ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào. Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng. Đất đai có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan của con người. Trên thực tế, trong quá trình đổi mới nền kinh tế xã hội ở nước ta, cơ chế kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành xu hướng tất yếu là mọi yếu tố nguồn lực đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra đều trở thành hàng hóa, trong đó có đất đai. Từ năm 1993 thủ tướng chính phủ đã cho phép thực hiện chủ trương sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong quá trình triển khai hình thức này đã đạt được một số hiệu quả nhưng đã bộc lộ một số khó khăn tồn tại.... Để khắc phục được những tồn tại đó, những năm gần đây Nhà nước đã thay đổi cơ chế đối với việc dùng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo một trong hai cách sau: Đấu giá quyền sử dụng đất đối với quỹ đất để tạo vốn xây dựng công trình cơ sở hạ tầng. Đấu thầu công trình xây dựng cơ sở hạ tầng và thanh toán công trình bằng quỹ đất ( hay còn gọi là đổi đất lấy cơ sở hạ tầng). Đấu giá quyền sử dụng đất thực chất là một hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất đặc biệt, trong đó Nhà nước tham gia vào thị trường với tư cách là một bên đối tác trong giao dịch bất động sản. Điểm khác biệt cơ bản của hình thức đấu giá với hình thức chuyển nhượng thông thường trên thị trường là không qua sự mặc cả mà thông qua cơ chế đấu giá công khai để quyết định giá bán. Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, tổng hợp công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Lộc trong những năm gần đây cho thấy nhiều phiên đấu giá đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên việc khai thác quỹ đất hiện trạng tại địa bàn huyện Mỹ Lộc còn gặp nhiều hạn chế như giá đất trên địa bàn huyện chưa cao. Huyện Mỹ Lộc nằm ở phía Bắc tỉnh Nam Định, nằm cạnh Quốc lộ 21 B (trên trục đường Nam Định Phủ Lý). Cách thành phố Nam Định 8 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Phủ Lý là 23 km về phía Đông Nam. Huyện có Quốc lộ 10 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội. Trong những năm gần đây, huyện có tốc độ tăng trưởng khá cao, do đó nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng nhanh. Để giải quyết vấn đề này, trên địa bàn huyện đã triển khai và thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo cơ chế đấu thầu dự án hoặc đấu giá quyền sử dụng đất. Do đó, cần tiến hành nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá đất qua các dự án khác nhau với các phương án đấu giá khác nhau để có thể đề xuất và góp ý kiến giúp quy trình đấu giá ngày càng hoàn thiện và đem lại nhiều hiệu quả nhất. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác đấu giá quyền sử dụng đất. + Tìm hiểu công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Lộc. + Đánh giá thực trạng của công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ lộc qua các năm 2014, 2015, 2016. + Tìm hiểu những khó khăn, hạn chế của công tác đấu giá QSDĐ qua đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy công tác đấu giá trên địa bàn huyện Mỹ Lộc.
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, là cơ sởkhông gian của mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nôngnghiệp, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bốcác khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh vàquốc phòng Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳmột tư liệu sản xuất nào Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng.Đất đai có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủquan của con người
Trên thực tế, trong quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta, cơ chếkinh tế thị trường đã bước đầu hình thành xu hướng tất yếu là mọi yếu tố nguồnlực đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra đều trở thành hàng hóa, trong đó
có đất đai Từ năm 1993 thủ tướng chính phủ đã cho phép thực hiện chủ trương
sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng Trong quá trình triển khai hìnhthức này đã đạt được một số hiệu quả nhưng đã bộc lộ một số khó khăn tồntại Để khắc phục được những tồn tại đó, những năm gần đây Nhà nước đãthay đổi cơ chế đối với việc dùng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theomột trong hai cách sau:
- Đấu giá quyền sử dụng đất đối với quỹ đất để tạo vốn xây dựng công trình
cơ sở hạ tầng
- Đấu thầu công trình xây dựng cơ sở hạ tầng và thanh toán công trình bằng
quỹ đất ( hay còn gọi là đổi đất lấy cơ sở hạ tầng)
Đấu giá quyền sử dụng đất thực chất là một hình thức chuyển nhượng quyền
sử dụng đất đặc biệt, trong đó Nhà nước tham gia vào thị trường với tư cách là mộtbên đối tác trong giao dịch bất động sản Điểm khác biệt cơ bản của hình thức đấu
Trang 2giá với hình thức chuyển nhượng thông thường trên thị trường là không qua sựmặc cả mà thông qua cơ chế đấu giá công khai để quyết định giá bán.
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, tổng hợp công tác đấu giá quyền sửdụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Lộc trong những năm gần đây cho thấy nhiềuphiên đấu giá đem lại hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên việc khai thác quỹ đấthiện trạng tại địa bàn huyện Mỹ Lộc còn gặp nhiều hạn chế như giá đất trên địabàn huyện chưa cao
Huyện Mỹ Lộc nằm ở phía Bắc tỉnh Nam Định, nằm cạnh Quốc lộ 21 B
(trên trục đường Nam Định - Phủ Lý) Cách thành phố Nam Định 8 km về phíaTây Bắc, cách thành phố Phủ Lý là 23 km về phía Đông Nam Huyện có Quốc lộ
10 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội.Trong những năm gần đây, huyện có tốc độ tăng trưởng khá cao, do đó nhu cầu sửdụng đất ngày càng tăng nhanh Để giải quyết vấn đề này, trên địa bàn huyện đãtriển khai và thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về sử dụng quỹ đất để tạo vốnxây dựng cơ sở hạ tầng theo cơ chế đấu thầu dự án hoặc đấu giá quyền sử dụng đất
Do đó, cần tiến hành nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá đất quacác dự án khác nhau với các phương án đấu giá khác nhau để có thể đề xuất và góp
ý kiến giúp quy trình đấu giá ngày càng hoàn thiện và đem lại nhiều hiệu quả nhất
- Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác đấu giá quyền sử dụng đất
+ Tìm hiểu công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Lộc
+ Đánh giá thực trạng của công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn
huyện Mỹ lộc qua các năm 2014, 2015, 2016
+ Tìm hiểu những khó khăn, hạn chế của công tác đấu giá QSDĐ qua đó đềxuất các giải pháp nhằm thúc đẩy công tác đấu giá trên địa bàn huyện Mỹ Lộc
Trang 3CHƯƠNG 1 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các văn bản có liên quan tới công tác đấu giá quyền sử dụng đất của trung
ương và địa phương
- Quy trình, cơ chế và hình thức tổ chức thực hiện của công tác đấu giáquyền sử dụng đất của một số dự án đấu giá quyền sử dụng đất tiêu biểu
1.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Công tác đấu giá QSDĐ trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định tronggiai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 Cụ thể, đánh giá công tác đấu giá quyền sửdụng đất các xã qua từng năm trên địa bàn huyện
1.2 Nội dung nghiên cứu
1.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Lộc
- Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, nguồnnước
- Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội; Tăng trưởng kinh tế, thực trạng pháttriển các ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dân số lao động, cơ sở hạ tầng, cảnhquan môi trường
1.2.2 Đánh giá khái quát các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
1.2.3 Đánh giá khái quát hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai
1.2.4 Đánh giá thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Mỹ Lộc
- Tình hình đấu giá quyền sử dụng đất cụ thể các xã
- Tìm hiểu định hướng và kế hoạch thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất củahuyện Mỹ Lộc
Trang 4- Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của công tác đấu giá quyền sử dụngđất từ đó đề xuất ra những giải pháp khắc phục công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các văn bản pháp lý của Nhà nước, của tỉnh Nam Định có liên
quan tới công tác định giá đất, giá đất và công tác đấu giá quyền sử dụng đất
- Thu thập các quyết định của UBND huyện Mỹ Lộc, UBND tỉnh Nam Định
đã ban hành liên quan đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất
- Thu thập các số liệu, tài liệu về thực trạng địa bàn nghiên cứu
- Thu thập số liệu, tài liệu tổng hợp về công tác đấu giá quyền sử dụng đất
trong giai đoạn nghiên cứu
1.3.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
- Tiến hành phỏng vấn các cán bộ chuyên môn về thực trạng công tác đấugiá quyền sử dụng đất tại địa phương trong giai đoạn nghiên cứu
1.3.3 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu quá trình đấu giá quyền sử dụng đất tại các xã trên địabàn huyện Mỹ Lộc
1.3.4 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu bằng các phần mềm máy tính
- Các thông tin thu thập cần được xử lý thông qua thống kê mô tả bằng phần
mềm Excel
- Cần kết hợp với các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi
mô trong phân tích; tổng hợp các số liệu khái quát từ các số liệu riêng lẻ của cácnăm
Trang 5CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mỹ Lộc
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng môi trường
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Mỹ Lộc nằm ở phía Bắc tỉnh Nam Định, có Sông Hồng chạy qua ở
phía Đông huyện và sông Châu Giang ở phía Bắc huyện Trung tâm huyện lỵ nằmcạnh Quốc lộ 21 B (trên trục đường Nam Định - Phủ Lý) Cách thành phố NamĐịnh 8 km về phía Tây Bắc, cách Thành phố Phủ Lý là 23 km về phía Đông Nam.Huyện có Quốc lộ 10 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh
tế, văn hoá xã hội Huyện Mỹ Lộc có vị trí địa lý cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam;
- Phía Nam giáp thành phố Nam Định và huyện Vụ Bản;
- Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình;
- Phía Tây giáp huyện Vụ Bản và tỉnh Hà Nam;
Huyện Mỹ Lộc có tổng diện tích hành chính là: 7.448,87 ha (theo kết quảthống kê đất đai năm 2016), dân số năm 2016 là 70.152 người, mật độ dân số 942nguời/km2, gồm 11 đơn vị hành chính: 10 xã và 01 thị trấn Thị trấn Mỹ Lộc làtrung tâm chính trị kinh tế văn hoá của huyện
Mỹ Lộc là cửa ngõ của thành phố Nam Định và tỉnh Nam Định, có lợi thế vềgiao lưu kinh tế với tất cả các vùng trong và ngoài tỉnh thông qua trục đường Quốc
lộ 10, Quốc lộ 21 A, đường sắt Bắc - Nam và đường thủy Huyện là một trongnhững vành đai cung cấp lương thực, thực phẩm, lao động cho thành phố NamĐịnh, khu công nghiệp Hoà Xá và cụm công nghiệp An Xá, khu Công nghiệp MỹTrung Mỹ Lộc cũng là nơi cung cấp rau sạch, hoa tươi cho thành phố Nam Định
và các vùng phụ cận
Trang 62.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Huyện Mỹ Lộc được bao bọc bởi hệ thống đê sông Hồng dài 7,10 km và đê ẤtHợi của sông Châu Giang dài 8 km nên đã chia cắt địa bàn huyện thành 2 tiểu địahình khác nhau:
- Đất khu ngoài đê: có địa hình cao, đất đai màu mỡ do được phù sa sôngHồng bồi đắp hàng năm thuận lợi cho việc trồng rau màu, đem lại thu nhập chongười nông dân Tuy nhiên hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt gây ra bất lợikhông nhỏ đến canh tác và đời sống nhân dân nơi đây
- Đất khu vực trong đê: có địa hình thấp hơn, dễ bị ngập úng nên đất bị Glây hoá
- Để khắc phục tình trạng này, chính quyền và nhân dân địa phương đã đầu
tư xây dựng hệ thống kênh mương thuỷ lợi tưới tiêu cho khoảng 70 % diện tích đấtcanh tác trên địa bàn huyện Đất trong đê phù hợp cho trồng lúa và nuôi trồng thuỷsản
- Về địa mạo thì ở Mỹ Lộc có 3 dạng địa hình chính:
+ Địa hình đồng bằng tích tụ nguồn gốc sông có tuổi Holoxen muộn dọc
Trang 7nhiệt độ trung bình là 27 oC, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8 nhiệt độ có thể lêntới 39 oC.
- Độ ẩm không khí : tương đối cao, trung bình từ 80 – 85 %, tháng có độ ẩm
cao nhất là 90 % vào tháng 3, tháng có độ ẩm thấp nhất là 81% vào tháng 11
- Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1700 1800 mm, trong
năm lượng mưa phân bố không đều, mùa nóng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10chiếm khoảng 75 % lượng mưa cả năm, đặc biệt là vào tháng 7, 8 ,9 Do lượngnước mưa không đều nên vào mùa mưa thường có úng, lụt gây thiệt hại cho sảnxuất nông nghiệp Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này lượng nướcmưa chiếm khoảng 25 % lượng mưa cả năm, tháng ít mưa nhất là tháng 12, tháng 1
và tháng 2 năm sau
- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ
1.650 – 1.700 giờ Vụ Hè - Thu có số giờ nắng cao từ 1.100 – 1.200 giờ, chiếm 70
% số giờ nắng trong năm
- Gió: Hướng gió thay đổi theo mùa, mùa Đông hướng gió thịnh hành là gió
Đông Bắc với tần suất 60 – 70 %, tốc độ gió trung bình 2,0 – 2,3 m/s, những thángcuối đông gió có xu hướng chuyển dần về phía Đông Mùa Hè gió thịnh hành là gióĐông Nam, với tần suất 50 – 70 %, tốc độ gió trung bình 1,9 – 2,2 m/s Do nằm trongvùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Mỹ Lộc thường chịu ảnh hưởng của gió bão hoặc ápthấp nhiệt đới bình quân 4 6 trận/ năm Đầu mùa Hè thường xuất hiện các đợt gióTây khô nóng gây tác động xấu đến sinh hoạt và sản xuất
Nhìn chung, khí hậu rất thuận lợi để Mỹ Lộc phát triển đa dạng hóa các loạicây trồng, các vùng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuấthàng hóa Tuy nhiên cần có các biện pháp phòng chống úng lụt, khô hạn và xác định
cơ cấu ngành nghề hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và cácngành nghề khác
Trang 82.1.1.4 Thuỷ văn
Huyện Mỹ Lộc có 3 con sông chính chảy qua là: sông Hồng, sông Đào vàsông Châu Giang Sông Châu Giang ở phía Bắc huyện (8 km/28 km chiều dàisông) chủ yếu tiếp nhận nguồn nước tưới tiêu nội đồng, chảy ra sông Hồng quatrạm bơm Hữu Bị Sông Hồng đoạn chảy dọc ranh giới phía Đông huyện dài 7,1
km cung cấp nước tưới, tiêu cho cả huyện qua công trình đầu mối (trạm bơm Hữu
Bị và Quán Chuột) Chế độ dòng chảy của sông Hồng qua huyện Mỹ Lộc mùanước cạn từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nước kiệt trong tháng 1, 2, 3(mực nước cao +0,3 m) mùa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 75% lượngnước trong năm Lũ sông Hồng thường là lũ kép, mùa lũ nước sông dâng lên rấtnhanh: 3 – 7m/ngày song có hàm lượng phù sa rất cao: 1000g/m3
2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
a Tài nguyên đất
Theo số liệu của phòng thống kê thì trên địa bàn huyện Mỹ Lộc có các loạiđất chính sau:
- Đất phèn – Thionic Fluvisols (Flt) và Thionic Gleysols (Glt): Diện tích
1.003 ha, chiếm 13,70 % diện tích tự nhiên của huyện, phân bố không đều ở các
xã Nhóm đất phèn có một đơn vị đất là phèn tiềm năng và chủ yếu đang đượcdùng trồng lúa
- Đất phù sa – Fluvisols (FL): Diện tích 6.380 ha, chiếm 86,30 % diện tích
tự nhiên và được phân bố đều ở các xã trong huyện, là nhóm đất có diện tích lớnnhất trong các nhóm đất của huyện
Hệ thống đê của dòng sông chia đất phù sa thành 2 vùng: vùng đất ngoài đêđược bồi đắp phù sa hàng năm và vùng đất trong đê rộng lớn không được bồi đắphàng năm Nhóm đất phù sa có 4 đơn vị đất chính là đất phù sa trung tính ít chua –
Trang 9Eutric Fluvisols (FLe), đất phù sa Glây – Gleyic Fluvisols (FLg) và đất phù sa biếnđổi nhẹ - Cambic Fluvisols (FLb).
Trong nông nghiệp đất phù sa phần lớn dùng để trồng lúa, màu và một sốcây công nghiệp ngắn ngày
b Tài nguyên nước
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy
từ hai nguồn chính là nước mặt và nước ngầm
- Nguồn nước mặt:
Huyện Mỹ Lộc có nhiều sông ngòi chảy qua, cùng với hệ thống kênh mương
và ao hồ, do vậy nguồn nước mặt rất phong phú Về mùa mưa nước mặt dư thừa,tuy nhiên trong mùa khô vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước cho cây trồng và sinhhoạt ở nhiều nơi Hiện nay, huyện có một trạm trung chuyển nước sạch tại thị trấn,còn lại chủ yếu lấy nước từ thành phố, huyện đang tiến hành xây dựng nhà máynước Mỹ Hà
- Nguồn nước ngầm:
Nguồn nước ngầm chủ yếu của huyện nằm trong tầng chứa lỗ hổng Plutoxenphân bố đều khắp trên địa bàn huyện, hàm lượng Cl<200 mg/l, tầng khai thác phổbiến ở độ sâu từ 10 – 120 m Tuy nhiên khi khai thác ở độ sâu khoảng 40 m, chấtlượng nước còn nhiều sắt và tạp chất khác Vì vậy khi sử dụng cần có biện pháp xử
lý để loại trừ sắt và các tạp chất
c Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Mỹ Lộc không nhiều, tập trung chủ yếu vào 2 loại chính: đấtsét cho sản xuất gạch ngói nung, đất cát cho xây dựng và san lấp
- Nguyên liệu giành cho sản xuất vật liệu xây dựng:
Trang 10Nguồn tài nguyên này phân bố chủ yếu dọc theo các bãi bồi ven sông Hồng,sông Châu Giang, những diện tích này khó khăn trong sản xuất nông nghiệp hiệuquả sản xuất không cao.
- Các bãi cát xây dựng:
Nguồn tài nguyên này chủ yếu phân bố chạy dọc trên sông Hồng (Bãi Búng),
có chiều dài gần 1.500 m và chiều rộng khoảng 200 m, từ km 84 - km 86 thuộc địabàn xã Mỹ Tân, Mỹ Trung đây là nguồn tài nguyên cát xây dựng khá dồi dào, đangđược khai thác sử dụng
d Tài nguyên nhân văn
Mỹ Lộc là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, sớm pháttriển nghề trồng lúa nước, dệt vải và làm nghề thủ công Đây là nơi phát tích vươngtriều Trần, triều đại hưng thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam Thành quảlao động của các thế hệ để lại tiềm năng du lịch nhân văn có giá trị với những ditích lịch sử văn hoá, lễ hội trong quần thể di tích đền Trần, đền Bảo Lộc Nơi thờ
14 vị vua Trần trong thế kỷ XIII và XIV Lễ hội đền Trần, thờ Hưng Đạo ĐạiVương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc, được tổ chức vào tháng
8 âm lịch hàng năm và quần thể di tích đền Trần Quang Khải, lăng mộ PhụngDương Công Chúa Đền Bảo Lộc thờ Đức Thánh Trần, Trần Hưng Đạo (MỹPhúc), đền Cao Đài thờ Thượng Tướng Thái Sư Trần Quang Khải (Mỹ Thành),đền Sùng Văn (Mỹ Thuận), đền Cây Quế (Mỹ Tân) và hàng chục di tích lịch sửvăn hoá đã được xếp hạng khác
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, các giá trị nhân văncũng đang được phục hồi và phát triển Các di tích được bảo vệ, tôn tạo Các sinhhoạt văn hoá truyền thống được khôi phục làm tăng thêm tính hấp dẫn, thu hútkhách du lịch trong nước và quốc tế
2.1.1.6 Thực trạng môi trường
Trang 11Trong thời gian qua, với nhiều nỗ lực cố gắng, công tác bảo vệ môi trường ở
Mỹ Lộc đã có chuyển biến tích cực Hệ thống quản lý, quy chế, từng bước đượcxây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng hiệu quả cho công tác bảo vệ môitrường cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Nhận thức về bảo vệ môitrường của các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên đáng kể, mức độ giatăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường từng bước được hạn chế Những thànhtựu đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của ngườidân, đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện
Tuy nhiên trong những năm qua môi trường ở huyện Mỹ Lộc, còn có nhữngkhu vực vẫn bị ô nhiễm ảnh hưởng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mọi người,cản trở không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đe dọa nghiêm trọng
sự phát triển bền vững như:
- Môi trường không khí
Mẫu không khí lấy tại khu vực ngã ba đường 21 và đường 56 (khu dân cư)
+ Các vị trí đo nằm trong tiêu chuẩn cho phép TCVN 5949-1998
- Hàm lượng bụi lơ lửng: ở vị trí quan trắc cho giá trị thấp hơn so với chophép theo QCVN05:2009
- Nước mặt sông lớn (sông Hồng, sông Đào khu vực huyện Mỹ Lộc)
Qua kết quả phân tích chất lượng nước của hệ thống sông Hồng và sông Đàotrên địa bàn huyện Mỹ Lộc cho thấy:
Trang 12+ Mẫu nước sông Hồng tại vị trí quan trắc thông số COD, BOD5 (20oC), tổngdầu mỡ Cụ thể: Thông số COD vượt quy chuẩn 1,866 lần.Thông số BOD vượt 3lần Thông số tổng dầu mỡ vượt từ 3 lần.
+ Mẫu nước sông Đào có: Tại cả 1 vị trí các thông số COD, BOD5(20oC),tổng dầu mỡ đều vượt quy chuẩn cho phép, cụ thể: Thông số COD vượt 1,8 lần,thông số BOD5(20oC) vượt 2,33 lần, thông số Tổng dầu mỡ vượt từ 3 lần
- Môi trường nước ngầm
+ Thông số COD (KMnO4): Có 2 mẫu tại các vị trí sau: NN04-07/10, 07/10, vượt chuẩn từ 1,4 và 1,15 lần
NN05-+ Thông số Clorua: Có 01 mẫu tại các vị trí sau: NN05-07/10, vượt quychuẩn từ 1,06 lần
+ Thông số Mangan: Có 01 mẫu tại các vị trí, NN04-07/10 vượt quy chuẩn
+ Thông số tổng Nitơ tại 01 điểm: NTC07-07/10 vượt 1,2 lần
+ Thông số Sunfua tại 1 điểm NTC07-07/10, vượt 1,22 lần
Trang 13+ Thông số Coliform tại 2 điểm NTC07-07/10, NTC08-07/10 vượt từ 1,96 và 1,31lần.
* Thực trạng môi trường trên địa bàn huyện Mỹ Lộc:
- Quá trình đô thị hóa ở huyện Mỹ Lộc kéo theo sự phát triên mạnh mẽ cácngành công nghiệp kèm theo đó là sự gia tăng dân số, đô thị nhanh chóng đã gây ranhiều vấn đề về môi trường không khí, đất, nước và chất thải rắn Do huyện nằm cạnhthành phố Nam Định nên vấn đề này có ảnh hưởng rõ rệt
- Hiện tại, hầu hết các xí nghiệp xây dựng lâu năm chiếm 80% với công nghệ cũ
và lạc hậu, không có hệ thống xử lý tận dụng các chất thải nên khi thải ra môi trườngmang tính độc hại cao, gây ô nhiễm môi trường trong phạm vi rộng
- Huyện Mỹ Lộc hiện có một làng nghề tập trung là sản xuất rệt may tại làng Sắc
xã Mỹ Thắng Hầu hết các gia đình đều sản xuất với quy mô hộ gia đình nên việc xử lýchất thải gặp nhiều khó khăn, không có nơi xử lý chất thải tập trung
- Đối với các khu công nghiệp tập trung mới được xây dựng công tác bảo vệ môitrường đã được quan tâm từ đầu tuy nhiên hệ thống quản lý còn hạn chế như KCN MỹTrung nằm trên địa bàn xã Mỹ Trung
- Đối với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp từ lâu đã trở thành vấn đề nhứcnhối về ô nhiễm môi trường Do hình thành từ lâu đời nên vấn đề bụi, tiếng ồn và xử lýrác thải của làng nghề chưa được chú trọng như làng nghề may gối, dệt đệm của xã MỹThắng
- Huyện Mỹ Lộc có các tuyến đường huyết mạch của tỉnh QL10, QL21, Đại lộThiên Trường chạy qua với sự vận hành của các phương tiện giao thông sử dụng nhiênliệu với nhiều chủng loại và chất lượng máy cũ chiếm tỷ lệ cao, số lượng các phươngtiện tương đối lớn đã gây ảnh hướng xấu đến môi trường huyện
- Xử lý rác thải: do nằm ở vùng ven thành phố Nam Định nên một số xã chịu ảnhhưởng lớn của rác thải thành phố như bãi rác thành phố ngay cạnh thôn Gôi xã MỹHưng , kênh xả nước thải chảy qua xã Mỹ Tân đổ ra sông Hồng gây nhức nhối cho
Trang 14người dân Ngoài ra, tình trạng vệ sinh tại các khu vực nông thôn còn nhiều bất cập,một số địa phương đã có thu gom rác thải nhưng chưa triệt để, nhiều xã chưa có bãichôn lấp rác thải.
Công tác bảo vệ môi trường ở Mỹ Lộc đang đứng trước nhiều thách thứcđáng quan tâm như: thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với lợi ích kinh tếtrước mắt trong đầu tư phát triển, thách thức giữa tổ chức và năng lực quản lý môitrường còn nhiều bất cập trước những đòi hỏi nhanh chóng đưa công tác quản lýmôi trường vào nề nếp, thách thức giữa kết cấu hạ tầng - kỹ thuật bảo vệ môitrường lạc hậu với khối lượng chất thải ngày càng tăng lên, thách thức giữa nhucầu ngày càng cao về nguồn vốn cho bảo vệ môi trường với khả năng có hạn củangân sách Nhà nước và sự đầu tư của doanh nghiệp, người dân cho công tác bảo vệmôi trường còn ở mức rất thấp Đặc biệt nổi lên là thách thức giữa yêu cầu bảo vệmôi trường, phát triển bền vững của đất nước với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, giảiquyết việc làm
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a Tăng trưởng kinh tế
Năm 2016 kinh tế huyện Mỹ Lộc có sự phát triển mạnh trên cả 3 lĩnh vực,nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thu nhập bình quân 22 triệu đồng/người/năm
b Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của huyện Mỹ Lộc trong những năm qua có sự chuyển đổitích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại tăng dần, tỷ trọng ngànhnông nghiệp giảm dần, phát huy lợi thế của ngành và bước đầu khơi dậy đượcnhững tiềm năng thế mạnh của huyện tạo tiền đề cho các giai đoạn sau phát triển
Tuy nhiên cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch còn chậm tỷ trọng các ngànhnông, thủy sản còn cao so với mức bình quân chung của toàn tỉnh
2.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Trang 15a Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nông nghiệp trongviệc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, trong thời gian quahuyện đã có nhiều chủ trương về đầu tư phát triển các vùng sản xuất trọng điểm,triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ban hành một số cơchế chính sách mới phù hợp, nên ngành nông nghiệp của Mỹ Lộc phát triển khá toàndiện Năm 2016 sản xuất nông nghiệp đảm bảo ổn định và tiếp tục phát triển Giá trị
sản xuất nông - lâm - thuỷ sản (theo giá hiện hành) đạt 900.650 triệu đồng, tăng
12% so với năm 2010 Giá trị trên 1 ha canh tác đạt 94 triệu đồng
- Trồng trọt:
Sự thay đổi về nhận thức của người nông dân cùng với sự tác động tích cực
có hiệu quả của các cấp, các ngành làm cho năng lực sản xuất của người dân đượcnâng lên Công tác khuyến nông được đẩy mạnh, các loại giống cây trồng có năngsuất cao được đưa vào sản xuất Tổng diện tích gieo trồng ước cả năm là 8.371 ha,trong đó cây lương thực là 7.225 ha, cây công nghiệp ngắn ngày là 19 ha, cây rau,đậu, hoa cây cảnh 858 ha, cây lấy củ có chất bột 20 ha, cây khác 48 ha Cây lâunăm 193 ha
+ Sản xuất lúa xuân: diện tích gieo trồng là 3.425 ha, năng suất 57,27 tạ/ha,sản lượng 19.615 tấn
+ Sản xuất lúa mùa: diện tích gieo trồng là 3.428 ha, năng suất 47,44 tạ/ha,sản lượng 16.310 tấn
Trang 16lợn: 45.425 con, đàn gia cầm: 303.000 con Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là8.437 tấn.
- Nuôi trồng thuỷ sản:
Nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh, mô hình kinh tế trang trại, gia trại đãxuất hiện ở một số địa phương, điển hình như: Mỹ Thắng, Mỹ Tân, Mỹ Hà, MỹThịnh Trên địa bàn diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 840 ha, giá trị 1 ha nuôi trồngthủy sản đạt 94 triệu đồng
b Khu vực kinh tế Công nghiệp - Xây Dựng
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã từng bước thích ứng với cơ chếthị trường Nhiều doanh nghiệp tập thể và tư nhân được thành lập, ổn định sản xuất
và đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị công nghệ, máy móc mới như khai thác và sảnxuất vật liệu xây dựng (xã Mỹ Tân), sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ (xã Mỹ Phúc và MỹThắng), sản xuất giày dép nhựa (thị trấn Mỹ Lộc, xã Mỹ Hưng), sản xuất tấm lợpPrôximăng (xã Mỹ Thịnh), sản xuất hàng may mặc (xã Mỹ Thắng), Giá trị sảnxuất của ngành CN-TTCN có bước tăng trưởng rõ rệt Năm 2016 giá trị sản xuấtcông nghiệp trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành công nghiệp đạt 993 tỷđồng
Ngoài các ngành nghề nói trên thì trên địa bàn huyện Mỹ Lộc còn có cáccông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp trong và ngoàinước Đặc biệt khu công nghiệp Mỹ Trung đã và đang thu hút các nhà đầu tư, mộtmặt góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, mặt khác giảiquyết được nguồn lao động tại chỗ của địa phương và các vùng phụ cận khác củahuyện
Giá trị xây dựng năm 2016 ước đạt 305 tỷ đồng, tập trung thi công các côngtrình cấp tỉnh, cấp huyện như Đường từ QL21 A vào đền Trần Quang Khải, đườngvào đền Sùng Văn xã Mỹ Thuận, đường 63 B, Trường tiểu học Trần Quang Khảithị trấn Mỹ lộc, cải tạo nâng cấp trụ sở HU, UBND huyện……
Trang 17c Khu vực kinh tế dịch vụ
Năm 2016 số cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bànphân theo loại hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế là 2463 cơ sở Giá trị sảnxuất ước đạt 1.120 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 407 tỷ đồng Doanhthu từ các hoạt động dịch vụ lễ hội tập trung ở Mỹ Phúc, Mỹ Thuận, Mỹ Thành,
Mỹ Tân, dịch vụ vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông và dịch vụ laođộng xuất khẩu lao động ước đạt 728 tỷ đồng Các khoản thu từ phí đường bộ,doanh thu hàng hoá bán lẻ trên địa bàn gia tăng góp phần tăng giá trị sản xuấtngành dịch vụ phát triển
2.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a Dân số:
Theo thống kê đến năm 2016 dân số của huyện Mỹ Lộc có 70.152 người,trong đó: nữ giới là: 37.461 người chiếm 54,40% tổng dân số toàn huyện, nam giớilà: 32.691 người chiếm 46,60% tổng dân số toàn huyện
b Lao động, việc làm
Năm 2016, lao động trong độ tuổi của huyện Mỹ Lộc là 41.261 người,chiếm 58,82% tổng dân số; trong đó chủ yếu là lao động nông - lâm - thủy sản là23.300 người, chiếm 56,47% tổng số lao động, lao động trong lĩnh vực côngnghiệp - xây dựng là 9.834 người, chiếm 23,83% tổng số lao động, lao động tronglĩnh vực thương mại dịch vụ là 8.12 7 người, chiếm 19,70% tổng số lao động
Nhìn chung, cơ cấu lao động ở huyện Mỹ Lộc hiện nay còn nhiều bất cập,
số lao động ngành nông - lâm - nghiệp có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷtrọng lớn Mặc dù cơ cấu lao động thời gian qua đã có chuyển dịch theo hướng tíchcực hơn song còn chậm Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp
2.1.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Huyện Mỹ Lộc là cửa ngõ nối tỉnh Nam Định với các tỉnh bạn Là địa bànthích hợp để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất
Trang 18kinh doanh và các công trình khác của Trung ương, của tỉnh cũng như của huyện.Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sựgia tăng dân số thì khối lượng xây dựng nhà ở, công trình công cộng, cơ sở hạ tầngcũng tăng lên khá nhanh Huyện Mỹ Lộc ngày càng phát triển với các hoạt độngcông nghiệp, TTCN, dịch vụ, thương mại đã góp phần gia tăng tổng sản phẩm củatỉnh, đời sống của nhân dân được nâng cao, tăng lên rõ rệt.
Năm 2016 diện tích đất ở của huyện là: 500,70 ha bao gồm:
+ Đất ở nông thôn là: 406,01 ha
+ Đất ở đô thị là: 94,69 ha
Các khu dân cư tại các xã những năm qua đã được quan tâm xây dựng, chỉnhtrang, các khu giao đất ở mới đã chú trọng đến việc giao đất tập trung tránh tìnhtrạng manh mún lẻ tẻ, một mặt không có điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng tạo cảnhquan, mặt khác ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường Hệ thống đường giao thông,thuỷ lợi, cấp thoát nước được đầu tư, nâng cấp
- km143+196 dài 1,7km có Bm = 16m thềm bê tông nhựa vỉa hè bên trái 3m
Trang 19- Đường quốc lộ 21B Nam Định - Phủ Lý đoạn đi qua huyện Mỹ Lộc cóchiều dài 8,46 km, bề rộng nền đường 48m, mặt đường 36 m.
- Cầu Tân Phong, tuyến chính đường qua huyện Mỹ Lộc dài 0,85 km có bềrộng mặt đường 8 m, nền đường 9 m
- Đường tỉnh lộ dài 44,24 km bao gồm các tuyến:
+ Đường tỉnh lộ 486B(56 cũ):Đoạn km22+200 - km29+600 qua địa bàn
huyện chưa vào cấp kỹ thuật, nền rộng 5-6m, mặt rộng 2,5m - 3,5m rất xấu riêngkm27+200 - km29+600 tuyến đi trên đê sông Đào không có khả năng nâng cấp,
mở rộng
+ Đường tỉnh lộ 487 (38A cũ): chiều dài qua huyện Mỹ Lộc là 3,5 km đạt
tiêu chuẩn cấp V, nền rộng 6-7m, mặt rộng 3,5 - 5m rải nhựa, chất lượng xấu
- Đường huyện lộ, liên xã và trục chính của xã có tổng chiều dài 134,20 kmtrong đó đường nhựa, bê tông xi măng là 76,4 km; đường cấp phối là 51,8 km vàgạch, đất là 6,0 km
- Đường giao thông thôn xóm dài 168,0 km trong đó đường nhựa, bê tông ximăng là 143,8 km; đường đá dăm, cấp phối là 24,2 km
Nhìn tổng thể hệ thống giao thông của huyện có một số đặc điểm sau:
- Về mạng lưới giao thông: được hình thành từ nhiều năm trước đây nhưng cơbản là khá hợp lý về quy hoạch mạng lưới giao thông chung, đảm bảo cho xe ô tô đi
từ tỉnh, huyện đến các xã trong toàn huyện và liên hoàn với mạng lưới giao thôngQuốc gia
- Về tình trạng kỹ thuật đường bộ: Trừ các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, một
số tuyến đường liên xã, trục xã được cải tạo nâng cấp như đường vào Đình SùngVăn, xã Mỹ Thuận (đã khánh thành – trải nhựa dài 2,7 km, nền đường rộng 6,5m,mặt đường 3,5m); đường vào Đền Trần Quang Khải, xã Mỹ Thành đang thi công,còn lại các tuyến đường nhìn chung nền đường, mặt đường còn hẹp Tất cả cáctuyến đường đã được trải nhựa, đá cấp phối, gạch hoá hoặc bê tông hoá
Trang 20Toàn huyện hiện tại có 33 cầu các loại với tổng chiều dài 431,50 m, một số cáccầu này đến nay đã xuống cấp, hư hỏng cần được khôi phục, sửa chữa.
* Đường sông:
- Mỹ Lộc có sông Châu Giang và sông Hồng chảy qua dài khoảng hơn15
km, có khả năng cho các phương tiện đường thuỷ lưu thông
- Trên mạng lưới giao thông đường thủy của Mỹ Lộc hiện tại có 5 bãi xếp
dỡ vật liệu ở Mỹ Trung, Mỹ Phúc Hàng năm, xếp dỡ một lượng hàng hoá lớn chủyếu là vật liệu xây dựng
* Đường sắt: Huyện Mỹ Lộc có 11 km đường sắt Bắc Nam, đã được nângcấp để chạy tàu 32 giờ Trên địa bàn huyện có 2 ga: ga Cầu Họ và ga Đặng Xá đãđược cải tạo và nâng cấp đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách
b Thực trạng hệ thống thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi của huyện Mỹ Lộc nằm trong hệ thống thuỷ lợi của tỉnhNam Định được hình thành từ lâu bao gồm:
- Hệ thống đê sông:
+ Đê Quốc gia dài 7,10 km
+ Đê Bối dài 12 km
- Kênh mương và hệ thống cống đập điều tiết nội đồng:
+ Kênh cấp I: 04 kênh dài 34 km
+ Kênh cấp II: 188 kênh dài 188 km
+ Kênh cấp III: 455 kênh dài 130 km
+ Hệ thống cống trên kênh cấp I, cấp II, cấp III là: 143 cống tưới cấp 2; 250cống cấp 3; 1 cống tiêu cấp 1; 45 cống tiêu cấp 2; 70 cống tiêu cấp 3
+ Đập điều tiết: 2 đập và 62 trạm bơm với tổng công suất 118.180 m3/h.Cống dưới đê: Hàng năm đưa vào khai thác sử dụng, đã khẳng định đượcnăng lực cung cấp nước cho toàn huyện (kể cả khi nước bình thường cũng như khi
Trang 21nước kiệt) Hiện tại công trình xây dựng đang bị xuống cấp cần có kế hoạch cảitao, nâng cấp để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.
c Thực trạng cơ sở giáo dục – đào tạo
Công tác giáo dục trên địa bàn huyện Mỹ Lộc ngày càng được quan tâm vàchú trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất phục vụcho ngành giáo dục được đầu tư ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng Quacác chương trình, dự án cùng với sự đóng góp của nhân dân trong huyện, hệ thốngtrường học đã được hoàn thiện một bước Năm học 2016 toàn huyện có:
- Khối mẫu giáo, mầm non: Có 11 trường, 146 lớp học với 280 giáo viên và4.096 cháu
- Khối tiểu học: Có 11 trường, 160 lớp học với 585 giáo viên và 5.299 học sinh
- Khối trung học cơ sở: Có 10 trường, 107 lớp với 240 giáo viên và 3.685 họcsinh
- Khối phổ thông trung học: Có 2 trường công lập, 51 lớp với 117 giáo viên
và 2.045 học sinh
- Trung tâm giáo dục thường xuyên: Có 2 trường với tổng số là 560 học sinh.Trong 5 năm qua công tác phổ cập giáo dục được duy trì, chất lượng dạy vàhọc được củng cố và nâng cao Tỷ lệ học sinh giỏi và số học sinh đạt giải cao ở cáccấp học, ngành học qua các năm đều tăng ở số lượng Công tác xã hội hoá giáo dục
và khuyến học đã đạt được những kết quả nhất định Các trung tâm học tập cộngđồng hoạt động có hiệu quả Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và họctập được đầu tư nhiều, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn cao Hàng năm tỷ lệ học sinhtốt nghiệp trung học cơ sở thi đỗ vào các trường THPT bằng các loại hình đào tạođạt trên 75 % vượt chỉ tiêu đại hội
d Thực trạng các cơ sở y tế
Đến năm 2016, toàn huyện Mỹ Lộc có 12 cơ sở y tế với 236 giường bệnh.Trong đó:
Trang 22- Một bệnh viện Đa khoa với 145 giường bệnh.
- 11 trạm y tế xã với 91 giường bệnh
Số cán bộ tham gia trong lĩnh vực y tế là: 145 người Trong đó: Bác sỹ: 24người, Y sỹ: 25 người, Y tá, Hộ lý 79 người, Dược tá: 01 người, Dược sỹ trung cấp:
13 người, Dược sỹ cao cấp: 03 người
Sự nghiệp y tế: Huyện đã triển khai đồng bộ các biện pháp để thực hiện cácchương trình, nhiệm vụ, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thường xuyên làmtốt công tác tuyên truyền hướng dẫn phòng chống dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh môitrường Duy trì các đợt tiêm chủng theo định kỳ đạt tỷ lệ cao, nên những năm quadịch bệnh được kiểm soát, không lây lan ra diện rộng Thực hiện chỉ thị số 06 củaBan Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường mạng lưới y tế cơ sở và quy định 370của Bộ y tế về xây dựng chuẩn Quốc gia về y tế xã Đến nay, tất cả các thôn, xómđều có cán bộ y tế, 70 % số trạm y tế được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, y đứccủa đội ngũ thầy thuốc được nâng lên và có trách nhiệm hơn trong việc khám chữabệnh cho nhân dân
Công tác dân số, gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ Tỷ lệ phát triển dân số
tự nhiên luôn giữ ở mức 0,85 %, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 17,60
% Mô hình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc ngày càng được nhânrộng trên toàn huyện
e Thực trạng cơ sở vật chất văn hoá, thể dục, thể thao
Các di tích và các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể luôn được gìn giữ vàphát huy Phong trào xây dựng gia đình văn hóa và làng văn hóa phát triển mạnh.Đến nay toàn huyện có 33,50 % số làng, tổ dân phố, 73 % số cơ quan, 46 % sốtrường học, 63,60 % số trạm y tế được công nhận là đơn vị có nếp sống văn hoá,
71 % số gia đình được công nhận gia đình văn hoá, 13,50 % số gia đình đạt giađình thể thao Có 12 nhà văn hoá huyện, xã, thị trấn và 81 nhà văn hoá thôn xóm.Các lễ hội được tổ chức đều hướng vào việc khôi phục các trò chơi dân gian và các
Trang 23môn thể thao dân tộc, bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, biên soạn truyềnthống lịch sử làng, xã… Hoạt động của các đội nghệ thuật, các đội văn nghệ quầnchúng,… luôn được duy trì tốt, nhờ vậy đời sống tinh thần của dân cư trong huyệnđược cải thiện rõ rệt.
Việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa luôn được các cấp các ngành quantâm, nhưng vì nguồn kinh phí hạn hẹp nên cơ sở vật chất còn nghèo nàn chưa đáp ứngđược yêu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần cho nhân dân, thậm chí cả ở trung tâm thịtrấn
Cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” được
triển khai thực hiện có hiệu quả, mang lại ý nghĩa thiết thực cho nhân dân
f Thực trạng hệ thống năng lượng
Những năm qua được sự quan tâm đầu tư, ngành điện có bước phát triểnnhanh góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, điện khí hoá nông thôn Đếnnay 100% số xã, thị trấn đã có điện lưới Quốc gia với 100 % số hộ được sử dụngđiện
Chất lượng điện ngày càng được nâng cao, sự cố điện giảm Toàn huyện có
40 km đường dây cao thế và 159 km đường dây hạ thế, có 45 trạm biến áp với tổngcông suất 8.570 KVA
g Thực trạng hệ thống thông tin bưu chính viễn thông
Hoạt động dịch vụ bưu chính - viễn thông trên địa bàn huyện phát triểnnhanh, đi trước một bước tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển Đến nay,mạng lưới bưu chính - viễn thông của huyện đã đến được với các các xã, đảm bảođược nhu cầu trao đổi thông tin thông suốt trong và ngoài huyện Số máy điệnthoại tính đến năm 2016 trên địa bàn toàn huyện là 24.965 máy, bình quân 35,8máy/100 dân
h.Thực trạng cơ sở vật chất quốc phòng – an ninh
Trang 24Tập trung quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng trong tất cả các cấp,các ngành, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhândân, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của cácthế lực thù địch, trước những diễn biến phức tạp trên thế giới và khó khăn trongnước Cơ quan quân sự huyện tham mưu cho cấp Uỷ, chính quyền thường xuyêncoi trọng phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng và xây dựng lực lượng vũtrang vững mạnh Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt 100 %.
Công tác an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảmbảo Tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về chiến lược
an ninh Quốc gia, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa IX về chiến lược bảo vệ
tổ quốc trong tình hình mới, chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực
thù địch, các chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự antoàn giao thông Thường xuyên xây dựng lực lượng công an nhân dân nhằm nângcao phẩm chất chính trị, tăng cường kỷ luật, nâng cao sức chiến đấu cho cán bộchiến sỹ Coi trọng việc xây dựng lực lượng công an cơ sở nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
- Mỹ Lộc là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Nam Định Về mặt địa lý huyện MỹLộc có vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, do nằm kề với thành phốNam Định và cách thành phố Ninh Bình 30 km, cách thành phố Phủ Lý 23 km,cách thành phố Thái Bình 20 km, là những thành phố, đang trong quá trình CNH -HĐH mạnh Mặt khác trên địa bàn huyện có Quốc lộ 21 B, Quốc lộ 10 và đườngsắt Bắc - Nam chạy qua với 2 nhà ga: nhà ga Đặng Xá, ga Cầu Họ và hệ thốngđường thuỷ trên sông Hồng là những điều kiện thuận lợi để Mỹ Lộc mở rộng giaolưu kinh tế - xã hội với các khu vực phát triển của đồng bằng châu thổ sông Hồng
Trang 25- Mỹ Lộc cũng là nơi tập trung đầu mối giao thông của Tỉnh và ngày càngđược tăng cường đầu tư nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện giao lưu, trao đổi với cáchuyện trong Tỉnh và các vùng phụ cận.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện còn chậm Trong thờigian tới để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra, huyện cần có kế hoạch
cụ thể về chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụtrong nông nghiệp, có kế hoạch giành quỹ đất cho khu công nghiệp, TTCN, đất cơ
sở sản xuất kinh doanh, đất ở…
- Do sức ép của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triểnmới nội thành phố Nam Định và sự tác động tiêu cực của con người đã và đanggây ra những biến động xấu đến môi trường đất, nguồn nước, không khí, ảnhhưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái
- Nhu cầu cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng cơ sở hạ tầng như: giao thông,thuỷ lợi, các công trình phúc lợi, công trình công cộng cũng gây sức ép lớn đối với đấtđai
2.2 Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Lộc
2.2.1 Phân tích, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Lộc
2.2.1.1 Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất
Nhằm cụ thể hóa các quy định về công tác quản lý đất đai của Chính phủcũng như của tỉnh Nam Định, huyện Mỹ Lộc đã ban hành một số quyết định, vănbản hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn triển khai đến các xã, thị trấn và các đơn vịquản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện cũng như các văn bản được ban hành phùhợp với điều kiện thực tế của địa phương, làm cơ sở để quản lý và chỉ đạo thựchiện công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn
Trang 262.2.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Các xã, thị trấn trong huyện thực hiện Chỉ thị 364/CT - HĐBT ngày06/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc hoạch định địa giớihành chính ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã Đến nay đã hoàn thành việc phân định ranhgiới hành chính giữa các xã, thị trấn trong huyện và với các huyện trong tỉnh
2.2.1.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Đo đạc bản đồ : Từ năm 1985 tổng cục địa chính đã đầu tư xây dựng lướitọa độ địa chính và thành lập Bản đồ địa chính có toạ độ Huyện Mỹ Lộc đã có
11/11 xã, thị trấn có bản đồ địa chính Trong đó:
+ Đo đạc chính quy: 9/11 xã, thị trấn, gồm: Mỹ Thịnh, Mỹ Hưng, Mỹ Thắng,
Mỹ Thành, Mỹ Phúc, Mỹ Tân, Mỹ Thuận, Mỹ Trung và TT Mỹ Lộc năm 2005 đođạc theo hệ tọa độ Quốc gia
+ Đo đơn giản: 2/11 xã, gồm: Mỹ Hà, Mỹ Tiến
Hiện tại Thị trấn Mỹ Lộc (năm 2011) đã có bản đồ được đo đạc mới theo hệtọa độ quốc gia bằng công nghệ số, xã Mỹ Hà đang hoàn thiện đo đạc theo côngnghệ số
Hệ thống bản đồ tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mỹ Lộc đa phần có 2loại bản đồ là: bản đồ giao ruộng sử dụng bản đồ 299 được chỉnh lý năm 1997,1998; bản đồ dồn điền đổi thửa năm 2003 và bản đồ đo khu dân cư nông thôn phục
vụ việc cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình cá nhân từ năm 2004 trở lại đây.Nhiều xã đo đạc đã lâu nên hệ thống hồ sơ địa chính đã cũ, không phản ánh đầy đủhiện trạng sử dụng đất nên gặp khó khăn cho công tác quản lý cũng như sử dụng
- Định giá, phân hạng đất
Bước đầu mới phân hạng được đất nông nghiệp làm cơ sở cho việc tính thuế
sử dụng đất đất nông nghiệp và đầu tư cho sản xuất Đồng thời với việc ban hành
Trang 27Quyết định số 34/QĐ – UBND ngày 28/12/2012 của UBND Tỉnh về việc ban hànhquy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Nam Định, làm cơ sở để tính thuếchuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất Bảođảm các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trên địa bàn huyện.
- Lập bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch đất: Năm 2010 huyện Mỹ Lộc và11/11 xã, thị trấn đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, triển khai lập bản đồ quyhoạch đất đến năm 2020
2.2.1.4 Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, huyện MỹLộc đã triển khai thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đểphát triển kinh tế- xã hội
Hiện nay huyện đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và đang lập kếhoạch sử dụng đất 2017, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo các xã, lậpquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật
2.2.1.5 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Huyện Mỹ Lộc đã hoàn thành việc giao đất ổn định lâu dài cho các đốitượng sử dụng đất Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất, để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đã triển khaikịp thời, đúng quy định của pháp luật
2.2.1.6 Công tác quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
UBND huyện tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi tiến hành thu hồiđất đối với diện tích đất bị thu hồi trên địa bàn huyện để phục vụ cho các dự án sảnxuất kinh doanh, đô thị, giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng UBND huyện phốihợp triển khai thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi
Trang 28đất diễn ra một cách khẩn trương, nhanh chóng, kịp thời để người dân ổn định sinhsống và sản xuất sau khi bị thu hồi đất
2.2.1.7 Công tác quản lý tài chính về đất đai và giá đất
Nhìn chung công tác quản lý tài chính về đất đai của huyện Mỹ Lộc đượcthực hiện theo đúng quy định của pháp luật Để thực hiện việc thu, chi liên quanđến đất đai, UBND huyện đã tổ chức việc thu thuế nhà đất, tiền thuê đất, thuếchuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, người sử dụng đất thực hiện các nghĩa
vụ tài chính khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định; tiền
sử dụng đất, lệ phí trước bạ khi được giao đất ở,… nguồn thu từ việc đấu giá giá trịquyền sử dụng đất Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế,nguồn thu từ đất cũng tăng cao, góp phần tăng nguồn thu ngân sách khá lớn
2.2.1.8 Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất
Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai.Nhận thức được vai trò hết sức quan trọng đó, UBND huyện đã chỉ đạo các phòngchuyên và UBND các xã tiến hành rà soát các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụngđất trên địa bàn huyện, nhằm đảm bảo việc sử dụng đất đúng đối tượng, đúng mụcđích, đúng quyền được giao đất và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế của người sửdụng đất đối với Nhà nước
Việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất như quyền chuyển đổichuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyềnthế chấp, bảo lãnh, góp vốn quyền sử dụng đất,… được thực hiện nhanh gọn theoquy trình một cửa
Việc thực hiện quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, đây là côngviệc rất phức tạp và nhạy cảm, nhưng từ năm 2013 đến nay đã giải quyết khá tốt,
Trang 29không còn trường hợp nào không di rời được và việc khiếu nại ở công tác này phầnlớn được giải quyết Có 3 trường hợp khiếu nại đến cấp tỉnh và đã được giải quyết.
Công tác kiểm tra việc sử dụng đất, đúng diện tích, ranh giới, mục đích của người sử dụng đất được tiến hành thường xuyên, vì vậy việc lấn chiếm sử dụng sai mục đích đã được hạn chế
2.2.1.9 Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các qui định của pháp luật
về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức các đợt thanh tra theo các Chỉ thị 77/TTg
và 247/TTg của Thủ tướng Chính phủ, thanh tra việc giao đất cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất ở cơ sở, thanh tra sử dụng đất của các doanh nghiệp, thanh traquản lý Nhà nước về đất đai đai đối với cấp xã…
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành và xử lý các vi phạm pháp luật
về đất đai không chỉ giúp phát hiện và giải quyết các vi phạm pháp luật về đất đai
mà qua đó còn là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về luậtđất đai, giúp các nhà làm luật hiểu sâu sắc hơn sự phức tạp của mối quan hệ đấtđai, từ đó có chính sách điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn quản lý nguồn tàinguyên quý giá này
2.2.1.10 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai rộng rãi cho cán bộ vànhân dân, vận động người sử dụng đất cắm mốc, xác định ranh giới sử dụng đấtcông khai trên thực địa, cung cấp thông tin chính xác về các vi phạm trong quátrình quản lý và sử dụng đất Tuy nhiên, đất đai là yếu tố nhạy cảm, việc sử dụngđất đai mang nặng tính lịch sử, trong tư duy của một bộ phận nhân dân chưa phùhợp với quy định của pháp luật, một số nội dung quản lý đất đai trước đây thiếuchặt chẽ, tạo kẽ hở pháp luật nên dẫn đến một số tồn tại cần được khắc phục
2.2.1.11 Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trang 30Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính được thực hiện theođúng quy định của pháp luật Nhìn chung, khối lượng giấy chứng nhận quyền sửdụng đất cho các loại đất trên địa bàn huyện Mỹ Lộc là khá lớn, đặc biệt là giấychứng nhận quyền sử dụng đất ở tại nông thôn và đất cho các tổ chức Cụ thể:
Đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân: UBND huyện Mỹ Lộc đãchỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành việc dồn điền đổi thửa từ năm 2010
Đối với đất dân cư của hộ gia đình cá nhân: Về cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất khu dân cư nông thôn UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tậptrung cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu dân cư đến nay đã cấpđược 26.696 giấy đạt 83,46 %
2.2.1.12 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Nam Định công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bànhuyện được triển khai khá tốt và đồng bộ Chất lượng của công tác thống kê, kiểm
kê đất đai từng bước được nâng cao, đất đai của huyện được thống kê hàng nămtheo quy định của ngành Huyện đã thực hiện tốt công tác kiểm kê định kỳ 5 nămtheo Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15 tháng 07 năm 2004 của Thủ TướngChính phủ; Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trườngngày 02/08/2007
Hoàn thành công tác thống kê 2008 (tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2009);công tác kiểm kê quỹ đất công theo Chỉ thị số 31/2007/CT - TTg ngày 14 tháng 12năm 2007 của Thủ Tướng Chính phủ và đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai vàxây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo Chỉ thị số 618/CT - TTg ngày
15 tháng 05 năm 2009 của Thủ Tướng Chính phủ trên địa bàn toàn huyện
Nhìn chung, chất lượng công tác kiểm kê, thống kê về đất đai đã được nângcao dần, tình trạng về bản đồ, số liệu thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợtkiểm kê, thống kê đất đai từng bước được hạn chế
Trang 312.2.1.13 Công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Phòng tài nguyên và môi trường huyện và UBND huyện Mỹ Lộc đã và đangphối hợp cùng với Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Nam Định tiến hành thực hiệncông tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai
2.2.1.14 Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Đây là một nội dung hết sức quan trọng, có liên quan đến sự ổn định vềchính trị của địa phương Chính vì thế trong những năm qua công tác này đượcthực hiện khá tốt, xử lý nghiêm khắc, kịp thời dứt điểm những trường hợp vi phạmpháp luật đất đai như: sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất đai, tranhchấp đất đai, khiếu nại tố cáo trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặtbằng… Trong những năm gần đây chủ yếu là việc giải quyết tranh chấp đất đai vàviệc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án Phần lớncác tranh chấp đất đai được giải quyết dứt điểm ở cơ sở xã, phường bằng công táchoà giải Các khiếu nại về công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng xảy ra rấtnhiều, nhưng đã được kiểm tra và giải quyết dứt điểm, chỉ có 2 trường hợp khiếunại đến cấp tỉnh
Tuy nhiên, khi nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh thì giá trị đất đaingày càng tăng lên, do đó tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai, sử dụng đấtkhông đúng mục đích… sẽ xảy ra nhiều hơn, đặc biệt là ở các khu đô thị, các khucông nghiệp Vì vậy cần có sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền trongcông tác quản lý đất đai, đề ra được những biện pháp hữu hiệu, nhằm ngăn chặn vàphòng ngừa việc vi phạm pháp luật về đất đai ở cả lĩnh vực quản lý và sử dụng đất
2.2.1.15 Các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Hiện nay UBND huyện Mỹ Lộc đã hình thành văn phòng đăng ký quyền sửdụng đất và văn phòng một cửa liên thông để thực hiện dịch vụ công trong lĩnh vựcquản lý đất đai (trích đo, lập bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoạt
Trang 32động xây dựng bản đồ, hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất
2.2.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất
2.2.2.1 Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất
- Huyện Mỹ Lộc có tổng diện tích hành chính năm 2016 là: 7.448,87 ha
Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 5.052,79 ha chiếm 67,83 % tổng diện tích tự nhiên.+ Đất phi nông nghiệp: 2.389,37 ha chiếm 32,08 % tổng diện tích tự nhiên.+ Đất chưa sử dụng: 6,71ha chiếm 0,09 % tổng diện tích tự nhiên
Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2016 huyện Mỹ Lộc
Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 31/12/2016 huyện Mỹ Lộc có tổngdiện tích tự nhiên là 7.448,87 ha, chiếm 4,46 % diện tích tự nhiên của tỉnh, đượcphân bố trên địa bàn 01 thị trấn và 10 xã Đơn vị có diện tích lớn nhất là xã MỹTân 1.027,63 ha, chiếm 13,80% diện tích toàn huyện, đơn vị có diện tích nhỏ nhất
là thị trấn Mỹ Lộc 472,02 ha, chiếm 6,34% diện tích toàn huyện
a Đất nông nghiệp
Bảng 2.1 : Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2016
Trang 33(Nguồn: phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Mỹ Lộc)
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2016, diện tích đất nông nghiệp của huyện
Mỹ Lộc là 5.052,79 ha, chiếm 67,83 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Baogồm các loại đất:
- Đất trồng lúa có diện tích là 3.107,11 ha, chiếm 61,49% diện tích đất nôngnghiệp của huyện
- Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích 469,70 ha, chiếm 9,30% diện tíchđất nông nghiệp của huyện
- Đất trồng cây lâu năm có diện tích là 486,48 ha, chiếm 9,63% diện tích đấtnông nghiệp, chủ yếu nằm xen kẽ trong khu dân cư của huyện
- Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là 972,98 ha, chiếm 19,26% diện tíchđất nông nghiệp, là diện tích nuôi cá nước ngọt phân bố chủ yếu ở trong khu dân
cư và các khu vực chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả của huyện
- Đất nông nghiệp khác có diện tích là 16,52 ha, chiếm 0,33% diện tích đấtnông nghiệp, đây là diện tích các trang trại, gia trại trong mô hình chuyển đổi cơcấu đất nông nghiệp của huyện
b Đất phi nông nghiệp
Trang 34Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2016 diện tích đất phi nông nghiệp là2.389,37 ha, chiếm 32,08% diện tích tự nhiên Cụ thể diện tích các loại đất phinông nghiệp được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.2 : Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2016
tích (ha)
Cơ cấu (%)
Trang 352.6.7 Đất công trình năng lượng 37,59 1.572.6.8 Đất công trình bưu chính, viễn thông 0,81 0.03
2.6.10
2.6.10
(Nguồn: phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Mỹ Lộc)
- Diện tích đất ở là: 500,70 ha chiếm 20,96 % diện tích đất phi nông nghiệp
- Diện tích đất chuyên dùng là: 1.430,71 ha chiếm 59,87 % diện tích đất phinông nghiệp của huyện
- Diện tích đất tôn giáo là: 20,76 ha chiếm 0,87 % diện tích đất phi nôngnghiệp của huyện
- Diện tích đất cơ sở tín là: 16,99 ha chiếm 0,71 % diện tích đất phi nôngnghiệp của huyện
- Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là: 100,83 ha chiếm 4,07 % diện tíchđất phi nông nghiệp của huyện
- Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là: 313,06 ha chiếm13,10% diện tích đất phi nông nghiệp của huyện
- Diện tích đất phi nông nghiệp khác là: 6,49 ha chiếm 0,27 % diện tích đấtphi nông nghiệp của huyện
c Đất chưa sử dụng
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2016, diện tích đất chưa sử dụng của
huyện Mỹ Lộc là 6,71 ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên của huyện.
Trang 362.2.2.2 Đánh giá biến động các loại đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện theo thống kê năm 2016 là 7448,87 ha
Bảng 2.3 : Biến động diện tích năm 2016 so với năm 2015
Đơn vị tính: ha
đất
Năm 2016
So với năm 2015 Năm
2015
Tăng + Giảm -