1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Lập kế hoạch truyền thông về chương trình “phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ em các huyện miền núi tỉnh quảng nam”

49 504 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nó tác động và liên quan đến với mọi cá nhân trong xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa, hện đại hóa và công cuộc mở rộng hội nhập ra các nước nên ngoài ở nước ở nước ta hiện nay thì truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, động viên, nâng cao nhận thức từ mọi mặt của tất cả nhân dân. Mắc dù khái niệm truyền thông mới chỉ phổ biến ở nước ta khoảng hơn mười năm trở lạ đây nhưng nó đã có những tác động rất lớn đến sự phát triển của các ngành như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… của nước ta. Có thể nói hiện nay ngành truyền thông có sức thu hút rất lớn đến tất cả mọi người và những hoạt động truyền thông diễn ra bao gồm nhiều cấp độ, từ việc giao tiếp cá nhân tới những mục đích cá nhân. Truyền thông giúp hình thành kỹ năng giao tiếp cá nhân với xã hội và nhận thức một cách đúng đắn, tự giác về hoạt động giao tiếp. Lập kế hoạch truyền thông về chương trình “Phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ em các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam” lần này thực là một chủ đề đang được nhiều người quan tâm. Kiến thức của mỗi người là rất cần thiết và quan trọng, nó là đường đi cho mỗi một người vì thế cần phải nâng cao kiến thức mỗi ngày. Thế nhưng chính vì những điều kiện khó khăn từ tự nhiên cũng như những lối suy nghĩ sai lệch hay ý thức kém về việc học. Chính vì điều này chúng ta cần đưa ra những chiến lược cụ thể để cải thiện tình trạng giáo dục, học tập tại các huyện miền núi, bên cạnh đó hạn chế số lượng trẻ em không đến trường và mong muốn tất cả các em đều có thể đến trường học tập, góp phần nâng cao kiến thức cho những trẻ em các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Trong quá trình thực hiện đồ án, em đã nổ lực phân tích, tìm kiếm thông tin và đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Cô Lê Thị Hải Vân giảng viên bộ môn Lập kế truyền thông đại chúng. Nhưng do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với sự pháttriển của xã hội loài người, nó tác động và liên quan đến với mọi cá nhân trong xã hội.Trong quá trình công nghiệp hóa, hện đại hóa và công cuộc mở rộng hội nhập ra cácnước nên ngoài ở nước ở nước ta hiện nay thì truyền thông ngày càng đóng vai tròquan trọng trong việc giáo dục, động viên, nâng cao nhận thức từ mọi mặt của tất cảnhân dân Mắc dù khái niệm truyền thông mới chỉ phổ biến ở nước ta khoảng hơnmười năm trở lạ đây nhưng nó đã có những tác động rất lớn đến sự phát triển của cácngành như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… của nước ta Có thể nói hiện nay ngànhtruyền thông có sức thu hút rất lớn đến tất cả mọi người và những hoạt động truyềnthông diễn ra bao gồm nhiều cấp độ, từ việc giao tiếp cá nhân tới những mục đích cánhân Truyền thông giúp hình thành kỹ năng giao tiếp cá nhân với xã hội và nhận thứcmột cách đúng đắn, tự giác về hoạt động giao tiếp

Lập kế hoạch truyền thông về chương trình “Phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ

em các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam” lần này thực là một chủ đề đang được nhiềungười quan tâm Kiến thức của mỗi người là rất cần thiết và quan trọng, nó là đường đicho mỗi một người vì thế cần phải nâng cao kiến thức mỗi ngày Thế nhưng chính vìnhững điều kiện khó khăn từ tự nhiên cũng như những lối suy nghĩ sai lệch hay ý thứckém về việc học Chính vì điều này chúng ta cần đưa ra những chiến lược cụ thể để cảithiện tình trạng giáo dục, học tập tại các huyện miền núi, bên cạnh đó hạn chế số lượngtrẻ em không đến trường và mong muốn tất cả các em đều có thể đến trường học tập,góp phần nâng cao kiến thức cho những trẻ em các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.Trong quá trình thực hiện đồ án, em đã nổ lực phân tích, tìm kiếm thông tin và đãnhận được sự hướng dẫn tận tình của Cô Lê Thị Hải Vân giảng viên bộ môn Lập kếtruyền thông đại chúng Nhưng do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi nhữngsai sót Rất mong nhận được sự đóng góp của cô và các bạn để đề tài của em đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHỔ CẬP KIẾN THỨC TIỂU HỌC CHO TRẺ EM CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TẠI QUẢNG NAM 1

1.1 Tổng quan về Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam 1

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam 1

1.2 Phân tích bối cảnh về việc phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ em các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam 6

1.2.1 Thực trạng về việc phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ em miền núi hiện nay 6

1.2.1.1 Giới thiệu về việc phổ cập kiến thức 6

1.2.1.2 Thực trạng về phổ cập kiến thức hiện nay 7

1.2.2 Những hoạt động truyền thông về phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ em các huyện miền núi tại Quảng Nam từ năm 2012 – 2014 10

1.2.3 Lịch sử hình thành vấn đề phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ em miền núi tại Quảng Nam 12

1.2.4 Mốc thời gian diễn ra cho chương trình phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ em miền núi tại Quảng Nam 14

1.2.5 Đối tượng truyền thông cho chương trình phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ em miền núi tại Quảng Nam 14

1.3 Ma trận SWOT 15

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHƯƠNG TRÌNH “PHỔ CẬP KIẾN THỨC TIỂU HỌC CHO TRẺ EM CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM” 17

2.1 Xác định mục tiêu truyền thông 17

2.1.1 Mục tiêu chung 17

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 17

2.2 Đối tượng truyền thông 18

2.3 Thông điệp truyền thông 20

Trang 3

2.4 Chiến lược truyền thông 21

2.5 Chiến thuật truyền thông 23

2.5.1 Giai đoạn 1 23

2.5.1.1 Truyền thông ngoài trời 23

2.5.1.2 Truyền thông trên báo 26

2.5.1.3 Truyền thông trên Internet 28

2.5.1.4 Truyền thông trên truyền thanh 29

2.5.2 Giai đoạn 2 31

2.6 Ngân sách truyền thông 37

2.7 Quản lý rủi ro 39

2.8 Đánh giá 40

KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Lịch trình truyền thông trên báo 28

Bảng 2.2: Ngân sách truyền thông trên truyền thanh 37

Bảng 2.3: Ngân sách cho hoạt động truyền thông ngoài trời 38

Bảng 2.4: Ngân sách truyền thông trên báo 38

Bảng 2.5: Ngân sách cho sự kiên 38

Bảng 2.6: Bảng tổng ngân sách chương trình truyền thông 39

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Logo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam 1

Hình 1.2: Hình ảnh sinh viên trở lại trường học 10

Hình 1.3: Hình ảnh Hội thi giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” 11

Hình 1.4: Giao lưu và Hội thi “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học 12

Hình 2.1: Phướn cho chương trình truyền thông 24

Hình 2.2: Treo phướn ở trên tuyến đường ở huyện Phước Sơn 25

Hình 2.3: Treo phướn ở trên tuyến đường ở huyện Tiên Phước 25

Hình 2.4: Băng rôn cho chương trình truyền thông 26

Hình 2.5: Băng rôn treo tại trường tiểu học Tiên Lãnh 26

Hình 2.6: Hình ảnh đăng tải trên báo 28

Hình 2.7: Banner trên website Sở Giáo dục và Đào tạo 29

Hình 2.8: Poster cho chương trình tuyên truyền 33

Hình 2.9: Poster chương trình đặt tại trường học 33

Hình 2.10: Hình ảnh Poster đặt trên tuyến đường huyện Phước Sơn 33

Hình 2.11: Băng rôn cho chương trình tuyên truyền 34

Hình 2.12: Hình ảnh băng rôn, phướn treo các trên tuyến đường 34

Hình 2.13: Poster tuyên truyền 37

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHỔ CẬP KIẾN THỨC TIỂU HỌC CHO TRẺ EM CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TẠI

QUẢNG NAM

1.1 Tổng quan về Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam

Hình 1.1: Logo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam

 Chức năng

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân tỉnh Quảng Nam, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lýnhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục

và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục, tiêu chuẩn cơ sởvật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứngchỉ, bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo

- Sở Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng,chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thờichịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáodục và Đào tạo

 Nhiệm vụ và quyền hạn

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND tỉnh:

- Dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, chương trình, dự

án, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước,quyết định, chỉ thị về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh đểphát triển giáo dục

Trang 7

- Dự thảo mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục thuộcphạm vi quản lý của địa phương để UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyếtđịnh theo quy định của pháp luật.

- Dự thảo các quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với người đứng đầu, cấpphó của người đứng đầu các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáodục và Đào tạo thuộc UBND huyện, thành phố và các văn bản khác thuộc thẩm quyềnban hành của UBND tỉnh về lĩnh vực giáo dục

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chủ tịch UBND tỉnh

- Dự thảo các quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách,giải thể, chuyển đổi loại hình các cơ sở giáo dục

- Dự thảo quy định mối quan hệ công tác giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các

Sở có liên quan và UBND các huyện, thành phố

Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các nội dung khác về giáo dục sau khiđược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra công tác chuyên môn nghiệp

vụ các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở, các Phòng Giáo dục và Đào tạo về thực hiện mụctiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục; công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt,cấp văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục; công tác phổ cập giáo dục,chống mù chữ, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn và các hoạt động giáo dục kháctheo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp đối với cáctrường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Sở theo quy định của Bộ Giáo dục và Đàotạo

Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục các cơ sởgiáo dục quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 2 của Quy định này

Hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viênchức của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh, tổ chức thựchiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiếntrong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương, quản lý công tácnghiên cứu khoa học - công nghệ trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Xây dựng hệ

Trang 8

thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụđược giao.

Tổ chức xây dựng, nhân điển hình tiên tiến và thực hiện công tác thi đua, khenthưởng về giáo dục trên địa bàn tỉnh

Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về các hoạt động có liên quan đến lĩnh vựcgiáo dục của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở địa phương Hướng dẫn và kiểm trahoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục ở địa phươngtheo quy định của pháp luật

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định các điều kiện, tiêu chuẩn để cơquan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư về giáo dục đối với các tổ chức, cánhân nước ngoài Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động giáo dục của các cơ sởgiáo dục có sự tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định củapháp luật

Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước các tổ chức dịch vụ đưa người đi du học tựtúc ngoài nước theo quy định của pháp luật

Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật vàcủa UBND tỉnh

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, huy động, quản lý,

sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn, kiểm tra việc thực hiệnquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở theoquy định của pháp luật

Hướng dẫn các cơ sở giáo dục xác định vị trí việc làm, số người làm việc, tổnghợp vị trí việc làm, số người làm việc của các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở hàng năm,trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục vị trí việc làm, số người làm việc đối vớicác cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc tuyển dụng, sửdụng, hợp đồng, điều động, luân chuyển, biệt phái và thực hiện chính sách đối vớicông chức, viên chức của các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở và công chức của Sở Giáodục và Đào tạo

Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thuộc Sở vàcác cơ sở giáo dục trực thuộc Sở, quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luânchuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổchức thuộc Sở và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở (riêng Chánh Thanh tra Sở, trước

Trang 9

khi bổ nhiệm phải có văn bản thỏa thuận của Chánh Thanh tra tỉnh), công nhận, khôngcông nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởngcác cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của UBNDtỉnh, bao gồm cả các trường cao đẳng tư thục đóng trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cụ thể hóa các tiêuchuẩn, định mức kinh phí giáo dục địa phương, hướng dẫn xây dựng và lập dự toánngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở, quyết địnhgiao dự toán chi ngân sách giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở sau khi

đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Xác định, cân đối ngân sách nhà nước chicho giáo dục hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra việc sử dụngngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở giáo dục trên địabàn tỉnh

Giúp UBND tỉnh thực hiện kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về giáo dục trongviệc bảo đảm các điều kiện thành lập trường, hoạt động giáo dục, mở ngành đào tạo,công khai chất lượng giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, việc đào tạogắn với nhu cầu xã hội đối với các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn theo quy địnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo

Giúp UBND tỉnh quản lý các cơ sở giáo dục, gồm: trường cao đẳng, trườngtrung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trường cao đẳng, trường trung cấpchuyên nghiệp của các Bộ đóng trên địa bàn), trường cán bộ quản lý giáo dục tỉnh (nếucó), trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấptrung học phổ thông), trung tâm ngoại ngữ, tin học; trung tâm giáo dục thường xuyên,trung tâm giáo dục thường xuyên- hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên -hướng nghiệp và dạy nghề (nếu có), trường phổ thông dân tộc nội trú và các cơ sở giáodục trực thuộc khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp chuyênnghiệp ban hành quy chế phối hợp để triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đàotạo theo quy định hiện hành

Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống thamnhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị cóliên quan đến giáo dục và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật

Trang 10

Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáo đột xuất

về tổ chức và hoạt động giáo dục của địa phương với UBND tỉnh và Bộ Giáo dục vàĐào tạo

Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật

và của UBND tỉnh

Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao

 Cơ cấu tổ chức bộ máy

- Sở Giáo dục và Đào tạo có Giám đốc và không quá ba Phó Giám đốc

- Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh vàtrước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở

- Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc

và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công, khi Giám đốc Sở đi công tác hoặcvắng mặt dài hạn, một Phó Giám đốc được Giám đốc Sở ủy quyền điều hành các hoạtđộng của Sở

- Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyếtđịnh theo tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành và theo các quy định của pháp luật Việc khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm,cách chức và các chế độ chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở thực hiệntheo quy định của pháp luật

Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở:

- Phòng Giáo dục Thường xuyên - Chuyên nghiệp

- Phòng Công nghệ thông tin - Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục(CNTT - KT&KĐCLGD)

- Phòng Công tác Học sinh, Sinh viên - Pháp chế

Trang 11

1.2 Phân tích bối cảnh về việc phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ em các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

1.2.1 Thực trạng về việc phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ em miền núi hiện nay

1.2.1.1 Giới thiệu về việc phổ cập kiến thức

Trước tiên ta cần biết “phổ cập” là gì: Nếu là động từ thì nó đề cập đến việc làmsao ai cũng được biết, còn khi là danh từ nó có ý nghĩa gần giống như một việc làmmang tính bắt buộc Phổ cập giáo dục là tổ chức giảng dạy, làm cho đa số dân chúng

có trình độ giáo dục nhất định (như phổ cập tiểu học, phổ cập trung học, phổ cập trunghọc phổ thông, phổ cập đúng độ tuổi…) Và phổ cập kiến thức tiểu học là thực hiệngiáo dục tối thiểu đạt trình độ tiểu học cho trẻ em trong độ tuổi quy định mọt cách phổbiến trên phạm vi cả nước, làm cho đa số trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 nắm vữngcác kỹ năng nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội

và con người Có được những chuẩn mực đạo đức cần có, hiếu thảo với ông bà, cha

mẹ, yêu quý anh chị em, kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi, có nếpsống văn hóa…

Như vậy ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc phổ cập giáo dục, vì vậycông tác phổ cập giáo dục là một điều rất là cần thiết trong việc chuyển tải những kiếnthức cũng như mang lại một môi trường học tập tốt nhất cho tât cả mọi người nhất làthế hệ trẻ của đất nước và nó cũng rất cần thiết cho cuộc sống khi mà đất nước đangtrong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa Nói cách khác, quá trình đưa đếnnhững kiến thức mới vào cuộc sống bắt đầu bằng hoạt động phổ cập kiến thức Kiếnthức ngày một nhiều lên và càng phong phú hơn chính vì vậy việc phổ cập kiến thức làđiều tất nhiên và cần được chú trọng Nếu không nhận thức đầy đủ vị trí quan trọngcủa công tác phổ cập và không thực hiện tốt công tác phổ cập kiến thức, thì dù côngtác giảng dạy có làm tốt đến mấy cũng không đạt được hiệu quả vì lượng kiến thức đóvẫn chưa đáp ứng tốt được khi mà đất nước ngày càng phát triển, cũng như số lượngtrẻ em đến tuổi đến trường đi học không nhiều thì nó cũng ảnh hưởng rất lớn, khôngđến trường thì không có được những kiến thức cần thiết được trong khi học tập đượcxem là một nhân tố quan trọng tác động rất lớn đất nước Điều này cũng được xemnhư là một chỉ tiêu phản ánh sự bình đẳng xã hội trong học tập đến một trình độ nhấtđịnh Nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc lập kế hoạch, đề ra chính sách phát triểngiáo dục nhằm nâng cao dân trí cho mọi người dân ở mọi miền đất nước

Trang 12

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phổ cập là nâng cao dân trí, đào tạomột nguồn nhân lực lớn mạnh hơn để tạo lập một cơ sở vững chắc trong công cuộcphát triển đất nước và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước Công tác phổ cập kiến thức là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, cũngnhư sự quan tâm của cấp Đảng uỷ, Chính quyền, ban chỉ đạo phổ cập giáo dục cáccấp đặc biệt là sự nỗ lực, quyết tâm vượt khó khăn của Ngành Giáo dục – Đào tạo.Với mục tiêu phổ cập kịp thời, đầy đủ những nội dung kiến thức liên quan đến cuộcsống, tạo điều kiện để tất cả mọi người trong việc bổ sung kiến thức thiếu sót củamình, đặc biệt là bộ phận giới trẻ, học sinh, sinh viên trên cả nước Không những thếnâng cao ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu về việc phổ cập kiến thức của đất nước quacác năm và đây là một công tác đặc thù cũng là nhiệm vụ thường xuyên của đất nước.

1.2.1.2 Thực trạng về phổ cập kiến thức hiện nay

Ngày nay, khi mà đất nước ngày một phát triển cũng như đang thực hiện quátrình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của mình thì một điều hiển nhiên là sẽ du nhậprất nhiều kiến thức từ, thành tựu khoa học từ các nước phát triển trên thế giới Chính vìvậy lượng kiến thức mới lạ sẽ rất nhiều nên việc đưa những kiến thức đó cho học sinh,sinh viên và tất cả mọi người là điều tất yếu Chính vì là điều tất yếu, quan trọng nênviệc phổ cập kiến thức là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nướcnhằm nâng cao dân trí, trên cơ sở đó đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài đểphục vụ công cuộc phát triển đất nước

Việt Nam đã có được những tiến bộ đáng kể trong việc đạt được phổ cập giáodục tiểu học Năm 2009, tỷ lệ nhập học tinh ở cấp tiểu học là 95,5%, tỷ lệ hoàn thànhtiểu học là 88,2% và tỷ lệ người dân từ 15 - 24 tuổi biết đọc biết viết là 97,1% Tỷ lệnhập học tính ở cấp tiểu học của trẻ em trai và trẻ em gái chỉ chênh nhau có 1% Mặc

dù đã đạt được những tiến bộ, song các nhóm chịu thiệt thòi, nhất là các hộ gia đìnhnghèo nhất, dân tộc thiểu số và người khuyết tật vẫn bị tụt hậu trong giáo dục Ví dụ,

tỷ lệ nhập học tinh ở cấp tiểu học ở các hộ gia đình nghèo nhất là 88,9%, trong khi tỷ

lệ này ở các hộ giàu nhất là 98,3% Tỷ lệ nhập học tinh ở cấp tiểu học của các nhómdân tộc thiểu số người H’Mông và người Khơ-me thậm chí còn thấp hơn: 72,6% và86,4% Tỷ lệ biết đọc biết viết của đa số người Kinh là 95,9% trong khi tỷ lệ đó củangười H’Mông chỉ có 37,7% (theo Tổng điều tra Dân số năm 2009) Tỷ lệ biết đọc biếtviết ở người khuyết tật trong độ tuổi từ 15 - 24 là 69,1% Một số nguyên nhân dẫn đến

Trang 13

tình trạng bất bình đẳng như trên bao gồm nghèo, tình trạng xa xôi hẻo lánh (nhưtrường ở quá xa), cơ sở hạ tầng yếu kém (như điều kiện đường xá không tốt gây longại về sự an toàn cho trẻ, trường lớp kém chất lượng, nước không sạch và vệ sinhkém) và các thói quen tiêu cực (như không khuyến khích trẻ em gái tiếp tục học lêncao) Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho đến nay cả nước đã hoàn thànhphổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi Phổ cập giáo dụctiểu học là một trong những mục tiêu mà Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể.Báo cáo tổng kết năm học 2010 - 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đến cuốinăm 2010, hiện có 61/63 tỉnh, thành đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi Cuốinăm 2012, tỷ lệ nhập học ở cấp tiểu học đã đạt 97,7% Đây là thành tích vô cùng to lớnkhi chúng ta nhìn vào xuất phát điểm của Việt Nam Phải khẳng định rằng phổ cậpgiáo dục, nâng cao dân trí là một thành tựu lớn của Giáo dục Việt Nam, trong điềukiện đất nước còn nghèo Tuy nhiên, cũng vì chạy theo thành tích mà chất lượng phổcập có địa phương chưa đúng thực chất, nhiều hiện tượng như khai tử một em họcsinh, sau đó khai sinh học sinh này trở lại với tên, tuổi khác, chuyển học sinh đi tỉnhkhác, có hiện tượng những học sinh người dân tộc học theo chương trình xóa mù và tốtnghiệp THCS khi mới 12 tuổi… điều nay làm cho việc phổ cập không đạt hiệu quả caođược Do phổ cập chưa thực sự có chất lượng, nguy cơ tái mù chữ có thể trở lại, tỷ lệ

bỏ học cao, chủ yếu tập trung ở những em yếu kém, có hoàn cảnh kinh tế khó khăndẫn đến tình trạng thất học sớm Về phía trường học phải thực hiện “Một nhà trường 2nhiệm vụ chính trị” vừa lo chất lượng, vừa lo phổ cập, vì thế muốn nâng cao chấtlượng thì phổ cập không đạt, muốn đạt phổ cập đạt thì chất lượng giảm Một ví dụ rõnhất cho vấn đề này là tỉnh Tuyên Quang, một tỉnh miền núi sớm đạt phổ cập giáo dụcTHCS (năm 2004), thì sau 3 năm (2007), kết quả tốt nghiệp THPT của Tuyên Quangchỉ đạt 14,24% Như vậy, việc phổ cập giáo dục của Tuyên Quang không gắn với chấtlượng Phát biểu tại hội nghị giao ban, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo NguyễnVinh Hiển nhấn mạnh: “Chúng ta tiến tới phổ cập giáo dục nhưng phải làm chắc vàlàm có chất lượng Nếu vì số lượng học sinh đi học đông mà đưa cả học sinh kém vàotrung học phổ thông thì chất lượng rất đáng báo động”

Tình hình giáo dục và đào tạo tại Quảng Nam được cũng cố và từng bước nângcao Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh có 9 huyện miền núi cũng là một trong những tỉnhcòn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giáo dục Các huyện miền núi có hơn 60% dân

Trang 14

cư là dân tộc thiểu số với tỷ lệ nghèo 40% và tình hình giáo dục tiểu học còn gặp nhiềutrở ngại và khó khăn, nhiều trường tiểu học chưa đủ phòng học, hiện tượng lớp ghépcòn nhiều, trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, việc thực hiện công tácbán trú dạy 2 buổi/ ngày còn nhiều hạn chế… cũng chính vì vậy việc phổ cập kiếnthức cần được thực hiện nhanh chóng và được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh QuảngNam chú trọng quan tâm đưa ra qua các năm.

Tình hình giáo dục ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam ngày một được cảithiện Trước năm 1975 các huyện miền núi cao số người mù chữ hơn 80,5%, mỗihuyện chie có khoảng 5 – 7 trường tiểu học nay tăng hơn rất nhiều, các trường THPT

có huyện chưa xây dựng, có nơi chung cả cấp 2 cấp 3 nhưng đến nay đã được táchbiệt Số lượng trường, lớp bậc học đã tăng lên, các trường mần non trước đây đa sốdạy nhờ ở các Ủy ban nhân dân xã, thôn, bản, đến nay đã được xây dựng Hiện 9huyện miền núi có 74 trường mẫu giáo, 100 trường tiểu học, 88 trường THCS, 13trường THPT Hệ thống giáo dục các huyện trong các năm qua đã có phát triển, tuynhiên vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục hiện nay, cơ sở vật chất cònnhiều thiếu thốn, nhiều truwowgf chưa được xây dựng kiên cố, sự nhận thức và quantâm của các cấp lãnh đạo, của đoàn thể, các lực lượng xã hội đối với giáo dục ở miềnnúi chưa cao và sự phối hợp chưa đồng bộ, đội ngũ giáo viên còn hạn chế, số lượnghọc sinh bỏ học còn nhiều… Các huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam có đặc thùriêng nên việc bố trí xây dựng cũng như sắp xếp sẽ gặp khố khăn, chính vì vậy cònnhiều phòng học bằng tranh tre, vách nứa, tạm bợ ở các thôn, bản và việc phối hợpgiữa gia đình và nhà trường, các lực lượng trong xã hội có nơi thực hiện vẫn chưa tốt,hơn 70% trường học tiểu học chưa đạt chuẩn, tình trạng các bạn học sinh bỏ học còndiễn ra nhiều, nhận thức về vấn đề học tập cũng như giáo dục chưa được đầy đủ chưahiểu được tầm quan trọn mà nó mang lại cho bản thân chính vì vậy công tác phổ cậpgiáo dục còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại Không những thế, nơi đây còn chịu nhiềukhó khăn trong việc đi lại có nơi phải đi bộ đến hàng chục km mới đến được các xã,thôn, bản, cũng vì lý do địa hình núi non hiểm trở Các huyện miện núi này có kinh tếchậm phát triển nên khó khăn về mặt kinh tế ở đây cũng là điều làm cho việc phổ cậpgặp khó khăn và kinh tế khó khăn cũng kéo theo xã hội an ninh nơi này cũng khôngđược tốt điều này cũng ảnh hưởng đến các em học sinh khi sống trong một môi trườngkhông lành mạnh nên cũng ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của trẻ em, từ đó nó có những

Trang 15

hành động xử sự không đúng Cho nên việc phổ cập giáo dục tại các huyện miền núitỉnh Quảng Nam là điều cần thiết và nhanh chóng.

1.2.2 Những hoạt động truyền thông về phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ em các huyện miền núi tại Quảng Nam từ năm 2012 – 2014

- Quảng Nam: Quyết tâm vận động học sinh bỏ học trở lại trường vào ngày19/03/2013

Hình 1.2: Hình ảnh sinh viên trở lại trường học

Trước tình trạng học sinh bỏ học qua nhiều thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạotỉnh Quảng Nam đã xin báo cáo về tình hình học sinh bỏ học và các giải pháp duy trì sĩ

số, điều tra, tìm hiểu, làm rỏ mọi thông tin, mọi nguyên nhân dẫn đến việc học sinhnghĩ học để có thể đưa ra những biện pháp thiết thực nhằm ngăn ngừa tình trạng họcsinh đang nghĩ Để từng bước tiếp tục hạn chế số học sinh bỏ học Sở Giáo dục và Đàotạo đã yêu cầu các đơn vị giáo dục và các địa phương thực hiện các giải pháp cơ bản.Trước mắt, báo cáo ngay số lượng học sinh bỏ học đã được xác lập theo từng thôn, xã

để UBND các huyện có văn bản chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền các địa phương cógiải pháp huy động số học sinh bỏ học quay lại trường lớp Tham mưu với UBND cáchuyện nhằm huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, cá nhân trong và ngoài nhàtrường, các đơn vị kết nghĩa giúp học sinh khó khăn về kinh tế tiếp tục đến lớp Tăngcường thời lượng dạy phụ đạo cho học sinh có học lực yếu, duy trì lớp tự học ban đêm

có hướng dẫn của giáo viên cho học sinh nội trú Tham mưu cho cấp ủy, chính quyềnđịa phương, phối hợp với hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể trong nhà trường duy trì

có hiệu quả các hình thức quản lý giờ học tại gia đình cho học sinh ngoại trú UBNDcác huyện đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức về

Trang 16

tầm quan trọng của việc học tập trong học sinh, trong các bậc phụ huynh thông qua cáccam kết tới lớp của học sinh, duy trì sĩ số của nhà trường, huy động số học sinh bỏ họctrở lại lớp.

- Quảng Nam tổ chức Hội thi giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”

Hình 1.3: Hình ảnh Hội thi giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”

Đây là một trong những hoạt động giáo dục nhằm nâng cao kỹ năng sử dụngtiếng Việt, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh dân tộc thiểu số vàtình yêu tiếng Việt của các em Tham gia Hội thi lần này các thí sinh phải trải quaphần thi chính đó là: Viết chữ đẹp, Kiến thức và thi năng khiếu với 4 thể loại: đọc thơ,

kể truyện, hát, kịch tiểu phẩm Ngoài ra, mỗi đơn vị phải tham gia triển lãm ảnh hoạtđộng về lĩnh vực dạy và học Tiếng Việt ở địa phương Nhìn chung, các em đều tỏ rarất bình tĩnh, tự tin và hoàn thành tốt các nội dung thi dự thi Đặc biệt, trong màn chàohỏi, các đoàn đã sử dụng hình thức sân khấu hóa một cách sinh động để giới thiệu cácthành viên trong đội, giới thiệu về quê hương và mái trường thân yêu của mình Tạođược sân chơi lành mạnh đến với các em học sinh, cho các em thỏa sức thể hiện năngkhiếu, trí tuệ của bản thân, tạo sự thân thiện, hòa đồng với nhau cũng tạo sự giao lưuhọc hỏi giữa các trường với nhau

- Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam tổ chức Giao lưu và Hội thi “Tiếng Việtcủa chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học, năm học 2014 - 2015

Trang 17

Hình 1.4: Giao lưu và Hội thi “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu

số cấp tiểu học

Đây là dịp để tạo sân chơi bổ ích, qua đó khuyến khích các em học sinh vùng dântộc thiểu số trau dồi, nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt, rèn kỹ năng nghe,nói, đọc, viết tiếng Việt để làm tiền đề cho các em dễ dàng tiếp thu các môn học khácđạt kết quả cao hơn Hội thi lần này Có 80 em là học sinh dân tộc thiểu số ở khối lớp

4, lớp 5 thuộc các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà

My, Bắc Trà My, Núi Thành và Hiệp Đức về tham dự Nội dung giao lưu và hội thibao gồm: Giao lưu tập thể, Kiến thức Tiếng Việt, Thi vẽ tranh sáng tạo Bên cạnh đó,Ban tổ chức khuyến khích các đơn vị trưng bày góc triển lãm những sản phẩm của họcsinh về viết chữ đẹp, các hoạt động của cấp trường, cấp huyện về tổ chức giao lưuTiếng Việt Ngoài ra, các em học sinh dự thi có một buổi giao lưu với học sinh củaTrường TH Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ và đi tham quan Tượng đài MẹVNAH tại phường An Phú, thành phố Tam Kỳ

1.2.3 Lịch sử hình thành vấn đề phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ em miền núi tại Quảng Nam

Giáo dục đóng một vai trò hết sức đặc biệt và quan trọng đối với sự tồn tại, pháttriển của toàn thể nhân loại cũng như của mội một dân tộc Giáo dục nó quyết định đếnvận mệnh của đất nước, vì đó là điều tất yếu, điều kiện cơ bản cũng là động lực quantrọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội Ngày nay, khi mànhân loại đang bước vào thời đại công nghệ thông tin, kinh tế tri thức, xu thế toàn cầuhóa, vì vậy vấn đề về giáo dục và đào tạo được nhà nước cũng như các nước trên thếgiới đặt lên hàng đầu, điều này góp phần nâng cao dân trí cũng như nâng cao chấtlượng cho cuộc sống về sau Nhận thức sâu sắc giáo dục – đào tạo là một trong những

Trang 18

nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế của đất nước và phát triển xã hội, vì vậyđầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển.

Phổ cập giáo dục được xem là một chủ trương lớn cần được chú trọng đẩy mạnh,

có thể xem “Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn nhân dân” Pháttriển sự nghiệp giáo dục nhằm tạo ra động lực mới về sau và có thể khai thác triệt đểnguồn lực to lớn từ xã hội, đóng góp tài năng, trí thức của mình để xây dựng, pháttriển một đất nước phát triển hơn nữa

Giáo dục tiểu học cho tất cả các trẻ em là việc rất là quan trọng, đây được xem làmột bậc học đầu tiên hay là nền tảng đầu tiên cho các bậc học tiếp theo Vì đây là nềnmóng cho việc học của tất cả mọi học sinh sau này nên việc phổ cập giáo dục tiểu học

đã được nhà nước chú trọng ngay từ đầu, trách nhiệm này không chỉ thuộc về nhàtrường mà còn là trách nhiệm của gia đình và của toàn xã hội Cũng chính vì lý dotrọng yếu này nên việc phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em các huyện miền núi tỉnhQuảng Nam là rất quạn trọng và cần được thực hiện thường xuyên Như chúng ta thấy,tỉnh Quảng Nam là một trong những tỉnh còn nhiều khó khăn đặc biệt là các huyệnmiện núi Khi mà dân cư sinh sống chủ yêu là dân tộc thiểu số chiếm hơn 60% khôngnhững thế tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 40%, vì vậy việc giáo dục sẽ gặp nhiều khó khănhơn Không chỉ vướng mắc đến vấn đề trường học mà còn cả sự thiếu hụt trang thiết bịdạy học, cơ sở vật cất còn nhiều thiếu thốn… và điều quan trọng chính là tình trạnghọc sinh bỏ học không thể đến trường còn nhiều vì cuộc sống nghèo khó từ phía giađình hay đường sa đi lại xa xôi khó khăn… Chính vi vậy truyền thông cho chươngtrình lần này có thể mang lại cho các em những kiến thức thiết thực cũng như mang lạicho các em những cơ hội đối với cuộc sống về sau, giúp các em có thể đến trường nhưbao bạn nhỏ cùng lứa khác vì đó là quyền lợi của chính các em Giúp nâng cao kiếnthức cho các em nhỏ cũng như cải thiện được số lượng học sinh đến trường, tạo mọiđiều kiện thuận lợi nhất để cho các em được đến trường học tập

Chương trình phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ em các huyện miền núi QuảngNam lần này sẽ giúp đở rất nhiều cho những học sinh tại đây, tạo dựng một cơ sở chohọc sinh đến trường, cải thiện tình hình giáo dục, học tập trên toàn thể Khích lệ, độngviên, tạo ra nhiều cơ hội đến cho các em có thể cắp sách đến trường như bao bạn khác,nhiều hoạt động thiết thực sẽ giúp đở một phần nào khó khăn của các hộ gia đình đểtạo điều kiện thuận lợi hơn cho những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn không thể đến

Trang 19

trường Cũng có nhiều buổi nói chuyện với những bậc phụ huynh cũng như nhữngngười dân trên địa bạn về vấn đề bức thiết trong việc cho con em mình đến trường,mang lại một nhận thức mới về vấn đề giáo dục, tạo lập một tư tưởng thông thoánghơn đến với họ nhất là đến với những bậc cha mẹ có tư tưởng không cho con em mìnhđến trường và vận động toàn bộ mọi người cùng nhau cố gắng cho con em mình đếntrường khi đến tuổi đi học Mang các em đến với trường học cũng như mang lại nhữngquyền lợi tất yếu mà các em được hưởng như những bạn khác, được cắp sách đếntrường, được học tập vì đây là những thế hệ tiếp theo giúp đất nước phát triển đi lên vàđây cũng là nền tảng đầu tiên cho các em đối với cuộc sống về sau.

1.2.4 Mốc thời gian diễn ra cho chương trình phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ em miền núi tại Quảng Nam

Thời gian truyên thông chương trình “phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ em cáchuyện miền núi tại tỉnh Quảng Nam” từ tháng 7 đến tháng 10 vì khoảng thời gian này

là khoảng thời gian chuẩn bị tất cả mọi công việc từ việc thay đổi hay bổ sung nhữngkiến thức thiếu sót qua năm học trước, cũng là thời gian để đầu tư xây dựng một cơ sở

hạ tầng thật tốt để tạo điều kiện thuận lợi nhất phục vụ cho năm học tiếp theo Thờigian này các em học sinh đã bắt đầu một năm học mới nên chúng ta có thể biết được

số lượng học sinh đến lớp học và những học sinh không được đến lớp, vì thế đây làkhoảng thời gian thực hiện việc phổ cập để giảm bớt tình trạng học sinh bỏ học, họcsinh không đến lớp

1.2.5 Đối tượng truyền thông cho chương trình phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ

em miền núi tại Quảng Nam

Nhóm công chúng bên trong là tất cả học sinh trường tiểu học, cán bộ công nhânviên trong trường, các bậc phụ huynh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Đây là những đốitượng trực tiếp tham gia vào chương trình phổ cập kiến thức lần này

Nhóm công chúng liên quan là giới báo chí, các cơ quan chính quyền, Sở Giáodục và Đào tạo

Trang 20

1.3 Ma trận SWOT

- Sở giáo dục có đội ngũ cán bộ có

chuyên môn về giảng dạy

- Có một số lượng đông đảo trong

công cuộc truyền thông lần này vì thế

đây là một điều kiện thuận lợi cho quá

trình truyền thông, bởi được sự giúp

đở nhiệt tình từ các đội ngũ cộng tác

viên năng động cũng như sự giúp đở

nhiệt tình từ phía nhà trường, chính

quyền địa phương… đây là một điểm

mạnh rất lớn cho việc truyền thông lần

này

- Với việc có được nhiều sự ủng hộ

trong việc truyền thông như vậy thì

việc đưa thông tin cũng như việc tuyên

truyền đến với mọi người là rất tốt,

điều này tác động rất lớn đến việc phổ

cập giáo dục

- Một số đối tượng không ủng hộ quátrình truyền thông đây là điểm yếu lớnảnh hưởng đến quá trình phổ cập cũngnhư truyển thông

- Cần thời gian để thu thập thông tin, sốliệu từ các trường học và nó có sự biếnđổi vì vậy gây khó khăn cho việc phổcâp

- Công cuộc truyền thông cũng khó khănkhi mà đa số người dân sinh sống hầunhư là các dân tộc thiểu số nên đây cũng

là một điểm yếu gây bất lợi cho quátrình phổ cập giáo dục

- Ngân sách của sở Giáo dục và Đào tạocòn quá hạn hẹp, vì thế cần phải có sự

hỗ trợ của các ban ngành có liên quan

- Công cuộc truyền thông đạt được kết

quả cao nhờ vào sự nhiệt tình giúp đở

từ chính quyền địa phương, các già

làng, trưởng bản cũng như sự nhiệt

tình từ các cán bộ giao viên giảng dạy

tại các trường… họ luôn ủng hộ hết

mình trong chương trình phổ cập giáo

dục lần này đây cũng là cơ hội rất lớn

đến công cuộc phổ cập lần này

- Được sự ủng hộ nhiệt tình của Đảng,

Nhà nước và của toàn dân trong công

- Khả năng tiếp cận thông tin cũng nhưtruyền đạt thông tin còn khó khăn đâycũng là thách thức ảnh hưởng đến côngcuộc truyền thông lần này

Trang 21

- Có sự liên kết chặt chẻ giữa các

trường tiểu học của những huyện miền

núi tỉnh Quảng Nam với nhau cũng

như giữa các trường tiểu học với Sở

Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam,

các cấp chính quyền của các huyện…

điều này tạo cơ hội rất lớn cho việc

truyền thông

Thông qua các nghị định về phổ cập

giáo dục thì việc phổ cập sẽ được thực

hiện thuận lợi hơn và đây cũng là cơ

hội lớn

- Một số trẻ em vẫn còn chưa ý thứcđược vấn đề quan trọng của việc học,được đến trường hay không được đếntrường không quan trọng, không cầnthiết và cả những bậc phụ huynh cũngmang theo lối suy nghĩ này, họ chỉ nghĩđến cuộc sống hàng ngày trước mắt vìcuộc sống đầy khó khăn đây cũng làthách thức ảnh hưởng đến việc phổ cậpgiáo dục lần này

- Mặc dù phương tiện truyền thông đạichúng phát triển nhưng do khó khăn vềđịa hình cũng như kinh tế nên cũng gâybất lợi khi truyền thông đây cũng làthách thức ảnh hưởng đến quá trìnhtruyền thông

Trang 22

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

CHƯƠNG TRÌNH “PHỔ CẬP KIẾN THỨC TIỂU HỌC CHO TRẺ EM CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM”

2.1 Xác định mục tiêu truyền thông

2.1.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chính trong chương trình truyền thông lần này là nâng cao ý thức chotrẻ em các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam về vấn đề giáo dục, học tập cũng như tácdụng, tầm quan trọng của việc học nhằm đạt được hiệu quả là thay đổi thái độ dẫn đếnthay đổi hành vi về việc phổ cập kiến thức, phổ cập giáo dục hiện nay, góp phần giảm

tỷ lệ học sinh nghỉ học không đến trường và cải thiện tình trạng giáo dục, học tập, giúpcác em được đến trường như bao bạn khác vì đây chính là quyền lợi của tất cả mọingười có được

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Nhóm công chúng chủ yếu nhận thức được tầm quan trọng của việc phổ cậpkiến thức tiểu học nó sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới ý thức của mình, hành vi và phẩm chấtcủa mỗi người và đây cũng là bước đệm quan trọng đầu tiên trong việc học tập, là cơ

sở cho những bước đi về sau Cần nhận thức rõ rang rằng phổ cập kiến thức không chỉdừng lại ở việc bổ sung những kiến thức mới mà rộng hơn đó chính là một cơ hội sẽmang lại cho tất cả các em học sinh, qua việc phổ cập các em học sinh không thể đếntrường thì sẽ có cơ hội để đến trường, tạo được nhiều thuận lợi về việc tiếp thu kiếnthức trong học tập Tạo được sự hứng thú, thân thiện trong việc học cũng như việc đếntrường, từ đấy có thể thay đổi thái độ, hành vi của các em học sinh trong vấn đề đi học

và cũng tác động đến thái độ hành vi của các bậc phụ huynh trong việc cho con em củamình đến trường

- Nhóm công chúng thứ yếu họ là những người cần có những tác động cụ thểđến với các em học sinh trong việc cung cấp những kiến thức cần thiết, tạo sự hứngthú trong việc giáo dục, học tập, đồng thời cũng là những những người tuyên truyền,vận động cho các em đến trường, đến với những kiến thức cần có cho cuộc sống vềsau Cho các em học sinh tiếp xúc nhiều hơn nữa trong môi trường học, đồng thời ủng

hộ động viên các em tham gia vào các hoạt động liên quan đến giáo dục cũng nhưnhững hoạt động mang lại nhiều kiến thức mới từ bên ngoài như tạo ra những sân chơi

Trang 23

bổ ích đến với các em, giao lưu giữa các trường, tổ chức các cuộc thi để các em thảosức phát triển khả năng của bản thân…

- Thu hút sự quan tâm và nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo Đảng, của các cấp

ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, gia đình và xã hội về vấn đề cũng như tầmquan trọng đối với việc phổ cập kiến thức đến với các em

- 80% người dân sinh sống tại tỉnh Quảng Nam biết đến chiến dịch truyền thôngcho chương trình “Phổ cập kiến thức tiểu học cho trẻ em các huyện miền núi tỉnhQuảng Nam’’ để mọi người cùng nhận thức và hiểu rõ hơn về vấn đề phổ cập kiếnthức cho trẻ em, để truyền đạt những kiến thức những lời khuyên hay cho tất cả mọingười thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục học tập và thay đổi thái độ hành vitrong việc cho con em đến trường đặc biệt là từ phía gia đình

- Tiếp cận được tất cả các trẻ em tại các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh QuảngNam, tất cả các trường học, các bậc phụ huynh… qua đó ta có thể tuyên truyền về vấn

đề phổ cập kiến thức cho trẻ em, tẩm quan trọng trong việc cho con em đến trường họctập, sự quan trọng của kiến thức trong cuộc sống, phải đến trường mới có được nhữngkiến thức cơ bản để có thể phục vụ cho cuộc sống tương lai sau này khi mà đất nướcngày một phát triển

- Lãnh đạo các huyện, các già làng, trưởng bản… cùng với sở Giáo dục và Đàotạo tỉnh Quảng Nam cần có sự liên kết chặt chẻ với nhau để có thể thực hiện tốt nhữngmục tiêu đề ra và có thể cải thiện thúc đẩy vấn đề học tập tại đây cúng như vấn đề đếntrường học tập của tất cả các em

2.2 Đối tượng truyền thông

Bất kì một chương trình truyền thông nào được thực hiện cũng đều nhắm đếnmột đối tượng công chúng nào đó vì nó quyết định đến sự thành công của chiến lượctruyền thông trong chương trình lần này, ta phải biết được ai là người sẽ tiếp nhậnnhững thông tin mà ta cần truyền đạt và từ đó xác định được hướng đi cho kế hoạchtruyền thông của chúng ta và ta có thể xây dựng được các thông điệp, các chiến thuậtphù hợp để đạt được những mục tiêu đã đề ra Chương trình truyền thông lần nàynhằm nâng cao ý thức cho trẻ em các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam nên những đốitượng mục tiêu của chương truyền thông sẽ là:

Trang 24

 Đối tượng công chúng chính

Tất cả các em học sinh của các trường tiểu học đang học tập, rèn luyện trên địabàn tỉnh Quảng Nam nói chung và tất cả các huyện miền núi thuộc Quảng Nam nóiriêng Đây là những đối tượng trực tiếp tham gia vào chương trình “Phổ cập kiến thứctiểu học cho trẻ em các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam’’ lần này, trực tiếp tiếp nhận

và chịu ảnh hưởng lớn từ công cuộc phổ cập kiến thức Vấn đề này không chỉ giúp các

em nâng cao ý thức của mình trong học tập mà còn giúp ích rất lớn cho cuộc đời bảnthân về sau, hiểu được tầm quan trọng của kiến thức và thấy được giá trị của việc đihọc, đến lớp

Tất cả các thành viên trong xã hội họ là cán bộ của các cơ quan quản lý, các tổchức sự nghiệp có liên quan đến kế hoạch phổ cập giáo dục, các thầy cô giáo trong nhàtrường trên toàn tỉnh Quảng Nam

- Nhà trường: Vì đối tường trực tiếp là các em học sinh những người đang ngồitrên ghế nhà trường cho nên nhà trường có tầm ảnh hưởng rất lớn Những tác động từphía thầy cô, đoàn trường, nhóm tình nguyện… sẽ giúp cho các em nâng cao đượckiến thức cũng như việc đến trường đi học là điều rất cần thiết và quan trọng, sẽ làngười khuyến khích, động viên, tạo điểm tựa cho các em đến trường và là người manglại những kiến thức bổ ích cho các em

- Các bậc phụ huynh: Là những người có tác động trực tiếp đến lối suy nghĩ,ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của các em, là người chỉ đường, dẫn dắt các em trongcuộc sống và họ cũng là người đưa ra quyết định trong việc có để cho con em mìnhđến trường học tập hay không

 Đối tượng công chúng liên quan

- Các chính quyền địa phương tại tỉnh Quảng Nam: Chính quyền địa phương làcác đối tượng liên quan rất quan trọng, các quyết định của họ sẽ giúp cho chương trìnhđược diễn ra tốt đẹp hơn Họ là những người có tiếng nói trong việc giúp cho chươngtrình đạt được mục tiêu đề ra Ngoài ra, chương trình mang tính cấp thiết ảnh hưởngđến toàn tỉnh nói chung và xã hội nói riêng, nên họ phải có trách nhiệm và nghĩa vụtham mưu với Sở Giáo dục và Đào tạo để ra những quyết định về việc thực hiện côngtác truyền thông Vì là lãnh đạo tỉnh nên những chương trình được diễn ra trên địa bànmang tính chất uy tín cao, giúp cho những đối tượng mục tiêu có thể tin tưởng hơntrong vấn đề tuyên truyền, cho nên hiệu quả sẽ cao hơn

Ngày đăng: 05/07/2017, 17:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Giảng viên Nguyễn Lê Thị Hải Vân, Slide Lập kế hoạch truyền thông đại chúng, Trường Cao Đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn Khác
[4] Giảng viên Nguyễn Thị Kim Ánh, Giáo trình Tổ chức sự kiện, 2009, Trường Cao Đẳng CNTT Hữu Nghị Việt – Hàn Khác
[5] www.quangnam.edu.vn/ Khác
[6] bactramy.quangnam.gov.vn/ Khác
[9] Và nhiều website co liên quan khác Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w