ ảnh hưởng tới lĩnh vực kinh doanh mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến công tác thông tin thư viện. Bất cứ thư viện nào muốn phát triển cũng đều phải quan tâm đến marketing. Marketing giúp chúng ta hiểu, giao tiếp và đem lại các giá trị cho khách hàng. Marketing giúp thư viện cung cấp thêm các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng. Marketing tạo ra một cộng đồng người dùng thư viện rộng lớn hơn và thông qua đó tạo ra nhiều hỗ trợ tài chính hơn cho thư viện. Marketing khiến thư
viện thoát khỏi vẻ bề ngoài cũ kỹ để thích ứng với một thế giới công nghệ phát triển với nhịp độ nhanh chóng.
KẾT LUẬN
Chúng ta đang sống trong thời đại kỷ nguyên internet. Thư viện có nên là một ốc đảo chỉ với các ấn phẩm hay không? Hay là nơi tiếp tục hành trình hướng đến mục tiêu tiếp cận và tổ chức thông tin cho con người. Nếu vậy, công nghệ thông tin không phải là một đối thủ cạnh tranh mà là một đối tác, thậm chí là một đối tác chiến lược tin cậy để đi tới mục tiêu trên. Thư viện hiện đại vì thế lại trở thành con đường dẫn đến tương lai. Nhân viên thư viện vì thế thực hiện vai trò điều phối giữa một bên là dòng thác thông tin tăng trưởng nhanh chóng và một bên là nhu cầu thông tin của xã hội ngày càng bức thiết và khắt khe. Tiếp cận thông tin trong khu rừng internet, thư viện cần phải tổ chức để thông tin dễ dàng được tìm thấy, mặt khác cũng đòi hỏi việc tổ chức này không hạn chế sự tiếp cận mà càng làm tăng nguồn tài nguyên thông tin. Thư viện không còn là nơi chốn đơn độc cho người đọc lữ hành qua duy nhất một cánh rừng, đấy là cả một hệ thống “lâm sinh” liên thông giữa các thư viện, giữa các khối tri thức.
Xã hội càng phát triển thì cách thức con người tiếp xúc với tin tức càng thay đổi theo hướng tích cực. Với những bước tiến như vũ bão của công nghệ thông tin đã tạo nên một diện mạo mới cho cuộc sống con người và mở ra cho nhân loại một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên công nghệ thông tin. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin là đòi hỏi và thách thức với ngành thông tin – thư viện trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nắm bắt được xu thế đó, Thư viện số thế giới ( World Digital Library) đã được ra đời với mong muốn tăng cường hiểu biết và tạo điều kiện cho tất cả mọi người tiếp xúc với các tài sản văn hóa trên thế giới. Ưu điểm của hệ thống thư viện này là nó không dành cho riêng ai mà là tài sản chung của mọi người trên toàn cầu. Chỉ cần nhấn chuột vào một vùng địa lý nào đó, chẳng hạn như châu Âu, bạn có thể tìm được tất cả các nội dung về châu Âu.
Tại Việt Nam, năm 2007 Thư viện Quốc Gia Việt Nam đã chính thức khai trương thư viện số/thư viện điện tử bước đầu đem lại những bước tiến mới mẻ cho ngành thông tin – thư viện nước nhà. Trải qua hơn 90 năm xây dựng và trưởng thành, Thư viện Quốc Gia Việt Nam với nỗ lực không ngừng luôn xứng đáng là thư viện trung tâm của cả nước, dẫn đầu hệ thống thư viện công cộng, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Trong tương lai, Thư viện Quốc Gia Việt Nam phấn đấu hơn nữa để phát triển thư viện số, bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc, đồng thời phát huy cao độ những giá trị to lớn trong kho tàng tri thức của nhân loại được kết tinh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Thúy (2010), Số hóa tài liệu và tổ chức khai thác nguồn tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Khóa luận K51 TTTV, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQGHN), Hà Nội
2. Nguyễn Tiến Đức (2005). Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hóa tài liệu ở Việt Nam. http://thuvien.net
3. Nguyễn Thị Hạnh (2004), Thư viện trong môi trường số. http://vst.vista.gov.vn/
4. Nguyễn Hữu Hùng (2005). Thông tin: Từ lý luận đến thực tiễn .- H.: Văn hoá Thông tin.- 825 tr.
5. Cao Minh Kiểm (2008). Một số suy nghĩ về tổ chức và hoạt động thông tin, thư viện ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. http: //vst.vista.gov.vn/
6. Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện.
7. Patricia G. Oyler (2009). Khuyếch trương và duy trì các thư viện Đông Nam Á trong bối cảnh thư viện toàn cầu // Tạp chí Thông tin & Tư liệu, số 4.- tr 25-34.
8. Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ VHTT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
9. Vũ Văn Sơn (1999). Xây dựng thư viện điện tử ở Việt Nam và tính khả thi// Tạp chí Thông tin & Tư liệu, số 2.- tr. 1- 6.
10. http://www.wdl.org/- Website của thư viện số thế giới (World Digital Library)
11. http://www.loc.gov/ - Website của thư viện quốc hội Mỹ.
12. http://dlib.nlv.gov.vn – Website của Thư viện số tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam
PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1
Hình 1. Website của World Digital Library
Hình 3. Bản thảo chép tay
Hình 5. Bản tống phổ nhạc, bản ghi âm
Hình 7. Ảnh chụp
Hình 9. Tổ chức thông tin theo thời gian
Hình 11. Tổ chức thông tin theo loại hình tài liệu:
Hình 13. Dịch vụ trợ giúp hướng dẫn của WDL
Phụ lục 2
Hình 1. Minh họa cho Bộ sưu tập Luận án Tiến sỹ
Hình 3. Minh họa cho tài liệu Hán – Nôm
Hình 4. Minh họa Sách cho Bộ sưu tập số Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến
Hình 5. Minh họa Bản đồ cho Bộ sưu tập số Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến
Hình 7. Thông tin được sắp xếp theo chủ đề ở Bộ sưu tập Hán Nôm
Hình 8. Thông tin được sắp xếp theo theo loại hình tài liệu ở Bộ sưu tập Thăng Long- Hà Nội 1.000 năm văn hiến.
Hình 9. Thông tin được sắp xếp theo theo loại hình tài liệu ở Bộ sưu tập Đông Dương
Hình 11. Dịch vụ tra cứu CSDL toàn văn
Hình 13. Hướng dẫn về cách tổ chức, tìm kiếm, khai thác thông tin trên Webite của Thư viện.
Hình 15. Giao diện người dùng OPAC của Ilib 4.0
Hình 17. Giao diện của phần mềm NLVNPF