Đảm bảo tính pháp lý của tài nguyên số

Một phần của tài liệu Tìm hiều về thư viện số thế giới và thư viện số tại thư viện quốc gia việt nam (Trang 57 - 61)

7. Bố cục của Khóa luận

3.4. Đảm bảo tính pháp lý của tài nguyên số

Những lợi ích mà việc số hóa tài liệu đem lại thì hầu như ai cũng nhận thấy, song điều khiến những người làm công tác số hóa e ngại chính là vấn đề bản quyền. Khái niệm về đối tượng tài liệu rất mơ hồ. Đối với thư viện truyền thống, đối tượng đó có thể là những cuốn sách, tạp chí, băng video, những cái mà chúng ta có thể cầm nắm và trao đổi. Sự xuất hiện “tài liệu số” đã làm nổ

tung quan niệm cũ. Thư viện số liên quan đến những đối tượng tài liệu mà ta không thể “sờ” thấy.

Sưu tầm thông tin và làm cho thông tin đó trở nên phổ biến hơn đối những người khác là một điều liên quan đến vấn đề xã hội và những người xây dựng thư viện số phải am hiểu quyền sở hữu trí tuệ để hành động một cách có trách nhiệm và đúng luật xung quanh những ứng dụng cụ thể của họ. Thư viện số có thể làm cho việc truy cập trở nên rộng rãi hơn thư viện truyền thống. Và chính điều này đã nảy sinh ra nhiều vấn đề: truy cập thông tin trong thư viện số, nói chung ít bị kiểm soát hơn truy cập sưu tập in ấn trong thư viện thường. Đưa thông tin vào thư viện số là có khả năng làm cho thông tin đó trở nên phổ biến ngay đối với một số lượng độc giả hầu như vô hạn.

Đối với người sử dụng, thông tin trên thế giới có thể truy cập bất cứ nơi đâu. Đối với tác giả, một độc giả có trình độ hơn có thể tiếp cận được nhiều thông tin hơn trước. Và đối với nhà xuất bản, nhiều thị trường mới mở ra vượt quá mọi giới hạn địa lý. Nhưng có một nghịch lý. Tác giả và nhà xuất bản hỏi có bao nhiêu cuốn sách sẽ được bán nếu những thư viện số nối mạng khiến cho bản điện tử của cuốn sách đó được truy cập rộng rãi trên thế giới? Cơn ác mộng cho họ khi câu trả lời là một. Có bao nhiêu sách sẽ được xuất bản trực tuyến nếu toàn bộ thị trường có thể bị phá hủy bởi việc bán một bản điện tử cho một thư viện công cộng?

Nhà xuất bản sẽ phản ứng như thế nào trước tình huống này? Lời cảnh báo cho người sử dụng là nhà xuất bản sẽ thông qua công nghệ và phương tiện luật pháp để thực thi chính sách hạn chế việc truy cập đến những thông tin họ bán – chẳng hạn như, bằng cách hạn chế việc truy cập của người mua, cho dùng thử trong một thời gian hạn định hoặc đánh thuế khi sử dụng quá hạn..

Những bản sao số dễ dàng được tạo ra, sửa đổi và phát tán rộng rãi trong hệ thống mạng máy tính. Từ đó, những người nắm giữ bản quyền sẽ gặp

những bản sao số này cũng có thể được tạo ra một cách tình cờ khi một cá nhân truy cập vào những website, “những bản sao tình cờ” tự động được tạo ra ở bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM trong máy tính của họ. Hơn nữa, những bản sao số có tính chất nhất thời. Không giống như một cuốn sách bạn có thể mua và sở hữu. Đối với những tài liệu của thư viện số, ngày hôm nay bạn có thể truy cập nhưng ngày mai có thể không. Do vậy, thư viện số gặp vấn đề về bản quyền. Trong những năm gần đây, cuộc chiến pháp lý về bản quyền giữa một bên là người nắm giữ bản quyền (nhà xuất bản, công ty giải trí, công nghiệp kinh doanh phần mềm) và bên kia những người sử dụng. Thư viện số là người trung gian điều hòa sự cân bằng giữa hai bên.

Để giải quyết vấn đề này, TVQGVN có thể quan tâm đến việc số hoá một số tài liệu không có bán trên thị trường nữa nhưng vẫn còn bản quyền. Nếu muốn số hoá tài liệu này, họ phải yêu cầu cấp giấy phép từ người giữ bản quyền cho phép số hoá tài liệu.

Bên cạnh đó, thư viện cần dựa trên các văn bản hướng dẫn và chính sách của nhà nước về quyền tác giả và những quyền liên quan được quy định tại điều 8 của Luật Sở hữu trí tuệ để thực hiện những vấn đề liên quan đến bản quyền của tài liệu số. Phương pháp tiến hành như sau:

Bước 1: Lập danh mục những tài liệu số hóa kèm theo đơn trình Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phê duyệt.

Bước 2: Soạn thảo công văn xin hỗ trợ kinh phí gửi Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phê duyệt.

Bước 3: Xác định các chủ sở hữu cần thương lượng mua bản quyền. - Chủ sở hữu bản quyền được nêu trong các điều từ điều 36 đến điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ gồm:

- Chủ sở hữu tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.

- Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả (Điều 37): Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có

các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.

- Chủ sở hữu quyền tác giả là đồng tác giả (Điều 38): Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của luật này đối với tác phẩm đó. Trong đó, các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của đồng tác giả khác thì có quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với phần riêng biệt đó.

- Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả (Điều 39): Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế (Điều 40): Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.

- Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền (Điều 41): Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này theo thỏa thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả.

- Chủ sở hữu quyền tác giả là nhà nước (Điều 42) đối với các trường hợp sau:

+ Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền nhận di sản;

+ Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước.

Bước 4: Xác định mức giá và tiến hành thương lượng với chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Tìm hiều về thư viện số thế giới và thư viện số tại thư viện quốc gia việt nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)